Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng Mồng 2 Tết / Giuse Luca

NGÀY MỒNG 2 TẾT  

ĐỀ TÀI: KÍNH NHỚ TỔ TIÊN VÀ ÔNG BÀ CHA MẸ

Lời Chúa:  Mt 15,1-6

TUNG HÔ TIN MỪNG:  Tv 111,1-2

Halêluia. Halêluia. Hạnh phúc thay, người kính sợ Chúa, những ưa cùng thích mệnh lệnh Chúa truyền ban. Trên mặt đất, con cháu của họ sẽ hùng cường, dòng dõi kẻ ngay lành được Chúa thương giáng phúc. Halleluia.

PHÚC ÂM:  Mt 15, 1-6

“Ngươi hãy thảo kính cha mẹ”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu:

1 Bấy giờ có mấy người Pha-ri-sêu và mấy kinh sư từ Giê-ru-sa-lem đến gặp Đức Giê-su và nói rằng: 2 "Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền nhân, không chịu rửa tay khi dùng bữa?" 3 Người trả lời: "Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa? 4 Quả thế, Thiên Chúa dạy: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ; và kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. 5 Còn các ông, các ông lại bảo: "Ai nói với cha với mẹ rằng: Những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, 6 thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa". Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa.

Đó là lời Chúa.

 

Bài 1: CÁC MỐI LIÊN HỆ TRONG GIA ĐÌNH

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Những điều gì liên hệ đến ngày Tết ? Ngày Tết là ngày mừng xuân, trong đó có những việc liên quan đi kèm theo là viếng thăm, tặng quà cho nhau. Sinh hoạt tết là sinh hoạt với các mối liên hệ. Nếu không có những việc trên đây đi kèm thì không khí ngày tết sẽ mất đi ý nghĩa. Đối với người lớn, tết chỉ dành cho người khác : chúc tết người khác, tặng quà người khác và đãi người khác ; còn đối với trẻ em, tết là lễ hội vui, ngày nhận được nhiều quà lì xì.

2/ Ngày tết ta cần thể hiện điều gì ? Con người là động vật xã hội, người ta sống ở đời được là nhờ vào các mối liên hệ, không ai có thể sống một mình. Ta cần có cha mẹ để sinh thành dưỡng dục, ta cần có thầy cô để khai thông trí tuệ, nhập kiến thức sống / ta cần bác nông dân để có lúa gạo, rau trái, ta cần có thợ may để che ấm tấm thân, ta cần anh quét đường để cho thành phố sạch đẹp. Tất cả mọi thứ ta cần đều nhờ người khác mà có.

3/ Khi muốn giao lưu đây đó, ta cần gì ? Ta cần có con đường để đến được với nhau, để chuyên chở cho nhau những chất liệu của cuộc sống, các mối liên hệ như những mạch máu, các mối liên hệ giúp ta đến được nơi ta muốn / như những bậc thang,  giúp ta trở thành những con người có ích và thành đạt.

4/ Muốn cho đời sống thêm phong phú, ta cần gì ? Đời ta có biết bao mối liên hệ. Có những mối liên hệ theo chiều sâu giúp ta có được nền tảng của cuộc sống. Gia đình ông bà cha mẹ là mối liên hệ theo chiều sâu, không có nền tảng này thì làm gì có mặt ta trên cuộc đời này ? Ông bà cha mẹ như hạt giống chịu nằm sâu dưới lòng đất với bao nhọc nhằn để cho đời ta như cây mọc lên thêm xanh tươi. Cha mẹ chịu mục nát đi để cho đời ta đơm bông kết trái bằng mồ hôi nước mắt của các Ngài. Nếu ta là tòa nhà cao, thì cha mẹ ta là nền móng vững chắc, các Ngài chịu nằm sâu dưới lòng đất để suốt đời gánh chịu sức nặng của ta, để  giúp ta phô trương vẻ đẹp với đời. Họ là hạt mầm mọc lên cây trái, là nền móng cho ta xây nhà, trọn đời của ông bà cha mẹ là để cho con cháu sau này được ấm no hạnh phúc.

5/ Bề dày, bề sâu của mỗi người nằm ở đâu ? Mỗi người đều có một lịch sử rất sâu đậm, bề dày ấy không nên đo bằng độ dày của cuốn gia phả mà được đánh giá bằng bề dày, bề sâu của sự đấu tranh sinh tồn, tích cóp của ông bà tổ tiên, cha mẹ. Độ dày ấy không thể chỉ đo bằng sự cố gắng của bản thân mình mà thôi, nó còn được đo bằng bề sâu ân nghĩa của bậc cha, ông để lại .

