Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Chia sẻ Lời Chúa TUẦN THÁNH A.2017 (Giuse Luca)

Chia sẻ Lời Chúa hằng ngày

Thứ 2 -> Thứ 7  /  TUẦN THÁNH (10/04 -> 15/04/2017)

Thứ hai, 10/04/2017

Đề tài: LÒNG HIẾU KHÁCH

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an (Ga 12,1-11)

1 Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su đến làng Bê-ta-ni-a, nơi anh La-da-rô ở. Anh này đã được Người cho sống lại từ cõi chết.2 Ở đó, người ta dọn bữa ăn tối thết đãi Đức Giê-su; cô Mác-ta lo hầu bàn, còn anh La-da-rô là một trong những kẻ cùng dự tiệc với Người.3 Cô Ma-ri-a lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên chất và quý giá xức chân Đức Giê-su, rồi lấy tóc mà lau. Cả nhà sực mùi thơm.4 Một trong các môn đệ của Đức Giê-su là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, kẻ sẽ nộp Người, liền nói:5 "Sao lại không bán dầu thơm đó lấy ba trăm quan tiền mà cho người nghèo? "6 Y nói thế, không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y là một tên ăn cắp: y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung.7 Đức Giê-su nói: "Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy.8 Thật vậy, người nghèo thì bên cạnh anh em lúc nào cũng có; còn Thầy, anh em không có mãi đâu."

9 Một đám đông người Do-thái biết Đức Giê-su đang ở đó. Họ tuôn đến, không phải chỉ vì Đức Giê-su, nhưng còn để nhìn thấy anh La-da-rô, kẻ đã được Người cho sống lại từ cõi chết.10 Các thượng tế mới quyết định giết cả anh La-da-rô nữa,11 vì tại anh mà nhiều người Do-thái đã bỏ họ và tin vào Đức Giê-su.

SUY NIỆM:

1/ Lòng hiếu khách là điểm khởi đầu cho các mối tương quan bền vững. Nó cũng thể hiện mối tương quan hữu hảo của người đời dành cho nhau.

2/ Khách đến nhà phải mời trà nước , mà từ lâu nó đã thể hiện một nét văn hóa đẹp trong cung cách ứng xử lịch sự của nhiều dân tộc. Điều này nói lên tấm lòng chân thành mà họ muốn dành cho nhau.

3/ Hôm nay Phúc Âm mô tả lại sự kiện mà chị em nhà Betani-a đã dành để đón tiếp Chúa Giêsu, làm nổi bật lên tấm lòng chân thành hiếu khách của họ.

4/ Từ sự chân thành hiếu khách này, người ta sẽ nhận biết ở mỗi người thể hiện sự đơn sơ nhiệt tình và tình mến thương mà người khác dành cho mình. Trong mối tương quan tốt đẹp này thì sự kiểu cách, khách sáo, tính toán hơn thiệt sẽ không còn chỗ đứng.

5/ Trong những ngày đầu của tuần Thánh, người được nhắc đến tên nhiều nhất chính là Giu-đa Iscari-ot, một tên phản đồ trong nhóm 12 Môn đệ. Kẻ đã bán rẻ Thầy mình.

6/ Phúc Âm hôm nay nói về bình nước hoa đắt tiền của cô Mari-a và đây cũng là nguyên nhân câu nguyện có dính líu đến Giu-đa Iscari-ot. Lẽ ra cô Maria  chỉ cần lấy một ít giọt xức lên chân Chúa thì cũng đã đủ thơm, đàng này cô lại đập bể và xức cả bình dầu thơm, khiến cả nhà sực lên mùi thơm ngào nhạt.

7/ Nhìn thấy sự phung phí của người phụ nữ. Giu-đa lộ vẻ khó chịu và bộc lộ chân tướng tham lam ích kỷ của mình và đã có lời phản đối. Thật ra lòng ông đã bị nhiễm độc vì tiền bạc, là cái cớ mà ông viện ra để cho rằng dùng tiền ấy để giúp kẻ nghèo thì tốt hơn.

8/ Đây là cái cớ mà ông đưa ra để che đậy sự giả hình mà thôi chứ chưa chắc gì Giu-đa đã thương kẻ nghèo cho bằng thương bình nước hoa. Chân tướng này càng lộ rõ hơn khi ông thỏa thuận với giới cầm quyền Do Thái qua việc bán đứng Chúa Giêsu với giá 30 đồng bạc.

9/ Giu-đa phản bội Chúa có phải là vì tham 30 đồng bạc, hay là vì bất mãn Chúa, hay bất mãn anh em ? Không những Giu-đa chỉ âm mưu nộp Thầy mà thôi, ông ta định giá bán Thầy mình vừa đúng với cái giá mà người ta mua bán một tên nô lệ / ôi thật là bèo !

10/ Điều đáng tiếc là khi hắn dám đưa tay ra để cầm lấy một số tiền quá ít ỏi. Điều đáng tiếc nhất chính là số tiền ấy chỉ là một con số tượng trưng ,do hắn sắp xếp làm sao để cho việc giao nộp Chúa được ổn thõa và dễ coi, thế thôi !

11/ Điều này nhắc nhở chúng ta rằng: Đừng bao giờ để cho tiền bạc làm mờ con mắt mình, làm mù tối tâm trí mình. Trong đời cũng có những người bán Chúa với cái giá còn rẻ mạc hơn thế nữa / thế mà họ có thèm nghĩ gì đâu. Những con người như thế thì họ sẵn sàng bán rẻ bất kỳ thứ gì họ đang có. Còn có khi họ lại bán những thứ không thuộc quyềnsở hữu của mình, những con người lừa đảo ấy mà!

12/ Tiền bạc rất cần cho cuộc sống, nhưng đừng vì nó mà gây bất công, mà có thể bán đứng anh em, phản Thầy, phản Chúa, làm khổ gia đình mình ,thì thật là đáng buồn ,đáng tiếc !

