Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng CN 13 TN A / TƯ CÁCH NGƯỜI MÔN ĐỆ ĐỨC KYTO / GIUSELUCA .

CHÚA NHẬT 13 THƯỜNG NIÊN A 

ĐỀ TÀI: TƯ CÁCH PHẢI CÓ CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ ĐỨC KITÔ   

 

 

Tung hô Tin Mừng:   1 Pr 2, 9

Haleluia. Haleluia. Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, để loan truyền những kỳ công của Thiên Chúa, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Mt 10, 37-42

Ai không vác thập giá, thì không xứng với Thầy. Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy.

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Mát-thêu.

37 Hôm ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: "Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. 38 Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. 39 Ai tìm giữ  mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được. 40 "Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.

41 "Ai đón tiếp một ngôn sứ, vì người ấy là ngôn sứ, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ; ai đón tiếp một người công chính, vì người ấy là người công chính, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc công chính.

42 "Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu."

Đó là lời Chúa.

 

 NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

 

1. Điều kiện để chu toàn sứ mệnh truyền giáo là gì?

2. Chúa muốn chúng ta phải yêu Chúa như thế nào?

3. Điều kiện để trở thành Môn Đệ là gì?

4. Tại sao Chúa đòi chúng ta phải cân nhắc kỹ?

5. Kẻ chết vì Chúa, sẽ nhận được những gì?

6. Ai đón tiếp các con, nghĩa là gì?

7. Những kẻ bé mọn trong cộng đoàn là gì?

8. Chúa đòi hỏi gì nơi các Môn Đệ?

9. Chúa muốn nhắc chúng ta điều gì?

10.  Thế nào là tinh thần vô vị lợi ? 

11.  Cố tìm mạng sống thì sẽ mất, nghĩa là gì?

12.  Chúng ta cần áp dụng bài học hôm nay như thế nào?

13.  Đời sống của người Môn Đệ Đức Kito phải như thế nào?

14.  Người Kito hữu phải sống thế nào?

15.  Vì Sao Chúa  không cho chúng ta lấy cớ? 

16.  Tại sao Chúa lại đòi hỏi nhiều như vậy?

17.  Lời Chúa có dạy chúng ta phải sống vụ  lợi không?

18.  Khi người Môn Đệ sống đẹp lòng Chúa thì họ được gì?

19.  Phần thưởng mà người phụ nữ Su-nêm nhận được là gì?

20.  Qua ba bài Tin Mừng, chúng ta ý thức được điều gì? 

21.  Cuối cùng Chúa muốn chúng ta sống như thế nào?   **R

 

=>  Hãy tìm câu trả lời từ bài “Tóm ý”.

 

Bài 1: ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ

1) Điều kiện để chu toàn sứ mệnh truyền giáo là gì? Khi đề cập đến sứ mạng truyền giáo, Chúa Giê-su đưa ra điều kiện cho các Tông Đồ là phải từ bỏ mình. Chúa cũng đưa ra lời hứa là các ông sẽ được gì / nếu ai chấp nhận cùng vác thập giá với Chúa Giê-su thì cũng sẽ nhận được phần thưởng như Ngài.

2) Giá trị tình yêu mà Chúa muốn chúng ta phải có đối với Người là như thế nào? Chúa chỉ muốn là một ngôi vị độc tôn trong lòng mỗi người, Chúa không chịu cạnh tranh với bất cứ ai, Chúa cũng cho biết: Ngài là Thiên Chúa, nên Ngài phải có ngôi vị độc tôn, không ai khác được phép ngang hàng với Ngài.

3) Muốn trở nên môn đệ xứng đáng thì người tông đồ phải sống thế nào? Chúa Giê-su đã chịu đau khổ, nhục nhã và tử nạn. Vì thế Chúa đòi người môn đệ của Chúa cũng đi vào con đường thập giá thì mới xứng đáng. Cho nên người môn đệ khi đi theo Chúa ,phải biết trước và chấp nhận điều kiện này thì mới có thể làm môn đệ của Ngài.

4) Vì sao người môn đệ của Chúa phải cân nhắc kỹ? Kẻ nào quá gắn bó với sự sống đời này và luôn coi nó như cùng đích ,thì sẽ mất nó. Vì đời sống trần gian quá ngắn ngủi, cho nên khi sự chết đến thì chúng ta sẽ mất nó.

