Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tim hiểu Tin Mừng CN 15 Thường Niên A / Giuse Luca

CHÚA NHẬT  15 TN A

Đề tài: Dụ ngôn “người gieo giống”

 

 

TUNG HÔ TIN MỪNG:

Haleluia. Haleluia. Hạt giống là lời Thiên Chúa, người gieo giống là Đức Ki-tô. Ai tuân giữ lời Người, sẽ muôn đời tồn tại. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Mt 13,1-23

"Người gieo giống đi ra gieo giống”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Máthêu.

1 Hôm ấy, Đức Giê-su từ trong nhà đi ra ngồi ở ven Biển Hồ. 2 Dân chúng tụ họp bên Người rất đông, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn tất cả dân chúng thì đứng trên bờ. 3 Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều.

Người nói: “Người gieo giống đi ra gieo giống. 4 Trong khi người ấy gieo, có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. 5 có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ không có nhiều đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu; 6 nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. 7 Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết ngạt. 8 Có những hạt lại rơi trên đất tốt, nên sinh hoa kết quả: Hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục. 9 Ai có tai thì nghe.”

10 Các môn đệ đến gần hỏi Đức Giê-su rằng: “Sao Thầy lại dùng dụ ngôn mà nói với họ?” 11 Người đáp: “Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không. 12 Ai đã có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi”. 13 Bởi thế, nếu Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe, không hiểu. 14 Thế là đối với họ đã ứng nghiệm lời sấm của ngôn sứ I-sai-a, rằng: Các ngươi có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy; 15 vì lòng dân này đã ra chai đá: Chúng đã bịt tai nhắm mắt, kẻo mắt chúng thấy, tai chúng nghe, và lòng hiểu được mà hoán cải, và rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành.

16 “Còn anh em, mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc, vì được nghe”. 17 Quả thế, Thầy bảo thật anh em, nhiều ngôn sứ và nhiều người công chính đã mong mỏi thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe.”

18 “Vậy anh em hãy nghe dụ ngôn người gieo giống. 19 Hễ ai nghe lời rao giảng Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp đi điều đã gieo trong lòng người ấy: Đó là kẻ đã được gieo bên vệ đường. 20 Còn kẻ được gieo trên nơi sỏi đá, đó là kẻ nghe Lời và liền vui vẻ đón nhận; 21 nhưng nó không đâm rễ mà là kẻ nông nổi nhất thời: Khi gặp gian nan hay bị ngược đãi vì Lời, nó vấp ngã ngay. 22 Còn kẻ được gieo vào bụi gai, đó là kẻ nghe Lời, nhưng nỗi lo lắng sự đời và bả vinh hoa phú quý bóp nghẹt Lời, khiến Lời không sinh hoa kết quả. 23 Còn kẻ được gieo trên đất tốt, đó là kẻ nghe Lời và hiểu, thì tất nhiên sinh hoa kết quả và làm ra, kẻ được gấp trăm, kẻ được sáu chục, kẻ được ba chục.”             

Đó là lời Chúa.

Bài 1: DÁM NÓI, DÁM LÀM

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Việc rao giảng lời Chúa phải hiểu như thế nào? Gieo giống ở đây Chúa Yesus muốn nói đến việc rao giảng Lời Chúa/ Chúng ta có thể hiểu ở đây có hai thực tại đối kháng nhau : Ai cũng biết lời Chúa khi được gieo thì chắc chắn sẽ mang lại  hiệu quả là một mùa xuân với hoa trái dồi dào/ Thế nhưng đàng khác chúng ta thường vấp phải là sự chai cứng của tâm hồn/ Con người chỉ muốn sống chìm trong tội lỗi và cuộc đời cứ tối tăm ảm đạm như là vô tận/

2/ Thế giới hôm nay đang được diễn tả như thế nào? Càng ngày thế giới càng ồn ào náo nhiệt với biết bao loại động cơ, máy móc (máy bay, xe hơi, xe gắn máy…), khiến cho lời rao giảng chỉ như tiếng kêu giữa sa mạc mênh mông và người nói chỉ thấy vọng lại nơi tai mình chính cái âm điệu của mình; ngoài ra không có người nào đáp trả.

3/ Cuộc sống trên thế giới vẫn có bước đi riêng và âm điệu của riêng nó vẫn được định giá bằng những thước đo được nó chấp nhận/ Người rao giảng vẫn cảm thấy cô đơn, lẻ loi trong tiếng ồn lấn át của nó/ Người rao giảng càng cảm thấy cô đơn vì không tìm thấy ai cùng thao thức với mình/ Cho nên  họ dễ dàng chán nản, buông xuôi, tuyệt vọng, bỏ cuộc/

4/ Khi muốn rao giảng lời Chúa, chúng ta cần có thứ gì? Chúng ta cần phải có đức tin mạnh mẽ và nhất là không bao giờ được đánh mất niềm tin/ Bởi khi đã mất niềm tin ,thì sứ vụ rao giảng tin mừng cũng tan nát theo, cũng là đánh mất sự sống, đánh mất niềm hăng say trên mỗi bước chân truyền giáo/ Nếu đánh mất đức tin là chối bỏ sự hiện hữu của Giáo hội trong lòng thế giới hôm nay/

5/ Đức Hồng Y Paul PouPard đã nói gì với báo giới? Ngài là Chủ Tịch văn phòng đối thoại với những người không tin Chúa, Ngài đã nhìn nhận sự kiện 500.000 người trẻ tụ về ở quảng trường Compostellos như là một biểu tượng cho nỗi khát vọng đi tìm kiếm giá trị của đời sống tâm linh/ Con người  sống thì không thể không nhìn nhận sự cần thiết phải tìm kiếm tính siêu việt tâm linh cho chính mình/

