Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng CN 14 Thường Niên A / Giuse Luca.

CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN A 

ĐỀ TÀIHÃY ĐẾN CÙNG TRÁI TIM CHÚA GIÊ-SU

 

 

Tung hô Tin Mừng:   x. Mt 11, 25

Haleluia. Haleluia. Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã mạc khải mầu nhiệm Nước Trời cho những người bé mọn. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Mt 11, 25-30

Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Mát-thêu.

25 Khi ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói: "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết mầu nhiệm Nước Trời, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. 26 Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.

27 "Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho.

 28 "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. 29 Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. 30 Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng."

Đó là lời Chúa.

 

 NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

 

1. Câu chuyện về Thần Mặt Trời và Thần Gió dạy ta điều gì ?

2. Cách xử sự của con người ngày nay như thế nào?

3. Tiên tri Isaia diễn tả về Đấng cứu thế ra sao?

4. Có mấy ví dụ của Chúa trong Tin mừng?

5. Chúa mời gọi chúng ta như thế nào?

6. Những thứ nào làm cho con người suy nhược?

7. Chúa Giê-su đã vác phần nào?

8. Điều gì khiến Thánh giá thành nhẹ?

9. Chúng ta cần học ở đâu?

10.  Chúng ta cần sống thế nào?

11.  Thiên Chúa tỏ quyền năng như thế nào?

12.  Tại sao Chúa không tỏ mình?

13.  Người giàu có thường sống thế nào?

14.  Thiên Chúa khiêm nhường như thế nào?

15.  Thiên Chúa khiêm nhường như thế nào?

16.  Thiên Chúa khiêm nhường ra sao?

17.  Hôm nay Chúa Giê-su mời gọi điều gì?

18.  Quy luật sống còn của xã hội như thế nào?

19.  Chúng ta thấy được sự khiêm nhường của Thiên Chúa khi nào?

20.  Thánh Phao-lô đã dạy chúng ta như thế nào?

21.  Trong tin mừng, Chúa Giê-su dạy như thế nào?

22.  Ai là con người bé mọn?  

23.  Vương quốc của Thiên Chúa dành cho ai?

24.  Luật của Chúa như thế nào?

25.  Chúa Giê-su chủ trương thế nào?

26.  Ngôn ngữ của Chúa nói lên điều gì?

27.  Chúa muốn chúng ta sống đạo thế nào?

28.  Chúa Giê-su đã dạy bảo chúng ta ra sao?

=>  Hãy tìm câu trả lời từ bài “Tóm ý”.

 

Bài 1: HIỀN LÀNH, KHIÊM NHƯỜNG

1/ Câu chuyện về thần Mặt Trời và Thần Gió : Hai vị Thần này luôn tranh luận xem ai mạnh hơn ai/ Sẵn dịp hôm đó có một người mặc áo choàng đi trên đường vắng, hai vị Thần bèn cá với nhau : Ai làm cho người đàn ông kia bỏ áo choàng ra thì người ấy thắng cuộc/ Gió đồng ý và xin ra tay trước / Gió càng thổi mạnh thì gã đàn ông kia càng giữ chặt lấy cái áo, cuối cùng chàng gió không làm gì được nên chịu thua/ Sau đó Thần mặt trời mới ra tay -> Mặt trời từ từ chiếu những tia nắng ấm xuống, một lúc sau  người đàn ông kia cảm thấy nóng bức và thế là người ấy phải cởi áo ra.

2/ Bài học từ câu chuyện trên đây : Tác giả câu chuyện kết luận như sau : Bạn có thể dễ dàng thành công nhờ vào sự hiền lành dễ thương hơn là áp dụng kiểu bạo lực /

3/ Kiểu hành xử nào đang ngự trị trong thế giới hôm nay?Ngày nay, sự hiền lành dễ thương không còn được đánh giá cao như trước đây/ Cách hành xử kiểu quân tử tàu cũng khó còn đất sống/ Bởi vì ngày nay kiểu hành xử bạo lực đang rất phổ biến và đang có mặt khắp nơi, cả trên phim ảnh, sách báo, truyền hình, Internet/ Thế giới đang sống khác xa với lời Chúa dạy : “ Các con hãy học cùng ta, vì ta hiền lành…”

4/ Tiên tri Isaia đã diễn tả sự hiền lành của Chúa Giê-su như thế nào? Ngài diễn tả sự hiền lành của Đức Ki-tô như sau : Ngài không la hét, không to tiếng hoặc ăn nói ồn ào ngoài đường phố/ Ngài không bẻ gãy cây sậy bị dập, không thổi tắt ngọn đèn còn leo loét .