5) Kẻ chết vì đạo, vì Chúa, họ sẽ được gì? Ai chấp nhận chịu thiệt thòi nơi thân xác và chấp nhận chết vì Chúa, vì đạo, và bị bách hại thì họ sẽ được Chúa ban thưởng sự sống đời đời.

6) Chữ đón tiếp ở đây mang ý nghĩa nào? Đón tiếp ở đây không những mang tính cách hiếu khách trong giao tế mà còn mang một ý nghĩa: Đón nhận trong vâng phục những lời rao giảng của các tông đồ. Vì thế nên Chúa mới nói: Ai đón tiếp các con là đón tiếp Thầy.

7) Chúng ta nên dùng cách nào để đón tiếp các tiên tri hay người công chính? Là sống giống với một tiên tri, một người công chính theo nghĩa, là họ vâng phục lời Chúa dạy và đem ra thực hành thì đương nhiên họ sẽ được lãnh phần thưởng của bậc tiên tri hay người công chính / theo nghĩa họ có lối sống gương mẫu.

8) Ai là những kẻ bé mọn trong cộng đoàn?  Là những môn đệ tầm thường nhất của Đức Giê-su, những kẻ không có trách vụ gì. Chỉ cần họ mang danh nghĩa môn đệ thôi thì họ cũng đáng cho mọi người kính trọng rồi. Và họ cũng được ngang hàng với những môn đệ khác. Họ chẳng có công trạng gì ngoài việc họ tin vào Đức Giê-su ,là cũng đã quá đủ (Mt 18,6).

9) Thế nào là một hành động nhỏ nhặt nhất? Chúa bảo chúng ta phải tôn trọng người bé mọn, họ được biện hộ qua những việc làm nhỏ nhặt nhất như là một bát nước lã, bao nhiêu đó cũng không thể nào là uổng công vô ích.

10) Bài Tin Mừng hôm nay Chúa muốn dạy ta điều gì? Khi nói về sứ mạng truyền giáo, Chúa vừa đòi hỏi vừa ban phần thưởng cho những ai chu toàn sứ vụ theo ý Ngài.

11) Chúa Giê-su đòi hỏi các môn đệ điều gì?  Chúa nói cho các ông biết: Tình yêu Chúa phải ở trên tất cả những thứ tình yêu khác, kể cả tình yêu gia đình, kể cả mạng sống của mình. Điều này rất phù hợp với điều răn thứ nhất.

12) Chúa Giê-su hứa điều gì? Chúa hứa rằng: Tất cả những ai chấp nhận từ bỏ tất cả vì danh Chúa và tận tình phục vụ tha nhân vì Chúa ,thì họ rất xứng đáng đón nhận phần thưởng của Chúa cả đời này lẫn đời sau.

13) Chúa muốn chúng ta ưu tiên cho Chúa điều gì? Chúa nói: Nếu các ông tin nhận Chúa là Thiên Chúa, thì phải thờ phượng và kính mến Người trên hết mọi sự.

14) Điều này nhắc nhớ chúng ta điều gì? Chúa bảo chúng ta phải dùng Đức tin mà phân định bậc thang giá trị trong mọi biến cố để chọn lựa ưu tiên cho Chúa bằng cách: Sống theo ý Chúa, thực thi giáo huấn và sống tâm tình của Ngài.

15) Chúa Giê-su đồng hoá mình với các môn đệ như thế nào? Chúa đã hạ mình xuống ngang hàng với các môn đệ và muốn nâng cao phẩm chất của các ông theo tinh thần của Chúa. Cho nên Chúa mới dạy: Chúng con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương chúng con. (Ga15,12).

16) Như vậy Chúa muốn nhắc chúng ta điều gì? Chúa muốn chúng ta nhìn tha nhân bằng con mắt đức tin và tin tha nhân là đối tượng để cho Thiên Chúa ban ơn cứu độ. Tin tha nhân là hình ảnh của Chúa, nhờ đó chúng ta biết rằng: những gì chúng ta làm cho tha nhân là chúng ta đã làm cho chính Chúa, và đây mới là công phúc.

