Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN 11 TN C - Lễ mừng kính Thiên Chúa Ba Ngôi / Giuse Luca

CHÚA NHẬT  MỪNG KÍNH THIÊN CHÚA BA NGÔI /  11 TN  C  

ĐỀ TÀI:  THIÊN CHÚA ĐẦY QUYỀN NĂNG VÀ TÌNH YÊU THƯƠNG

 

Tung hô Tin Mừng:  x.Kh 1, 8

Haleluia. Haleluia. Xin dâng lời tôn vinh chúc tụng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa đã có, hiện có và đang đến, xin tôn vinh chúc tụng muôn đời. Haleluia.

PHÚC ÂM: Ga 16, 12-15

"Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy; Thần Khí sẽ lấy những gì là của Thầy mà loan báo cho anh em."

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gio-an.

12 Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. 13 Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến. 14 Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em. 15 Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em.”

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

 

1/Mầu nhiệm nào là nền tảng của đạo Ki-tô giáo?

2/Chức năng hoạt động của Ba Ngôi như thế nào ?

3/Lúc nào thì ngôi Hai Thiên Chúa tỏ mình công khai ?

4/Chúa Giêsu thường nhắc đến Chúa Cha và Thánh Linh vào lúc nào ?  

5/Khi nào chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi ?

6/Làm sao có thể tin Thiên Chúa có Ba Ngôi ?

7/Chúng ta hiểu Ba Ngôi Thiên Chúa như thế nào ?

8/Vì sao chúng ta nên chúc tụng Chúa ?

9/Vì sao ta chưa chúc tụng Chúa ?

10/Một ví dụ cụ thể về Chúa Ba Ngôi:

11/Thái độ của chúng ta đối với mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi:

12/So sánh mặt trời và Thiên Chúa Ba Ngôi:

13/Vì sao chúng ta không thể hiểu hết về Thiên Chúa ?

 

14/Thế nào là mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi ?

15/Tình yêu của Thiên Chúa có gì khác biệt ?

16/Chúa Thánh Thần thể hiện tình yêu ấy như thế nào ?

17/Tình yêu dâng hiến là gì ?

18/Hiệu quả của tình yêu và tội lỗi:

19/Chúng ta nên sống như thế nào ?

20/Muốn sống đúng, chúng ta cần làm gì ?

21/Chúng ta hiểu thế nào về tình yêu Chúa Ba Ngôi ?

22/Bản chất người Cha của Thiên Chúa như thế nào ?

23/Thực tế mà chúng ta đang gặp phải là gì ?

24/Chúng ta cần đáp lại tình yêu Thiên Chúa như thế nào ?

25/Thế nào là một Đức Tin trưởng thành ?

26/Tình yêu Chúa theo luận chứng của Thánh Yoan:

27/Ai là Đấng đến sau Đức Ki-tô?                ******* Coi phần trả lời ở bài Tóm ý 

 

Bài 1: CHÚA BA NGÔI TRONG CUỘC ĐỜI TA

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1/Ba Ngôi Thiên Chúa nắm giữ vai trò nào trong cuộc sống của chúng ta ? Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi là Mầu Nhiệm lớn lao nhất của Kitô giáo / vì Mầu Nhiệm này thuộc về đời sống thâm sâu của bản tính Thiên Chúa mà trí khôn con người không thể nào hiểu thấu / Sở dĩ chúng ta tin điều này vì do được chính Chúa Yesu mạc khải cho chúng ta.

2/Bản chất Người Cha của Thiên Chúa như thế nào ? Trong tất cả các tôn giáo, không có một thần minh nào dám mạc khải về mình như thế / Hẳn chúng ta cũng rất hãnh diện vì có được một Thiên Chúa gần gũi với chúng ta như một Người Cha / và Người Cha ấy là một Người Cha Toàn Năng.

3/Thánh Vịnh 115 đã diễn tả về Người Cha này như thế nào ? Cha chúng ta đang ở trên trời và Ngài làm được tất cả những gì Ngài muốn / Đồng thời Ngài còn là một người Cha đầy lòng nhân từ và hay thương xót / Ngài biết chúng ta thiếu thốn những gì và luôn sẵn sàng ra tay cứu giúp / Nhiều người trong chúng ta chưa cảm hết mối tình phụ tử này / Đa số chúng ta chỉ biết nhìn vào những hoàn cảnh phiến diện bên ngoài / để rồi luôn nghi ngờ tình thương của Chúa.

4/Thực tế khi chúng ta đối diện với tình thương của Chúa là gì ? Nhiều khi chúng ta mất kiên nhẫn khi thấy rằng: chúng ta luôn ăn ngay ở lành mà vẫn cứu bị thiệt thòi và thất bại/ Trong khi đó những kẻ sống ác thì lại khác, xem ra như cuộc đời họ cứ lên hương như diều gặp gió / Người lành như đang tháo chạy /còn chân lý thì đang rút vào bóng tối!

5/Chúng ta sẽ tin như thế nào vào tình yêu của Thiên Chúa? Trước tiên chúng ta phải tin rằng Thiên Chúa là tình yêu / Ngài muốn biểu lộ tình yêu ấy cho mọi người, người lành cũng như kẻ dữ / nhưng tới một lúc nào đó / sự công bằng của Ngài sẽ được tỏ hiện / và Ngài sẽ xét xử chúng ta tùy theo công việc của mỗi người đã làm / đối với những thử thách chúng ta đang gặp phải / Ý Chúa muốn chúng ta kiên nhẫn và vững lòng cậy trông / Bởi vì ai kiên trì trong gian truân, sẽ được đưa đến bến bờ hạnh phúc / Hơn nữa Chúa đang thử thách chúng ta xem chúng ta có bằng lòng vâng phục hay không! Bởi vì vâng lời thì trọng hơn của lễ / Đồng thời Chúa muốn xem đức tin của chúng ta có thật sự trưởng thành hay chưa.

