Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tim hiểu và Thực hành Tin Mừng CN 5 sau lễ Phục Sinh / C / Giuse Luca

CHÚA NHẬT  5  SAU LỄ PHỤC SINH C 

ĐỀ TÀI:  ĐIỀU RĂN MỚI CỦA CHÚA GIESUS : HÃY YÊU THƯƠNG NHAU

 

Tung hô Tin Mừng:  Ga 13,34

Haleluia. Haleluia. Chúa nói: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em.”Haleluia.

PHÚC ÂM: Ga 13,31-33a.34-35

"Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau."

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gio-an.

31 Khi Giu-đa ra khỏi phòng tiệc ly, Đức Giê-su nói: “Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người. 32  Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người.

33a  Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. 34  Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. 35  Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau.”

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/ Ngày nay người ta nhận định tình yêu như thế nào ?

2/ Lập trường về tình yêu của Chúa Giêsu ra sao ?

3/ Chúng ta phải nhìn nhận tình yêu như thế nào ?

4/ Thứ tình yêu cao quý như vậy có còn không ?

5/ Sức mạnh tình yêu nằm ở đâu ?

6/ Thiên Chúa thể hiện tình yêu như thế nào ?

7/ Tình yêu của Chúa Giêsu cao cả như thế nào ?

8/ Nhờ dấu nào mà người khác nhận biết chúng ta là môn đệ của Chúa Giêsu ?

9/ Giới luật yêu thương có mấy bộ mặt ?

10/ Ông Gandhi đã nghĩ gì về Ki-tô giáo ?

11/ Chúa Giêsu nhắc chúng ta điều gì ?

12/ Chúa Giêsu đã làm gì trước khi công bố giới răn tình yêu ?

13/ Dấu hiệu nào giúp chúng ta nhận ra người Ki-tô hữu ?

14/ Tại sao việc truyền giáo không hiệu quả ?

15/ Thế giới hôm nay đang thiếu thứ gì ?

16/ Làm sao chúng ta có thể sống chung với nhau ?

17/ Lệnh truyền của Chúa Giêsu mới lạ ở điểm nào ?

18/ Lệnh truyền của Chúa được thực hiện theo cách nào ?

 

Bài 1: HAI BỘ MẶT CỦA TÌNH YÊU

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1/Ngày nay người ta nhận định tình yêu ra sao ? Thời xưa hay ngày nay, tình yêu luôn là đề tại được khai thác nhiều nhất => qua sách báo, phim ảnh, ca nhạc, kịch tuồng trên truyền thanh lẫn truyền hình / Tất cả đều nói đến, đều ca tụng tình yêu / Tuy nhiên lâu dần, tình yêu lại được nhìn nhận từ một góc độ lệch lạc, què quặt, khiến cho tình yêu hôm nay đang tiến dần đến bờ vực thẳm của nếp sống sa đọa, thương luân bại lý và nhất là gây ra biết bao nhiêu đổ vỡ trong hôn nhân.

2/Lập trường của Chúa Giêsu về tình yêu ra sao ? Khi Chúa Giêsu đến, Ngài đã đưa ra một lập trường rõ rệt / Chúa đòi hỏi chúng ta phải có một tình yêu chân thành dành riêng cho Ngài cũng như cho tha nhân => mến Chúa hết lòng và yêu tha nhân như chính mình.

3/Chúng ta nhìn nhận tình yêu như thế nào qua 2 thái cực đó ? Nhìn vào xã hội đang sống, chúng ta thấy tình yêu đang thui chột, đang tàn úa rất nhiều / Tuy thế chúng ta cũng vẫn còn những thứ tình yêu chân thành và tốt đẹp / Tình yêu không chết đi với bộ mặt tội lỗi / nhưng nó vẫn âm thầm sống mãnh liệt với trái tim tha thiết của Chúa Giêsu.

4/Thứ tình yêu cao quý kia có còn không ? Cho dù thế giới đang ngụp lặn trong thứ tình yêu đốt giai đoạn, tình yêu ngụp lặn trong lạc thú, tình yêu lợi dụng, lừa dối nhau / Thì cũng còn đó những con người vì yêu thương mà dám hy sinh hết năm này đến năm khác, dám hy sinh hầu như suốt cả cuộc đời để chăm sóc những kẻ ốm đau / Ngày nay cũng còn có biết bao con người dám dâng hiến cả bản thân để làm sáng danh Chúa, mưu ích phần rỗi cho các linh hồn! Có những ông chồng tuy nghèo khổ nhưng vẫn trung thành với người vợ bệnh tật và luôn vất vả để chăm sóc đàn con dại / Vẫn có những người vợ âm thầm chịu đựng, lo lắng cho chồng, mặc dù người chồng vũ phu độc ác, còn đám con thì ngang bướng ngỗ nghịch.

