Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Chia sẻ Lời Chúa Tuần 18 (TN A)

Thứ hai, 04/08/2014

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu (Mt 14,22-36)

Đề tài: Chúa Yesus đi trên mặt biển

22 Sau khi dân chúng được ăn no nê, Đức Giê-su liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. 23 Giải tán họ xong, Người lên núi riêng một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình. 24 Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió. 25 Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. 26 Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau : “Ma đấy !”, và sợ hãi la lên. 27 Đức Giê-su liền bảo các ông : “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ !” 28 Ông Phê-rô liền thưa với Người : “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài.” 29 Đức Giê-su bảo ông : “Cứ đến !” Ông Phê-rô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giê-su. 30 Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên : “Thưa Ngài, xin cứu con với !” 31 Đức Giê-su liền đưa tay nắm lấy ông và nói : “Hỡi kẻ kém lòng tin ! Sao lại hoài nghi ?” 32 Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng. 33 Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói : “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa !”

34 Khi qua biển rồi, thầy trò lên đất liền, vào Ghen-nê-xa-rét. 35 Dân địa phương nhận ra Đức Giê-su, liền tung tin ra khắp vùng, và người ta đem tất cả những kẻ đau ốm đến với Người. 36 Họ nài xin Người cho họ chỉ sờ vào tua áo choàng của Người thôi, và ai đã sờ vào thì đều được cứu chữa.Đó là Lời Chúa.

Chia sẻ lời Chúa:

1/ Chúa Yesus là Ngôi Hai Thiên Chúa, Ngài tạo dựng vũ trụ vạn vật và muôn loài nên Chúa có toàn quyền trên thiên nhiên. Qua đoạn Tin Mừng ở trên, đây là bằng chứng để khẳng định về điều đó, biển đang có sóng gió, nhưng có Ngài là mọi sự trở lại trạng thái yên lặng ngay.

2/ Đối với Chúa, việc này chẳng có gì khó khăn, với chúng ta cũng không có gì khó hiểu, Ngài là Thiên Chúa nên có quyền đứng trên các định luật vật lý. Việc Chúa đi được trên mặt nước không có gì là phản khoa học, nhưng lại minh chứng uy quyền Thiên Chúa của Ngài, các Môn đệ được thấy tận mắt nên lòng tin của các ông cũng gia tang.

3/ Chúng ta là những con người yếu đuối, lòng tin yếu kém chập chờn, nên chúng ta cầu xin Chúa ban thêm Đức tin. Hình ảnh Phêrô chính là hình ảnh của chúng ta, thấy Chúa đi trên nước, ông phấn khởi, tin Chúa nên xin cho ông được đi trên nước để đến với Chúa.

4/ Nhưng thấy đang có sóng to gió lớn khiến lòng ông sợ hãi sắp chìm, ông la lớn để xin Chúa cứu giúp. Thật sự đây là lời cầu xin chân thành và xác thực bởi ông ý thức được sự yếu đuối của mình nên xin Chúa cứu giúp.

5/ Một câu nói của Chúa mà chúng ta luôn phải ghi nhớ: “Thầy đây, đừng sợ!” Khi nghe lời trấn an này, chúng ta hãy mạnh tin, cậy trông vào Chúa, bởi vì khi gặp nguy khốn, chúng ta cần nhớ rằng Chúa lúc nào cũng ở cạnh chúng ta và Ngài sẵn sàng mau mắn cứu giúp.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, đời chúng con trải qua biết bao sóng gió gây sợ hãi làm cho tâm hồn chúng con như sắp chết chìm. Xin Chúa giúp chúng con luôn an tâm tin tưởng vào Chúa hầu có thể đứng vững trước mọi nghịch cảnh của cuộc đời. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con. Amen.

Thứ ba, 5/08/2014

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu (Mt 15,1-2,10-14 )

Đề tài: Bọn giả hình

1 Khi ấy, có mấy người Pha-ri-sêu và mấy kinh sư từ Giê-ru-sa-lem đến gặp Đức Giê-su và nói rằng : 2 “Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền nhân, không chịu rửa tay khi dùng bữa ?”
10 Sau đó, Đức Giê-su gọi đám đông lại mà bảo : “Hãy nghe và hiểu cho rõ : 11 Không phải cái vào miệng làm cho con người ra ô uế, nhưng cái từ miệng xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế.”
12 Bấy giờ các môn đệ đến gần Đức Giê-su mà thưa rằng : “Thầy có biết không ? Những người Pha-ri-sêu đã vấp phạm khi nghe Thầy nói lời ấy.” 13 Đức Giê-su đáp : “Cây nào mà Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời, đã không trồng, thì sẽ bị nhổ đi. 14 Cứ để mặc họ. Họ là những người mù dắt người mù. Mù mà lại dắt mù, cả hai sẽ lăn cù xuống hố.”

Chia sẻ Lời Chúa:

1/ Vào một đêm đông giá lạnh ở Châu Âu, một gia đình nghèo đến gõ cửa một tu viện và xin ngủ nhờ qua đêm ở một góc nhà nào đó. Cha Pier, Đấng sáng lập Dòng Emmaus tại Pháp không biết phải giải quyết như thế nào bởi chẳng còn căn phòng nào trống, chỉ còn một chỗ trống suy nhất là nhà nguyện. Suy nghĩ hồi lâu, Cha quyết định đưa mình Thánh Chúa lên trên gác và đưa gia đình nghèo ấy vào nhà nguyện nghỉ qua đêm.

2/ Nhóm Pharisêu và Kinh sư chỉ dựa vào truyền thống của cha ông để làm cho Tôn giáo trở nên phức tạp và lề luật trở nên nặng nề về hình thức. Chúa Yesus thì lại muốn các Môn đệ sống giá trị cốt lõi của lề luật đó là yêu thương hơn là chỉ chú trọng đến hình thức bên ngoài.

