Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Chia sẻ Lời Chúa Tuần 15 (TN A)

Thứ hai, 14/07/2014

Đề tài: Công dù nhỏ cũng được thưởng (Mt 10,34 ; 1,1)

1/ Thiên Chúa là Đấng công bình vô cùng, có “công dù nhỏ cũng được thưởng”. Bởi thế không có việc nào bị Chúa bỏ quên, cũng chẳng vó việc nào là vô giá trị.

2/ Mỗi người đều có bổn phận để thi hành, nên dù công khai hay âm thầm, dù lớn hay nhỏ, dù nặng nề hay nhẹ nhàng, cũng vẫn luôn là những điều cần thiết.

3/ Thiên Chúa cần những con người nhiệt thành rao giảng làm chứng bằng máu cho Ngài như Phaolô, hay âm thầm nhỏ bé trong bốn bức tường như Têrêxa nhỏ. Đây chính là niềm an ủi cho người Kitô hữu, trẻ cũng như già, khỏe mạnh cũng như đau yếu bệnh tật, ai cũng có thể góp công sức cho việc rao truyền chân lý.

4/ Người tài hèn sức yếu, trí năng kém cỏi, không có tài làm lãnh đạo, không thể gánh vác những trách vụ nặng nề, không thể làm những việc to lớn, nhưng chúng ta vẫn có thể đóng góp, giúp đỡ cho những con người mang trọng trách.

5/ Những đóng góp nhỏ bé ấy nhưng không bao giờ là tầm thường, không bao giờ là vô ích. Một vị tướng lập được chiến công, không phải chỉ là do công sức một mình anh ta, nhưng còn do sự đóng góp của những người lính nhiệt tình, can đảm, có khi họ còn hy sinh cả mạng sống vì nhiệm vụ nữa!

6/ Lịch sử chỉ nhớ đến các bậc vĩ nhân, chứ không đủ giấy bút để ghi lại những khuôn mặt đã góp phần vào sự thành công của các vĩ nhân đó. Lịch sử có thể không nhớ, không kể ra, nhưng Thiên Chúa thì nhớ, thì biết tất cả.

7/ Thế giới có thể bỏ sót chứ Thiên Chúa thì không bao giờ quên phần thưởng cho họ, mà phần thưởng của những kẻ dấu mặt ấy không thua gì phần thưởng của các vĩ nhân.

8/ Về phương diện tâm linh cũng thế: Các việc đạo đức của chúng ta không đặc biệt sáng chói để đáng được gọi là người công chính, là Thánh nhân, nhưng nếu có ai đó góp phần vào việc tạo ra người công chính bằng cầu nguyện, bằng hy sinh, bằng những công việc nhỏ bé thì họ cũng được lãnh nhận Triều Thiên công chính.

9/ Hãy biểu lộ lòng trung thành với Chúa, với Giáo hội bằng cách đóng góp những công việc nhỏ bé trong đời sống của chúng ta.

10/ Nếu chúng ta không đóng góp được bằng những việc lớn lao, thì vẫn có thể đóng góp bằng những việc âm thầm, khiêm tốn trong tầm tay của chúng ta. Cho dù người đời không biết, nhưng chúng ta tin chắc Chúa biết, vì nó luôn có giá trị trước mặt Chúa.

11/ Mỗi người trong chúng ta có 2 bản năng (2 con người): Một thì tốt và một thì xấu, khi Chúa mạc khải mầu nhiệm nước trời, nếu chúng ta muốn chiếm hữu nó, cần có một thái độ dứt khoát, hoặc chọn Chúa, hoặc chọn thế gian, chọn điều tốt, hoặc chọn điều xấu, điều cần có là chúng ta phải có một thái độ quyết liệt, dứt khoát.

12/ Giáo huấn của Chúa không chỉ là nguyên cớ chống đối từ kẻ thù, nhưng còn là nguyên nhân chính gây ra chia rẽ từ phía gia đình. Vì thế, để trở nên môn đệ của Chúa thì vấn đề tình cảm cũng cần được xét lại.

13/ Tình yêu dành cho Chúa phải vượt trên mọi mối tương quan tình cảm, thậm chí trên cả mạng sống mình nữa. Tình yêu dành cho Chúa là thước đo, là tiêu chuẩn cho mọi cuộc chọn lựa trong đời mỗi người.

