Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tim hiểu Tin Mừng CN 5 Mùa Chay / C / Giuse Luca

CHÚA NHẬT V MÙA CHAY  C

ĐỀ TÀI: CÁCH CHÚA GIÊSU XÉT XỬ TỘI NHÂN

 

TUNG HÔ TIN MỪNG:   Ge 2, 12-13

Đức Chúa phán: Ngay lúc này, các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, bởi vì Ta từ bi nhân hậu.

PHÚC ÂM:  Ga 8, 1-11   

"Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi."

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an:

1 Khi ấy, Đức Giê-su thì đến núi Ô-liu. 2 Vừa tảng sáng, Người trở lại Đền Thờ. Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giảng dạy họ. 3 Lúc đó, các kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn đến trước mặt Đức Giê-su một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, 4 rồi nói với Người: "Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. 5 Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao? " 6 Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. 7 Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi." 8 Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. 9 Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giê-su, và người phụ nữ thì đứng ở giữa. 10 Người ngẩng lên và nói: "Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao? " 11Người đàn bà đáp: "Thưa ông, không có ai cả." Đức Giê-su nói: "Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa! "

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

 

1/  Người Do Thái sống Công Chính như thế nào ?

2/  Câu chuyện nào tiêu biểu cho thói đạo đức giả của họ ?

3/  Luật Moisen xử tội ngoại tình như thế nào ?

4/  Cách Chúa Giêsu hoá giải cạm bẫy này như thế nào ?

5/  Toà án lưu động hôm nay còn lại những ai ?

6/  Cách Chúa luận tội chị phụ nữ ra sao ?

7/  Cách Chúa Giêsu giải tội ra sao ?

8/  Lợi ích từ cuộc gặp gỡ Chúa ra sao ?

9/  Biệt phái gặp Chúa để làm gì ?

10/  Chúa Giêsu giả đò như thế nào ?

11/  Vì sao họ lại bắt đầu bỏ đi ?

12/  Chúa muốn dạy họ điều gì ?

13/  Thái độ của Chúa đối với người phụ nữ ra sao ?

14/  Chúa đã xét xử như thế nào ?  

15/  Câu nói của Chúa mang ẩn ý gì ?

16/  Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy sự chuyển biến sẽ như thế nào ?

17/  Chúa muốn dạy chúng ta điều gì ?

18/  Hãy cùng nhau hát bài: Gặp gỡ Đức ki-tô....  **R

 

Bài 1: BIẾN ĐỔI DO GẶP GỠ CHÚA

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1/Kiểu sống công chính của người Do Thái như thế nào ? họ cho rằng: Ai giữ trọn luật Moisen. Thật ra giữ luật Moisen cách trọn vẹn là tốt. Nhưng cái mà làm cho họ trở nên xấu đó là : Thói vênh vang tự đắc về thành tích giữ luật của mình. Họ đã biến thành những kẻ làm chó săn chuyên đi rình mò để tố cáo những người phạm luật. Họ còn nhân danh lề luật để lên án nặng và ném đá kẻ khác.

2/Câu chuyện nào tiêu biểu cho thái độ đạo đức giả ? Là câu chuyện người đàn bà ngoại tình hôm nay. Họ cuồng tín, ác ý, thật ra hôm nay họ không chỉ nhằm tố cáo người phụ nữ yếu đuối đáng thương. Nhưng chủ yếu là họ giăng một cái bẫy. Họ tố cáo người phụ nữ ngoại tình với Chúa chỉ để tìm bắt lỗi Chúa Giêsu và có bằng chứng để cáo tội Ngài.

3/Luật Moisen xử tội ngoại tình như thế nào ? Moisen truyền ném đá, giết chết kẻ ngoại tình. Nhưng vào thời Chúa Giêsu thì quyền xử tử tội nhân không còn nằm trong tay người Do Thái nữa. Vì chỉ có tổng trấn Philato, đại diện cho Hoàng đế Cesa-rê tại Yerusalem mới có cái quyền ấy. Vậy nếu Chúa Giêsu truyền đem người phụ nữ đi ném đá thì họ tố cáo với tổng trấn là Chúa phạm pháp còn nếu Chúa tuyên bố tha, thì Chúa đã vi phạm luật Moisen.

4/Chúa Giêsu hoá giải cạm bẫy này như thế nào ? Chúa đã hoá giải cạm bẫy này một cách hết sức tinh vi. Chúa bảo bọn biệt phái : Ai trong các ông sạch tội thì ném đá trước đi!, nghe thế các biệt phái đã đánh bài chuồn, kinh thánh ghi lại rằng : Họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi, tại sao? Trước câu nói của Chúa khiến họ phải nhìn lại chính mình. Người càng già thì càng có nhiều tội, vì thế họ nhột nên chuồn hết.

5/Cách Chúa vạch trần thói đạo đức giả của họ thế nào ? Lời nói của Chúa như một luồng ánh sáng vạch trần thói đạo đức giả của họ. Chân mình thì lấm bê bê, lại cầm bó đuốc mà rê chân người. Thế là toà án lưu động hôm nay trở nên vắng lặng. Chỉ còn lại một tội nhân như con mồi đặt trong một chiếc bẫy. Còn Chúa Giêsu cũng như một tội nhân sắp sửa ra trước vành móng ngựa.