6/Thế nào là một đức tin trưởng thành ? Một đức tin trưởng thành sẽ không bao giờ nao núng trước mọi nghịch cảnh / Một người cha thương con đích thực thì phải biết uốn nắn con cái, chứ không được nuông chìu và làm cho chúng hư đi / “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”… là thế / Hẳn chúng ta còn nhớ câu chuyện ông Gióp trong Cựu Ước / giữa một hoàn cảnh đen tối, ông không hề oán trách, nhưng một mực phó thác cho Chúa / Hãy học cách giải quyết của ông ta là: Ở mọi nơi và trong mọi lúc, phải luôn tin tưởng vào tình thương của Chúa.

7/Kết quả là gì sau khi đã kiên trì chịu thử thách: Sau khi đã được tôi luyện trong đau khổ, đã bền đỗ đến cùng, chắc chắn chúng ta sẽ xứng đáng lãnh nhận phần thưởng Nước Trời mà Thiên Chúa đã hứa ban / Hãy nhìn vào kết quả của cuộc đời ông Gióp ? Thiên Chúa đã trả lại cho ông gấp mười lần những thứ mà ông đã có trước kia!

8/Hậu quả do tội Nguyên tổ để lại là gì ? Sau khi Tổ Tông phạm tội, thì tất cả chúng ta đều phải sống dưới ách nô lệ của tội lỗi / không ai có khả năng giải thoát chúng ta / Bởi vì tội là sự xúc phạm đến Thiên Chúa / nên chỉ một mình Ngài mới có thể giải thoát chúng ta / Thiên Chúa xót thương thân phận con người, Ngài đã hứa ban ơn cứu thoát và Ngài đã thực hiện điều ấy / Đấng Cứu Độ duy nhất của chúng ta chính là Ngôi Hai Nhập Thể.

9/Thánh Yoan Tông Đồ đã xác quyết điều gì? Thánh Yoan nói: Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại đến nỗi đã ban chính Con Một của mình cho nhân loại … Ngài đã chịu chết trên Thập Giá để cứu độ chúng ta và chứng minh cho chúng ta thấy tình yêu của Ngài thật tuyệt vời đó là: tình yêu của một người dám hy sinh mạng sống của mình vì bạn hữu.

10/Sau cùng, ai là người đến sau Đức Kitô? Đó là Ngôi Thứ Ba, là Đấng An Ủi / Trong cuộc sống, không thiếu những lúc chúng ta rất chán nản / không biết phải cầu xin thế nào cho đẹp lòng Chúa / gặp hoàn cảnh như thế, chúng ta hãy chạy đến với Chúa Thánh Thần/ Ngài nắm giữ một vai trò quan trọng và cần thiết trong linh hồn chúng ta / Ngài sẽ thêm sức, soi sáng, chỉ dẫn cho chúng ta cách thức cầu nguyện, Ngài nhắc cho chúng ta những nhu cầu cần thiết để kêu xin / Chính Ngài làm cho tâm hồn chúng ta được lắng đọng và bình an / Để rồi sau đó chúng ta biết vâng phục Thánh Ý Thiên Chúa / Ngài thấu suốt mọi tâm tư nguyện vọng và Ngài luôn ra tay nâng đỡ / Để rồi sau đó chúng ta tìm lại được sự vui mừng và hạnh phúc / Chúa Thánh Thần biến đổi là như thế.  **R

 

Bài 2: MẦU NHIỆM TÌNH YÊU

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

11/Thế nào gọi là Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi ? Gọi là Mầu Nhiệm vì đó là điều vượt quá trí hiểu của con người / Tuy chúng ta không thể hiểu thấu Mầu Nhiệm đó / nhưng may nhờ qua Chúa Giêsu, chúng ta thấy được biểu hiện của Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi / chính là Mầu Nhiệm Tình Yêu.

12/Tình yêu của Thiên Chúa có gì khác biệt ? Đó là tình yêu hiệp thông / Ba Ngôi liên kết với nhau trong một tình yêu / Tình yêu đó đã khiến cho Ba Ngôi trở nên Một / Đây cũng chính là điều mà Chúa Giêsu đã nhiều lần khẳng định: “Ta và Cha Ta là một / Xin cho chúng nên một như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha” (Yn 17, 21) / Nên một trong tư tưởng, nên một trong hành động / nên Chúa Giêsu luôn làm theo Thánh Ý Chúa Cha.

13/Chúa Thánh Thần đã thể hiện tình yêu này như thế nào ? Chúa Thánh Thần không làm gì khác ngoài ý muốn của Chúa Giêsu, như chính Chúa Giêsu đã khẳng định trong bài Tin Mừng hôm nay => Người sẽ tôn vinh Thầy và Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em / Sự hiệp thông của Ba Ngôi trọn vẹn đến nỗi Một Ngôi chính là biểu hiện của cả Ba Ngôi / Như chính Chúa Giêsu đã cho biết: ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha (Yn 14, 9) / Thật là một sự kết hợp trọn vẹn.