14/ Nếu vì Chúa mà phải lựa chọn thì chúng ta phải lựa giữa Chúa và người thân, giữa chân lý và tội lỗi, giữa sự sống và cái chết, giữa sung sướng và Thập Giá, giữa sự sống đời này và hạnh phúc đời sau. Sự lựa chọn này luôn quyết liệt và tuyệt đối, bởi Chúa đã nhắc lại nhiều lần:

“Không ai làm tôi hai chủ.

Được lời cả thế gian mà thiệt mất linh hồn/ thì không có cái thiệt nào bằng”.

Cầu nguyện: Xin cho con chỉ biết lựa chọn Chúa trong tất cả cái được của thế gian, để khi con đã lựa chọn Chúa rồi thì con sẽ làm vinh danh Chúa bằng khả năng thấp hèn của chúng con ở mọi nơi, mọi lúc. Chúng con cầu xin, nhờ Thánh Linh, Chúa chúng con. Amen.

Thứ ba, 15/07/2014

Đề tài: Cảnh cáo ba Thành phố (Mt 11,20-24)

1/ Đức Bênêdíctô thứ XVI đã cảnh báo đoàn chiên của mình. Hoán cải tức là, để cho Tin Mừng hoán cải đời sống, để cho Thiên Chúa biến đổi đời mình.

2/ Hoán cải là nhận ra, mình là một thụ tạo yếu đuối hoàn toàn phụ thuộc vào Thiên Chúa, tin tưởng vào tình yêu của người. Chỉ khi nào ta hy sinh đời mình cho Chúa, lúc đó ta mới gặp được Chúa.

3/ Chúng ta luôn đón nhận muôn hồng ân của Thiên Chúa, nhưng sao tâm hồn vẫn chai cứng, không muốn đón nhận, khiến cho Chúa không thể cư ngụ và làm chủ tâm hồn mỗi người.

4/ Chúa muốn mỗi người chúng ta: Mau mắn đón nhận Lời Chúa và không ngừng cộng tác với ơn Chúa, để hạt giống Lời Chúa luôn trổ sinh kết quả dồi dào.

5/ Ba Thành phố nằm ở vùng Galilê, phía bắc: Là Khoradin, Bếtxaiđa và Caphacnaum, là những nơi Chúa từng lui tới rao giảng khi Ngài thi hành Sứ mạng. Chúa đã làm nhiều phép lạ để minh chứng cho lời mình rao giảng và kêu gọi người ta tin vào Tin mừng.

6/ Chỉ có một số nhỏ tin vào Tin Mừng, còn phần đông thì họ không tin, họ chống đối, họ từ chối, có nghĩa là họ tự hủy mình. Ơn sủng đòi người nghe phải quyết định lập trường. Ai từ chối, tránh né đều phải chịu trách nhiệm, bởi Chúa cho ai nhiều thì lại đòi người ấy nhiều. Vì thế chúng ta phải biết dùng ơn Chúa cho nên!

7/ Dân chúng ở 3 Thành phố này được hưởng nhờ rất nhiều ơn Chúa, nhưng họ lại tỏ ra là những người không biết điều. Chúng ta có thể cũng ở trong tình trạng này khi Chúa ban cho có nhiều điều kiện hơn người khác, có nhiều thời giờ rảnh rỗi hơn, nhưng lại thích lãng phí vào những chuyện không đâu, vô ích.

8/ Có người được Chúa cho nhiều tiền, nhưng họ chỉ biết tiêu xài phung phí, không chịu nghĩ gì đến việc làm từ thiện hay chia sẻ cho người nghèo. Có người được Chúa tạo điều kiện thuận lợi, nhưng họ không chịu nắm lấy cơ hội và để cho nó qua đi cách lãng phí.

9/ Chúng ta phải suy xét coi mình có những thiếu sót gì? Đời sống của chúng ta có đáng bị Chúa cảnh cáo, quở trách không? Chúng ta có dùng các ơn Chúa ban để làm lợi cho mình và cho tha nhân không?