17) Thế nào là tinh thần vô vị lợi? Tinh thần vị tha cũng chính là tinh thần vô vị lợi, là những việc chúng ta làm cho những kẻ bé mọn, mà kẻ bé mọn thì nghèo hèn. Họ không có gì để trả lại và Chúa cũng hứa: Người ấy sẽ không mất phần thưởng đâu.

18) Đừng yêu người thân hơn thầy, là gì? Chúa bảo chúng ta phải chế ngự mọi mối tình cảm tương quan với gia đình, người thân. Tuy đây là tình cảm tự nhiên của bản thân, nhưng chúng ta phải gác lại để dành trọn vẹn cho Chúa. Đây chính là tinh thần làm việc tông đồ.

19) Cố tìm mạng sống mình thì sẽ mất, nghĩa là gì? Chúa muốn các ông phải chế ngự bản thân, khổ chế thân xác, không chiều theo sở thích, phải luôn tôn trọng Thánh ý Chúa trên hết, phải làm theo Giáo huấn, phải biết bỏ ý riêng mình để dành trọn vẹn cho Chúa. Đây chính là bản chất cần có của người môn đệ.

20) Đón tiếp các con là đón tiếp Thầy, nghĩa là gì? Khi đón nhận những gì mà tha nhân dành tặng cho mình thì người môn đệ phải nhận ra rằng: Vì tôi thuộc về Chúa nên tôi phải sống xứng với người môn đệ của Chúa hơn.

21) Làm việc gì đó cho những kẻ bé mọn, là gì? Khi tôi làm việc gì cho tha nhân thì bất cứ họ là ai, hay họ là người như thế nào. Nhưng vì họ là đối tượng được Chúa ban ơn cứu độ, nên tôi phải phục vụ họ vì Chúa. Điều này đòi hỏi tôi phải phục vụ cách vô vị lợi, vô điều kiện.

22) Chúng ta áp dụng bài học này thư thế nào? Đã là người môn đệ đích thực của Đức Kitô thì phải sống theo tình yêu của Đức Kitô là: Yêu Chúa trên hết, là hy sinh quên mình vì người mình yêu. Như Chúa Giê-su đã vâng lời cho đến chết vì Chúa Cha. Và yêu loài người cho đến cùng bằng cái chết thập giá. Chúa cũng đòi hỏi chúng ta rằng: Chúng ta phải chịu thiệt thòi mất mát nơi thân xác để nói lên sự trung thành với Chúa. Ngoài ra khi ta đón tiếp ai thì phải có tâm tình như là ta đang đón tiếp Chúa vậy. Khi phục vụ tha nhân, cho dù là việc rất nhỏ thì Chúa cũng không quên thưởng công cho ta đâu. **R

 

Bài 2: NGHI THỨC BIẾN ĐỔI CON NGƯỜI

23) Đời sống của người môn đệ Đức Ki-tô phải như thế nào? nếu xét về mặt đạo đức thiêng liêng. Người Ki-tô hữu nếu muốn trở thành môn đệ thực thụ ,thì phải chịu khổ nạn, phải vác thập giá, phải chịu mai táng trong mồ và được phục sinh qua bí tích rửa tội.

24) Người Ki-tô hữu phải sống thế nào? Ai muốn theo Chúa, phải vác thập giá hàng ngày để đi theo Người. Cũng như người môn đệ đi theo thầy mình. Trong hội Thánh cũng luôn có những ngôn sứ luôn sống triệt để với ơn gọi làm môn đệ Chúa Giê-su ,như Elise ngày xưa. Hôm nay, Chúa cũng đang mời gọi mỗi người chúng ta.

25) Đoạn thư gửi tín hữu Roma hôm nay nói về điều gì? Đoạn thư hôm nay đươc dùng trong canh thức phục sinh. Chúng ta cũng nên đọc lại mỗi khi có nghi thức rửa tội để suy gẫm về ơn gọi Ki-tô hữu của mình. Chúng ta phải đọc để thấy rõ mình đã trở nên môn đệ của Chúa  như thế nào .

26) Chúng ta bắt đầu đi theo Chúa khi nào? Lời Chúa trong tin mừng đã ban đức tin cho chúng ta. Chúng ta tin Chúa vì chúng ta để lời Chúa lôi cuốn chúng ta. Từ đó chúng ta mới tin Chúa là đấng ban ơn cứu độ cho chúng ta. Tuy nhiên chưa có hành vi nào xác nhận chúng ta là môn đệ Chúa, là tín hữu , cho tới khi chúng ta chịu phép rửa nhân danh Đức Ki-tô.

