Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tim hiểu Tin Mừng CN 1 TN C - Chúa Giêsu chịu Phép Rửa / C / Giuse Luca

CHÚA NHẬT I TN C

LỄ CHÚA GIESUS CHỊU PHÉP RỬA 

ĐỀ TÀI: HAI LỜI CHỨNG XÁC NHẬN

 

 

TUNG HÔ TIN MỪNG:   x.Lc 3,16

Halêluia. Halêluia. Ông Gioan nói : Có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến; Chính Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa.Ha-lê-lui-a.

PHÚC ÂM:  Lc 3, 15-16.21-22

“Đức Giê-su chịu phép rửa xong và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca:

15  Hồi đó, dân đang trông đợi, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Yoan lại chẳng là Đấng Messia! 16 Ông Yoan trả lời mọi người rằng: “Phần tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần và bằng lửa”.

21  Khi toàn dân chịu phép rửa, Đức Giêsu cũng chịu phép rửa; rồi đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra, 22  và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Và có tiếng từ trời phán rằng: “Con là Con yêu dấu của Cha; Cha hài lòng về Con”.

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

---//---

1/   Chúa Giêsu xuống sông Yodan mang mấy ý nghĩa  ?

2/   Tại sao Chúa vô tội lại chịu phép rửa ?

3/   Ý nghĩa của sen nở hoa trong bùn .

4/   Nhìn thấy Chúa dìm mình trong dòng sông, ta ý thức được điều gì ?

5/   Lý do Chúa được tuyên phong ?

6/   Chúa Giêsu đã kết thúc điều gì, mở ra điều gì ?

7/   Ai đã xác nhận vai trò của Chúa Giêsu ?

8/   Những lần hạ mình của Chúa Giêsu.

9/   Có mấy phép rửa ?.

10/   Bằng chứng của tình yêu Chúa Giêsu .

11/   Cây Thánh giá nặng, ta muốn vác phần nào ?

12/   Sám hối là gì ?

 

13/   Sự khác nhau giữa 2 phép rửa:

14/   Đời sống Kitô hữu có mấy ơn gọi ?

15/   Sự khác biệt giữa người đã được rửa tội và người chưa ở chỗ nào ?

16/   Bản chất của ơn gọi Kitô giáo là gì  ?

17/   Dấu ấn của niềm tin Abra-ham.

18/   Tại sao theo Chúa phải có lòng can đảm ?

19/   Chúa không kêu gọi, liệu ta có cảm thấy sung sướng không ?

20/   Phép rửa của Chúa nhắc ta điều gì ?

21/   Tại sao Chúa chịu phép rửa ?

22/   Tiếng phán của Chúa Cha mang ý nghĩa nào ?

 

Bài 1: ĐOÁ HOA SEN GIỮA BÙN

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1/ Ai là người con hiếu thảo ? Lịch sử Hoa Kỳ cho biết : Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ là một vị tướng tài ba:  Ông George Washington, thế nhưng ít có người biết ông lại là một người con rất hiếu thảo với mẹ mình. Ông là một vị tướng tài, một nguyên thủ quốc gia với trăm nghìn công việc nhưng ông vẫn dành nhiều thời gian để chăm lo cho mẹ mình. Hôm nay, qua đoạn Tin Mừng cũng cho chúng ta thấy mối liên hệ tốt đẹp giữa Đức Ki-tô và Thiên Chúa Cha.

2/ Chúa Giêsu sống hiếu thảo như thế nào ? Như chúng ta biết, Chúa Giêsu là người con duy nhất của Chúa Cha. Chính vì vâng phục mà Chúa Giêsu đã nhập thể làm người để cứu độ chúng ta. Ở mọi nơi, mọi lúc, Chúa Giêsu luôn ưu tư về việc Ngài phải chu toàn thánh ý Chúa Cha. Chính vì thế mà Thánh Phao-lô đã xác nhận: Ngài đã vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá.

3/ Chúa Cha đã tuyên phong con mình như thế nào ? Chính vì thái độ vâng phục vô điều kiện, mà hôm nay trên bờ sông Yodan và vài năm sau trên đỉnh núi Tabore, chính Chúa Cha đã tuyên phong: Này là con ta yêu dấu, ta hài lòng về con. Hãy vâng nghe lời Ngài.

4/ Chúng ta đã đối xử thế nào với Cha mình ? Nhìn về mối liên hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa. Chúng ta biết rằng: Nhờ công nghiệp và cuộc tử nạn của Đức Ki-tô ,qua dòng nước từ bí tích rửa tội. Chúng ta đã được tẩy xoá khỏi mọi dấu vết của tội nguyên tổ và đã lấy lại được địa vị làm con cái Thiên Chúa. Nhưng nếu muốn sống xứng đáng, chúng ta phải vâng phục và chu toàn thánh ý Thiên Chúa trong đời sống chúng ta.

5/ Thế nào là Đức con ngoan ? Một đứa con ngoan không bao giờ vùng vằng, cãi vả với cha-mẹ mỗi khi cha-mẹ chỉ dạy. Để được xứng đáng làm con cái Chúa, chúng ta cần vui vẻ và mau mắn thi hành thánh ý Chúa, mau mắn làm điều cha mẹ chỉ dạy. Thánh ý Thiên Chúa được biểu lộ qua tiếng nói lương tâm, qua 10 điều răn, qua giới luật Moisen trên núi Sinai, qua các điều Chúa dạy trong kinh thánh, qua giới luật yêu thương trong Phúc Âm, qua huấn lệnh các bề trên thay quyền Giáo hội chỉ dạy cho ta.

6/ Thiên Chúa sẽ nói gì với chúng ta ? Nếu như hôm nay Chúa nhìn vào mỗi người chúng ta. Liệu Chúa có nói lên những lời mà ngày xưa Chúa đã nói với Đức Giêsu trên bờ sông Yodan: Này là con ta yêu dấu, đẹp lòng ta mọi đàng không ?