6/ Thế giới đang mâu thuẫn như thế nào? Có lúc người ta loan báo rằng Thượng đế đã chết, nhưng hôm nay họ lại nhìn nhận sự hiện diện sống động của Ngài ngay giữa lòng những xã hội tục hóa, vô tín ngưỡng/

7/ Cái khó cho Giáo Hội hiện nay là gì? Đức Hồng Y cũng nhìn nhận sự xuất hiện của nhiều Giáo phái huyền bí hiện nay như là một thách đố của Giáo Hội, bởi khi họ không tìm được sự giải đáp cho những khát vọng tôn giáo nơi Giáo Hội Ki-tô giáo thì buộc họ phải lần tìm đến những giáo phái khác/

8/ Cộng đồng Vaticano II đã xác quyết như thế nào? Người tín hữu phải chịu trách nhiệm về những thách đố của chủ nghĩa không tin ai, những thách đố về mục vụ đối với Giáo hội hôm nay/ Người Ki-tô hữu cũng phải chịu trách nhiệm về việc khai sinh ra chủ nghĩa không tin ai/ Bởi chính họ thay vì bày tỏ rõ ràng khuôn mặt của đức Ki-tô thì họ lại làm lu mờ khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa, của tôn giáo, của Giáo hội/ Bởi thế cho nên thế giới hôm nay đã không còn tin vào lời Người rao giảng nữa .

9/ Chúa Yesus đã quở trách luật sĩ ,biệt phái ngày xưa như thế nào? Chúa nói rằng : “Họ dạy một đàng mà làm một nẻo”, họ chất cho đầy lên vai người khác, còn chính họ thì không bao giờ đụng ngón tay vào/ Bởi thế Chúa Yesus quả quyết : “Nếu các ngươi không sống tốt hơn bọn biệt phái thì chẳng thể vào được Nước Trời đâu!”

10/ Những người mang danh tông đồ, thường than phiền điều gì? Chúng ta thường than phiền vì sao người đời không chịu đón nhận Tin mừng/ Thế nhưng trước khi càm ràm, chúng ta cần tự vấn lương tâm : Tôi đã thực sự rao giảng lời Chúa, hay chỉ mới rao giảng những suy nghĩ, những lập trường của riêng cá nhân tôi? Hay tôi chỉ mới cố thuyết phục họ bằng sự khôn ngoan trần thế chứ chưa phải là chân lý Phúc âm theo đúng những gì mà Chúa Yesus muốn tôi nói, muốn tôi làm?

11/ Chúng ta cần nhớ kỹ điều gì? Chúng ta cần nhớ sức mạnh đích thực mà chúng ta rao giảng là sức mạnh lời Chúa chứ không phải sức mạnh của chúng ta/ Bằng không, khi chúng ta nhìn lại và xem ra là đã thành công, thì những thứ thành công đó cũng là thành công nhất thời và hời hợt mà thôi/

12/ Lời Chúa là gì? Lời Chúa là lời sống động, lời ấy phải phát ra hành động vì thế trước khi trách móc người khác về sự lãnh đạm của họ đối với lời Chúa, thì chúng ta cần phải tự hỏi lại xem : Chính bản thân của chúng ta đã đón nhận lời Chúa ra sao?/ và lời Chúa đã sinh hoa, kết quả như thế nào trong mảnh đất cuộc đời của chúng ta?

13/ “Trọng chứng hơn trọng cung” là gì? Khi cuộc sống của chúng ta thấm nhuần tinh thần Lời Chúa, thì tự bản chất của cuộc sống ấy đã là một bằng chứng hùng hồn về hiệu quả của Lời Chúa/ Tự nó sẽ trở nên một sự rao giảng sống động, cũng là một cách tốt nhất, một kiểu vung cánh tay tung gieo hạt giống Nước Trời trong lòng trần gian này!

14/ Thế giới hôm nay đang cần gì? Họ không cần nghe một nhà hùng biện, không cần nghe mớ lý thuyết suông/ Nhưng họ cần những nhân chứng, cần những người đem ra thực hành/  Họ cũng dùng câu của Thánh Toma: “Nếu tôi không thấy thì tôi không tin”. Nói thì ai nói lại không được, làm được rồi hãy nói/****

Bài 2: DÙ CÓ HAO HỤT, MÙA GẶT VẪN BỘI THU

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

15/ Ý nghĩa của bài dụ ngôn hôm nay: Bài dụ ngôn thật đẹp, mang lại ý nghĩa sâu xa, vừa đẹp vì thái độ của người đi gieo/ Anh ta vừa hào phóng, vừa kiên trì, vừa hy vọng, vừa yêu thương.

16/ Người gieo giống đã hào phóng như thế nào? Ông bốc từng nắm lớn và rộng tay vung vãi/ Ông gieo như là đã lấy nguồn giống từ một kho vô tận, không tiếc xót, không tính toán, không loại trừ chỗ nào/ Gieo chỗ đất tốt đã đành, chỗ đất gai góc, sỏi đá ông cũng gieo/ Cả lối mòn, đường đi ông cũng không bỏ/ Ý ông muốn là hạt giống được gieo vãi khắp chốn/

17/ Thái độ gieo của ông như thế nào? Ông gieo bất kể ngày đêm, bất kể mưa nắng. Cho dù thất bại vì lũ chim, ông cũng gieo/ Dù sỏi đá, nắng hạn, gai góc, mất mùa ông cũng không chán nản/ Ông là người đi gieo giống không biết mỏi mệt /

