Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tim hiểu Tin Mừng CN 3 Mùa Chay / C / Giuse Luca

CHÚA NHẬT III MÙA CHAY / C

ĐỀ TÀI: BỊ PHẠT DO KHÔNG SINH TRÁI

 

TUNG HÔ TIN MỪNG:   Mt 4,17

Chúa nói: Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần.

PHÚC ÂM:  Lc 13, 1-9   

"Nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy."

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca:

1 Lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giê-su nghe chuyện những người Ga-li-lê bị tổng trấn Phi-la-tô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng. 2 Đức Giê-su đáp lại rằng: "Các ông tưởng mấy người Ga-li-lê này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Ga-li-lê khác sao? 3 Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy4 Cũng như mười tám người kia bị tháp Si-lô-ê đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giê-ru-sa-lem sao? 5 Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy."

6 Rồi Đức Giê-su kể dụ ngôn này: "Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, 7 nên bảo người làm vườn: "Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất? 8 Nhưng người làm vườn đáp: "Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. 9 May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi.".

Đó là lời Chúa.

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/ Ngày xưa người ta dự báo thời tiết như thế nào ?

2/ Chúng ta nhìn thứ gì để biết Thánh Ý Chúa ?

3/ Chúa kể hai biến cố trong bài Tin Mừng để làm gì ?

4/ Thái độ của chúng ta trước các biến cố như thế nào ?

5/ Tại sao chúng ta khó ăn năn sám hối ?

6/ Quan niệm của người Do Thái như thế nào về tai nạn?

7/ Cây vả trong dụ ngôn đang trong tình trạng nào ?

8/ Chúng ta tự hào vì thứ gì?

9/ Chúa đang cần gì ?

10/ Tại sao ông chủ muốn chặt cây vả?

11/ Phila-tô đang giở trò gì?

12/ Người Do Thái quan niệm thế nào ?

13/ Chúa Giêsu dạy điều gì ?

14/ Hoán cải là gì ?

15/ Chết vì tai nạn có phải do tội không ?

16/ Ý Chúa muốn bảo gì ?

17/ Isai-a đã nói gì về Yerusa-lem ?

18/ Vì sao Thiên Chúa luôn nhẫn nại ?

19/ Tội của cây vả như thế nào ? 

20/ Lòng nhân từ của người làm vườn ra sao ?

 

21/ Mùa Chay là gì ?

22/ Sám hối là gì ?

23/ Chúa muốn chúng ta nhìn các biến cố theo kiểu nào ?

24/ Tại sao chúng ta luôn sống quá khắc khe?

25/ Chúa cảnh báo điều gì?

26/ Tại sao đừng kết án ?

27/ Chúa chăm sóc chúng ta như thế nào?

28/ Chúa muốn chúng ta phải sống thế nào ?

29/ Tục ngữ có câu gì ?

30/ Pharisieu coi người tội lỗi ra sao ?

31/ Tại sao lại trồng vả trong vườn nho ?

32/ Tại sao cây vả không ra trái ?

33/ Ý kiến của người làm vườn ra sao ?

34/ Quan điểm của Chúa Giêsu như thế nào ?

35/ Tính tình ông Moisen như thế nào ?

36/ Ông Einstein là người như thế nào ?

37/ Chúng ta thường đối xử với người khác như thế nào ? 

38/ Bài học nào từ cây vả ?

39/ Ai là người cần thống hối ?

40/ Đằng sau sự thống hối là gì ?

 

Bài 1: VÌ SAO TA CHƯA SINH TRÁI ?

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1/Vì sao các nạn nhân lại chết ? Đứng trước cái chết thê thảm của những người bị Philato giết. Cũng như những người bị tháp Silo-ê đè chết, có những người nghĩ xấu ,họ cho rằng những người này bị chết vì nhiều tội lỗi. Các kiểu giải thích độc ác này như con dao đâm thêm vào những nạn nhân đã chết khiến họ càng đau đớn thêm hơn.

2/Chúa Giêsu đã  minh oan cho họ thế nào ? Khi nhìn thấy cái kiểu kết án đầy bất công và bất nhân này, Chúa Giêsu đã xác định là: Không phải như vậy, đồng thời sẵn dịp này Chúa cũng khuyên mỗi người hãy mau ăn năn sám hối kẻo lại bị Thiên Chúa huỷ diệt như vậy.

3/Qua đoạn Tin Mừng trên đây, Chúa muốn dạy ta điều gì ? Với cách lý giải trên đây, Chúa Giêsu vừa muốn minh oan cho các nạn nhân, vừa công bố cách mà Chúa sẽ xét xử chúng ta sau này, đó là : Ai xét xử khắc nghiệt anh em mình thì cũng sẽ bị Thiên Chúa xét xử cay nghiệt như vậy. Nếu họ cho rằng các nạn nhân chết là do tội nhiều nên bị phạt thì chính những người xét xử này, nếu không chịu sửa mình  cũng sẽ bị huỷ diệt  như vậy. Bởi vì đâu có ai là người vô tội đâu!. Đừng mất thời giờ suy nghĩ xấu cho kẻ khác, chỉ là gây khổ thêm cho họ mà còn gây thêm tội và nhận thêm hậu quả xấu cho chính mình, điều chúng ta cần làm là hãy cải thiện đời sống của mình trước đã.

4/Qua việc này, chúng ta khám phá ra điều gì ? Sống thánh thì ai cũng muốn, ai cũng cố gắng, nhưng càng cố gắng chúng ta càng khám phá ra rằng: Nếu chỉ cậy vào sức riêng thì chúng ta chẳng thể sám hối, cũng chẳng thể tự mình cải thiện, mà phải cần đến ơn Chúa trợ giúp.

5/Chúng ta rút được kinh nghiệm gì ? Thiên Chúa là người trồng cây, còn chúng ta chính là cây vả không có trái. Ngài muốn chúng ta hoàn thiện nên đã đem chúng ta trồng vào vườn nho Hội thánh rồi cũng chính Người chăm sóc chúng ta. Nhưng chúng ta không phải là một cây vả vô tri vô giác. Trái lại chúng ta có trí khôn, có tự do. Chúng ta có thể đón nhận hoặc không muốn đón nhận ơn Chúa. Chúng ta có thể sinh hoa trái tốt, hoặc chúng ta chẳng ra được trái nào cả. Nguyên do là chúng ta có muốn đón nhận ơn Chúa và thực thi ý Chúa hay không thôi!

6/Số phận của chúng ta sẽ như thế nào ? Suy tới đây, chúng ta cảm thấy lo lắng cho số phận của mình bởi vì chúng ta đã nhiều lần dửng dưng với ơn Chúa. Nhiều lúc chúng ta từ chối đón nhận ơn Chúa. Tại sao chúng ta không ý thức thân phận yếu đuối, rồi sau đó phó thác mọi sự cho tình thương của Chúa và quyết tâm làm theo lời Chúa dạy. Đây là giai đoạn đầu của sự ăn năn sám hối.