6/Ai là tội nhân trước mắt bọn biệt phái ? Nhìn lại toà án lưu động chỉ còn lại một phạm nhân và một người cũng đang bị những kẻ khác muốn luận tội. Hay nói cho đúng hơn, cả hai người còn lại cũng đều là những kẻ có tội đứng trước luật pháp của Moisen. Phiên toà đã kết thúc một cách nhẹ nhàng đến bất ngờ qua lời lẽ đầy lòng từ bi của Chúa Giêsu: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu, thôi hãy về và đừng phạm tội nữa” .

7/Cách Chúa Giêsu giải tội như thế nào ?  Có nhiều người bình luận rằng : Chúa Giêsu đã giải tội mà quên cho việc đền tội. Hay có lẽ do bối rối quá nên Ngài đã quên công thức giải tội. Nhưng có một điều chúng ta cần lưu ý đó là lòng Chúa đầy khoan dung độ lượng với người tội lỗi.

8/Lợi ích từ những cuộc gặp gỡ trong đời mình: Đời con người luôn có những cuộc gặp gỡ. Cũng có những cuộc gặp gỡ để lại dấu ấn, chẳng hạn như khi chúng ta gặp được một người khác phái để rồi sau đó nó nảy nở tình yêu thương để hai người / có thể xây dựng mái ấm gia đình. Gặp được một thầy thuốc sau đó được chữa lành, gặp một người bạn mang lại niềm tin yêu, hy vọng. Gặp một con người để rồi sau đó toàn bộ cuộc đời của chúng ta được biến đổi.

9/Lợi ích từ cuộc gặp gỡ Chúa ra sao ? Chúng ta hãy kể đến cuộc gặp gỡ đời mình với Chúa Ki-tô. Đây là cuộc gặp gỡ cứu độ, gặp gỡ Ngài sẽ là một cuộc biến đổi. Sau đó là ta đón nhận được ơn tái sinh. Hôm nay chúng ta hãy suy nghĩ về cuộc gặp gỡ Chúa trong đời mình.

10/Biệt phái gặp gỡ Chúa Giêsu để làm gì ? Họ gặp Ngài để hỏi xem có nên ném đá người đàn bà ngoại tình này không ? Nếu chiếu theo luật Moisen thì bà ta phải chết. Nhưng đây chính là thái độ gài bẫy của họ. Chúa trả lời họ qua thái độ: Chúa cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. Ngài thật bình tĩnh làm như chẳng có điều gì quan trọng đang xảy ra. Ngài biết họ giả hình, gài bẫy nhưng Ngài không giận dữ, cũng chẳng thèm vạch mặt chỉ tên.

11/Chúa Giêsu giả điên như thế nào ? Chúa làm bộ như không biết gì, Ngài kiên nhẫn đợi chờ phản ứng của họ. Chúa im lặng còn họ thì đang hung hăng lên án. Đang sôi sục máu muốn hãm hại một con người tội nghiệp, một sự im lặng như để mời gọi họ tự xét mình. Nhưng họ không hiểu ý Chúa. Họ cứ đòi mãi nên cuối cùng Chúa mới phải tỏ thái độ : Ai sạch tội thì ném đá trước đi.

12/Vì sao họ lại bắt đầu bỏ đi ? Khi nhìn thấy thái độ bình tĩnh và câu nói của Chúa. Một chuyện lạ đã xảy ra: họ bắt đầu bỏ đi, họ hết hung hăng, kẻ trước người sau, trước tiên là những người cao tuổi nhất. Chúa Giêsu đã tỏ thái độ hiền lành, khiêm nhường, kiên nhẫn, khoan dung. Chúa đã dành cho họ một thái độ trân trọng vì họ là những bậc thầy trong dân, những con người có tri thức, họ cũng có tinh thần đạo đức nào đó ,và Ngài không muốn họ mất mặt.

13/Chúa Giêsu đã dạy họ thế nào ? Vì Chúa không muốn có chuyện kết án, phạt tội nhãn tiền. Chúa kiên nhẫn mời họ hãy trở về với cõi lòng của mình, với chính cuộc sống của mình mà suy xét cho kỹ và đưa ra những hành động xứng hợp. Ngài mời gọi họ sống chân thật, đừng tỏ hung hăng quá mức mà đánh mất chính mình. Như thế là Chúa đã cứu họ, như thế là cùng lúc Chúa muốn cứu cả hai đối tượng : Người đàn bà và chính họ nữa.

14/Thái độ của Chúa đối với người phụ nữ ngoại tình ra sao ? Chúng ta thử suy nghĩ về cuộc gặp gặp của người đàn bà này. Chị bị dẫn độ, chị đang xấu hổ nên đứng yên im lặng như tượng đá. Đầu chị cúi xuống như sẵn sàng để đón nhận hình phạt mà người ta sắp sửa giáng xuống cho chị về hành vi sai phạm của mình. Nhưng Chúa Giêsu vẫn im lặng làm ra vẻ như không quan tâm, không cần phải đao to búa lớn đối với một con người yếu hèn như thế này. Chúa tỏ thái độ kiên nhẫn, hiền lành đợi chờ, cho tới khi chẳng còn một ai. Sau đó mới ngẩng đầu lên hỏi chị, phải chăng Chúa muốn cho chị đích thân kiểm tra kết quả do chính thái độ của Chúa gây nên.

15/Chúa Giêsu đã xét xử như thế nào ? Chúa muốn chính chị kiểm tra hiệu quả, sau đó Chúa mới tỏ thái độ, mới đưa ra một câu kết luận và cũng là lời tuyên án : Tôi không lên án chị (tha bổng) chị hãy về và đừng phạm tội nữa.