18/ Ông đã gieo thêm điều gì? Ngoài hạt giống ra, ông còn gieo thêm niềm hy vọng/ chính vì niềm hy vọng ấy mà ông không tiếc xót công sức, tiền bạc, thời giờ vào việc gieo hạt/ Chính niềm hy vọng đã giúp ông đủ sức mạnh để vượt qua những khó khăn, hao tốn và đứng vững trước những gì xem ra là thất bại/ Chỗ nào ông cũng hy vọng, cho dù là lối đi, sỏi đá, bụi gai/ Bởi ông luôn tin rằng: “Hễ có gieo thì phải có gặt”, Chính niềm hy vọng đã giúp ông kiên trì để thành công/

19/ Ông đã gieo thứ gì quý nhất? Bởi tim ông dạt dào yêu thương nên ông không ngại hao tiền tốn của, hao tâm trí sức lực/ Tình thương của ông bao la, nên ông đã xót thương đến tất cả những mảnh đất chai cứng, sỏi đá, gai góc/ Nhờ tình yêu thương mãnh liệt ấy nên ông luôn mong muốn sẽ cảm hóa những gai góc, sỏi đá, chai cứng ấy và biến chúng thành đất màu mỡ phì nhiêu/ Ông luôn có quyền chỉ chọn những mảnh đất phì nhiêu để khỏi tốn công, tốn giống/ Vì ông không muốn loại trừ nơi nào cho dù nó xem ra nó không muốn hợp tác với ông!

20/ Hiện thân thật sự của người gieo giống là ai? Ông chính là Chúa Yesus, Đấng đã gieo hạt trong yêu thương, quá yêu thương đến độ Người đã trở nên một hạt giống chịu vùi chôn, chịu mục nát để sinh ra biết bao bông hạt mới/ Chúa Yesus đã mong muốn biến cải những vùng đất khô cằn, sỏi đá, gai góc ấy trở thành màu mỡ phì nhiêu/ và luôn ước mong có được một mùa gặt bội thu/

21/ Thiên Chúa đã thể hiện tình yêu như thế nào? Thiên Chúa là người đi gieo hạt không biết mệt mỏi/ Ngài say mê nhiệm vụ đến nỗi đã quên thân mình, Ngài cũng muốn cho các môn đệ, cho tất cả chúng ta cũng tiếp tục đi gieo tin mừng khắp nơi/

22/ Cách chúng ta gieo hạt như thế nào? Chúa muốn chúng ta cũng gieo hạt cáchhào phóngkhông đắn đo, không tính toán, không loại trừ/ Hãy dùng hết mọi phương tiện hiện đại nhất để chuyên chở tin mừng, hãy đem tin mừng đến mọi lãnh vực, hoàn cảnh của đời sống và mang tới cho tất cả mọi người

23/ Chúa muốn chúng ta gieo giống của ai?  Chúa luôn muốn chúng ta kiên trì gieo hạt noi gương của Phao-lô/ Hãy cứ gieo dù đòn vọt, bắt bớ, lao tù, dù thuận lợi hay không thuận lợi/ Dù đá sỏi hay chông gai, dù có thất bại nhọc nhằn/

24/ Thái độ chúng ta gieo như thế nào? Chúa muốn chúng ta đi gieo nhưng phải có thái độ vui vẻ và có tấm lòng yêu thương/ Yêu cả những chỗ thuận lợi mà còn yêu cả những chỗ khó khăn đầy bất trắc/ Yêu cả những người mình ưa mà còn yêu cả những người không ưa mình/ Vì đã thật sự yêu quảng đại thì sẽ không có loại trừ/ Vì chỉ có yêu mãnh liệt mới biến đổi được lòng người/

25/ Những tấm gương sáng từ Giáo Hội Việt Nam ở Miền Bắc: Đáp lại tiếng Chúa mời gọi, đã có biết bao lớp người hăng hái ra đi gieo tin mừng/ Trong số đó phải kể đến Đức Cố Giám Mục Vinh Sơn Phao-lô ở đất Lạng Sơn/ Chúng ta cũng không quên công ơn của Đức Hồng Y Phao-lô Yuse của Tổng giáo phận Hà Nội/ Các Ngài là những người đi gieo không biết mệt mỏi, hạt giống của các Ngài đã được vùi sâu vào lòng đất/ Với hy vọng từ những vùng đất đầy khó khăn sỏi đá ấy, sẽ hứa hẹn một mùa gặt bội thu /

26/ Chúng ta cần noi gương ai trước tiên? Hãy noi gương Chúa Yesus, hãy gieo cách hào phóng, kiên trì, hy vọng và nhất là hãy gieo yêu thương/ Bởi vì gieo thứ gì gặt thứ ấy/ nếu chúng ta gieo Bác ái, sẽ gặt được yêu thương, một mùa gặt bội thu yêu thương trên cánh đồng lúa Việt Nam

27/ Qua dụ ngôn này, ý Chúa muốn dạy gì? Dụ ngôn này cũng có ý nói đến những người đang thất vọng vì kết qủa quá ít ỏi/ Chúa cũng có ý nói với các môn đệ vì họ luôn có cảm tưởng Lời Chúa chỉ gặp thuần thất bại/ Đây là một dụ ngôn của niềm hy vọng/ Bởi những thất bại ấy ngày hôm nay đâu thiếu, cũng không thiếu những Ki-tô hữu chán nản/ Đức Yesus cũng muốn thông truyền niềm tin không gì có thể lay chuyển  được của Ngài/

