Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

TIM HIỂU Tin Mừng CN 18 TN C - Giuse Luca

CHÚA NHẬT 18 THƯỜNG NIÊN C 

ĐỀ TÀI: *TIỀN BẠC KHÔNG LÀ TẤT CẢ .

*THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG CẦM QUYỀN SINH TỬ .

 

Tung hô Tin Mừng:   Mt 5,3

Haleluia. Haleluia. Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ . Haleluia.

PHÚC ÂM:  Lc 12, 13-21

Những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai  ?

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Lu-ca.

13 Khi ấy, có người trong đám đông nói với Đức Giê-su rằng: "Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi." 14 Người đáp: "Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh? " 15 Và Người nói với họ: "Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu."

16 Sau đó Người nói với họ dụ ngôn này: "Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, 17 mới nghĩ bụng rằng: "Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa mầu! 18 Rồi ông ta tự bảo: "Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó. 19 Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã ! 20 Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: "Đồ ngốc ! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai ? 21 Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó."

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

 

1/Thái độ của Chúa Giêsu về của cải như thế nào ?

2/Trong thập giới, có giới răn nào cấm chúng ta chiếm dụng của cải ?

3/Thành phần nào được Chúa thương nhất ?

4/Chúa đưa ra lời cảnh cáo về của cải như thế nào ?

5/Tại sao Chúa kết án sự giàu sang ?

6/Chúa bảo chúng ta lấy tiền để mua thứ gì ?

7/Chúa đánh giá thứ gì quý nhất ?

8/Giáo hội kết án của cải ra sao ?

9/Giáo hội khuyên dạy điều này như thế nào ?

10/Các Đức Giáo Hoàng thường cổ võ điều gì ?

11/Cùng đích của chúng ta là gì ?

12/Thế giới sau thời kỳ chiến tranh lạnh là gì ?

13/Lời Chúa hôm nay có dạy trái chiều không ?

14/Mục đích Chúa xuống trần gian để làm gì ?

15/Tại sao Chúa không muốn làm vua thế gian ?

16/Tại sao Chúa lại không quan tâm đến tiền ?

17/Người ta đánh giá con người dựa vào tiêu chuẩn nào ?

18/Chúng ta cần có thứ giá trị nào ?

19/Của cải có thể giúp gì cho ông phú hộ ?

20/Lời Chúa hôm nay dạy ta điều gì ?

21/Sự khôn ngoan của ông phú hộ nằm ở đâu ?

22/Xây kho có xấu không ?

23/Kho có cửa để làm gì ?

24/Quan niệm của các giáo phụ như thế nào về của cải ?

25/Thế giới đang bất công như thế nào ?

26/Sự bất công đang nằm ở đâu ?

27/Tại sao Thiên Chúa lại phân chia tài nguyên không đồng đều ?

28/Tại sao thế giới càng văn mình thì con người vẫn cứ nghèo ?

29/Chúa bảo con người phải quan tâm điều gì trước ?

 

 

Bài 1: THỨ NÀO QUÝ GIÁ NHẤT

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1)Thái độ và lập trường của Chúa Giêsu về của cải? Có nhiều người đã lên tiếng kết án: Kitô giáo là đạo của những người nhà giàu và Giáo Hội cũng chạy theo tư bản / Giáo Hội cũng rất lúng túng khi đứng trước vấn đề của cải và sự giàu sang / Như chúng ta đã biết: Chúa Giêsu muốn sống thật nghèo hèn / Ngài sinh ra không nơi trú ẩn / Lớn lên không có chỗ tựa đầu và khi chết đi thì trơ trụi trên Thập giá / Nhưng Ngài cũng đã chấp nhận quyền tư hữu.

2)Trong 10 giới răn thì giới răn nào cấm chiếm dụng của cải kẻ khác? Có giới răn thứ 7 và thứ 10: cấm chúng ta không được ước ao hay chiếm giữ của cải người khác cách trái phép / Riêng với chàng thanh niên giàu có, trước hết Chúa đòi anh ta phải giữ các  giới luật, sau đó Ngài dạy thêm: nếu con muốn nên trọn lành, hãy về bán tất cả của cải, đem phân phát cho người nghèo, rồi hãy đến mà theo Ta.

3)Những thành phần nào được ở bên cạnh Chúa? Chúa Giêsu luôn tỏ ra thương xót kẻ nghèo hèn, cùng khốn / Tuy nhiên, Ngài cũng có những người giàu có bên cạnh mình như là Yakêu, Giuse Arimathi-a, Ngài cũng vào nhà ăn uống cùng ông Simon, một biệt phái giàu có/ các phụ nữ theo giúp Chúa cũng là những người khá giả .

4)Chúa Giêsu đã cảnh giác mọi người về của cải như thế nào? Chúa cảnh giác: sự giàu sang là một mối nguy cho phần rỗi linh hồn, và người giàu có thì rất khó vào Nước Trời / Chúa bảo khó chứ không nói là không thể / Theo ý Chúa, sự giàu có hay nói cho đúng hơn: lòng ham mê tiền bạc cũng giống như một bụi gai, hạt giống Lời Chúa khi rơi vào sẽ dễ dàng bị bóp nghẹt.

5)Tại sao Chúa kết án sự giàu sang? Chúa không kết án sự giàu sang chính đáng do sự cần cù từ mồ hôi nước mắt, do bởi công lao vất vả của chúng ta / Điều Chúa muốn nhấn mạnh là sự đam mê tiền bạc cách mù quáng, đến nỗi quên mất cả Thiên Chúa, quên mất cả linh hồn mình / Chính trong chiều hướng này nên Chúa mới nói: Khốn cho…. / Không ai có thể làm tôi Thiên Chúa vừa có thể làm tôi tiền của được.