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con không tiếc với Chúa điều gì, xin Chúa cho con biết dùng tiền bạc cho đúng để nó trở nên phương tiện tốt nhất đưa chúng con vào cõi phúc trường sinh . Amen.**R

 

Thứ ba, 11/04/2017

Đề tài: LỜI CẢNH BÁO DÀNH CHO KẺ ĐIẾC

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Gioan (Ga 13,21-33;36-38)

21 Nói xong, Đức Giê-su cảm thấy tâm thần xao xuyến. Người tuyên bố: "Thật, Thầy bảo thật anh em: có một người trong anh em sẽ nộp Thầy." 22 Các môn đệ nhìn nhau, phân vân không biết Người nói về ai. 23 Trong số các môn đệ, có một người được Đức Giê-su thương mến. Ông đang dùng bữa, đầu tựa vào lòng Đức Giê-su.

24 Ông Si-môn Phê-rô làm hiệu cho ông ấy và bảo: "Hỏi xem Thầy muốn nói về ai?"25 Ông này liền nghiêng mình vào ngực Đức Giê-su và hỏi: "Thưa Thầy, ai vậy?" 26 Đức Giê-su trả lời: "Thầy chấm bánh đưa cho ai, thì chính là kẻ ấy." Rồi Người chấm một miếng bánh, trao cho Giu-đa, con ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt. 27 Y vừa ăn xong miếng bánh, Xa-tan liền nhập vào y. Đức Giê-su bảo y: "Anh làm gì thì làm mau đi!"  28 Nhưng trong số các người đang dùng bữa, không ai hiểu tại sao Người nói với y như thế. 29 Vì Giu-đa giữ túi tiền, nên có vài người tưởng rằng Đức Giê-su nói với y: "Hãy mua những món cần dùng trong dịp lễ", hoặc bảo y bố thí cho người nghèo. 30 Sau khi ăn miếng bánh, Giu-đa liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối. 31 Khi Giu-đa đi rồi, Đức Giê-su nói: "Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người. 32 Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người. 33 Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Anh em sẽ tìm kiếm Thầy; nhưng như Thầy đã nói với người Do-thái: "Nơi tôi đi, các người không thể đến được", bây giờ, Thầy cũng nói với anh em như vậy.

36 Ông Si-môn Phê-rô nói với Đức Giê-su: "Thưa Thầy, Thầy đi đâu vậy?" Đức Giê-su trả lời: "Nơi Thầy đi, bây giờ anh không thể theo đến được; nhưng sau này anh sẽ đi theo."

37 Ông Phê-rô thưa: "Thưa Thầy, sao con lại không thể đi theo Thầy ngay bây giờ được? Con sẽ thí mạng con vì Thầy!" 38 Đức Giê-su đáp: "Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư? Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần."

SUY NIỆM:

1/ Thành quả mà người Ki-tô hữu luôn mong ước đạt được, chính là biết thinh lặng để cho Thiên Chúa dẫn dắt mình theo Thánh ý Ngài .

2/ Các Môn đệ cùng đi với Chúa trong suốt 3 năm, cùng bước lên Yerusalem trong giây phút trọng đại này. Vậy mà các ông không nhận ra nhiệm vụ của mình và cũng không nhận ra ý định và chương trình của Thầy mình .

3/ Cho dù chúng ta quá biết chương trình cứu độ của Thiên Chúa, nhưng lại thích thực hiện chương trình ấy theo ý định của mình như là Giu-đa. Hay là như sự quá sốt sắng nhiệt tình của Phê-rô.

4/ Chúa Giêsu lại cần chúng ta hiện diện bên Ngài, bằng tự thinh lặng lắng nghe để cảm nhận, để hiểu, để yêu và sống theo như cách Ngài muốn hơn là tự do có ý kiến này nọ để rồi sống theo ý của mình.

5/ Bài Tin Mừng kể lại tâm sự, tâm tình của Chúa Giêsu với các môn đệ trong bữa tiệc ly. Chúa Giêsu báo trước cho các Môn đệ biết “Trong các ông sẽ có một kẻ sẽ nộp Ngài”, Chúa không nêu tên nhưng Ngài làm dấu hiệu.

6/ Chúa làm một cử chỉ trao bánh và bảo anh ta: Anh làm gì thì đi làm mau đi, người đó là Giu-đa Iscariot, chúng ta biết là ông được tuyển chọn trong nhóm 12, được gần gũi với Chúa và được giữ chức vụ quản lý. Như thế chúng ta có thể nói là ông ta rất được thầy mình tín nhiệm.

7/ Khi nghe Chúa Giêsu bảo thế thì các Môn đệ khác không thắc mắc gì,họ lại lầm tưởng rằng: Ông là người quản lý nên Chúa mới bảo ông hãy đi lo thức ăn hay thức uống, hay là đi giúp đỡ kẻ nghèo khó nào đó.

8/ Các Môn đệ không biết nhưng Chúa Giêsu lại biết rất rõ. Nghe Chúa bảo thế thì Giu-đa vẫn tỉnh bơ, vẫn không sợ gì về tội ác mà cứ nhất quyết ra đi và rất yên chí rằng: Chẳng ai có thể biết được ý đồ xấu trong lòng mình.

9/ Chúa Giêsu biết rõ ý đồ xấu của Giu-đa nhưng sao Chúa không ngăn cản anh ta. Chúng ta có thể trả lời: Chúa rất tôn trọng sự tự do của mỗi người mà điển hình là sự tự do phản bội của Giu-đa.

10/ Có người thắc mắc rằng: Sự phản bội của Giu-đa có cần thiết lắm không. Nếu không có Giu-đa, liệu Chúa Giêsu có cứu chuộc nhân loại bằng giá máu không ? Xin thưa, không cần thiết chút nào, nếu không có Giu-đa thì chương trình ấy vẫn cứ hoàn thành.

11/ Nếu Giu-đa không phản bội thì Chúa Yesu cũng sẽ bị xúc phạm cách nào đó thôi chứ không vì thế mà chương trình của Chúa bị hỏng. Có hỏng hay không thì chỉ có mình Giu-đa hỏng mà thôi.

12/Giu-đa là đề tài mà chúng ta phải suy niệm trong tuần Thánh này. Bởi vì phản bội Chúa thì ai cũng có, tuy chúng ta không phản bội Chúa như Giu-đa, nhưng trong một mức độ nào đó chúng ta cũng đã trở thành kẻ phản bội Chúa hoặc là có ý thức hay vô ý thức.