7/Sám hối có mấy bước ? Sám hối không chỉ dừng lại ở đó mà còn phải thực hành 3 bước nữa: Cầu nguyện, hãm mình, bác ái  đặc biệt là giúp người nghèo.

8/Thế nào là sám hối tích cực ? Suy cho cùng, tâm tình sám hối của chúng ta còn rất hời hợt. Điều Chúa muốn chúng ta làm không phải là không phạm tội nữa. Mà còn phải tích cực làm việc lành. Việc làm mới chính là hoa trái thiêng liêng mà Chúa muốn chúng ta có được. Nhưng cây vả của chúng ta giờ này đã có trái chưa ? Hay cũng chỉ là cây vả không trái !

9/Dựa vào đâu chúng ta biết được ý Chúa ? Khi xưa cha ông chúng ta muốn biết thời tiết, đều phải dựa vào những sự kiện trong thiên nhiên. Ngày nay Chúa bảo chúng ta hãy nhìn vào các sự kiện, các biến cố xảy ra chung quanh chúng ta, để nhờ đó chúng ta có thể biết được thánh ý Chúa. Hôm nay qua bài Tin Mừng Chúa đưa ra hai điển hình.

10/Quan niệm của người Do Thái thế nào ? Sự kiện thứ nhất: Những người Galile bị Philato giết. Thứ hai : Mười tám người bị tháp Silo-ê đè chết. Do Thái thì cho rằng những người này do tội lỗi nên mới bị Thiên Chúa phạt chết.

11/Quan niệm của Chúa Giêsu như thế nào ? Quan niệm của Chúa Giêsu thì khác. Chúa coi những biến cố đau thương đẫm máu ấy như tiếng chuông cảnh tình mà Chúa muốn gởi đến cho họ, để cho họ ăn năn sám hối, làm lại cuộc đời ,quay về với Chúa. Nếu không thì họ cũng bị chết thảm thương hơn vậy.

12/Quan niệm của chúng ta hôm nay thì sao ? Hằng ngày qua các mạng truyền thông, chúng ta đón nhận biết bao sự kiện, biết bao biến cố đau buồn xảy ra trên khắp trái đất, chỗ nào cũng có người chết.

13/Chúng ta thường có thái độ nào ? Có khi chúng ta có thái độ lạnh lùng, có khi lại nghiêm khắc như người Do Thái. Chúng ta cho rằng : Họ bị như vậy là do tội lỗi, do quả báo của sự ác. Thế rồi chúng ta yên tâm khi có mũ ni che tai, dù cháy nhà hàng xóm nhưng chúng ta cứ bình chân như vại. Trong khi đó Chúa đòi chúng ta phải có hành động tích cực: Phải tìm biết ý Chúa qua các sự kiện ấy.

14/Các biến cố ấy giúp gì cho ta ? Các biến cố ấy giống như những tiếng chuông cảnh tỉnh mà Chúa gởi đến cho ta, Chúa muốn kéo chúng ta ra khỏi cuộc sống mê muội, tội lỗi. Điều quan trọng là chúng ta phải nhận ra coi Chúa muốn nói gì. Rồi từ đó chúng ta sẽ uốn nắn sửa đổi, từ bỏ các khuyết điểm. Tích cực làm nhiều việc lành là những hoa trái khiến cho Chúa vui lòng.

15/Vì sao chúng ta chưa sám hối ? Chúng ta khó sám hối vì chúng ta luôn cảm thấy mình đang ở trong tình trạng an toàn, khi đưa ra 2 biến cố này : một là do sự tàn ác của Philato, hai là do tai nạn lao động. Cả hai đều dẫn tới những cái chết thảm khốc. Nhưng những người khác thì không mảy may lay động. Bởi họ nghĩ họ chẳng tới phiên, vì họ ăn ở hiền lành nên trời thương. Ai lo sám hối chứ họ thì vô tội.

16/Những người khác đang nghĩ gì ? Người khác dễ nghĩ mình gặp hên, mình vô tội vì họ còn đựơc bình yên. Điều này khiến cho họ có chút tự hào, đây chính là sự an toàn giả tạo của những con người tự cho mình vô tội, tự cho mình được Chúa thương riêng. **R

 

Bài 2: MỘT THỤ TẠO VÔ TÍCH SỰ

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

17/Lúc nào thì ta cần hối cải ? Chúa Giêsu muốn đưa chúng ta ra khỏi thói ảo tưởng về mình. Chúa nhắc mọi người cần sám hối vì chẳng biết tội ai nặng hơn ai. Lúc ta đang sống yên lành, chính là lúc chúng ta cần phải hối cải. Biết đâu đây chính là cơ hội cuối cùng trước khi cái chết ập xuống.

18/Cây vả đang trong tình trạng nào ? Cây vả trong dụ ngôn cũng đang trong tình trạng an toàn. Nó không cho ra trái độc, không làm hại vườn nho, nó chỉ phạm có một tội thôi: Đó là làm hại đất, tội hút hết đất màu mỡ mà không sinh trái.

19/Chúng ta đang tự hào về điều gì ? Chúng ta cũng cảm thấy an toàn như cây vả vô tích sự kia. Tự hào rằng mình không làm điều gì xấu, chẳng có làm hại ai. Nhưng chúng ta lại quên rằng mình đang phạm tội không chịu làm điều tốt. Hãy nhìn tấm gương ông phú hộ và Lazaro ăn mày. Chúng ta cần làm những điều tốt mình có thể làm và phải làm. Có bao nhiêu nén bạc Chúa trao mà không chịu đầu tư (Mt 25,18). Có biết bao người túng thiếu ta từng gặp mà không chịu giúp đỡ họ .(Mt 25,42).

20/Lúc nào thì ta mới cảm thấy có lỗi ? Khi không chịu làm điều tốt cho người, cho đời. Đó  là ta đang tiếp sức cho sự dữ tung hoành. Sống đạo không chỉ là lo tránh tội, sống đạo không phải là chỉ giữ đức công bằng. Ông phú hộ đã phải rớt xuống hoả ngục vì ông giữ đức công bằng một cách ác độc. Sống đạo là tích cực gieo rắc cái tốt. Một Ki tô hữu sống an phận là cây vả cằn cỗi, là phản lại niềm tin vào Thiên Chúa.

21/Thế giới đang cần gì ? Thế giới đang cần những Ki-tô hữu biết dấn thân, biết ra đi vì hạnh phúc , vì ơn cứu độ của người khác. Dụ ngôn cho thấy khuôn mặt Thiên Chúa rất kiên nhẫn. Đã bao năm nay Ngài luôn nuôi hy vọng -> Tôi ra đây tìm trái mà không thấy. Ông chủ vườn đang cần cây vả sinh trái.