6)Chúa bảo hãy dùng tiền bạc mà mua thứ gì? Chúa luôn căn dặn chúng ta về cách sử dụng tiền của: Hãy dùng tiền của mà mua lấy bạn hữu / Đồng thời Chúa dặn chúng ta hãy thu tích cho mình một kho tàng trên trời, nơi trộm cắp không thể lấy đi và mối mọt không thể gặm nhấm.

7)Chúa Giêsu đánh giá thứ gì quý nhất? Dưới mắt Chúa Giêsu thì phần rỗi linh hồn quý trọng hơn mọi của cải vật chất / Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì? Thứ quý giá nhất không phải là tiền / hạnh phúc không tùy thuộc vào của cải / tiền không mang lại hạnh phúc.

8)Giáo Hội kết án điều gì liên quan đến của cải? Giáo Hội noi gương theo Thầy Chí Thánh / Giáo Hội không kết án tiền bạc, nhưng kết án thói xa xỉ, phung phá / lòng đam mê tiền bạc quá đáng / Sự keo kiệt quá khiến cho cõi lòng ra chai đá / Theo giáo huấn của Giáo Hội: Thiên Chúa là chủ mọi tạo vật, vì thế con người sẽ mắc lỗi nặng nếu không chịu sử dụng của cải trong tinh thần công bình, bác ái.

9)Giáo Hội khuyên dạy điều gì về của cải? Giáo Hội không ngừng khơi dậy một tình thương: hỡi những người giàu, hãy than khóc vì những tai họa sắp đổ xuống, của cải sẽ mục nát / vàng bạc sẽ han rỉ / tiền công thợ mà các ngươi gian lận đang kêu lên thấu tới tai Chúa / Các giáo phụ đã dùng lời lẽ gay gắt để chỉ trích những kẻ cho vay nặng lãi / những kẻ bóc lột người nghèo!

10)Các Đức Giáo Hoàng đã cổ võ công bằng xã hội, tại sao? Đức Thánh Cha Lêô 13, Đức Pio 11, Đức Pio 12, Đức Yoan 23, Đức Phaolô 6, cũng lên tiếng bênh vực thợ thuyền và giới công nhân, mục đích của các ngài là để cải tạo xã hội, dựa theo sự công bằng và tình thương Kitô giáo / Như thế chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu và cả Giáo Hội không hề chạy theo tư bản / mặc dù các ngài bênh vực quyền tư hữu / nhưng luôn kết án lòng ham mê tiền tạc / xài tiền hoang phí, cư xử bất công với người nghèo.

11)Chúng ta cần tìm kiếm thứ gì trước tiên? Tiền bạc chỉ là phương tiện chứ không phải là cùng đích, không phải là mục đích cuối cùng của đời chúng ta / nên Chúa Giêsu bảo: Hãy tìm kiếm Nước Trời trước đã / còn mọi thứ khác sẽ được ban cho sau.

12)Thế giới sau thời kỳ chiến tranh lạnh là gì? Sau thế chiến thứ II, là thế chiến quân sự, nước nào cũng hao binh tổn tướng, hao khí tài bom đạn / Sau đó là thời kỳ chiến tranh lạnh / người ta dè chừng nhau, phòng thủ với nhau / Khi chấm dứt chiến tranh lạnh, các nước điều hiểu ra rằng: ngày xưa một nước mạnh là một nước có quân đội hùng mạnh để khống chế các nước yếu / nhưng ngày nay thì mọi nổ lực đều tập trung vào kinh tế / Nước nào mạnh về kinh tế thì lại chèn ép các nước nghèo / Kinh tế trở thành sức mạnh / tiền bạc trở thành vũ khí lợi hại / Chính vì thế ai cũng mong làm ăn phát đạt để trở nên giàu có.

13)Lời Chúa hôm nay có dạy đi hướng ngược chiều với xã hội không? Nhiều người nghĩ: Lời Chúa chống lại sự phát triển, chống lại sự sung túc thịnh vượng của xã hội. Ở đây, Chúa chỉ muốn hướng dẫn chúng ta cách sử dụng tiền bạc cho đúng cách, đừng coi nó như cứu cánh, như cùng đích, để rồi quay lưng lại với Thiên Chúa, nhưng hãy dùng nó như một phương tiện hữu hiệu để đạt được mục đích Nước Trời.

 

Bài 2: KHỐI LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

14)Mục đích của Chúa Giêsu xuống trần gian để làm gì? Chúa Yeuss xuống trần gian không nhằm mục đích giải quyết vấn đề kinh tế / Người thanh niên kia đến xin Người phân xử vụ chia gia tài / Người trả lời: ai đặt Ta làm quan án cho các ngươi? Người đến không phải để xét xử về tiền bạc / Việc phân chia tài sản là việc giữa con người với nhau.

15)Tại sao Chúa Yesu lẫn tránh khi dân chúng muốn tôn Ngài là vua? Sau khi Chúa làm phép lạ hóa bánh ra nhiều / Dân chúng đã muốn tôn Ngài làm vua / Ngài muốn thoát ra khỏi lãnh vực vật chất và cũng muốn chúng ta phải làm như thế.

16)Tại sao Chúa không quan tâm đến vấn đề kinh tế? Tuy không quan tâm, nhưng Chúa Giêsu không chống lại việc làm giàu, tích lũy của cải / Người chỉ muốn việc tích lũy của cải mang một ý nghĩa  khác / Người nói với dân chúng: anh em hãy coi chừng, phải tránh xa mọi thứ tham lam / vì dẫu có dư giả thì mạng sống con người cũng không bảo đảm nhờ vào của cải / Chúa muốn nhấn mạnh cho chúng ta hiểu: đời sống con người đâu chỉ gói gọn trong vấn đề cơm áo gạo tiền / Đời sống còn là cái gì đó cao hơn thế, đẹp hơn thế.