28/ Nhiệm vụ chính của Chúa Yesus là gì? Chúa Yesus đã được Chúa Cha sai đến, Người vâng lệnh và đến để khai mạc nước Thiên Chúa/ Ngài ra đi gieo giống và chấp nhận những khó khăn, chậm chạp, thất bại, nhưng mùa gặt cũng sẽ tới/ Dường như Thiên Chúa gieo thuần trong thất bại/ Nhưng bắt đầu từ những khởi đầu ít hứa hẹn ấy, sẽ bùng lên một mùa thu hoạch vượt quá mọi niềm hy vọng/ Bởi huê lợi kỳ diệu của những hạt giống rơi trên đất tốt, sẽ đền bù rộng rãi những hạt giống không trỗ bông /

29/ Thiên Chúa khẳng định điều gì? Cách gieo hạt ở Palestin đã cho Chúa cơ hội để giải thích Nước Trời/ Người ta gieo hạt trước khi cày ruộng, kẻ qua người lại làm đất chai lỳ không cho hạt giống mọc lên, đất không màu mỡ, đá trồi, gai mọc bóp nghẹt cây lúa trước khi nó kịp nẩy nở, nhưng dù huê lợi không đồng đều thì đất màu mỡ vẫn có.Thiên Chúa ước lượng rằng : Cho dù hạt giống có mất mát thì mùa gặt vẫn bội thu/ Đức Yesus vẫn khẳng định : Cho dù có gặp bao trở ngại thì nước Thiên Chúa vẫn sẽ đạt đến viên mãn”/****

Bài 3: GIẢI THÍCH (1)

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống tin mừng:

30/ Đoạn 13, câu 1 : Chữ “Nhà” ở đây muốn ám chỉ đến ngôi nhà mà Đức Yesus cư ngụ tại Capharnaum (xem lại Mt 4,13)/ Vì căn nhà nhỏ bé, không đủ chỗ nên Đức Yesus đã đến bờ biển hồ Tiberi-át, ở đó Người ngồi trên một chiếc thuyền nhỏ và giảng dạy cho đám đông dân chúng đang đứng ở trên bờ (Câu 2)

31/ Trước đây Chúa Yesus thường đề cập trực tiếp khi giảng dạy mà ít khi sử dụng hình ảnh ẩn dụ, Nhưng giờ đây Ngài lại dùng cách thức khác/ Tuy nhiên cho dù Ngài có dùng lối ẩn dụ thì điều mà Đức Yesus muốn giảng dạy, cũng chỉ là các chân lý của Tin mừng/

32/ Một thực tế cho thấy khi Chúa Yesus bắt đầu giảng dạy bằng dụ ngôn, cũng là lúc sự chống đối của dân chúng và cả người nhà của Ngài đã lên đến đỉnh điểm (cao điểm) (Mt 2,38-50) (Mt 13,1)

33/ Lúc khởi đầu sứ vụ, Chúa Yesus chỉ rao giảng trong các hội đường Do Thái/Còn giờ đây thì Ngài rao giảng ngoài trời/ Cho dù lúc này các Hội đường chưa ngăn cấm người. Nhưng không lâu sau đó, họ sẽ làm như thế (Mt 13,54)

34/ Đoạn 13, câu 2 : Việc miêu tả sinh động ở đây cho thấy tác giả Matheu là một chứng nhân trực tiếp đi theo Chúa Yesus/ Còn tác giả Luca chỉ nghe kể lại chứ không được chứng kiến/ Một số người chứng kiến cảnh này đã phản đối khi cho rằng bờ biển Ga-li-lê có rất nhiều bùn, nó có thể bị sụp lở nếu có đông dân chúng tụ tập, chỉ có một ít khu vực bên bờ này có sỏi đá, và có thể nơi đó đám đông có thể tụ họp/

35/ Đoạn 13, câu 3: Chữ “Dụ ngôn” trong tiếng Hy lạp => có nghĩa là gần, bên cạnh nghĩa đen là đặt 1 vật bên cạnh một vật khác để so sánh/ Dụ ngôn cũng có nghĩa là một câu chuyện mang tính ẩn dụ/ Một số người cho rằng : Dụ ngôn của Chúa Yesus là lấy một câu chuyện dưới đất để nhằm diễn rả những ý nghĩa trên trời/ Là rút tỉa những điều trong đời thường để minh họa cho chân lý Tin mừng/

36/ Chỉ có ai tin vào Chúa Yesus, mới có thể hiểu trọn vẹn ý nghĩa của dụ ngôn/mặt khác để hiểu được ý của dụ ngôn thì phải đáp trả lại sứ điệp của dụ ngôn ấy (Mt 21,45) cũng có thể là Chúa dùng dụ ngôn để những kẻ chống đối người không thể dựa vào Lời Người mà cáo giác Người cho Thượng Hội Đồng/ Hay cho nhà cầm quyền Roma/

37/ Đoạn 13, câu 4: Vệ đường là con đường đất phân cách các mảnh ruộng với nhau và do đi lại nhiều lần nên mặt đường trở nên chai cứng/ Các nông dân trong làng thường phải đi bộ vài ba cây số mới ra đến đám ruộng/ Bởi đất bên vệ đường chai cứng nên hạt giống dễ dàng bị chim chóc ăn mất/ Người nông dân tay trái cầm rổ hạt giống, tay phải thì gieo hạt. Ông ta gieo hạt phía trước mũi cày, để khi đường cày sẽ lấp đất lên hạt giống .