22/Lời đe doạ cuối cùng đáng sợ như thế nào ? Quyết định chặt cây sau nhiều lần ông thất vọng. Chúa chỉ phạt sau khi đã làm đủ cách để lay động lòng ta. Chúa Giêsu là người làm vườn cũng nhẫn nại không kém. Xin ông hãy để lại cho nó năm nay nữa, Chúa Giêsu không ngừng ấp ủ chút hy vọng monh manh. Nhưng chúng ta cũng đừng quên lời đe doạ cuối cùng: Nếu không, ông chủ cứ chặt nó đi!.

23/Thái độ của Thiên Chúa như thế nào ? Thiên Chúa kiên nhẫn, chăm bón và hy vọng. Nhưng ngài cũng quyết tâm đòi hỏi. Đó là thái độ của Thiên Chúa với các tội nhân. Thiên Chúa vẫn chờ đợi nhưng phải đúng thời, đúng buổi. Chúa thôi thúc và muốn ta mau hoán cải, Ngài cũng chấp nhận, cho chúng ta có thời gian trì hoãn. Hãy đón lấy sự tế nhị, rộng lượng của Thiên Chúa nhưng đừng nên làm thui chột những ơn lành Chúa ban.

24/Mùa chay là mùa gì ? Mùa chay là để thú tội, mà còn thú cả sự cản trở ,ỳ ạch lười biếng của mình. Tội thiếu sót bổn phận, tội sống vô trách nhiệm ,tội không làm điều phải làm. Tội làm cho xã hội xấu đi, đó chính là tội không chịu sống gương sáng, không thương yêu anh em.

25/Tâm hồn chúng ta đang như thế nào ? Chúng ta có thể thấy biết bao phức tạp, rắc rối, che đậy, giằng co, những mâu thuẫn, những vô lý nơi tâm hồn ta. Chúng ta có thể thấy những nhỏ mọn, ích kỷ, yếu đuối, khô khan, những cứng cỏi và đầy tự ái nơi lòng con. Như thế thì  làm sao chúng ta sinh trái được?

26/Mùa chay chúng ta nên hiểu thế nào ? Mùa chay là để sám hối, để đổi mới tâm hồn. Muốn đổi mới tâm hồn, ta phải đổi mới cách nhìn về người khác, về cuộc đời, về bản thân, về tha nhân. Hôm nay Chúa muốn dạy chúng ta cách nhìn thời cuộc, nhìn biến cố theo tinh thần của Người.

27/Cái nhìn của chúng ta đối với việc Philato vừa làm: Chúng ta nên tránh có cái nhìn chính trị. Philato giết người Do Thái trong đền thờ, Thời ấy đế quốc Roma thống trị Do Thái. Khi thuật lại biến cố này, người ta muốn Chúa Giêsu có cái nhìn kích động chính trị. Họ muốn Chúa dấn thân vào chính trị. Họ mong Chúa Giêsu kết án Philato, Chúa không bàn, không làm chính trị. Nhưng sau này Chúa vẫn bị người ta kết án vì một tội chính trị. Chúa không kết án ông ta nhưng sau này Chúa vẫn bị ông ta kết án.

28/Chúa muốn chúng ta có cái nhìn như thế nào ? Trước mọi biến cố, Chúa muốn chúng ta có một cái nhìn tôn giáo. Vượt lên trên lĩnh vực chính trị. Từ một câu hỏi thuộc diện chính trị, Chúa Giêsu lại đưa ra một giải đáp thuộc bình diện tôn giáo. Từ một biến cố của dư luận. Chúa Giêsu lái mọi người vào lĩnh vực ăn năn sám hối.

29/Chúa muốn hướng lòng chúng ta về đâu ? Từ cái chết thể xác, Chúa muốn hướng lòng chúng ta nghĩ tới cái chết linh hồn. Các ông tưởng họ chết vì họ có nhiều tội lỗi sao? Tôi nói cho các ông biết : Không phải đâu. Nhưng nếu các ông không ăn năn sám hối các ông cũng sẽ chết thảm như vậy!

30/Chúng ta dễ vấp phạm điều gì ? Đối với bản thân ta, ta dễ dàng lấp liếm nhưng khi nhìn vào kẻ khác, chúng ta dễ dàng kết án. Khi gặp một người mù từ thuở mới sinh, họ hỏi Chúa: Do tội nó hay do tội cha-mẹ nó ? Khi gặp chị phụ nữ phạm tội ngoại tình, người ta liền muốn kết án chị. Người ta dễ dàng nghĩ rằng : Thành công ở đời là do Chúa ban cho người đạo đức, còn tai hoạ là hình phạt Chúa dành cho kẻ tội lỗi. Hôm nay chứng kiến những nạn nhân thiệt mạng, mọi người đều nghĩ rằng : Các nạn nhân đều chết vì tội lỗi, còn tôi thì vô sự. Chứng tỏ rằng tôi không có tội. Chúa liền cảnh báo họ: Hãy lên án bản thân mình trước!

31/Thói quen của con người như thế nào ? Chúng ta thích xây dựng những chương trình to lớn, có tham vọng đổi mới xả hội. Còn Chúa Giêsu lại bảo : Đừng mơ mộng chuyện đội đá vá trời. Hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ. Trước hết hãy đổi mới chính mình, cải tạo bản thân. Đừng có ảo tưởng cải tạo thế giới, mỗi người hãy trồng hoa trước nhà mình, nếu muốn cả thế giới biến thành một rừng hoa.**R

 

Bài 3: CƠ HỘI CUỐI CÙNG

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

32/Philato đang làm gì ? Phila-tô và Hero-dê đang bất hòa / Ông ta muốn dùng những người Gali-lê này như những con chốt thí để chọc giận vua Herode / những người này bị giết khi đang tế lễ cho Thiên Chúa / Bọn họ tức giận và nổi loạn vì Phila-tô dám lấy tiền của Đền thờ để sửa lại hệ thống phân phối nước.

33/Ngày nay, nhiều người vẫn cho rằng: những kẻ gặp tai nạn bất ngờ, hẳn đã làm điều gì mất lòng Thiên Chúa / Ví dụ: lụt Đại Hồng Thủy / Thành Sodoma / xóa sổ vua A-kháp….

34/Thánh Kinh không dạy rằng: Do tội lỗi ngập đầu mới bị giết, tuy nhiên dân chúng thời Chúa Giêsu đều cho rằng: những người bị Phila-tô giết hoặc bị tháp Silo-ê đè chết là do họ có tội nhiều hơn những kẻ khác.

35/Chúa Giêsu đã bảo điều gì ? Họ nghĩ như thế là sai / Chúa Giêsu cũng không khẳng định là những người đó vô tội / nhưng Chúa nhấn mạnh rằng: tất cả mọi người đều tội lỗi như nhau / cho dù là bị nạn hay không bị nạn.

36/Chính vì bọn biệt phái, luật sĩ không công nhận Chúa Giêsu là Đấng Messia, nên đã chĩa mũi dùi sang những người bị nạn / và coi những người này như những kẻ đáng phải chết.