27) Tính cách của phép rửa này độc đáo như thế nào? Phép rửa này là độc nhất vô nhị. Không thể nào so với các tôn giáo khác, cũng chẳng thể so với phép rửa của Gioan. Chính Thánh Gioan đã khẳng định: Tôi chỉ rửa trong nước, còn Người thì rửa trong thánh thần. Đây mới là hoạt động của Chúa Thánh Linh.

28) Chúa Thánh Linh đã làm gì trong phép rửa này? Sức mạnh của Thiên Chúa hoạt động thật sự trên con người này khi vị đại diện hội thánh dội nước. Nước chảy trên đầu được diễn tả như là ơn thanh tẩy tội lỗi ,vừa là một nghi thức công nhận người ấy là tín hữu, là môn đệ. Và Thiên Chúa đã hoạt động thật sự trong nghi thức này.

29) Hôm nay thánh Phao-lô diễn tả nghi thức này như thế nào? Nếu chúng ta chịu phép rửa trong Đức Ki-tô, là chúng ta cùng chịu mai  táng với Người. Chúng ta cùng chết với Người trong cái chết xóa sạch tội lỗi khi Ngài chết trên thập giá. Khi chúng ta chấp nhận chịu thanh tẩy là chúng ta chấp nhận muốn chết với người. Nhờ đó chúng ta được tha tội, và nguồn nước này có sức mạnh thanh tẩy tâm hồn.

30) Điều kiện để người lớn chịu phép thanh tẩy là gì? Người lớn, muốn chịu phép rửa, đều phải có lòng thống hối ăn năn, từ bỏ tội lỗi và chúng ta phải tuyên xưng ý chí muốn chết cho tội và các khuynh hướng xấu xa.

31) Làm sao để chúng ta được khỏi tội? Nếu không kết hiệp với Đức Ki-tô trong mầu nhiệm chết cho tội lỗi, thì cho dù có thống hối ăn năn và chịu phép rửa như nhiều người đã làm dưới thời Gioan tẩy giả,cũng không ích gì / Mà chỉ có lòng từ bỏ tội lỗi bằng tinh thần kết hiệp với Đức Ki-tô trong mầu nhiệm thập giá ,thì mới mang lại ơn thanh tẩy tâm hồn.

32) Tại sao phép rửa của Gioan không tha được tội? Vì mọi của lễ dâng lên để đền tội, đều bất xứng. Vì nếu không dựa vào của lễ hy sinh đền tội mà Con Một Thiên Chúa đã dâng lên trên thập giá. Thiên Chúa chỉ ưng thuận của lễ dâng này khi Con của Ngài là Đức Giê-su sống lại từ cõi chết. Lúc đó Thiên Chúa mới ưng thuận tha thứ tội lỗi cho chúng ta.

33) Chúng ta cần được giải thích rõ hơn như thế nào? Chính sự sống lại của con Thiên Chúa là ơn tha thứ tội lỗi. Như vậy ơn tha thứ tội lỗi khi chúng ta kết hiệp với Đức Ki-tô trong cái chết ,cũng là khi chúng ta cùng được sống lại với Người. Vì thế chúng ta không thể tách rời việc chúngta cùng chịu mai táng với Đức Ki-to và cùng sống lại với Người.

34) Thiên Chúa ban ơn thanh tẩy và đổi mới tâm hồn chúng ta vào lúc nào? Khi con người chấp nhận chết đi cho tội lỗi trong mầu nhiệm tử nạn của Đức Ki-tô. Sau đó, nhờ vào bí tích rửa tội, con người cũ kỹ tội lỗi đã chết đi, để Thánh thần tạo dựng một con người mới sạch tội và thánh thiện , trong Con Thiên Chúa.

35) Nhờ đâu con người được sạch tội? Có một sự biến đổi thật sự nơi người chịu phép rửa. Vì từ thân phận một kẻ xa lạ, thù địch với Thiên Chúa. Nhưng nhờ biết kết hiệp với Đức Ki-tô trong mầu nhiệm tử nạn phục sinh của Chúa Giê-su. Không những họ được sạch tội mà còn trở nên thánh thiện nhờ đã đồng hình đồng dạng, đồng hóa với Con Thiên Chúa. Khi đó chúng ta không còn thuộc về thế giới tội lỗi nhưng chúng ta đã có sự sống mới trong nước của Người.