13/ Tên Giu-đa có thể gán ghép cho chúng ta vào bất cứ lúc nào, vì cứ mỗi lần chúng ta phạm tội là một lần chúng ta phản bội Chúa. Chẳng ai thích người khác gọi mình là Giu-đa, chúng ta cũng chẳng muốn sống giống Giu-đa. Nếu muốn được như thế thì chúng ta đừng bao giờ phạm tội, mà nếu có phạm tội thì chúng ta phải mau mau xin lỗi Chúa ngay .

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin đoái nhìn sự yếu đuối thấp hèn của con, xin ban cho con lòng kiên trì và chờ đợi để chương trình Chúa được thực hiện trên con. Amen. **R

 

Thứ tư, 12/04/2017

Đề tài: YÊU CẢ KẺ BẤT TRUNG

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mattheu (Mt 26,14-25)

14 Bấy giờ, một người trong Nhóm Mười Hai tên là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, đi gặp các thượng tế15 mà nói: "Tôi nộp ông ấy cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu." Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc.16 Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Đức Giê-su.

17 Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Đức Giê-su: "Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu? "18 Người bảo: "Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: "Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy."19 Các môn đệ làm y như Đức Giê-su đã truyền, và dọn tiệc Vượt Qua.

Đức Giê-su tiên báo Giu-đa sẽ nộp Thầy (Mc 14: 17 -21; Lc 22: 21 -23; Ga 13: 21 -30 )

20 Chiều đến, Đức Giê-su vào bàn tiệc với mười hai môn đệ.21Đang bữa ăn, Người nói: "Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy."22 Các môn đệ buồn rầu quá sức, lần lượt hỏi Người: "Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao? "23 Người đáp: "Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy.24 Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn! "25 Giu-đa, kẻ nộp Người cũng hỏi: "Ráp-bi, chẳng lẽ con sao? " Người trả lời: "Chính anh nói đó! "

SUY NIỆM:

1/ Người ta thường nhầm lẫn giữa cái tên Giu-đa Iscari-ot và Giu-đa Tađêô. Không phải ai mang tên Thánh Giu-đa cũng đều có dòng máu phản Thầy.

2/ Khi nói tới tên Giu-đa, người ta thường nghĩ ngay đến một kẻ có nhiều tính xấu. Tin Mừng diễn tả ông ta có việc làm mờ ám khi móc nối với các thượng tế để bán đứng Chúa Giêsu.

3/ Ông ta bị kết án là kẻ đã gây đau khổ và cái chết của Chúa Giêsu. Tuy vậy Chúa Giêsu vẫn dành cho ông sự trang trọng và tiếc xót.

4/ Dù Chúa biết quá rõ ai là kẻ sẽ nộp mình. Nhưng Chúa đã không tố giác Giu-đa theo cách của người đời. Hơn nữa, người còn tỏ ra tiếc xót cho thân phận Giu-đa, Chúa thương cho thân phận với những mưu toan đen tối của ông.

5/ Chúa Giêsu không nói bóng gió, xa gần, cũng không cần úp mở gì. Chúa nói rằng: “….một người trong anh em sẽ nộp Thầy” Trước câu nói bộc lộ này, các Môn đệ hết sức ngỡ ngàng vì họ không biết Chúa đang nói về ai.

6/ Họ không hề biết ai là con số “1” trong số “12” người. Vì thế cho nên mọi người đều lần lượt hỏi Chúa: “Thưa Thầy, chẳng lẽ là con sao?” Chỉ còn lại hai câu hỏi hơi khác (một của Giu-đa và một của Yoan).

7/ Chỉ có một mình Yoan tin chắc mình không phản bội Thầy. Tất cả còn lại không ai dám chắc mình không phải bội Thầy, và chính Chúa Giêsu cũng xác nhận kẻ nào qua việc trao miếng bánh tận tay.****

8/ Đối với người Do Thái: trong bữa ăn, khi ta quý mến ai thì họ thường trao miếng bánh riêng của mình cho người ấy để chứng tỏ lòng quý mến, thân tình, cũng giống như kiểu gắp hộ đồ ăn của người Việt Nam chúng ta.

9/ Khi ta quý mến ai, hay khi đặc biệt chú ý đến ai, chúng ta thường gắp đồ ăn cho người ấy, có khi gắp đầy bát khiến họ ăn không kịp .

10/ Chúa Giêsu cũng dành riêng cho Giu-đa một tình yêu khá đặc biệt, qua việc trao bánh và ít giờ sau đó Chúa còn để cho ông hôn Chúa nơi vườn cây dầu.

11/ Cái hôn nào cũng thể hiện hai yếu tố: Yếu tố hữu hình là sự tiếp xúc giữa 2 thân xác qua môi miệng, yếu tố vô hình là muốn diễn tả như một tình liên đới, sự hữu nghị quý mến, sự hòa giải, tình mẫu tử, tình yêu lứa đôi.

12/ Cái hôn sẽ trở thành sự phản bội khi nó tước đoạt mọi yếu tố vô hình. Đó là cái hôn của Giu-đa trên đây, chính Giu-đa đã tự ý hôn Chúa, cái hôn này là dấu hiệu để che đậy ý đồ đen tối của y.

13/ Mọi thái độ thân tình đầy yêu thương của Chúa đều không đủ sức để đánh động tấm lòng chai lỳ của ông. Tuy nhiên sau khi giao nộp Chúa, Giu-đa cũng đã nhận ra lỗi lầm của mình, nhưng ông lại đánh mất niềm tin vào Chúa khi thấy tội của mình quá nặng nên ông không còn tin tưởng vào tình thương và sự khoan hồng của Chúa có thể tha thứ tội lỗi cho ông.

14/ Ông đã không chọn Chúa mà chỉ chọn cái chết thắt cổ, để tránh cái nhìn nhân lành của Chúa và cái nhìn trách móc của anh em.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con nhận ra tình thương của Chúa và can đảm hoán cải để con luôn sống trong ơn nghĩa Chúa. Amen. **R

 

 

Thứ năm, 13/04/2017 ( Làm Phép Dầu)

Đề tài: THÁNH LỄ TIỆC LY

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Gioan (Ga 13,1-15)

1 Trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng. 2 Ma quỷ đã gieo vào lòng Giu-đa, con ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt, ý định nộp Đức Giê-su.