3/ Người Ki-tô hữu chúng ta được mời gọi sống theo tinh thần mới của lề luật mà Chúa Yesus đã chỉnh sửa, đó là luôn xét nét nội tâm mình mỗi ngày hơn là câu nệ vào những hình thức bên ngoài, và chỉ nên sống những cốt lõi của niềm tin Ki-tô giáo đó là sống bác ái yêu thương.

4/ Các Kinh sư và Pharisêu sống rất câu nệ vào các tục lệ của tiền nhân: Cách quý trọng “sai” ấy dẫn đến hậu quả là họ quá tỉ mỉ, gò bó, câu nệ vào những điều nhỏ nhặt => Vì thế họ trở thành những kẻ giả hình.

5/ Thái độ chung của bọn họ là quá tự mãn về mình, tự coi mình là hình mẫu đạo đức cho kẻ khác phải trông vào. Họ tự cho mình là người rành luật và dành quyền xét nét, bắt bẻ kẻ khác vào bất cứ lúc nào.

6/ Cụ thể nhất là câu chuyện trong bài Tin Mừng hôm nay, họ hạch hỏi bắt bẻ Chúa và các môn đệ, việc rửa tay trước khi ăn được họ coi như một “quốc tục”, một “thánh lệ”. Hạng Pharisêu thường rất khắt khe với tục lệ này và cho đó là một nghi thức cần phải tuân giữ cách triệt để, vì thế họ rất bực tức khó chịu khi thấy các Môn đệ của Chúa ngồi vào bàn ăn mà không chịu rửa tay, họ luôn muốn chứng tỏ mình thanh sạch trước mặt mọi người.

7/ Dịp này Chúa cho họ biết: Chúa muốn dạy cho họ một bài học, đừng coi cái vỏ quan trọng hơn cái ruột, đừng coi hình thức trọng hơn nội dung, đừng coi bề ngoài hơn tấm lòng, rửa sạch bề ngoài nhưng trong lòng lại dơ bẩn thì chẳng có ích gì?

8/ Chúa cũng bảo họ: Đừng xét người khác mà chỉ dựa vào cái vỏ bên ngoài, vì như thế sẽ đánh giá sai lầm. Bởi không thiếu những người có mặt mũi xinh đẹp nhưng tâm tính lại xấu xa, không thiếu những lời nói ngon ngọt nhưng lòng đầy nham hiểm. Tục ngữ có câu “Khẩu phật tâm xà”, “miệng thì thơn thớt nhưng dạ như ớt ngâm”, “bề ngoài thơn thớt nói cười bề trong nham hiểm giết người không dao”.

9/ Chúa bảo chúng ta hãy sống thành thật, lo chú tâm sửa đổi bên trong, hơn là lo sơn phết bên ngoài. Dĩ nhiên bên ngoài cũng cần tươm tất, sạch sẽ, lịch sự, thế nhưng hình thức bên ngoài phải đi đôi với lòng chân thành bên trong.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa xưng mình là Đấng chân thật và dạy chúng con phải luôn sống chân thật. Xin Chúa giúp chúng con lánh xa những thứ dối trá bên ngoài, bởi nó là dấu chỉ dành cho con cái của sự dữ. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con.

Thứ tư, 6/08/2014

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mattheu (Mt 17,1-9)

Đề tài: Chúa Yesus biến hình

1 Sáu ngày sau, Đức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an là em ông Gia-cô-bê đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, tới một ngọn núi cao.2 Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng.3 Và bỗng các ông thấy ông Mô-sê và ông Ê-li-a hiện ra đàm đạo với Người.4 Bấy giờ ông Phê-rô thưa với Đức Giê-su rằng: "Lạy Ngài, chúng con ở đây, thật là hay! Nếu Ngài muốn, con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Ngài, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a."5 Ông còn đang nói, chợt có đám mây sáng ngời bao phủ các ông, và có tiếng từ đám mây phán rằng: "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người! "6 Nghe vậy, các môn đệ kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất.7 Bấy giờ Đức Giê-su lại gần, chạm vào các ông và bảo: "Chỗi dậy đi, đừng sợ! "8 Các ông ngước mắt lên, không thấy ai nữa, chỉ còn một mình Đức Giê-su mà thôi.

9 Đang khi thầy trò từ trên núi xuống, Đức Giê-su truyền cho các ông rằng: "Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy."

Chia sẻ Lời Chúa:

Bài chia sẻ bởi Yuse Luca:

1/ Sự kiện Chúa Hiển Dung được phúc âm nhất lãm nhắc đến nhưng không nói rõ thời gian xảy ra và ở đâu. Truyền thống thì cho rằng Chúa biến hình trên núi Tabor, một ngọn núi cao 300m nằm hướng Đông Nam của Thành Nazaret.

2/ Có 3 Môn đệ đi theo là Phêrô, Yacôbê và Yoan. Trong khi Chúa biến hình thì có 2 nhân vật Cựu Ước xuất hiện, để làm chứng rằng: Chúa Yesus là Đấng mà Moisen đã nói trong Luật, còn Elia và các Ngôn sứ khác đã dọn đường cho Ngài.

3/ Trong lúc Chúa Yesus biến hình, thì có tiếng phán của Chúa Cha từ trời cao, trong đám mây, xác nhận Chúa Yesus là con Thiên Chúa và truyền cho các Môn đệ hãy nghe lời Người. Lời này giống như Lời Chúa Cha phán khi Chúa Yesus chiu phép rửa ở Sông Yodan. Như vậy, một lần nữa Thiên Chúa đã xác nhận với các Môn đệ “Chúa Yesus là Đấng Messia, là Đấng được sai đến”.