5/Vậy đâu là nguồn sức mạnh nâng đỡ ? Nguồn sức mạnh cho những mối tình yêu cao đẹp đó chỉ có thể tồn tại và xuất phát từ nơi Thiên Chúa, từ nơi tấm gương mẫu mực của Đức Kitô mà thôi! Thứ gì cũng có gia phả, cội nguồn, gốc gác của nó / Tình yêu cao quý ấy chỉ có thể xuất phát từ nơi Thiên Chúa, bởi vì Ngài chính là cội nguồn của tình yêu, là nguồn mạch => đúng như lời Thánh Yoan Tông Đồ đã xát quyết: Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta ngay khi chúng là còn là tội nhân, bởi vì Thiên Chúa là tình yêu.

6/Tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện như thế nào ? Mặc dù Chúa biết trước con người sẽ phản bội, sẽ quay lưng, sẽ chống lại Ngài, thế nhưng Chúa vẫn yêu thương và đi bước trước, đã đến với chúng ta qua Mầu Nhiệm Cứu Độ bằng cái chết Thập Giá / Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại đến nỗi đã ban Người Con Một của Ngài, để ai tin vào Người Con thì sẽ được sống / Chính vì thế Ngài đòi hỏi chúng ta phải đáp lại bằng một tình yêu chân thành / Bởi vì chỉ có tình yêu mới đáp lại bằng tình yêu mà thôi.

7/Tình yêu của Chúa Giêsu dành cho chúng ta ra sao ? Chúa Giêsu dành cho chúng ta một tình yêu tuyệt vời nhất / không ai yêu bạn mà dám hiến mạng sống mình vì bạn / Chúa Giêsu đã đổ máu để cứu chúng ta nhờ đó bản án của tội Nguyên tổ đã được xóa / Chúng ta được lấy lại địa vị làm con cái Thiên Chúa / Kể từ nay chúng ta là anh em cùng một Cha chung là Thiên Chúa.

8/Nhờ dấu nào để người khác nhận biết chúng ta là môn đệ của Đức Kitô ? Chúa Giêsu dạy: Phải kính mến Thiên Chúa hết lòng và yêu thương anh em như chính mình, đồng thời nhờ tình bác ái yêu thương đó mà chúng ta trở nên môn đệ đích thực của Đức Kitô.

9/Giới luật yêu thương có mấy mặt? Yêu Chúa và yêu anh em là 2 bộ mặt của một giới luật / Đó là giới luật yêu thương / Thiên Chúa chờ đợi chúng ta nơi những người anh em / Ngài hẹn chúng ta nơi những kẻ bất hạnh, khổ đau, đúng như lời Chúa đã nói: “Tất cả những gì các con làm cho một trong số những anh em bé mọn nhất, là các con đã làm cho chính Ta”.

10/Thủ tướng Gandhi nghĩ gì về đạo Kitô giáo ? Ông được coi như bậc thánh hiền của Ấn Độ / Ông say mê Kinh Thánh, say mê giáo thuyết của Chúa Giêsu và rất tâm đắc với bài giảng trên núi / Ông nghĩ rằng Kitô giáo sẽ là câu trả lời thích đáng cho cuộc xung đột giữa các giai cấp ở Ấn Độ, một ngày nọ ông đến dự lễ tại một nhà thờ công giáo, nhưng người giữ cửa ngăn ông lại , không cho vào chỉ vì ông là người da đen / Ông đã bỏ đi và không bao giời trở lại nữa / Có người hỏi tại sao, thì ông trả lời: Tôi không thể trở thành môn đệ của Đức Kitô được, bởi vì các môn đệ của ông Giêsu không chịu sống Tám Mối Phúc Thật.

11/Chúa Giêsu nhắc chúng ta điều gì ? Ở đây Chúa Giêsu không nhắc chúng ta yêu thương người ngoài, nhưng Ngài đòi buộc chúng ta phải yêu thương nhau / Yêu nhau đã trở thành điều răn mới / Nó mới bởi vì Chúa đòi họ phải yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương họ / Chúng ta hãy cảm nhận được tình yêu từ nơi Chúa Giêsu.**R

 

Bài 2: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA YÊU

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

12/Trước khi công bố giới răn tình yêu, Chúa Giêsu đã làm gì ? Trước khi công bố giới răn mới này, Đức Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ, trong đó có cả Yuda, Ngài đã bày tỏ với Yuda một tình yêu, sau đó Ngài còn chấm miếng bánh trao cho Yuda như đưa ra một lời mời gọi thân thương cuối cùng (Yn 13, 26) / Nhưng vô ích vì Yuda vẫn không đổi ý, vẫn cứ làm điều mình muốn (Yn 13, 31).