7/ Ý nghĩa của câu : “Hoa sen nở trên bùn lầy là gì ?” Khi suy gẫm về biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa, chúng ta thấy có điều gì đó gần gũi với ý của câu : “Hoa sen nở giữa bùn lầy. Đức Ki-tô là Đấng Thánh tuyệt vời , nơi Ngài không có chút nào vấn vương bóng tội. Vậy mà Chúa lại đi làm một chuyện khó hiểu : Đó là xin ông Yoan làm phép rửa cho mình.

8/ Chúa Giêsu chịu phép rửa vì lý do gì ? Lúc này Yoan đang kêu gọi người ta chịu phép rửa để tỏ lòng sám hối. Chuyện này thật bình thường và dễ hiểu. Bởi vì phàm làm người thì ai lại chẳng có tội, nhưng Đức Ki-tô nào có tội lỗi gì mà phải ăn năn ? Do đó, Chúa Giêsu không có lý do gì để xin chịu phép rửa .

9/ Thánh Phao-lô lý giải như thế nào ? Trong bức thư thứ nhất, Thánh Phao-lô đã nói một câu thật chí lý: Tội lỗi của chúng ta, Chúa Giêsu đã mang vào thân thể hầu đưa nó lên thập giá. Chúa Giêsu có thể xoá tội cho nhân loại như Chúa tha tù cho tội nhân, như Chúa xoá bỏ một món nợ. Nhưng Chúa lại nhận lấy cho mình , lại gánh vác mọi hậu quả của tội lỗi do chúng ta gây ra.**

10/ Ý nghĩa của câu : “Sen mọc trong bùn” là gì ? Sen không tránh né cái hôi tanh của bùn mà lại thu hút chính cái hôi tanh đó vào bản thân mình để biến nó thành một hoa đẹp thơm tho. Đức Ki-tô cũng đã mang lấy, gánh lấy tội lỗi của loài người, đem vào thân thể Ngài, để hấp thụ, biến đổi, gạn lọc và làm cho nó trở thành hương thơm, vẻ đẹp. Ngài dùng chính bản thân Ngài để biến đổi tội lỗi của trần gian, làm cho nó trở thành thánh đức, công phúc. Đó là ý nghĩa lễ Chúa chịu phép rửa / bởi vì Ngài không những tha tội mà còn thánh hoá nhân loại, không những xoá tội mà còn làm cho con người tội lỗi trở nên thánh thiện, công chính.

11/ Ý nghĩa của việc con Thiên Chúa làm người: Con Thiên Chúa làm người không phải chỉ để chuộc tội, tha tội hay đền tội thay cho loài người mà còn mang lấy thân phận tội lỗi. Sau đó, biến đổi chúng ta thành con Thiên Chúa. Khi Chúa Giêsu chịu để cho Yoan rửa mình trong dòng sông Yodan, chính là lúc Ngài ngụp lặn trong nguồn nước tội lỗi của nhân loại chồng chất từ thời ông Adam. Sau đó Ngài biến đổi dòng nước tội lỗi ấy thành dòng sông của tình thương. Một nguồn suối ân sủng dồi dào sự sống, Ngài chính là đoá sen mọc lên từ đám bùn lầy hôi tanh, vươn lên từ chính nguồn nước ao tù .

12/ Ý nghĩa của việc nhập thể của Đức Ki-tô: Thiên Chúa nhập thể không phải là Thiên Chúa đội lốt người hay một cuộc dạo chơi. Nhưng là một cuộc hội nhập, nhập thể là Ngài để cho mình gia nhập, dính dấp hoàn toàn đối với thân phận con người, kể cả thân phận tội lỗi và số kiếp tử vong.

13/ Lý do nào để Chúa Cha tuyên phong con mình ? Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhưng lại chấp nhận là một thân phận tội đồ với tất cả những hệ luỵ của nó. Ngài dìm mình xuống sông Yodan chính là chấp nhận cái chết nhục nhã của một kẻ tội đồ. Vì thế lúc này ta mới hiểu vì sao Chúa Giêsu nói cái chết của mình như một phép rửa. Hành động hôm nay có tính cách quyết định cho sứ vụ của Ngài. Đây chính là hành động thay cho lời nói tiên tri loan báo ý định dấn thân tới cùng, dẫn đưa Ngài tới cái chết thập giá. Cũng chính nhờ điều này mà Chúa Giêsu được Cha mình tuyên phong.

14/ Cách Chúa Giêsu tự hạ đầu tiên mang ý nghĩa gì ? Sông Yodan dài 220 km điểm đến cuối cùng của dòng sông chính là biển chết. Lòng hồ Galile sâu 212m nhưng biển chết sâu 394m dưới mực nước biển, đây là điểm sâu nhất của địa cầu. Khi Chúa Giêsu bước xuống sông Yodan để chịu phép rửa, người không chỉ xuống chỗ thấp nhất theo chiều sâu địa lý mà còn thấp nhất theo chiều sâu tâm lý. Chúa Giêsu muốn hoà mình với dòng người tội lỗi cần ăn năn. Tuy Chúa xuống để cứu độ người tội lỗi, nhưng Chúa không cho mình cái quyền đứng trên kẻ có tội, mà Ngài phải hạ mình xuống ngang hàng với họ, liên đới và trở nên anh em với họ. Lúc đó không ai nhận ra Ngài vì mọi người đều cho rằng : Ngài là một trong những kẻ đầy tội lỗi.**R

 

Bài 2: NHẬN PHÉP RỬA ĐỂ THI HÀNH SỨ VỤ

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

15/ Chúa Giêsu hạ mình lần đầu vào lúc nào? Trong đêm giáng sinh, chúng ta chứng kiến Con Một Thiên Chúa hạ mình lần đầu xuống thế làm người, làm một con người bé nhỏ, nghèo hèn. Nhưng như thế vẫn chưa đủ so với tình yêu thương vô biên của Thiên Chúa.

