Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Bài Chia sẻ Lời Chúa số 22-TAM NHẬT THÁNH - A (Dành cho Dòng Ba Đa Minh)

Phần 1: THỨ NĂM TUẦN THÁNH  A  -  13/04/2017 

ĐỀ TÀI : CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ

    Lời Chúa: Ga 13,1-15

 

1/ Tình yêu là lẽ sống của con người. Ở đâu có con người, ở đó có tình yêu, tình yêu đang hiện diện khắp nơi, vì Thiên Chúa là nguồn gốc của tình yêu, cho nên vì yêu thương mà Con Thiên Chúa đã bỏ mình vì nhân loại.

2/ Hôm nay trong Thánh Lễ Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã chứng tỏ sức mạnh vô biên của tình yêu, Chúa Giêsu đã thể hiện tình yêu qua cuộc sống và qua cái chết, Ngài sống vì yêu và chết cũng vì yêu. Vì thế nên Chúa đã ban cho nhân loại một giới răn mới: “Hãy yêu thương nhau” (Ga 13,34).

3/ Hôm nay Thiên Chúa đã trao ban  chính mình Ngài cho nhân loại, để nuôi sống nhân loại và còn dạy cho các Tông đồ về bài học tình yêu và bảo các ông phải về đến đích -> Là yêu cho đến cùng, yêu như Chúa yêu.

4/ Thế nào là yêu như Chúa yêu ? Yêu như Chúa là trở thành người tôi tớ phục vụ, là chấp nhận sống chết vì người khác. Chúa vừa nói lời yêu thương vừa làm bằng hành động yêu thương. Chúa đã rửa chân, một việc làm của người nô lệ dành cho chủ, Chúa đã đảo lộn vai trò khi đưa các Tông đồ lên làm chủ và  Chúa lại trở thành người hậu hạ.

5/ Rửa chân là khiêm nhường, phục vụ; nhưng muốn làm được điều này thì trong lòng phải có động lực, đó là tình yêu thương. Tình yêu như ngọn đèn chiếu sáng giữa đêm đen, dẫn mọi người đi đến bến an toàn.

6/ Yêu thương dẫn chúng ta đến đâu ? Có yêu thương, có phục vụ, thì khi người khác nhìn vào, họ sẽ nhận ra anh em là Môn Đệ của Thầy (Ga 13,35).

7/ Theo Chúa, chúng ta vẫn biết bản chất của đạo Chúa là phải yêu thương tha nhân. Chúa dạy: Yêu thương là dấu chỉ chúng ta đang thuộc về Chúa.

8/ Từ chỗ biết Lời Chúa đến sống ý Chúa là một khoảng cách khá xa. Chúng ta cứ muốn làm theo ý riêng, cứ muốn lấy lòng mình làm tiêu chuẩn để đo lường tình yêu anh em, chúng ta muốn giới hạn: yêu phải có ranh giới để khỏi phải chịu thiệt thòi. Chúng ta vẫn muốn cậy dựa vào thứ gì đó để xác định danh xưng, chứ không muốn liều mạng sống mình vì anh em.

9/ Chúng ta vẫn muốn dùng lý luận trần tục, sự ích kỷ của chính bản thân mình để đối xử với người thân, với anh em trong cộng đoàn ,với một tiêu chuẩn cố hữu rằng: Người ta yêu tôi thế nào thì tôi cũng chỉ yêu lại như thế đó. Chúng ta vẫn lấy tình yêu để đổi chát, để vụ lợi, như là mua bán, trao đổi một món hàng sao cho xứng tầm với giá trị, y như câu nói của người đời “Bánh đúc trao đi, thì bánh quy phải trao lại”.

10/ Nếu chúng ta cứ sống như thế thì làm sao anh em lương dân có thể nhìn ra Thiên Chúa là tình yêu  ? Làm sao để họ nhìn ra chúng ta là Môn Đệ của Chúa cho được ? Như vậy làm sao họ tin chúng ta, làm sao họ có thể tin Chúa của chúng ta ?

11/ Làm sao chúng ta có thể chứng minh: Đạo Kitô giáo là đạo yêu thương? Làm sao ta có thể hiểu hết tầm mức của giới răn mới ? Làm sao để chúng ta thu ngắn khoảng cách giữa lỗ tai và bàn tay ? Làm sao chúng ta có thể sống yêu thương như Chúa đã sống và đã dạy chúng ta ?

12/ Yêu như Thầy yêu: Là cúi xuống rửa chân cho anh em, cho dù người đó là Giu-đa, cho dù người đó tôi không ưa, cho dù người đó khác chính kiến, khác ý thức, khác màu da tiếng nói, và nhất là khác giai cấp, khác vùng miền.

13/ Yêu như Thầy yêu, là yêu cho đến cùng, yêu cho đến chết. Kể từ khi Chúa Giêsu yêu nhân loại cho đến chết, thì yêu thương đã trở thành giới răn mới, đó mới chính là: “Yêu như Thầy đã yêu”.