37/Hoán cải là gì ? Là làm một cuộc đổi đời / Là từ bỏ đường tội lỗi / từ bỏ thái độ dửng dưng với Đức Kitô cũng như với ơn cứu độ của Ngài / Ai không hoán cải mới bị kết án / Vấn đề này không hệ tại ở chỗ: đạo đức nhất, hay tội lỗi nhất / nhưng ai không quay trở lại với Đức Kitô, thì chắc chắn kẻ đó sẽ phải hư mất đời đời / những người không hoán cải, chưa chắc họ đã bị chết tức tưởi bởi tai nạn / nhưng điều chắc chắn là họ cũng phải chết như bao nhiêu người khác!

38/Khi Đức Giêsu chữa cho anh mù bẩm sinh / Chúa cũng bảo anh đến hồ Silo-ác rửa mắt để được thấy (Yn 9, 7) / Cũng cùng lúc ấy, các môn đệ của Chúa cũng cho rằng: tội của anh ta hay của cha mẹ anh ta nên mới bị mù như thế (Yn 9, 2).

39/Hồ Silo-ác nằm sát tường thành Yerusa-lem và cái tháp kia cũng nằm ngay bên trong tường thành / Do ngẫu nhiên hay do mục nát / cây tháp đã đổ xuống đè chết 18 người / Người ta có thể bị chết do được sắp xếp trước / hay bị chết do tai nạn rủi ro , như trong 2 trường hợp này / Cho nên trong 2 trường hợp này đều không nên kết luận là do họ tội lỗi / Đừng đem so sánh cái chết của họ với những người được chết trong tuổi già trên một chiếc giường êm ái.

40/Bài học chính được rút ra là: Việc sám hối là việc cần phải làm / đừng lãng phí thời giờ để bới lông tìm vết những người xem ra như họ đang gặp khốn khó / hay xem ra như là Thiên Chúa đang trừng phạt họ / Thay vì xét đoán và lên án họ / mỗi người hãy sám hối và quay về với Chúa.

41/Hình ảnh mà các học giả đưa ra có liên quan gì đến dụ ngôn này ? Vườn nho tượng trưng cho toàn bộ thế giới / Cây vả là dân Do Thái / Thiên Chúa là ông chủ / Ngài đã đặt cây vả vào trong vườn nho / dân tộc này không sinh trái / do vậy Thiên Chúa quyết định loại bỏ họ .

42/Học giả Lenski lập luận ra sao ? Vườn nho là dân Do Thái / cây vả là Yerusa-lem / Chúa Giêsu là người trồng nho, Yerusa-lem là một vị trí đặc biệt đối với người Do Thái / Nó là kinh đô, cũng là trung tâm tinh thần / Các vị thủ lãnh tôn giáo đều ngụ ở Yerusa-lem / Các vị này đã nghe giáo huấn của Yoan Tẩy Giả và của Chúa Giêsu / nhưng họ nhất quyết không tuân giữ / không sinh lợi.

43/Ba năm là khoảng thời gian Chúa Giêsu rao giảng / Vấn đề nằm ở chỗ họ có nhiều cơ hội lắng nghe để tin và vâng theo sự thật / nhưng họ đã không làm.

44/Isai-a nói gì về Yerusa-lem ? Yerusa-lem là vườn nho được chăm sóc kỹ lưỡng, nhưng nó chỉ cho toàn nho dại / vì thế Thiên Chúa khiến nó phải tan hoang (Is 5, 1-7) / Lời tiên báo đã thành sự thật khi quân Babylon đến phá hủy Đền thờ (586 TCN) . Chúa Giêsu còn tiên báo thêm: lời tiên báo sắp sửa được tái hiện / nhưng lần này là đến lượt cây vả ở giữa vườn.

45/Chính vì Thiên Chúa nhẫn nại nên con người phạm tội, rời Vườn Địa Đàng mà lại còn sống / Ngài cũng tỏ ra kiên nhẫn vì sau khi cho ông Noe biết ý định của mình / thì mãi đến 120 năm sau Thiên Chúa mới cho xảy ra lụt Đại Hồng Thủy / Người cũng đã kiên nhẫn với ông Lót và thành Sodoma / Người cũng đã kiên nhẫn với ông Moisen sau khi dân chúng đúc tượng bò vàng để thờ.

46/Tuy thế, sự nhẫn nại của Thiên Chúa cũng sẽ đến lúc chấm dứt / Khi đó án phạt cũng sẽ trút xuống đầu của những kẻ không chịu hoán cải kịp với thời kỳ mà Thiên Chúa đã ân huệ dành cho họ.

47/Cây vả không sinh trái / Nó còn chiếm chỗ trong vườn / làm cho những cây khác không sinh trái được / Thiên Chúa hứa đưa dân Do Thái vào một thửa đất màu mỡ, đầy sữa và mật ong / Người luôn để ý chăm sóc / nhưng kết quả của lời hứa này còn phụ thuộc vào lòng trung thành của Isra-el (ĐN Luật 28, 58) / Đã nhiều lần Isra-el phản bội / Giờ đây cũng chứng nào tật nấy / Họ cố tái hiện tật xấu ấy qua việc cố tình chối bỏ Đấng Messia / Chắc chắn sẽ có nhiều dân tộc khác tin Chúa / Thiên Chúa biết rõ điều này / Vậy thì nguyên cớ nào mà Thiên Chúa cứ để cho thói kiêu căng của Yerusa-lem ngăn trở, chiếm chỗ / khiến cho anh chị em ngoại giáo không có dịp để sinh hoa trái ?

48/Do đó, người làm vườn nho là Đức Giêsu đã khẩn khoản nài xin Chúa Cha tạm tha, để dân chúng trong thành được nghe loan báo về cuộc tử nạn mang lại ơn cứu độ của Người / may ra vì thế mà họ ăn năn hối cải chăng ?

49/Câu nói của người làm vườn hé mở điều gì ? Có 2 sự thật mà mọi người cần nghe: Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót và luôn nhẫn nại, chịu đựng / Người sẽ trì hoãn, chưa giáng phạt / mọi người sẽ có cơ hội thứ hai / nhưng nên nhớ, chỉ ngay tự đời này mà thôi!

50/Bức thông điệp từ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu khiến cho mọi người bừng tỉnh và cảm thấy mình cần phải hối cải / Nếu không có kết quả như lòng Chúa mong muốn / thì án tru diệt chắc chắn sẽ bị Thiên Chúa giáng phạt xuống trên dân Người mà thôi!  **R

 

Bài 4: CÁI NHÌN KHOAN DUNG

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

51/Mùa Chay là gì ? Mùa Chay là mùa chay tịnh cả thể xác lẫn tâm hồn / bớt ăn bớt uống cho thân xác nhẹ nhõm / Thời nay càng ăn nhiều, càng mau chết với đủ các loại bệnh hiểm nghèo: đái đường, tim mạch, mỡ trong máu, ung thư, viêm gan,… / Linh hồn thì phải thay đổi lối nghĩ, cách sống, giảm bớt tính mê tật xấu / loại bỏ những thói quen tội lỗi / xa lánh các dịp tội / ăn năn vì các tội đã phạm.