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa muốn chúng con phải làm sinh lời các nén bạc. Xin Chúa giúp chúng con luôn là tên đầy tớ tỉnh thức và khôn ngoan, để đáng được Chúa ban thưởng nước trời.

Chúng con cầu xin Thánh Linh, Chúa chúng con. Amen.

Thứ tư, 16/07/2014

Đề tài: Kẻ bé mọn của Tin Mừng (Mt 11,25-27)

1/ Câu chuyện về tác hại của rượu: Một nhà khoa học làm thí nghiệm, bỏ 1 con sâu vào ly rượu và 1 con sâu vào ly nước, kết quả con sâu ở trong ly rượu chết. Ông ta kết luận: “rượu rất độc hại”.

2/ Một thính giả ở cuối phòng, đưa tay xin phát biểu: “Rượu giết được sâu nên cũng có thể giết được vi trùng, vi khuẩn nên “uống nhiều rượu tốt cho sức khỏe”.

3/ Câu chuyện trên đây cho thấy một hiện tượng: Nhiều người vẫn cứng lòng và có những cái nhìn lệch lạc để bào chữa cho những tật xấu của mình.

4/ Chúa Yesus ca ngợi những người khiêm tốn, là những người luôn biết mở lòng ra với chân lý, sẵn sang đón nhận lời Chúa. Trái lại, những kẻ kiêu căng luôn có thói tự mán nên họ đã khép lòng lại trước mầu nhiệm nước trời.

5/ Những kẻ bé mọn thì sẵn sàng đón nhận Lời Chúa nhờ vào thái độ tín thác, khiêm hạ và đơn sơ. Ngược lại, kẻ tự cho mình là khôn ngoan thì lại từ chối Chúa vì lòng họ quá tự mãn, nhưng nước Thiên Chúa lại chỉ thuộc về những người bé mọn.

6/ Cuộc đời Chúa Yesus là cuộc đời cầu nguyện, Ngài cầu nguyện liên lỉ. Hôm nay lời cầu nguyện của Chúa  thật ngắn gọn, mà theo như các sách Tu Đức thì đây giống như một lời than thở, chứng tỏ rằng Ngài chỉ tha thiết một điều, đó là “Tôn vinh Chúa Cha, chúc tụng và cảm tạ Người”.

7/ Qua lời cầu nguyện, chúng ta hiểu rằng: Chúa Cha là Thiên Chúa, Ngài là Chủ Tể của vũ trụ, Ngài hoàn toàn tự do và đầy yêu thương, Ngài muốn ban ơn cho ai là tùy ý, nhưng chắc chắn Ngài không tỏ mầu nhiệm nước Trời cho những kẻ tự phụ là khôn ngoan thông thái theo quan niệm thế gian mà chỉ tỏ cho những kẻ đơn sơ, bé mọn.

8/ Kinh sư và Pharisêu là đại diện cho trí thức Do Thái, nhưng họ lại không tiếp nhận Tin Mừng của Chúa và họ không chịu nhận Ngài chính là Đấng mà Kinh Thánh đã tiên báo. Trái lại, những kẻ nghèo hèn dốt nát như các Tông đồ lại đón nhận Tin Mừng, họ lại tin Ngài là cứu Chúa, và đã làm theo lời Ngài chỉ dạy.

9/ Mẹ Maria cũng là thôn nữ nghèo hèn, đã khiêm tốn đón nhận lời hứa của Thiên Chúa nên Mẹ được kể vào hàng những người thân thiết của Chúa (Mt 12,46-50), chẳng những mẹ là người thân, mà Mẹ còn được làm Mẹ Thiên Chúa, nhờ vào sự đơn sơ đón nhận Lệnh truyền. Mẹ là mẫu gương đón nhận và thực thi Lời Chúa mà mọi người chúng ta cần phải noi theo.

10/ Nếu chúng ta muốn đón nhận những lời dạy bảo của Chúa, chúng ta cần phải trở nên bé mọn. Nghĩa là đầy lòng khiêm tốn, biết lắng nghe, và đừng chất chứa trong lòng những thứ gì khác ngoài những huấn lệnh của Chúa.