3 Đức Giê-su biết rằng: Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa, 4 nên trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. 5 Rồi Đức Giê-su đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. 6 Vậy, Người đến chỗ ông Si-môn Phê-rô, ông liền thưa với Người: "Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao?" 7 Đức Giê-su trả lời: "Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu." 8 Ông Phê-rô lại thưa: "Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu! " Đức Giê-su đáp: "Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy." 9 Ông Si-môn Phê-rô liền thưa: "Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con nữa." 10 Đức Giê-su bảo ông: "Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa nữa; toàn thân người ấy đã sạch. Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu!"11 Thật vậy, Người biết ai sẽ nộp Người, nên mới nói: "Không phải tất cả anh em đều sạch." 12 Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giê-su mặc áo vào, về chỗ và nói: "Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? 13 Anh em gọi Thầy là "Thầy", là "Chúa", điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. 14 Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. 15 Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.”

SUY NIỆM:

1/ Ý nghĩa về Thánh lễ Tiệc ly: Là Thánh lễ gợi nhớ bữa tiệc cuối cùng của Chúa Giêsu với các Môn sinh của mình. Đây không đơn thuần là một bữa tiệc ăn cho vui để nhớ đến nhau nhưng là bữa tiệc mang tính giáo dục của Chúa Giêsu với các Môn sinh của mình.

2/ Hành vi khởi đầu là Chúa Giêsu lấy nước rửa chân cho các Môn sinh. Trước bữa ăn người ta đâu cần rửa chân, chỉ có rửa tay, rửa mặt để sảng khoái và ăn cho ngon miệng. Thế mà Chúa lại rửa chân cho các môn sinh. Việc rửa chân chỉ dành cho các tôi tớ, nô lệ, rửa chân là công việc phục vụ dành cho người hèn kém.

3/ Khi Chúa chấp nhận cúi mình rửa chân cho các ông. Rửa những bàn chân lấm bụi đời, rửa những đôi chân từng đi trong vũng bùn tội lỗi. Chúa khiêm tốn rửa chân để các ông sửa lại lỗi lầm, rửa chân còn là tấm gương Chúa làm vì yêu thương phục vụ.

4/ Chúa phục vụ trong khiêm tốn để dạy các ông bài học yêu thương: Nếu thầy là Chúa, là Thầy…/ Chúa rửa chân cho các ông để các ông cũng rửa chân cho nhau, dùng tình yêu để xóa mọi lỗi lầm cho nhau, kẻ làm lớn hãy dùng tình yêu để phục vụ. Chỉ có tình yêu mới đền bù tội lỗi, mới hoán cải lòng người, chỉ có tình yêu mới dám phục vụ cho nhau.

5/ Dù Chúa biết Giu-đa sẽ phản bội, dù Chúa biết các ông sẽ bỏ Thầy. Chúa muốn làm việc này hôm nay để các ông khắc ghi trong cõi lòng.

6/ Cho dù đôi chân của các ông có bước sâu trong vũng bùn tội lỗi. Chúa vẫn thứ tha, Chúa vẫn tiếp tục cúi xuống rửa chân cho các ông. Nhưng tiếc thay ngựa quen đường cũ nên tình thương của Chúa không níu kéo được Giu-đa. Lối mòn tội lỗi vẫn dẫn dắt Giu-đa trong bóng đêm lầm lạc ,dẫn đến tuyệt vọng.

7/ Sau khi vấp ngã vì yếu đuối, Phê-rô đã trở lại. Phê-rô không đi theo lối mòn của tội lỗi, Phê-rô chỉ vấp té, nhưng ông kịp nhận ra ánh mắt đầy trìu mến của Thầy mình; ông đã chỗi dậy, làm lại cuộc đời. Ông đã dành phần đời còn lại để thực hiện lời trối của Thầy mình: “Ngày nào con trở lại, con hãy củng cố lòng tin cho anh em con”/

8/ Bánh rượu là hoa màu ruộng đất, là lao công của con người. Bánh rượu được làm ra để nuôi sống con người, bánh rượu không kén chọn người dùng, không lựa chọn giai cấp. Ai cũng có nhu cầu ăn uống, ai cũng cần đến lương thực và nguồn nước. Chúa Giêsu đã chọn bánh rượu trở nên mình máu Thánh Chúa, trở nên nguồn sống cho nhân loại. Đây là tình yêu tự hiến vì không có tình yêu nào cao quý hơn là chết cho người mình yêu.

9/ Đây là tình yêu trao ban: Chúa trao ban nguồn sống cho tha nhân bằng chính mình máu thịt mình, qua đó Chúa cũng mời gọi các môn sinh: “Hãy làm việc này mà nhớ đến ta”. Mỗi lần anh em ăn bánh và uống chén này là anh em loan truyền việc Chúa chịu chết”.

10/ Qua hai hành vi cúi xuống rửa chân và trao ban bánh rượu. Chúa Giêsu muốn mời gọi mọi người thâm nhập vào tình yêu của Thầy chí Thánh, hãy ở lại trong tình yêu của thầy.

11/ Chúa mời gọi các Môn sinh nếu nhận ra tình yêu của Chúa thì hãy theo gương Chúa mà phục vụ tha nhân. Hãy trở nên người tôi tớ khiêm tốn phục vụ, hãy trở nên tấm bánh trao ban sự sống và mang lại niềm hạnh phúc cho tha nhân, như Chúa đã làm cho chúng ta.

12/ Ước gì những cử chỉ cao đẹp mà thầy chí thánh đã thực hiện luôn tồn tại trong thế giới hôm nay. Chúng ta hãy trao tặng nhau bằng những nghĩa cử thắm đượm tình người. Ước gì lời nói “hãy yêu thương nhau” không còn là một khẩu hiệu suông nhưng là những hành động yêu thương khởi đi từ các mái ấm gia đình, từ các xứ đạo lan tỏa ra, đi đến khắp hang cùng ngõ hẻm của đất nước thân yêu của chúng ta.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin hãy ban sức sống cho con qua bí tích Thánh Thể, ban ơn can đảm và lòng nhiệt huyết yêu thương để chúng con dám đi minh chứng cho mọi người thấy được tình yêu cứu độ của Thiên Chúa qua Đức Kitô , Amen.

 

 

Thứ sáu,  14/04/2017

Đề tài: CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Gioan (Ga 18,1-19,42)

1 Sau khi nói những lời đó, Đức Giêsu đi ra cùng với các môn đệ, sang bên kia suối Kidron. Ở đó, có một thửa vườn, Người cùng với các môn đệ đi vào.