52/Sám hối là gì ? Là đổi mới tâm hồn, đổi mới cách nhìn về con người và cuộc đời, về bản thân, về tha nhân / Hôm nay Chúa dạy chúng ta những cách nhìn thời cuộc và các biến cố theo tinh thần của Người.

53/Sám hối là gì nữa ? Là nhận ra tội lỗi của mình / là lo buồn đau đớn vì những tội mình đã phạm làm mất lòng Chúa / Là nhận ra lòng nhân từ thương xót của Chúa / là muốn nhanh chóng quay về với tình thương của Chúa.

54/Một biến cố xảy ra, ta có mấy cách nhìn ? Có 2 cách nhìn: a) Cách nhìn chính trị / b) Cách nhìn tôn giáo / Trước biến cố xảy ra trong bài Tin Mừng hôm nay, người ta thuật lại việc Phila-to giết những người Do Thái trong Đền thờ / Thời ấy đế quốc Roma thống trị nước Do Thái / Phila-to là tổng trấn của Roma / khi thuật lại biến cố đau thương này, người ta mong Chúa Giêsu có cái nhìn chính trị, muốn Ngài dấn thân vào chính trị / người ta mong Chúa Giêsu kết án Phila-to.

55/Lập trường của Chúa Giêsu ra sao ? Chúa không bàn chính trị, không làm chính trị / không kết án Phila-to , cho dù sau này Chúa cũng bị kết án về một tội chính trị / Chúa vẫn bị Phila-to kết án.

56/Trước mọi biến cố, Chúa muốn chúng ta phải nhìn như thế nào ? Chúng ta phải có cái nhìn tôn giáo, vượt trên lĩnh vực chính trị / Từ một câu hỏi có hơi hám chính trị, Chúa Giêsu đã trả lời bằng một câu giải đáp thuộc bình diện tôn giáo / Từ 2 biến cố gây xôn xao dư luận, Chúa Giêsu đã mời gọi mọi người hãy ăn năn sám hối / Từ cái chết thể xác, Chúa hướng dẫn chúng ta nghĩ đến cái chết của tâm hồn.

57/Chúa Giêsu khẳng định điều này như thế nào ? – Các ông tưởng những người Gali-lê đó bị như vậy là vì họ tội lỗi hơn những người Gali-lê khác sao ? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu / nhưng nếu các ông không sám hối thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy!

58/Tại sao chúng ta luôn khắc khe với người khác ? Ta dễ có cái nhìn kết án khi gặp người mù từ thuở mới sinh/ người ta hỏi: tội của nó hay tội của cha mẹ nó ? Khi gặp người phụ nữ ngoại tình, người ta muốn kết án chị ngay / Người ta có thói quen cho rằng: thành công là Chúa dành thưởng cho người đạo đức / còn tai họa thì Chúa dành phạt những kẻ tội lỗi.

59/Chúng ta dễ mắc sai lầm như thế nào ? Hôm nay chứng kiến những nạn nhân bị thiệt mạng, những người tường thuật đều nghĩ rằng nạn nhân ấy chết vì họ tội lỗi / còn tôi vô sự, chứng tỏ tôi vô tội.

60/Chúa cảnh báo chúng ta ra sao? => Các ông cũng là kẻ tội lỗi, nếu các ông không ăn năn hối cải, các ông sẽ chết thảm khốc hơn những nạn nhân kia / Chúa bảo chúng ta hãy có cái nhìn bao dung / Nếu có phải xét đoán thì hãy xét đoán mình trước / nếu có lên án hãy lên án chính mình trước.

61/Hãy nhớ nằm lòng những câu Chúa nói: Hãy lấy cái đà ra khỏi mắt ngươi trước, rồi ngươi sẽ thấy rõ để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em! Ai trong các ông vô tội, hãy ném đá chị này trước đi.

62/Thái độ của Chúa Giêsu như thế nào ? Kiên nhẫn, chăm bón, hy vọng nhưng cương quyết đòi hỏi / Đó là thái độ của Chúa đối với tội nhân / Chúa Giêsu thôi thúc chúng ta mau mau hoán cải / Cũng vừa chấp nhận cho ta thời gian trì hoãn / Tuy bao dung là thế nhưng Chúa không thể chờ đợi mãi được !

63/Chúa không muốn chúng ta có cái nhìn ảo tưởng / Chúng ta hay xây dựng những chương trình to lớn với tham vọng đổi mới xã hội / lấp biển, vá trời / Chúa bảo chúng ta hãy có cái nhìn thực tế / hãy bắt đầu bằng những công việc nhỏ / Trước tiên hãy đổi mới chính mình / hãy cải tạo chính bản thân mình.

64/Tục ngữ có câu: Nếu mỗi người đều trồng hoa trước cửa nhà mình, cả thế giới sẽ trở thành một rừng hoa / Đổi mới chính mình cũng là góp phần đổi mới thế giới.

65/Chúa dạy chúng ta như thế nào ? Hãy thực tế, đừng ảo tưởng / Hãy đối diện với bản thân mình trước mọi biến cố /để ta có thể hiểu và cố tự xét và đổi mới chính mình / Chúa cho chúng ta thời gian đợi, nhưng chúng ta đừng trì hoãn quá lâu / có khi lại không kịp nữa!**R

 

Bài 5: CÂY VẢ BẤT THƯỜNG

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

66/Người Pharisieu nghĩ gì về những con người tội lỗi ? Họ không có giờ dành cho người tội lỗi / Họ cho rằng những người đó là đồ bỏ đi / Chúa Giêsu không đồng ý với quan điểm của họ / nên đã kể cho họ nghe câu chuyện cây vả.

67/Tại sao cây vả lại được trồng trong vườn nho ? Vườn nho là khu đất đặc biệt chỉ dành để trồng nho mà thôi / Nhưng vì đất đai quá khan hiếm đến nỗi người ta có thể trồng một cây vả ở bất cứ chỗ nào có thể được / Điều này không có gì là bất thường / như vậy chúng ta đang có một cây vả được trồng ở một nơi đặc biệt.

68/Một cây vả bất thường, vì sao ? Trồng một cây vả phải mất 3 năm nó mới trưởng thành / Nếu đến lúc đó mà nó vẫn không ra trái, thì chắc chắn nó không thể nào sinh hoa trái được / Cây vả mà Chúa Giêsu đang nói đến là một cây vả cằn cỗi / và ông chủ kết luận rằng: một thân cây vô dụng, hút bao nhiêu chất bổ dưỡng từ lòng đất mà không trả lại thứ gì cả / phải chặt đi thôi vì nó đã chiếm một khoảng không gian có giá trị / Thế là ông đưa ra quyết định là phải chặt nó đi.