14/Tình yêu dâng hiến là gì ? Chúa Cha có gì thì ban cho Chúa Con tất cả / Như trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa nói: “Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy” / Chúa Cha ban chính bản thân mình cho Chúa Con, nên Chúa Con là hình ảnh hoàn hảo của Chúa Cha / Đến nỗi => Chúa Con khẳng định: Ai thấy Chúa Con là thấy Chúa Cha (Yn 14, 9) / Ngược lại, Chúa Con nhận được gì thì lại dâng hết cho Chúa Cha / Ngài dâng cả mạng sống.

15/Lúc hấp hối ở vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu sợ điều gì ? Chúa Giêsu sợ hãi cái chết theo đường lối của Chúa Cha / Người đã tha thiết cầu nguyện: “Abba , Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin Cha cất chén đắng này cho con / nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà hãy làm điều Cha muốn” (Mt 14, 36) / Tình yêu của Ba Ngôi là dâng hiến hoàn toàn, không còn giữ lại gì cho mình.

16/Tình yêu dâng hiến có làm cho mình nghèo đi không ? Đây là tình yêu tác sinh / Tình yêu dâng hiến không làm cho mình nghèo đi, trái lại càng làm cho tình yêu thêm sung mãn / càng cho đi lại càng thêm phong phú / càng nhận lãnh lại càng có thêm năng lực cho đi / Tình yêu đó lan tỏa đến vạn vật trong vũ trụ / Tình yêu sung mãn nơi Thiên Chúa nên tuông đổ xuống cho loài người, làm cho muôn loài được hiện hữu, được sống, được tham dự vào nguồn tình yêu vô biên và hạnh phúc vĩnh cửu.

17/Hiệu quả của tình yêu và hậu quả của tội lỗi ra sao ? Con người được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa là tình yêu / Đời sống của chúng ta chỉ thật sự có ý nghĩa khi chúng ta biết yêu thương / Chúng ta chỉ thật sự có hạnh phúc khi chúng ta được tham dự vào tình yêu của Thiên Chúa / Tội lỗi gây ra hậu quả là làm cho chúng ta xa lìa tình yêu này.

18/Điểm đến của đời sống Kitô hữu chúng ta là gì ? Hôm nay chúng ta hãy sống theo gương mẫu của Chúa Ba Ngôi / là biết sống hiệp nhất với nhau / biết dâng hiến bản thân mình / biết cho đi, biết chia sẻ / biết sống chan hòa tình bác ái.

19/Muốn thực hiện được điều ấy, chúng ta cần làm những gì ? Chúng ta phải biết từ bỏ ý riêng, hoàn toàn sống theo Thánh Ý Chúa / Khi chúng ta biết từ bỏ mình như thế, chúng ta sẽ sống giống hình ảnh của Thiên Chúa / Khi hoàn toàn quên mình để sống cho tình yêu, ta sẽ được kết hiệp với tình yêu Thiên Chúa, nhờ đó chúng ta lãnh nhận được phúc thiên đàng và đây cũng là điểm đến của cuộc đời chúng ta.

20/Tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi là gì ? Là nguồn mạch mọi hạnh phúc / Chúng ta muốn được hạnh phúc, chúng ta phải được hiệp thông với nguồn hạnh phúc này / Tuy đây là một Mầu Nhiệm khó hiểu / nhưng chúng ta chỉ cần yêu mến nhiều như Phêrô / Chúa chỉ thích có thế thôi, còn mọi thứ khiếm khuyết khác, Thiên Chúa sẽ bổ túc cho chúng ta, bởi vì khi chúng ta yêu mến Chúa thì chúng ta đang ở trong Chúa / Chính vì Chúa có tất cả, nên chúng ta chẳng cần tìm thêm điều gì nữa!    **R

 

Bài 3: HIỂU VÀ BIẾT THIÊN CHÚA

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

21/Một câu chuyện: Một Linh mục ngồi trong phòng đợi tại phi trường / Một người đàn ông đến ngồi cạnh và ngỏ ý muốn đề cập về vấn đề tôn giáo: -tôi không chấp nhận điều gì mà trí tôi không hiểu / Vấn đề 3 Chúa trong một Chúa, hay bất cứ điều gì tương tự / không ai có thể giải thích thông suốt được cho tôi nên tôi không tin.

22/Một ví dụ cụ thể: chỉ vào luồng ánh sáng đang chiếu qua cửa sổ, Linh mục hỏi: -bạn tin có Mặt trời không ? Kẻ hoài nghi trả lời: dĩ nhiên là có chứ / Linh mục nói tiếp: Ánh sáng mà bạn thấy, đang xuyên qua cửa sổ là nguồn sáng từ Mặt trời ở cách xa đây tới 150 triệu Km chiếu tới / Ánh sáng và sức nóng phát xuất từ Mặt trời / Chúa Ba Ngôi cũng có phần tương tự như vậy / Thiên Chúa Cha là Mặt trời, ánh sáng là Thiên Chúa Con, từ Mặt trời và ánh sáng tỏa ra sức nóng cũng giống như từ Chúa Cha và Chúa con phát xuất ra Chúa Thánh Thần là sức nóng / Như vậy, nhìn vào Mặt trời,có ánh sáng, có sức nóng, bạn có thể giải thích được không ? Anh ta im lặng.