16/ Lúc nào thì Chúa Giêsu hạ mình lần thứ 2 ? Hôm nay, tại sông Yodan, Chúa lại hạ mình thêm một lần nữa, Ngài xuống tận đáy xã hội nhân loại khi nhận mình là người tội lỗi. Hôm nay, cũng là bước khởi đầu cuộc đời công khai, Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng tin mừng. Trước khi tiến ra gặp gỡ dân chúng, Chúa Giêsu đã dìm mình trong dòng sông Yodan. Khi chuẩn bị ra gặp loài người, Chúa cảm thấy mình cần thanh tẩy. Mặc dù đã mặc lấy xác phàm, Chúa vẫn chưa cảm thấy mình gần gũi nhân loại cho đủ, nên đã hạ mình xuống làm một con người tội lỗi và xin Yoan làm phép rửa cho .

17/ Ý nghĩa của việc dìm mình là gì ? Khi Chúa dìm mình xuống sông Yodan, dường như Chúa muốn mượn làn nước trong xanh để tẩy sạch đi dáng vẻ cao quý của một Thiên Chúa còn vấn vương nơi thân xác nhân loại của mình. Dìm mình là Chúa muốn tẩy đi những ngăn cách, để Chúa Giêsu trở nên thật sự là người anh em của chúng ta.

18/ Chúa Giêsu lấy thứ gì để rửa mình ? Dòng sông Yodan cho dù có xanh, có sạch đến đâu cũng không đủ sức để rửa Thiên Chúa làm người. Thực ra chính Chúa đã tự rửa mình bằng sự khiêm nhượng thẳm sâu. Khiêm nhượng là một phép rửa, vì khiêm nhường là quên mình, là chết đi tận cõi lòng . Dìm mình vào dòng sông là chấp nhận khổ đau và chết đi. Cái chết chính là phép rửa mà Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ (Lc 12,50) (Mc 10, 38).

19/ Có thứ gì vô hình mà chúng ta không thấy nhưng lại tin ? Có một câu châm ngôn: Không ai thấy được tình yêu, người ta chỉ thấy được bằng chứng của tình yêu. Không ai thấy điện, nhưng có thể thấy hiệu quả của điện. Không ai thấy Thiên Chúa nhưng chúng ta có thể thấy Ngài qua các tạo vật Ngài làm. Bằng chứng tình yêu của Chúa Giêsu đối với ta, đó là sự hạ sinh làm một em bé yếu đuối, nghèo hèn, và đó cũng là sự Ngài khiêm nhường hoà mình vào đoàn lũ của các tội nhân tới dìm mình trong dòng sông Yodan. Chúa đã mượn dòng nước sám hối để xoá đi khoảng cách giữa Thiên Chúa và con người.**

20/ Vì sao chúng ta lại sống xa cách Chúa ? Khiêm nhường của Chúa là một lời mời gọi. Nếu ta cảm thấy mình còn sống xa cách Chúa. Nếu ta cảm thấy mình cần được thanh tẩy thì đừng ngần ngại thay đổi đời sống. Hãy mạnh dạn tiến đến nhận phép rửa của Ngài và trở nên gần gũi với Ngài. Nếu ta không dám nhập phép rửa bằng một cái chết tủi nhục như Chúa thì ta vẫn có thể thanh tẩy mình bằng một phép rửa khiêm nhường. Hãy mặc lấy tâm tình sám hối của vua thánh Đavit: Một tấm lòng tan nát .. (Tv 50)

21/ Chúng ta cần rửa mình như thế nào ? Chúng ta hãy rửa mình trong dòng lệ sám hối, hãy tắm mình trong dòng nước khiêm cung.

22/ Làm sao để ta gặp được Chúa? Khiêm nhường, sám hối bước đầu để ta đến với Chúa, để ta đón nhận Tin Mừng. Khiêm nhường sám hối là biết mình có nhiều lỗi lầm để quay về nhà Cha, sống đúng tâm tình người con hiếu thảo / khiêm tốn quay về sẽ gặp được người Cha nhân hậu đang đón chờ ta. Thiên Chúa sẽ nói với ta : Đây là con ta yêu dấu, ta hài lòng về con.

23/ Sự khác biệt giữa hai phép rửa như thế nào ? Sự thanh tẩy bằng nước chỉ là sự dội nước đơn giản. Phép rửa của Thánh Yoan khuyên giục dân chúng cải thiện nếp sống, chuẩn bị tâm hồn để gặp gỡ Chúa Giêsu. Phép rửa của Chúa Giêsu thấm sâu vào nội tâm, thấm sâu vào tâm hồn. Thần khí Chúa vào sâu trong vật bị nung để loại bỏ tất cả những cặn bã dơ bẩn, tâm hồn chúng ta được đổi mới nhờ ơn Chúa Thánh Linh.

24/ Thế nào là một tiền hô đích thực ? Yoan tiền hô kêu gọi dân chúng thay đổi lối sống. Những tiên tri ngày nay cũng hô hào thay đổi thái độ, thay đổi điều kiện sinh hoạt, thay đổi cơ cấu xã hội, nhưng lại không hướng người ta đến với Đức Ki-tô, nghĩa là ngày nay các tiên tri không hô hào thay đổi tâm hồn nhờ vào tác động của Thánh Linh. Xét về bình diện sứ vụ Giáo hội thì tiếng nói của tiên tri ngày nay không có giá trị loan báo Tin Mừng, tiền hô đích thực như Yoan Tẩy giả thì hướng người ta đến với Đức Ki-tô.