38/ Đoạn 13, câu 5: Ở đây tác giả không có ý nói về một mảnh đất đầy sỏi đá nhưng đúng hơn là sỏi đá được phủ lên lớp đất mỏng đến độ không đủ dày để cho hạt giống lớn lên/ Vì gieo vãi nên hạt giống khó tránh khỏi bị gieo vào chỗ sỏi đá/ Trong sỏi đá, hạt giống cũng có thể nhanh chóng nảy mầm, nhưng vì quá nóng nên cũng mau chết yểu bởi không đủ dinh dưỡng/ Ban đầu lúc nó mới mọc thì thấy hứa hẹn, nhưng sau này thì chẳng được kết quả gì/

39/ Đoạn 13, câu 6: Mặt Trời làm cho cây đã bén rễ thì mọc lên tốt, nhưng lại làm cho những cây khác vì thiếu rễ, thiếu đất nên rất dễ bị khô cháy/

40/ Đoạn 13, câu 7: Hạt giống mọc trong bụi gai làm cho nó chết nghẹt/ Có người thì giải thích rằng: Do tội lỗi ngày xưa/ Nhưng đúng ra thì gai góc chính là nỗi lo lắng sự đời về bã vinh hoa phú quý/

41/ Đoạn 13, câu 8: Nhiều hạt giống tốt xem ra lại bị phí phạm, nhưng người gieo giống không uổng công vô ích, bởi số hạt phần nhiều rơi vào vùng màu mỡ thì lại đem đến một mùa gặt bội thu/ Dụ ngôn này cho chúng ta 3 bài học :

42/ Bài học 1: Dụ ngôn này đề cập đến sự khác nhau giữa thời điểm đầu vụ và thời điểm cuối vụ => Dụ ngôn cỏ lùng (24-30), và dụ ngôn hạt cải (31-32), và dụ ngôn nắm men (33) / Ý Đức Yesus muốn nói rằng : Nước Thiên Chúa có 2 thời kỳ : Thời kỳ gieo trồng (xem ra có ít người trở lại) chỉ có một ít người thật sự trở lại, việc rao giảng lời Chúa xem như thất bại (Mt 11, 16-24) vì bị chống đối gay gắt (Mt 12, 2.10.14.24.38) và trải qua một cuộc thanh lọc dài khủng khiếp (Yn 6, 60.66)/ Rồi đến thời kỳ thu hoạchtrong tương lai khi Chúa Yesus trở lại trong vinh quang / Lúc ấy nước Thiên Chúa hoàn thành cách trọn vẹn cả về phẩm lẫn lượng/

43/ Đoạn 13, câu 9: Chúa mời gọi mọi người hãy tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của bài dụ ngôn/ Diễn tiến câu chuyện đã đưa chúng ta đến một bài học khác mà Chúa Yesus muốn dạy các môn đệ: Người khích lệ tất cả các sứ giả muốn gieo vãi lời Chúa => Đừng có nản lòng trước những thành quả nhỏ bé của họ (từ câu 11-15)/ Chúa cũng cảnh báo những ai nghe lời Chúa, phải đón nhận sao cho đúng ( từ câu 18-23)

44/ Đoạn 13, câu 10: Xem ra Chúa Yesus muốn dùng dụ ngôn như là cách giảng dạy duy nhất để dạy dỗ dân chúng/ Các dụ ngôn không chỉ là những minh họa cho chân lý mà còn định hình cho các môn đệ một cách giảng dạy riêng/ Đây là cách dạy mới mẻ mà các môn đệ cũng như chúng ta cần học hỏi/

45/ Đoạn 13, câu 11: Các môn đệ thắc mắc, Ngài bắt đầu trả lời câu hỏi của các môn đệ/ Chúa muốn mạc khải mầu nhiệm Nước Trời cho các môn đệ, nhưng không phải dành cho đám đông chưa tin/ vương quốc bình an chưa đến một cách trọn vẹn (Mt 11, 12) do đó một số nét trọng tâm của Vương quốc ấy cũng còn giấu kín (Mt 11, 25-27) mạc khải trọn vẹn sẽ đến về sau này/

46/ Những chân lý thần linh mà chúng ta thường gọi là mầu nhiệm / Vì không ai có thể hiểu được nếu không được Thánh Thần soi sáng (1 Cor 2,6-14)/ Với những kẻ thuộc về thế gian thì đó là những mầu nhiệm/ Nhưng đối với những kẻ biết mở rộng lòng ra để đón nhận Thần Khí và chịu để cho Người hướng dẫn thì những mầu nhiệm đó lại được họ hiểu cách dễ dàng/

47/ Đoạn 13, câu 12 : Chữ “Ai có”, ám chỉ người biết mở rộng lòng mình ra để đón nhận chân lý, họ sẽ được ân thưởng dồi dào/ “ Ai không có”, ám chỉ những người Do Thái hay bất cứ ai đã đóng kín lòng mình trước sự thật/ Hoặc là họ đặt niềm tin vào tôn giáo một cách hết sức hời hợt/ Vì vậy những cái của họ đang có cũng bị lấy đi => Cũng có nghĩa là kẻ không tin sẽ bị trừng phạt/ Phần các môn đệ sẽ được trọng thưởng vì đã tin (câu 11)

48/ Câu này còn có một ý nữa : Đây là nguyên tắc tu đức => Ai sử dụng đúng ơn huệ của Chúa ban và giữ lại ánh sáng ân huệ ấy ở trong lòng mình thì sẽ được Thiên Chúa ban cho nhiều hơn nữa/ Ngoài ra, những người thờ ơ với các cơ may Chúa gởi đến và thiếu lòng yêu mến sự chân thật (Cn 9,9) thì ngay cả cái họ đang có, cũng sẽ bị lấy đi mất /

49/ Đoạn 13, câu 13: Mặc dù Người Do Thái đã chứng kiến các việc Đức Yesus làm, nhưng họ vẫn không tin vào Người (Yn 6, 26.36) Vì thế Đức Yesus phải dùng dụ ngôn mà nói với họ/ Câu này ám chỉ những hiện tượng đã xảy ra với Pharaon bên Ai Cập trong thời Cựu Ước, Khi Pharaon lòng chai dạ đá chống lại Thiên Chúa, thì Thiên Chúa lại làm cho ông chai đá hơn (Xh 7, 22)/ Còn những người ở đây hôm nay không thấy cũng chẳng nghe, không phải vì họ không thể thấy, không thể nghe, nhưng vì họ không muốn .