16/Câu nói của Chúa mang ẩn ý gì ? Ý Chúa muốn nói: Chị đã phạm một tội đáng bị lên án, nhưng chị đã gặp được Ngài, là tình yêu và sự tha thứ. Ngài tin tưởng ở chị một sự biến đổi, thoát xác, một sự đổi đời, một sự tái sinh. Chị đã thoát chết trong gang tấc nên kể từ giây phút này, chị hãy tỉnh ngộ và phải hướng đời mình theo một chiều hướng tốt đẹp hơn.

17/Qua cuộc gặp gỡ chúng ta thấy họ chuyển biến như thế nào ? Chúng ta đã không biết điều gì đã xảy ra với nhóm biệt phái và người phụ nữ ngoại tình sau khi gặp được Chúa. Nhưng ở bài đọc thứ hai, chúng ta thấy có sự chuyển biến tích cực nơi Thánh Phaolo sau khi gặp được Chúa Ki-tô trên đường đi Đamas.

18/Sự chuyển biến của Thánh Phaolo như thế nào? Trước kia Thánh Phaolo coi Chúa Giêsu như kẻ thù và đã lùng bắt gắt gao những ai đi theo Chúa. Nhưng qua biến cố ngã ngựa,  Phaolo đã trở về với chính mình và sau một thời gian ẩn mình. Phaolo đã bị Đức Ki-tô chinh phục. Ông đã hoàn toàn thay đổi hướng đi của cuộc đời mình.

19/Chúa muốn dạy gì cho chúng ta ? Xuyên qua những cuộc gặp gỡ trên đây, Chúa muốn mời gọi chúng ta hãy trở lại với con đường cứu độ. Hãy trở lại với cõi lòng mình, để rồi xác định  lại hướng đi mới cho cuộc đời như lời bài hát : Gặp gỡ Đức Ki-tô.**R

 

Bài 2: AI LÀ KẺ SẠCH TỘI  ?

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

20/Tội trạng của người phụ nữ ra sao ? Ngoại tình mà lại bị bắt quả tang là điều thật đáng xấu hổ, lại còn kinh khủng nữa. Ta thử hình dung tình trạng của người phụ nữ ấy : quần áo xốc xếch, đầu tóc rối bù, bị mọi người lôi đi, nhiếc mắng, mặt chị cúi xuống để tránh những câu nguyền rủa và những cái nhìn khinh miệt.

21/Tâm trạng của bọn biệt phái lúc này ra sao ? Trời vừa tảng sáng, tại nơi sân đền thờ. Chúa Giêsu đang ngồi giảng dạy cho đám đông, người ta lôi chị đến, đặt ngay chính giữa, trước mặt Ngài. Bộ dạng các kinh sư thì đang hí hửng với cái bẫy chắc ăn của mình. Người phụ nữ này là một cơ may hiếm có để họ có bằng chứng cáo tội ngài. Luật Moisen truyền cho phép chúng tôi ném đá hạng đàn bà này. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao? Vừa bất ngở, vừa lịch sự nhưng cũng đầy nham hiểm.

22/Cách ứng xử của Chúa Giêsu như thế nào ? Chắc chắn Chúa Giêsu không thể hành xử ngược lại với luật Moisen. Đồng thời Chúa cũng không thể nói ngược lại với trái tim mình. Ngài bình tĩnh cúi xuống, lấy tay vẽ nghuệch ngoạc trên nền đất, có vẻ như Ngài thờ ơ, đánh trống lảng, không muốn can dự vào hay là Ngài đang suy tư tìm một câu trả lời cho thế bí này.

23/Ai là kẻ sạch tội ? Thấy Chúa Giêsu làm thinh nên những kẻ tố cáo càng sốt ruột. Họ càng đắc thắng tưởng rằng đã dồn được Chúa vào thế bí. Nhưng cuối cùng thì họ cũng có được câu trả lời, họ kinh ngạc khi nghe câu Chúa trả lời : Ai sạch tội thì hãy ném đá trước đi. Câu trả lời của Chúa đã vang lên trong thâm tâm họ. Chúa bắt họ phải đối diện với lương tâm kiêu hãnh của mình. Ai dám tự cho mình là vô tội, có biết bao tội xem ra còn nặng hơn tội ngoại tình, có biết bao tội thầm kín đáng phỉ nhổ hơn, có biết bao ước muốn trong tư tưởng đâu có khác gì tội ngoại tình ?

24/Các biệt phái đã phản ứng thế nào sau câu hỏi của Chúa ? Khi muốn tố giác người khác,  người ta thường cố tình quên tội của mình, cái xà trong mắt mình thì không thấy mà chỉ thấy cái rác ở nơi con mắt người khác. Các kinh sư đã khiêm tốn xét lại mình, họ lần lượt rút lui. Đây là cách gián tiếp họ nhận mình cũng có vô số tội. Kẻ trước người sau họ lần lượt chuồn hết. Chúng ta cũng cần trân trọng thái độ chân thành của họ.

25/Ai mới có quyền ném đá ? Họ đã rút lui để lại hai người mà họ có ý định tố cáo. Cuối cùng chỉ còn lại người phụ nữ đáng thương và chính người ban phát tình thương. Bầu không khí giờ đây bớt ngột ngạt. Người duy nhất có thể ném đá chị ta lại nói : Tôi không lên án chị đâu.