17)Giá trị con người có dựa trên của cải không? Triết học phân chia con người ra 2 phạm trù: tôi có thứ gì và tôi là gì /Tôi có cái gì: thuộc về khối lượng / còn tôi là gì: thuộc về phạm vi chất lượng >< của cải, quần áo thuộc những thứ bên ngoài, nó là khối lượng / nó không làm thành giá trị con người / Tôi là con người như thế nào, đó là phạm vi chất lượng, là giá trị con người / Những giá trị chất lượng mới làm thành giá trị con người của tôi / Nếu tôi có mọi thứ của cải, nhưng con người tôi sống chẳng ra gì, thì tôi cũng chỉ là thứ vất đi.

18)Khối lượng và chất lượng, cái nào giá trị hơn? Chất lượng quý hơn khối lượng / Không phải có nhiều của cải thì chất lượng tăng theo đâu / Chúa Giêsu sống đời nghèo khổ, không có của cải, nhưng cuộc đời của Ngài lại rất có giá trị / Trong khi đó Yuđa chết khi túi đầy tiền bạc / nhưng không phải vì thế mà đời sống của ông ta lại có giá trị hơn người khác! Quan Philatô hay vua Cesarê cũng như thế.

19)Câu chuyện về một nhà hiền triết: ông ta có cuộc sống rất đơn sơ, không cần nhà cửa, quần áo, nhà ông là một chiếc thùng phuy / Một hôm vị hoàng đế đến thăm và hỏi xem ông có cần gì không? Ông trả lời: tôi chỉ cần nhà vua đứng tránh ra đừng che mất ánh sáng mặt trời của tôi / Xem ra trong 2 con người ấy, ai là người cao quý hơn, đáng kính trọng hơn?

20)Chất lượng cuộc sống giúp gì cho con người? Giúp cho con người nên người hơn, cao quý hơn, nhân cách sung mãn hơn / Của cải chỉ có ý nghĩa khi giúp con người đạt được chất lượng cuộc sống / Cho nên của cải chỉ là phương tiện.

21)Của cải đã giúp ích gì cho ông phú hộ? Ông phú hộ trong bài Tin Mừng đã xem của cải như là mục đích / khi có nhiều của cải rồi, ông không còn biết làm gì hơn là hưởng thụ / Tầm nhìn của ông quá hạn hẹp, chỉ biết có vật chất, chỉ nhìn thấy có đời này / Lời Chúa phán: Hỡi đồ ngốc, đêm nay Ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sửa đó sẽ về tay ai? Ta đâu có thể sống mãi để mà hưởng thụ / nên khi ta chết đi thì dù của cải có nhiều, cũng sẽ tan theo mây khói / Người khác sẽ hưởng dùng và sẽ chẳng còn thèm nhớ đến ta!

22)Lời Chúa hôm nay dạy ta điều gì? Chúa dạy ta đừng hạ thấp giá trị con người mình / đừng giới hạn tầm nhìn vào việc thu tích của cải cho riêng mình, nhưng hãy nâng cao cuộc sống, mở rộng tầm nhìn, để biết tích trữ những kho tàng nơi Thiên Chúa / Kho tàng ấy sẽ không bao giờ hư mất được!

23)Câu chuyện ông chồng có 3 người vợ: Có một ông chồng sắp chết, có 3 bà vợ, bà vợ thứ nhất là người ông thương chiều nhất, có món ngon vật lạ ông đều dẫn đi ăn / có thứ gì quý giá ông đều mua cho đeo / trên người lúc nào cũng lụa là gấm vóc, vàng bạc châu báu / Người vợ thứ 2, ông ít thương hơn, ông cũng mua sắm, cũng dẫn đi ăn uống, nhưng ít hơn / có điều ông thường hay tâm sự với bà này tất cả những vui buồn sướng khổ trong cuộc đời / Người vợ thứ 3, ông rất ít thương, bà này cũng ít khi được ở bên cạnh ông / Hôm nay, khi biết mình sắp chết, ông gọi bà vợ cả lại, ông ngỏ ý muốn khi ông chết, bà hãy cùng đi với ông / người vợ cả đã viện đủ lý do để từ chối / ông rất buồn, nên gọi bà vợ thứ hai lại, nhắc lại là khi ông chết, ông muốn bà hai đi theo ông / người vợ hai cũng lắc đầu, lấy lý do này nọ để từ chối / Ông buồn lắm, nhưng nhớ lại: mình còn một bà nữa, ông bèn gọi người vợ thứ 3 đến / sau khi nghe ông ngỏ ý, người vợ thứ 3 đã vui lòng đồng ý đi theo ông / Ông rất vui mừng, và khi hiểu ra, ông đã không thắc mắc gì ! Thế thì tại sao? => người vợ thứ nhất là bản thân mình, người vợ thứ hai là những người thân thuộc / người vợ thứ 3 là những việc lành phúc đức / Điều này thật dễ hiểu là khi ta chết, những việc lành phúc đức mới có thể đi theo ta đến trước tòa Chúa / còn những thứ khác thì đành ở lại nơi trần thế này. (thân xác, người thân, việc lành).

24)Kho là gì? Kho là nơi để chứa những thứ quý giá, quan trọng, những thứ mà ta muốn để dành / một đất nước phải có kho bạc / kho lẫm cho người làm nghề nông / Gia đình cũng có kho, công ty cũng có kho, có thể là một tủ sắt để đựng giấy tờ, tiền bạc, tư trang, tài liệu / mọi lợi nhuận, mọi của cải đều được cất kỹ ở trong kho / Ai cũng muốn cái kho của mình ngày càng rộng ra, ngày càng bành trướng ra, ông phú hộ sau một mùa bội thu, ông thấy kho cũ không còn đủ sức chứa nên muốn xây một kho mới rộng rãi hơn, chắc chắn hơn và khóa kỹ, đề phòng kẻ trộm.