13/Những dấu hiệu nào giúp nhận ra một Kitô hữu ? Đeo Thánh Giá nơi cổ, làm dấu Thánh Giá trước khi ăn / nhưng theo Đức Giêsu: đặc trưng của nhóm môn đệ là: tình yêu thương mà họ dành cho nhau như là cảm thông, tha thứ, cộng tác, hy sinh, chia sẻ, đối thoại,… / Vì giữa các môn đệ với nhau có biết bao hàng rào, bao dị biệt / Nếu không thể vượt qua được những rào cản này thì coi như việc truyền giáo bị đổ vỡ.

14/Nguyên do việc truyền giáo bị đổ vỡ là gì ? là do không có sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu là khác màu da, tiếng nói, quan điểm chính trị / Có sự bất đồng giữa Công giáo và Chính thống giáo ở Nga / Bất đồng giữa Công giáo và Tin lành / Biết đến bao giờ mọi Kitô hữu có thể đọc chung kinh Lạy Cha / cùng mừng lễ Phục Sinh trong một ngày / cùng cử hành chung nhau một Phụng vụ / Cùng có một Cha chung là Giáo Hoàng tại Giáo đô Roma ?

15/Thế giới hôm nay đang thiếu thốn điều gì ? Thế giới hôm nay như sa mạc thiếu nước / Như cộng đoàn thiếu vắng tình yêu / Ước gì Thế giới Kitô giáo trở thành một lãnh thổ xanh tươi và luôn mời gọi mọi người đặt chân tới.

16/Làm sao chúng ta có thể đến với nhau, cộng tác với nhau cách dễ dàng ? Chúng ta cần phải đến với nhau không một chút thành kiến, luôn tin tưởng vào thiện chí của nhau / Để khi chúng ta cộng tác với nhau, chúng ta phải luôn cảm thấy có Cha hiện diện / Chúng ta cần phải loại bỏ những tự ái nhỏ nhen, những tham lam ích kỷ, những định kiến ác độc / Chúng ta cần phải dám từ bỏ chính mình, dám tìm kiếm những chân lý yêu thương từ nơi những con người khác quan điểm.

17/Câu chuyện về Đấng Cứu Thế cải trang: Ai là người phạm tội vô tình ? Một tu viện trưởng nọ tìm điến một ẩn sĩ ở núi Hy Mã Lạp Sơn và trình bày tình trạng bi đát ở tu viện mình / Trước kia tu viện này sầm uất tấp nập khách hành hương, không còn chỗ để nhận thêm người vào tu / Vậy mà nay tu viện như ngôi nhà hoang phế, nhà thờ vắng lặng / Tu sĩ thưa thớt, già nua, cuộc sống quá buồn tẻ / Cha bề trên hỏi vị ẩn sĩ => do nguyên nhân hay lỗi lầm nào mà tu viện lại rơi vào tình trạng bi dát như trên ? Vị ẩn sĩ ôn tồn bảo: cái tội lớn nhất đang xảy ra trong cộng đoàn, đó là tội vô tình / Ẩn sĩ giải thích thêm => Đấng Cứu Thế đang cải trang thành 1 người trong quý vị, nhưng quý vị không nhận ra Người / Như nắm được lời giải đáp, Cha bề trên hớn hở trở về / Cha tập họp mọi người lại và loan báo cho họ biết Đấng Cứu Thế đang ẩn mình trong cộng đoàn / Nghe thế mọi người cùng mở to đôi mắt để quan sát nhau / Ai là Đấng Cứu Thế cải trang ? Nhưng chắc chắn nếu Đấng Cứu Thế cải trang thì chẳng có ai nhận ra Ngài / Mỗi người trong chúng ta đều có thể là Đấng Cứu Thế! Từ ngày ấy, mọi người đều kính trọng nhau như đang đối diện với Đấng Cứu Thế, quan tâm săn sóc nhau, phục vụ lẫn nhau, chẳng bao lâu sau, bầu không khí yêu thương huynh đệ, sự sống và niềm vui đã trở lại với tu viện, khách hành hương lại dồn dập tuôn đổ về / Lời kinh tiếng hát lại vang lên, niềm vui hạnh phúc đã trở lại / Do bị cuốn hút bởi bầu không khí vui tươi thánh thiện, nhiều thanh niên đã đến xin gia nhập cộng đoàn / Trước kia tu viện mất sức sống vì không ai chịu thực hành Lời Chúa dạy, sống cá nhân chủ nghĩa, thờ ơ lãnh đạm nhau / Nay tu viện lại tràn đầy sức sống do mọi người biết quan tâm đến nhau, yêu thương nhau, sẵn sàng lòng phục vụ nhau / Trước kia mọi người không muốn đến đây vì họ không thấy được những dấu chỉ của môn đệ Chúa Kitô, bởi vì tu sĩ không sống theo lời Chúa dạy / họ chỉ phản chiếu những hình ảnh mờ nhạt, không phản chiếu được nét đẹp của Thiên Chúa / Hôm nay thì đã khác hẳn bởi vì họ đã thể hiện lòng yêu thương nhau nên người ngoài đã nhìn thấy rõ.******