50/ Đoạn 13, câu 14: Những người từ chối không tin vào sứ điệp của Đức Ki-tô thì thái độ của họ cũng giống như người Do Thái thời xưa đã từ chối sứ điệp của ngôn sứ Isaia/ Lối suy nghĩ của thế gian và chủ nghĩa thực dụng vật chất đã che phủ đôi mắt của họ suốt thời ngôn sứ Isaia (Is 5,8-24)/ Việc này cũng xảy ra y như thế trong thời của Đức Yesus /

51/ Đoạn 13, câu 15 : Nói cách khác; Sứ điệp của ngôn sứ Isaia sẽ làm cho những người không tin càng khó lĩnh hội lời Chúa hơn/ Để nhấn mạnh hơn nữa, Thiên Chúa đã phán: Hãy làm cho tai chúng ta nặng, hãy làm cho mắt chúng khép chặt mi vì kẻo sợ rằng mắt chúng thấy vì tai chúng nghe và lòng chúng hiểu được mà quay trở lại và được chữa lành/

52/ Sau đó Isaia thắc mắc rằng : Ông còn phải công bố sứ điệp của Thiên Chúa mà không nhận sự đáp trả trong bao lâu nữa? Thiên Chúa trả lời rằng : Khi nào các thành bị tàn phá, nhà cửa không còn người ở, đất đai trở nên chốn hoang vu, vì Đức Chúa Yahweh sẽ trục xuất họ (Is6,11-12)/ Điều này đã ứng nghiệm vào thời Vua Xan-khê-rip năm 701.

53/ Đoạn 13, câu 16: Còn anh em, để phân biệt người tin và những kẻ không tin/ Những môn đệ được chúc phúc không phải vì các ông có gì trỗi vượt, nhưng bởi vì các ông đã mở lòng ra với sứ điệp của Đức Yesus và với những điều Chúa nói, Chúa làm, đã đem lại cho các môn đệ những ân phúc trọn vẹn mà chưa ai có được.

54/ Đoạn 13, câu 17: Các ngôn sứ và các tổ phụ như Abraham mong muốn được thấy những gì mà các môn đệ hôm nay đã thất nơi sứ vụ của Đức Yesus/ Nhiều Thánh nhân trong Cựu Ước đã mong thấy được ngày này, là ngày Đấng Messia ngự đến và họ cũng mong ngóng chờ đợi những điềm thiêng dấu lạ báo trước việc Chúa đến/ Giờ đây điều mà các kẻ có niềm tin lớn lao xưa kia trông đợi thì hôm nay những kẻ nghèo hèn bé mọn, những kẻ bị áp bức được xem thấy tỏ tường/ Nhưng Chúa Yesus lại nhấn mạnh những kẻ lắng nghe sứ điệp cũng quan trọng như những kẻ chứng kiến dấu chỉ Nước Trời đang đến /

55/ Đoạn 13, câu 18: Lời giải thích này chỉ dành riêng cho các môn đệ/ Chúa Yesus hằng quan tâm đến những ai thật sự mong muốn tìm kiếm, học hỏi. Tuy nhiên, Chúa chỉ muốn họ mau mắn áp dụng chân lý vào cuộc sống của họ.

56/ Đoạn 13, câu 19: Câu này nhắm đến người nghe lời Chúa nhưng lại khước từ những đòi hỏi thúc bánh của lời Chúa/ Vì họ nghe mà không hiểu nên hóa ra hư hỏng, không phải là họ không thể hiểu nhưng là do họ không nỗ lực tìm hiểu bởi họ không muốn hiểu/ Satan đang hành động trong lòng những kẻ không muốn lắng nghe lời Chúa nên nó lập tức cướp đi Lời đã được gieo trong lòng kẻ ấy! Satan luôn dựng lên những chướng ngại vật hòng làm suy giảm những nỗ lực ấy! Chúng tìm mọi cách để ngăn cản không cho tin  mừng lan rộng/ Vậy sự lựa chọn của mỗi người sẽ xác định ai đang làm chủ tâm hồn họ => Thiên Chúa hay Satan?

57/ Chúng ta có thể chia nhóm lãnh đạo tôn giáo và các Thầy dạy thời đó => Đa số họ là những người được đào tạo bài bản, họ là những bậc thông thái dựa trên tiêu chuẩn của thế gian/ Trong đó có nhóm kinh sư và Phanrisêu là những người cho rằng: Đức Yesus trừ quỷ dựa trên quyền lực của Satan (Mt12,24)/ Đức Yesus đã gọi tất cả bọn họ là những kẻ dẫn đường mù quáng (Mt23,16-24)

58/ Chúng ta có thể chia họ ra làm 2 nhóm: Loại thứ nhất cật lực chống lại tin mừng/ là nhóm không tin ai cả/ hoặc là thành viên của các tôn giáo quái dị/ Loại thứ hai thì dửng dưng hoặc không quan tâm, cho dù họ không quyết liệt, không công khai chống lại tin mừng vì Satan đã cướp đi tất cả những thứ có trong lòng họ/

59/ Muốn giữ được niềm tin đòi hỏi phải có chút nhận thức về chân lý tin mừng: Nếu không có chút kiến thức nào về kế hoạch của Thiên Chúa thì người ta không thể có lòng sám hối như kinh thánh mời gọi đến nỗi có thể thay đổi tâm trí, thay đổi thái độ hoàn toàn, thành ra giờ đây người ta không còn thích thú những gì mà trước đây họ yêu chuộng/ Nên họ cũng không thể hiến thân cho Thiên Chúa trong sự kính trọng Lời Chúa và lời hứa của Người/

