Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Chúa Nhật 29 TN A - Lễ Khánh Nhật Truyền Giáo (Giuse Luca)

CHÚA NHẬT / LỄ KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO - 22/10/2017

ĐỀ TÀI: LÚA CHÍN ĐẦY ĐỒNG MÀ THỢ GẶT LẠI ÍT  

Lời Chúa: Mt 28, 16-20

 

LỄ KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO - 22/10/2017

 

Tung hô Tin Mừng :   Mt 28, 19-20

Haleluia. Haleluia. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, 20 dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế". Haleluia.

 

PHÚC ÂM:  Mt 28, 16-20

Đức Giê-su hiện ra tại Ga-li-lê và sai môn đệ đi đến với muôn dân.

 

Tin Mừng Chúa Yesus Kitô theo Thánh Matheu  :

16 Mười một môn đệ đi tới miền Galilê, đến ngọn núi Ðức Giêsu đã truyền cho các ông đến. 17 Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. 18 Ðức Giêsu đến gần, nói với các ông: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. 19 Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, 20 dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.

Đó là lời Chúa.

 

Bài 1: ĐỜI SỐNG CHỨNG NHÂN

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống Tin Mừng :

1/Hôm nay là Chúa Nhật Truyền giáo, Truyền giáo là gì, phải truyền giáo như thế nào? Truyền là: truyền bá, truyền thông, chuyển giao, rao giảng, loan truyền,…/ Giáo là: giáo lý, đạo giáo, Tin Mừng, Phúc Âm / Truyền giáo là truyền bá đạo giáo, là rao giảng Phúc Âm, là loan truyền chân lý của Chúa cho người khác biết / Đây là nghĩa hẹp, nghĩa chặt, nghĩa chính xác.

2/Còn nghĩa khác nào nữa? Truyền giáo còn có nghĩa là thành lập những cộng đoàn Kitô hữu để họ sống đức tin và cử hành phụng vụ Thánh Thế và sống bác ái như Chúa và Giáo Hội mong muốn / Truyền giáo là trồng Giáo  Hội vào các dân tộc, các địa phương cho đến khi người trong các địa phương ấy trở thành các tín hữu, thành một đoàn chiên của Chúa.

3/Có một ý nghĩa nữa: Ngoài việc truyền bá một số giáo lý, truyền giáo còn là truyền thông sự sống của Chúa cho mọi người / Làm cho những tâm hồn chưa có Chúa trở thành tâm hồn có Chúa /Từ những tâm hồn mất Chúa trở thành tâm hồn tìm lại được Chúa.

4/Sau cùng, truyền giáo còn có một ý nghĩa nữa là củng cố, tăng cường, huấn luyện đức tin cho một cộng đoàn, cho các tín hữu / để họ cũng ra đi truyền giáo cho những người khác!

5/Từ những ý nghĩa truyền giáo nêu ở trên, chúng ta là những môn đệ của Chúa, cần phải làm 2 việc sau đây: Truyền giáo theo chiều rộng và truyền giáo theo chiều sâu / Truyền giáo theo chiều rộng là làm cho những người đã biết Chúa mà đang bỏ Chúa, cùng với những người chưa biết Chúa, giúp cho cả hai cùng nhận biết và yêu mến Chúa / Đó là mở rộng Nước Chúa, làm tăng lên số người thờ phượng Chúa / Truyền giáo theo chiều sâu là làm cho những người đã biết Chúa được hiểu biết thêm, giúp họ yêu mến Chúa nhiều hơn, để rồi họ lại tiếp tục làm công việc truyền giáo ấy cho những người khác / Đó là làm cho Nước Chúa được vững chắc hơn, là làm tăng số người công giáo sốt sắng đạo đức.

6/Nắm vững và phân biệt rõ các ý nghĩa ở trên là điều rất quan trọng để chúng ta hiểu rõ hơn về công tác truyền giáo / Vì truyền giáo không chỉ là làm cho người ngoại giáo biết và yêu mến Chúa / mà còn là việc giúp cho người công giáo trong giáo xứ sống tốt hơn, niềm tin vững mạnh hơn, niềm cậy trông vững vàng hơn, lòng kính mến sốt sắng hơn.

7/“Tu thân, thề gia” câu này có thể đem áp dụng vào đời sống đạo trong giáo xứ: chúng ta muốn làm việc tông đồ, cần phải có một đời sống đạo đức gương mẫu, để người khác nhìn vào chúng ta như một gương sáng, giúp họ thêm lòng mến Chúa, tôn kính Chúa / Vì lời nói luôn phải đi đôi với việc làm / Đời sống của chúng ta phải là khuôn mẫu / khuôn mẫu chứ không phải là khuôn sáo rỗng tuếch!