18/Lệnh truyền của Chúa Giêsu mới lạ ở điểm nào ?  Vào thời Cựu Ước đã có huấn lệnh yêu thương tha nhân như chính mình (Levi 19, 18) / Tuy lề luật không nói rõ là đặt người ngoại quốc ra ngoài / nhưng chỉ nhắm vào những thành phần khác trong cộng đồng Dân Chúa và coi họ như tha nhân / Chúa Giêsu nhắc lại huấn lệnh và chỉ ra cho ta thấy mức độ tích cực của huấn lệnh đó / Người muốn đi xa hơn mức độ dạy của huấn lệnh đó là: phải yêu thương luôn cả kẻ thù / và đây là điểm mới lạ chính là gương Chúa Giêsu đã nêu cao về tình yêu của Ngài bằng cách chịu chết trên Thập Giá để cứu chuộc cho chính kẻ giết mình.

19/Lệnh truyền của Chúa được thực hiện theo cách nào ? Tình yêu của Đức Kitô đối với nhân loại được bắt nguồn từ Chúa Cha, tình yêu của ta với tha nhân bắt nguồn từ Chúa Kitô => chung cục tất cả tình yêu đều bắt nguồn từ Thiên Chúa / Nếu tình yêu đó bắt nguồn từ con người thì tình yêu sẽ bị giới hạn / Nếu tình yêu từ Thiên Chúa thì tình yêu ấy sẽ bất tận / Tình yêu đến từ Thiên Chúa luôn luôn tăng chứ không giảm vì con người càng yêu càng khao khát được yêu.**R

 

Bài 3: SỐNG YÊU THƯƠNG LÀ CON CỦA CHÚA

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

20/Câu chuyện: Một câu nói cuối đời: Một buổi tối nọ, Mẹ Thánh Terêxa Calcutta tiến lại gần một người bệnh, người ta vừa mang vào căn nhà dành riêng cho những người đang hấp hối / Đó là một bà lão, mình phủ đầy những giẻ rách, nước da đen, đầy những vết thương hôi thối / Mẹ Terêxa lau rửa các vết thương và tận tình chăm sóc bà để phòng ngừa bị nhiễm trùng / Nhưng người đàn bà đáng thương này đang hấp hối và xem ra… khó mà qua khỏi / Do đó Mẹ Thánh tìm cách an ủi bà lần cuối cùng bằng một chén súp nóng với lòng tràn đầy yêu thương / Bà cụ đáng thương ấy sửng sờ nhìn và hỏi Mẹ Terêxa bằng một giọng thều thào: “Tại sao bà lại làm thế ?” / Mẹ Terêxa trả lời: “Bởi vì tôi rất yêu mến bà” / Một tia sáng hạnh phúc vừa thoáng qua, dù vẫn còn pha chút nghi ngờ, phát xuất tận đáy lòng đã ngời lên khuôn mặt gầy gò của người đàn bà, nơi khuôn mặt ấy ,dấu ấn của tử thần đã bắt đầu xuất hiện. “- Ôi, bà hãy nhắc lại một lần nữa đi / _Tôi rất yêu mến bà”, Mẹ Thánh lập lại bằng một giọng điệu rất dịu dàng. “- Hãy nhắc lại, hãy nhắc lại đi bà” / Người đàn bà khốn khổ ấy đã chết trong khi tay vẫn siết chặt tay Mẹ Thánh Terêxa và cố kéo về phía bà ta, như muốn lắng nghe rõ hơn, nghe với niềm hạnh phúc tràn trề, nghe những lời lẽ tuyệt vời nhất trên cõi đời này // Bằng chính tình yêu của mình, Mẹ Terêxa đã làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với loài người  chúng ta.**

21/Mệnh lệnh của Chúa Giêsu mang một ý nghĩa nào ? Vì giới răn yêu thương cũng là mệnh lệnh của Thầy, nên tình yêu anh em của người môn đệ phải mang tâm tư nguyện vọng của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em / Vì đây là giới răn của Thầy nên từ nay tình yêu thương sẽ là dấu ấn, là bằng chứng, là danh hiệu của người môn đệ mà khi mọi người thấy, sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy bởi vì anh em thương nhau.