60/ Đoạn 13, câu 20 và 21: Chúa muốn nói những người lúc đầu hăng hái đón nhận lời Chúa, nhưng sau đó liền vấp ngã ngay/ Lòng tin của họ thiếu rễ nên không thể bén rễ sâu (Ep 3,17/Cl 2,7) Đó là những kẻ nhất thời/ Họ dễ thay đổi như thời tiết/ Họ quá lệ thuộc vào hoàn cảnh/ Họ có cảm xúc nhất thời nên không có sự bền tâm trì chí / Họ mau mắn đón nhận tin mừng nhưng cũng nhanh chóng tụt hậu/ Họ chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoài mà chẳng bao giờ học biết cách cầu nguyện hay nghiền ngẫm lời Chúa! Người đó sẽ không bao giờ có thể bén rễ, có thể lớn mạnh trong chân lý nếu trong tình yêu không có sự rung động của tình yêu và niềm vui / (Ep 3,17)

61/ Ngày nay nhiều người cũng chỉ biết sống theo cảm xúc của mình: Họ rất vui mừng đón nhận tin mừng, nhưng rồi họ cũng nhanh chóng lãng quên những gì họ mới vừa nghe/

62/ Sự đau khổ và bách hại luôn tác động đến những người tin: Vì họ phải chịu đau khổ và bách hại về đức tin trong thế giới này (Mt 24,9.21.29) Dưới những áp lực như thế, nếu ai có đức tin hời hợt đều sẽ bị nghiền nát/ Xét cho cùng thì nhóm này cũng đỡ hơn nhóm thứ nhất vì chí ít thì lời Chúa cũng được hiểu biết và đón nhận vì theo như người đời vẫn nói : Có còn hơn không, lé còn hơn đui!

63/ Đoạn 13, câu 22: Ý câu này là hạt rơi vào bụi gai, thì dù đất đai có màu mỡ, cây cũng mọc lên nhưng lại bị gai bóp nghẹt, khiến nó chẳng thể sinh hoa kết trái được/ Bụi gai tượng trưng cho nỗi lo lắng sự đời (Lc 21,34) và bã vinh hoa phú quý. Trong tình trạng này thì mỗi cá nhân bị giằng co bởi 2 ông chủ / Hầu như lúc nào cũng bị cám dỗ thế gian bóp nghẹt đời sống đức tin/

64/ Quả là khó khi phải nỗ lực sống trong 2 thế giới/ Người ta muốn trở thành Ki-tô hữu nhưng lại không đành lòng trao đời mình cho Chúa/ Đối với họ, xem ra như Thiên Chúa thật nhỏ bé và giới hạn/ Trái ngược lại với những gì mà họ thường lớn tiếng xưng ra bằng môi miệng/ Hạng người này sẽ không bao giờ sinh hoa kết quả/ Bởi họ chẳng bao giờ để cho tình yêu và ân sủng của Đức Ki-tô đổ tràn đầy tâm hồn họ và tâm hồn họ như căn phòng nhỏ nhưng đầy ắp những nỗi lo lắng của thế gian/

65/ Trong nhóm người nàycó những kẻ cũng muốn cố gắng trở thành Ki-tô hữu, nhưng mặt khác họ cũng muốn tìm kiếm vật chất để thỏa mãn ước muốn giàu sang. Họ chưa bao giờ thật sự muốn phó thác đời mình cho Chúa Ki-tô/ Họ chưa bao giờ nhận ra Thiên Chúa là Đấng giàu sang đích thực/ Cũng có lúc họ muốn tuyên xưng Chúa, nhưng có nhiều tiền để mua những thứ họ thích lại khiến cho họ vui mừng hơn/

66/ Đoạn 13, câu 23: Một mảnh đất làm cho hạt giống có thể sinh nhiều bông hạt, đó là những kẻ nghe lời Chúa, hiểu và dám đem ra thực hành và sinh hoa kết quả (Lc 8,15)

67/ Những người lắng nghe, hiểu và thực hành: Họ trở nên sung mãn và trổ sinh nhiều bông hạt, bởi họ đã mở lòng ra và để cho thần khí tuôn  đổ sự thật vào trong tâm hồn họ/ Thoạt đầu thì các môn đệ chưa hiểu hết, nhưng do họ lo lắng để học hỏi, yêu mến và vâng phục/ nên đã phát sinh kết quả dồi dào/

68/ Không phải ai cũng cho ra kết quả như nhau: Ai nghe và tuân giữ thì đều trổ sinh bông hạt, nhưng ở mức độ khác nhau/ Tuy nhiên, Chúa không lên án kẻ trổ sinh bông hạt ít hơn/ Chúa cũng ban thưởng cho người đầy tớ làm sinh lợi hai nén cách trân trọng và người sinh lợi 5 nén cũng được thưởng xứng đáng (Mt 25,21.23)Mỗi người tùy theo công phúc mà Chúa sẽ ban thưởng ./

69/ Chữ “Hoa Trái”: Nói lên đời sống Thánh thiện (Lc 8,15), đời sống đó được thưởng nếm trước viễn cảnh về mùa gặt cánh chung khi Chúa Yesus ngự đến trong vinh quang ( Rm 6,22)/*****

TÓM Ý

1/ Việc rao giảng lời Chúa, chúng ta thường gặp phải 2 thực tại đối kháng nhau:

a) Chúng ta đều biết lời Chúa khi được gieo thì chắc chắc sẽ mang lại hiệu quả với hoa trái dồi dào/

b) Đàng khác chúng ta cũng gặp phải một sự chai cứng của tâm hồn, nhiều người chỉ muốn sống chìm ngập trong tội lỗi/