8/Ai có nhiệm vụ truyền giáo? Việc truyền giáo không chỉ của riêng ai / cũng không phải là một việc làm tùy hứng, tùy thích hoặc có quyền chọn lựa / không thể nào muốn làm hay không cũng được / Nhưng đây là bổn phận, là một nhiệm vụ bắt buộc / mỗi người phải coi đây là vấn đề sống đạo / là vấn đề sinh tồn của Giáo Hội / là vấn đề trách nhiệm mà mỗi người đã được rửa tội thì phải trả món nợ truyền giáo này!

9/Vậy có mấy cách truyền giáo? Thưa có rất nhiều cách, và ai muốn làm cách nào cũng được / nhưng có 2 cách mà chúng ta nhất thiết phải thi hành: đó là cầu nguyện và sống chứng nhân.

10/Cầu nguyện cho việc truyền giáo là cách thế rất quan trọng và hữu hiệu / cầu nguyện cho những người đi truyền giáo dám hy sinh, dấn thân / cầu nguyện cho những người nghe = biết mở rộng lòng ra để đón nhận Lời Chúa, ơn Chúa.

11/Gương sống Thánh cụ thể cho việc truyền giáo bằng lời cầu nguyện là ai? Thánh Terexa Hài  Đồng Yesus cả đời ở trong 4 bức tường của dòng kín, không đi đâu, ngài chỉ cầu nguyện và hy sinh cho công việc truyền giáo / Thế mà Giáo Hội đã tôn phong ngài làm quan thầy các xứ truyền giáo, đồng hạng với Thánh Phanxico Savie.

12/Mọi người chúng ta hãy suy nghĩ, xét mình coi chúng ta có thường xuyên chú trọng làm công việc này không? Chúng ta có nhớ cầu nguyện cho việc truyền giáo không? Nếu không làm là chúng ta mắc tội thiếu xót, đã bỏ bổn phận phải làm.

13/Chúng ta phải suy xét về trách nhiệm thứ hai: Truyền giáo bằng đời sống chứng nhân của mình / Đây cũng là cách truyền giáo tốt và hữu hiệu nhất, là truyền giáo bằng đời sống tốt đẹp của chúng ta, là tấm gương sáng trước mặt mọi người / Nhờ đời sống gương sáng có thể lôi cuốn mọi người.

14/Một đời sống cởi mở, chân thành, đạo đức, yêu thương như tấm gương sáng trước mắt mọi người / “Một cử chỉ đẹp hơn ngàn lời nói hay” / “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”.

15/Chúng ta hãy suy nghĩ và xét mình xem: đời sống của chúng ta hiện nay có làm chứng cho đạo, cho Chúa không? Hay là chúng ta đang bôi đen gương mặt của Chúa!   **R

 

Bài 2: RAO GIẢNG BẰNG ĐỜI SỐNG

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống Tin Mừng :

16/Chúa Yesus mời gọi chúng ta làm gì? “Hãy đi khắp thế gian loan báo Tin Mừng” / Lời Chúa kêu gọi làm chúng ta nhức nhối / Thế giới có phải ở đâu xa? Thế giới là những người tôi vẫn gặp / những nơi tôi vẫn sống / là xóm làng, khu phố chung quanh tôi / là những nơi tôi nghe tên quen, nhưng chưa lần nào đi đến / miệng tôi chưa lần nào loan báo tin vui.

17/Chúa Yesus đã hứa điều gì? Chúa sẽ ban cho những ai tin Chúa sẽ có được khả năng trừ quỷ / Nghĩa là có thể giải phóng con người khỏi ách nô lệ / khả năng chữa bệnh để xoa dịu nổi đau trần gian / khả năng nói được nhiều thứ tiếng để có thể đem lại sự cảm thông, hiệp nhất.

18/Những ai đã tin, đã thấy các điều đó? Các Tông Đồ đã tin, đã thấy Chúa Yesus cùng làm việc với họ / Họ chẳng bao giờ cô đơn trên bước đường rao giảng vì luôn có Chúa đi cùng.

19/Có bao nhiêu cách truyền giáo? Có 2 cách: rao giảng bằng lời Chúa và rao giảng bằng đời sống đạo gương mẫu.

20/Rao giảng bằng cuộc sống bản thân: Nếu các Kitô hữu đều sống không màng danh lợi, sống trung thực, thanh khiết, thủy chung, yêu thương, … / Một Kitô hữu nghèo mà vui tươi, hạnh phúc, thì đó là một lời chứng đáng tin cậy.