69/Sự hiểu biết của người làm vườn ra sao ? Ông vốn là người có nhiều hiểu biết về cây vả, ông cũng là người có tính kiên nhẫn nên thay vì chiều theo quyết định của ông chủ / ông lại xin chủ để cây vả sống thêm một năm nữa / để ông cố vun xới, bón phân, may ra sang năm nó sẽ ra trái, nếu không thì chặt nó đi cũng chưa muộn.

70/Điều này cho ta thấy quan điểm của Chúa Giêsu như thế nào ? Tương tự như sự kiên nhẫn của người làm vườn và cây vả / Thiên Chúa rất kiên nhẫn với các tội nhân.

71/Lịch sử Giáo Hội cho ta thấy điều gì ? Thiên Chúa luôn cho chúng ta cơ hội / Thiên Chúa rất kiên nhẫn / Lịch sử Giáo Hội cho ta thấy nhiều ví dụ về những cây vả cằn cỗi / nhưng cuối cùng cũng sinh hoa kết quả / Nói rõ hơn: các tội nhân đã hối cải và nên thánh (Thánh Phêrô, Thánh Phaolô, Thánh Augustino, thánh Madalena…)

72/Chúng ta học gì từ mẫu gương của Moisen ? Moisen là nhân vật đáng chú ý của lịch sử cứu độ / ở bài đọc 1 ,ông là một mẫu gương tốt đẹp / khi còn trẻ ông đã phạm tội giết người / Tuy thế, Thiên Chúa đã không loại bỏ ông / Thật vậy: tính tình ông nóng nảy, nhưng ở nơi ông còn có nhiều điểm tốt / Ông là một quý ngài hiếm có / một người không chịu chấp nhận ngồi yên khi nhìn thấy những điều bất công xảy ra / Chính nhờ tính cách này mà Thiên Chúa đã chọn ông để đưa dân của Người thoát khỏi tình trạng nô lệ ở Ai Cập.

73/Chúng ta tìm hiểu một chút về Einstein: Ông là người có trí tuệ vĩ đại nhất của thế kỷ 20 / Một nhà bác học / Tuy nhiên hồi nhỏ, mãi đến năm ông lên 2 tuổi vẫn chưa biết nói / Cha mẹ ông đã quá lo lắng nên đưa ông đi khám bác sĩ / Sau này một trong các giáo viên của ông đã rất thất vọng về ông / Họ đã nói rằng: anh ta chẳng bao giờ đáng giá một xu lẻ (học dốt) / Bởi vì họ chưa hề thấy một dấu hiệu vĩ đại nào trong tương lai / Nhưng cha mẹ ông và cả thầy giáo đã phán đoán quá sớm về ông / điều này cho thấy: có một số người phát triển từ từ / xem ra rất chậm trễ / nhưng điều đó lại cho thấy rất tốt.

74/Một cách giáo dục những khối óc như thế này, chúng ta phải làm sao ? Những tài năng phát triển chậm như thế này cần phải có một người đủ kiên nhẫn dành cho họ / nếu không thì tài năng đó sẽ bị mai một.

75/Khuynh hướng đối xử thông thường của chúng ta ra sao ? Chúng ta thường đối xử quá khắc khe với người khác / trong khi chính bản thân mình lại rất cần một cơ hội thứ hai / Chúng ta phải sống với người khác bằng một tấm lòng rộng mở, khoan dung, nhẫn nại / vì lòng chúng ta cũng mong muốn người khác đối xử với ta như thế.

76/Dụ ngôn cây vả cho chúng ta bài học quý báu nào ? Rõ ràng ông chủ đã cho cây vả  một cơ hội cuối cùng / Nếu ai đó cứ khước từ hết cơ hội này đến cơ hội khác thì khi ngày cuối cùng (cánh chung) đến / không phải Thiên Chúa không cho họ vào / nhưng là họ cố tình chọn một cách loại trừ bản thân ra khỏi Thiên Chúa / Nhưng ai trong chúng ta lại muốn cho mình trở nên cằn cỗi / trong khi chúng ta dư sức có thể trổ sinh hoa trái nếu chúng ta sống quyết tâm.

77/Khi bắt đầu sứ vụ, Chúa Giêsu đã làm gì trước tiên ? Chúa đã kêu gọi mọi người sám hối / Ngày nay thông qua Giáo Hội, chúng ta cũng được nghe thường xuyên lời kêu gọi đó / Lời kêu gọi này ở ngay trung tâm của Tin Mừng / Khi Chúa đưa ra lời kêu gọi không chỉ dành riêng cho người tội lỗi, nhưng là cho cả những người tốt lành / Chúa nói với mọi người chứ không có ngoại lệ.

78/Một câu hỏi thắc mắc được phát sinh: Người tốt lành cũng cần phải thống hối sao ? Người lành thì sa ngã ở chỗ nào ? Ở chỗ họ thấy việc lành mà họ không làm / Đây là điểm công kích chính yếu của bài dụ ngôn nói về cây vả cằn cỗi / Cây vả bị coi như không đạt yêu cầu, không phải vì nó tạo ra trái độc / nhưng bởi vì nó không chịu trổ sinh bất cứ hoa quả nào / Mà nếu nó không sinh ra hoa quả thì chủ vườn còn để nó tồn tại làm gì / sao không chặt nó đi ?

79/Một câu hỏi cần phải trả lời: Tôi đã thiếu sót vì không làm thứ gì ? Lời kêu gọi thống hối không chỉ là lời kêu gọi tránh xa sự dữ / mà còn là lời kêu gọi phải trổ sinh hoa trái của lối  sống đạo đức tốt đẹp / Đây cũng là nguyên nhân tại sao lời kêu gọi ăn năn hối cải lại phù hợp với mọi người / Cuộc sống của ta chỉ yên ổn khi ta làm đúng theo lời Chúa dạy / sống đúng với Tin Mừng.**R

 

TÓM Ý

Chia sẻ kinh nghiệm sống Tin Mừng:

1/ Ngày xưa người ta dự báo thời tiết như thế nào ?: Ông bà chúng ta không có những phương tiện hiện đại để biết sự thay đổi của thời tiết / Họ chỉ quan sát hiện tượng thiên nhiên / côn trùng, thú vật để biết thời tiết như nắng, gió, mây, chuồn chuồn, chim én.

2/ Chúng ta nhìn thứ gì để biết Thánh Ý Chúa ? Hãy nhìn những sự kiện, những biến cố xảy ra trong đời sống thường ngày của chúng ta để biết Thánh Ý Chúa.

3/ Chúa kể hai biến cố trong bài Tin Mừng để làm gì ?Chúa dùng nó như một hồi chuông cảnh tỉnh gởi đến những ai đang sống / để họ nhìn lại đời mình và biết ăn năn sám hối / làm lại cuộc đời, quay về với Chúa / Nhiều khi biết đâu mình cũng sẽ chết thê thảm như vậy.