23/Nhìn vào vũ trụ vạn vật bao la và diệu kỳ, chúng ta nghĩ gì, thấy gì ? Chúng ta họp tại đây để nhìn ngắm, chúc tụng và tôn vinh Chúa Ba Ngôi / Trước tiên chúng ta tạm chấp nhận rằng: vì đây là một Mầu Nhiệm, một chân lý nên không ai có thể hiểu hết  được, giải thích được / Nhưng chúng ta biết đó là sự thật vì chính Chúa Giêsu đã nói với chúng ta về Thiên Chúa Ba Ngôi nhiều lần / Nhất là trong bài Tin Mừng hôm nay / Chúng ta sẵn sàng đón nhận, sẵn sàng tin vì Chúa Giêsu đã dạy chúng ta tôn vinh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần => Ba Ngôi chính là nguồn mạch mọi sự thiện hảo.

24/Hãy so sánh giữa Chúa Ba Ngôi và Mặt trời / Mặt trời là nguồn năng lượng vật lý / Chúa Ba Ngôi là nguồn sống thiêng liêng trong chúng ta / Mặt trời chiếu ánh sáng / Chúa Ba Ngôi soi sáng lòng chúng ta / Mặt trời tỏa sức nóng / Chúa Ba Ngôi tuông đổ sức nóng thiêng liêng là tình yêu Thiên Chúa và tình yêu con người / Chúa Ba Ngôi không phải là bộ ba năng lượng không hồn nhưng là những Ngôi Vị sống động, thông biết và yêu thương.

25/Một câu chuyện về Thiên Chúa ở Châu Phi: Một ngày nọ, Thiên Chúa đi du hành qua các Đại lục mênh mông / Đang bay thì Thiên Chúa nhận thấy một bộ tộc đã đánh mất niềm tin vào Người / Vì thế Người quyết định hiện ra trên một đồng ruộng, nơi có 4 người đàn ông đang làm việc, mỗi người mỗi góc / Những người làm ruộng thấy Thiên Chúa đứng đó, ở giữa cánh đồng, họ nhìn thật kỹ rồi chạy đến sấp mình thờ lạy Người / Sau đó Thiên Chúa biến đi nhưng vẫn theo dõi họ, coi thử việc gì sẽ xảy ra tiếp theo / Bốn người nông dân chạy về ngôi làng của họ, tập họp hết dân làng và tuyên bố: -không còn nghi ngờ gì nữa / Thiên Chúa đã thật sự hiện hữu, chăm sóc họ và Người đã ngự xuống viếng thăm họ / Vì vậy, tất cả mọi người phải bắt đầu thờ phụng Người một cách hết sức nghiêm chỉnh / Dân làng đã tiếp nhận tin tức này một cách hết sức nồng nhiệt / Nhưng họ cũng muốn biết rõ những người này có thật sự thị kiến Thiên Chúa hay không / Thế nên một dân làng hỏi: Thiên Chúa ăn mặc như thế nào ? 4 nông dân cùng lần lượt trả lời: người thì bảo Thiên Chúa mặc áo choàng đỏ, không màu xanh mới đúng / Không màu xanh lá cây / các anh điên rồi, màu vàng mới đúng, người thứ tư hét to.

26/Kết quả là gì ? Và đến đây họ bắt đầu cãi nhau, hết cãi nhau lại đánh nhau, sau cùng họ khinh miệt, thù ghét nhau và phân chia ra thành 4 bè phái.

27/Làm sao để họ có được sự nhất trí? Với một chút ý tưởng thôi, họ sẽ dễ dàng đạt tới sự nhất trí => mỗi người chỉ được nhìn thấy Thiên Chúa thoáng qua / thay vì nhấn mạnh đến thị kiến toàn diện, nếu họ đã thừa nhận: mỗi người chỉ nhìn thấy một phần của thị kiến. Nếu họ cởi mở hơn khi tranh luận về quan điểm của mình với người khác/ thì cuối cùng họ có thể đạt được một hình ảnh rộng rãi hơn, đầy đủ hơn về Thiên Chúa.

28/Tại sao phải như thế? Bởi vì Thiên Chúa cao cả hơn tất cả chúng ta / Chúng ta không bao giờ có thể hiểu đầy đủ về Ngài / Chúng ta đã phải vất vả rất nhiều để hiểu biết một chút về sự vật ở trần gian / Chúng ta chỉ có thể hiểu biết một chút, nhìn thấy một chút về những gì chung quanh chúng ta / Thế thì làm sao chúng ta có thể hiểu biết hết những sự bao la trên trời ? Chỉ có ơn khôn ngoan mới có thể hiểu biết một chút về đường lối của Thiên Chúa / Chúng ta chỉ có thể biết một chút về chân lý đức tin / nhưng không bao giờ chúng ta có thể hiểu hết về Thiên Chúa được!     **R

 

Bài 4: MẦU NHIỆM VÀ TRÁCH NHIỆM

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

29/Mầu Nhiệm nào là nền tảng của Đạo công giáo ? Còn có những Mầu Nhiệm nào khác đi kèm ? Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi là Mầu Nhiệm cao cả nhất của đạo chúng ta / các Mầu Nhiệm tiếp theo là: Nhập Thể, Cứu Chuộc, Sống Lại, Lên Trời và Hiện Xuống.