26/Chúa Giêsu đã giải cứu thế nào ? Lắm khi việc áp dụng luật chẳng mang lại lợi ích gì. Ném đá có thể là một hình phạt mang tính răn đe rất hiệu quả. Thế nhưng trong trường hợp này thì nó đã dẫn đến bế tắc.Vì nó không mang lợi ích gì cho người phạm tội. Bởi vì tội nhân đâu còn cơ hội để hoán cải nữa. Chúa Giêsu đã cứu được một mạng người mà Ngài còn làm sống lại một đời người. Dù cho con người yếu đuối, nhưng Chúa vẫn yêu thương, tin tưởng và hy vọng. Chúa không bao che cái xấu. Nhưng Chúa đã khơi dậy cái tốt đang ngủ yên trong lương tâm của người phụ nữ và nơi tâm hồn của các kinh sư.

27/Chúa dùng cách nào đển biến đổi con người ? Để sống cộng đoàn với nhau thì cần phải có luật lệ và nguyên tắc. Nhưng đừng để luật lệ bóp chết tình người, đừng sử dụng những nguyên tắc cứng nhắc. Như vậy chỉ có tình thương mới biến đổi được lòng người.

28/Chúng ta cần cầu xin Chúa điều gì ? Xin cho con một trái tim quảng đại rộng mở như Chúa ,biết vượt cao hơn những tình cảm bình thường để mặc lấy tâm tình bao dung của Chúa. Xin cho con đừng oán hờn nhỏ nhen, thù hằn ty tiện. Xin cho lòng con luôn bình an trong sáng, không một biến cố hay đam mê nào làm xáo trộn linh hồn con. Xin ban cho con một trái tim đủ lớn để con có thể yêu một người mà con không ưa. Xin cho vòng tay con luôn mở rộng, để con có thể ôm những người đang thù ghét con.

29/Chúng ta tìm được gì trong mùa chay ? Đi vào mùa chay là đi vào tình yêu của Thiên Chúa. Tuần trước ta đã ngụp lặn trong tình yêu tràn trề của người cha nhân hậu. Hôm nay ta lại hưởng nếm lòng khoan dung nhân hậu của Thiên Chúa.

30/Phiên toà hôm nay trình bày điều gì ? Phiên toà hôm nay cho ta thấy, gương mặt của bị cáo là một phụ nữ. Nguyên cáo là các vị kinh sư, tội phạm là tội ngoại tình, án tử hình là hình phạt ném đá. Thật ra họ đâu cần Chúa Giêsu làm quan toà. Họ chỉ cần căn cứ vào luật Moisen là có thể thi hành án.

31/Họ hỏi ý kiến Chúa Giêsu để làm gì ? Họ hỏi Chúa không phài là một thiện ý. Nhưng là một âm mưu gài bẫy Chúa. Nếu Chúa tha là Chúa chống lại luật Moisen. Nếu Chúa kết án là Chúa tự mâu thuẫn với chính mình vì Chúa vẫn luôn giảng dạy về một Thiên Chúa đầy lòng thương xót. Cái bẫy này họ đang dành cho Chúa Giêsu.

32/Vì sao Chúa Giêsu lại im lặng ? Chúa im lặng là tỏ thái độ không đồng tình Chúa im lặng là để cho mọi người có thời gian để lắng đọng tâm hồn mình.  Chúa không trả lời vì câu hỏi đặt ra không đúng chỗ, đúng lúc. Chúa trả lời họ bằng cách đưa ra một câu hỏi đúng bảnchất hơn.

33/Vì sao Chúa Giêsu lại cúi xuống ? Chúa cúi xuống để người phụ nữ bớt mặc cảm, đỡ xấu hổ. Chúa cúi xuống để giúp các kinh sư dễ nhìn vào tâm hồn mình. Người cúi xuống tỏ dấu buồn phiền vì sự quá độc ác của con người.

34/Chúa Giêsu đang xét xử ai ? Vì họ cứ hỏi mãi nên Chúa đành ngẩng đầu lên. Họ muốn người phải nói ,nên người đã nói : Ai sạch tội thì cứ việc ném đá trước. Họ mời Chúa làm quan toà không ngờ Chúa lại xét xử luôn cả họ. Họ nhờ Chúa kết án người phụ nữ, ai ngờ Chúa kết án luôn cả họ. Họ mang đá đến để ném người phụ nữ, không ngờ Chúa lại ném đá vào lương tâm họ.

35/Quan toà có thể làm gì ? Họ muốn Chúa làm quan toà giết chết người phụ nữ, nhưng Chúa Giêsu lại làm quan toà cứu sống. Hòn đá mà họ mang đến để mong giết người phụ nữ thì Chúa Giêsu lại dùng chính hòn đá đó để ném vào lương tâm họ. Giúp họ sống lại, giúp họ tỉnh thức giữa cơn mê ngủ. Họ nhận ra mình có vô số tội, nên sau đó họ đã rút lui.

36/Cách Chúa xét xử người phụ nữ ra sao ? Với ánh mắt dịu dàng, với lời lẽ hiền từ. Chúa đưa ra lời phán xét : Tôi không kết án chị đâu. Lời phán xét của Chúa không tàn nhẫn, độc đoán, nhưng dịu dàng, nhân hậu. Chúa không soi mói khi xét xử, nhưng đại lượng khoan dung. Không trách móc nhưng ân cần vỗ về.