25/ Lời phán của Thiên Chúa mang ý nghĩa nào ? Theo quan điểm của Thánh Luca thì tiếng phán của Thiên Chúa trên Đức Giêsu là một biến cố. Nhưng biến cố này có 2 diện mạo: Đây là sự tiên báo rõ ràng về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Tiếng phán từ trời cao chỉ định Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và Chúa Thánh Linh ngự xuống trên con người mà kể từ đây đức Tin của chúng ta sẽ tin nhận Ngài là “Thiên Chúa nhập thể”. Sau cùng mức độ đẹp lòng Chúa nhiều hay ít là tuỳ vào mức độ hiệp thông nhiều hay ít vào “ Thiên Chúa nhập thể ”, cũng chính là Đấng được được Thiên Chúa hài lòng và rất sủng ái.

26/ Ơn gọi nào quan trọng nhất ? Ngày nay Giáo hội luôn bận tâm với những ơn gọi nhưng vì Giáo hội hiểu tiếng ơn gọi một cách có giới hạn -> Có nghĩa là chúng ta chỉ chủ yếu nói về ơn gọi linh mục. Đây là một ơn gọi quan trọng, nhưng không phải là ơn gọi quan trọng nhất. Ơn gọi quan trọng nhất phải là ơn gọi làm Ki-tô hữu ,dành cho tất cả những ai đã được rửa tội. Có ơn gọi Ki-tô hữu rồi mới phát sinh ra những ơn gọi khác. Đầu tiên Chúa Giêsu kêu gọi: Hãy đến, hãy đi theo ta. Sau đó Chúa mới phân cấp : ai là Tông đồ, ai là môn đệ…/ Chúa Giêsu đã xác định rõ ràng : Ai là mẹ, là anh em ta, là những ai nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa. Có cha mẹ rồi mới có con cái. Cha mẹ không sống thánh làm sao có con làm linh mục ?

27/ Thế nào là đi theo Chúa ? Điều đáng buồn là những người đã được rửa tội lại không có gì khác biệt so với những người không được rửa tội. Chính vì lối sống đạo của họ. Họ thường có một lòng tin không trưởng thành dựa trên cách họ sống đạo không dứt khoát. Điều cần thiết là họ phải tin tưởng ,đi song song với sự cách sống hiểu đạo, cách biết Chúa của mình, bằng không họ chỉ sống bằng niềm tin theo ý cá nhân của mình thôi .

28/ Ơn gọi mà Chúa Giêsu muốn chúng ta làm, là gì ? Ơn gọi mà Chúa muốn chúng ta làm là : Chúng ta phải trở thành ánh sáng, muối đất. Đạo công giáo muốn chúng ta phải sống thế nào thì quan trọng hơn là tin vào điều đó, chúng ta không nên phân biệt giữa hoạt động tôn giáo và sinh hoạt thường ngày. Lòng tin phải biến thành hành động ,có nghĩa là hãy loan báo những điều mà bạn tin.

29/ Phải đi theo Đức Ki-tô như thế nào ? Bình thường thì đi theo Đức Ki-tô có nghĩa là trở nên một Ki-tô hữu nơi chúng ta đang sinh sống, ngay trong nghề nghiệp mà chúng ta đang lựa chọn. Có nhiều cách thức phục vụ Chúa Ki-tô và phục vụ Tin Mừng. Một là làm Tông đồ cho Chúa, hai là làm môn đệ. Làm Tông đồ là làm kẻ được sai đi, làm môn đệ là làm người học hỏi từ lời dạy dỗ của Thầy mình và đem thực thi trong đời sống của mình.

30/ Nếu đi theo Chúa, chúng ta có  được điều gì ? Nếu không đi theo tiếng Chúa gọi, chúng ta sẽ có một cuộc sống dễ dãi hơn. Thế nhưng liệu chúng ta có được hạnh phúc và chúng ta có thể sống nhiều hơn thế nữa chăng ? Chúng ta nghe Chúa nói: Thầy đến để anh em được sống và sống dồi dào. Tin Mừng đưa ra cho chúng ta một lối sống chính đáng hơn, sâu xa hơn. Tin Mừng chỉ cho chúng ta một lối sống có thể đạt được sự sống đời đời.

31/ Lúc 12 tuổi, Chúa Giêsu khám phá ra điều gì ? Lúc 12 tuổi, khi Chúa Giêsu ở lại trong đền thờ, Chúa Giêsu khám phá ra mối liên hệ độc nhất giữa Ngài và Thiên Chúa Cha. Cho đến lúc Yoan Tẩy giả xuất hiện, thì Chúa đã ba mươi tuổi. Như vậy trong suốt 18 năm qua Chúa Giêsu đã suy nghĩ và nhận thức sự đặc biệt ở nơi chính mình. Nhưng vì lúc đó Chúa vẫn chỉ là một anh thợ mộc vô danh ở làng Nazaret. Hẳn Chúa cũng biết sẽ có ngày Chúa phải rời bỏ Narazet để thi hành một sứ vụ lớn lao hơn. Vì thế Chúa vẫn đợi chờ một dấu chỉ báo hiệu cho ngày đó xuất hiện.

32/ Khi nào thì Chúa Giêsu nhận ra một dấu chỉ ? Vào chính lúc này thì Yoan xuất hiện, dân chúng kéo đến nghe ông giảng và chịu phép rửa. Trong cả xứ Palestin nổi lên một cuộc chấn chỉnh, phục hưng, một phong trào toàn dân quay về với Thiên Chúa. Khi thấy điều này, Chúa Giêsu biết là giờ của Ngài đã điểm. Không phải là Ngài cảm biết tội lỗi để mà ăn năn, nhưng Chúa Giêsu biết rằng: Hiện giờ Chúa phải đồng hoá mình với phong trào quay về với Thiên Chúa của dân chúng . Đối với Chúa Giêsu : Sự xuất hiện của Yoan là tiếng kêu gọi của Thiên Chúa cho biết là đã đến lúc hành động.