30/Chức năng hoạt động của Ba Ngôi Thiên Chúa như thế nào? Chúa Cha sai Con Mình xuống trần gian để cứu thế / Chúa Con đã vâng lời và Giáng Sinh làm người để hoàn tất ý định của Thiên Chúa / Chúa Thánh Thần được gởi đến để trợ giúp và thánh hóa con người / Khi Thiên Chúa cho chúng ta biết chương trình cứu chuộc của Ngài / Thiên Chúa cũng đồng thời tỏ cho chúng ta biết về Ba Ngôi nơi Thiên Chúa / Điều này do chính Thiên Chúa trực tiếp mạc khải.

31/Lúc nào Thiên Chúa tỏ mình ra công khai và long trọng nhất ? Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Yodan / Khi đó Thánh Thần ngự xuống như hình chim bồ câu / Chúa Cha lên tiếng xác nhận: “Con yêu quý” của Ngài / rất  vừa ý Ngài.

32/Chúa Giêsu thường nhắc đến Chúa Cha và Chúa Thánh Thần vào lúc nào ? Ngài nói: Ngài được Chúa Cha sai đến, Ngài cầu khẩn cùng Chúa Cha / Ngài luôn làm theo ý Chúa Cha / Chúa Giêsu cũng nói đến Chúa Thánh Thần: là Thần Linh của Ngài / Ngài hứa ban Thánh Thần / Ngài phát họa những việc mà Thánh Thần sẽ thực hiện / Sau cùng Chúa Giêsu cũng sai các môn đệ đi khắp nơi loan báo Tin Mừng, làm phép rửa nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi!

33/Khi nào chúng ta tuyên xưng Ba Ngôi Thiên Chúa ? Mỗi lần làm dấu Thánh giá, chúng ta lại tuyên xưng Ba Ngôi Thiên Chúa và xác nhận mình đang thuộc về Thiên Chúa.

34/Ai tin vào Thiên Chúa có Ba Ngôi ? Ai không tin ? Những điều nói ở trên đây cho chúng ta biết có Ba Ngôi nơi Thiên Chúa / Vậy Ba Ngôi có cùng là một Thiên Chúa không ? Nói chung: ai đã tin vào Thiên Chúa thì cũng công nhận dễ dàng Chúa Cha là Thiên Chúa / Trái lại, có một số người tin vào Thiên Chúa nhưng không nhìn nhận Chúa Con và Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa thật / Điển hình: ở thế kỷ thứ 4, có Ari-ô không công nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật / và Ma-kê-đô-niô không nhận Thánh Thần là Thiên Chúa thật / Đối với chúng ta, chúng ta tin Chúa Giêsu là Ngôi Hai và là Thiên Chúa thật vì Ngài cùng hiện hữu muôn thuở như Thiên Chúa Cha / Mọi sự được tạo dựng bởi Ngài, cũng như bởi Thiên Chúa Cha / Ngài làm được mọi việc mà Chúa Cha làm / Mọi sự thuộc về Chúa Cha cũng là của Ngài / Ngài ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Ngài / Chúa Thánh Thần cũng là Thiên Chúa như Chúa Cha và Chúa Con / Vì Ngài là Thần Vĩnh Cửu / Ngài ngự trong chúng ta là đền thờ của Ngài / Chúng ta được Rửa Tội nhân danh Ba Ngôi Thiên chúa / Vì cả Ba Ngôi cùng là Thiên Chúa ngang nhau / nên hết mọi lời ca tụng và vinh quang nào dâng lên Chúa Cha thì cũng được dâng lên Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

35/Chúng ta hiểu Ba Ngôi như thế nào ? Giữa Ba Ngôi có sự đồng nhất / Cùng chung một sự sống, một sự hiểu biết, một ý muốn, một bản chất nên chỉ có một Thiên Chúa duy nhất chứ không phải có 3 Thiên Chúa / Tuy nhiên chúng ta thường quy ra một hoạt động cho mỗi Ngôi / Để trí óc loài người dễ hiểu / như là: Chúa Cha là Đấng Sáng Tạo, Chúa Con là Đấng Cứu Thế, Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh Hóa / Thực ra cả Ba Ngôi có cùng một bản chất và một hoạt động chung / để cho công việc đó thích hợp hơn với đặc tính của mỗi Ngôi / Trong đời sống hiện tại, chúng ta đang bước đi trong đức tin / Chúng ta không thể hiểu nhiều, hiểu hết về Mầu Nhiệm cao cả thâm sâu này / Trí tuệ của con người có hạn chế / Chúng ta chỉ có thể mượn những hình ảnh hạn chế, bất toàn nơi thế giới loài người để cắt nghĩa về sự vô song của Thiên Chúa.

36/Đàng sau bức màn đức tin của chúng ta là những thứ gì ? Khi tấm màn đức tin được vén lên, chúng ta sẽ được đối diện cùng Thiên Chúa, sẽ được chiêm ngắm ánh vinh quang muôn thuở / Chúng ta sẽ đời đời chúc tụng, thờ lạy, cảm tạ Thiên Chúa duy nhất, cao cả, mầu nhiệm / Sau đó Đấng Cứu Chuộc sẽ cho chúng ta thông hiệp vào sự sống vô tận của Ngài.

37/Hôm nay chúng ta cần ghi nhớ điều gì ? Từ nay chúng ta hãy bắt đầu chúc tụng, thờ lạy, cảm tạ Thiên Chúa đang ngự trong lòng chúng ta / Chúng ta hãy sống trong tâm tình của người con thảo đối với Ba Ngôi Thiên Chúa / Chúng ta hãy mãi mãi chúc tụng ngợi khen Thánh Danh Ngài.