21/Rao giảng bằng việc phục vụ xã hội: Làm cho xã hội tốt đẹp hơn, đó cũng là một cách loan báo Tin Mừng rất hiệu quả / Kitô hữu có bổn phận góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, huynh đệ, công bằng, ấm no, hạnh phúc / làm cho nhân phẩm con người được tôn trọng, đẩy lùi sự ích kỷ tàn nhẫn ra khỏi cuộc sống văn minh của nhân loại.

22/Các gương truyền giáo bằng cuộc sống thánh thiện tại trần thế: Mẹ Thánh Terexa Calcutta đã âm thầm loan báo Tin Mừng, bằng cuộc sống bác ái yêu thương, bằng những cử chỉ nhân ái với mọi người cùng khổ / Thánh Terexa nhỏ đã truyền giáo tại chỗ bằng lời cầu nguyện, bằng những hy sinh nhỏ bé / Chị là nữ tu dòng kín, sống trong 4 bức tường, không được phép ra ngoài / nhưng lại được phong làm bổn mạng các xứ truyền giáo / Chị đã đi giảng đạo khắp thế giới không phải bằng đôi chân, nhưng bằng một lòng ước ao của một con tim cháy bỏng / Bằng những hy sinh qua việc bổn phận hằng ngày.

23/Truyền giáo hiệu quả, nên dựa vào điều gì? Không phải dựa vào kiến thức Kinh Thánh uyên bác, nhưng nhờ vào cuộc sống gương mẫu / Phải sống sao để khi người ta thắc mắc đặt câu hỏi, thì chúng ta cũng phải sẵn sàng trình bày câu trả lời / cho dù chúng ta chẳng uyên thâm về giáo lý, nhưng phải nói về Chúa bằng cung cách sống đạo của mình!

24/Cách truyền giáo của các Tông Đồ như thế nào? Truyền giáo là giới thiệu với người khác Đấng mà tôi đã quen, có thể họ đã biết Đấng ấy từ lâu rồi, nhưng vì chưa tìm ra sự thiện cảm về đạo / có thể do sự hiểu lầm nào đó. Anre đã gọi Simon / Philipphê đã gọi Nathana-en đến gặp Chúa / Cần tập đến với người khác như Đức Yesus đã đến với người phụ nữ Samari => hãy xin nước uống trước khi nói về Nước Hằng Sống / Hãy tìm hiểu người đối diện trước khi loan báo Tin Mừng / Chúng ta cần phải thấm nhuần tinh thần dân tộc Việt Nam, thì mới biết cách nói về Thiên Chúa cho đồng bào của mình.

25/Đấng Phục Sinh mong ước điều gì? Một nén bạc sẽ sinh lời một nén bạc, nếu đời sống mỗi Kitô hữu mời được một người khác theo đạo / thì có lẽ mộng ước của Đức Kitô đã thành sự thật.

26/Hội Thánh đang cần gì? Hội Thánh của Chúa được ví như một thân thể / Thân thể đó bao gồm nhiều chi thể / nhưng một thân thể khổng lồ ấy không thể thiếu một chi thể cần thiết nhất, cao quý nhất, đó là một trái tim bừng cháy lửa yêu thương.

27/Trái tim tình yêu đó sẽ giúp gì cho Hội Thánh? Tình yêu là động lực mạnh mẽ giúp cho trái tim đập nhịp / Nếu trái tim Hội Thánh mà vắng bóng tình yêu thì các Tông Đồ sẽ ngừng rao giảng / Các vị Tử Đạo sẽ chẳng chịu đổ máu mình ra nữa / Những người đạo đức sẽ chẳng còn muốn hy sinh, suy gẫm, đọc kinh cầu nguyện…./

28/Chúng ta sẽ tìm thấy điều gì nơi con người của Chúa Yesus? Chính Chúa Yesus là tình yêu của mọi người / Chúng ta đã tìm thấy ơn kêu gọi của mình, ơn gọi đó cũng chính là tình yêu / Tình yêu của chúng ta luôn có chỗ đứng quan trọng trong Hội Thánh / Nơi trái tim của Hội Thánh chúng ta sẽ dâng hiến tất cả / để rồi chúng ta sẽ trở nên ngọn lửa tình yêu trong trái tim của Chúa.  **R

 

Bài 3: SỨ MẠNG TRUYỀN GIÁO, MỘT THỰC TẾ SỐNG ĐẠO

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống Tin Mừng :

29/Đạo Chúa có 2 giới răn nào quan trọng nhất? Đó là mến Chúa và yêu người / nhưng làm sao để chứng minh lòng mến Chúa qua việc yêu thương con người là hiện thân của Thiên Chúa / Yêu Chúa mà lại ghét người thân cận thì lại là một điều mâu thuẫn, trớ trêu.