37/Tác dụng của lời Chúa phán xét ra sao ? Lời phán xét của Chúa không giam cầm tội nhân trong quá khứ. Nhưng mở ra một tương lai thông thoáng, Chúa đã dứt bỏ hết mọi lỗi lầm của ta. Chúa không nghi ngờ hay dè chừng ta phản bội, Chúa hoàn toàn tin tưởng khi bảo chị phụ nữ: Hãy về đi và từ nay đừng tái phạm.

38/Đặc tính của tình yêu Thiên Chúa như thế nào ? Chúa tha ta vô điều kiện, qua cách đối xử này, chúng ta có thể hiểu rằng : Con người đáng quý không phải ở quá khứ, nhưng là ở tương lai, không phải cái họ đã làm, nhưng ở cái họ sẽ làm. Chúa không nhớ tội Phero chối Chúa, Chúa không nhớ tội Phaolo bắt đạo. Chúa không nhớ tội của tên trộm lành.

39/Chúng ta nên quyết tâm điều gì ? Khi Chúa tha thứ cho ta, Chúa bảo ta hãy yên tâm đóng lại quá khứ, để bắt đầu một tương lai mới. Hãy bước đi trong tình yêu Chúa, hãy phó thác tin tưởng vào Chúa. Lòng Thương xót Chúa thì vô biên hơn đại dương. Tội của ta chỉ là những hòn đá, Chúa không lên án chị phụ nữ, Chúa không lên án những kẻ tố cáo chị, chúng ta cũng hãy sống như thế! **R

 

Bài 3: KẺ TỐ CÁO LẠI NHẬN TỘI TRƯỚC

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

40/Bộ dạng người phụ nữ ngoại tình ra sao ? Quần áo xốc xếch, đầu tóc rối bù / ánh mắt chị ta nhìn xuống để tránh những tia nhìn khinh miệt / Tội chị ta phạm rất đáng xấu hổ / nhiều người cho đó là một tội kinh khủng.

41/Khung cảnh của sự kiện: Trời vừa tảng sáng, ngay sân Đền thờ, lúc ấy Chúa đang giảng dạy cho đám đông / Chị ta bị lôi đến, đặt ngay chính giữa, trước mặt Ngài / Bọn Pharisieu đang hí hửng với cái bẫy của mình / vì hiếm khi họ tìm được bằng chứng để có thể tố cáo Ngài.

42/Họ đưa ra một câu hỏi gì ? Dựa vào Luật Moi-sen thì hạng người này phải bị ném đá, còn Thầy, Thầy nghĩ sao ? Một câu hỏi thật ngọt ngào nhưng đầy nham hiểm / Thậy là trên đe dưới búa / lưỡng đầu thọ địch / đàng nào cũng chết / Chúa Giêsu không thể nói gì ngược lại với Luật Moi-sen / cũng không thể làm điều gì trái với giáo thuyết của mình.

43/Thái độ Chúa Giêsu ra sao? Chúa Giêsu cúi xuống, vẽ nguệch ngoạc trên đất / Ngài làm ra vẻ thờ ơ, không muốn can dự vào / cũng có thể Ngài đang tìm một câu trả lời thích hợp.

44/Hiệu quả của cách câu giờ của Chúa Giêsu: thời gian lặng lẽ trôi qua, những kẻ tố cáo ra vẻ sốt ruột / Họ đắc thắng gặng hỏi, tưởng đâu đã dồn Ngài vào thế bí / Một câu trả lời của Chúa đã xóa tan sự yên tĩnh, làm đảo lộn sự hiếu thắng của họ.

45/“Ai trong các ông vô tội, hãy ném đá trước đi”/ Một câu nói bất ngờ vang ra trong tĩnh lặng / Chúa Giêsu buộc mỗi người phải quay trở về đối diện với chính lòng mình / Ai là người dám cho mình là người vô tội ?

46/Trên đời này có biết bao nhiêu thứ tội chứ đâu phải chỉ có tội ngoại tình là đáng chết? Có những tội bất trung, nặng chẳng kém tội ngoại tình / Có biết bao tội thầm kín không bị bắt quả tang / có biết bao nhiêu tội ngoại tình bằng tư tưởng, ước muốn trái lẽ ?

47/Khi tố giác người khác, ta thường quên điều gì ? Ta thường quên tội của ta  / ta chỉ thấy cái rác ở mắt anh em mà lại không thấy cái xà ở con mắt mình.

48/Hiệu quả của lời nhắc nhở là gì ? Khi nghe câu nói này, các kinh sư và biệt phái đã nhớ lại tội mình/ họ đã xét mình/ họ từ từ rút lui/ Đây cũng là cách gián tiếp nhận ra tội của mình / Kẻ trước người sau họ lần lượt bỏ đi / Người lớn tuổi rút lui trước.

49/Cuối cùng của phiên tòa còn lại những ai ? Chúng ta nên trân trọng thái độ chân thành của họ / Họ đã can đảm ra đi, bỏ lại 2 con người, một người là kẻ đã bị tố cáo / một người mà họ dự định tố cáo / Cuối cùng chỉ còn lại một kẻ đáng thương và một Đấng chuyên ban phát tình thương.

50/Con người duy nhất có thể ném đá chị là ai ?  làNgười dám nói: “Tôi cũng không lên án chị đâu” / chị hãy quay về và đừng làm điều xấu nữa / Chị có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc dâng trào / và nó đã làm thay đổi cuộc đời chị.