36) Chúng ta nên hiểu thế nào về nghi thức này? Muốn trở nên người tín hữu, người môn đệ, thì không thể dùng một nghi thức ngoài xã hội để so sánh . Bên ngoài xã hội, ví dụ ở các môn phái : khi muốn công nhận một môn sinh hay một môn đệ. Chỉ cần có sự công nhận bề ngoài, nên không có thay đổi gì về bản chất của con người bên trong. Còn khi chúng ta đi qua bí tích rửa tội thì có sự biến đổi, tạo dựng thật sự, khiến cho một kẻ trước đây là tội nhân, nay được trở nên công chính. Trước đây họ xa lạ ,thù địch, nay lại trở thành nghĩa tử, là con Thiên Chúa. Trước đây họ ở ngoài, nay họ được ở trong Đức Ki-to ,nhờ biết kết hiệp như cây liền cành, như chi thể trong một thân thể.  **R

 

Bài 3: NHỮNG ĐÒI HỎI GẮT GAO VÀ VINH DỰ SẼ NHẬN ĐƯỢC

37) Chúa Giê-su đòi hỏi gì nơi người môn đệ? Đầu tiên Chúa tuyên bố: Ai yêu mến cha, mẹ, con cái hơn Ngài thì không đáng là môn đệ Ngài. Chúa muốn nói rõ: Tình dành cho người thân là rất quý. Nhưng tình Chúa phải vượt trội hơn.

38) Đòi hỏi gắt gao thứ hai là gì? Ai không vui lòng vác khổ giá, là bất xứng với Ta. Càng ngày Chúa càng đưa ra điều kiện gắt gao hơn. Đầu tiên Chúa  bảo phải yêu Chúa hơn tình thân, sau đó Chúa  lại bảo phải yêu Chúa đến nỗi: dám bỏ mạng sống mình vì Chúa.

39) Vì sao Chúa  không cho chúng ta lấy cớ ? rõ ràng Chúa  muốn người môn đệ phải từ bỏ tất cả. Không được viện cớ là yêu cha mẹ, con cái hay sự sống của mình mà từ chối Chúa một điều gì khiến cho tình yêu của người môn đệ chưa thật sự là hoàn hảo. Chúa đòi hỏi nơi chúng ta một tình yêu tuyệt đối.

40) Tại sao Chúa lại gắt gao như vậy? Chúa không chấp nhận kẻ nào muốn đi theo nhưng lại còn xin về nhà lo an táng cho cha mình hay phải thu xếp các công việc khác. Vì sao? Vì Chúa  đã từ bỏ tất cả vì người môn đệ. Chúng ta thấy vì yêu mà Chúa  đã nộp mình chịu chết. Tình yêu lớn lao như thế, tuyệt đối như thế, để chỉ đi tìm những người môn đệ thật xứng đáng, họ cũng biết yêu Ngài tuyệt đối như vậy.

41) Người đưa ra đòi hỏi như vậy, là ai ? Thật ra khi đưa ra những đòi hỏi này, Chúa Giê-su chưa nộp mình chịu chết /mà các môn đệ cũng chưa thấy Chúa vác khổ giá đi trước, để bảo họ phải vác khổ giá đi theo sau. Khi đòi hỏi như vậy, Chúa Giê-su không nhân danh sự chết của mình, Nhưng là nhân danh bản tính Thiên Chúa ở nơi mình, vì Ngài chính là Thiên Chúa, và chỉ có Thiên Chúa mới có quyền đòi hỏi chúng ta một cách tuyệt đối như vậy.

42) Vì sao Thiên Chúa lại đòi hỏi nhiều? Bởi vì mọi sự, mọi người đều do Thiên Chúa tạo dựng và nhất là sự sống của muôn loài đều do Thiên Chúa ban. Cho nên Thiên Chúa có quyền đòi chúng ta phải dâng tất cả lại cho Chúa, nhất là khi dâng mọi sự cho Chuá, chúng ta sẽ không bị thiệt thòi gì. Vì Ngài sẽ ân thưởng lại gấp trăm, gấp nghìn lần như lời đã hứa .