11/ Lòng chúng ta đừng vướng mắc, đừng tự hào vì những gì mình đã biết, đã làm được. Vì tất cả mọi thứ Ơn, đều là của Chúa ban; có như thế tâm hồn chúng ta mới biết lắng nghe, mới thanh thoát đón nhận, tiếp thu và hiểu biết lời Chúa.

Cầu nguyện: Hãy cùng nhau hát bài “Xin cho con biết lắng nghe, lời Ngài dạy con trong đêm tối…”

Thứ năm, 17/07/2014

Đề tài: Chúa Yesus hiền lành, khiêm nhường. (Mt 11,28-29) 

1/ Nhật Bản là nước phát triển nhưng số thanh niên tự tử lại rất cao: Số người chết kiểu này còn cao hơn tai nạn giao thông (gấp 5 lần). Ngày nay, người ta dễ dàng tự tử khi thấy cuộc sống của mình bị bế tắc!

2/ Tin Mừng hôm nay: Chúa kêu gọi mọi người hãy mang lấy “ách” của Chúa, hãy đến với Chúa để tìm sự an ủi nâng đỡ, và Ngài là Đấng hiền lành và khiêm nhường.

3/ Gánh nặng mà ta thường gặp là những đau khổ cả thể xác lẫn tinh thần: Chúa bảo “hãy đến để Chúa cất đi gánh nặng cho”, bởi ách của Chúa là những giáo huấn, những Giới răn mang tính yêu thương, nên chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng.

4/ Đời sống đạo có nét đẹp riêng: Đó là sau một ngày lao động vất vả, từng khu xóm, từng gia đình quây quần lại, dâng lên Chúa tất cả mọi nỗi vui buồn trong đời sống, và luôn tin tưởng xin Chúa nâng đỡ, bổ sức cho. Vì chúng ta tin vào tình yêu của Ngài.

5/ Lời kêu gọi của Chúa Yesus hôm nay: Là những lời khích lệ, an ủi trong lúc chúng ta đang cực nhọc, vất vả, đau khổ, thử thách. Là những nặng nhọc phần xác, sự ưu tư phiền muộn trong tâm hồn. Nói chung là những đau khổ!

6/ Sống ở đời không ai được vừa ý: Ai cũng khổ, người trước, người sau, người ít, người nhiều. Người thì đau khổ tinh thần, người thì đau khổ thể xác; người đi tu, người cô đơn, người lập gia đình. Ai cũng có cái khổ đau của riêng mình, chẳng ai là người không có khổ đau, không có gánh nặng.

7/ Gánh nặng ở đời: Có nhiều kiểu, nhiều cỡ; nhưng nếu tự sức mình, chúng ta sẽ cảm thấy bất lực, chán nãn, tuyệt vọng. Nhưng nếu có ai đó muốn chia sẻ, nâng đỡ chúng ta thật sự, chúng ta sẽ được vui mừng, an ủi và bớt lo âu. Nếu đó là Đấng quyền phép thì chúng ta càng an tâm, vui mừng biết bao.

8/ Chúa Yesus muốn nói với chúng ta rằng: Ngài đang có mặt bên cạnh chúng ta từng giây, từng phút; Chúa sẵn sàng làm nhẹ, làm bớt nỗi khổ đau của chúng ta.

9/ Mỗi người chúng ta hãy tỏ ra khôn ngoan: Hãy chọn Chúa Yesus làm bạn tâm giao, làm bạn đồng hành trên đường trần gian. Chúa không những là người dẫn đường chỉ lối, mà còn là Đấng an ủi vỗ về, nâng đỡ mỗi khi chúng ta gặp cơn gian nan thử thách.

10/ Chúa thương yêu chúng ta bằng cách ban Lời Chúa, làm đèn soi đường dẫn lối, Ngài còn ban cho chúng ta Thịt Máu Ngài để làm của ăn bổ dưỡng linh hồn chúng ta nơi cuộc đời dương thế.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Yesus, chúng con là kẻ yếu đuối bất tài, nếu không có Chúa ở cạnh để nâng đỡ an ủi, thì chúng con chỉ là miếng mồi ngon cho những đau khổ, thất vọng. Xin cho chúng con biết phó thác đường đời cho Chúa để chúng con không phải lo lắng gì nữa. Chúng con cầu xin nhờ các Thánh chuyển cầu. Amen.