4/ Biến hình là Chúa thay hình đổi dạng, có dung mạo hình dáng khác thường, nghĩa là Chúa Yesus tỏ lộ chân tướng đích thực của Ngài cho các Môn đệ biết “Ngài là vinh quang của Thiên Chúa”.

5/ Mục đích cuộc biến hình là để chuẩn bị lòng tin cho các Môn đệ, khích lệ các ông vui lòng đón nhận biến cố Chúa Yesus chịu chết, sau đó sống lại. Bởi vì khi Chúa loan báo cuộc khổ nạn thì các Môn đệ không chấp nhận nổi, cho nên mục đích cho các ông thấy là Chúa Yesus sẽ vinh quang sáng láng như thế nào sau khi chịu khổ nạn đau thương.

6/ Chúa muốn chiếu rọi ánh sáng phục sinh cho các Môn đệ cũng như cho chúng ta, để chúng ta biết rằng: Theo Chúa sẽ được vinh quang để giúp chúng ta vui lòng đón nhận những đau khổ, thử thách trong cuộc sống với tinh thần lạc quan, phó thác và hy vọng.

7/ Nhờ có lòng tin vững mạnh đó, chúng ta biết rằng bên kia sự tăm tối ấy là ánh sáng phục sinh đang chờ đón chúng ta; bên kia đau khổ sẽ là niềm an ủi, nhờ vào sự trợ giúp của Chúa.

8/ Nhờ vào lòng tin này, giúp chúng ta biết phó thác mọi sự cho Chúa, giúp chúng ta không thất vọng trước các nỗi khổ đau, thất bại của cuộc sống.

9/ Mầu nhiệm tình thương của Chúa giống như ánh sáng và bóng tối, có những lúc xem ra như Chúa đi vắng, bỏ rơi chúng ta trong vòng lẫn quẩn của đau khổ hoạn nạn chồng chất. Nhưng rồi biến cố bất ngờ làm thay đổi mọi sự, chúng ta thấy như có bàn tay Chúa can thiệp hữu hiệu, chúng ta lại được bao phủ bởi ánh sáng tình thương.

10/ Bài học: Chúng ta đừng bao giờ thất vọng hay chán nãn trước những khó khăn của cuộc sống. Hãy biết bền tâm vững chí vì lòng yêu mến Chúa, bởi chính Chúa đã tình nguyện chịu mọi khổ hình vì yêu chúng ta.

Lời nguyện: Lạy Chúa! Yêu là biết hy sinh cho nhau, Chúa yêu con nên đã chịu chết vì con, xin giúp con biết vui lòng chịu khổ vì Chúa vì anh em con. Amen.

Bài chia sẻ viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

"Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người."

 1/ Tại sao Chúa Giêsu mặc khải vinh quang của Ngài chỉ cho ba môn đệ? Để hiểu mục đích, chúng ta cần hiểu ý nghĩa của các câu này trong nội dung và bối cảnh lịch sử của nó.

+ Sáu ngày sau: là sáu ngày sau lời tuyên xưng của Phêrô vào thần tính của Đức Kitô tại Carsarea Philippi, và sự kiện ông ngăn cản Chúa Giêsu đừng lên Jerusalem để phải đi ngang qua cuộc khổ nạn.

+ Cuộc Tử Nạn của Chúa Giêsu đã gần kề. Hai điều quan trọng Chúa Giêsu muốn các môn đệ nắm vững: (1) Các ông phải biết rõ Ngài là ai. Điều này đã được giải quyết phần nào khi Phêrô đại diện cho các môn đệ tuyên xưng: "Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống." (2) Cách thức Ngài giải phóng nhân loại là qua Cuộc Thương Khó, Tử Nạn, và Phục Sinh. Điều này các tông-đồ chưa nắm vững, đó là lý do Phêrô kéo Chúa Giêsu ra một nơi và ngăn cản Ngài. Như hầu hết người Do-thái đương thời, các ông tin vào một Đấng Thiên Sai uy quyền sẽ dùng quyền năng để chinh phục và thống trị nhân loại. Các ông không thể chấp nhận một Đấng Thiên Sai phải chịu đau khổ và chết trên Thập Giá. Vì thế, Chúa Giêsu muốn đưa ba tông-đồ lên núi để các ông xác tín mối liên hệ của Ngài với Thiên Chúa, con đường khổ nạn Ngài sắp phải đi qua theo Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa, và cho các tông-đồ nhìn thấy vinh quang trước khi phải đương đầu với cuộc khổ nạn của Ngài.

+ Sự hiện diện của Moses và Elijah: Moses tượng trưng cho các Sách Lề Luật vì Thiên Chúa ban Thập Giới và các thánh chỉ qua Moses. Ông được coi là nền tảng của Lề Luật, và biến cố hôm nay chứng tỏ Lề Luật phải hướng về Đức Kitô để được nên trọn vẹn, hoàn hảo. Elijah tượng trưng cho các Sách Ngôn Sứ. Tiên-tri Elijah được coi là ngôn sứ cao trọng nhất trong các ngôn sứ vì những lời rao giảng và uy quyền làm phép lạ, và biến cố hôm nay chứng tỏ Sách Ngôn Sứ phải hướng về Đức Kitô, để tìm thấy sự hoàn hảo của các lời tiên-tri về Đấng Thiên Sai.

+ Họ đàm luận với nhau về điều gì? Căn cứ vào những lời thắc mắc của các tông-đồ bên dưới, chúng ta có thể xác tín, chủ đề của cuộc đàm đạo là: biến cố Thương Khó, Tử Nạn, và Phục Sinh của Chúa Giêsu. Trình thuật của Lucas nói rõ chủ đề của cuộc đàm đạo là biến cố từ biệt sắp xảy ra tại Jerusalem (Lk 9:30-31). Như thế, cả hai: Lề Luật và Ngôn Sứ đều làm chứng và tìm thấy sự hoàn hảo của mình nơi Đức Kitô, nhất là trong Cuộc Thương Khó và Phục Sinh sắp tới của Ngài.