33/ Ý nghĩa trong phép rửa của Chúa Giêsu là gì ? Trong phép rửa của Chúa Giêsu mang nhiều ý nghĩa: ý nghĩa về Nước Trời đã đến vì chính lúc này Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng Nước Trời. Cũng có nghĩa là Chúa Giêsu được xức dầu tấn phong bằng Thánh thần để thi hành sứ mạng trọng đại và cuối cùng là Chúa đồng hoá mình với kẻ tội lỗi, để hạ mình xuống nhận lấy phép rửa của Yoan Tẩy giả .

34/ Ngày lễ hôm nay nhắc nhớ chúng ta điều gì ? Ngày lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa nhắc nhớ chúng ta về ngày chúng ta được lãnh nhận bí tích rửa tội. Mỗi khi vào nhà thờ, mỗi khi chúng ta đưa tay chấm nước phép làm dấu thánh giá, là chúng ta tự nhắc nhớ mình về phép rửa và phải tự cam kết với lòng mình là phải sống trọn vẹn với ơn gọi của phép rửa tội ấy. Và cũng để nhắc nhớ chúng ta rằng : Chúa Giêsu vốn là đấng không hề biết đến tội lỗi nhưng lại trở nên kẻ tội đồ vì cớ chúng ta. Vậy nên chúng ta luôn phải sống tâm tình ăn năn sám hối và giữ lòng mình sạch tội, và phải dọn lòng luôn xứng đáng mỗi khi lên rước Chúa. **R

 

Bài 3: Ý NGHĨA CỦA PHÉP RỬA

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

35/ Chúa Giêsu đứng dưới sông Yodan gợi cho ta hình ảnh gì ? Một người vô tội đứng giữa những người tội lỗi / Một đóa hoa sen nở trên đám bùn lầy / Chúa Kitô là Đấng Thánh Thiện tuyệt vời, Ngài không hề vấn vương chút vết nhơ tội lỗi nào.

36/ Chúa Giêsu xuống sông Yodan xin chịu phép rửa, mang mấy ý nghĩa ? Có 3 ý nghĩa: 1) Chúa xuống để làm phép nước, để thánh hóa dòng nước / 2) Chúa xuống lấy nước rửa sạch Thiên tính của Ngài, để Ngài trở nên giống với con người hơn / 3) Con Người xuống sông Yodan để rửa sạch nhân tính, để trở nên giống Con Thiên Chúa hơn.

37/ Tại sao Chúa Giêsu vô tội lại xin chịu phép rửa ? Yoan kêu gọi mọi người chịu phép rửa để tỏ lòng sám hối ăn năn / chuyện đó thật bình thường / vì làm con người ai mà chẳng có tội ? Nhưng Chúa Giêsu đâu có tội lỗi gì ? Thánh Phêrô trong bức thư thứ nhất đã nói: Chúa Giêsu không chỉ tha tội, xóa tội cho nhân loại / như người ta tha tội cho một tù nhân, như người ta xóa một món nợ / mà Chúa Giêsu còn gánh vác, còn nhận lấy mọi hậu quả của tội / Nghĩa là Ngài còn phải trả thay, đền thay cho nhân loại, theo đúng với phép công thẳng của Thiên Chúa.

38/ Sen mọc và nở trong bùn mang ý nghĩa nào ? Sen đã không tránh cái dơ bẩn của bùn, trái lại nó thu hút chính cái bùn nhơ đó vào trong thân của mình / Chúa Giêsu đã gánh lấy tội lỗi của nhân loại vào thân rồi đưa lên thập giá / Cây sen cũng hút bùn nhơ, đưa vào thân thể, sau đó nó gạn lọc, biến đổi, rồi biến nó thành hoa thơm với vẻ đẹp trinh khiết / Chúa Giêsu cũng biến đổi tội lỗi trần gian thành thánh đức / Đây là ý nghĩa đúng đắn nhất biện minh cho việc Chúa chịu phép rửa / Bởi vì Ngài không chỉ tha tội mà còn thánh hóa nhân loại, không chỉ xóa tội mà còn gánh tội / làm cho con người tội lỗi trở nên thánh thiện và công chính.

39/ Một lý do khác được giải thích rõ hơn: Con Thiên Chúa làm người không phải chỉ để chuộc tội, tha tội hay đền tội thay cho loài người / mà Ngài còn mang lấy kiếp con người tội lỗi để biến đổi chúng ta trở thành con Thiên Chúa.

40/ Khi Chúa Giêsu để cho Yoan rửa mình trong dòng nước sông Yodan, cũng chính là lúc Ngài ý thức được rằng: mình đang ngụp lặn, đang chìm sâu dưới dòng nước tội lỗi của nhân loại đã chồng chất, tích tụ từ thời nguyên tổ Adam, Eva / Ngài chấp nhận cho tội lỗi ngập đầu ngập cổ để rồi biến đổi dòng sông tội lỗi ấy thành một dòng sông của tình thương, một nguồn suối ân sủng.

41/ Nhập Thể của Đức Kitô mang ý nghĩa gì ? Đây không phải chỉ là việc đội lốt con người, một cuộc dạo chơi hay là một cuộc hội nhập / mà đây chính là một sự dấn thân, một sự dính dấp hoàn toàn đối với thân phận, đối với định mệnh kiếp người / cho dù đó là thân phận của kẻ tội lỗi / một số kiếp của tử tù.