30/Câu chuyện hoàng tử lạc trong rừng và cô gái con lão tiều phu: Hoàng Tử đi săn bắn trong rừng, gặp được một cô gái, hai người đem lòng yêu mến nhau tha thiết nên hoàng tử đã xin cưới nàng / Vua cha trước khi quyết định, ông đã làm một phép thử / cô gái sau khi gặp lại vị hoàng tử trong vai một thanh niên nghèo / cô gái đã đối xử lạnh nhạt và cuối cùng đã xua đuổi anh / cô ta đã không nhận ra hoàng tử nơi người nông dân nghèo / Tiếc thay cô đã đánh mất cơ hội để có thể trở thành hoàng hậu tương lai.(tóm tắt )

31/Thiên Chúa cũng hóa thân làm người phàm để thử thách tình yêu chúng ta / Ngài đã bỏ trời xuống thế, hóa thân làm người, cắm lều ở giữa loài người, trở nên người thân cận của mỗi người, thế nên khi chúng ta yêu thương người thân cận là chúng ta yêu thương Chúa / Khi chúng ta từ khước hay bạc đãi ai, là chúng ta đã bạc đãi chính Chúa / Vì thế yêu thương tha nhân là thước đo tình yêu của chúng ta đối với Chúa!

32/Chúng ta thường cầu xin ơn Chúa như thế nào? Chúng ta thường xin cho bản thân, cho gia đình mình trước / Thế nhưng, giả như khi đất nước lâm nguy, cần có người ra biên thùy để bảo vệ biên cương, thì người ta lại sốt sắng cầu xin cho kẻ khác, ngoại trừ bản thân mình, để họ được can đảm xông ra chiến trường và gìn giữ giang sơn / Nếu ai cũng cầu xin như thế này và nếu những lời cầu như thế này được chấp nhận, thì làm gì còn có tổ quốc, quê hương?

33/Chúng ta thường cầu cho việc truyền giáo như thế nào? Nếu chúng ta cũng cầu xin như vậy, đại khái như là: “Lạy Chúa, xin cho có đông người, ngoại trừ con ra, cho họ biết quảng đại lên đường đi khắp muôn nơi để loan báo Tin Mừng cứu độ” / Nếu như ai cũng cầu xin kiểu đó, nghĩa là cầu xin cho kẻ khác lên đường, ngoại trừ bản thân mình / thì cánh đồng truyền giáo sẽ vắng bóng thợ gặt, sẽ tìm đâu ra những người đi loan báo Tin Mừng?

34/Mỗi người chúng ta đã trở nên tông đồ cho Chúa từ khi nào? Chúng ta trở nên tông đồ cho Chúa từ ngày lãnh Bí Tích Thanh Tẩy / Bởi vì Bí Tích Thanh Tẩy đã làm cho chúng ta trở nên chi thể của Chúa Kitô, được thông dự vào vai trò ngôn sứ của Người, nên chúng ta phải đảm nhận trách nhiệm loan báo Tin Mừng cứu độ của Người.

35/Như vậy lời cầu nguyện của chúng ta phải như thế nào? “Lạy Chúa, tuy con bất xứng, nhưng xin hãy sai con đi làm thợ gặt cho Chúa ngay hôm nay” / Bởi vì trước khi về trời, Chúa Yesus đã chuyển giao trọng trách làm cho muôn dân trở thành môn đệ…. (Mt_28,_19-20) cho chúng ta .

36/Sứ mạng loan báo Tin Mừng có phải là một bổn phận hay một yêu cầu tùy thích?Đây là một bổn phận, một yêu cầu bắt buộc / Khi Chúa Yesus dạy các Tông Đồ cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha, chúng ta nhận ra ý Chúa Cha là cả Chúa Con và cả chúng ta đều có bổn phận phải làm vinh danh Cha, Nước Cha mau trị đến, Ý Cha mau thể hiện mọi nơi cho dù là trên trời hay ở dưới đất / Chính Thánh Phaolô đã thú nhận: Đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, nhưng là một sự cần thiết, bắt buộc phải làm / Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng (1 Cor 9, 16).

37/Khi nào thì chúng ta được ngừng loan báo Tin Mừng? Khi nào chúng ta tự khai trừ mình ra khỏi Hội Thánh, tự tách mình ra khỏi thân thể Chúa Kitô, thì chúng ta mới có thể ngừng hoạt động loan báo Tin Mừng!

38/Phải truyền giáo cách nào? Đối với Mẹ Thánh Terexa Calcutta, truyền giáo là chia sẻ tình thương / Mẹ Thánh không rao  giảng Phúc Âm bằng lời / nhưng bằng những tâm tình và cử chỉ yêu thương cụ thể / mẹ Thánh không chủ trương kêu gọi phải yêu thương đại chúng cách chung chung, nhưng phải yêu thương từng người đối diện với mẹ, nói dễ hiểu là: những ai mà mẹ gặp trên đường đi  .