 2/ Lời truyền của Thiên Chúa Cha: Đây là lần thứ hai Chúa Cha làm chứng cho Đức Kitô là Người Con Một yêu dấu của Ngài; lần đầu xảy ra khi Chúa Giêsu được Gioan Tẩy Giả làm phép rửa tại sông Jordan. "Hãy vâng nghe lời Người" là một lời truyền tối quan trọng cho các môn đệ của Đức Kitô. Đối với các tông-đồ, Thiên Chúa muốn các ông phải vâng nghe những gì Đức Kitô đang mặc khải cho các ông, dù những điều này không phải những gì các ông muốn về Đấng Thiên Sai; nhưng lại là kế hoạch của Thiên Chúa.

 ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Đức tin của chúng ta có được là do Thiên Chúa mặc khải và do lời chứng của những người có thế giá trong lịch sử ghi nhận lại.

- Con người không dễ chấp nhận con đường đau khổ và Thánh Giá; nhưng đối với chúng ta là những người có đức tin, đau khổ và Thánh Giá là kế hoạch Thiên Chúa dùng để cứu độ con người.

Thứ năm, 07/08/2014 (T18 TN A)

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Matthêu (Mt 16,13-23)

Đề tài: Chúa Yesus là ai?

13 Khi Đức Giê-su đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: "Người ta nói Con Người là ai?" 14 Các ông thưa: "Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ." 15 Đức Giê-su lại hỏi: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" 16 Ông Si-môn Phê-rô thưa: "Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống." 17 Đức Giê-su nói với ông: "Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. 18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. 19 Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy." 20 Rồi Người cấm ngặt các môn đệ không được nói cho ai biết Người là Đấng Ki-tô. 21 Từ lúc đó, Đức Giê-su Ki-tô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại. 22 Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người: "Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!" 23 Nhưng Đức Giê-su quay lại bảo ông Phê-rô: "Xa-tan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người."

Chia sẻ Lời Chúa:

Bài chia sẻ bởi Yuse Luca:

1/ Chúa Yesus có sứ mệnh đem lửa từ Trời xuống để sưởi ấm thế gian, bởi cuộc sống chúng ta luôn cần lửa, lửa cũng chính là ánh sáng. Mục đích của Chúa Yesus là đem lửa trời xuống để nhen lên cho cháy ấm, cho sáng lên.

2/ Sau thời gian dài gần 3 năm giảng dạy, Chúa muốn biết kết quả sau 3 năm giảng dạy, thì lửa Ngài nhen đã cháy lên chưa. Lửa muốn nói ở đây là lửa lòng tin, Chúa sắp lên Yerusalem để kết thúc sứ vụ, nên Ngài muốn thử lại bài toán xem kết quả sẽ thế nào.

3/ Trước hết là Chúa Yesus muốn chất vấn các Môn đệ, những người đã đi theo, đã ở cạnh Chúa suốt 3 năm nay và đám dân chúng thường ngày vẫn đi theo Ngài, vậy là Thầy là ai?

4/ Phêrô đã nhanh nhẹn, xác tín bằng câu trả lời chính xác nhất “Ngài là Đức Ki-tô, con Thiên Chúa”. Các Môn đệ phải hiểu đúng về Chúa thì mới có thể mạnh dạng đi theo Chúa, đi theo đến cúng của con đường đau khổ.

5/ Đây cũng chính là câu hỏi dành cho mỗi người chúng ta qua mọi thời đại. Chúng ta có đi tìm không? Đi tìm suốt bao nhiêu năm nhưng đã tìm thấy chưa? Tìm thấy rồi thì chúng ta đã làm gì? Hãy để cho Lời Chúa hôm nay cật vấn chúng ta, coi thử câu trả lời sẽ là gì?

6/ Phêrô đã tuyên xưng Chúa Yesus là Đấng thiên sai, là con Thiên Chúa hằng sống, câu trả lời của Phêrô đã diễn tả được toàn bộ con người và sứ mạng của Ngài. Chúa Yesus trở thành tâm điểm để muôn vật tôn thờ, bởi muôn loài muôn vật đều nhờ Ngài mà có và phải quy hướng tất cả về Ngài.

7/ Trong lý thuyết, đương nhiên chúng ta tin chắc không có chút hồ nghi, nhưng trên thực tế chúng ta có tin có nhận Chúa bằng lời nói hay bằng cả đời sống của mình hay không?

8/ Chúng ta chỉ dám nói “Tin Chúa” hay chúng ta đã thực sự sống theo Tin Mừng của Chúa. Đời sống của chúng ta có chứng minh được lòng tin của chúng ta hay chưa? Chúa đnag hỏi chúng ta, hãy trả lời đi!

Cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con có 3 câu hỏi cần được trả lời:

1) Chúng con tin gì?

2) Chúng con tìm gì?

3) Chúng con sẽ làm gì?

Chúng con tin có một người Cha đầy quyền năng và lòng yêu thương đang ngự trên trời.

Chúng con đang đi tìm người Cha đó để xin Ngài ban ơn phcus cho chúng con.

Tìm được rồi, chúng con sẽ nhất quyết ôm chặt lấy chân Ngài và không bao giờ rời xa Ngài nữa. Bởi vì Ngài là nguồn hạnh phúc vô tận, chúng con cầu xin, nhờ Thánh Linh, Chúa chúng con. Amen.

Bài chia sẻ bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Giao ước mới giữa Chúa Giêsu và Hội thánh qua trung gian của Phêrô.