5/ Một thí dụ tuyệt hảo về sự hiền lành của Chúa Giê-su : Sự hiền lành, dễ thương của Chúa mà điển hình là cách Ngài xử  sự đối với người phụ nữ phạm tội ngoại tình/ Chúa đã dễ thương đối với chị, mà còn cư xử dễ thương đối với những kẻ tố cáo chị -> Bọn họ vốn tự cho mình là người công chính, nhưng Chúa Giê-su không la hét, không mắng mỏ họ, Nhưng Ngài chỉ lặng thinh, cúi xuống viết trên cát và luôn mong rằng họ sẽ suy nghĩ lại /

6/ Dụ ngôn mục tử và con chiên lạc, ngụ ý Chúa muốn dạy gì? Chúa khuyên chúng ta bắt chước người mục tử hiền lành, người ấy không hề đánh đập, la hét, lôi kéo con chiên về nhà, trái lại Ngài đã vác nó lên vai/ Chúa cũng khuyên chúng ta bắt chước người cha trong dụ ngôn đứa con hoang đàng/ Ông đã không quở mắng, oán trách, nhưng ông đã ôm hôn cậu, phục hồi địa vị và mở tiệc ăn mừng/

7/ Qua đoạn tin mừng, Chúa mời gọi chúng ta điều gì? Đây là một lời mời gọi quan trọng, đó là hãy noi gương bắt chước Chúa, sống hiền lành và khiêm nhường/ Hãy cố gắng đối xử với mọi người bằng sự nồng ấm, chân tình/ Sau đó là hãy đối xử tốt với những kẻ làm hại chúng ta theo cách Chúa đối xử với người phụ nữ ngoại tình, của người cha và đứa con  hoang, của người mục tử với con chiên lạc/ Nghĩa là : Quảng đại, cảm thông và không lên án/

8/ Chúng ta sẽ thực thi lời Chúa khuyên nhủ như thế nào? Sau cùng Chúa muốn chúng ta phải xử khôn khéo và tế nhị đối với những kẻ đang mang lấy gánh nặng khổ đau, bất hạnh/ hãy đem đến cho họ sự an ủi khích lệ. Tóm lại: Hãy thực thi lời khuyên nhủ của Chúa “ Hãy học cùng ta vì ta hiền lành….”

9/ Suy nhược thần kinh do đâu? Nhiều người suy nhược thần kinh do stress, có một số người muốn tự tử vì không đủ sức tiếp tục cuộc sống/ Chúa mời chúng ta đến với Ngài ,hỡi tất cả những ai đang phải gánh vác nặng nề/ Gánh nặng của nỗi đau vì sự vấp ngã trong quá khứ, gánh nặng trách nhiệm hiện tại, gánh nặng do phải mang  vác vì người khác/ Họ không vượt qua được vì quá sức của họ/

10/ Vì sao ta phải đến với Chúa? Tất cả những ai bị căng thẳng, lo âu, chán chường, mệt mỏi/ Tất cả những ai muốn tìm một chút nghỉ ngơi/ Hãy chạy đến với Chúa, chúng ta sẽ tìm được sự an tĩnh/ Chúa Giê-su mời gọi : Hãy mang lấy ách của tôi, Chúa Giê-su không ngần ngại nói đến cái ách của Ngài mà những kẻ chạy đến với Ngài phải mang/ Chúa không giấu ta về những đòi hỏi nghiêm túc, về con đường hẹp mà ít người muốn đi, về thánh giá mà ta phải vác để theo Ngài/

11/ Làm thế nào để tìm được sự bình an? Sự bình an mà Chúa Giê-su hứa ban đâu phải là thứ bình an dễ kiếm dễ tìm mà không đòi hỏi phải từ bỏ, đó là thứ bình an ngay giữa những khổ đau và nước mắt : Vì biết rằng mình được Thiên Chúa yêu thương, vì xác quyết rằng mình làm theo đúng ý Thiên Chúa.