38/Khi nào chúng ta nên chúc tụng Chúa ? Mở miệng ca tụng Chúa là một hồng ân mà chúng ta luôn phải làm trong bất cứ vào hoàn cảnh nào / Dù đứng trước tương lai đen tối, hay đang trong cảnh khốn khó, dù đang trong cơn hãi hùng / Dù là đang bình an, vui vẻ, hạnh phúc / Chúng ta vẫn luôn ca ngợi Chúa không thôi! Vì sao? Vì Thiên Chúa đã ban biết bao ơn lành / đã cho ta bao nhiêu cơ hội / đã cho gặp bao điều may mắn / Hãy an tâm với số phận của mình / vì không ai hạnh phúc hoàn toàn / cũng chẳng ai đau khổ hoàn toàn / Điều cần thiết là chúng ta phải biết cảm ơn cho xứng đáng!

39/Lý do nào chúng ta chưa chúc tụng Chúa ? Nhiều khi chúng ta cho rằng mình đang bận rộn quá nên không có giờ để ca tụng Chúa / Hay vì chúng ta đang quá lo âu nên không còn tâm trí để ca tụng Chúa / Dù chúng ta có cố biện minh cho bất kỳ hoàn cảnh nào / Thiên Chúa vẫn luôn quan phòng, yêu thương, an ủi, bao bọc chở che như mẹ hiền ấp ủ con thơ / Hãy cất tiếng ngợi khen Chúa mọi lúc mọi nơi đó mới là người tôi ngay, người con thảo!     *R

 

TÓM Ý

1/Mầu nhiệm nào là nền tảng của đạo Ki-tô giáo? Là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, đây là mầu nhiệm cao cả nhất, các mầu nhiệm tiếp theo là : Nhập thể, cứu độ, sống lại, lên trời, hiện xuống.

2/Chức năng hoạt động của Ba Ngôi như thế nào ? Chúa Cha sai Con mình giáng trần làm người. Chúa Con vâng lời và hoàn tất ý định của Cha mình. Sau đó Thánh Thần được sai đến để triển khai ơn cứu độ, giúp cho con người hiểu biết về Thiên Chúa, về trách nhiệm với Thiên Chúa và với anh em của mình.

3/Lúc nào thì ngôi Hai Thiên Chúa tỏ mình công khai ? Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Yodan. Chính lúc đó Thánh Thần Ngôi Ba hiện xuống với hình Chim Bồ Câu và có tiếng Chúa Cha xác nhận : Đây là con ta yêu dấu!.

4/Chúa Giêsu thường nhắc đến Chúa Cha và Thánh Linh vào lúc nào ? Chúa Giêsu luôn nói : Ngài được Chúa Cha sai đến, Ngài cầu nguyện cùng Cha và luôn làm theo ý Chúa Cha. Chúa Giêsu cũng hứa ban Thánh Linh, sau cùng Ngài cũng phát hoạ những công việc mà Chúa Thánh Thần sẽ thực hiện. Sau đó Ngài sai các môn đệ đi rao giảng, làm phép rửa Nhân Danh Ba Ngôi Thiên Chúa.

5/Khi nào chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi ? Mỗi lần làm dấu Thánh Giá, chúng ta lại tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi và xác nhận mình đang thuộc về Thiên Chúa.

6/Làm sao có thể tin Thiên Chúa có Ba Ngôi ? Nhờ vào lời Mạc khải và những dấu chứng mà chúng ta lãnh nhận từ Chúa Giêsu. Nói chung : Ai tin có Thiên Chúa thì cũng dễ dàng công nhận Chúa Cha. Cũng có một số không công nhận Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa như Ari-o ở thế kỷ thứ 4 và Makedoni-o. Đối với chúng ta: Chúng ta tin Chúa Giêsu cũng hằng hữu như Thiên Chúa Cha. Mọi sự được tạo dựng nhờ Ngài cũng như bởi Thiên Chúa Cha. Ngài làm được mọi sự mà Chúa Cha làm, mọi sự thuộc về Chúa Cha cũng là của Ngài. Ngài ở trong Cha và Cha ở trong Ngài. Thánh Linh là tình yêu vĩnh cửu giữa Chúa Cha và Chúa con. Thánh Linh cũng là đền thờ nơi đó có Thiên Chúa ngự trị . Tóm lại : Cả Ba Ngôi cùng là Thiên Chúa ngang bằng nhau cho nên hết mọi lời chúc tụng và vinh quang khi chúng ta dâng lên Thiên Chúa thì đồng thời cũng được dâng lên cho Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Vì thế khi chịu phép rửa, chúng ta được tuyên xưng bằng dấu ấn của Ba Ngôi Thiên Chúa.

7/Chúng ta hiểu Ba Ngôi Thiên Chúa như thế nào ? Giữa Ba Ngôi có sự đồng nhất, cùng chung sự sống, sự hiểu biết, ý muốn, bản chất, quyền năng nên chúng ta chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Tuy nhiên chính vì trí óc loài người thấp hèn, tăm tối nên chúng ta thường chia hoạt động ra cho mỗi ngôi như là : Chúa Cha sáng tạo, Chúa Con cứu độ, Chúa Thánh Linh đổi mới và phát triển ơn cứu độ. Chúng ta đang bước đi trong đức Tin, chúng ta không thể hiểu nhiều, hiểu hết  mầu nhiệm cao cả thâm sâu này. Vì trí óc con người có hạn chế, chúng ta chỉ mượn những hình ảnh hạn chế. Những ví von hạn chế nơi thế giới bất toàn của chúng ta để cắt nghĩa về sự vô song, cao cả của Thiên Chúa và cố hiểu một chút mà thôi.