6/ Các mối liên hệ của ngày tết là gì ? Vì ngày Mồng Một tết, ta dùng để sống mối liên hệ với Thiên Chúa, vì Ngài là cứu cách, là cùng đích của đời ta. Ngày Mồng Hai, giáo hội muốn chúng ta sống mối liên hệ với ông bà cha mẹ, những người thay mặt Thiên Chúa, truyền sự sống và sức sống cho chúng ta. Sự sống là món quà cao quý nhất nên mối liên hệ của những người có trách nhiệm trong việc trao ban sự sống cũng là mối thâm tình sâu xa nhất của mỗi người .

7/ Nét văn hóa nào cao quý nhất của người Việt Nam là gì ? Tập tục Á Đông: Lập bàn thờ kính nhớ tổ tiên trong 3 ngày tết là một nét văn hóa cao đẹp nhất của người Việt Nam. Hinh ảnh ông bà cha mẹ trong nhà như muốn nói lên sự sum họp, đồng nhất của một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, mà còn nhắc nhớ chúng ta về lòng biết ơn. Từ đó chúng ta nhận ra bề sâu, bề dày lịch sử của đời mình, từ đó nhắc nhớ chúng ta về trách nhiệm của mỗi người phải có đối với tổ tiên ông bà và cũng là tấm gương sáng cho con cháu ở những  thế hệ kế tiếp.

8/ Gia đình là nền móng của mọi nền móng, phải không ? Muốn xây một căn nhà cao, to đẹp, trước hết chúng ta cần xây một nền móng vững chắc. Kính nhớ tổ tiên, ông bà, nhớ đến cha mẹ -> Đây là một nền tảng đạo đức, giúp xã hội tiến bộ và phát triển vững mạnh.

9/ Muốn xã hội phát triển vững mạnh, chúng ta cần làm gì ? Nếu các mối liên hệ là những con đường để chuyển tải sự sống, thì mối liên hệ gia phả chính là chiều sâu của các huyết mạch. Nếu mối liên hệ hàng ngang là mạch máu nuôi khắp toàn thân thì liên hệ chiều sâu là những động mạch chủ. Nếu các mối liên hệ gia đình được bền vững thì xã hội sẽ phát triển đồng bộ, chính trong ý hướng này mà giáo hội muốn chúng ta sống đúng tình gia đình, đó là lòng biết ơn ông bà , cha mẹ.**R

10/ Sách huấn ca dạy gì? Sách Huấn Ca đề cập đến lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, theo tác giả thì lòng hiếu thảo với cha mẹ mang lại nhiều lợi ích: 1) Đền bù được tội lỗi. 2) Được con cái hiếu thảo lại. 3) Cầu nguyện sẽ được Chúa nhậm lời.

11/ Chúa Giêsu làm gương như thế nào? Thánh Luca cho biết, Chúa Giêsu làm gương cho ra về lòng hiếu thảo đối với Đức Maria và Thánh Yuse tại Nazaret. Mặc dù Ngài chỉ nói một câu thật vắn tắt, rồi Ngài theo cha mẹ trở về Nazaret và hằng vâng lời các Ngài (Lc 2,51).

12/ Lời Thánh Phaolo khuyên chúng ta thế nào?  Trong thư gởi Giáo hữu Ephesô, Thánh Phaolo khuyên ta: “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ theo gương của Chúa, vì đó là điều phải đạo”. Hãy tôn kính cha mẹ, đó điều răn có kèm theo lời hứa “Hiếu thảo để được hạnh phúc và trường thọ” ( Ep 6,1-3).

13/ Chữ hiếu ngày xưa được hiểu như thế nào? Theo truyền thống Đông Phương, trong gia đình, chữa hiếu luôn được đề cao, ngoài xã hội cũng thế. Điều này chịu ảnh hưởng của nên luân lý Khổng + Mạnh. Khổng Tử dạy Môn sinh phải tận tình phụng dưỡng cha mẹ “quạt nồng, ấp lạnh, tối sớm chăm nom săn sóc”. Cha mẹ già khi còn sống thì con cái không nên đi chơi xa, nếu đi đâu thì phải cho biết có nơi có chốn.

14/ Tục lệ ngày tết như thế nào? Dù con cháuở xa cũng phải về họp mặt cùng ông bà cha mẹ, vì đó là ngày linh thiêng, ai vắng mặt không có lý do bị coi là bất hiếu.