22/Tình yêu Kitô giáo có mới lạ không ? Yêu thương nhau, đâu chỉ có đạo Kitô giáo mới giảng dạy như thế ? Văn hóa Á Đông từng có câu châm ngôn: “tứ hải giai huynh đệ”, bốn biển là anh em / Đạo lý cha ông cũng đã răn dạy: “Thương người như thể thương thân” => để nói lên tấm lòng yêu thương rộng mở của con người đối với con người trong xã hội / Vậy thì giới răn yêu thương của Chúa đâu có gì là mới / Chỉ cần dựa vào lời di chúc của Chúa Giêsu trước giờ Tử nạn, chúng ta đã tìm ra được nét độc đáo và đặc thù của tình yêu Kitô giáo đó là yêu như Chúa yêu / Tình yêu anh em là dấu chứng chúng ta thuộc về Chúa Giêsu.

23/Nét mới của tình yêu Kitô giáo nằm ở chỗ nào ? Mới ở chỗ là mẫu mực, vì thước đo tình yêu với tha nhân không phải là tình anh em máu mủ, cũng không phải là cho bản thân mình nữa / Thước đo tình yêu Kitô giáo là chính tình yêu của Chúa Kitô / Cả cuộc đời của Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta là tình yêu trao ban, tình yêu dâng hiến của Thiên Chúa bởi vì khi Chúa Giêsu nói về tình yêu của Thiên Chúa thì cũng nói về tình yêu của chính mình.

24/Bản tóm tắt đời sống và cái chết của Chúa Giêsu: Cái chết của Đấng chịu đóng đinh trên Thập Giá là bản đúc kết đời sống của Chúa Giêsu / đủ nói lên tình yêu của Thiên Chúa đối với loài người / Một Thiên Chúa đầy lòng nhân ái, đầy tình tha thứ với hết thảy mọi người không trừ một ai / Tình yêu đó chính là mẫu mực.

25/Sự đòi hỏi của Chúa Giêsu với các môn đệ có cao lắm không ? Điều Chúa đòi hỏi nơi các môn đệ => chỉ có một điều duy nhất thôi: là phải yêu thương anh em, yêu thương người khác như chính mình / Ngài đã yêu thương mọi người đến tột cùng, yêu đến hết khả năng của Thiên Chúa!

26/Tình yêu của người môn đệ Chúa phải như thế nào ? Đó là tình yêu thương vô vị lợi, phổ quát, bao dung, là dấu chứng của những người tin theo và tuân giữ Lời Chúa / Người môn đệ của Chúa Kitô là người phải biết yêu thương tha nhân / Ngay từ đầu, các cộng đoàn tín hữu tiên khởi, dấu chứng tình yêu đã trở thành chứng tá Chúa Kitô Phục Sinh / Trong suốt lịch sử Giáo Hội, các người bên ngoài Giáo Hội cũng vẫn nhận ra Thiên Chúa là tình yêu nhờ vào những chứng nhân sống động qua suốt các thời kỳ => là tấm lòng vị tha, bác ái của các tín hữu thời đó.

27/Khoảng cách giữa biết và sống có cách xa lắm không? Giữa biết và sống luôn có một khoảng cách / Chúng ta vẫn thích lấy lòng mình làm thước đo tình yêu dành cho tha nhân/ Chúng ta vẫn muốn giới hạn tình yêu tha nhân trong một mức độ nào đó để khỏi phải gây thiệt thòi cho mình / Chúng ta chỉ muốn dựa vào một tấm áo hay một danh xưng để xác định chúng ta thuộc về Chúa / chứ không chịu khẳng định tinh thần Kitô hữu của mình bằng ý nghĩa của một tình yêu thương chân thật / Cho nên với những người chúng ta thường xuyên tiếp xúc hằng ngày, chúng ta cũng chỉ muốn: người ta đã đối xử với tôi thế nào thì tôi cũng chỉ đối xử với họ như thế / Làm như vậy chứng tỏ chúng ta không dám yêu thương hết mình, chỉ vì chúng ta sợ làm liều như thế sẽ bị thiệt thòi.**R

 

Bài 4: TÌNH YÊU ĐÚNG NGHĨA

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

28/Có bao nhiêu loại tình yêu thương? Tạm kể ra có 5 loại: a) Yêu thương vụ lợi / b) Yêu thương lãng mạn / c) Yêu thương kiểu dân chủ / d) Yêu thương kiểu nhân bản / e) Yêu thương kiểu Kitô giáo.

29/Yêu thương vụ lợi: Ta yêu thương người khác vì họ có ích cho chúng ta / nhưng như vậy là ích kỷ chứ không phải tình yêu => tôi muốn có một vật nào đó của anh, nhưng tôi không cần có anh.