51/Kết quả của việc áp dụng luật là gì ? Nó thường dẫn đến bế tắc và bất mãn / Ném đá là một hình phạt răn đe rất hiệu quả, nhưng lại không có lợi cho người phạm tội / Chúa Giêsu đã cứu được một mạng người / mà còn làm sống lại một đời người.

52/Cách xử sự của Chúa Giêsu như thế nào? Ngài dư biết con người vốn yếu đuối và dễ sa ngã, nhưng Ngài vẫn tin tưởng, yêu mến và hy vọng vào họ bằng cách cho họ một cơ hội để làm lại cuộc đời / Chúa muốn khơi dậy một chút lòng tốt đang còn ngủ yên nơi người phụ nữ và nơi các kinh sư.

53/Con người có cần tình thương không ? Tình thương là những gì thiêng liêng cao cả nhất mà trời phú cho các sinh vật / đặc biệt là con người / và chỉ có tình thương mới biến đổi được con người / Có nhiều người nên thánh từ những dĩ vãng trộm cướp, gái điếm.

54/Luật lệ có cần cho đời sống con người không ? Đương nhiên khi con người sống hợp quần, xã hội thì phải cần nguyên tắc, luật lệ để giữ trật tự trong cuộc sống / Tuy nhiên nếu luật pháp quá cứng ngắc thì sẽ bóp chết sự thăng tiến của con người.

55/Những lời khuyên hữu ích:

-   Đừng khép lòng lại khi muốn cuộc sống chỉ dành cho chính mình / Hãy có một con tim quảng đại và mặc lấy một tâm tình bao dung như Chúa.

-   Đừng sống với một tâm hồn oán hờn, ti tiện, nhỏ nhen, lúc nào cũng chỉ muốn tìm dịp kết án người khác.

-   Đừng để cho một biến cố nào, một đam mê nào làm xáo trộn tâm hồn mình.

-   Khi thành công thì đừng quá vui, khi bị chỉ trích cũng đừng quá bối rối.

-   Hãy có một con tim đủ lớn để yêu người mình không ưa / một vòng tay rộng mở đủ để có thể ôm hết những người luôn thù ghét mình.**R

 

Bài 4: GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

56/Mùa Chay Chúa dạy chúng ta điều gì qua các bài Tin Mừng ? Tuần trước Chúa dạy chúng ta về người cha nhân hậu / Tuần này Chúa dạy chúng ta qua hình ảnh vị quan tòa khoan dung.

57/Hãy trình bày về những thành viên của phiên tòa hôm nay: Bị cáo là một phụ nữ nhẹ dạ / phạm tội ngoại tình / Nguyên cáo là các kinh sư và Pharisieu / Bản cáo trạng và buộc tội là phải ném đá / Thực ra họ không cần Chúa Giêsu làm quan tòa / họ chỉ cần căn cứ vào Luật Moi-sen mà thi hành án.

58/Vì sao họ cần hỏi ý kiến Chúa Giêsu ? Họ hỏi Chúa không phải vì thiện ý hay vì tôn trọng mà nhằm cố ý gài bẫy Chúa / Nếu Chúa tha là chống lại Luật Moi-sen / Nếu kết án thì Chúa đã tự mâu thuẫn với chính giáo lý của Chúa về lòng thương xót.

59/Đằng sau bản án này là gì ? Đằng sau bản án kết tội người phụ nữ, chính là một bản án khác dành cho Chúa Giêsu / Thật là hiểm ác và cay độc.

60/Tại sao Chúa Giêsu im lặng ? Chúa Giêsu cúi xuống viết trên đất / Chúa không đồng tình với thái độ của họ / Chúa muốn mọi người có thời gian để nhìn lại tâm hồn của mình / Chúa không trả lời câu hỏi vì hỏi chưa đúng chỗ.

61/Tại sao Chúa cúi xuống ? Chúa cúi xuống để người phụ nữ khỏi xấu hổ / Chúa cúi xuống để nhắc các kinh sư và biệt phái nhìn lại tâm hồn của mình / Chúa cúi xuống vì rất buồn phiền sự độc ác của con người / Vì họ hỏi mãi nên Chúa đành phải ngẩng mặt lên.

62/Họ chờ đợi gì ở Chúa ? Họ chờ đợi Chúa lên tiếng, họ muốn Chúa nói / Họ muốn Chúa nói một lời làm chao đảo lương tâm của họ / Lời Chúa nói như lục tung đáy lòng họ lên / họ muốn Chúa nói, và Chúa đã nói khiến cho họ phải chới với hầu như sắp ngã quỵ.

63/Chúa đã nói điều gì ? Chúa đã nói về một sự thật đau lòng: “Ai sạch tội thì hãy ném đá trước đi” / Họ muốn mời Chúa làm quan tòa xét xử người phụ nữ / không ngờ Chúa lại làm quan tòa xét xử luôn cả họ / Họ muốn Chúa kết án người phụ nữ / không ngờ Chúa lại làm quan tòa xét xử luôn cả họ.

64/Họ mang đá đến để làm gì ? Họ mang đá đến để ném vào người phụ nữ / không ngờ chính lương tâm họ lại bị Chúa ném đá vào / Đúng là gậy ông lại đập lưng ông / Nếu họ không mang đá đến thì lương tâm họ đâu có bị ném đá.