42/ Chúa Giêsu phải chấp nhận điều gì khi biến mình thành thân phận tội lỗi ? Khi chấp nhận thân phận tù nhân như con người / đương nhiên Chúa cũng chấp nhận những hệ lụy của nó / Chúa chấp nhận dìm mình trong dòng nước thì đương nhiên Chúa cũng chấp nhận cái chết / Chính vì thế chúng ta mới hiểu tại sao Chúa ví cái chết của Ngài như một phép rửa / và hành động Chúa chịu phép rửa hôm nay có tính cách quyết định cho toàn thể sứ vụ của Ngài.

43/ Với quyết định dấn thân hôm nay sẽ đưa Chúa Giêsu đi tới đâu ? Những lời tiên tri loan báo ý định dấn thân của Chúa / sẽ dẫn đưa Ngài tới cái chết trên thập giá / Nhưng cũng chính nhờ vào cái kết cục tủi nhục này mà Ngài sẽ được Chúa Cha tuyên phong: “Này là Con Ta yêu dấu, đẹp lòng ta mọi đàng”.

44/ Trong sinh hoạt của Giáo Hội, Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa mang ý nghĩa nào ? Đây là một kết thúc và đây cũng chính là lúc mở đầu / Kết thúc Mùa Giáng Sinh và cũng là mở đầu Mùa Thường Niên / Kết thúc một quảng đời sống ẩn dật và mở đầu một cuộc đời công khai rao giảng Tin Mừng / Bắt đầu thi hành sứ vụ mà Chúa Cha đã trao phó / Đây cũng là mạc khải công khai về sứ vụ cứu độ của Chúa Giêsu / và cũng là một mạc khải quan trọng về Thiên Chúa Ba Ngôi.

45/ Thiên Chúa đã mạc khải điều gì về mình ? Một người vô tội, đứng xếp hàng giữa bao con người tội lỗi để lãnh nhận phép rửa thống hối / Ngài không đơn thuần là một con người phàm trần, nhưng lại là Con Thiên Chúa / Chính là Con Thiên Chúa Nhập Thể / “Đây là Con Ta yêu dấu…” Đây là lời mạc khải, cũng là lời xác nhận của Chúa Cha về Chúa Kitô / Lời mạc khải long trọng và công khai cho nhiều người trong lúc đó cùng nghe được / Đồng thời cũng chính lúc đó Chúa Thánh Thần hiện xuống trên Chúa Giêsu với hình chim bồ câu như Tin Mừng vừa thuật lại.

46/ Thiên Chúa đã vén mở điều gì ? Khởi đầu thì Thiên Chúa vén mở / sau này thì chính Chúa Giêsu giảng dạy thêm cho các môn đệ trong nhiều dịp khác nhau / để rồi sau cùng là dịp kết thúc liên quan đến phép rửa trọn hảo của Chúa Giêsu / Đó là phép rửa trong Chúa Thánh Thần khi Chúa Giêsu Phục Sinh ra lệnh cho các Tông Đồ: “Các con hãy đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng … và rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”**R

 

Bài 4: PHÉP RỬA VÀ ƠN GỌI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

47/ Trong đời sống Kitô hữu có mấy ơn gọi ? Giáo Hội đang rất quan tâm đến ơn gọi Linh mục / nhưng chưa phải là ơn gọi quan trọng nhất / Ơn gọi phổ biến nhất, quan trọng nhất dành cho những ai đã chịu phép rửa tội, đó là ơn gọi làm Kitô hữu / Người Kitô hữu tốt sẽ sản sinh ra nhiều ơn gọi Linh mục.

48/ Đức Giêsu kêu gọi người Kitô hữu phải làm gì? Đó là ơn gọi làm môn đệ Chúa Giêsu / Tất cả các ơn gọi khác trong Giáo Hội đều có liên hệ với ơn gọi này / Chúa Giêsu nói: “Hãy theo Ta” / Chúa muốn mỗi người phải đáp lại lời kêu gọi của Chúa.

49/ Người đã rửa tội và người chưa rửa tội có những khác biệt nào ? Đây là điều đáng buồn vì có số đông không có sự khác biệt / Nhiều người có thực hành đức tin đôi chút nhưng thường là họ sống bằng một lòng tin không trưởng thành, một sự thực hành èo uột, một niềm tin không dứt khoát, họ có tin nhưng không theo Chúa, nên có khi họ có đời sống còn kém hơn những người chưa theo đạo / Mỗi người cần phải đi theo Chúa bằng đức tin và lòng mến của riêng cá nhân mình.

50/ Ơn gọi làm Kitô hữu mang tính chất gì ? Sự khác biệt ở chỗ là có đời sống thực hành / vì bản chất của ơn gọi này không phải là một câu chuyện cổ tích hay câu chuyện ngụ ngôn / mà là một ơn gọi, một lời kêu gọi mỗi người phải trở nên một công cụ của Chúa Kitô là muối, là men , là ánh sáng/ không phải một mà là cả ba!

51/ Bản chất của đạo Công giáo là gì ? Ta có thể nói về một niềm tin ,tin vào một điều gì đó, mà còn phải có lối sống như thế nào để xứng đáng, để minh chứng cho niềm tin của mình là đúng, là thật / Nói thì dễ, ai nói cũng được / nhưng sống niềm tin thì rất khó / Còn điều khó hơn nữa là phải làm chứng cho điều mình tin, sau đó phải chịu sự chấm điểm, sự công nhận của người khác nữa / Điều đó cho thấy không dễ gì mà sống dối trá được / Vì chúng ta có thể nói dối được / nhưng bản chất của con chiên và con dê thì không ai có thể nhầm lẫn được.

52/ Niềm tin của Abraham có dễ cho ta bắt chước không ? Hành động của ông thì quá dễ cho ta nói , nhưng lại quá khó để cho ta bắt chước! Hành động của Abraham nó có một dấu ấn chìm mà không dễ gì ai có thể có được / Bởi vì dấu ấn ấy chỉ có một mình Thiên Chúa có / chẳng ai có thể làm giả hoặc có thể mua bán đổi chát được / Vì thế người yêu Chúa thật thì phải có đời sống giống Chúa, mà đời sống của Chúa thì không dễ gì bắt chước / Vì muốn sống như Chúa buộc chúng ta phải từ bỏ tất cả / kể cả mạng sống của mình / và tùng phục Chúa cho đến chết!