Thứ sáu, 18/07/2014

Đề tài: Luật nghĩ ngày Sabát (Mt 12,1-8)

1/ Trong Thế Chiến thứ hai, nước Mỹ cho sửa lại con tàu Normandie. Nhưng do bất cẩn, các người thợ đã gây ra một trận hỏa hoạn. Người ta kêu gọi cả ba đội tàu cứu hỏa đến dập lửa, Chính Phủ hứa sẽ thanh toán phí tổn cho cả 3 đội tàu, và sẽ được tính chi phí căn cứ vào số lượng mét khối nước mà họ đã sử dụng. Thế là cả 3 Công ty tìm mọi cách để bơm số lượng nước nhiều nhất => Kết quả là con tàu đó đã chìm sâu xuống biển, chỉ vì sự tham lam mù quáng của 3 đội cứu hỏa.

2/ Vì yêu thương, Thiên Chúa đã dựng nên con người, mà chỉ con đường duy nhất để đến được với Chúa là con đường tình yêu. Tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa và cũng chỉ có tình yêu mới lấp đầy nỗi khát vọng của con người.

3/ Thái độ nô lệ Lề Luật của các Kinh sư => Đã làm mất đi ý nghĩa của tình yêu, mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa. Hôm nay Chúa Yesus muốn kiện toàn Lề Luật theo đúng ý muốn của Thiên Chúa, Chúa coi tấm lòng nhân hậu quý giá hơn của lễ, vì đó là Hy Lễ đẹp lòng Chúa nhất. Nếu không có tinh thần này thì Lề Luật trở nên tàn ác, vô cảm và quá nặng nề.

4/ Thật ra các Môn đệ không vi phạm điều luật Chính của ngày Sabát, mà chỉ lỗi 1 trong 39 điều (là 39 ý kiến giải thích Luật do các Thầy Pharisêu đặt ra), vì họ quá đặt nặng ý kiến, tập tục của con người mà vô tình họ làm cho Luật trở thành gánh nặng.

5/ Các Môn đệ không vi phạm một điều Luật chính thức nào, mà chỉ vi phạm những việc do các nhà chú giải Luật đặt ra, nên Chúa Yesus trả lời: “Việc bức lúa không phải nằm trong điều Luật mà chỉ là do ý kiến giải thích mà thôi!”

6/ Chúa muốn giải thích thêm cho họ hiểu: Luật nghĩ ngày Sabát nhằm phục vụ lợi ích cho con người. Cho nên có những lúc vì nhu cầu cần thiết, con người không cần phải áp dụng Luật đó. Chúa đã đưa ra hai trường hợp có những hoàn cảnh Luật không buộc nữa.

7/ Chúa Yesus muốn dạy, Luật của mọi Lề Luật, đó là Luật bác ái. Mọi lề Luật khác đều trở nên trống rỗng nếu nó không thực thi đức bác ái => Chúng ta cần chú ý điều này.

8/ Người Pharisêu đã quên mất điều này, nên cái nhìn, thái độ và cách hành xử của họ mang nặng tính phê bình, chỉ trích, hạch sách, bắt bẻ.

9/ Vấn đề của Kinh sư đưa ra không phải là có tôn trọng Luật pháp hay không? Nhưng ý đồ của họ là muốn bắt bẻ, hạch sách, tìm cách bắt bẻ Chúa. Vì thế hành động này cũng nói lên tính cách soi mói, thêu dệt và cắt nghĩa cho việc bắt bẻ những tội lỗi nhỏ mọn của người khác. Chứng tỏ rằng đầu óc xấu xa, lòng dạ hẹp hòi và thiếu bác ái của họ.

Lời cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn biết sống theo tinh thần bác ái khi phải thực thi hay tuân giữ Lề Luật vì các điều răn của Chúa. Xin cho chúng con biết loại bỏ tính nhỏ nhặt, soi mói, phê bình, xét đoán kẻ khác, để chúng con luôn cử xử với nhau cách quảng đại bao dung. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.