65/Thật sự thì họ muốn Chúa Giêsu làm gì ? Họ muốn Chúa Giêsu ném đá giết chết người phụ nữ / Tuy họ không muốn nhưng Chúa lại ném đá vào lương tâm họ / nhờ thế họ bừng tỉnh khỏi cơn mê, lương tâm họ được sống lại / nhận ra mình tội lỗi / Chính nhờ thế mà họ rút lui, tránh được việc phạm thêm một tội ác nữa.

66/Những người được Chúa xét xử gồm những ai ? Chúa xét xử các kinh sư trước / sau đó mới đến phiên người phụ nữ / Người này không đáng bị xét xử nên Chúa đã tha bổng sau khi cứu sống chị / Với ánh mắt dịu dàng, lời lẽ hiền từ kèm theo một lời phán: tôi không kết án chị, hãy về đi và đừng phạm tội nữa.

67/Lời phán xét của Chúa mang ý nghĩa gì ? Lời phán xét thật dịu dàng nhân hậu / không mang tính độc đoán, đày đọa, không soi mói, xét nét nhưng đầy lòng khoan dung / Lời phán xét không cay đắng trách móc nhưng ân cần vỗ về / Lời phán xét không mang tính sỉ nhục nhưng đã phục hồi nhân phẩm cho chị.

68/Lời phán xét còn mang thêm ý nghĩa gì nữa ? Lời phán xét không giam cầm tội nhân trong ngục tù của ân hận trong quá khứ / nhưng mở ra cho chị một tương lai hứa hẹn đổi mới / Lời phán ấy thay cho sự quên hết lỗi lầm của quá khứ / cũng không nói lên sự nghi ngờ bội bạc của chị / Chúa đã một lòng tin tưởng chị nên đã đưa ra một câu nói thanh thảng như thế.

69/Tại sao Chúa lại dễ dàng tha thứ như thế ? Tình yêu của Chúa là bao la, sự tha thứ của Chúa là vô điều kiện / Sự tha thứ của Chúa giúp cho chị hiểu rằng: Chúa trông chờ ở chị không phải là những việc làm tội lỗi hôm nay, nhưng là những hoa trái sám hối ăn năn, sống bác ái ở mai sau.

70/Chúa sẽ tính điểm chúng ta như thế nào ? Không phải là những thứ mà chúng ta đã làm, nhưng là những thứ mà chúng ta sẽ làm, sau khi đã thấm nhuần ơn tha thứ của Chúa / để chúng ta yên tâm đóng lại một quá khứ xấu xa / để chúng ta bắt đầu một tương lai mới / và Chúa mong muốn chúng ta bước đi trong niềm tin tưởng và yêu thương của Chúa.

71/Qua bài học hôm nay, chúng ta đã hiểu được gì ? Chúa mở ra cho chúng ta thấy: lòng thương xót của Chúa là vô biên / Chúa không lên án người phụ nữ tội lỗi nhãn tiền / cũng không kết án những người tố cáo chị nhưng lại che giấu một lương tâm đáng trách hơn chị / Trong cả 2 hạn người, Chúa đều cho họ cơ hội để làm lại cuộc đời / sửa chữa lỗi lầm.

72/Chúa vẫn chờ đợi và cho mỗi người thời gian cơ hội / Đừng ai cố tình trì hoãn / đừng ai cố tình dầm mình trong bùn nhơ mà không chịu ăn năn thống hối / Hãy mau mau làm lại cuộc đời / Kìa, Chúa đang đến!  **R

 

TÓM Ý

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1/Người Do Thái sống Công Chính như thế nào ? Họ cho rằng: Sống công chính là giữ trọn vẹn luật Moisen. Giữ luật đầy đủ thì tốt, những cái làm cho họ trở nên xấu chính là họ vênh vang tự đắc về thành tích giữ luật của mình và còn dám nhân danh lề luật để làm điều ác.

2/Câu chuyện nào tiêu biểu cho thói đạo đức giả của họ ? Là câu chuyện người đàn bà ngoại tình hôm nay. Họ tỏ thái độ cuồng tín, ác ý. Hôm nay không chỉ họ có ác ý với người đàn bà ngoại tình, mà họ còn giăng bẫy để bắt lỗi Chúa.

3/Luật Moisen xử tội ngoại tình như thế nào ? Theo luật Moisen thì tội ngoại tình thời đó bị ném đá cho chết. Nhưng người Do Thái đang bị đế quốc Roma đô hộ nên tử hình không còn nằm trong tay người Do Thái nữa. Họ đến đây hôm nay là kiếm cớ để giết luôn Chúa nữa. “Một mũi tên bắn rơi hai con nhạn” .

4/Cách Chúa Giêsu hoá giải cạm bẫy này như thế nào ? Chúa trả lời thế nào thì cũng đều trúng kế của họ. Thế nên Chúa mới bảo: Ai sạch tội thì ném đá trước đi. Làm gì có ai sạch tội! Càng già thì tội càng nhiều, có khi họ còn mang nhiều tội nặng hơn tội ngoại tình. Thế nên họ đã bỏ đi hết, sau khi xét lại lương tâm.

5/Toà án lưu động hôm nay còn lại những ai ? Lời Chúa nói như một luồng ánh sáng vạch trần thói đạo đức giả của họ. Mọi người đã ra đi bỏ lại một tội nhân và một con mồi là Chúa Giêsu.