39/Đối với mẹ Thánh, phải cụ thể yêu thương như thế nào? Đối với mẹ, yêu thương cụ thể là từng người một, để yêu thương ai thì ta phải đến gần người ấy => là một người đến với một người / Mỗi người đều là hiện thân của Đức Kitô, mà chỉ có một Chúa Yesus thôi / người đó phải là người duy nhất trên thế gian trong giây phút đó / Với kiểu phục vụ này, mẹ Thánh đã thu phục nhân tâm rất nhiều người khắp nơi trên thế giới / Cũng bằng chính phương pháp này mà Giáo Hội Hàn Quốc đã làm gia tăng gấp đôi các tín hữu chỉ trong vòng vài chục năm! Mỗi người công giáo hãy cầu nguyện cho một gia đình ngoại giáo ngay cạnh nhà mình, trong xóm mình.

Bổn phận truyền giáo không còn là nhiệm vụ riêng của các Linh Mục nữa , mà là của tất cả chúng ta      **R

 

Bài 4: TRUYỀN GIÁO

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống Tin Mừng :

40/Chúng ta nhận lãnh sứ vụ tông đồ khi nào? Đúng theo lệnh truyền của Chúa / từ ngày chúng ta chịu phép Rửa Tội, chúng ta đã trở nên con cái Chúa / Sau đó, khi đến ngày nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức, chúng ta lại nhận lãnh sứ vụ tông đồ và bắt đầu thi hành chức năng ngôn sứ của mình!

41/Giáo Hội chọn ngày Chúa nhận áp cuối tháng 10 để nhắc nhở và thúc đẩy giáo dân cũng như mọi Linh mục, Tu sĩ ý thức hơn về bổn phận rao giảng Tin Mừng / Việc này không dành riêng cho ai, không dành riêng cho một đoàn thể nào ,một Dòng tu nào / trái lại mọi thành phần dân Chúa đều phải có trách nhiệm thực hiện lệnh truyền của Chúa Yesus trước khi về trời: “Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân”.

42/Tin Mừng là gì? Tin Mừng là chính Chúa Yesus, là ơn cứu độ, là ơn giải thoát, là ơn làm con cái Chúa, là lãnh nhận sự sống đời đời từ nơi Thiên Chúa.

43/Lợi thế của người giáo dân là gì? Lợi thế của người giáo dân hơn hẳn các Linh mục tu sĩ là đang sống giữa các môi trường xã hội khác nhau với đủ các ngành nghề, địa vị xã hội / nên người giáo dân có thể gieo cảm hóa vào trong mọi lĩnh vực / người giáo dân sẽ trở nên như men, như muối, như ánh sáng cho những người chung quanh /những nơi đó các linh mục không thể đến được .

44/Thánh Phaolô mời gọi chúng ta điều gì? Thánh Phaolô nói: “Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” / Giáo Hội cũng ý thức điều đó nên luôn nhắc chúng ta phải tích cực thi hành sứ mạng truyền giáo / ngay cả những lúc phải bận tâm lo lắng công việc trần thế.

45/Chúa Yesus than phiền điều gì? Chúa nói: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít” / Chúa muốn chúng ta trở nên thợ gặt, Chúa muốn chúng ta trở nên những ngư phủ lưới người!

46/Khả năng của mỗi người ra sao? Có rất nhiều phương thế để mọi người có thể góp phần vào trong công cuộc trọng đại này như là: cầu nguyện hy sinh hãm mình như Thánh Terexa Hài Đồng Yesus / Rao giảng Tin Mừng như các Tông đồ, như các Linh mục / sống đức tin như các Thánh Tử Đạo / Sống đức ái như Mẹ Thánh Terexa Calcutta.

47/Còn cách rao giảng nào hữu hiệu hơn hết? Tục ngữ có câu: “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo” / chính đời sống gương mẫu của chúng ta mới là bài giảng hùng hồn nhất, nó có sức lôi cuốn, hấp dẫn người khác đến với Chúa / Chính nhờ những việc làm cụ thể trong lúc chúng ta dấn thân phục vụ / chúng ta sẽ trở nên nhân chứng sống động cho Chúa Kitô!

48/Lời của Đức Phaolo 6 ra sao? “Con người thời đại hôm nay thích lắng nghe các nhân chứng hơn là nghe các nhà giảng thuyết / nhưng nếu mà họ có lắng nghe các nhà giảng thuyết chỉ vì các ngài đã là những nhân chứng”.