 2.1/ Người ta bảo Thầy là ai? Bối cảnh lịch sử và địa dư của Caesar Philippi: Có hai nơi gọi là Caesar trên Đất Thánh: một gọi là Caesar Maritime, nằm gần bờ biển Mediteranean, và một gọi là Caesar Philippi vì nó nằm trong vùng thuộc tiểu vương Philip, một trong ba người con của Vua Herode. Nơi này cách Biển Hồ Galilee khỏang 25 miles về phía Đông Bắc, giáp biên giới với Syria, và được gọi là Banias ngày nay. Đây là vùng rất khác biệt với tất cả các nơi khác trong Đất Thánh: Điểm khác biệt đầu tiên là nước ở khắp mọi nơi, vì nó nằm dưới chân rặng núi Hermon, và khi tuyết chảy đều tập trung về đây lập thành đầu nguồn của sông Jordan trước khi chảy vào Biển Hồ Galilee.

Nơi đây là trung tâm của nhiều tôn giáo vì tính rất linh thiêng của nó: Thánh Vịnh 42:6 và 133:3 nhắc nhở cho mọi người Do-thái phải nhớ đến Chúa khi đến đây, vì sông Jordan là huyết mạch không thể thiếu trong đời sông của người dân. Nó là phúc lành và sức sống Chúa ban cho dân. Nơi đây cũng có khỏang 14 đền thờ của người Syria vì họ đã từng cư ngụ nơi này. Lại là nơi thờ thần Pan, thần thiên nhiên của người Hy-lạp khi họ đô hộ nơi này. Nơi thờ thần Pan là một cái động khổng lồ: đỉnh là một ngọn núi, chân là một vực thẳm rất sâu chứa đầy nước. Nơi đây, Philip cũng cho xây một đền thờ khổng lồ bằng đá cẩm thạch trắng trên núi để thờ hòang đế Caesar.

Đứng trước một trung tâm huyền bí và qui tụ rất nhiều các thần như nơi này, con người không khỏi lẫn lộn khi đặt cho mình một câu hỏi: Đâu là sự thật? Thần nào là thần phải thờ? Chúa Giêsu có ý định đặt câu hỏi để bắt các môn đệ phải tìm ra câu trả lời. Hơn nữa, hai sứ vụ chính của Ngài khi xuống thế là (1) mặc khải cho con người biết tất cả những gì Thiên Chúa muốn, và (2) huấn luyện các môn đệ để tiếp tục sứ vụ của Ngài trên trần gian. Đây là giờ phút quan trọng vì Ngài sắp sửa lên Jerusalem để chịu chết và hoàn thành sứ vụ của Ngài trên trần gian, nên Ngài cần phải biết chắc chắn những môn đệ của Ngài có hiểu sứ vụ của Ngài, nhất là biết rõ Ngài là ai trước khi có thể tiếp tục sứ vụ khi Ngài đã về trời.

Vì thế, Ngài bắt đầu bằng câu hỏi: "Người ta nói Con Người là ai?" Các ông thưa: "Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Elijah, có người lại cho là ông Jeremiah hay một trong các vị ngôn sứ." Tiểu vương Herode Antipas đã gọi Chúa Giêsu là Gioan Tẩy Giả sống lại từ cõi chết (Mt 14:2). Khi gọi Chúa là Eliiah, họ đã nhận ra phần nào sự quan trọng và uy quyền của Chúa vì người Do Thái tin tiên tri Eliiah chưa chết và sẽ trở lại trước thời Đấng Messiah sẽ tới (Mal 4:5). Họ vẫn để một ghế trống trong hội đường cho tiên tri khi họ cử hành Lễ Vượt Qua. Cũng vậy, khi gọi Chúa là Jeremiah vì họ cũng tin ông sẽ tới trước thời Đấng Messiah. Truyền thống tin là Jeremiah đã vào Đền thờ Jerusalem trước khi đi lưu đày bên Babylon để lấy Hòm Bia và hương án đem giấu trên núi Nebo và sẽ trở lại để “đúc lại” hai thứ này để Thiên Chúa tiếp tục hiện diện với Dân Người (2 Mac 2:1-12). Như thế, khi gọi Chúa Giêsu là Elijah hay Jeremiah, họ không tin Chúa Giêsu là Đấng Messiah, mà chỉ là tiên tri đến dọn đường trước khi Đấng Messiah đến. Nếu các môn đệ cũng tin như thế thì Chúa Giêsu sẽ thất bại!

 2.2/ Các con bảo Thầy là ai? Vì vậy, giờ phút quyết liệt đã tới, Chúa Giêsu lại hỏi: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" Ông Simon Phêrô thưa: "Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống." Chúa Giêsu nói với ông: "Này anh Simon con ông Jonas, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.”

Đấng Kitô, Christ (tiếng Hy-lạp) chính là Đấng Messiah (tiếng Do-thái), có nghĩa là Đấng được xức dầu để làm vua mà toàn dân Do-thái đang mong đợi. Đây là câu trả lời Chúa Giêsu mong muốn, nhưng Chúa muốn cho Phêrô biết lý do tại sao ông biết điều mà người khác không biết: vì ông đã được mặc khải bởi Chúa Cha, Đấng ngự trên trời. Lý do này cũng được tuyên bố bởi Phaolô: Không ai có thể tuyên xưng Đức Kitô là Chúa mà không do Thánh Thần (I Cor 12:3).

Vì Phêrô đã đại diện các tông đồ để tuyên xưng con người đích thực của Chúa Giêsu, nên Ngài có thể an tâm sẽ có người kế vị để tiếp tục công việc Ngài đã khởi sự. Và Chúa Giêsu thiết lập giao ước mới với Phêrô: “Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Đá, trên đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy." Rồi Người cấm ngặt các môn đệ không được nói cho ai biết Người là Đấng Kitô.