 

Bài 3: HÃY MỞ RỘNG CỬA KHO

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

25)Sự an toàn của cái kho: Ông phú hộ cho rằng: khi nhà kho đã an toàn thì tương lai của ông cũng sẽ vững vàng, ổn định / Có nhiều của cải cho phép ông sống thoải mái trong nhiều năm / Vì ông có cái kho lớn nên tha hồ vui chơi, ăn uống / Ông thấy mình chẳng cần đến Chúa, cũng chẳng cần đến ai / Của cải trong kho sẽ bảo đảm cho ông sống hạnh phúc / Cái kho là nơi ông đặt lòng mình vào đó (Lc 12, 34) / Ông không muốn ai xâm phạm vào chỗ ở riêng tư ấy / Kho là nơi của cải được đổ vào, nó sẽ tự sinh sôi nảy nở / Kho không phải là chỗ để ông chia sẻ của cải cho người khác / ông sẽ sống khép kín như cửa kho / ông chỉ sống với cái kho / ông chỉ sống nhờ cái kho.

26)Sự khôn ngoan của ông phú hộ ở đâu? Ông tưởng đâu mình tính toán như vậy là khôn ngoan / nhưng ông không ngờ cái chết sẽ đến lúc đêm khuya nay / Cũng có thể có biết bao rủi ro khác xảy đến / ông chợt nhận ra mình ra đi lúc này thì phải bỏ lại tất cả / Cái kho sẽ không níu được ông / nó không vững vàng như ông nghĩ / những gì ông đã thu tích, nó sẽ như giọt nước lọt qua kẻ tay.

27)Xây kho có xấu không? Ai trong chúng ta cũng có một hay nhiều cái kho / có lẽ chúng ta đang ôm mộng làm giàu và đang giàu lên / chúng ta cũng định nới rộng kho ra / hay là xây kho mới / chúng ta đang chăm chút cái kho cho con cháu chúng ta mai này / Thật ra của cải không xấu / xây kho cũng không xấu / nhưng phải giữ mình tránh mọi thứ tham lam (Lc 12, 15).

28)Cánh cửa của cái kho như thế nào? Phải mở rộng cánh cửa kho của mình / để kho không phải chỉ là nơi tích trữ của cải cho chính mình / nhưng là phương tiện để  giúp đỡ tha nhân / Đừng biến nhà kho, két sắt, ví tiền thành mục đích / Người nhà giàu chỉ đáng yêu trước mặc Thiên Chúa khi biết mở cửa kho để trao đi và vui mừng khi thấy Thiên Chúa liên tục làm cho kho của mình đầy lại / Làm sao để khi đến trước tòa Chúa, Chúa thấy kho của ta trống trơn vì ta vừa mới cho đi tất cả.

29)Giấc chiêm bao và kho lẫm của ông Giuse trong Cựu Ước: Bảy con bò ốm ăn bảy con bò mập / Bảy gié lúa lép nuốt chửng bảy gié lúa mẩy / Giuse đã giải mộng cho vua Pharaô 2 lần chiêm bao, có nghĩa là Thiên Chúa đã quyết định và sẽ sớm thực hiện / Nhờ có Giuse mà dân Israel và dân Ai Cập đã không bị chết đói.

30)Tại sao thế giới có quá nhiều kho mà nhân loại vẫn có nhiều người đói? Đất nước chúng ta đang đối mặt với nạn tham nhũng / Đất nước thì nghèo đi trong khi kho của một thiểu số thì lại phình ra / Tiền bạc là điều cần thiết cho cuộc sống, nhưng tiền bạc cũng là mối nguy hiểm cho nhiều người.

31)Người ta cho rằng: của người này để dành lại là của ăn cắp của người kia / đúng hay sai? Các Giáo phụ cho rằng: chiếc bánh để dành của con thuộc về người đói, chiếc áo dư đang nằm trong tủ, thuộc về người trần trụi / Tiền bạc mình đang cất giấu thuộc về người thiếu thốn.

32)Thế giới đang bất công như thế nào? Có những thứ mà nhiều người đang giữ, họ chẳng bao giờ dùng tới / có biết bao điều lãng phí bên cạnh những Lazarô túng quẩn / Có nhiều người hưởng lợi dựa trên nỗi đau của kẻ khác / Có bao nhiêu thứ mình định mua sắm nhưng chẳng có nhu cầu / có những thứ mình làm được lợi thì ít nhưng tác hại cho người khác rất nhiều . (vệ sinh an toàn thực phẩm).

33)Sự bất công đang nằm ở đâu? Chúng ta hiểu rằng: nguồn gốc của bất công không ở đâu xa, nó nằm ngay nơi sự khép kín của lòng mình / Mỗi người phải chịu trách nhiệm về những cảnh người nghèo khó trong xã hội / Chính vì mình đóng cửa lòng, chính vì mình đóng cửa kho nên mình luôn ăn dư thừa nhưng anh em thì lại đói khát.

34)Tại sao Thiên Chúa phân bổ năng lực và tài nguyên không đồng đều? Thiên Chúa là chủ tể của vũ trụ / và tài nguyên là quà tặng của Thiên Chúa chung cho mọi người được hưởng / Chúa phân bổ có sự chênh lệch, thiếu hụt, dư thừa, không đồng đều, bởi vì Chúa muốn chúng ta biết sống chia sẻ cho nhau / và Chúa muốn dùng cái mức độ chia sẽ để tính phần thưởng cho mỗi người chúng ta.