49/Năm nay khai mạc năm Đức tin, Giáo Hội muốn mọi người xác nhận ý muốn của Chúa Yesus là dấn thân một cách hăng say hơn, can đảm hơn vào sứ vụ: “Đến với muôn dân” / là mong muốn đem Tin Mừng đến tận cùng trái đất / Giáo Hội muốn củng cố niềm tin cho tất cả chúng ta là những con cái Chúa, và mong muốn chúng ta đem đức tin đó đi chia sẻ cho anh em!

50/Trách nhiệm truyền giáo ngày càng tỏ ra cấp bách, vì số người chưa biết Chúa ngày càng nhiều thêm (dân số thế giới ngày càng tăng) / những người mong chờ ơn cứu độ của Chúa Kitô vẫn còn đông vô số kể / đúng như lời khẳng định của Chân phước Yoan  Phaolo II: “Chúng ta không thể ngồi yên khi nghĩ tới hàng triệu anh chị em đang sống trong tình trạng không biết đến tình yêu của Thiên Chúa, trong khi chính họ cũng được cứu chuộc bằng máu của Đức Kitô.

51/Ngày xưa, Đức Kitô đã sai các Tông đồ như thế nào? Chúa sai họ đi khắp các nẻo đường trên thế giới để loan báo Tin Mừng của Ngài cho mọi dân tộc trên mặt đất / Đối với Hội Thánh cũng như đối với mọi Kitô hữu hôm nay / trách nhiệm này phải được thực thi không phải như là một sự cống hiến tùy ý, nhưng là một bổn phận mà tất cả chúng ta phải thực thi theo lệnh truyền của Chúa Yesus, để loài người có thể tin và được cứu rỗi!

52/Chúa muốn chúng ta làm gì? Chúa muốn chúng ta lấy lại bầu nhiệt huyết mà các Tông đồ và cộng đoàn tiên khởi đã làm / Tuy họ chỉ là một nhóm ít người, yếu đuối, không thể tự vệ, nhưng đã dùng lời nói và chứng tá là mạng sống của họ để loan truyền Tin Mừng cho toàn thế giới mà họ được biết đến vào thời bấy giờ.   (thế giới lúc đó rất hạn hẹp)

53/Những cản trở cho việc rao giảng Tin Mừng trong thế giới hôm nay là gì? Trở ngại lớn nhất cho việc rao giảng Tin Mừng hôm nay là cơn khủng hoảng đức tin / phần lớn nhân loại, nặng nề nhất là thế giới Phương Tây//họ cũng đang đói khát Thiên Chúa, họ phải được mời gọi, dẫn đưa tới Bánh Sự Sống và Nước Hằng Sống // Người phụ nữ ở giếng Gia-cob, lúc đầu chị không hiểu, nhưng sau đó chị đã hiểu nhờ Chúa dẫn dắt chị trên con đường đức tin / đã giúp chị nhận ra Chúa Yesus là Đấng Messia / Theo lời giải thích của Thánh Augustinô: sau khi chị đã đón nhận Đức Kitô vào trong lòng mình, chị không còn có thể làm gì khác hơn là bỏ lại thùng nước ở đó, để chạy đi loan báo Tin Mừng / Chị đã mang tin vui đi chia sẻ với mọi người!**R

 

BÀI ĐỌC THÊM:

Suy Niệm Lời Chúa

LỄ KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO

LỆNH TRUYỀN:

“ CON HÃY ĐI GIẢNG DẠY CHO MUÔN DÂN …”

“HÃY THẢ LƯỚI BÊN PHẢI  MẠN THUYỀN ”

Suy niệm: Các Tông đồ đã đánh cá vất vả suốt đêm mà không được con cá nào. Nay Chúa Giêsu bảo các ngài phải ra khơi một lần nữa. Chắc các ngài phải ngần ngại lắm. Ngần ngại vì vừa qua một đêm vất vả, thân thể mỏi nhừ vì suốt đêm phải vật lộn với biển cả, với sóng gió, với chài lưới. Ngần ngại vì đang buồn ngủ. Mắt chĩu nặng vì suốt đêm không ngủ, đang cần một giấc ngủ để hồi phục sinh lực. Ngần ngại vì vừa bị thất bại ê chề, đã mất hết ý chí phấn đấu. Thế nhưng các ngài vẫn vâng lời Chúa, ra khơi, thả lưới. Và kết quả thật là bất ngờ. Lưới đầy cá chất đầy hai thuyền đến gần chìm.

 

Qua bài Tin Mừng này Chúa muốn dạy tôi những bài học về việc truyền giáo.