Từ lúc đó, Chúa Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Jerusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại. Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người: "Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!" Điều trên xảy ra cho Phêrô, chúng ta có thể hiệu được theo tính loài người: vì tuy Phêrô đã biết căn tính của Chúa là Đấng Thiên Sai phải đến, nhưng cũng như bao người Do-thái đương thời, ông nghĩ Chúa sẽ dùng uy quyền Thiên Chúa để thống trị các dân tộc. Vì thế, một Thiên Chúa phải cứu độ qua con đường đau khổ của Thập Giá là chuyện ông không thể tưởng tượng có thể xảy ra.

 ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

 - Trung thành với giao ước là điều kiện tiên quyết để được Thiên Chúa bảo vệ.

- Người khác có thể dạy cho chúng ta biết về Chúa, nhưng để nhận ra Chúa Giêsu là ai và tin vào Ngài đòi hỏi mối liên hệ của chúng ta với Chúa và phải được trợ giúp của Chúa Cha hay Thánh Thần. 

Thứ sáu, 08/08/2014

Tin Mừng Chúa Yesus Ki-tô Theo Thánh Matthêu (Mt 16,24-28)

Đề tài : Vác thập giá

13 "Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi. 14 "Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. 15 Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. 16 Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời. 17 "Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. 18 Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. 19 Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời.

Bài chia sẻ bởi Yuse Luca:

1/ Tin Mừng cho thấy : Điều kiện để đi theo Chúa là phải từ bỏ mọi sự. Đây là quyết định đòi hỏi phải có sự tự do,, tự do từ bỏ là từ bỏ những thói hư tật xấu, những đam mê ích kỷ. Tự do vác Thánh giá là hoàn toàn suy phục Thán ý Chúa.

2/ Con người muốn lựa chọn thì thường tính toán, nhưng để đuôc Đức Ki-tô chúng ta phải chấp nhận phương pháp loại trừ. Đó là từ bỏ đời này để được đời sau.

3/ Thánh Đa Minh từ bỏ mọi sự sở hữu vật chất để trở nên nghèo khó vì Tin Mừng. Chúng ta được mời gọi để từ bỏ mọi sự, những thứ không giống với Đức Ki-tô, để trở nên đồng hình đồng dạng với Người.

4/Lời tuyên bố của Chúa Yesus trong Tin Mừng là điều kiện Chúa Yesus đề ra để đòi hỏi ý chí tự do của con người. Chúa không hề cưỡng bách hay ép buộc ai, kể cả việc vào thiên đàng.

5/ Mỗi người được tự do lựa chọn và phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Lựa chọn Chúa thì phải chấp nhận điều kiện của Chúa. Người ta thường nói : Muốn đạt được mục đích tốt, thì phải có phương tiện tốt. Chúa Yesus thì nói : Ai muốn theo ta, phải vác lấy thập giá mình mà theo.

6/ Chúa muốn các Môn đệ và cả chúng ta nên hiểu rằng : Những gì chúng ta tin đều phải trả giá, Chúa muốn ai theo Chúa thì phải đi vào con đường Chúa đã đi. Đó là con đường từ bỏ mình, vác thập giá.

7/ Từ bỏ mình là từ bỏ con người vị lỷ, nhỏ nhen, hẹp hòi, ti tiện, lỗi lầm, sai trái, từ bỏ những gì mình muốn mà Chúa không muốn. Phải sống để lòng trống rỗng chỉ để chứa đựng một mình Chúa.

Vác thập giá là chấp nhận những đau khổ tinh thần và thể xác của cuộc sống này.

8/ Nói đến đau khổ thì ai cũng gặp, ở đâu cũng có. Nên bất cứ ai cũng có Thánh giá, Thánh giá có riêng từng người. Đi tu hay ở ngoài đời, độc  thân hay lập gia đình, ai cũng có cái khổ của riêng mình, cho nên ai cũng có Thánh giá của mình.

9/ Chúa không bảo chúng ta đi tìm Thánh giá, vì làm như thế là tự đàu ải mình và dễ bị lầm tưởng là thứ tôn giáo bệnh hoạn. Mỗi người có riêng một cây thập giá để vác. Chúa không bao giờ đặt nó trên vai của chúng ta, một thứ thập giá nặng hơn sức của chúng ta có thể vác.

10/ Chúng ta mang danh hiệu Ki-tô hữu, chúng ta tuyên xưng Đức Ki-tơ, thì cách chúng ta mơ ước, suy nghĩ, phản ứng của chúng ta phải phù hợp với thái độ của người đang tham dự vào chương trình cứu độ của Đức Ki-tô.

11/ Bài học : Mong sao niềm tin của chúng ta luôn được soi sáng bằng mầu nhiệm tự nạn và phục sinh của Đức Ki-tô được chứng minh bằng việc thể hiện thái độ chấp nhận thập giá trong từng giây phút trong đời mình.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Thánh giá của Chúa thì muôn màu muôn vẻ, luôn đa dạng và thích hợp cho từng người. Xin Chúa giúp chúng con luôn nhẫn nhục chịu khó cho nên . Amen

Bài Chia sẻ  bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.

3.1/ Công dụng của muối: Không có gì rẻ và căn bản hơn muối; nhưng muối làm nhiều điều hữu ích cho con người:

+ Muối tượng trưng cho trong sạch tinh tuyền: vì được kết tinh bởi ánh sáng mặt trời và nước biển. Kitô hữu là những người đã được rửa sạch bằng máu Đức Kitô và thấm nhuần mọi quà tặng của Thánh Thần, họ phải trở nên thánh thiện và tinh tuyền trước khi sinh ích cho người khác.