30/Yêu thương lãng mạn: là loại tình cảm hướng chúng ta về người khác bởi vì niềm vui thích mà người đó đem lại cho chúng ta /Chúng ta say mê họ / nhưng đó không phải là tình yêu, chúng ta tưởng rằng mình yêu người đó nhưng thật ra là mình đang yêu chính mình / Thông thường tình yêu này không kéo dài / và đó là lý do làm cho đa số các cuộc hôn nhân mau kết thúc trong thất bại.

31/Yêu thương theo kiểu dân chủ: đặt nền tảng mọi người đều bình đẳng theo luật pháp / Chúng ta tôn trọng người khác vì họ cũng là công dân / Chúng ta thừa nhận sự tự do của họ để rồi sự tự do của chúng ta cũng được thừa nhận / Lý do mà chúng ta làm điều tốt cho người khác là vì hy vọng người khác cũng đáp lại cho ta bằng điều tốt như vậy .

32/Yêu thương nhân bản: Đó là tình yêu nhân loại nói chung, nhưng nhược điểm của nó là một tình yêu trừu tượng, không cụ thể chút nào / Tôi yêu nhân loại nhưng tôi không muốn dính dáng gì đến họ  ,cũng không muốn họ làm phiền đến tôi .

33/Tình yêu Kitô giáo được thể hiện bằng bản tóm tắt của 10 Điều Răn: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” / Ở đây tình yêu được xác định là vô vị lợi / Yêu thương ngay cả khi chúng ta không có chút lợi lộc gì trong tình yêu ấy / Tình yêu ấy mãi mãi tồn tại cho dù mình có bị thù ghét, bách hại / Nó không phải là loại tình cảm nhất thời, nhưng là một tình yêu bền vững / Tình yêu này phải xuất phát từ Chúa Thánh Thần bởi vì bản chất của nó là yêu thương phục vụ và hy sinh / Yêu mà ép không chảy ra 2 chữ hy sinh thì đó chỉ là tình yêu thương  “ giả dối “.

34/Câu chuyện về cậu bé bị què: Stephen, cậu bé 12 tuổi bị què cả 2 chân vì một căn bệnh, cậu có đứa em tên Mark 10 tuổi / Giống như những đứa con trai khác, chúng thường đánh nhau, nhưng trong thâm tâm chúng vẫn đối xử tốt với nhau, thỉnh thoảng đứa anh ghen tỵ với em mình vì đứa em có đôi chân khỏe mạnh / Một đêm kia đứa anh mơ thấy mình ở trong một rừng sâu, âm u, huyền bí / Ở đó có một hang động tối đen, ở giữa hang động ấy có một ngọn lửa cháy sáng / Kế đó, từ trong bóng tối có một người mặc áo choàng bước ra, ông ta nói với đứa anh: Ta là thần của khu rừng, và để thưởng cho người đã tìm ra hang động => ngươi sẽ có một điều ước, bất cứ điều ước gì /// Stephen không cần nhiều thời gian để suy nghĩ, nó ước ngay: tôi muốn có đôi chân khỏe mạnh // Lúc đó ông thần bỏ áo choàng ra và trước khi nó kịp hiểu ra điều gì thì nó đã thấy mình nằm trên giường, bên cạnh Mark, em nó / Ông thần tiếp tục giở cái chăn ra khỏi đôi chân của Mark, em nó.

-   Ông định làm gì? Stephen hỏi.

-   Tôi sẽ bắt đầu cuộc phẩu thuật / ông thần nói.

-   Cuộc phẩu thuật gì ?

-   Chuyển đổi / Khi phẩu thuật chuyển đổi hoàn tất thì cậu có đôi chân của em cậu, và em cậu có đôi chân của cậu / Nhưng đừng lo, không ai biết được việc này đâu, người ta nghĩ rằng mọi việc vẫn như cũ.

    Stephen trong tình trạng xúc động mạnh / một hình ảnh hiện ra nhanh trong tâm trí cậu, cậu thấy mình được tự do bay nhảy, trong khi em cậu đang cố kéo lê đôi chân của nó. Cậu không thể làm điều đó cho đứa em trai mình / Cậu cố hét  to. Nghe tiếng thét, ông thần tức giận bỏ đi / Stephen vui mừng nhìn lại mình / sáng hôm sau cậu thức dậy và nhìn sang em cậu / Khi nhớ lại giấc mộng, cậu đã mĩm cười  / Kể từ đó trở đi, cậu không bao giờ còn cảm thấy ganh tỵ với em cậu và cậu luôn yêu thương em nó hơn bao giờ hết.