12/ Nhờ đâu chúng ta cảm thấy ách thì êm và nhẹ? Chúng ta cảm thấy ách thì êm mà gánh thì nhẹ là bởi chúng ta đang sống trong tình yêu, tình yêu làm cho mọi thứ trở nên nhẹ/ Chỗ nào có đầy lòng yêu mến thì chỗ ấy không ai cảm thấy vất vả, và cho dù là có vất vả thì người ta cũng cảm thấy thích cái vất vả đó/

13/ Chúng ta cần học ở Chúa điều gì? Chúa Giê-su kêu mời chúng ta làm học trò của Ngài-> học trường Giê-su, học ở Thầy Giê-su, học bài của Giê-su/ Bài học lại nằm nơi chính trái tim Ngài : “ Vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường!”

14/ Chúng ta có được bình an nhờ đâu? Khi mang đúng tâm tình Giê-su thì tâm hồn chúng ta được bình an trở lại ,chúng ta cần đến với Chúa Giê-su suốt đời, cần lột bỏ những sự tự hào là mình  khôn ngoan, thông thái, cần sống khiêm nhu như trẻ thơ, nhờ đó chúng ta sẽ đi vào thế giới của Thiên Chúa, Thế giới của sự bình an

15/ Đặc tính của Thiên Chúa: Chúng ta luôn tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng toàn năng, quyền phép/ Vì thế nên chúng ta luôn nghĩ Ngài là Đấng oai nghi, bệ vệ ,cao sang quyền thế, xa cách/ Chúng ta không bao giờ dám nghĩ Ngài là Đấng khiêm nhường, nhưng thật sự Thiên Chúa lại rất khiêm nhường/

16/ Thiên Chúa khiêm nhường như thế nào? Chính vì khiêm nhường nên Thiên Chúa ẩn mình trong vô hình/ Ở thế gian, nếu một con người giàu có, quyền thế thường chiếm rất nhiều không gian của kẻ khác, người quyền thế thì ở nhà lớn, ngồi ghế rộng, ai thấy họ cũng phải khép nép, sợ sệt ,nên thường nói năng mất tự nhiên, đi đứng phải ké né, nhìn trước trông sau , trông thật tội nghiệp /**R

 

Bài 2: THIÊN CHÚA HẠ MÌNH

17/ Nếu Thiên Chúa hiện nguyên hình thì sao ? Nếu Thiên Chúa hiện hình đứng ở giữa chúng ta, chắc chúng ta không ai dám ngồi thoải mái như bây giờ/ Trái lại, chúng ta sẽ quỳ xuống gục đầu mà đấm ngực ăn năn/ Có khi lại lăn đùng ra chết ngất. Chính vì thế nên Thiên Chúa đã che giấu dung nhan/ Ngài ẩn mình trong vô hình để chúng ta được tự do, Thiên Chúa nhường không gian cho con người, Ngài đã trở nên một kẻ nghèo hèn bé nhỏ đến độ bị mọi người lãng quên/ Có khi còn coi thường ,bất kính.

18/ Thiên Chúa khiêm nhường cách nào nữa? Thiên Chúa luôn giữ im lặng/ Trong xã hội, kẻ có quyền thường nói nhiều, người chức nhỏ phải nghe người chức lớn nói, người nhỏ có muốn nói cũng bị tiếng nói của người lớn át đi. Thiên Chúa đã trở nên bé nhỏ để nhường lời cho con người/ Ngài luôn lắng nghe con người ngay cả khi bị con người chỉ trích, chống đối, lên án Ngài/ Ngài trở nên bé nhỏ, nghèo hèn, khép nép, im lặng trong thế giới ồn ào của loài người/

19/ Thiên Chúa càng khiêm nhường hơn nữa/ Vì quá khiêm nhường nên Thiên Chúa đã cúi xuống trên thân phận con người, con người chẳng là gì cả nhưng Thiên Chúa vẫn thương /Chúa còn cúi sâu hơn nữa với các tội nhân để nâng họ lên/ Khi người ta cúi xuống trước một kẻ cao trọng / thì sự khiêm nhường ấy có thể bị nghi ngờ nhưng khi người ta cúi xuống trước một tội nhân ,sự khiêm nhường ấy rất chân thật và đáng tin  /

20/ Thiên Chúa khiêm nhường chứng tỏ được điều gì? Thiên Chúa khiêm nhường chứng tỏ quyền năng vô biên của Thiên Chúa/ Thông thường người ta dùng quyền năng để chiến thắng, để chế ngự, để đè bẹp, để nghiền nát địch thủ của mình/ Trái lại quyền năng của Thiên Chúa sử dụng để chịu thua, để yêu thương, tha thứ/ Quyền lực bộc phát là quyền lực không kềm chế được/ Người khiêm nhường chế ngự được sức mạnh của mình, đó mới chính là quyền năng mạnh mẽ thật sự /

