Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN 13 TN A / LỄ KÍNH HAI THÁNH PHERO VÀ PHAOLO TĐ / GIUSE LUCA

 

CHÚA NHẬT  13 / TN  A 

Đề tài: Lễ kính hai Thánh Phê-rô và Phao-lô Tông đồ

TUNG HÔ TIN MỪNG: Mt 16, 18

Haleluia. Haleluia. Chúa nói: Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Mt 16, 13-19

"Anh là Phêrô, Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh  Máthêu.

13 Một hôm, khi Đức Giê-su đến miền Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai?” 14 Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, người khác lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ.” 15 Đức Giê-su lại hỏi: “Còn anh em, anh em nói Thầy là ai?” 16 Ông Si-môn Phêrô thưa: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.” 17 Đức Giê-su nói với ông: “Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. 18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. 19 thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh ràng buộc điều gì, trên trời cũng sẽ ràng buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cỏi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.”

Đó là lời Chúa.

BÀI 1:  TUYÊN XƯNG NIỀM TIN

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Hôm nay Giáo hội mừng kính vị Thánh nào? Hôm nay phụng vụ Giáo hội mừng kính hai vị đại Thánh: Phê-rô và Phao-lô/ Mỗi vị có đời sống phản chiếu hình ảnh Thầy Yesus ở những khía cạnh khác nhau/ Phê-rô thì mạnh dạn tuyên xưng đức tin của mình/ Phao-Lô thì can đảm trong công cuộc loan báo tin mừng cho dân ngoại/ Các Ngài là hai viên đá móng vững chắc của tòa nhà Giáo hội/

2/ Phê-rô tuyên xưng Thầy mình như thế nào? Lời tuyên xưng của Phê-rô đã bày tỏ chân tính của Chúa Yesus/ Bài tin mừng thuật lại, cho biết khi Chúa Yesus và các môn đệ đến địa hạt Cêsarê Phi líp-phê, Chúa Yesus hỏi: “ Các ông nghĩ Thầy là ai”?/ Tại sao Chúa không hỏi vấn đề khác mà lại đặt nặng câu hỏi về vấn đề này/ Bởi vì Chúa muốn xác nhận chân tính của Ngài, và đây cũng là nền tảng để giúp các ông hiểu rõ về con người của Chúa cũng như sứ vụ mà Chúa phải chu toàn.

3/ Vì sao Chúa cần biết rõ lòng tin của các ông? Nếu các ông không biết rõ nguồn gốc của Đức Yesus là con Thiên Chúa, không biết rõ sứ vụ của Chúa là Đấng Messia, thì các ông có thể nghĩ Chúa là một ngôn sứ không hơn không kém/ Một ngôn sứ chỉ có tài thu hút đám đông, chỉ có tài hùng biện mà thôi/

4/ Lời tuyên xưng của Phê-rô cho ta thấy điều gì? Lời tuyên xưng của Phê- rô cho thấy tư cách của Đức Yesus hoàn toàn đặc biệt đối với loài người cũng như đối với Thiên Chúa/ Nếu xét về mối tương quan với loài người thì Đức Yesus là Đấng mà muôn dân đang trông đợi, là Đấng cứu độ, là Đấng giải thoát nhân loại khỏi ách nô lệ của tội lỗi / Còn xét về mối tương quan với Thiên Chúa, thì lời tuyên xưng của Phê-rô cho thấy Đức Yesus là con Thiên Chúa, là Ngôi hai Thiên Chúa được Chúa Cha sai xuống trần gian để cứu độ nhân loại/

5/ Lời Chúa chúc phúc cho Phê-rô mang ý nghĩa gì? Đức Yesus đã chúc phúc cho Phê-rô sau khi ông tuyên xưng: “Ngài là Đấng Ki-tô ,con Thiên Chúa hằng sống”/ Và Chúa Yesus cũng cho biết: Không phải tự mình Phê-rô nhận biết điều đó, nhưng nhờ Chúa Cha linh ứng, mạc khải cho ông, nhờ đó ông biết được thần tính của Đức Yesus là con Thiên Chúa hằng sống/