+ Muối dùng để ngăn ngừa đồ ăn cho khỏi hư: Vì đặc tính mặn mà của muối, nên muối được dùng để làm cho lương thực khỏi hư: thịt cá cần muối, rau cỏ cần muối như dưa, cà, kim chi, trái cây cần muối nếu muốn để lâu. Ca dao Việt-nam dùng việc muối cá để nói lên sự cần thiết của con cái phải vâng lời cha mẹ: “Cá không ăn muối cá ươn. Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.” Nếu điều này cần thiết cho con cái, những điều dạy dỗ của Đức Kitô còn cần thiết hơn cho các Kitô hữu. Nếu không có vị mặn của muối, làm sao các Kitô hữu có thể “ướp mặn lòng người.

+ Muối dùng để thêm gia vị cho thực phẩm: Muối không thể thiếu trong việc nấu ăn, thực phẩm có ngon tới đâu mà nếu không có chất mặn của muối hay nước mắm (cũng từ muối), cũng trở thành vô vị. Người Kitô hữu đã được trang bị để trở thành muối cho đời. Điều cần chú ý ở đây là Chúa Giêsu dùng động từ ở thời hiện tại “là;” có nghĩa: người Kitô hữu đã và luôn có. Bản chất của Kitô hữu có những điều tốt để giúp cho thế gian trở nên tốt.

3.2/ Công dụng của ánh sáng: Biểu tượng này còn gần gũi với con người hơn cả muối. Ánh sáng có rất nhiều công dụng.

+ Ánh sáng dùng để soi sáng: Khi trời tối, con người cần ánh sáng để khỏi vấp ngã và tìm đồ đạc. Người Kitô hữu có sự thật soi sáng để khỏi rơi vào sai lầm.

+ Ánh sáng dùng để sưởi ấm: Khi trời lạnh, con người cần ánh sáng để sưởi ấm như ánh sáng mặt trời hay lửa. Người Kitô hữu có Thánh Thần để sưởi ấm mọi cô đơn, buồn khổ.

+ Ánh sáng bảo vệ con người khỏi nguy hiểm: Tội lỗi thường xảy ra ở nơi không có ánh sáng. Người làm tội lỗi ghét ánh sáng vì họ sợ việc làm đen tối của họ bị phơi bày...

Chúa Giêsu nói: “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian.” Đã là ánh sáng thì không thể che giấu; nhưng phải đặt trên cao để soi sáng cho mọi người, vì “chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà.” Mục đích của việc soi sáng là để những người chưa biết Thiên Chúa “thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.”

3.3/ Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ: Tất cả Luật và Lời Thiên Chúa phán ra đều tốt lành và muôn đời không đổi vì phát xuất từ Thiên Chúa và có khả năng giúp con người sống tốt lành; nhưng vấn đề là ở phía con người. Một số những lý do làm con người hiểu sai Luật của Thiên Chúa:

(1) Không hiểu nguyên tắc của Lề Luật và phiên dịch Luật theo ý mình: Ví dụ: Luật ngày Sabbath. Nguyên tắc là để con người nghỉ ngơi và thờ phượng Chúa; chứ không phải để tranh luận trong những vấn đề liên quan đến sự sống như: có nên chữa bệnh nhân trong ngày Sabbath, có nên bứt bông lúa để ăn cho khỏi đói, vì đó thuộc lãnh vực bảo vệ sự sống.

(2) Tạo thêm nhiều Luật khác: Những nhà làm luật của Do-thái tạo thêm 615 luật từ những Luật Chúa ban cho Moses, ấy là chưa kể những luật bất thành văn (truyền khẩu) vì vô tình hay vì lợi nhuận (định nghĩa thế nào là của lễ thanh sạch). Những luật do con người làm ra có thể thay đổi hay hủy bỏ.

Khi Chúa tranh luận những việc liên quan đến Luật, Chúa muốn con người nhận ra đâu là Luật của Thiên Chúa và đâu là luật của con người. Các kinh sư tranh luận với Chúa muốn đánh lừa mọi người để kết tội Chúa như người phá bỏ Luật của Thiên Chúa. Ngài cũng muốn cho họ nhận ra nguyên lý đứng đang sau là tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người, chứ không giữ cách vụ luật.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Điều quan trọng nhất trong cuộc đời là lo sao cho chúng ta và mọi người được về hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa, chứ không phải lo tìm của cải đời này.

- Chúng ta phải học hỏi và sống Tin Mừng của Thiên Chúa trước khi có thể loan báo Tin Mừng đó cho tha nhân.

Thứ bảy 09/08/2014

Tin Mừng Chúa Yesus Ki-tô Theo Thánh Matthêu (Mt 17,14-20)

Đề tài : Sức mạnh của niềm tin

14 Khi thầy trò đến với đám đông, thì có một người tới quỳ xuống trước mặt Đức Giê-su 15 và nói: "Thưa Ngài, xin thương xót con trai tôi, vì cháu bị kinh phong và bệnh tình nặng lắm: nhiều lần ngã vào lửa, và cũng nhiều lần ngã xuống nước. 16 Tôi đã đem cháu đến cho các môn đệ Ngài chữa, nhưng các ông không chữa được." 17 Đức Giê-su đáp: "Ôi thế hệ cứng lòng không chịu tin và gian tà! Tôi còn phải ở với các người cho đến bao giờ, còn phải chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa? Đem cháu lại đây cho tôi." 18 Đức Giê-su quát mắng tên quỷ, quỷ liền xuất, và đứa bé được khỏi ngay từ giờ đó. 19 Bấy giờ các môn đệ đến gần hỏi riêng Đức Giê-su rằng: "Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy?" 20 Người nói với các ông: "Tại anh em kém tin! Thầy bảo thật anh em: nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: "rời khỏi đây, qua bên kia!" nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được.”

Bài chia sẻ bởi Yuse Luca:

1/ Con người ai cũng có niềm tin, nhưng điều quan trọng là phải tin vào ai? 33 công nhân bị sập hầm mỏ ở Chi Lê năm 2010. Sau tai nạn, lương thực chỉ còn lại vài hộp cà và một ít sữa cho tất cả 33 người. Ngoài việc 2 ngày họ mới được ăn một ít cá và uống một chút sữa, với tâm trạng hoang mang trong suốt 17 ngày bặt vô âm tín họ chỉ biết cầu nguyện và ký thác mạng sống mình cho Thiên Chúa.