4/ Thái độ của chúng ta trước các biến cố như thế nào ? chúng ta cũng lạnh lùng, nghiêm khắc như người Do Thái => họ cũng cho rằng người bị nạn là người có nhiều tội, còn họ thì vô tội nên họ được bình yên.

5/ Tại sao chúng ta khó ăn năn sám hối ? Vì chúng ta luôn tự cho mình vô tội nên không cần sám hối / người Do thái luôn có thái độ ngạo mạn nên lúc nào cũng bình chân như vại.

6/ Quan niệm của người Do Thái như thế nào về tai nạn? họ cho rằng những người gặp nạn là những người bị Thiên Chúa phạt / những người bình an là những người vô tội.

7/ Cây vả trong dụ ngôn đang trong tình trạng nào ?Cây vả không có gai, không có trái độc, không hàm hại cây nho, không phá cảnh quan / Nó chỉ phạm 1 tội: làm hại đất mà không sinh trái.

8/ Chúng ta tự hào vì thứ gì?Chúng ta thường ví mình như cây vả ,tự hào vì mình không làm điều xấu, chẳng làm hại ai /nhưng lại quên rằng: mình đã phạm tội không làm điều tốt /Những điều tốt mình có thể làm mà lại không chịu làm/ Nén bạc Chúa trao mà không chịu đầu tư sinh lời (Mt 25, 18).

9/ Chúa đang cần gì ? Chúa muốn ta làm điều tốt / nến ta không chịu làm điều tốt là vì ta muốn tiếp tay cho sự dữ tung hoành / Sống đạo không phải là chỉ lo tránh tội / mà phải luôn cố gắng làm điều tốt và gieo cái tốt / Nếu chúng ta sống an phận, cằn cỗi, là một bằng chứng cho thấy chúng ta đang đi ngược lại với ý muốn của Chúa.

10/ Tại sao ông chủ muốn chặt cây vả? Đã 3 năm nay, ông chủ đi tìm trái mà không thấy / Ông chỉ muốn chặt cây đi vì đã có biết bao lần ông hụt hẫng / Ông chủ cũng nhẫn nại nhưng có mức độ / Hãy coi chừng lời đe dọa của ông !

11/ Phila-tô đang giở trò gì? Phila-tô và Hero-dê đang bất hòa / Philato muốn dùng những người Gali-lê nổi loạn để làm con chốt thí,chọc giận vua Hero-đê.

12/ Người Do Thái quan niệm thế nào ?Người bị phạt vì có tội nhiều ? Họ căn cứ vào trận lụt Đại Hồng Thủy / thành Sodoma / xóa sổ vua A-kháp .

13/ Chúa Giêsu dạy điều gì ? Chúa Giêsu bảo họ quan niệm như thế là sai / Chúa không nói những người bị chết đó là vô tội / tuy nhiên Chúa nhấn mạnh rằng: tất cả mọi người đều có tội như nhau, cho dù bị nạn hay không bị nạn.*

14/ Hoán cải là gì ? Là làm lại cuộc đời / là tử bỏ đường tội lỗi / là sửa đổi thái độ dửng dưng với Đức Kitô và ơn cứu độ của Ngài / vì ai không hoán cải sẽ bị kết án.

15/ Chết vì tai nạn có phải do tội không ?/ vấn đề không hệ tại ở chỗ đạo đức nhất hay tội lỗi nhất / nhưng ai không quay lại với Đức Kitô / kẻ ấy sẽ bị hư mất.

16/ Ý Chúa muốn bảo gì ? Hãy lo sám hối, đừng lo kết tội kẻ khác / Những người không hoán cải, chưa chắc họ đã bị chết tức tưởi bởi tai nạn / nhưng điều chắc chắn là họ cũng chết mà thôi.

17/ Isai-a đã nói gì về Yerusa-lem ? Yerusa-lem là một vườn nho được chăm sóc rất kỹ, nhưng nó chỉ cho toàn nho dại / Vì thế Thiên Chúa khiến nó phải tan hoang (Is 5, 1-7).

18/ Vì sao Thiên Chúa luôn nhẫn nại ? Thiên Chúa vì nhẫn nại nên con người sau khi phạm tội chỉ bị đuổi  ra khỏi Vườn Địa Đàng cách an toàn và còn sống / Thiên Chúa kiên nhẫn nên sau khi cho ông No-e biết về cơn lụt Đại Hồng Thủy thì mãi 120 năm sau cơn lụt mới xảy ra / Thiên Chúa cũng kiên nhẫn với thành Sodo-ma / Người cũng kiên nhẫn với ông Moisen khi dân chúng đúc tượng bò vàng mà thờ ở chân núi Si-nai.*

19/ Tội của cây vả như thế nào ? Do nó chiếm chỗ, hút màu mỡ từ lòng đất mà chẳng chịu sinh trái / Dân Do Thái đã được Thiên Chúa đưa vào Đất Hứa / nhưng kết quả của lời hứa ấy phụ thuộc vào lòng trung thành của Isra-el (ĐN Luật 28, 58) / Đã nhiều lần Isra-el phản bội / Giờ đây họ nhứt quyết chối bỏ Đấng Messia /

20/ Lòng nhân từ của người làm vườn ra sao ? Có 2 sự thật mà mọi người cần phải hiểu : Thiên Chúa là Đấng giàu lòng xót thương, Ngài nhẫn nại, còn trì hoãn, chưa giáng phạt / Loài người còn có cơ hội thứ hai, nhưng nên nhớ: chỉ còn ở đời này thôi!

21/ Mùa Chay là gì ? Là mùa chay tịnh cả thể xác lẫn tâm hồn / Bớt ăn, bớt uống cho thân xác bớt nặng nề / càng ăn nhiều càng mau chết vì dễ mắc các thứ bệnh hiểm nghèo như: đái đường, tim mạch, mỡ trong máu, ung thư, siêu vi,… / Linh hồn phải thay đổi lối nghĩ, lối sống, loại bỏ mọi thói quen tội lỗi / xa lánh các dịp tội.

22/ Sám hối là gì ? Là đổi mới tâm hồn / đổi mới cách nhìn về con người và cuộc sống / về bản thân / về tha nhân / Hôm nay Chúa bảo chúng ta nhìn các biến cố theo nhãn quan của Chúa .

23/ Chúa muốn chúng ta nhìn các biến cố theo kiểu nào ? Có hai cách nhìn / cách nhìn chính trị và cách nhìn tôn giáo / Họ muốn Chúa nhìn biến cố trong Tin Mừng bằng ánh mắt chính trị là phải chống lại Phila-tô / Nhưng Chúa lại lái sang lĩnh vực tôn giáo khi bảo họ phải ăn năn hối cải / cho dù sau đó Chúa cũng bị kết án vào một tội chính trị.**R

24/ Tại sao chúng ta luôn sống quá khắc khe? Ai cũng muốn kết án người khác/ khi gặp người mù từ lúc mới sinh, họ hỏi tội của nó hay tội của cha mẹ nó / Khi gặp người phụ nữ ngoại tình, họ muốn kết án và giết chị ngay / Mọi người quen nghĩ rằng: Chúa thưởng thành công cho người đạo đức và dùng tai họa để phạt kẻ tội lỗi.