Bài học thứ nhất: Truyền giáo là một công việc đòi hỏi vất vả. Phải lao động đêm ngày. Như các Tông đồ đã chài lưới suốt đêm thâu trong sương đêm giá lạnh, trong sóng gió biển khơi, trong vất vả cực nhọc. Suốt đêm đã lênh đênh trên biển cả, sáng sớm vừa mới về tới đất liền, tưởng được nghỉ ngơi, không ngờ lại phải ra khơi ngay tức khắc. Ra khơi cả lúc đang mệt mỏi cần nghỉ ngơi. Người muốn truyền giáo cũng phải noi gương các tông đồ. Làm việc không nghỉ. Phải đầu tư sức lực và trí tuệ. Phải phấn đấu không ngừng. Làm cho hết việc chứ không làm cho hết giờ. Và phải chấp nhận tất cả những mỏi mệt, những thử thách.

Bài học thứ hai: Truyền giáo là một công việc đòi hỏi kiên trì. Vì việc truyền giáo có nhiều thất bại hơn thành công, có nhiều mệt nhọc hơn vui thích, nên việc truyền giáo đòi hỏi rất nhiều kiên trì. Kiên trì khi đã gặp thất bại. Kiên trì khi đã chán nản, mệt mỏi rã rời. Kiên trì khi gặp những trắc trở. Như lời thánh Phaolô khuyên dạy: “Hãy rao giảng Lời Chúa. Hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” (2Tim 4,2). Các Tông đồ thật kiên trì, mặc dù đã thất bại sau suốt một đêm vất vả, các ngài vẫn tiếp tục ra khơi theo lệnh Chúa truyền. Trong quá khứ, ta đã gặp nhiều thất bại trong việc truyền giáo. Hôm nay Chúa lại mời gọi ta hãy ra khơi, hãy lên đường truyền giáo. Ta hãy mau mắn đáp lời Chúa mời gọi, kiên nhẫn làm việc trên cánh đồng truyền giáo, bất chấp mọi thất bại, bất chấp mọi chán nản.

Bài học thứ ba: Truyền giáo là một công việc đòi hỏi thanh luyện bản thân. Truyền giáo là công việc thánh thiện nên người truyền giáo phải thánh thiện. Sự thánh thiện khởi đi từ nhận thức thân phận yếu hèn tội lỗi. Và từ đó nảy sinh nhu cầu được thanh luyện. Như Phêrô cảm thấy mình tội lỗi không xứng đáng ở gần Chúa. Như Phaolô ngã ngựa cảm thấy mình lầm lạc. Như Isaia cảm thấy môi miệng mình ô uế. Sau khi được thanh luyện các ngài đã trở thành những nhà truyền giáo gương mẫu. Thánh hoá bản thân là một điều kiện quan trọng để truyền giáo thành công.

Bài học thứ tư: Truyền giáo là một công việc đòi hỏi lắng nghe Lời Chúa. Vì truyền giáo là một công việc thiêng liêng. Nên ta không thể cậy dựa vào sức lực phàm nhân, phương tiện phàm trần. Các tông đồ là những ngư phủ chuyên nghiệp. Các ngài biết rõ biển hồ Galilê như lòng bàn tay. Thế mà các ngài đánh cá suốt đêm chẳng được con nào. Đó là bài học dạy ta biết rằng, nếu cậy dựa vào tài sức riêng, việc truyền giáo sẽ không có kết quả. Việc các tông đồ vâng lời Chúa ra khơi và vâng lời Chúa thả lưới bên phải mạn thuyền cho ta thấy một thái độ khiêm nhường lắng nghe. Dù Chúa Giêsu không phải là ngư phủ chính gốc. Dù Chúa Giêsu không hiểu biết biển hồ, nhưng các ngài vẫn vâng lời Chúa. Chính nhờ thế, các ngài đã thành công. Người làm việc truyền giáo phải noi gương các tông đồ biết khiêm nhường nhận biết sự bé nhỏ nghèo hèn của bản thân để thao thức lắng nghe Lời Chúa. Chỉ làm theo Lời Chúa, làm theo ý Chúa, làm vì Chúa việc truyền giáo mới có kết quả tốt đẹp.

***

I) Tại sao phải truyền giáo  ?

1)    Luật tự nhiên: cái gì tốt, có giá trị thì đem ra khoe, đốt đèn thì phải để ở chỗ cao cho mọi người thấy.

2)    Luật liên đới xã hội: cái gì tốt thì phải phát triển, phải bành trướng, quảng cáo những cái tốt của mình. / Giáo hội Công Giáo là một xã hội hoàn hảo nên cần phải khoe, phải phát triển.