53/ Muốn sống đời Kitô hữu, muốn theo Chúa, chúng ta cần có đức tính nào ? Chúng ta có rất nhiều thứ để hiến tặng cho thế gian / Họ quá cần đến nỗi gần như là tuyệt vọng / Bởi vì ngày nay con người đang sống theo thuyết thực dụng, nên điều cốt yếu chúng ta cần phải có là lòng can đảm/ tính gan dạ, dám nói, dám làm / Nếu không có lòng can đảm thì làm sao chúng ta dám lấy của mình đang có, đang cần mà đem cho người khác / không phải là cho người mình thương mà ngay cả người mình đang ghét, mình cũng phải cho / lại càng phải hy sinh cho họ.

54/ Đi theo Chúa có khó lắm không ? Đây là nói với một con người bình thường / Chúa đòi chúng ta phải trở thành môn đệ của Chúa ngay tại nơi sinh sống, ngay trong nghề nghiệp của mình đang làm/ có quá nhiều cách để chúng ta có thể phục vụ Đức Kitô, phục vụ Tin Mừng / Lời Chúa mời gọi là :Chúa muốn chúng ta làm môn đệ của Chúa.

55/ Nếu Chúa không kêu gọi, có phải là chúng ta có cuộc sống dễ dãi hơn không ? Liệu rằng khi Chúa không gọi chúng ta,  thì liệu chúng ta có được cuộc sống dễ dãi hơn không ? Liệu chúng ta có sống hạnh phúc hơn không ? Có sống được lâu dài hơn thế không ? Không có gì chắc chắn./  vì dù theo Chúa hay không theo Chúa ,ai cũng phải gặp đau khổ .

56/ Tin Mừng đã đưa ra một lối sống như thế nào? Chúa Giêsu nói: “Thầy đến để anh em được sống và sống dồi dào” / Tin Mừng đưa ra cho chúng ta một cuộc sống dồi dào hơn, chính đáng hơn, sâu xa hơn / Tin Mừng cũng gieo vào lòng chúng ta những hạt giống của sự sống đời đời, tạo ra một viễn tượng chúng ta sẽ có một cuộc sống cao cả hơn, trong sạch hơn ,hạnh phúc hơn  trước mắt chúng ta.

57/ Thiên Chúa thông truyền cho chúng ta ơn gì nữa ? Thiên Chúa thông truyền cho chúng ta tinh thần hy sinh, phục vụ người khác, ơn này làm mở rộng khả năng yêu thương và can đảm của con người / Ơn này không chỉ dành riêng cho cá nhân / mà dành chung cho cộng đoàn Kitô hữu / Bởi thế khi chúng ta chịu phép rửa tội / chúng ta được đón nhận vào cộng đoàn các kẻ tin / Vì thế chúng ta cũng phải chu toàn bổn phận của những người có đức tin.

58/ Lễ Chúa chịu phép rửa, nhắc chúng ta điều gì ? Nhắc chúng ta ngày mới chịu phép rửa tội / Cũng vậy, mỗi khi chúng ta vào Thánh đường, đưa tay lấy nước phép làm dấu Thánh giá, là chúng ta nhắc nhớ mình về ngày chúng ta đã chịu phép rửa tội, nhớ lại những lời cam kết sống trọn vẹn với ơn gọi ấy.

59/ Câu chuyện về ông Moran / tòa án / và luật sư biện hộ / Luật sư cố biện hộ cho vợ chồng ông Moran là không có tội / vì cây không sinh quả / đức tin không có việc làm / không yêu người khác như chính bản thân họ / nên họ chỉ là hai kẻ nói dối / ông Moran cố gào lên: nhưng chúng tôi đều là người Công giáo mà!   Buồn cười.  /câu chuyện này phải nghe kể mới hiểu / **R

 

TÓM Ý

1/ Chúa Giêsu xuống sông Yodan mang mấy ý nghĩa ? Có 3 ý nghĩa: a) Chúa xuống sông Yodan để làm phép nước, để thánh hóa dòng nước / b) Chúa xuống để rửa sạch Thiên tính của Ngài, để Ngài trở nên giống với con người hơn / c) Con người xuống sông để rửa sạch nhân tính để trở nên giống con Thiên Chúa hơn.

2/ Tại sao Chúa vô tội lại chịu phép rửa ? Yoan kêu gọi mọi người sám hối / Chúa không chỉ tha tội cho loài người, Chúa còn gánh tội, còn nhận lấy hậu quả của tội / Chúa phải đền thay / Chúa Giêsu phải đền trả phép công thẳng của Chúa Cha.

3/ Ý nghĩa của sen nở hoa trong bùn: Sen hút bùn dơ vào cơ thể, gạn lọc, biến đổi những hôi tanh thành hương hoa thơm / Chúa cũng sống giữa trần gian tội lỗi / xóa tội, biến tội lỗi thành sự thánh thiện , công chính.

4/ Nhìn thấy Chúa dìm mình trong dòng sông, ta ý thức được điều gì ? Chúa dìm mình trong dòng nước tội lỗi, biến dòng nước tội lỗi ấy thành dòng sông của tình thương / Chúa nhận lấy kiếp tội lỗi / nhận lấy số kiếp kẻ tử tù để cho chúng ta được sống.

5/ Lý do Chúa được tuyên phong: Chúa đứng xếp hàng như kẻ tội đồ / Ngài nhận lãnh sứ vụ khi mang kiếp sống kẻ tử tù / Điều đó khiến cho Chúa Cha hài lòng nên Chúa Giêsu đã được tuyên phong.