6/ Lời tuyên xưng của Phê-rô còn mang lại lợi ích nào nữa? Lời tuyên xưng của Phê-rô còn là lời mời gọi để các môn đệ khác nhận ra chân tính của Thầy Yesus/ tư cách này còn đòi hỏi những ai muốn làm môn đệ Chúa Yesus thì phải gắn bó mật thiết với Chúa ,đồng thời phải nhận ra chân tính của Người nữa/

7/ Sứ vụ rao giảng tin mừng của các môn đệ bao gồm những gì? Không chỉ là rao giảng các giáo huấn của Đức Yesus mà còn phải càng ngày càng trở nên giống Chúa hơn, giống với đường lối sống của Ngài/ Có như thế người môn đệ mới trở thành tấm gương để phản chiếu hình ảnh Thầy Yesus/ Đồng thời cũng trở nên cánh tay nối dài để ban phát những ơn lành của Thiên Chúa/

8/ Nhiệm vụ của Phê-rô là gì? Sau khi chúc phúc cho Phê-rô, Chúa trao nhiệm vụ cho ông phải trở thành đá tảng để Chúa xây Hội Thánh ở trên đó/ Nền móng  chịu toàn bộ sức nặng của tòa nhà/ Nếu móng không vững thì khi mưa to gió lớn, ngôi nhà sẽ sụp đổ/

9/ Đá tảng của Phê- rô phải như thế nào? Muốn trở thành đá tảng, thành nền móng vững chắc thì Phê-rô phải đến kín múc sức mạnh từ nơi Thầy Yesus ,thì ông mới có thể gánh vác sứ mạng của toàn thể Giáo hội.

10/ Lịch sử của Giáo hội đã cho ta thấy điều gì? Lịch sử Giáo hội cho thấy: Khi giông bão cuộc đời là những cơn bách hại kéo đến bủa vây/ Nếu khi đó Giáo hội dựa vào sức mạnh của Chúa, đặt niềm tin dựa trên nền tảng Kinh Thánh, dùng lời Chúa làm ngọn đèn soi đường dẫn lối, thì con thuyền Hội thánh luôn vượt qua và đứng vững  trước mọi cơn sóng gió/

11/ Nếu Hội Thánh làm ngược lại thì điều gì sẽ xảy ra? Lịch sử Giáo hội cũng cho thấy: Nhiều khi Hội Thánh lại dựa vào quyền lực trần gian, dựa vào sức mạnh của vật chất, thay vì phải dựa vào sức mạnh của Chúa/ những lúc đó Hội Thánh chao đảo, ngả nghiêng tựa hồ như muốn chìm trong biển cả trần gian/ Nhưng khi Hội Thánh lại quay về với sức mạnh của Chúa, và để cho Chúa Thánh Thần điều khiển, thì mọi việc lại trở nên tốt đẹp/

12/ Người môn đệ của Đức Yesus được mời gọi để làm điều gì? Chúa Yesus mời gọi Phê-rô trở thành đá tảng, đá móng, thì Chúa cũng mời gọi tất cả chúng ta phải trở thành những viên đá để xây dựng Hội Thánh của Chúa/ Bất cứ ngôi nhà nào cũng được xây dựng bằng nhiều viên đá/ Cơ thể chúng ta cũng do nhiều bộ phận cấu tạo thành, mỗi viên đá có một nhiệm vụ riêng, mỗi bộ phận trong cơ thể đều có chức năng riêng/

13/ Nền móng của Hội Thánh được xây dựng dựa trên những ai? Thánh Phê-rô và Phao-lô là những viên đá nền móng của Hội Thánh/ Còn chúng ta là những người sau khi chịu bí tích rửa tội, đã trở nên môn đệ Chúa Ki-tô / Chúng ta cũng được mời gọi trở nên những viên đá xây dựng tòa nhà Hội thánh càng to lớn hơn, lộng lẫy hơn/

14/ Tình hình cánh đồng truyền giáo như thế nào? Cánh đồng truyền giáo còn đang rất rộng lớn, vẫn còn rất nhiều người chưa biết đến lời Chúa, chưa biết Chúa Yesus/ Mỗi người tùy theo khả năng của mình, phải đóng góp công sức để loan báo lời Chúa, mở rộng tòa nhà Hội Thánh/ Nhưng muốn làm được điều đó, người môn đệ cần phải hiểu Lời Chúa ,thấm nhuần giáo lý của Chúa Yesus, phải xác tín niềm tin và phải can đảm tuyên xưng đức tin như Thánh Phê-rô thuở xưa! ****