    (Câu chuyện vị linh mục tranh luận với người đàn ông bán xà bông /về vấn đề tôn giáo )

2/ Thế giới hôm nay đang rất ồn ào: Với biết bao tiếng ồn của các loại máy móc, âm nhạc, máy bay, xe hơi, xe gắn máy/ Khiến cho việc rao giảng lời Chúa trở nên lạc lõng như tiếng kêu giữa sa mạc mênh mông, chẳng còn nghe tiếng ai đáp trả/

3/ Người rao giảng lời Chúa: Luôn cảm thấy cô đơn, lạc lõng, không thấy ai thao thức với mình, cho nên họ dễ dàng chán nản, buông xuôi, bỏ cuộc/

4/ Muốn rao giảng lời Chúa: Chúng ta cần có một lòng tin mạnh mẽ, vì khi mất niềm tin thì sự sống cũng mất, sự hăng say cũng tan biến/ Sứ vụ rao giảng tin mừng cũng tan nát theo/ Mất đi niềm tin cũng là chối bỏ sự hiện hữu của Giáo Hội.

5/ Giới trẻ hôm nay đang khát vọng tìm kiếm giá trị của tâm linh/ Con người sống mà không có nó thì con người sẽ trở nên lạc lõng, bơ vơ, không có chỗ tựa/

6/ Thế giới hôm nay đang mâu thuẫn: Khi thì họ nói Thượng đế đã chết, khi thì họ nhìn nhận và chạy đi tìm kiếm Ngài/ Họ đang tìm kiếm một Thiên Chúa giữa xã hội tục hóa và vô tín ngưỡng/

7/ Giáo Hội đang gặp nhiều khó khăn giữa thời đại này: Đó là sự xuất hiện của nhiều giáo phái huyền bí/ Bởi họ không tìm ra lời giáo đáp cho khát vọng tôn giáo/ Một mặt Giáo hội khó lòng chứng minh sự hiện diện của Thiên Chúa khi mà đời sống của bậc tu trì chưa chứng minh được một cách cụ thể rõ ràng rằng : Các Ngài là môn đệ đích thực của Chúa Ki-tô . Vì thế họ buộc phải đi tìm Thiên Chúa ở những giáo phái khác/

8/ Cộng đồng Vatican II đã xác quyết rằng : Trách nhiệm của sự xuất hiện của những con người vô tín ngưỡng ngày càng đông, càng nhiều là trách nhiệm của mọi người tín hữu/ Bởi họ đã không bày tỏ rõ ràng khuôn mặt Chúa Ki-tô cho thế giới biết mà chỉ đưa ra một khuôn mặt mập mờ khiến cho thế giới ngày càng hiểu lầm/ Bởi thế, cho nên thế giới hôm nay không chịu tin vào lời những người rao giảng mà họ chỉ đòi sựxuất hiện của các chứng nhân /

9/ Ngày xưaChúa quở trách luật sĩ biệt phái: Bởi họ nói một đằng mà lại làm một nẻo/ Họ đã chất nặng lên vai người khác, nhưng họ lại không chịu đụng ngón tay vào.

10/ Chúa Yesus đã căn dặn các môn đệ: Nếu các con không sống tốt hơn luật sĩ và biệt phái thì chẳng vào được Nước Trời đâu!

11/ Những người làm tông đồ, thường than phiền rằng : Vì sao người đời không chịu đón nhận Tin mừng?/ Mỗi lúc như thế, sao tôi không cật vấn lương tâm? => Thật sự tôi đã rao giảng lời Chúa như thế nào?/ Tôi đã rao giảng bằng lời hay tôi đã rao giảng bằng hành động? Tôi đã thuyết phục họ bằng chân lý, phúc âm hay chỉ mới rao giảng bằng sự khôn ngoan của trần thế? Tôi đã làm điều Chúa muốn chưa? Hay tôi chỉ mớilàm điều tôi muốn?

12/ Nếu muốn rao giảng lời Chúa thành công thì chúng ta phải dùng sức mạnh của chính Chúa chứ không phải sức mạnh của riêng mình. Bằng không, những thành công của chúng ta chỉ là hời hợt, nhất thời mà thôi!

13/ Lời Chúa là Lời sống động, là Lời phát ra hành động. Vậy trước khi ta trách móc sự lãnh đạm của người khác, thì ta cần hỏi lại xem: Bản thân ta đã đón nhận lời Chúa như thế nào? Lời Chúa đã sinh hoa kết quả gì trong đời sống của chúng ta?

14/ Thế giới hôm nay chỉ tin lời của chứng nhân: Nếu chúng ta nói được mà làm không được thì đương nhiên hiệu quả của việc làm của chúng ta không thể có kết quả mỹ mãn được! Cuộc sống của chúng ta phải là một bằng chứng hùng hồn về tác động hiệu quả của lời Chúa/ là một kiểu gieo hạt mang lại kết quả nhiều nhất ở trần gian này!

15/ Thế giới hôm nay họ không chịu nghe lời một nhà hùng biện với một mớ lý thuyết suông/ Nhưng là họ cần nhân chứng, cần những người dám đem Lời Chúa ra thực hành/

16/ Thế gian đang dùng chính câu nói của Thánh Toma ngày xưa: Nếu tôi không thấy thì tôi không tin/ Nói thì dễ nhưng làm lại khó/ Nếu nói được thì phải làm được/ Bằng không, lời nói ấy chỉ là gió thoảng mây bay, không mang lại lợi ích  gì?

GIUSE LUCA  / KT EMMMAUS

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1658
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  14
 Hôm nay:  2362
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11428627
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top