2 Giuđa, kẻ nộp Người, cũng biết nơi này, vì Người thường tụ họp ở đó với các môn đệ.

3 Vậy, Giuđa tới đó, dẫn một toán quân cùng đám thuộc hạ của các thượng tế và nhóm Pharisees; họ mang theo đèn đuốc và khí giới.

4 Đức Giêsu biết mọi việc sắp xảy đến cho mình, nên tiến ra và hỏi: "Các anh tìm ai?"

5 Họ đáp: "Tìm Giêsu Nazareth." Người nói: "Chính tôi đây." Giuđa, kẻ nộp Người, cũng đứng chung với họ. 6Khi Người vừa nói: "Chính tôi đây!" thì họ lùi lại và ngã xuống đất.

7 Người lại hỏi một lần nữa: "Các anh tìm ai?" Họ đáp: "Tìm Giêsu Nazareth."

8 Đức Giêsu nói: "Tôi đã bảo các anh là chính tôi đây. Vậy, nếu các anh tìm bắt tôi, thì hãy để cho những người này đi." 9 Thế là ứng nghiệm lời Đức Giê-su đã nói: "Những người Cha đã ban cho con, con không để mất một ai."

10 Ông Simon Phêrô có sẵn một thanh gươm, bèn tuốt ra, nhằm người đầy tớ vị thượng tế, mà chém đứt tai phải của y. Người đầy tớ ấy tên là Mankhô.

11 Đức Giêsu nói với ông Phêrô: "Hãy xỏ gươm vào bao. Chén mà Chúa Cha đã trao cho Thầy, lẽ nào Thầy chẳng uống?"

12 Bấy giờ toán quân và viên chỉ huy cùng đám thuộc hạ của người Do-thái bắt Đức Giêsu và trói Người lại.13 Trước tiên, họ điệu Đức Giêsu đến ông Hannah là nhạc phụ ông Caiaphas. Ông Caiaphas làm thượng tế năm đó. 14 Chính ông này đã đề nghị với người Do-thái là nên để một người chết thay cho dân thì hơn.

15 Ông Simon Phêrô và một môn đệ khác đi theo Đức Giêsu. Người môn đệ này quen biết vị thượng tế, nên cùng với Đức Giêsu vào sân trong của tư dinh vị thượng tế. 16 Còn ông Phêrô đứng ở phía ngoài, gần cổng. Người môn đệ kia quen biết vị thượng tế ra nói với chị giữ cổng, rồi dẫn ông Phêrô vào. 17 Người tớ gái giữ cổng nói với ông Phêrô: "Cả bác nữa, bác không thuộc nhóm môn đệ của người ấy sao?" Ông liền đáp: "Đâu phải."

18 Vì trời lạnh, các đầy tớ và thuộc hạ đốt than và đứng sưởi ở đó; ông Phêrô cũng đứng sưởi với họ. 19 Vị thượng tế tra hỏi Đức Giêsu về các môn đệ và giáo huấn của Người.

20 Đức Giêsu trả lời: "Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ; tôi hằng giảng dạy trong hội đường và tại Đền Thờ, nơi mọi người Do-thái tụ họp. Tôi không hề nói điều gì lén lút. 21 Sao ông lại hỏi tôi? Điều tôi đã nói, xin cứ hỏi những người đã nghe tôi. Chính họ biết tôi đã nói gì."

22 Đức Giêsu vừa dứt lời, thì một tên trong nhóm thuộc hạ đứng đó vả vào mặt Người mà nói: "Anh trả lời vị thượng tế như thế ư?"

23 Đức Giê-su đáp: "Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?"

24 Ông Hannah cho giải Người đến thượng tế Caiaphas, Người vẫn bị trói.

25 Còn ông Simon Phêrô thì vẫn đứng sưởi ở đó. Người ta nói với ông: "Cả bác nữa, bác không thuộc nhóm môn đệ của ông ấy sao?" Ông liền chối: "Đâu phải."

26 Một trong các đầy tớ của vị thượng tế, có họ với người bị ông Phêrô chém đứt tai, lên tiếng hỏi: "Tôi đã chẳng thấy bác ở trong vườn với ông ấy sao?"

27 Một lần nữa ông Phêrô lại chối, và ngay lúc ấy gà liền gáy.

28 Vậy, người Do-thái điệu Đức Giêsu từ nhà ông Caiaphas đến dinh tổng trấn. Lúc đó trời vừa sáng. Nhưng họ không vào dinh kẻo bị nhiễm uế mà không ăn lễ Vượt Qua được.

29 Vì thế, tổng trấn Philatô ra ngoài gặp họ và hỏi: "Các người tố cáo ông này về tội gì?"

30 Họ đáp: "Nếu ông này không làm điều ác, thì chúng tôi đã chẳng đem nộp cho quan."

31 Ông Philatô bảo họ: "Các người cứ đem ông ta đi mà xét xử theo luật của các người." Người Do-thái đáp: "Chúng tôi không có quyền xử tử ai cả."

32 Thế là ứng nghiệm lời Đức Giê-su đã nói, khi ám chỉ Người sẽ phải chết cách nào.

33 Ông Philatô trở vào dinh, cho gọi Đức Giêsu và nói với Người: "Ông có phải là vua dân Do-thái không?"

34 Đức Giêsu đáp: "Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi?"

35 Ông Phi-la-tô trả lời: "Tôi là người Do-thái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì?"

36 Đức Giêsu trả lời: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này."

37 Ông Philatô liền hỏi: "Vậy ông là vua sao?" Đức Giê-su đáp: "Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi."

38 Ông Philatô nói với Người: "Sự thật là gì?"

39 Theo tục lệ của các người, vào dịp lễ Vượt Qua, ta thường tha một người nào đó cho các người. Vậy các người có muốn ta tha vua dân Do-thái cho các người không?"