BÀI 2: XUẤT THÂN CỦA HAI VỊ  TÔNG ĐỒ  CẢ

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

15/ Thánh Phao-lô gian khổ như thế nào? Thánh Phao-lô cũng không ngại khó khăn gian khổ để lên đường truyền giáo đến những nơi chưa biết Chúa, chưa biết tin mừng của Đức Yesus/ Hôm nay chúng ta cũng được mời gọi đem hạt giống tin mừng gieo trồng vào những  nơi chưa biết Chúa, để mang lại ơn cứu độ cho muôn dân/

16/ Thánh Phê-rô nhận chìa khóa để làm gì? Chúa Yesus trao chìa khóa nước trời cho Phê-rô, nghĩa là trao cho ông nhiệm vụ giữ cửa Trời/ Ông là người quản lý kho tàng của Thiên Chúa/ Trong Hội Thánh, Thánh Phê-rô hành động thay cho Thiên Chúa/ Ông là người đại diện, là dấu chỉ sự hiện diện hữu hình của Chúa Yesus tại trần gian/ Thánh Phê-rô cũng như các vị Giáo hoàng ngày nay/ Vatican là trung tâm quy tụ  Dân Chúa, Giáo hoàng là người đứng đầu Hội Thánh Công Giáo/

17/ Hành động trao chìa khóa mang ý nghĩa gì? Trao chìa khóa là trao quyền lãnh đạo/ mà quyền lãnh đạo này không giống theo kiểu cai trị ở trần gian/ Nhưng là lãnh đạo theo đúng tinh thần của Chúa Yesus -> Người làm đầu phải làm tôi tớ .

18/ Thiên Chúa là ai đối với Thánh Phao-lô? Đối với Ông : Thiên Chúa là nguồn sức mạnh của ông/ là Đấng giải thoát ông khỏi mọi tai họa của những kẻ luôn rình tập mưu hại ông ,như trong bài học II mô tả/ Đối với ông, Thiên Chúa là sức mạnh luôn che chở ông, nhờ đó việc rao giảng của ông được hoàn thành, nhờ đó Dân ngoại được nghe tin mừng/ Nhờ Chúa mà ông thoát khỏi nanh vuốt của sư tử/ nhờ Ngài mà ông thoát khỏi mọi hành vi hiểm độc, Thiên Chúa đã cứu ông và đưa ông vào Vương quốc của Người trên trời!

19/ Hai Thánh tông đồ đã làm gì cho Hội Thánh? Hai Thánh Phê-rô và Phao-lô được xem là hai trụ cột chống đỡ tòa nhà Hội Thánh/ Thánh Phê-rô là đá tảng nền móng của Hội Thánh/ Thánh Phao-lô có công phát triển Hội Thánh qua việc rao giảng tin mừng cho các dân ngoại/ Các Ngài là những viên đá sống động do Thiên Chúa tuyển chọn để xây dựng nước trời ở trần gian.

20/ Những lỗi lầm của Thánh Phê-rô: Trước hết chúng ta thấy Phê-rô là một trong những môn đệ không hiểu tinh thần của Thầy mình, nên đã đề nghị Chúa Yesus cho lửa trời xuống thiêu hủy những thành phố không cho Chúa và các ông đi qua, nên ông đã bị Chúa quở mắng: Chúng con không hiểu tinh thần của Thầy/

21/ Những cái sai lỗi tiếp theo của Phê- rô: Khi nghe Chúa Yesus loan báo sự thương khó, Phê-rô đã nài nỉ Chúa Yesus hãy trốn tránh, đừng đi con đường đau khổ để cứu chuộc làm gì/ Đến nỗi Chúa không dằn lòng được và quở trách ông là Satan/ Sau đó Phê-rô đã phản bội, không chỉ phản bội một lần/ nhưng tới 3 lần/ không phản bội trong tâm tư sâu kín, nhưng là phản bội công khai/

22/ Tội của Phao-lô như thế nào? Phao-lô đã cộng tác vào việc ném đá Tê-pha-nô cho đến chết/ Ông đã nỗ lực hết sức, đã sử dụng hết trí khôn để bắt bớ, để phá đạo.