35)Tại sao thế giới còn quá nhiều người nghèo? Thế giới còn quá nhiều người nghèo vì có quá nhiều người cầm giữ những thứ mình chưa cần dùng đến / Chúa muốn chúng ta biết làm giàu nhờ tích trữ nhiều của cải đời sau / do biết dùng của cải đời này mà mua lấy Nước Thiên Đàng.

36)Chúa Giêsu dạy con người sống, phải quan tâm đến điều gì trước? Chúa bảo chúng ta phải quan tâm đến sự phán xét của Thiên Chúa sau này / Một thính giả nghe thế thì ngỏ lời: “xin Thầy bảo anh tôi chia gia tài cho tôi” / Đã nghe rõ lời Chúa dạy, nhưng anh lại muốn giải thích theo lòng tham / anh ta cho rằng Rabbi này nói rất hay, như là một kẻ có uy quyền, hay là ta xin Thầy can thiệp, giải quyết dùm vụ tranh chấp gia tài / Lời dạy của Đức Kitô rất quan trọng và rất chính xác / nhưng khi lọt vào tai anh ta, thì lại biến thành cách giải thích có lợi cho cá nhân anh / hợp với quyền lợi riêng tư của anh / anh đã hiểu sai lời Chúa.

37)Sứ mạng của Luật Phúc Âm là gì ? Chúa Giêsu không muốn biến luật Phúc Âm thành một bộ luật xã hội / Nghĩa là không được định nghĩa sứ mạng dưới thế của Chúa Kitô dùng để phân chia của cải/ Phúc Âm chủ trương công bằng, nhưng còn đòi hỏi cao hơn cả sự công bằng / Trong quan hệ giữa người với người thì công bằng mà thôi thì chưa đủ, vì nó luôn mang tính chất bấp bênh / Phúc Âm buộc con người phải ý thức rõ là mình đang sống trước con mắt Thiên Chúa, cho nên phải đối xử với nhau như anh em / mà anh em thì phải chia sẻ, giúp đỡ nhau mới đúng luật.

 

Bài 4: LÒNG THAM VÔ ĐÁY

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

38)Sự an toàn của của cải vật chất có bền vững không? Làm sao chúng ta có thể bình an tự tại trong tình trạng an toàn vật chất giả dối / Chốc nữa đây khi phải trả lời câu hỏi tối hậu của Đức Kitô đưa ra, chúng ta sẽ ăn nói ra sao đây? Những câu hỏi này Đức Kitô gởi đến các Kitô hữu, các xã hội, các nền văn minh / nhưng Kitô hữu là những người phải trả lời trước tiên / Đã có biết bao cuộc cách mạng nổi lên bởi vì không ai chịu trả lời đúng câu hỏi của Đức Kitô.

39)Chúng ta cần tích trữ thứ gì cho bản thân mình? Chúa Giêsu dạy: điều cần nhất là tránh tích trữ của cải cho chính mình / Trái lại, phải làm giàu theo ý định của Thiên Chúa / Ở đây Chúa đưa ra một ý tưởng và thường nhắc đi nhắc lại là phải chia sẻ cho nhau trong tình huynh đệ.

40)Bác ái thường đi đôi với thứ gì? Công bằng chỉ đưa ra những đòi hỏi có giới hạn / Công bằng là một cách đối xử tối thiểu / Vấn đề chính yếu trong con mắt của Thiên Chúa đó là tình liên kết anh em, nó hậu thuẫn cho tình yêu, đó là đức bác ái / Không thể có tình huynh đệ anh em nếu thiếu điều kiện căn bản là đức công bằng / nhưng nếu đối xử công bằng mà không yêu thương nhau thì tình anh em đó cũng chẳng bền vững / Chính nhờ yêu thương chia sẻ cho nhau nên chúng ta sẽ trở nên giàu có trước mặt Thiên Chúa.

41)Câu chuyện về lòng tham của ông Pa-khom: Ông là một nông dân, luôn mong muốn có một ít đất đai / Ông ta dành dụm nhiều năm và mua được 4 sào / Ông ta hết sức vui mừng/ Tuy nhiên ít lâu sau ông lại cảm thấy nó quá nhỏ bé, chật chội / bèn bán 4 sào đó đi, và mua 8 sào ở vùng khác / nhưng điều đó cũng không làm ông thỏa mãn, nên ông lại tìm kiếm một chỗ khác / Một buổi tối nọ, có một người khách phương xa đến, Pa-khom đã nói về ước muốn của mình, muốn có thêm nhiều đất đai / Người khách cho hay là bên kia dãy núi , là nơi sinh sống của một bộ tộc, những con người đơn sơ này có rất nhiều đất đai muốn bán / Ngày hôm sau ông Pa-khom đi gặp viên tộc trưởng / ông tộc trưởng nói: chỉ cần bỏ ra 1.000 rúp, ông sẽ được một số đất đai mà ông rảo bước trong 1 ngày / nhưng phải quay về điểm xuất phát ngay trong ngày hôm đó / nếu không về kịp thì phải chịu mất số tiền / Pa-khom sung sướng rộn ràng / suốt đêm ông không tài nào ngủ được vì mãi nghĩ số đất đai to lớn sẽ thuộc về ông / Khi mặt trời vừa chớm mọc, người ta đã cắm một cột mốc ở đỉnh gò và ông Pa-khom bắt đầu xuất phát / Có những người cỡi ngựa theo sau cắm cọc để đánh dấu lộ trình mà ông vừa đi qua / Ông Pa-khom bước đi mỗi lúc một nhanh, càng đi xa, đất đai càng màu mỡ / Trong lúc tham lam, ông đã đi một vòng thật lớn mà quên mất thời gian / và rồi ông hốt hoảng khi thấy mặt trời bắt đầu xuống thấp / Ông bắt đầu quay lại ,chạy về cái gò nơi mà sáng nay ông đã xuất phát / Khi ông vừa về đến đỉnh gò thì mặt trời đã lặn / Tuy nhiên, ngay lúc đó ông ngã quỵ, mặt úp xuống đất / Người tộc trưởng nói: tôi khen ngợi ông, ông đã có nhiều đất hơn bất cứ người nào mà tôi còn nhớ / nhưng ông Pa-khom không đáp lại / Người ta lật ngửa người ông lên, thì ra ông đã chết.