40 Họ lại la lên rằng: "Đừng tha nó, nhưng xin tha Barabba! " Mà Barabba là một tên cướp.

1 Bấy giờ ông Philatô truyền đem Đức Giêsu đi và đánh đòn Người.

2 Bọn lính kết một vòng gai làm vương miện, đặt lên đầu Người, và khoác cho Người một áo choàng đỏ.

3 Họ đến gần và nói: "Kính chào Vua dân Do-thái!" rồi vả vào mặt Người.

4 Ông Philatô lại ra ngoài và nói với người Do-thái: "Đây ta dẫn ông ấy ra ngoài cho các người, để các người biết là ta không tìm thấy lý do nào để kết tội ông ấy."

5 Vậy, Đức Giêsu bước ra ngoài, đầu đội vương miện bằng gai, mình khoác áo choàng đỏ. Ông Philatô nói với họ: "Đây là Người!"

6 Khi vừa thấy Đức Giêsu, các thượng tế cùng các thuộc hạ liền kêu lên rằng: "Đóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá!" Ông Philatô bảo họ: "Các người cứ đem ông này đi mà đóng đinh vào thập giá, vì phần ta, ta không tìm thấy lý do để kết tội ông ấy."

7 Người Do-thái đáp lại: "Chúng tôi có Lề Luật; và chiếu theo Lề Luật, thì nó phải chết, vì nó đã xưng mình là Con Thiên Chúa."

8 Nghe lời đó, ông Phi-la-tô càng sợ hơn nữa.

9 Ông lại trở vào dinh và nói với Đức Giêsu: "Ông từ đâu đến?" Nhưng Đức Giêsu không trả lời.

10 Ông Philatô mới nói với Người: "Ông không trả lời tôi ư? Ông không biết rằng tôi có quyền tha và cũng có quyền đóng đinh ông vào thập giá sao?"

11 Đức Giêsu đáp lại: "Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài. Vì thế, kẻ nộp tôi cho ngài thì mắc tội nặng hơn."

12 Từ đó, ông Philatô tìm cách tha Người. Nhưng dân Do-thái kêu lên rằng: "Nếu ngài tha nó, ngài không phải là bạn của Caesar. Ai xưng mình là vua, thì chống lại Caesar."

13 Khi nghe thấy thế, ông Philatô truyền dẫn Đức Giêsu ra ngoài. Ông đặt Người ngồi trên toà, ở nơi gọi là Nền Đá, tiếng Do-thái là Gabbatha.

14 Hôm ấy là ngày áp lễ Vượt Qua, vào khoảng mười hai giờ trưa. Ông Philatô nói với người Do-thái: "Đây là vua các người!"

15 Họ liền hô lớn: "Đem đi! Đem nó đi! Đóng đinh nó vào thập giá! "Ông Philatô nói với họ: "Chẳng lẽ ta lại đóng đinh vua các người sao?" Các thượng tế đáp: "Chúng tôi không có vua nào cả, ngoài Caesar."

16 Bấy giờ ông Philatô trao Đức Giêsu cho họ đóng đinh vào thập giá.

17 Chính Người vác lấy thập giá đi ra, đến nơi gọi là Cái Sọ, tiếng Do-thái là Golgotha; 18 tại đó, họ đóng đinh Người vào thập giá, đồng thời cũng đóng đinh hai người khác nữa, mỗi người một bên, còn Đức Giêsu thì ở giữa.

19 Ông Philatô cho viết một tấm bảng và treo trên thập giá; bảng đó có ghi: "Giêsu Nazareth, Vua dân Do-thái."

20 Trong dân Do-thái, có nhiều người đọc được bảng đó, vì nơi Đức Giêsu bị đóng đinh là một địa điểm ở gần thành. Tấm bảng này viết bằng các tiếng: Do-thái, La-tinh và Hy-lạp.

21 Các thượng tế của người Do-thái nói với ông Philatô: "Xin ngài đừng viết: "Vua dân Do-thái", nhưng viết: "Tên này đã nói: Ta là Vua dân Do-thái"."

22 Ông Philatô trả lời: "Ta viết sao, cứ để vậy!"

23 Đóng đinh Đức Giêsu vào thập giá xong, lính tráng lấy áo xống của Người chia làm bốn phần, mỗi người một phần; họ lấy cả chiếc áo dài nữa. Nhưng chiếc áo dài này không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới. 24 Vậy họ nói với nhau: "Đừng xé áo ra, cứ bắt thăm xem ai được." Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Áo xống tôi, chúng đem chia chác, cả áo dài, cũng bắt thăm luôn. Đó là những điều lính tráng đã làm.

25 Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cleopas, cùng với bà Maria Magdala.

26 Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: "Thưa Bà, đây là con của Bà." 27 Rồi Người nói với môn đệ: "Đây là mẹ của anh." Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. 28 Sau đó, Đức Giêsu biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói: "Tôi khát!"

29 Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người.

30 Nhắp xong, Đức Giêsu nói: "Thế là đã hoàn tất!" Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí.

31 Hôm đó là ngày áp lễ, người Do-thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày Sabbath, mà ngày Sabbath đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. 32 Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giêsu. 33 Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. 34 Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. 35 Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin.

36 Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập. 37 Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu.

38 Sau đó, ông Joseph, người Arimatha, xin ông Philatô cho phép hạ thi hài Đức Giêsu xuống. Ông Joseph này là một môn đệ theo Đức Giêsu, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Do-thái. Ông Philatô chấp thuận. Vậy, ông Joseph đến hạ thi hài Người xuống.

39 Ông Nicodemus cũng đến. Ông này trước kia đã tới gặp Đức Giê-su ban đêm. Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. 40 Các ông lãnh thi hài Đức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do-thái.

41 Nơi Đức Giêsu bị đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai.42 Vì hôm ấy là ngày áp lễ của người Do-thái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Đức Giêsu ở đó.

SUY NIỆM:

Chúng ta đang ngắm nhìn lên Thập giá, ngắm nhìn một tình yêu tự hiến tế, tự hiến mạng sống để chết cho người mình yêu.

1/ Con người khi sinh ra, bị chi phối bởi vật lý, có sinh có tử. Theo lý thuyết sinh tồn của Đông Phương: Con người bị chi phối bởi “sinh, lão, bệnh, tử”, chết là hết. Theo lẽ thường tình thì sau cái chết mọi sự sẽ nguôi ngoai, vật chất không có gì tồn tại bền lâu; đây là mẫu số chung của kiếp con người.