43) Lời Chúa có dạy chúng ta phải sống vụ lợi không? Ai cố tìm sự sống thì sẽ mất, hoặc khi Phê-rô hỏi Chúa: Khi chúng con bỏ mọi sự mà theo thầy..../ Sau đó Chúa Giê-su trả lời: Không ai bỏ nhà cửa, cha mẹ, anh chị em… mà không lĩnh gấp trăm bây giời ,ở đời này/ Và sự sống đời đời trong thời sẽ đến (Mc 10, 28-31) Đây không phải là một ý tưởng vụ lợi, nhưng là do Chúa chuyển từ lĩnh vực tự nhiên sang siêu nhiên, từ thực tại hữu hình sang thực tại vô hình. Như vậy những hy sinh của họ không thoát khỏi vòng danh lợi. Nhưng để thoát khỏi vòng danh lợi thì họ phải chấp nhận hy sinh để đạt đến những giá trị siêu nhiên và chân lý, khi mà những giá trị ở đời này chỉ là  hình ảnh.

44)  Như vậy. thực tế Chúa Giê-su đòi hỏi gì? Chúa  đòi người  môn đệ phải dám hy sinh tất cả cho Chúa, để chứng tỏ một tình yêu tuyệt đối và cũng để tuyên xưng rằng: Ngài chính là Thiên Chúa. Và khi hy sinh tất cả như vậy, họ đã tìm được sự sống đời đời .

45) Khi người môn đệ sống đẹp lòng Thiên Chúa, thì họ được những gì? Nếu họ sống đẹp lòng Chúa thì Chúa sẵn sàng thưởng công cho những ai có một chút cử chỉ tốt lành nào đó dành cho họ. Dù chỉ là một bát nước lã. Từ lời hứa này Chúa khuyến khích mọi người nếu yêu mến những người môn đệ của Chúa, cho dù họ thật bé mọn trước con mắt thế gian.

46) Như vậy chúng ta rút ra được điều gì? Chúa muốn nói rõ rằng: Người nào muốn làm môn đệ, muốn đi theo Chúa thì phải sẵn sàng hy sinh cả mạng sống của mình vì Chúa. Điều này càng đúng với ý của Thánh Phao-lô: người môn đệ hãy tự kể như mình đã chết cho tội lỗi, để rồi hôm nay được sống cho Thiên Chúa qua Đức Kitô. Đối với Chúa, họ được kể như báu vật đến nỗi ai làm việc gì tốt cho họ, đều sẽ được Thiên Chúa ban thưởng trên nước trời.

47) Sách các Vua ở bài đọc I muốn dạy chúng ta điều gì? Bài này nói về phần thưởng dành cho những kẻ đối xử tốt với một tiên tri. Bà Su-nêm đã đối xử thật tử tế với tiên tri Ê-li-sa. Bà dành riêng một căn phòng trên lầu để ông nghỉ dưỡng mỗi khi ghé qua. Bà không muốn tiên tri chung đụng với phàm tục vì ông là người của Thiên Chúa. Tiên tri đã mủi lòng và hứa sẽ xin cho bà một đứa con trong lúc tuổi già của ông chồng.

48) Phần thưởng mà bà Su-nêm nhận được, nói lên điều gì? Tin mừng muốn cho chúng ta có ý niệm so sánh, có ý bảo chúng ta rằng: Đó mới chỉ là phần thưởng của một tiên tri đối với một việc tốt lành dành cho nhà tiên tri. Chứ chưa nói đến phần thưởng của Thiên Chúa dành cho người đối xử tốt với người môn đệ Chúa ,bằng một bát nước lã. Như vậy phần thưởng kia còn đáng mong đợi hơn nhiều.

49) Chúng ta có cái nhìn về tiên tri Ê-li-sa như thế nào? Ê-li-sa là người môn đệ đi theo Chúa. Ông vô gia cư, không có thứ gì để bám vào, ông sống cho Thiên Chúa và luôn làm theo ý Chúa / người ta thấy rõ ông đã thoát tục, ông không rành về thế gian, ông không biết phải làm gì, nên đã hỏi ý của đứa tiểu đồng. Đứa tiểu đồng biết hoàn cảnh của bà ta đang cần gì và nhà tiên tri tin đã thưởng công đúng ý của bà.