23/ Con người Phao-lô như thế nào? Phao-lô là người học cao hiểu rộng , ông được giáo dục trong môi trường đạo hạnh rất khắc khổ của nhóm Pharisêu/ nên khi ông thấy một tôn giáo lạ xuất hiện, ông đã vội coi các tín hữu của tôn giáo lạ đó như là quân phiến loạn/ và coi vị giáo chủ đó như một tên gian ác đã bị kết án tử hình thập giáo, nên ông nhất quyết ra tay tiêu diệt họ /

24/ Bởi đâu hai vị Thánh này trở nên trụ cột của Giáo hội? Chúng ta đều biết hai ông đã phạm các tội lớn lao và nặng nề như thế/ nhưng vì sao hai ông lại trở nên hai tông đồ vĩ đại như vậy? Bởi vì Thiên Chúa đã yêu thương,đã chọn hai ông và hỗ trợ hai ông và hai ông đã nhiệt tình đáp lại tiếng gọi đó /

25/ Thánh Phê-rô xuất thân từ đâu? Thánh Phê-rô xuất thân từ một bác thuyền chài, Chúa đã kêu gọi ông ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ, Chúa đã bảo ông: Con là Simon, Thầy sẽ đặt tên cho con là Phê-rô, nghĩa là đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy! Phê-rô nghe tiếng gọi, ông đã bỏ mọi sự mà theo Chúa.

26/ Chúa Yesus đã ưu ái Phê-rô như thế nào? Chúa đã lưu ý đến Phê-rô hơn các môn đệ khác/ Chúa Yesus đã trao chìa khóa thiên đàng cho ông/ Trao chìa khóa là trao quyền tối cao cho người đó, là trao cho Ông quyền tha và phạt/ Chúa còn trao cho ông quyền chăn chiên mẹ và chăn chiên con. Tức là trao cho ông quyền cai quản cả Hội Thánh/

27/ Sau khi lãnh nhận Thánh Thần/ Phê-rô đã phục vụ Giáo hội như thế nào? Sau khi Chúa Yesus lên trời/ Thánh Phê-rô được nhận lãnh Thánh Thần, Thánh Phê-rô đã thi hành quyền bính và nhiệm vụ mà Chúa Yesus trao cho ông/ Phê-rô đã lãnh đạo Giáo hội sơ khai trong cay đắng. Dù vậy, chúng ta thấy lòng hăng say nhiệt thành của Phê-rô lúc nào cũng sôi bỏng dâng cao/ Tâm hồn Phê-rô lúc nào cũng hăng say nhiệt huyết, say mê lý tưởng.

28/ Cuối đời của Phê-rô như thế nào? Thánh Phê-rô đã chu toàn sứ mệnh cho đến khi bị đóng đinh ngược vào thập giá vào năm 64/ Ông đã dùng cả đời mình, cả mạng sống mình để bù đắp lại lỗi lầm chối Chúa 3 lần ngày trước/ Ước mong sao mỗi người chúng ta cũng nhận ra lỗi lầm và cũng bù đắp cho Chúa như Phê-rô thuở xưa!  ****

BÀI 3: HOA TRÁI CỦA VỊ TÔNG ĐỒ DÂN NGOẠI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

29/ Xuất thân của Thánh Phao-lô: Phao-lô từng là một Pharisêu chính tông, ông trung thành với luật Moisen hơn ai hết/ Nhưng bây giờ bỗng dưng ông lại xuất hiện trước mặt người Do Thái như một người lạc giáo, dân ngoại/ Như một kẻ phản đồ, chối đạo/ Ông đã quay ngược 180 độ, khi ông rao truyền lời Đức Ki-tô, Đấng mà trước đây ông từng coi như kẻ thù/

30/ Tâm điểm đức tin của Phao-lô: Đức tin của Phao-lô thật đơn sơ nhưng tuyệt đối: Chỉ có Thiên Chúa mới có thể cứu nhân loại/ cho dù con người nỗ lực để tuân giữ lề luật cách cặn kẽ nhất, điều đó có thể tạo nên công trạng để chúng ta dâng lên Thiên Chúa như của Lễ đền tội/ Nhưng để được cứu chuộc khỏi tội lỗi, khỏi sự dữ, khỏi cái chết thì nhân loại phải mở lòng ra cho quyền năng cứu độ của Đức Yesus Ki-tô/