14/ Tình yêu là dòng chảy sự sống từ Chúa Giêsu đến với chúng ta, thì cũng chính là dòng chảy ân sủng từ chúng ta đến với anh em. Nhờ tình yêu, chúng ta có thể liên kết lại với nhau, nhờ đó khi họ nhìn chúng ta, họ nhận ra chúng ta là Môn Đệ của Chúa. (Ga 13,35).**R

 

Phần 2: THỨ SÁU TUẦN THÁNH  A  -  14/04/2017 

ĐỀ TÀI : TÌNH YÊU CHIẾN THẮNG SỰ CHẾT

Lời Chúa: Ga 18,1-19,42

 

1/ Cha mẹ luôn hy sinh cho con cái, nhất là người mẹ. Người mẹ có thể hy sinh tuổi xuân, sức khỏe, hạnh phúc cho con mình, và cũng có khi hy sinh cả mạng sống vì con. Câu chuyện bà mẹ bị ung thư khi đang mang bầu , bà muốn hy sinh mạng sống của mình để cứu đứa con / một người mẹ trong đống đổ nát của một trận động đất đã cắn ngón tay mình, lấy máu cho đứa bé mút để cho đứa con được sống và nó đã sống sót .

2/ Khi suy đến tình yêu con của 2 người mẹ trên đây, chúng ta liền hình dung ra tình yêu của Chúa Kitô đã dành cho nhân loại.

3/ Trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Chúa chịu quá nhiều đau đớn, tủi nhục. Chúa đau khổ vì bị một Môn Đệ thân tín bán mình, sự thờ ơ của những người thân, sự vô ơn bội nghĩa của nhân loại, làm cho Chúa xao xuyến, lo buồn đến nổi phải đổ mồ hôi máu. Cuối cùng rồi Chúa cũng chấp nhận chén đắng khi bị bắt, bị trói, bị chối bỏ, bị nhục mạ, vu cáo, đánh đập, sỉ nhục, và chết trần truồng trên Thập Giá.

4/ Tin Mừng cho biết Chúa chết lúc 3 giờ chiều. Đây là cái đích của Chúa Giêsu, là tận cùng của yêu thương, khi Chúa quyết tâm trao ban chính mình Ngài cho nhân loại.

5/ Tình yêu không ai có thể định nghĩa được. Có người cho rằng: yêu là chết đi, là chịu đóng đinh, là hy sinh mạng sống cho người mình yêu. Đây là định nghĩa thỏa đáng nhất. Người nhạc sĩ đã lấy cái chết của Chúa Giêsu để làm biểu tượng cho tình yêu, tình yêu này vượt trên tất cả, không lấy chi sánh bằng, tình yêu kỳ lạ, vượt quá trí hiểu của con người.

6/ Không thể có lời lẽ nào để diễn tả tình yêu của Chúa Kitô dành cho chúng ta. Chúng ta chỉ có thể im lặng, suy gẫm và tôn thờ tình yêu của Chúa.

7/ Luật Do Thái dành cho các tử tội như là một phát đạn ân huệ: một là đánh dập ống chân, hai là lấy giáo đâm vào tim (cạnh sườn) cho nạn nhân mau chết, khỏi phải chịu đớn đau kéo dài. Điều này cũng nói lên Chúa Giêsu đã dành hết tình yêu cho nhân loại, yêu đến giọt máu cuối cùng.

8/ Luật về con chiên tế lễ, chiên vượt qua, không làm gãy xương con chiên này. Chúa Giêsu là chiên vượt qua nên cũng không được đánh dập ống chân, chút máu và nước còn sót lại nơi trái tim Chúa đã phải đổ ra vì nhân loại. Đây là dòng chảy tạo nên giáo hội, đổi mới con người, phục hồi sự sống cho Adam và Eva. Đây là việc tạo dựng nhân loại mới qua cạnh sườn Adam mới, là Chúa Giêsu => Vì thế sứ mạng của giáo hội mới, là kéo dài sứ mạng yêu thương của Chúa Giêsu qua muôn thế hệ.

9/ Khi suy đến tình yêu lớn lao của Chúa => Chúng ta chỉ biết gục đầu, đấm ngực, ăn năn. Gục đầu cũng để thờ lạy, cảm tạ Chúa vì cho đến giờ phút này, chúng ta cũng vẫn hành hạ, đóng đinh, sỉ nhục Chúa, chúng ta vẫn chai lì trong tội lỗi.

10/ Chúng ta cứ phạm tội rồi lại biện hộ cho sự yếu đuối của mình, đồng ý Chúa sẽ tha thứ. Thế nhưng chúng ta phải biết ý thức về tội lỗi của mình, và nhận ra lòng Chúa yêu thương như thế nào, và coi đây là động lực giúp chúng ta cải thiện đời sống.

11/ Tòa cáo giải và bàn tiệc Thánh Thể là sức mạnh giúp chúng ta vượt qua mọi tính mê tật xấu, mọi yếu đuối lỗi phạm. Chúng ta đến để xin ơn tha thứ, và Chúa cũng chờ đợi để ban ơn tha thứ cho chúng ta.