15/ Chữ hiếu ngày nay như thế nào? Dù xưa hay nay, chữ hiếu luôn quan trọng đối với người Việt Nam. Theo thuyết Khổng-Mạnh thì chữ hiếu luôn đứng đầu của đạo làm con cái, và trong các loại tội thì tọi bất hiếu bị xử nặng nhất. Chữ hiếu là một đạo làm người rất xa khi chúng ta nghe nói đến:

“Công cha như núi thái sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ, kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

 

Bài 2: CHỮ HIẾU TRONG GIA ĐÌNH

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

16/ Bổn phận của những người con là gì ? Lời Kinh Thánh “Phúc thay kẻ nhắm mắt lìa đời, họ đã lìa đời trong ân nghĩa Chúa …” (Kh 14,13). Lời Kinh Thánh giúp ta hiểu rõ rằng : Những người đi trước đã nhắm mắt lìa đời trong ân nghĩa Chúa. Niềm tin Kito giáo nhắc cho chúng ta nhớ rằng : bổn phận của người con sống là phải thể hiện nghĩa vụ của mình đối với những người đã chết, đặc biệt là các bậc tiền nhân như ông bà, tổ tiên, cha mẹ. Điều này nằm trong điều răn thứ bốn. Riêng Việt Nam, theo phong tục thì lại là điều thật quan trọng thuộc về “Đạo hiếu”.

17/ Người Việt Nam mang nặng chữ hiếu, tại sao ? Ở Việt Nam nơi đất nước đặt chữ hiếu đứng hàng đầu. Người Việt Nam vốn đặt nền tảng đạo đức làm căn bản cho cuộc sống cá nhân, cho gia đình, cho dòng tộc, con cái thảo hiếu với cha mẹ khi còn sống là lẽ đương nhiên. Khi cha mẹ chết, một người con thảo hiếu luôn tưởng nhớ đến cha mẹ bằng việc cầu nguyện, xin lễ cho người đã khuất. Ở Việt Nam đa số gia đình nào cũng có bàn thờ gia tiên để kính nhớ tổ tiên ông bà, cha mẹ.

18/ Một người con thảo hiểu phải sống thế nào ? Người Việt Nam có nhiều cách thể hiện sự hiếu thảo : khi cha mẹ còn sống thì kính trọng, nuôi dưỡng, vâng phục ; khi các vị ấy đã mất thì con cháu phải tưởng nhớ bằng việc giỗ chạp, xin lễ, cầu nguyện. Người Việt Nam còn đi xa hơn,  mọi người tỏ lòng biết ơn ngay cả với những người đã xả thân để bảo vệ quê hương đất nước.**R

19/ Người công giáo với nền văn hóa đạo hiếu như thế nào ? Người Kito giáo thể hiện chữ hiếu bằng nhiều cách : Khi cha mẹ còn sống thì con cái chăm sóc, phụng dưỡng ; khi cha mẹ đã khuất thì con cái thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc xin lễ, cầu nguyện, làm việc lành dành riêng để cầu cho cha mẹ đã qua đời, chăm sóc mồ mả, nhớ ngày giỗ, ngày kỵ, hương nhang, nến đèn cho người chết cũng là cách tỏ lòng biết ơn.

20/ Người lương dân ngày xưa nay vẫn quan niệm chữ hiếu của người công giáo như thế nào ? Người xưa quan niệm: Ai theo đạo Chúa thì bỏ ông bà tổ tiên. Quan niệm ấy đã lỗi thời vì xưa kia có người ngộ nhận như thế. Hôm nay người Công giáo đã nhận mọi người là anh em, ai theo đạo Chúa, người Kito được dọn lòng trước để mở rộng vòng tay đón nhận anh em, người Kito hữu không chỉ đóng khung trong gia đình, trong gia tộc họ hàng của mình, mà họ còn có nhiều tổ tiên ông bà khác, bao gồm tất cả mọi người. Bởi vì mọi người đều là anh em với nhau, Chúa Giêsu không phân biệt, không loại trừ người nào.

21/ Giáo hội Việt Nam dành ngày Mồng Hai tết để làm gì ? Đây là ngày mà Giáo hội dành để kính nhớ tổ tiên, ông bà. Đây là một việc làm thật đáng trân trọng và hữu ích, nhất là trong những ngày đầu năm, mọi người đều được vui vẻ, hạnh phúc và được sum vầy để ăn Tết.

22/ Cử chỉ nào của người công giáo mang ý nghĩa cao đẹp ? Tưởng nhớ, dâng lễ, cầu nguyện cho các bậc tiền nhân là một nghĩa cử cao đẹp, cũng là một điều nhắc nhớ cho mọi người hãy sống hiếu thảo. Hãy thực hành giới luật thứ bốn trong thập giới Kito giáo. Sống đạo hiếu như thế chính là nét văn hóa nổi bậc của người Kito hữu Việt Nam.