31/ Phao-lô nghĩ thế nào về dòng dõi Do Thái của Ông? Phao-lô rất yêu quý dòng dõi Do Thái của mình/ Ông đã tranh luận rất nhiều về sự vô dụng của lề luật nếu không có Đức Ki-tô/ Phao-lô luôn nhắc nhở cho dân ngoại biết rằng: Họ được sáp nhập vào tổ tiên của những người Do Thái, là những người được Thiên Chúa chọn/ để được trở nên con cái của Lời đã hứa/

32/ Ngày 29/6 là ngày tưởng nhớ tới cái chết tử đạo của Hai vị tông đồ / ngày tháng này có từ năm 258, dưới thời bách hại của Valêrian/ Các tín hữu đã tìm thấy xác của Hai Ngài để khỏi bị rơi vào tay của kẻ bách hại/

33/ Kinh thánh không ghi lại cái chết của Hai vị Thánh này ngoại trừ cái chết của Thánh Yacobê (tiền) (TĐCV 12,2) nhưng qua các bài đọc và truyền thuyết có từ Giáo hội tiên khởi/ Các Ngài phải chịu tử đạo tại Roma dưới thời bạo chúa Nêron và được chôn cất tại đây/ Là công dân Roma, Thánh Phao-lô có lẽ bị chặt đầu/ còn Phê-rô thì bị treo trênThánh giá ngược/

34/ Sứ mệnh của Thánh Phao-lô là gì? Phao-lô được trao một sứ mệnh khác/ Nếu Phê-rô xây dựng và củng cố Giáo hội thì Phao-lô phải mở rộng và phát triển Giáo hội/ Sứ mệnh của Phao-lô là đi khắp nơi rao giảng tin mừng cho những người chưa nhận biết  Chúa Ki-tô, chưa biết tin mừng của Chúa/

35/ Kết quả từ nỗ lực của Phao-lô là gì? Nhờ Phao-lô mà sau không đầy một thế kỷ, tin mừng của Chúa Ki-tô đã trở nên đề tài tranh luận khắp đế quốc Roma và được coi như một cuộc cách mạng không đổ máu/ Tuy máu có đổ nhưng chỉ là máu của những người làm cách mạng/ cách mạng không dùng gươm giáo nhưng là truyền giáo, không phải bằng vũ lực nhưng là bằng lòng say mê thực thi ý Chúa/

36/ Cuộc cách mạng tin mừng ở đây được hiểu như thế nào? Xét cho cùng thì cũng chẳng phải là cuộc cách mạng gì/ chỉ vỏn vẹn là tin tức, tin mừng, phúc âm đó là tất cả những đạo lý mà Phao-lô rao giảng, đó cũng là những hành động mà Phao-lô đem tin mừng áp dụng vào đời sống khiến cho thế giới phải đảo lộn/ Phao-lô là tông đồ số 1, Tông Đồ vĩ đại nhất trong nghề truyền giáo cho dân ngoại/

37/ Kết quả từ những năm truyền giáo của Phao-lô: Trong suốt 33 năm truyền giáo, Ngài đã luôn tìm mọi dịp để rao truyền chân lý/ Ngài rất gan lì nên không hề lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào, nguy hiểm hay thử thách nào để truyền bá cho được tin mừng.

38/ Phao-lô đã kết thúc sứ vụ như thế nào? Đời truyền giáo của Ngài được ví như sự dũng mãnh của Phượng hoàng, Ngài bất chấp giặc cướp, kẻ thù, đói khát, lao tù, đòn vọt, cuối cùng Ngài chịu tử đạo và kết thúc nhiệm vụ vào năm 67/

39/ Tóm tắt lại cuộc đời của hai Ngài : Phê-rô củng cố đức tin cho dân Chúa/ Phao-lô loan truyền đức tin cho mọi người/ Cả hai cùng có mẫu số chung là dâng hiến đời mình cho vinh danh Chúa và xây dựng mở rộng Giáo hội/

40/ Chúng ta nhận được bài học gì? Đây là bài học cho tất cả các Ki-tô hữu, chúng ta cần phải củng cố đức tin cho những người đã có đức tin như mình/ Đồng thời phải loan truyền đức tin cho những người chưa có/ Dĩ nhiên chúng ta chỉ là giáo dân nên không có vai trò lãnh đạo như hai Ngài/ Nhưng chúng ta phải thi hành nhiệm vụ bằng chính sự hiện diện của chúng ta/ tức là bằng chính đời sống mẫu mực của mình.