35/Câu chuyện Thánh Nữ Maria Goretti và anh chàng Alexandre: Goretti nhà nghèo nên phải ở chung với nhà Alexandre, anh chàng này để ý và đem lòng thương bởi Goretti rất đẹp người, đẹp nết / Alexandre đã bao lần dụ dỗ nhưng Goretti không đồng ý / Một hôm Alexandre lập mưu dụ Goretti vào phòng để ép làm chuyện ái ân / bị Goretti cự tuyệt, anh đã đâm nàng ta 17 nhát dao, Goretti sắp chết, anh chàng chạy trốn / Người anh của Goretti thấy em mình chết thảm nên có ý định trả thù / Goretti xin anh hãy tha thứ cho hắn / Một hôm Alexandre mơ thấy Goretti tặng anh hoa hồng trắng và đỏ / Anh ta đã dốc lòng sám hối nên đã được tha trước hạn / anh còn được tham dự lễ phong thánh cho Nữ Thánh Maria Goretti / Đây là 2 thứ tình cảm: tình yêu thấp hèn và tình yêu cao đẹp.**R

 

TÓM Ý

1/Ngày nay người ta nhận định tình yêu như thế nào ? Từ xưa tới nay, đề tài tình yêu luôn được khai thác nhiều nhất. Các phương tiện truyền thông đều mạnh mẽ ca tụng tình yêu, nhưng lâu dần người ta nhìn tình yên dưới những góc độ lệch lạc, què quặt. Khiến cho tình yêu ngày nay trở thành một nếp sống sa đoạ, thương luân bại lý và nhất là làm cho hôn nhân phải tan vỡ.

2/Lập trường về tình yêu của Chúa Giêsu ra sao ? Lập trường của Chúa Giêsu rất rõ rệt. Chúa đòi tình yêu mà chúng ta dành cho nhau phải chân thành, đó là : yêu Chúa hết lòng, hết sức và yêu tha nhân như chính mình.

3/Chúng ta phải nhìn nhận tình yêu như thế nào ? Tình yêu mà con người dành cho nhau hôm nay đang thui chột, héo úa. Tuy thế Chúa vẫn còn một thứ tình yêu mà Ngài dạy chúng ta: Nó không phải là thứ tình yêu tội lỗi nhưng là thứ tình yêu âm thầm, mãnh liệt như là thứ tình yêu mà Trái tim Chúa dành cho chúng ta.

4/Thứ tình yêu cao quý như vậy có còn không ? Hôm nay thế giới đang ngụp lặn trong thứ tình yêu chuyên về lạc thú, đốt giai đoạn /  là thứ tình yêu gian dối, lợi dụng nhau. Thì bên cạnh đó cũng còn có thứ tình yêu dám hy sinh cả đời để chăm sóc cho nhau, hay dâng hiến cả bản thân để làm sáng danh Chúa, cũng có biết bao tấm gương sáng sống bền đỗ trong ơn gọi linh mục tu sĩ, hay hy sinh suốt đời cho nhau trong bậc gia đình.

5/Sức mạnh tình yêu nằm ở đâu ? Nguồn sức mạnh để nâng đỡ thứ tình yêu cao quý tốt đẹp đó chỉ có thể tồn tại và xuất phát từ nơi Thiên Chúa. Từ nơi gương mẫu mực của Đức Ki-tô. Bởi vì Thiên Chúa chính là cội nguồn của tình yêu, cho nên Ngài đã yêu chúng ta ngay khi chúng ta còn là tội nhân.

6/Thiên Chúa thể hiện tình yêu như thế nào ? Dù biết trước con người sẽ phản bội, sẽ quay lưng chống lại Ngài. Nhưng Thiên Chúa vẫn yêu và đi bước trước qua mầu nhiệm cứu độ bằng cái chết nơi thập giá. Chính vì thế, Ngài đòi hỏi mỗi chúng ta phải tin vào Ngài và đáp lại bằng tình yêu mà thôi.

7/Tình yêu của Chúa Giêsu cao cả như thế nào ? Tình yêu của Chúa dành cho ta thật tuyệt vời: Hiến mạng sống vì bạn hữu, Chúa Giêsu đã xoá bản án của chúng ta bằng cái chết đau thương của Ngài. Từ đó, chúng ta được lấy lại địa vị làm con Thiên Chúa, và cùng là anh em với nhau.

8/Nhờ dấu nào mà người khác nhận biết chúng ta là môn đệ của Chúa Giêsu ? Chúa dạy: Phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng và yêu thương anh em như chính mình. Nhờ tình bác ái yêu thương này mà chúng ta trở nên môn đệ của Chúa Ki-tô .