3)    Luật tăng trưởng => Thân thể khỏe mạnh phải phát triển / Thân thể không phát triển nữa là thân thể bị bệnh tật. Truyền giáo chứng tỏ Giáo Hội đang sinh tồn.

4)    Lý do phục vụ => Người già chết đi, mang Đức Tin xuống mồ / người trẻ lớn lên, cần phải được dạy dỗ về Đức Tin. / Đa số con cái Chúa còn sống nửa vời, nên cũng cần phải được dạy dỗ lại để biết cách sống Lời Chúa.

5)    Một linh hồn quý giá hơn mọi thứ / Chúng ta yêu Chúa là chúng ta yêu các linh hồn / Các người đi đầu đã liều chết để truyền lại Đức Tin cho chúng ta. Hôm nay đến lượt chúng ta phải truyền giáo.

6)    Mệnh lệnh của Chúa Yesus truyền: “Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng tin mừng cho muôn dân”, một lệnh truyền quan trọng mà mọi Kitô hữu đều phải thi hành.

 

II) Có mấy cách truyền giáo ? – Có 6 cách :

1)    Rao giảng Lời Chúa.

2)    Giáo dân sống đời gương sáng

3)    Cầu nguyện, hy sinh hãm mình như Thánh Terexa Hài Đồng Yesus

4)    Lần hạt mỗi ngày như Cha Thánh Đa Minh đã làm.

5)    Sống bác ái yêu thương như Thánh Terexa Cacutta đã sống .

6)    Ca hát để chúc tụng ,tôn vinh Chúa và làm cho các buổi phụng vụ của Giáo hội thêm phần sốt sắng , noi gương thánh nữ Cecilia .

III) Ai có bổn phận truyền giáo ?

1) Giám mục, Linh mục, Tu sĩ.

2) Giáo dân.

Nhiều người nghĩ lầm: Truyền giáo là bổn phận của Linh mục, Tu sĩ. Nhưng lúc sinh thời, và trước khi về trời, Chúa Yesus đã sai 12 Tông đồ, lại còn sai cả 72 môn đệ đi rao giảng tin mừng. Vì thế, mỗi người chúng ta đều phải đi truyền giáo dưới mọi hình thức

-  Một người ở trong Chúa , trong giáo hội thì phải có bổn phận đi truyền giáo.

-  Một người ở ngoài đạo Chúa , chưa biết Chúa , là một cánh đồng truyền giáo

IV) Kết bạn / kết nghĩa / kết thân .

Vấn đề này chúng ta phải học hỏi ở Giáo Hội Hàn Quốc / Năm 1983 họ chỉ có 3.500.000 giáo dân / Năm đó Đức Thánh Cha thăm Giáo Hội Hàn Quốc, dịp này Ngài phong Thánh cho 103 vị tử đạo / Đức Hồng Y Stephanô Kim đã hứa với Đức Thánh Cha là sẽ hăng hái làm việc Rao Giảng Tin Mừng / Sau đó Ngài họp hội đồng Giám Mục và đưa ra chương trình:

Một gia đình công giáo phải Rao Giảng Tin Mừng cho một gia đình ngoài công giáo / Mỗi người công giáo phải Rao Giảng Tin Mừng cho 1 người ngoài công giáo / Cách kết nghĩa này đã giúp Giáo Hội Hàn Quốc sau 10 năm đã tăng số giáo dân lên gấp đôi / Họ đã hăng hái làm việc truyền giáo và họ đã có kết quả / Chúng ta nên bắt chước.

 Câu chuyện:

Tại Việt Nam, có một doanh nhân Hàn Quốc đến lập nghiệp / Anh ta có xưởng sản xuất và có 50 công nhân / Trong số này, có được mấy thanh niên Công giáo người Việt / Một hôm anh gặp và hỏi họ:

- Các anh là đạo gốc, thế các anh đã Rao Giảng Tin Mừng cho ai chưa ?

Họ trả lời: - Chúng cháu giữ đạo còn chưa xong, làm sao dám Rao Giảng Tin Mừng / Ông chủ người Hàn bảo: thế là các anh thua tôi rồi / Tôi là bổn đạo mới, mới theo đạo khi lập gia đình / tôi mới tới lập nghiệp ở Việt Nam được 3 năm, mà tôi đã thuyết phục được 2 người vào đạo!

Thật đáng buồn! Tôi và bạn, chúng ta chưa làm được gì phải không ? Chúng ta có muốn vì Chúa mà làm hạt giống nẩy mầm không ? Hãy bắt đầu đi !  **R

 

 Khánh nhật truyền giáo

  22/10/2017  **Yuse Luca


Trở lại      In      Số lần xem: 2430
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  4
 Hôm nay:  1705
 Hôm qua:  2348
 Tuần trước:  18164
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11397763
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top