12/ Đây chính là đỉnh điểm của tình yêu mà chúng ta phải nhận ra, phải cảm mến và phải cố gắng đáp đền, hãy chết cho tội lỗi để được Phục Sinh với Chúa trong tình yêu bao la của Ngài.**R

 

Phần 3: THỨ BẢY TUẦN THÁNH  A - 15/04/2017 

ĐỀ TÀI : VỌNG PHỤC SINH

Lời Chúa: Mc 16,1-8

 

1/ Nghi thức cử hành vào đêm Vọng Phục Sinh chính là nghi thức trọng tâm của biến cố Phục Sinh Kitô Giáo. Nghi thức này được sắp xếp theo tiến trình lịch sử cứu độ mà Thiên Chúa muốn ban cho nhân loại.

2/ Đọc lại Sách Sáng Thế, Thiên Chúa đã tạo dựng nên một vũ trụ thật tốt đẹp, sau đó Thiên Chúa tạo nên con người và cho con người được chung hưởng hạnh phúc với Chúa. Nhưng con người đã không nhận ra ơn huệ cao cả Chúa ban, nên đã giao kết với ma quỷ, đành lòng quay lưng lại với Thiên Chúa.

3/ Sau khi tổ tiên phạm tội, Thiên Chúa đã chọn người khác thay thế là Abraham, để xây dựng một dòng  giống mới. Một lần nữa biến cố vượt qua biển đỏ giúp cho dân Chúa chọn nhận ra quyền năng của Thiên Chúa để mà yêu mến tôn thờ.

4/ Cuộc xuất hành của người Do Thái là một hành trình đi từ kiếp nô lệ đến đất tự do. Và đêm Phục Sinh, cũng là Lễ Vượt Qua mới đã giải thoát nhân loại khỏi tình trạng tội lỗi và nô lệ cho ma quỷ, đem lại sức sống mới cho nhân loại. Vì vậy đêm Phục Sinh chính là trang sử mới của  giáo hội mới, của trời mới, đất mới.

5/ Cả triều thần thiên quốc hãy nhảy mừng, cả trái đất cũng hãy nhảy mừng cùng với Hội Thánh, hãy vui ca lên, vì Chúa Kitô đã sống lại.

6/ Chúng ta cần tìm sự sống nơi Đấng đã sống lại. Người Môn Đệ dù đã đi theo Chúa , nhưng vẫn còn đang bị chôn vùi trong sự chết, ánh sáng chỉ vừa ló dạng cho nên niềm tin của các Môn Đệ còn chưa tỏ rõ.

7/ Đêm Phục Sinh là đêm đức tin. Hội Thánh qua lời của Thánh Phaolo: Nếu Đức Kitô không sống lại thì lời rao giảng của tôi chỉ là tốn công vô ích (1 Cr 15,14). Niềm tin mà chúng ta đã gắn bó và phó thác là Đức Kitô đã từng chết, nhưng nay Ngài đã sống lại thật rồi.

8/ Hôm nay niềm tin vào Đức Giêsu Phục Sinh đã làm cho các phụ nữ hoang mang, lo sợ; nhưng Thiên Thần Chúa đã hiện ra trấn an các bà và cho biết Đức Kitô đã sống lại, các bà đã rất vui mừng và mau chạy về báo tin cho các Tông đồ.

9/ Tin Mừng Phục Sinh không dành cho riêng ai, nhưng là dành cho hết mọi người, cho cả nhân loại, mà các phụ nữ và Tông đồ là những người đầu tiên đón nhận. Tin Mừng này sẽ biến đổi cho tất cả những ai đón nhận nó, cho nên dù các bà có sợ hãi thì các bà cũng lại hân hoan chạy đi loan báo Tin Mừng này.

10/ Một lần nữa, đây là dịp để mọi Kitô hữu khẳng định lại niềm tin của mình vào Chúa Kitô phục sinh, để rồi kể từ dây nhân loại không còn hoảng sợ trước cái chết, vì vậy đêm nay mọi người hãy chạy về báo Tin Mừng này cho những người thân, những anh em của mình.

11/ Tin Mừng Chúa Phục Sinh kêu gọi chúng ta phải đổi mới đời sống, phải đón nhận sức sống mới từ Đức Kitô. Chúng ta đã được giải thoát, đã được tự do nên chúng ta đừng để mình lại rơi vào vòng nô lệ trói buộc của ma quỷ nữa, nhưng phải sống như một con người đã được thuộc trọn vào Đức Kitô Phục Sinh.

12/ Đoàn viên Đaminh hãy mạnh dạn làm chứng cho Tin Mừng cứu độ. Xin hãy đi loan báo Tin Mừng Chúa đã Phục Sinh cho anh em .**R

 

 

Giuse Luca/ Trưởng Nhóm Kinh Thánh Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 946
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  15
 Hôm nay:  5527
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11423361
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top