21/ Làm sao chúng ta thấy được sự khiêm nhường của Thiên Chúa? Thiên Chúa vô hình nên chúng ta khó có thể hiểu được sự khiêm nhường của Thiên Chúa/ Nếu như ta không thấy được sự khiêm nhường của Chúa Giê-su, Chúa Giê-su khiêm nhường nên Ngài không ngừng đi xuống -> Từ trời cao Ngài hạ mình xuống thế, từ một con Thiên Chúa Ngài đã hạ mình để xuống trần làm người thường, là một Thiên Chúa cao sang Ngài đã tự nguyện xuống làm một người dân dã bình thường nghèo hèn/ Là Đấng thánh thiện vô cùng, Ngài đã nhận lấy thân phận tội đồ/ Là Đấng hằng sống, Ngài đã tự nguyện chết đi, một cử chỉ khó quên là Ngài đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ trong nhà tiệc ly/ Chúa đã hạ mình tận cùng Ngài không còn có thể nào xuống thấp hơn được nữa /

22/ Chúng ta phải làm thế nào để gặp được Thiên Chúa? Thiên Chúa luôn tìm đường đi xuống, Ngài làm gương khiêm nhường con người /kẻ kiêu căng thì luôn  tìm cách nâng mình lên/ Nên họ chẳng bao giờ gặp được Thiên Chúa vì Thiên Chúa khiêm nhường nên chỉ có ai khiêm nhường nhỏ bé mới gặp được Thiên Chúa/

23/ Lời Chúa Giê-su mời gọi hôm nay: Chúa tha thiết mời gọi: “ Hãy học cùng ta vì ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng, hãy học trường Giê-su, hãy học cùng Thầy Giê-su, hãy học bài học Giê-su, hãy bước theo những bậc thềm khiêm nhường của Thầy Giê-su” Ngài đang ở bậc cuối cùng chờ đợi ta, ta sẽ được gặp Ngài, ta sẽ được kết hiệp với Ngài , nhờ đó ta sẽ được bình an/

24/ Quy luật sống còn của thời đại: Lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng, mạnh được yếu thua. Được làm Vua thua làm Giặc là những quy luật quá phổ biến trong thời đại hôm nay/ Nếu đem so với lời giảng dạy của Chúa Giê-su về Đức hiền lành và khiêm nhường, quả thật khó chấp nhận, khó tin/ Hay nói cho đúng hơn là nó quá chướng tai, ngược thời đại/

25/ Thánh Phao-lô đã nói gì về điều này? Chúa Giê-su vẫn luôn tiếp tục mời gọi : “ Hãy học cùng ta…” / Đây là 2 Đức tính đặc biệt nhất nơi Chúa Giê-su/ Thánh Phao-lô nói : Đức Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nhất quyết đòi duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa/ Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang đó, mặc lấy thân nô lệ, trở nên người phàm, sống như một người trần thế/ Ngài lại còn hạ mình để vâng lời đến nỗi đã bằng lòng chịu chết trên thập tự giá/( Pl2,6-8)/ Đây là một sự hạ mình tột cùng/

26/ Vì sao phải sống khiêm nhường? Trong tin mừng, Chúa Giê-su cho biết, người có tâm hồn bé nhỏ, khiêm nhường là người được Chúa yêu thương cách đặc biệt và còn được Chúa tỏ cho biết mầu nhiệm nước trời/ Vì chỉ ai có tâm hồn bé nhỏ mới có trái tim mở rộng để đón nhận lời Chúa/ Trong lời cảm tạ Chúa Cha, Chúa Giê-su đã nói :  Lạy cha, con ngợi khen Cha, Vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết mầu nhiệm Nước Trời, mà lại chỉ mạc khải cho những con người bé mọn/

27/ Những ai là con người bé mọn?Theo tin mừng Mathêu, kẻ bé mọn là những con người nghèo khổ, những con người yếu thế, những con người đang phải mang vác nặng nề/

28/ Ách nặng nề là những thứ gì ?Trong Do Thái giáo, cái ách là gánh nặng, thường là hình ảnh của lề luật, các Thầy thông luật thường cho mình là khôn ngoan thông thái, thường hay bày vẽ ra đủ thứ luật lệ, mà những kẻ đơn sơ hèn mọn thì dù có cố gắng cỡ nào cũng chẳng thể nào tuân giữ trọn vẹn được/