41/ Chúng ta cần phải tâm niệm điều gì? Cho dù chúng ta đang ở đâu, đang gặp gỡ ai, đang làm công việc gì, chúng ta phải luôn tự nhủ: Tôi đang là Phê-rô, Tôi đang là Phao-lô, Tôi đang là một môn đệ của Chúa, Tôi phải làm cái gì cho Chúa Ki-tô/ Đời sống của tôi có phải là một lời rao giảng hùng hồn cho tin mừng của Chúa hay không?

42/ Ở lãnh vực giáo dân, tôi sẽ truyền giáo như thế nào? Bởi vì chúng ta không thông thạo kinh thánh, không có nghề như Linh mục, không có chuyên môn như các Ngài, nhưng chúng ta có cách truyền giáo của chúng ta/ có 3 điều :

a) Cầu nguyện thật nhiều cho việc truyền giáo/

b) Đóng góp chút ít tiền của cho việc đào tạo Linh mục ( theo khả năng)

c) Sống gương sáng trong gia đình và ươm mầm ơn gọi Linh mục tu sĩ từ các con, các cháu trong chính gia đình của mình/

TÓM Ý

1/ Hôm nay Giáo hội mừng kính Hai Thánh Phê-rô và Phao-lô/ Mỗi vị có đời sống phản chiếu hình ảnh Thầy Yesus ở những khía cạnh khác nhau/ Phê-rô thì mạnh dạn tuyên xưng đức tin của mình/ Phao-lô thì can đảm trong công cuộc loan báo tin mừng cho dân ngoại/ Hai vị là nền móng vững chắc cho tòa nhà Giáo hội/

2/ Nhiệm vụ của Chúa Yesus là đem lửa trời xuống thế gian để nhen và mong nó cháy lên/ sau thời gian dài giảng đạo, Chúa muốn kiểm tra lại lòng tin của các môn đệ trước khi lên Yesuselem để chịu khổ nạn/ Chúa Yesus rất mừng qua câu trả lời của Phê-rô khi ông là đại diện, tuyên xưng đúng với bản tính và sứ vụ của Ngài/

3/Lời tuyên xưng của Phê-rô cho chúng ta thấy: Tư cách của Chúa Yesus hoàn toàn đặc biệt/ Nếu xét về mối tương quan của loài người thì Chúa Yesus là Đấng mà muôn dân đang trông đợi, là Đấng cứu độ, là Đấng giải thoát/ xét về mối tương quan của Thiên Chúa thì lời tuyên xưng ấy cho thấy Chúa Yesus là con Thiên Chúa, là Ngôi Hai giáng trần để cứu nhân loại/

4/ Chúa Yesus chúc phúc cho Phê-rô bởi vì ông tuyên xưng đúng với lời Chúa Cha mạc khải/ Nhờ đó các Tông đồ và tất cả chúng ta đều biết được thần tính của Chúa Yesu .

5/ Lời tuyên xưng của Phê-rô còn là lời mời gọi các môn đệ khác và tất cả chúng ta đều nhận ra chân tính của Chúa Yesus/ và đòi hỏi mọi người phải gắn bó mật thiết với Chúa khi chúng ta tuyên xưng Ngài là con Thiên Chúa.

6/ Sứ vụ mà các môn đệ nhận lãnh là phải rao giảng các giáo huấn của Chúa Yesu , phải sống giống Chúa, để trở nên tấm gương phản chiếu, trở nên cánh tay nối dài của Thiên Chúa.

7/ Nhiệm vụ mà Phê-rô lãnh nhận sau khi được Chúa Yesus chúc phúc, Chúa trao cho ông nhiệm vụ phải trở thành đá tảng của tòa nhà Hội Thánh, là nền móng vững chắc của Giáo Hội.