2/ Nhờ đâu mà những người thợ mỏ ở Chi Lê này vẫn còn sống? Chúng ta tạm trích câu nói của ông Lưu Hiều Ba, người đoạt giải hòa bình ( Nobel) năm 2010 : “ Đức tin Ki-tô giáo là nền tảng các giá trị tuyệt đối của con người.

3/ Tình yêu của người Cha dành cho con mình đã khiến cho người đàn ông trong bài Tin Mừng quỳ lạy Chúa yesus chữa lành cho con mình. Thương yêu con đúng là điều bình thường, hơn nữa lại còn đang đau bệnh. Nhưng sao ông lại đến với Chúa Yesus? Niềm tin của ông khiến cho chúng ta chú ý => Đúng, Ông tin Chúa.

4/ Niềm tin đã giúp người Cha giữ vững lòng trông cậy, bởi ông quá yêu con mình. Vì khi các Môn đệ thất bại trong việc chữa trị cho con ông, không vì thế mà ông thất vọng, không làm ông chùn bước, không cản trở hai đầu gối ông quỳ lạy để tỏ lòng tin vào Chúa Yesus.

5/ Chúa Yesus đã xác định niềm tin của các Môn đệ còn rất yếu kém, câu chuyện từ quỷ này xảy ra tiếp theo sau câu chuyện Chúa hiển dung. Tức là ngay sau khi các ông chứng kiến sự sáng láng của Chúa, Chúa muốn các Mon đệ khi xuống núi, phải đến với các nhu cầu của Dân, Từ đó, các ông sẽ nhận thức được sự giới hạn, yếu kém của mình qua việc thất bại không trừ được quỷ câm.

6/ Trước kia, các ông đã xua trừ được nhiều quỷ là chỉ do quyền năng của Chúa ban cho mà thôi. Có lẽ các ông quên rằng mình chỉ là một công cụ của Thiên Chúa mà thôi. Bởi vậy, sau khi Chúa để cho các ông thấy được sự bất lực của mình, Chúa mới giải thích cho các ông hiểu rằng : Muốn có được sự thành công, các ông cần phải có Đức Tin cho dù là Đức Tin nhỏ bé nhưng phải cần gắn bó và tin tưởng vào Chúa.

7/ Bài học : Chúa muốn dạy chúng ta rằng : Muốn được những điều mình mong ước, cầu xin. Chúng ta cần phải xin Chúa củng cố lòng tin, cần vun trồng lòng tin của mình đối với Chúa, càng tin tưởng vào Chúa chúng ta càng hy vọng đạt được những điều mình cầu xin. Để chúng ta có thể hiểu rằng : Không có Chúa, chúng ta chẳng làn gì được.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa nói : Làm bởi bay và ban bởi ta. Xin Chúa giúp chúng con luôn làm mọi việc vì Chúa và với Chúa. Để mai sau chúng con lãnh được một đồng, còn kết quả ra sao là do thành ý Chúa định đoạt, chúng con cầu xin nhờ Thánh Linh. Chúa chúng con. Amen

 Bài Chia sẻ  bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Đức tin của người cha có con trai bị kinh phong.

2.1/ Đức tin của người cha: Giống như người đàn bà xứ Canaan đã kiên trì trong đức tin mặc dầu bị Chúa thử thách, người cha có đứa con trai bị kinh phong hôm nay cũng vậy. Ông đã mang con đến cho các môn đệ của Chúa, nhưng họ không chữa được; nhưng ông không nản lòng, ông cố tìm cơ hội cho được gặp Chúa vì ông tin chắc Chúa sẽ cứu con ông khỏi bệnh.

2.2/ Đức tin yếu kém của các môn đệ: Khi nghe lời ông nói “Tôi đã đem cháu đến cho các môn đệ Ngài chữa, nhưng các ông không chữa được," Chúa Giêsu phải kêu lên: "Ôi thế hệ cứng lòng không chịu tin và gian tà! Tôi còn phải ở với các người cho đến bao giờ, còn phải chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa? Đem cháu lại đây cho tôi."

Tại sao Chúa thốt lên những lời này? Chắc chắn không phải vì người cha thiếu đức tin, nhưng là do sự cứng lòng tin của các môn đệ. Chúa mất kiên nhẫn vì Chúa đã dạy dỗ và làm quá nhiều phép lạ trước các ông mà vẫn chưa đủ để các ông đặt trọn vẹn niềm tin vào Ngài.

Chúa Giêsu quát mắng tên quỷ, quỷ liền xuất, và đứa bé được khỏi ngay từ giờ đó. Bấy giờ các môn đệ đến gần hỏi riêng Đức Giêsu rằng: "Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy?" Ngài trả lời: "Tại anh em kém tin! Thầy bảo thật anh em: nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: "rời khỏi đây, qua bên kia!" nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được.”

 ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Chúng ta rất dễ bị lung lay đức tin như tiên tri Habakkuk và các môn đệ hôm nay khi đứng trước thử thách và đau khổ trong cuộc đời.

- Thay vì kiên trì hy vọng trong đức tin như người cha có con bị kinh phong, chúng ta mất kiên nhẫn và chất vấn Chúa tại sao để chúng ta phải đau khổ, tại sao chúng ta không làm được những gì người khác làm?

- Một đức tin vững mạnh nơi Chúa sẽ giúp chúng ta chịu đựng đau khổ cách bình an và nhất là không bao giờ dám chất vấn Chúa. 

 

 

 

 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 2013
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  17
 Hôm nay:  3902
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11421736
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top