50) Qua ba bài tin mừng, chúng ta ý thức được gì? Con người sống cho Thiên Chúa thì phải chết đi cho thế gian và tội lỗi. Nhưng ở đây không phải là sự chết mất mát, từ bỏ /  là tiêu hủy những giá trị thật. Dù nhà tiên tri sống cho Thiên Chúa, nhưng ông cũng phải quan tâm đến hạnh phúc của người khác và nhất là ông phải chu toàn bổn phận đối với tha nhân. Chết cho thế gian là chết cho tội lỗi và những tính mê tật xấu chứ không phải chết cho tình người. Ở khía cạnh này, người môn đệ cần phải tỉnh táo với những việc mình cần phải làm khi còn sống .  **R

 

TÓM Ý

1)Điều kiện để chu toàn sứ mệnh truyền giáo là gì? Chúa đưa ra điều kiện là các Tông đồ phải từ bỏ mình. Chúa cũng hứa luôn: Ai cùng vác Thập Giá, cùng chết với Chúa thì sẽ cùng được hưởng vinh quang với Ngài.

2)Chúa muốn chúng ta phải yêu Chúa như thế nào? Chúa muốn có một ngôi vị độc tôn trong lòng mỗi người. Chúa  không chịu cạnh tranh với bất cứ ai. Chúa cũng nói rõ:  không ai được phép ngang hàng với Chúa .

3)Điều kiện để trở thành Môn Đệ là gì? Là phải đi vào con đường Thập Giá, phải vác Thánh Giá, phải chịu đau khổ, nhục nhã và chịu tử nạn. Cho nên bất cứ ai muốn đi theo Chúa thì phải biết và chấp nhận điều kiện tiên quyết đó.

4)Tại sao Chúa đòi chúng ta phải cân nhắc kỹ? Nếu ai gắn bó với thế gian và coi nó như cùng đích thì họ sẽ mất phần phúc trường sinh, bởi đời sống trần gian rất ngắn ngủi, cho nên khi sự chết đến thì họ cũng sẽ mất tất cả.

5)Kẻ chết vì Chúa, sẽ nhận được những gì? Ai chết vì Chúa, vì đạo, vì sự công chính thì sẽ được Chúa ban thưởng hạnh phúc đời sau.

6)Ai đón tiếp các con, nghĩa là gì? Đón tiếp không chỉ là lòng hiếu khách, mà là đón nhận Lời Chúa, đón nhận các Môn Đệ của Chúa trong cung cách vâng phục những lời rao giảng của các ông , thì cũng giống như là đón tiếp Chúa.

7)Những kẻ bé mọn trong cộng đoàn là gì? Là những người bình thường nhất trong cộng đoàn, những kẻ không có chức vụ gì. Chỉ cần mang danh nghĩa là Môn Đệ thì họ cũng đáng được kính trọng, tuy họ  không có công trạng nhưng vì họ đã tin vào Đức Kito, như thế là đã quá đủ. (Mt 18,6).

8)Chúa đòi hỏi gì nơi các Môn Đệ? Chúa muốn tình yêu Chúa phải ở trên tất cả mọi thứ tình yêu khác, kể các mạng sống của mình. Điều này rất phù hợp với điều răn thứ nhất.

9)Chúa muốn nhắc chúng ta điều gì? Chúa muốn chúng ta nhìn tha nhân bằng con mắt đức tin. Vì tha nhân cũng là những đối tượng mà Chúa phải đổ máu để cứu chuộc. Chúng ta phải tin tha nhân là hình ảnh của Chúa. Nhờ đó chúng ta cũng tin rằng: Những gì chúng ta làm cho tha nhân là chúng ta làm cho chính Chúa.

10) Thế nào là tinh thần vô vị lợi?  Là những việc chúng ta làm cho những kẻ bé mọn. Họ  không có gì để đáp lại. Và Chúa cũng hứa: Người ấy sẽ không mất phần thưởng đâu.

11) Cố tìm mạng sống thì sẽ mất, nghĩa là gì? Là chúng ta phải chế ngự bản thân, kềm hãm thân xác,  không chiều theo sở thích của thể xác. Phải tôn trọng ý Chúa trên hết, phải từ bỏ ý riêng, làm theo lời giáo huấn, dành trọn mọi sự cho Chúa.