23/ Thế nào là sự hiếu kính với cha mẹ ? Đây là câu chuyện về tình người cha: Một chàng trai nhà nghèo, người cha tần tảo lao động nuôi con. Hôm nay ông gọi anh vào phòng, ông rất hãnh diện vì có người con ưu tú như anh, món quà mà ông trao cho anh chỉ là một cuốn sách được bọc gói cẩn thận. Anh mở ra thì đó chỉ là một cuốn sách loại dạy “Rèn nhân cách”. Anh thất vọng vì món quà mà cha anh dành cho anh chỉ là một quyển sách tầm thường. Anh quá thất vọng nên không nói với cha anh lời nào, anh bỏ ra ngoài, sau đó anh bỏ nhà ra đi…. Trong một thời gian dài, anh không thư từ liên hệ gì với cha mình. Mãi đến một ngày, anh được hung tin “Cha anh đã mất và đã để lại toàn bộ tài sản cho anh”. Anh về nhà trong tâm trạng buồn phiền hối hận, anh tìm lục và đọc những giấy tờ quan trọng, và anh cũng nhìn thấy cuốn sách “Rèn nhân cách” mà cha anh đã tặng anh vào ngày anh tốt nghiệp trước đây. Món quà ấy vẫn còn nguyên vẹn, được đặt ở trên bàn từ ngày anh bỏ ra đi. Anh từ từ mở gói quà, mở cuốn sách ra, anh thấy một bao thư được áp chặt bên trong; anh mở bào thư ra và chợt nước mắt anh tuôn trào, đó là chìa khóa xe hơi và tờ hóa đơn của chính chiếc xe mà anh từng yêu thích ngày trước, tờ hóa đơn của cửa hàng ghi đúng ngày anh thi tốt nghiệp. Nước mắt chỉ chảy xuống!

24/ Cái gì hư mà không thể sửa chữa được ? Trong cuộc sống, ai cũng có lần mắc sai lầm, có những sai lầm mà sau đó ta có thể sửa chữa được, cũng có những sai lầm mà sau khi khắc phục nó vẫn còn để lại một vết sẹo thật lớn, khó xóa, khó phai mờ.

25/ Điều gì sẽ đáng trách nhất? Trên đời có nhiều loại sẹo khi ta mắc sai lầm, nhưng nếu sai lầm mà ta gây ra cho cha mẹ là đáng trách nhất. Vết sẹo đó sẽ ở trong ta mãi mãi khiến cho ta vô cùng nhức nhối mỗi khi ta nhớ đến nó. Câu chuyện trên ta thấy anh ta vô cùng ân hận, nhưng cha anh ta thì đã ra đi mãi mãi, cho dù anh muốn làm gì đó, như là một lời xin lỗi thì cũng không còn kịp vì nó đã quá muộn.

26/ Dịp tết, chúng ta cần làm gì? Là dịp để chúng ta đoàn tụ về bên đấng sinh thành để xin lỗi, để cầu chúc các ngài được an khang trường thọ. Ngày tết là dịp để con cái nhận ra tình thương của cha mẹ, là một thứ không thể thiếu nếu con cái muốn tiến đến sự trưởng thành, vững bước trong cuộc đời. Cho dù tình cha có kém hơn nghĩa mẹ, nhưng cả hai cùng cần thiết để cho con cái lớn khôn và vượt qua mọi sóng gió của cuộc đời.

27/ Chúng ta cảm nhận thế nào về tình cha? Tình cha không giống như tình mẹ, tình cha luôn dấu kín trong lòng qua thái độ nghiêm nghị, cứng rắn. Mỗi khi dạy con, cha như một cái cây vững chắc, bám rễ thật sâu vào lòng đất để hút nhựa nuôi hoa quả lá cành.

28/ Một chút cảm nhận về tình mẹ và cha: Cha thì lí trí, mẹ thì nghiêng về tình cảm. Mẹ mềm lòng, dịu dàng, cha kỹ cương; mẹ chín bỏ làm mười, cha cầm cân nẩy mực; cha lăn lộn sương gió để mưu sinh thoát hiểm, cha thường xa gia đình vì công việc nên tình cảm sẽ nhạt hơn mẹ; cha trừng phạt và muốn con đi trên đôi chân của mình, con té ngã, cha muốn con tự đứng lên. Người cha muốn con bước vào đời bằng nghị lực.

29/ Khi nào thì con mới hối tiếc? Khi nào cha mất đi, con mới thấy núi thái sơn mất đi, nhà mất đi cột trụ, con mất đi chỗ dựa. Đời con sẽ trở nên trống vắng khi ngày kia cha mẹ vĩnh viễn ra đi, con chỉ nhìn thấy cha mẹ trong nấm mồ lạnh lẽo, lúc đó lòng con mới dâng trào một nổi buồn mênh mang, sâu lắng.

“Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển đông.”

 

Giuse Luca /  Kinh Thánh Emmaus

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1950
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  13
 Hôm nay:  1582
 Hôm qua:  2176
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11402412
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top