6/Cách Chúa luận tội chị phụ nữ ra sao ? Cả hai người còn lại là kẻ có tội trước luật pháp của Moisen. Phiên toà đã kết thúc cách nhẹ nhàng đến bất ngờ. Qua câu nói đầy lòng từ bi của Chúa Giêsu: Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu, hãy về đi và đừng phạm tội nữa.

7/Cách Chúa Giêsu giải tội ra sao ? Nhiều người cho rằng: Chúa Giêsu không rành cách giải tội, vì không ai giải tội mà quên ra việc đền tội. Có lẽ do bối rối quá nên Chúa đã quên công thức giải tội. Nhưng có một điều chúng ta cần lưu ý đó là Chúa rất khoan dung, độ lượng với kẻ có tội.

8/Lợi ích từ cuộc gặp gỡ Chúa ra sao ? Gặp gỡ chúa Giêsu là gặp gỡ ơn cứu độ, gặp được Ngài, đời ta sẽ được biến đổi. Sau đó ta sẽ lãnh nhận ơn tái sinh. Phêrô gặp Chúa đời ông đã biến đổi, Phaolô gặp Chúa đời ông đã khác đi. Chúng ta gặp được Chúa chúng ta sẽ được sống.

9/Biệt phái gặp Chúa để làm gì ? Họ gặp Chúa để hỏi xem có nên ném đá người đàn bà này không. Họ hỏi nhưng lòng đầy ác ý, Chúa đã kiên nhẫn và trả lời họ qua thái độ. Chúa biết họ giả hình nên giữ thật bình tĩnh như chẳng có gì quan trọng xảy ra. Tuy vậy Chúa không giận dữ, cũng không vạch mặt chỉ tên. Chúa muốn họ trở về với lòng mình. Biệt phái hôm nay họ tốt, một lần tốt duy nhất.

10/Chúa Giêsu giả đò như thế nào ?  Chúa làm bộ như không biết gì. Ngài kiên nhẫn chờ đợi họ phản ứng. Trong lúc họ hung hăng thì Chúa tỏ ra thật điềm tĩnh, Chúa im lặng còn họ thì cố lên án. Vì họ quá đòi hỏi nên Chúa đành phải lên tiếng như là một kẻ đuối lý, đang thất bại, đang bế tắc.

11/Vì sao họ lại bắt đầu bỏ đi ? Từ thái độ hung hăng, gian ác. Nhưng khi thấy Chúa hiền lành, khiêm nhường, khoan dung, kèm vào đó là thái độ của Chúa trân trọng họ là những người có tri thức. Chúa không muốn họ bị mất mặt, họ cảm nhận được điều đó sau khi suy xét lại lương tâm mình cũng yếu đuối nên họ đã hối hận và lần lượt bỏ đi.

12/Chúa muốn dạy họ điều gì ? Chúa không muốn có chuyện kết án nhau và phạt tội nhau nhãn tiền. Bởi đã là người thì ai cũng yếu đuối, tội lỗi. Hãy quảng đại, khoan dung, hãy cho nhau cơ hội làm lại cuộc đời.

13/Thái độ của Chúa đối với người phụ nữ ra sao ? Chúa biết chị đang rất xấu hổ, nhục nhã, ân hận. Thế nhưng bản thân con người ai cũng yếu đuối, thấy chị tỏ thái độ ăn năn và sẵn sàng đón nhận hình phạt nặng nề nhất. Chúa đã cứu sống chị và coi như một bản án treo có một không hai. Tuy không nói ra nhưng chắc chắn chị không dám tái phạm nữa. Nếu hôm nay không có Chúa ra tay, chắc chị không còn trên cõi đời này nữa.

14/Chúa đã xét xử như thế nào ?  Chúa muốn chính chị kiểm tra hiệu quả. Sau đó Chúa đưa ra một lời tuyên án. Chúa đã cho chị một cơ hội lớn nhất để làm lại cuộc đời.

15/Câu nói của Chúa mang ẩn ý gì ? Chúa muốn nói: Chị đã phạm một tội đáng bị lên án, nhưng không phải là án tử. Nhưng khi gặp Chúa, một Thiên Chúa, một quan án đầy lòng khoan dung. Chúa muốn chị sống để có thời gian chuộc lại lỗi lầm.

16/Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy sự chuyển biến sẽ như thế nào ? Một sự kiện có một không hai. Luật sĩ biệt phái nhận ra mình sai, nhận ra mình ác độc, nhận ra mình đầy tội lỗi. Nhân chi sơ tính bản thiện. Họ cũng độc ác không khác gì Phaolô, nếu Phaolô đổi đời được. Thì họ cũng đổi đời được, bởi vì chẳng có ai gặp được Chúa mà không biến đổi. Người phụ nữ càng biến đổi hơn thế nữa, bởi vì chị vừa được cứu sống.

17/Chúa muốn dạy chúng ta điều gì ? Gặp Chúa là gặp được ơn cứu độ. Chúa mời gọi mọi người nếu muốn gặp Chúa, thì hãy trở lại với con đường dẫn đến ơn cứu độ. Hãy quay trở lại, hãy hướng về Chúa, hãy xác định lại hướng đi cho cuộc đời mình .

18/Hãy cùng nhau hát bàiGặp gỡ Đức ki-tô....  **R

GIUSE LUCA / KBX /  KT EMMAUS

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1959
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  6
 Hôm nay:  1967
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11352271
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top