25/ Chúa cảnh báo điều gì? Chúa nói: các ông cũng là kẻ tội lỗi / Nếu các ông không ăn năn sám hối / các ông sẽ chết thảm hại hơn các nạn nhân kia / Chúa dạy chúng ta phải có cái nhìn bao dung và hãy xét đoán bản thân mình trước đã .

26/ Tại sao đừng kết án ? Hãy lấy cái đà ra khỏi mắt ngươi trước / rồi ngươi sẽ thấy mà lấy cái rác trong mắt anh em / Ai trong các ông vô tội, hãy ném đá chị này trước đi .

27/ Chúa chăm sóc chúng ta như thế nào? Chúa kiên nhẫn, hy vọng, chăm bón / nhưng cũng cương quyết đòi hỏi / Đó là thái độ của Chúa đối với tội nhân / Chúa thôi thúc chúng ta sám hối, cũng vừa chấp nhận cho chúng ta thời gian trì hoãn / bao dung nhưng không chờ đợi mãi đâu!

28/ Chúa muốn chúng ta phải sống thế nào ? Chúa muốn chúng ta có cái nhìn thực thế, đừng ảo tưởng, đừng mong đội đá vá trời / Chúa bảo chúng ta hãy nhìn thực tế / hãy bắt đầu bằng những công việc nhỏ / hãy đổi mới chính mình/ hãy cải tạo con người của mình trước.

29/ Tục ngữ có câu gì ? Nếu mỗi người trồng được một cây hoa trước cửa nhà mình thì cả thế giới sẽ trở thành một vườn hoa / Đổi mới chính mình góp phần đổi mới cả thế giới.

30/ Chúa chờ đợi ta: Chúa cũng bảo ta phải đợi chờ anh em / Chúa muốn chúng ta kiên nhẫn với anh em ,cũng như Chúa luôn đợi chờ ta / Hãy mau mau khi thời giờ còn cho phép.**R

31/ Pharisieu coi người tội lỗi ra sao ? Họ không có giờ dành cho người tội lỗi / họ cho rằng hạng người đó là đồ bỏ đi / Chúa Giêsu không đồng ý với họ nên Ngài mới kể cho họ dụ ngôn cây vả.

32/ Tại sao lại trồng vả trong vườn nho ? Vì đất đai quá hiếm, nhưng ông chủ lại quý cây vả / Điều này không có gì bất thường / ở đây chúng ta thấy một cây vả được trồng ở một nơi khá đặc biệt => trong vườn nho.

33/ Tại sao cây vả không ra trái ? Một cây vả phải mất 3 năm mới trưởng thành / đến lúc đó mà nó không ra trái là cây vả có vấn đề / Đây là một cây vả cằn cỗi, èo uột / nên ông chủ kết luận => một thân cây vô dụng, hút bao nhiêu màu mỡ từ lòng đất mà  chẳng trả lại thứ gì! Phải chặt nó đi để khỏi phí  đất.

34/ Ý kiến của người làm vườn ra sao ? ông ta vốn là người có nhiều năm kinh nghiệm làm vườn / vừa yêu cây vả, vừa có tính kiên nhẫn nên thay vì chiều theo quyết định của ông chủ / ông đã xin chủ cho nó sống thêm 1 năm nữa để bón phân, chăm sóc / sau đó nếu không có kết quả thì hãy chặt cũng chưa muộn.

35/ Quan điểm của Chúa Giêsu như thế nào ? tương tự như tính kiên nhẫn của người làm vườn / Chúa Giêsu luôn rất kiên nhẫn với các tội nhân.

36/ Lịch sử trong Giáo Hội: Thiên Chúa rất kiên nhẫn nên luôn cho loài người nhiều cơ hội / Lịch sử cho thấy có rất nhiều cây vả cằn cỗi / nhưng cuối cùng nó cũng sinh hoa kết quả / nói rõ hơn => các tội nhân đã hối cải và nên thánh .(Thánh Phê-rô, Thánh Phao-lô, Thánh Augusti-nô, Thánh Madalena,…).

37/ Tính tình ông Moisen: Ông Moisen là một mẫu gương tốt đẹp /cho dù khi còn trẻ ông đã lỡ tay giết một người / Tuy nhiên Thiên Chúa đã không loại bỏ ông / cho dù tính tình ông nóng nảy nhưng rất nhiệt thành / Ông không chịu ngồi yên khi nhìn thấy điều bất công xảy ra / Chính nhờ điều này mà Thiên Chúa đã dùng ông để đưa dân Do Thái ra khỏi cảnh nô lệ Ai Cập.*

38/ Ông Einstein là người như thế nào ? Khi nhỏ ông ta rất dốt, do trí óc chậm phát triển và ai cũng đánh giá ông là người bất tài / Điều này xem ra có một số người phát triển trí não rất chậm / nếu không kiên nhẫn thì chẳng phải là chúng ta đã bỏ phí một thiên tài của thế kỷ đó sao?

39/ Chúng ta thường đối xử với người khác như thế nào ?  Trong khi chính bản thân mình lại rất cần có thêm cơ hội / Hãy đối xử với người khác bằng một tấm lòng khoan dung rộng lượng / Bởi vì chúng ta cũng muốn người khác đối xử với ta như vậy.

40/ Bài học nào từ cây vả ? Rõ ràng ông chủ ở đây đã cho cây vả một cơ hội / Nếu chúng ta cứ khước từ Chúa hết cơ hội này đến cơ hội khác / thì chẳng phải là Thiên Chúa không tỏ thiện chí với ta / nhưng là do ta cố tình loại trừ Ngài / Trong khi ai cũng dư sức để trổ sinh hoa trái / Chỉ cần chúng ta cố gắng là được.

41/ Ai là người cần thống hối ? Người lành thì dễ sa ngã ở chỗ nào ? Người lành cũng cần thống hối sao? Họ sa ngã ở chỗ: họ thấy việc lành mà không chịu làm , như là cây vả cằn cỗi / không chịu sinh hoa trái / nếu nó đã vô dụng như thế thì ông chủ để nó lại làm gì mà không chặt nó đi cho các cây khác sinh trái.

42/ Đằng sau sự thống hối là gì ? Là lời kêu gọi hãy tránh xa sự dữ / cũng là lời kêu gọi phải sinh hoa trái bằng lối sống đạo đức tốt đẹp / Đây cũng là nguyên nhân vì sao lời kêu gọi hối cải luôn phù hợp với mọi người / người lành cũng như kẻ dữ.**R

KBX / GIUSE LUCA / KT EMMAUS 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 2207
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  25
 Hôm nay:  2163
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11428428
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top