8/Vì sao chúng ta nên chúc tụng Chúa ? Mở miệng ra ca tụng Hồng Ân của Thiên Chúa là một việc mà chúng ta phải làm trong bất cứ hoàn cảnh nào. Dù khốn khó, dù hãi hùng, dù đen tối hay đang bình an, vui vẻ, hạnh phúc. Chúng ta cũng hay ca ngợi với biết bao ơn lành, cơ hội may mắn mà Chúa đã dành cho ta. Hãy an tâm với số phận kiếp người của mình bởi vì không có ai may mắn hay rủi ro ,bất hạnh hoàn toàn / điều cần là chúng ta phải biết cảm ơn Thiên Chúa cho xứng đáng.

9/Vì sao ta chưa chúc tụng Chúa ? Nhiều khi ta viện đủ lý do bận rộn nên không có giờ để cảm ơn Chúa. Cũng có khi vì quá lo âu nhưng dù ta có cố biện minh như thế nào thì Thiên Chúa cũng vẫn luôn yêu thương an ủi, cứu giúp ta. Hãy cố làm một tôi ngay, con thảo.

10/Một ví dụ cụ thể về Chúa Ba Ngôi: Cây đèn/ ánh sáng mặt trời. Cây đèn có ánh sáng và sức nóng. Mặt trời cũng có ánh sáng và sức nóng. Chúa Cha là mặt trời; Chúa Con là ánh sáng chiếu soi, ánh sáng đi tới đâu, sức nóng của Thánh Linh lan toả đến đó. Muôn loài vật trên địa cầu nếu không có ánh sáng mặt trời thì cũng không có sự sống tồn tại.

11/Thái độ của chúng ta đối với mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi: Chúng ta nhìn ngắm ánh vinh quang của Thiên Chúa trong vũ trụ và trên các vạn vật / từ đó chúng ta mới chúc tụng và tôn vinh Chúa ba Ngôi. Vì đây là một mầu  nhiệm, một chân lý cao siêu nên không ai có thể hiểu hết và giải thích được. Nhưng chúng ta biết được sự thật đó qua lời mạc khải của Chúa Giêsu nhiều lần trong kinh thánh và nhất là trong bài Tin Mừng hôm nay: Chúng ta hãy đón nhận và sẵn sàng tin, vì Chúa Giêsu đã dạy: Thiên Chúa Ba Ngôi là nguồn mạch mọi sự thiện hảo.

12/So sánh mặt trời và Thiên Chúa Ba Ngôi: Mặt trời là nguồn năng lượng vật lý. Thiên Chúa là nguồn sống thiêng liêng. Mặt trời chiếu sáng vũ trụ. Thiên Chúa chiếu sáng cõi lòng mỗi người. Mặt trời toả sức nóng, Thiên Chúa tuôn đổ tình yêu cho con người. Thiên Chúa không phải là nguồn năng lượng vô hồn như mặt trời. Nhưng Ngài là Thiên Chúa sống động, thông biết, quảng đại yêu thương.

13/Vì sao chúng ta không thể hiểu hết về Thiên Chúa ? Thiên Chúa thông ban muôn ơn lành cho mỗi người, và mỗi người chỉ có thể hiểu biết một chút ở một khía cạnh nào đó, không ai trong chúng ta có thể hiểu đầy đủ về Ngài, muôn loài muôn vật ở trần gian là những thực thể chúng ta có thể mắt thấy tay sờ mà chúng ta còn chưa hiểu hết được , thì làm sao chúng ta có thể hiểu hết những chuyện trên trời là những thực tại vô hình, mầu nhiệm, cao siêu. Chúng ta chỉ có thể hiểu một chút chân lý về Chúa nhờ đức Tin, ngoài ra những thứ khác đều vượt xa tầm hiểu biết của chúng ta.

14/Thế nào là mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi ? Mầu nhiệm này vượt xa trí hiểu của con người. May nhờ có Chúa Giêsu mạc khải. Chúng ta mới hiểu đôi chút về Chúa ba Ngôi. Đó là mầu nhiệm tình yêu.

15/Tình yêu của Thiên Chúa có gì khác biệt ? Đó là tình yêu hiệp thông. Ba Ngôi Thiên Chúa liên kết với nhau trong một tình yêu. Tình yêu đó đã khiến cho Ba Ngôi trở nên một. Nên Chúa Giêsu khẳng định: Ta và Cha là một.

16/Chúa Thánh Thần thể hiện tình yêu ấy như thế nào ? Chúa Giêsu thực thi ý muốn của Chúa Cha, Chúa Thánh Thần thực thi ý muốn của Chúa Giêsu mà Chúa Thánh Thần chính là tình yêu phát sinh giữa Chúa Cha và Chúa Con. Sự hiệp thông của Ba Ngôi cách hoàn hảo nên Chúa Giêsu cho biết : Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Mà khi thấy Chúa Cha thì cũng sẽ thấy Thánh Linh vì Thánh Linh chính là tình yêu Thiên Chúa.