42)Lòng tham của ông phú hộ và của ông Pa-khom: Chỉ một số lượng tiền bạc của cải nào đó là cần thiết mà thôi / Người phú hộ đã quá giàu có nhưng ông vẫn chưa thỏa mãn / Lòng tham giống như ngọn lửa / càng cháy to, người ta càng muốn chất thêm củi vào / Điểm yếu của con người ở mọi thời đại là họ không biết bao giờ túi tham mới đầy!

43)Câu chuyện chàng ca sĩ người Mỹ  Elvis Presley: anh ta chết ở tuổi 42 vì lạm dụng thuốc/ Anh ta có tám ôtô, sáu môtô, hai máy bay, một lâu đài / và một tài sản khổng lồ trong ngân hàng / Anh chết vì ham hưởng thụ nên dùng thuốc quá liều.

44)Con người hãy học bài học sống từ những con thú: Con quạ khi làm tổ trong rừng, nó chỉ chiếm có 1 cành cây / Con hưu khi ra bờ sông để làm dịu cơn khát, nó không uống quá nhu cầu trong lúc đó / Tại sao con người lúc nào cũng lo tích trữ? (Con người đói lâu ngày, khi được ăn, rất dễ bị chết vì bội thực).

45)Con người có thể tìm thấy sự an toàn ở đâu? Con người luôn khao khát sự an toàn / Từ xưa tới nay, tại nạn đói kém luôn là mối đe dọa / Người ta tìm kiếm sự an toàn bằng việc tích trữ ngũ cốc / Trong thời đại của chúng ta, người ta tìm sự an toàn trong việc tích trữ của cải, tài sản / Người ta tích trữ đồ vật và thường bám chặt vào chúng / Bởi chúng luôn cho họ ảo tưởng về sự an toàn / Nhưng an toàn chỉ có thể được tìm thấy ở nơi Thiên Chúa/ chứ không có trong của cải.

46)Ngoài sự an toàn trong của cải, người ta còn muốn tìm thấy thêm điều gì? Người ta cho rằng có của cải là có an toàn / Người ta cũng tìm thấy giá trị của bản thân trong của cải / Người ta đánh giá con người qua những gì họ có / khi không có của cải , thì như  không có gì !

47)Ông Mahatma Gandhi sống thế nào? Ông là con người vĩ đại của thế kỷ 20 / Tuy nhiên ông sống trong một căn nhà bằng gỗ và đất / Của cải của ông chỉ là những vật dụng thiết yếu >< Của cải không bao giờ cho ta sức mạnh nội tâm / Cuối cùng nó cũng chỉ là những cái nạng để cho những người què quặt tâm linh chống mà thôi! Điều chúng ta có thể làm đẹp lòng Thiên Chúa không phải là những gì chúng ta sắm được / Nhưng là những việc tốt chúng ta đã làm!

 

TÓM Ý

1/Thái độ của Chúa Giêsu về của cải như thế nào ? Có kẻ kết án Ki-tô giáo là đạo của những ông nhà giàu. Vì Giáo Hội cũng có rất nhiều tài sản / chúng ta cũng thật sự lúng túng. Chính Chúa Giêsu đã có một đời sống nghèo khổ, nhưng Chúa cũng chấp nhận quyền tư hữu.

2/Trong thập giới, có giới răn nào cấm chúng ta chiếm dụng của cải ? Có giới răn thứ 7 và thứ 10 cấm chúng ta chiếm giữ của cải trái phép. Riêng đối với anh thanh niên giàu có, Chúa chỉ khuyên anh ta nếu muốn sống trọn lành thì đừng dính bén đến của cải.

3/Thành phần nào được Chúa thương nhất ? Trong Tám Mối Phúc, Chúa chúc phúc cho kẻ nghèo, kẻ cùng khốn. Nhưng Chúa cũng luôn có những người giàu ở bên cạnh như là Gia-kêu, Giuse Arimathi-a, Ông Simon biệt phái và các phụ nữ khá giả theo giúp Chúa.

4/Chúa đưa ra lời cảnh cáo về của cải như thế nào ? Chúa nói: Giàu sang là một mối nguy. Người giàu khó vào Nước Trời. Con lạc đà chui qua lỗ kim, là khó chứ không phải là không thể. Chúa bảo đừng ham mê nó vì tiền bạc như là bụi gai, lời Chúa rơi vào sẽ dễ bị chết nghẹt.

5/Tại sao Chúa kết án sự giàu sang ? Giàu sang do cần cù thì không có lỗi gì. Nhưng nếu ham mê cách mù quáng, kiếm tiền bằng mọi giá đến nỗi liều mình mất Chúa, mất linh hồn thì Chúa mới nói khốn cho. Không ai có thể làm tôi hai chủ.

6/Chúa bảo chúng ta lấy tiền để mua thứ gì ? Hãy dùng tiền để mua bạn hữu, để mua Nước Trời. Ở nơi đó trộm cướp không với tới được. Cũng không có mối mọt.