12) Chúng ta cần áp dụng bài học hôm nay như thế nào? Đã là Môn Đệ đích thực thì phải sống theo tình yêu của Đức Kito, yêu Chúa trên hết, hy sinh hết mình vì Chúa. Như Chúa đã vâng lời và chết trên Thập Giá vì yêu chúng ta.

13) Đời sống của người Môn Đệ Đức Kito phải như thế nào? Nếu xét về mặt tâm linh thì người Môn Đệ phải chịu khổ nạn, phải vác Thập Giá, phải chịu mai táng trong mồ và phải được phục sinh qua bí tích rửa tội.

14) Người Kito hữu phải sống thế nào? Ai muốn theo Chúa, phải vác Thánh Giá hằng ngày mà đi theo Người. Cũng như các Môn Đệ đi theo Thầy mình. Chung quanh ta cũng có biết bao người đi theo Chúa triệt để như các Thánh Tiên Tri, các Thánh tử đạo.

15) Vì sao Chúa  không cho chúng ta lấy cớ?  Bởi vì Chúa muốn chúng phải từ bỏ tất cả,  không được viện bất cứ lý do nào để rồi từ chối Chúa, khiến cho tình yêu mà chúng ta dành cho Chúa chưa thật sự hoàn hảo.

16) Tại sao Chúa lại đòi hỏi nhiều như vậy? Bởi vì muôn vật, mọi loài đều do Thiên Chúa tạo dựng, nhất là sự sống của muôn loài đều do Thiên Chúa thương ban. Nên Ngài có quyền đòi hỏi chúng ta phải dâng lại tất cả cho Chúa. Nhưng xét ra chúng ta  không bị thiệt thòi gì, vì Ngài sẽ trả lại gấp trăm.

17) Lời Chúa có dạy chúng ta phải sống vụ  lợi không? Khi Phê-rô hỏi Chúa: khi chúng con bỏ mợi sự mà theo Chúa….?/ Chúa đã trả lời:  Không ai bỏ cha mẹ, nhà cửa, anh chị em…, mà không lãnh gấp trăm bây giờ và sự sống đời đời trong thời sẽ đến.  Không phải là ý tưởng vụ lợi nhưng là Chúa muốn chuyển từ vật chất sang lĩnh vực thiêng liêng. Nhưng để thoát khỏi vòng danh lợi thì họ phải chấp nhận hy sinh để đạt đến giá trị siêu nhiên, mà giá trị vật chất ở đời này chỉ là hình ảnh tiêu biểu.

18) Khi người Môn Đệ sống đẹp lòng Chúa thì họ được gì? Chúa sẵn sàng thưởng công cho họ và cho những ai có một chút cử chỉ tốt lành dành cho họ, dù chỉ là bát nước lã. Từ lời hứa này, Chúa khuyến khích mọi người hãy yêu mến người Môn Đệ của Chúa, để giúp họ chu toàn sứ vụ.

19) Phần thưởng mà người phụ nữ Su-nêm nhận được là gì? Tin Mừng có ý bảo chúng ta rằng: Đây mới chỉ là phần thưởng của vị tiên tri dành cho một người có cử chỉ tốt lành dành cho một Tiên Tri, chứ chưa nói đến phần thưởng mà Thiên Chúa sẽ thưởng cho họ. Như vậy phần thưởng kia sẽ rất đáng cho chúng ta mong đợi hơn nhiều.

20) Qua ba bài Tin Mừng, chúng ta ý thức được điều gì?  Ai muốn sống cho Thiên Chúa thì phải biết chết đi cho tội lỗi, nhưng cho dù người Môn Đệ có sống cho Thiên Chúa thì cũng phải quan tâm đến hạnh phúc của người khác, là phải chu toàn bổn phận đối với tha nhân / Chết cho thế gian, chết cho tội lỗi, chứ  không phải chết mất tình người.

21)  Cuối cùng Chúa muốn chúng ta sống như thế nào? Một việc lành dù nhỏ như thế nào, nhưng nếu chúng ta làm vì Chúa, vì vinh danh Chúa ,thì  không bao giờ Thiên Chúa bỏ qua / Ngài sẽ xét thưởng cả đời này lẫn đời sau. **R

Giuse Luca / Kinh Thánh Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 1395
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  8
 Hôm nay:  524
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11350828
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top