17/Tình yêu dâng hiến là gì ? Chúa Cha ban tất cả cho Chúa Con. Nên hôm nay Chúa Giêsu mới nói : Mọi sự của Cha đều là của Thầy. Đồng thời Chúa Con nhận được gì thì cũng dâng hết cho Chúa Cha, không giữ gì lại cho mình.

18/Hiệu quả của tình yêu và tội lỗi: Đời sống của chúng ta sẽ có ý nghĩa khi chúng ta biết yêu thương nhau. Chúng ta chỉ có hạnh phúc khi chúng ta được ở trong tình yêu của Thiên Chúa. Tội lỗi lại làm cho chúng ta xa lìa tình yêu này.

19/Chúng ta nên sống như thế nào ? Chúng ta nên sống theo mẫu gương Chúa Ba Ngôi, sự hiệp nhất, sống dâng hiến -> Biết cho đi, biết chia sẻ, biết sống chan hoà bác ái.

20/Muốn sống đúng, chúng ta cần làm gì ? Chúng ta cần từ bỏ ý riêng, sống đúng theo Thánh Ý Chúa. Nếu chúng ta dám từ bỏ mình, chúng ta sẽ giống hình ảnh Chúa khi chúng ta dám quên mình để chỉ sống cho tình yêu Thiên Chúa. Chúng ta sẽ nhận được phúc thiên đàng.

21/Chúng ta hiểu thế nào về tình yêu Chúa Ba Ngôi ? Thiên Chúa là nguồn mạch mọi ơn phúc. Chúng ta muốn có hạnh phúc, chúng ta cần hiệp thông với Chúa. Tuy đây là mầu nhiệm cao siêu, khó hiểu. Nhưng chúng ta chỉ cần yêu nhiều như Phê-rô, Phê-rô cũng đầy khiếm khuyết. Chúa chỉ thích ta yêu mến Ngài, mọi thứ khác Ngài sẽ bổ túc cho chúng ta. Bởi khi chúng ta yêu Chúa thì chúng ta ở trong Chúa, khi ấy chúng ta sẽ có tất cả, không còn cần thêm điều gì nữa.

22/Bản chất người Cha của Thiên Chúa như thế nào ? Trong tất cả các tôn giáo khác : Không có vị thần linh nào lại mạc khải về mình như thế. Hẳn chúng ta cũng rất hãnh diện và vui mừng vì có một Thiên Chúa thật gần gũi như vậy . Một người Cha mà chúng ta đang có lại là người Cha toàn năng, đầy tình yêu thương.

23/Thực tế mà chúng ta đang gặp phải là gì ? Nhiều khi chúng ta sống tốt, cầu nguyện nhiều nhưng dần dần mất kiên nhẫn khi thấy rằng : chúng ta luôn ăn ngay ở lành thì lại cứ bị thiệt thòi, thất bại. Còn kẻ ác sao cứ như diều gặp gió / người lành thì chán nản tháo chạy. Chân lý thì cứ như đang rút lui vào bóng tối.

24/Chúng ta cần đáp lại tình yêu Thiên Chúa như thế nào ? Trước hết chúng ta cần tin rằng : Thiên Chúa là tình yêu. Ngài luôn muốn biểu lộ tình yêu ấy trên người lành kẻ dữ. Nhưng sẽ tới một lúc nào đó sự công bằng của Thiên Chúa sẽ được tỏ hiện và Thiên Chúa sẽ xét xử mỗi người tuỳ theo công trạng. Ý Chúa muốn chúng ta luôn vững lòng cậy trông. Chúa chỉ muốn thử thách xem chúng ta có tận trung, có vâng phục hay không? Và Chúa cũng muốn xem đức Tin của chúng ta đã trưởng thành chưa.

25/Thế nào là một Đức Tin trưởng thành ? Đức Tin trưởng thành sẽ không nao núng trước mọi nghịch cảnh. Một người cha thương con đúng nghĩa phải biết uốn nắn con cái chứ không nuông chiều, dễ làm cho chúng hư đi. Yêu cho roi cho vọt. Chúng ta cũng cần nhớ lại câu chuyện ông Gióp. Hãy bắt chước ông / mọi nơi mọi lúc chúng ta hãy vững tin vào Chúa.

26/Tình yêu Chúa theo luận chứng của Thánh Yoan: Thánh Yoan nói: Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại đến nỗi đã ban chính Con Một của mình. Ngài đã chịu chết như tội nhân để cứu chuộc chúng ta. Điều này minh chứng rằng : Tình yêu của Ngài thật cao cả, tuyệt vời, một tình yêu dám chết vì bạn hữu.

27/Ai là Đấng đến sau Đức Ki-tô? Đó là Thiên Chúa Ngôi Ba, Đấng  ban lửa yêu mến và thánh hoá, an ủi. Trong cuộc sống, không thiếu những lúc chúng ta chán nản, muốn bỏ cuộc. Không biết phải cầu xin với Chúa thế nào! Gặp vào hoàn cảnh bế tắc này, chúng ta hãy chạy đến cầu xin cùng Chúa Thánh Thần. Ngài sẽ ban ơn soi sáng, thêm sức ,chỉ dẫn chúng ta cách thức cầu nguyện, van xin. Chính Ngài là Đấng tha tội, ban bình an và đổi mới, sau đó giúp chúng ta biết vâng phục thánh ý Chúa.**R

Giuse Luca / KT Emmaus

 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1913
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  7
 Hôm nay:  1940
 Hôm qua:  1986
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11404756
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top