7/Chúa đánh giá thứ gì quý nhất ? Chúa nói: Linh hồn là quý nhất. Nếu đem hết của cải thế gian cũng không đánh đổi được linh hồn. Tiền bạc cũng không mang lại hạnh phúc.

8/Giáo hội kết án của cải ra sao ? Giáo hội kết án lòng ham mê tiền bạc quá đáng. Sự keo kiệt cũng biến lòng mình ra chai đá. Thiên Chúa sẽ xử phạt nặng nếu con người không sử dụng tiền để làm việc bác ái.

9/Giáo hội khuyên dạy điều này như thế nào ? Vàng bạc sẽ mục nát, đừng gian lận tiền công thợ vì tiếng kêu của họ sẽ kêu lên thấu tai Thiên Chúa. Các giáo phụ cũng chỉ trích nặng nề những kẻ cho vay nặng lãi. Những kẻ chuyên bóc lột người nghèo. Hỡi những người nhà giàu, coi chừng tai hoạ sẽ ập xuống đầu các ngươi.

10/Các Đức Giáo Hoàng thường cổ võ điều gì ? Đức Leo 13, Pio11, Pio 12, Yoan 23, Phao-lô 6… Các Ngài đều lên tiếng bênh vực thợ thuyền và giới công nhân lao động. Mục đích của các Ngài là muốn cải tạo xã hội dựa theo sự công bằng và tình yêu thương Ki-tô giáo /mặc dù các Ngài bênh vực quyền tư hữu nhưng lại kết án lòng ham mê tiền bạc, tiêu xài hoang phí và gây bất công cho người nghèo.

11/Cùng đích của chúng ta là gì ? Tiền bạc chỉ là phương tiện, chúng ta chỉ nên coi nó như tôi tớ chứ không phải là mục đích cuối cùng. Bởi thế, Chúa nói : Hãy tìm kiếm Nước Trời trước hết, mọi thứ khác Ngài sẽ ban cho sau.

12/Thế giới sau thời kỳ chiến tranh lạnh là gì ? Thời chiến tranh lạnh là thời gian nghỉ, vì nước nào cũng hao binh tổn tướng, hao tiền bạc, khí tài bom đạn. Sau đó các nước hiểu rằng : Một cường quốc là một nước có nhiều tiền, có quân đội hùng mạnh, dễ dàng khống chế các nước yếu hơn / vì thế ngày nay thì họ dồn mọi nỗ lực vào chiến tranh kinh tế / tiền bạc đã trở thành thứ vũ khí lợi hại nhất .

13/Lời Chúa hôm nay có dạy trái chiều không ? Thiên Chúa không chống lại sự phát triển và thịnh vượng của xã hội, nhưng Chúa chỉ muốn hướng dẫn chúng ta sử dụng tiền cho đúng cách. Đừng thờ nó rồi quay lưng lại với Chúa, nhưng hãy dùng tiền để mua bạn hữu, mua lấy nước trời.

14/Mục đích Chúa xuống trần gian để làm gì ? Chúa không xuống trần để giải quyết bài toán kinh tế. Chúa cũng không đến để làm quan toà xét xử về tiền bạc. Chúa cũng không phải là người đứng ra phân chia tài sản.

15/Tại sao Chúa không muốn làm vua thế gian ? Chúa muốn tránh, không muốn dính bén vào của cải vật chất. Cho nên khi dân chúng muốn tôn làm vua, Chúa đã lánh mặt đi.

16/Tại sao Chúa lại không quan tâm đến tiền ? Qua bài giảng về Thiên Chúa quan phòng, Chúa muốn chúng ta hiểu rằng : Thiên Chúa quyền năng, Ngài có tất cả, có Ngài là có mọi thứ. Chúa muốn nhấn mạnh rằng : của cải không thể bảo đảm cho mạng sống con người. Mục đích Chúa tạo dựng nên chúng ta không phải để tìm cơm áo nhưng là tìm sự sống vĩnh cửu ở nơi Thiên Chúa.

17/Người ta đánh giá con người dựa vào tiêu chuẩn nào ? Quần áo, tiền bạc chỉ là thứ bên ngoài, nay còn mai mất. Chất lượng sống của mỗi người mới làm thành giá trị con người. Bởi thế nếu tôi giàu có nhưng sống không ra gì , thì tôi cũng chỉ là thứ vất đi mà thôi.

18/Chúng ta cần có thứ giá trị nào ? Chất lượng quý hơn khối lượng. Không phải có tiền nhiều thì chất lượng tăng đâu. Chúa Giêsu sống đời nghèo khó nhưng sao cả thế giới tôn thờ. Còn Yu-da, Cé-sar hay Philato cho dù có đầy túi tiền thì người đời cũng phỉ nhổ họ thôi.

19/Của cải có thể giúp gì cho ông phú hộ ? Ông đã xem của cải như cùng đích, có nhiều rồi thì ông chỉ biết hưởng thụ. Ông không nhìn thấy thứ gì khác ngoài của cải. Nhưng con người đâu thể sống mãi, bởi khi ta chết đi thì mọi sự sẽ tan theo mây khói, người khác sẽ hưởng dùng ,mà có khi chẳng thèm nhớ đến ta.

20/Lời Chúa hôm nay dạy ta điều gì ? Qua câu chuyện một ông chồng có 3 bà vợ, Chúa muốn dạy ta rằng : Đừng thu tích của cải dưới đất nhưng hãy sắm sửa một kho tàng trên trời. Hai bà vợ đầu là bản thân và người thân, khi ta chết, họ sẽ bỏ ta khi xác ta vừa xuống huyệt. Chỉ có việc lành phúc đức mới có thể theo ta đến trước toà Chúa.