2/ Thế nhưng cái chết của Chúa Giêsu thì không như vậy. Lời các Ngôn sứ đã nói từ ngàn xưa: “Họ sẽ ngắm nhìn Đấng mà họ đã đâm thâu qua”. Nhưng ai sẽ ngắm nhìn? Nhân loại thời đó hay nhân loại hôm nay? Phải chăng họ ngắm nhìn một thây ma trên thập giá?

3/ Thưa không! Bởi vì thây ma chỉ làm cho người ta khiếp sợ, thế mà hơn 2000 năm qua thiên hạ vẫn thích thú, say đắm ngắm nhìn. Ngắm nhìn một tình yêu chết cho người mình yêu, ngắm nhìn để cảm nhận một tình yêu sâu thẳm của Thầy Giêsu, ngắm nhìn Đấng mà ai ai cũng góp sức làm cho Ngài phải chết thảm, để rồi mọi người sẽ giục lòng ăn năn sám hối. Ngắm nhìn Thập Giá để nhìn thấy sự sống của Chúa Ki-tô con Thiên Chúa đang hồi sinh.

4/ Đó là cái nhìn của Mẹ Maria, mẹ nhìn con đau khổ, mẹ cảm thương khi thấy xác con tan nát. Trái tim mẹ quặn thắt từng cơn, nuốt nghẹn đến tận tâm can. Máu con rơi trên Thập tự giá, nước mắt mẹ rơi suốt đoạn đường trên đỉnh đồi Canve. Mẹ đã dâng nỗi đau của mẹ với nỗi đau của con để làm của lễ hiến tế dâng lên Thiên Chúa Cha. Chúng ta hãy ngắm nhìn Thập Giá để tìm nguồn an ủi, nâng đỡ, để cầu xin cho gia đình, cho xứ đạo và cho toàn thể nhân loại.

5/ Đó là cái nhìn của các Môn đệ, họ đang cảm nhận tình yêu sâu thẳm của Thầy chí thánh. Họ nuối tiếc vì cả bao nhiêu năm theo Thầy, nhận được bao ân huệ của Thầy, thế mà chỉ một phút nghi nan họ đã bỏ Thầy cô đơn trong đau đớn tột cùng. Các ông nhìn Chúa để làm lại cuộc đời, nhìn Chúa để chuộc lại lỗi lầm, để xin ơn can đảm dám chết cho niềm tin của mình.

6/ Nhìn lại hình ảnh Phê-rô, dù ông đã bỏ chạy vì sự truy sát của bạo Chúa Nê-ron,nhưng ông cũng kịp quay trở lại Thành Yerusalem để chịu tử đạo sau khi nhìn thấy Thầy mình một lần nữa vác Thập Giá đi vào Thành. ( Quo vas dis )

7/ Ngày nay cũng có biết bao người đang sống trong nuối tiếc, ân hận ,mặc cảm vì 1 đoạn đời lầm lỡ. Mặc cảm vì những vô ơn bạc nghĩa với Chúa, đã gieo vãi sầu đau bất công cho tha nhân. Hãy ngước nhìn lên Thánh Giá để ăn năn và chuộc lại lỗi lầm, hãy đền đáp bằng cách trao tặng tình yêu cho tha nhân.

8/ Cái nhìn Thập Giá của đám đông dân chúng: Họ giục lòng ăn năn vì đã bị mua chuộc, bị xúi giục để la ó: “Đóng đinh nó đi, đóng đinh nó vào Thập Giá”.

9/ Đó là cái nhìn của Philato, một người có chức quyền nhưng cũng đầy sự hèn nhát, thiếu bản lĩnh, đầy sự nhu nhược. Đã để đám đông lấn át, đến nỗi chẳng dám nói câu nào để bênh đỡ cho người vô tội khỏi một bản án bất công.

10/ Ngày nay có biết bao nhiêu người đang đóng đinh cuộc đời nhau. Vì xu thời, vì hèn nhát, vì thiếu trách nhiệm, vì ghen tỵ. Liệu có ai biết cúi đầu ăn năn, có mấy ai biết vì tội lỗi mình mà Chúa phải bị thảm sầu khốn cực. Vì kiểu sống thiếu trách nhiệm của tôi mà gia đình phải tan nát, phải xào xáo, phải cơm không lành, canh không ngọt.

11/ Cái nhìn của viên đội trưởng Roma, của những người phụ nữ , của các Môn đệ.Trong cái chết vì nhục  hình, tất cả đã nhận ra sự chiến thắng của Chúa Giêsu, họ nhận thấy các chồi non đang nẩy sinh sau cái chết của con Thiên Chúa.

12/ Thập giá không còn là cái chết tủi nhục nhưng là một dấu chỉ của tình yêu. Một tình yêu chết vì người mình yêu, một tình yêu tha thứ cho kẻ hành hạ mình, dày xéo đời mình cho đến chết.

13/ Một tình yêu bằng lòng chết để tôn vinh Cha mình và để cứu độ nhân loại. Nhân loại ngày nay đang cần những con người dám hy sinh cho nhau, dám từ bỏ sự an nhàn của bản thân để hiến trọn đời mình cho bạn hữu. Nhân loại đang cần một tình yêu thứ tha để giải hòa mọi khúc mắc, mọi xung đột gây nên do hiểu lầm, dám xô ngã những vách ngăn làm cho các gia đình khổ đau,làm cho xã hội bất an vì những hận thù nhỏ nhen, những xích mích không đáng có.

14/ Khi nhìn Đấng chịu đâm thâu qua, chúng ta có nhận ra tội lỗi của mình đang tiếp tục làm khổ Chúa, làm khổ nhau?. Khi nhìn ngắm Chúa, chúng ta có áy náy lương tâm, hay chỉ dửng dưng như khách qua đường tại thành Yurusalem. Hãy nhìn để chúng ta thấy rõ trách nhiệm trong cuộc thương khó Chúa và các nỗi đau của anh chị em chung quanh mình, chúng ta hãy biết bù đắp mọi lỗi lầm đã gây ra cho Chúa, cho anh em.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa chịu đau khổ, chịu chết không phải do lỗi của Adam, Eva, cũng không phải do lỗi của người nọ, người kia. Nhưng là lỗi do chính con gây ra làm khổ đau cho Chúa, cho anh em con. Xin Chúa giúp con sống tốt hơn từng ngày, tập yêu thương từng giờ, từng phút, để đời con cũng chỉ sống vì Chúa, vì anh em mà thôi. Amen.****