29/ Ai làm nô lệ cho lề luật ? Kẻ bé mọn thì đầu óc cũng đơn sơ chất phác nên họ khó phân biệt được các điểm nào chính, điểm nào phụ trong những điều luật chi ly lắt léo mà đầu óc mấy ông Pharisêu nghĩ ra, Pharisêu là những kẻ chỉ câu nệ vào luật, chỉ biết sống như cái máy, có khả năng giăng lưới ,giăng bẫy khiến cho những kẻ đơn sơ chất phác không thể nào lọt vào thế giới Thánh thiêng cao cả của họ đặt ra được .

30/ Chúa Giê-su đã phá bỏ điều gì ? Chúa Giê-su không chấp nhận một vương quốc của Thiên Chúa mà lại chỉ dành riêng cho những kẻ khôn ngoan thông thái và những kẻ đạo đức giả, chỉ biết cậy dựa vào thành tích giữ lề luật của mình/ Chúa đã đến như một người nghèo sống giữa những người nghèo và loan báo tin mừng cho mọi người nghèo/ Nước trời mà Chúa Giê-su loan báo là một vương quốc chỉ dành cho những người bé mọn, là nghèo về vật chất, mà còn nghèo về tinh thần nữa, đó là những kẻ tội lỗi/

31/ Chúa Giê-su chủ trương như thế nào?Chúa không chủ trương một xã hội ‘Vô kỷ luật’/ Ngài cũng có những đòi hỏi của riêng Ngài, nhưng luật lệ của Ngài phải là một cái ách êm ái, một cái gánh nhẹ nhàng/ Mà cái ách, cái gánh đó chính là lòng yêu thương/ Ngài cũng mời gọi chúng ta cùng đến để chia sẻ yêu thương/ Nhưng để có thể chia sẻ yêu thương, con người phải biết sống hiền từ và khiêm tốn/ Bởi lẽ kẻ kiêu ngạo không hề biết yêu thương/ Họ chỉ biết chiếm đoạt và thống trị/ và với tha nhân, họ luôn là những kẻ độc ác/

32/ Vì sao chân lý đơn giản nhưng lại cao siêu? Đời của Chúa Giê-su thật đơn sơ giản dị/ Ngài sống chung với những anh em bé nhỏ nghèo hèn/ Chúa không thích giàu sang, cũng chẳng muốn dùng quyền để thống trị, cũng chẳng tỏ ra khinh ghét người nào, cho dù là người bệnh tật, tội lỗi/ Cũng vì Ngài đặc biệt ưu ái với những con người này, nên đã bị thiên hạ dị nghị, coiNgài như những bạn thân ,đồng bàn với kẻ tội lỗi/ Chân lý Chúa mạc khải không phải là thứ chân lý cao siêu mà các bậc thông thái ở trần gian ưa suy luận, nhưng chân lý của Chúa rao giảng chính là chân lý tình thương, là thứ ngôn ngữ mà dù là các em bé sơ sinh cũng dễ dàng hiểu được/

33/ Thứ ngôn ngữ nào dễ hiểu nhất? Nhân loại không thiếu những nhà Bác học những nhà hiền triết/ Trong Giáo hội cũng không thiếu những bậc khôn ngoan thông thái/ Nhưng thứ chúng ta cần là ngôn ngữ tình thương, một thứ ngôn ngữ có khả năng tuyệt vời để mạc khải chân lý của Chúa/ Bởi vì Thiên Chúa là tình thương nên chỉ có ai biết yêu thương mới biết Thiên Chúa/ Còn ai không yêu thương thì không biết Ngài/ Mà đã không biết Ngài thì làm sao có thể rao giảng và làm chứng về Ngài được/

34/ Chúng ta phải sống thế nào? Là con cái Chúa, chúng ta phải lấy sự hiền hòa mà đối xử với nhau/ đừng tàn nhẫn, đừng xâu xé nhau, nhưng hãy khiêm tốn phục vụ nhau/ thay vì tự tôn, tự phụ, muốn đè đầu cưỡi cổ nhau/ Chính tình yêu đã làm cho ta nên hiền hòa, đơn sơ, khiêm tốn/ Tình yêu cũng giúp chúng ta đỡ đần gánh nặng cho kẻ khác hơn là làm khổ người mình yêu/ Chính đó là lý do tại sao Chúa Giê-su kêu mời chúng ta hãy học với Ngài/ Vì dịu dàng sẽ thắng bạo lực. **R

 

Bài 3: HÌNH ẢNH CỦA ĐẤNG CỨU THẾ 

35/ Chúng ta thường làm gì vào ngày chúa nhật? Ngày chúa nhật, chúng ta thường tụ họp nhau đông đủ để nghe Chúa dạy dỗ, ban của ăn nuôi dưỡng ,hầu có sức để tiếp tục cuộc sống ở đời tạm này như những đứa con của Chúa.