Thứ bảy, 19/07/2014

Đề tài: Lòng thương xót của Thiên Chúa (Mt 12,14-21)

1/ Một thanh niên bị xe tải cán nát nữa thân mình. Mọi người ai cũng đứng lại xem, rồi bỏ đi; những kẻ “hôi của” tha hồ ra tay.

2/ Nhiều Bác sĩ ở phòng mổ yêu cầu bệnh nhân phải có tiền mới cấp cứu => Sự thờ ơ, sự dẫm đạp lên nổi đau của kẻ khác được coi như chuyện bình thường.

3/ Chúa Yesus đã Mạc Khải sự công chính của Thiên Chúa, mà dấu hiệu của Ngài để cho mọi người có thể nhận ra, đó là một tôi tớ hiền lành, khiêm tốn, nhẫn nại và đầy tình xót thương.

4/ Lời tiên báo của tiên tri Isaia được thể hiện nơi Đức Kitô. Chính bằng con đường này mà Người đã đưa công việc loan báo Tin Mừng đến chỗ toàn thắng.

5/ Chúa không đến chỉ để kết án người tội lỗi nhưng là để cứu vớt họ: Để kêu gọi họ ăn năn sám hối. Chúa đến để đáp lại lòng hy vọng, Người đến để chữa lành, để biến đổi, người kiên nhẫn chờ đợi kẻ tội lỗi trở về để cứu thoát họ.

6/ Trước những lời rao giảng đầy uy quyền và chân thật khiến cho bọn Pharisêu ghen ghét, bực tức, nhiều lần họ bàn nhau tìm cách loại trừ Chúa. Trước tình trạng này nên đã có lần Chúa tạm rút lui, khiến cho bọn Pharisêu phần nào cũng an tâm.

7/ Pharisêu an tâm bởi vì không ai có thể rao giảng mà không có tiếng nói. Thế nhưng đâu phải chỉ có rao giảng mằng môi miệng thôi, mà còn bằng hành động và bằng con tim nữa.

8/ Tiếng nói của con tim là tiếng nói của lòng nhân từ: Nó có một sức mạnh không có gì ngăn cản được, không có gì có thể dập tắt được. Hai người lạ gặp nhau không nhất thiết phải sử dụng tiếng nói mới hiểu nhau, nhưng họ vẫn có thể hiểu nhau nhờ một thứ ngôn ngữ phát xuất từ cử chỉ, ánh mắt, con tim.

9/ Trường hợp không giảng bằng lời lại áp dụng vào trường hợp của Chúa Yesus. Nếu Chúa không lớn tiếng ngoài đường phố như Ngôn sứ Isaia nói, thì mỗi bước chân của Chúa lại vang lên tiếng nói của tình thương, Ngài đi tới đâu thì chữa bệnh hoạn, tật nguyền tới đó.

10/ Cách rao giảng của Chúa rất mộc mạc, chỉ toàn là nói bằng Dụ Ngôn nên bất cứ trình độ kiến thức nào cũng hiểu được. Nó diễn tả sức mạnh của Đấng Cứu Thế, nhưng đồng thời cũng nói lên sự hiền lành khiêm nhường của Ngài. Chúa không bẻ gãy cây sậy bị dập, không giụi tắt tim đèn còn khói…

11/ Bài Tin Mừng giới thiệu lòng nhân từ, thương xót của Thiên Chúa: Một lòng thương xót đã đem lại cho các tội nhân biết bao tin tưởng và hy vọng. Cho nên, dù tâm hồn họ đau thương và dập nát, sức sống đã lụi tàn, nhưng lòng thương xót của Chúa cũng không chê bỏ, chối từ.

12/ Bổn phận của con người Kitô hữu là phải giới thiệu Chúa cho anh em. Chúng ta phải sống sao cho mọi người hôm nay nhận ra tình thương và sự tế nhị của Chúa => Tức là chúng ta phải sống tế nhị, yêu thương như Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết lấy chính cuộc sống của mình làm lời rao giảng; để dù khi ăn, dù khi sống, dù khi làm bất cứ việc gì, chúng con cũng làm sáng danh Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Thánh Linh, Chúa chúng con. Amen.


Trở lại      In      Số lần xem: 1861
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  11
 Hôm nay:  1632
 Hôm qua:  2348
 Tuần trước:  18164
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11397690
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top