9/Giới luật yêu thương có mấy bộ mặt ? Một đồng xu có 2 bột mặt, Thiên Chúa ban giới luật yêu thương cũng có 2 bộ mặt: Bộ mặt Thiên Chúa và bộ mặt tha nhân: Chúa luôn chờ đợi chúng ta ở bộ mặt tha nhân: Nghèo khổ, bệnh tật. Đúng như lời Chúa nói : yêu anh em chính là yêu mến Chúa.

10/Ông Gandhi đã nghĩ gì về Ki-tô giáo ? Ông say mê Chúa Giêsu, say mê kinh thánh và rất tâm đắc với giáo lý của Chúa, nhưng ông không thể theo đạo vì các môn đệ Chúa Ki-tô chỉ dám nói mà không dám thực hành, thế nên ông chỉ tin mà không thể mộ mến.

11/Chúa Giêsu nhắc chúng ta điều gì ? Yêu nhau phải trở thành điều răn mới. Chúa bảo chúng ta phải yêu thương mọi người, vì ai cũng là anh em cùng một cha trên trời nếu chúng ta không yêu anh em ngay cạnh chúng ta, thì làm sao chúng ta có thể yêu Chúa được.

12/Chúa Giêsu đã làm gì trước khi công bố giới răn tình yêu ? Chúa Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ trong đó có cả Yuda. Chúa còn chấm miếng bánh trao cho Yuda như là đưa ra một lời mời gọi thân thương cuối cùng. Nhưng Yuda vẫn không đổi ý.

13/Dấu hiệu nào giúp chúng ta nhận ra người Ki-tô hữu ? Có nhiều người cho rằng nhìn cây thánh giá nơi cổ, hay là dấu thánh giá trước bữa ăn. Nhưng theo như lời Chúa Giêsu dạy: Đó là cảm thông, tha thứ, hy sinh, chia sẻ, an ủi, đối thoại. Bởi vì giữa anh em với nhau có biết bao điều khác biệt, nếu chúng ta không thể vượt qua được thì coi như việc truyền giáo đã đổ vỡ từ bước đầu.

14/Tại sao việc truyền giáo không hiệu quả ? Do Ki-tô hữu không hiệp nhất trong tình yêu thương. Do khác màu da, tiếng nói, vùng miền, quan điểm chính trị. Có nhiều bất đồng giữa những người cùng tin vào Thiên Chúa. Biết đến bao giờ người Ki-tô hữu mới có thể đọc chung một Kinh Lạy Cha, mừng lễ phục sinh cùng một ngày, cử hành chung một phụng vụ, và có một vị cha chung là Giáo Hoàng tại Roma.

15/Thế giới hôm nay đang thiếu thứ gì ? Thế giới đang thiếu tình yêu như sa mạc thiếu nước. Ước gì tâm hồn người Ki-tô hữu luôn là một thảm cỏ xanh tươi, một dòng nước mát, một vườn nho sai trái, một vườn địa đàng luôn rộng mở.

16/Làm sao chúng ta có thể sống chung với nhau ? Hãy đến với nhau bằng thiện chí chứ không phải bằng thành kiến, để khi chúng ta cộng tác với nhau thì luôn có Chúa hiện diện. Hãy loại bỏ tự ái, nhỏ nhen, ích kỷ những mưu tính ác độc hãy từ bỏ chính mình, làm theo ý Chúa, yêu mến và thực thi ý bề trên. Dám đến với nhau bằng thiện chí cho dù là khác quan điểm sống.

17/Lệnh truyền của Chúa Giêsu mới lạ ở điểm nào ? Vào thời Cựu Ước đã có huấn lệnh yêu tha nhân như chính mình. Tuy không nói rõ là đặt người ngoại quốc ra ngoài. Nhưng vì Do Thái chỉ nhắm vào cộng đồng dân Chúa nên đương nhiên coi người ngoại quốc như tha nhân. Nhưng Chúa Giêsu đưa ra một mức độ tích cực hơn đó là phải yêu thương luôn kẻ thù và đây chính là điểm mới lạ khi Chúa nêu gương và đề cao tình yêu của Ngài bằng việc chịu chết để cứu chuộc những kẻ đã giết mình.

18/Lệnh truyền của Chúa được thực hiện theo cách nào ? Tình yêu Chúa Ki-tô đối với nhân loại bắt nguồn từ Chúa Cha. Tình yêu của chúng ta đối với tha nhân bắt nguồn từ Chúa Ki-tô, chung cuộc là tất cả tình yêu đều bắt nguồn từ Thiên Chúa, tình yêu của Thiên Chúa là bất tận, luôn tăng chứ không giảm , vì càng yêu thì càng khao khát được yêu.**R

KẺ BẤT XỨNG / GIUSE LUCA / KT EMMAUS

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1445
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  10
 Hôm nay:  1036
 Hôm qua:  7763
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11349526
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top