8/ Lịch sử Giáo Hội cho thấy Phê-rô luôn cậy dựa vào sức mạnh của Thiên  Chúa nên khi Giáo Hội bị phong ba bão táp, khi bị bách hại bủa vây/ Phê-rô đã đặt niềm tin vào Chúa nên Hội Thánh luôn vượt qua vững vàng/

9/ Lịch sử cũng cho thấy khi Giáo Hội cậy dựa  vào quyền lực trần gian, vào sức mạnh của cải vật chất thì Hội Thánh chao đảo, ngả nghiêng muốn chìm, nhưng khi Giáo Hội quay lại với Chúa, chịu để cho Chúa Thánh Thần điều khiển, thì mọi sự lại tốt đẹp như cũ/

10/ Chúa mời gọi Phê-rô làm đá tảng, thì cũng mời gọi chúng ta trở thành những viên đá xây dựng Hội Thánh/ mỗi một viên đá có một nhiệm vụ riêng, cũng giống như trong cơ thể có nhiều bộ phận và nhiệm vụ khác nhau.

11/ Phê-rô và Phao-lô là đá tảng/ Khi chúng ta chịu phép rửa tội, chúng ta trở nên môn đệ Chúa Ki-tô, chúng ta cũng được mời gọi làm những viên đá.

12/ Cánh đồng truyền giáo còn đang rất rộng lớn/ vẫn còn có rất nhiều người chưa nhận biết Chúa/ Chúng ta tùy theo khả năng của mình mà đóng góp công sức để xây dựng tòa nhà Hội Thánh/ Muốn làm được điều này, chúng ta phải thấm nhuần giáo lý của Chúa Ki-tô, phải xác tín niềm tin và phải can đảm tuyên xưng như Phê-rô/

13/ Thánh Phê-rô nhận chìa khóa nghĩa là Chúa trao cho ông nhiệm vụ giữ cửa trời/ Ông là người quản lý kho tàng của Thiên Chúa/ Thánh Phê-rô là dấu chỉ sự hiện diện hũu hình của Chúa Yesus tại trần gian, ông là người đứng đầu Hội Thánh công giáo.

14/ Phê-rô phạm nhiều lỗi lầm: Không hiểu tinh thần của Chúa nên bị Chúa quở mắng là Satan/ Ông chém đứt tai đầy tớ Thầy cả Thượng Phẩm/ chối Chúa 3 lần/ Đây là một tội công khai.

15/ Chúa Yesus đã ưu ái tuyển chọn Phê-rô, đã lưu ý đến ông hơn các môn đệ khác/ Chúa đã trao chìa khóa thiên đàng và trao quyền cai trị Hội Thánh/

16/ Sau khi Chúa Yesus lên trời, Phê-rô đã lãnh nhận Thánh Thần, Phê-rô đã thi hành quyền bính và nhiệm vụ mà Chúa Yesus trao/ Phê-rô đã lãnh đạo Giáo Hội sơ khai trong cay đắng. Dù vậy, lòng nhiệt thành của Ông lúc nào cũng dâng cao /vì Ông say mê lý tưởng/

17/ Cuối đời của Phê-rô, Ông đã chu toàn sứ mệnh cho đến khi bị đóng đinh ngược vào thập giá vào năm 64/ Ông đã dùng cả mạng sống mình để bù đắp cho lỗi lầm chối Chúa.

18/ Thánh Phao-lô không ngại khó khăn gian khổ để lên đường truyền giáo cho những nơi chưa biết Chúa, chưa biết tin mừng, để mang lại ơn cứu độ cho muôn dân/

19/ Đối với Phao-lô, Thiên Chúa luôn là nguồn sức mạnh của ông/ Đấng giải thoát ông khỏi mọi tai họa đang rình rập ông ,như trong bài đọc II mô tả/ Nhờ Thiên Chúa che chở nên sứ mạng của Ông đã được hoàn thành/ Nhờ đó dân ngoại được nghe tin mừng/

20/ Phao-lô có tội trong việc ném đá Tê-phanô/ Ông đã tìm đủ mọi cách để bắt, để phá đạo/ Phao-lô bản tính cũng nóng nảy, ông được giáo dục trong môi trường khắc nghiệt, cực đoan của nhóm Pharisêu/ Nên khi thấy một tôn giáo lạ xuất hiện, ông đã vội coi các tín hữu của đạo lạ đó như là quân phiến loạn/ Và coi vị chủ giáo của đạo đó như một tên gian ác đã bị kết án tử hình/ nên ông đã quyết ra tay tiêu diệt.