 

Thứ bảy, 15/04/2017

Đề tài: MỘT ĐÊM ĐẦY HY VỌNG

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Marco (Mc 16,1-8)

1 Vừa hết ngày Sabbath, bà Maria Magdala với bà Maria mẹ ông Giacôbê, và bà Salômê, mua dầu thơm để đi ướp xác Đức Giêsu. 2 Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc, các bà ra mộ. 3 Các bà bảo nhau: "Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ giùm ta đây?" 4 Nhưng vừa ngước mắt lên, các bà đã thấy tảng đá lăn ra một bên rồi, mà tảng đá ấy lớn lắm. 5 Vào trong mộ, các bà thấy một người thanh niên ngồi bên phải, mặc áo trắng; các bà hoảng sợ. 6 Nhưng người thanh niên liền nói: "Đừng hoảng sợ! Các bà tìm Đức Giêsu Nazareth, Đấng bị đóng đinh chứ gì! Người đã trỗi dậy rồi, không còn đây nữa. Chỗ đã đặt Người đây này! 7 Xin các bà về nói với môn đệ Người và ông Phêrô rằng Người sẽ đến Galilee trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người như Người đã nói với các ông." 8 Vừa ra khỏi mộ, các bà liền chạy trốn, run lẩy bẩy, hết hồn hết vía. Các bà chẳng nói gì với ai, vì sợ hãi.

SUY NIỆM:

1/ Rất nhiều người đánh mất niềm hy vọng chỉ vì: Thi rớt đại học, mất người yêu, mất chức quyền, thua lỗ tiền bạc. Thế là họ trở nên chán nản, thất vọng, dẫn đến tự vẫn.

2/ Đêm Phục sinh mang lại ánh sáng vui tươi, hy vọng, đó là ánh sáng Chúa Ki-tô.Ngài là ánh sáng Phục sinh chỉ cho ta con đường đi tới hạnh phúc , đó là con đường Thập giá.

3/ Chính Chúa Ki-tô đã trải qua con đường Thập giá khổ đau trước khi bước vào vinh quang phục sinh bất diệt, để đem lại niềm vui ơn cứu độ cho mọi người.

4/ Ngày hôm nay Chúa cũng mời gọi chúng ta sống mầu nhiệm Thập giá và Phục sinh trong mỗi giây phút cuộc đời của chúng ta.

5/ Chúa mời gọi chúng ta hãy sống bằng tư thế vui tươi phẩn khởi, sống bằng niềm tin yêu hy vọng vào Chúa Phục sinh, nhờ đó chúng ta có thể vượt qua những khó khăn thất bại, sầu khổ trong đời, cũng như đem lại niềm tin yêu và hy vọng cho những người chung quanh chúng ta.

6/ Đúng như lời Chúa Giêsu đã báo trước: Ngài sẽ bị nộp cho kẻ gian ác, chúng sẽ giết Ngài nhưng ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại.

7/ Không có tác giả Tin Mừng nào thuật lại chính xác việc Chúa sống lại. Nhưng cả 4 Tin mừng khi kể về biến cố này, đều nhất trí về 3 điều: a) Thời gian Chúa sống lại là ngày thứ nhất trong tuần (theo cách tính bây giờ sẽ là sáng sớm ngày Chúa Nhật)/ b) Sự việc xảy ra là ngôi mộ trống, xác Chúa không còn ở trong mộ, có nhiều nhân vật chứng kiến việc này, đó là: Maria Madala, Phê-rô và Gioan./ c) Chúa Giêsu đã hiện ra nhiều lần để minh chứng Ngài đã sống lại và hết thảy các Tông đồ là những chứng nhân của điều này.

8/ Chúa Giêsu sống lại. Đây là một sự kiện lịch sử, nhưng không phải là lịch sử bị chôn vùi mốc meo, bụi bặm, nhưng là một sự kiện lịch sử sống động. Cho dù Chúa Giêsu ngày xưa có chết trên Thập giá, thì ngày nay Ngài vẫn sống bên cạnh tôi, bên cạnh mọi người nếu Ngài muốn! Chúa vẫn có thể xuất hiện để cho ta gặp mặt vì Ngài yêu thương và luôn muốn giúp đỡ chúng ta nên chúng ta tin Ngài. Tin là tin vào một người đang sống chứ chẳng ai có thể tin một người đã chết.

9/ Những vĩ nhân, những anh hùng dân tộc, vì họ có sự nghiệp lẫy lừng, đáng quý nên chúng ta luôn tưởng nhớ đến họ. Tưởng nhớ vì họ đã chết, vì mộ họ còn đó và bên trong chỉ còn một nắm xương khô hoặc là một thân xác còn nguyên nhưng được ướp đầy thuốc, nhưng họ đã chết nên đâu còn ai có thể gặp gỡ được.

10/ Còn Chúa Giêsu Phục sinh thì lại khác. Ngài vẫn có xương có thịt và đang ngự trên trời, Ngài vẫn sống trong mỗi nhà tạm của chúng ta. Chúng ta tin và chúng ta vẫn gặp Ngài.

11/ Chúa sống lại là niềm vui mừng vĩ đại, Giáo hội bảo chúng hãy hát to: “Alleluia” và diễn tả niềm vui Phục sinh để ca ngợi và tôn vinh Chúa.

12/ Hôm nay chúng ta cử hành nghi thức suy tôn ánh sáng Chúa Ki-tô.  Chúng ta vừa nhìn vào cây nến vừa ca lên: “Ánh sáng Chúa Ki-tô”.  Ánh sáng đó lần lượt đốt lên những cây nến nhỏ của mọi người, đây là một hình ảnh tuyệt vời.

13/ Đây cũng là dấu chỉ nói lên sứ mạng của người Ki-tô hữu. Chúng ta phải mang ánh sáng Chúa Ki-tô đi khắp nơi, chúng ta là chứng nhân của ánh sáng cho mình, cho gia đình và cho mọi người.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin thắp sáng đời con và giúp con trở nên ánh sáng để con đi chiếu soi cho mọi người và giúp mọi người tin và nhận ra Chúa Ki-tô phục sinh. Amen.

 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1324
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  10
 Hôm nay:  1987
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11352291
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top