21/Sự khôn ngoan của ông phú hộ nằm ở đâu ? Ông ta cứ tưởng mình tính như vậy là quá khôn, nhưng ông đã lầm vì sự sống của ông là do Thiên Chúa nắm giữ. Ông chợt nhận ra nếu ông ra đi vào lúc này thì ông phải bỏ lại tất cả. Cái kho và của cải không bảo đảm và vững chắc như ông nghĩ. Những gì ông tích trữ cũng giống như giọt nước lọt qua kẽ tay.

22/Xây kho có xấu không ? Ai cũng có một cái kho, Thiên Chúa luôn chúc lành cho mọi người. Chúng ta xây kho để lo cho con cháu sau này, điều đó không xấu, tiền bạc không xấu, nó chỉ xấu khi chúng ta tham lam, gây bất công, sống ích kỷ.

23/Kho có cửa để làm gì ? Có kho thì phải có cửa, kho không phải là nơi tích trử của cải cho riêng mình, nhưng là phương tiện để ta có thể giúp đỡ tha nhân / Chúa chỉ yêu những ai biết mở cửa kho và cho đi khi có người khác cần đến . Cách tốt nhất là khi ta đến trước toà Chúa cũng vừa lúc ta đã cho đi tất cả của cải mà ta có .

24/Quan niệm của các giáo phụ như thế nào về của cải ? Các Ngài cho rằng : Cái bánh ta đang để dành, thuộc về người đói, cái áo dư trong tủ thuộc về người trần trụi, tiền bạc trong tài khoản của ta thuộc về những người thiếu thốn .

25/Thế giới đang bất công như thế nào ? Có những thứ mà người nhà giàu cất giữ nhưng chẳng bao giờ họ dùng tới. Cũng có biết bao kẻ lãng phí bên cạnh những Lazaro túng quẫn, có quá nhiều kẻ hưởng lợi dựa trên nỗi đau của kẻ khác, có biết bao thứ ta mua sắm nhưng chẳng hề có nhu cầu. Có nhiều thứ ta chỉ thu lợi một ít nhưng lại gây ra tác hại rất lớn cho anh em khác , như vệ sinh an toàn thực phẩm …./

26/Sự bất công đang nằm ở đâu ? Sự bất công nó nằm ngay trong cõi lòng chúng ta. Mỗi người chúng ta phải chịu trách nhiệm về những người nghèo đói chung quanh mình . Chính vì mình đóng cửa kho, mình dư thừa nên những anh em khác phải đói khát.

27/Tại sao Thiên Chúa lại phân chia tài nguyên không đồng đều ? Thiên Chúa là chủ tể của vũ trụ. Tài nguyên là quà tặng của Ngài dành cho mọi người được hưởng chung. Chúa phân bổ không đồng đều vì Ngài muốn chúng ta phải san sẻ cho nhau. Và Ngài sẽ dùng tỷ lệ san sẻ này để ấn định phần thưởng cho mỗi người mai sau .

28/Tại sao thế giới càng văn mình thì con người vẫn cứ nghèo ? Vì có quá nhiều người cầm giữ những thứ mình chưa cần dùng đến. Chúa muốn chúng ta phân phát ra để lấy phiếu sau này đổi lấy visa vào nước Thiên đàng.

29/Chúa bảo con người phải quan tâm điều gì trước ? Chúa muốn chúng ta mau chuẩn bị cho ngày phán xét. Lời Chúa luôn trung thực vì đó là Lời Chân lý. Nhiều khi chúng ta nghe xong lại muốn giải thích sao cho có lợi với bản thân mình. Chúng ta hiểu sai lời Chúa dạy ,rồi đem áp dụng sai ,cho nên tìm mãi chúng ta vẫn không gặp được Chúa .**R

KBX / GIUSE LUCA / KT EMMAUS

********************************************************************

Tin mừng: Lc 12, 13-21

13 Khi ấy, có người trong đám đông nói với Đức Giê-su rằng: “Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi.”
14 Người đáp: “Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh?”
15 Và Người nói với họ: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu.”
16 Sau đó Người nói với họ dụ ngôn này: “Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, 17 mới nghĩ bụng rằng: ‘Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa mầu!’
18 Rồi ông ta tự bảo: ‘Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó.
19 Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!’
20 Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: ‘Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?’
21 Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó.”
 
II. Ý CHÚA DẠY: Qua bài Tin Mừng, Ðức Giêsu cho thấy hạnh phúc của con người không phải là có nhiều của cải ở đời này, vì chúng mau qua và không thể mua được sự sống đời đời.
 
III. CHÚA GIẢI THÍCH : Nhiều lúc chúng ta cũng khờ khạo như người phú hộ kia, tìm sự bảo đảm cho cuộc sống của mình bằng cách mải mê tích cóp cho có thật nhiều tiền của mà quên đi nỗi lầm than túng thiếu của anh em. Chúng ta cũng đã lầm vì cuối cùng chúng ta chỉ còn hai bàn tay trắng.
 
IV. CON THỰC THI: Con phải lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa ngay tự đời nầy .
 
V. CON CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa là hạnh phúc vĩnh cửu của chúng con. Xin dạy chúng con biết khôn ngoan sáng suốt khi sự dụng những ân huệ Chúa ban. Biết dùng của cải đời này để mua lấy sự sống vĩnh cửu, bằng cách chia sẻ, giúp đỡ những anh chị em nghèo khổ chung quanh chúng con. Amen.
 
CON PHẢI GHI NHỚ : “Những của ngươi tích trữ ,sẽ để lại cho ai ?”
 
TGM GIUSE NGUYỄN NĂNG 
 
 

 

 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1465
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  6
 Hôm nay:  1635
 Hôm qua:  2056
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11417314
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top