36/ Hôm nay Chúa Giê-su đã mời gọi điều gì? Chúa mời gọi những ai đang mang vác, gồng gánh nặng nề, hãy đến để Người cho hồi sinh và bồi bổ sức khỏe, mà lương thực chính là lời từ miệng Chúa, sau đó là chúng ta chuẩn bị rước lấy chính thịt, máu Chúa.*

37/ Chúa nói với chúng ta bằng hình ảnh nào? Chúa nói với mọi người qua bài đọc trong sách Dacaria. Chúa  bảo chúng ta hãy nhìn vào gương sáng của Chúa và đi vào con đường Ngài đã đi, một khi chúng ta chấp nhận, người sẽ ban Thánh linh để nâng đỡ chúng ta.

38/ Vì sao chúng ta biết trông chờ một vị Thiên sai? Rất nhiều vị ngôn sứ đã được sai đến để nói với con cái loài người về một vị Thiên Chúa là Cha. Đặc biệt trong những giai đoạn bi thảm nhất của lịch sử dân Chúa. Lâu dần người ta biết chờ mong một vị Thiên sai, có nhiệm vụ cứu thế sẽ đến.

39/ Trong lịch sử cứu độ, Thiên Chúa đã cứu dân như thế nào? Lần trước Thiên Chúa đã cứu dân ra khỏi đất Ai Cập. Nhưng lần này, tầm mức cứu độ sẽ rộng lớn hơn. Thiên Chúa sẽ thi hành lời hứa với tổ phụ Abraham, là sẽ đưa mọi dân tộc vào cõi hạnh phúc vô tận, dành riêng cho dòng dõi được tuyển chọn.

40/ Tâm lý của dân chúng đang nghĩ gì về ơn cứu độ? Dân chúng với đầu óc nặng nề về mặt thế tục nên con người chỉ mong chờ một cuộc cứu độ bằng uy quyền và vũ lực, người ta tin rằng: Thiên Chúa sẽ đến với cánh tay mạnh mẽ của một dũng sĩ.

41/ Người ta đã hiểu lời Dacaria như thế nào? Ông nói: Người sẽ đến như Đấng công chính, như vị thẩm phán xét xử công minh để phân biệt người lành ra khỏi kẻ dữ, Người sẽ đến như Đấng cứu chuộc, như Đấng toàn thắng trong uy lực của Thiên Chúa.

42/ Tâm lý của người Do Thái lúc này là gì? Bằng hai danh xưng ở trên. Dacaria đã loan báo chính là Đấng mà muôn dân đang trông đợi. Thế mà ông lại nói Đấng công chính xét xử và Đấng cứu độ sẽ đến. Hơn nữa ông còn nói thêm : Người là hoàng đế, như vậy quá hợp với ý mà dân đang mong chờ. Vì họ vẫn luôn tưởng tượng Đấng cứu thế sẽ là hoàng đế của Dân Người.

43/ Ai có thể chấp nhận những lời tiếp theo của Dacaria? Nhưng ông đã bắt đầu rời xa quan niệm của dân và đi ngược lại với ý nghĩ của họ, khi ông cố mô tả thêm: Chúa cứu thế là Đấng khó nghèo/ Ngài ngồi trên lưng một con lừa rất nhỏ / thật khó có thể chấp nhận những lời như thế.

44/ Biểu tượng mà người ta đang nhìn về Đấng cứu thế là ai? Là hình ảnh của một vị hoàng đế đang lên. Một nhà Vua của đế quốc Hy Lạp mà danh hiệu của ông là Alexandre đại đế. Ông đánh đông dẹp bắc, ngày nào ông cũng chiếm thêm được một số đất đai. Danh xưng của ông nơi nào cũng biết. Ông còn rất trẻ với tuổi 30. Đây mới là hình ảnh của một vị hoàng đế thống trị hoàn vũ.