21/ Phao-lô từng là một Pharisêu chính tông, Ông tỏ ra trung thành với luật Moisen hơn ai hết, bây giờ bỗng dưng ông xuất hiện trước mặt người Do Thái như một tên lạc giáo, dân ngoại, như một kẻ phản đồ, chối đạo/ Ông đã quay ngược 180 độ/ Ông rao truyền đạo Ki-tô giáo, thứ đạo mà trước đây ông từng coi họ như kẻ thù/

22/ Đức tin của Phao-lô đơn giản nhưng tuyệt đối, ông tin rằng: Chỉ có Thiên Chúa mới có thể cứu nhân loại/ Cho nên muốn được cứu chuộc khỏi tội lỗi khỏi cái chết, thì nhân loại phải mở lòng ra và chạy đến với quyền năng của Đức Yesus Ki-tô.

23/ Phao-lô rất yêu quý  nguồn gốc dòng dõi của mình/ Ông đã tranh luận rất nhiều về sự vô dụng của lề luật nếu không có Đức Ki-tô/ Phao-lô luôn nhắc cho dân ngoại biết rằng: Họ được sáp nhập vào tổ tiên của người Do Thái, là một dân tộc được tuyển chọn, để được trở nên con cái của Lời đã hứa.

24/ Sứ mệnh của Phao-lô là mở rộng và phát triển Giáo Hội/ là đi khắp nơi rao giảng tin mừng cho những ai chưa nhận biết Chúa.

25/ Nhờ Phao-lô mà không đầy một thế kỷ sau, tin mừng của Chúa Yesus trở nên đề tài tranh luận ở khắp Roma, và được coi như một cuộc cách mạng không đổ máu, một cuộc cách mạng không gươm giáo, nhưng là truyền giáo/ không phải bằng vũ lực nhưng là bằng niềm tin, lòng say mê nhiệt thành thực thi thánh ý Thiên Chúa.

26/ Kết quả từ công cuộc truyền giáo của Phao-lô trong suốt 33 năm, Ông đã bất chấp kẻ thù, đói khát, đòn vọt, tra tấn, tù đày/ Ông đã vượt qua mọi thử thách để rao giảng tin mừng, Ông đã gan lì không hề chịu lùi bước/ Cuối cùng Phao-lô đã kết thúc nhiệm vụ bằng cái chết tử đạo vào năm 67/

27/ Hai vị Thánh trở nên cột trụ của Giáo Hội, tuy hai ông đã phạm nhiều tội lớn lao, nặng nề. Nhưng bởi Thiên Chúa đã yêu thương và tuyển chọn Hai Ông để cho chúng ta thấy rằng: Việc gì Thiên Chúa làm cũng lạ lùng , cũng khác thường.

28/ Tóm tắt cuộc đời của hai Ngài : Phê-rô củng cố đức tin cho Dân Chúa, Phao-lô loan truyền đức tin cho mọi người/ Hai Ngài cũng có mẫu số chung là dâng hiến đời mình cho vinh danh Chúa và xây dựng , bảo vệ, mở rộng Giáo Hội/

29/ Noi gương Hai Ngài, chúng ta phải củng cố lòng tin cho những người đã có đức tin, đồng thời phải loan truyền đức tin cho những người chưa biết Chúa / Tuy chúng ta không có vai trò lãnh đạo, nhưng chúng ta phải dùng đời sống mẫu mực để làm gương sáng và truyền giáo theo cách ,theo khả năng của chúng ta .

a) Cầu nguyện nhiều cho việc truyền giáo.

b) Đóng góp chút công, của cho việc đào tạo Linh mục, tu sĩ.

c) Sống gương sáng trong gia đình và ươm mầm ơn gọi tu trì từ các con cháu chúng ta. 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1459
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  5
 Hôm nay:  1124
 Hôm qua:  2056
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11416803
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top