6/ Chúa Giêsu đã kết thúc điều gì, mở ra điều gì ? Chúa kết thúc Mùa Giáng Sinh, mở đầu Mùa Thường Niên / Kết thúc thời gian ẩn dật, mở đầu cuộc đời công khai rao giảng Tin Mừng.

7/ Ai đã xác nhận vai trò của Chúa Giêsu ? Chúa Cha đã long trọng mạc khải cho mọi người cùng nghe thấy / Cũng chính lúc đó Chúa Thánh Thần xuất hiện và làm chứng cho Chúa Yêsu.

8/ Nói về 3 lần hạ mình của Chúa Giêsu: a) Hạ mình làm trẻ sơ sinh hèn hạ / b) Hạ mình làm người tội lỗi xin chịu phép rửa / c) Hạ mình làm một kẻ tử tù chết đi trên thập giá.

9/ Có mấy phép rửa? Có 3 phép rửa: a) Phép rửa bằng nước / b) Phép rửa bằng Thánh Thần / c) Phép rửa bằng sự khiêm nhường, sống từ bỏ mình / quên mình / chết đi cho sự kiêu ngạo.

10/ Bằng chứng của tình yêu Chúa Giêsu: Vì yêu nên hạ mình làm một em bé / vì yêu nên khiêm nhường hòa mình vào dòng người tội lỗi để chịu phép rửa / Vì yêu nên Chúa muốn xóa bỏ mọi ngăn cách còn lại giữa Thiên Chúa và phàm nhân.

11/ Cây Thánh giá nặng, ta muốn vác phần nào ? Chúa vác phần nặng, ta vác phần nhẹ / Chúa chết tủi nhục, đau đớn là phần nặng / ta khiêm nhường sám hối, chừa bỏ nguồn gốc của tội là ta vác phần nhẹ.

12/ Sám hối là gì ? Là quay về nhà Cha / là  sống như con hiếu thảo / là trở về gặp người cha nhân hậu đứng chờ / Chúa sẽ nói với ta: “Đây là con Ta rất yêu dấu, Ta hài lòng về con”.

13/ Sự khác nhau giữa 2 phép rửa: Yoan bảo hãy cải thiện nếp sống, dọn dẹp tâm hồn / Còn phép rửa của Chúa thấm sâu vào nội tâm, đổi mới tâm hồn nhờ ơn Thánh Linh.

14/ Đời sống Kitô hữu có mấy ơn gọi ? Ơn gọi Linh mục và ơn gọi lập gia đình / nhưng ơn gọi gia đình quan trọng nhất vì nó sản sinh ra ơn gọi Linh mục.

15/ Sự khác biệt giữa người đã được rửa tội và người chưa: Điều đáng buồn là có quá ít sự khác biệt / Thường đa số họ sống bằng đức tin không trưởng thành / Niềm tin không dứt khoát nên đời sống của họ còn kém hơn những người chưa theo đạo.

16/ Bản chất của ơn gọi Kitô giáo:  Đạo chúa không phải là câu chuyện cổ tích, người tín hữu phải sống và thực hành đức tin / Họ phải trở nên một công cụ của Chúa Kitô như là muối, men, ánh sáng / Hãy sống cho xứng với niềm tin của mình .

17/ Dấu ấn của niềm tin Abra-ham: Việc làm của Abra-ham do Thiên Chúa đóng ấn / Dấu ấn ấy không ai có thể làm giả / Người yêu Chúa thật thì phải sống như Chúa Kitô đã sống / Vì nếu muốn sống như Chúa / chúng ta phải từ bỏ tất cả / kể cả mạng sống mình / Vậy thì giả thế nào được.**

18/ Tại sao theo Chúa phải có lòng can đảm ? Người thời nay sống theo thuyết thực dụng / Nếu không gan dạ, không can đảm, làm sao ta dám lấy của mình đang cần dùng mà cho kẻ khác /nếu cho kẻ mình thương là quá bình thường / cho kẻ mình ghét mới là đáng nể phục.

19/ Chúa không kêu gọi, liệu ta có cảm thấy sung sướng không ? Theo Chúa hay không theo Chúa, mọi người đều gặp đau khổ, đều phải chiến đấu ngang nhau / Nhưng liệu chúng ta có sống lâu hơn, có hạnh phúc hơn nếu ta không theo Chúa ? Chưa chắc/ hãy thử xem !

20/ Phép rửa của Chúa nhắc ta điều gì ? Nhắc chúng ta ngày mới chịu phép rửa tội, nhắc nhớ lời cam kết ta sống cho Chúa, vì Chúa / hôm nay ta đã lỡ quên lời hứa phải không /hãy làm lại /

21/ Tại sao Chúa chịu phép rửa ? Đây là điểm xuất phát, đây là dấu hiệu cho thấy Chúa  bắt đầu thi hành sứ vụ cứu độ nhân loại.

22/ Tiếng phán của Chúa Cha mang ý nghĩa nào ? Chúa Cha xác nhận Chúa Con là Con Thiên Chúa/  câu “Đây là Con Ta yêu dấu” trích dẫn từ TV 2, 17 diễn tả về Đấng Cứu Thế / Câu: “Ta hài lòng về Con” trích dẫn từ Isai-a 42,1 / diễn tả về người đầy tớ đau khổ / các hình ảnh này được diễn tả trọn vẹn trong Isai-a 53.**R

Hai lời chứng : Lời chứng thứ nhất của Yoan TG :  Đây Chiên Thiên Chúa  ....../ Lời chứng thứ hai của Thiên Chúa Cha : Đây là Con ta yêu dấu .... / cả hai lời chứng đều nói lên sứ vụ của Chúa Yesu /

Giuse Luca Trương Đình Nghi

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1632
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  2377
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11407786
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top