45/ Tại sao Dacaria lại đưa ra một hình ảnh đối nghịch? Dacaria đã tuyên bố Đấng cứu thế lại là một con người nghèo khó, cưỡi lừa chứ không cưỡi ngựa khi lâm trận. Mà lại là một con lừa bé nhỏ hiền từ và quá yếu đuối. Cứu Chúa của dân Do Thái không thể nào như vậy được. Đấng cứu thế mà như vậy thì không khác gì một đứa con nít đang đứng bên cạnh dũng sĩ Alexandre đại thắng.

46/ Phản ứng của dân chúng ra sao? Họ đã bịt tai, họ cố không nghe, và chỉ cố bám vào hình ảnh quen thuộc về Chúa cứu thế uy nghi, hùng dũng. Vì thế khi Chúa Giê-su đến, dân chúng đã không nhận ra người là Đấng mà muôn dân đang trông đợi.

47/ Có lần duy nhất nào Chúa Giê-su được tung hô? Chỉ có một lần Chúa Giê-su vào thành Giê-ru-sa-lem, Ngài ngồi trên lưng lừa. Những kẻ đơn sơ đã đón nhận Ngài như đấng cứu thế. Nhưng chỉ giây lát thôi. Bởi vì đầu óc và suy nghĩ của các đầu  mục Do Thái vẫn phủ nhận và loại trừ vị đại tiên tri nghèo khó, ngồi lên lưng lừa.

48/ Nhưng Dacaria đã nói thêm điều gì? Hôm nay Dacaria lại tuyên bố: Đấng cứu thế là con người nghèo khó, cưỡi lừa chứ không ngồi trên lưng ngựa chiến, mà là một con lừa nhỏ, yếu đuối. Bởi thế người ta không chịu nghe lời Dacaria. Nhưng mọi ngôn sứ đều loan báo và mọi người đều tin tưởng Đấng cứu thế sẽ đến và Ngài sẽ hủy bỏ chiến tranh cho cả 2 miền nam bắc. Ngài sẽ tái lập hòa bình cho đất nước của họ và sẽ triển khai thời kỳ thái hòa cho chư quốc.

49/ Dân chúng đã phản ứng như thế nào? Dacaria đã nói lời Chúa đúng như lời các tiên tri đã nói. Nhưng ông đã chỉ cho mọi người thấy một điểm khác biệt / một điểm mới mà mọi người cần phải lưu ý: Đó là Đấng thực thi ơn cứu độ sẽ khó nghèo và hiền lành.

50/ Hai hình ảnh nào cho thấy có điểm tương đồng với lời ông Dacaria nói? Hãy nhìn xem Đavit không phải là vị hoàng đế của khó nghèo và hiền lành sao? Hay là hình ảnh đứa trẻ nằm trong cái thúng, được thả trôi sông như Moisen, do đó ông mới mang cái tên là “cứu vớt”, là đứa bé bị thả trôi trên dòng sông Nil. Người ta không chịu nhìn vào lịch sử dân Chúa, mà chỉ lo ngưỡng vọng về nếp sống của các dân tộc chung quanh. Họ dẹp bỏ lời Dacaria để chỉ duy trì hình ảnh của một hoàng đế Alexandres đại đế.

51/ Ngẫu tượng là gì? Ngẫu tượng là hình ảnh những vị thần linh do con người tưởng tượng ra. Thiên Chúa không chịu như thế. Ngài  muốn ai chấp nhận Ngài, thì phải chấp nhận đúng bản chất của Ngài chứ Ngài không chịu một hình ảnh xuyên tạc.

52/ Bản chất của Chúa Giê-su như thế nào? Hôm nay Dacaria đã loan báo rõ ràng: và Chúa Giê-su đã thực hiện đúng như vậy. Chúa  bảo chúng ta : Hôm nay hãy đến học với Người, để trở nên giống Người, là đấng có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Chúng ta phải giữ  mình, đừng có những ý nghĩ sai lệch như dân Do Thái ngày xưa.  **R

 

Bài 4: ĐẤNG CỨU THẾ TRONG CON MẮT THẾ GIAN

53/ Ông Dacaria đã dọn lòng dân chúng như thế nào? Dacaria đã chuẩn bị lòng dân khi ông viết : hãy nhiệt liệt nhảy mừng, hỡi nữ tử Sion, Hãy reo hò lên hỡi nữ tử Giê-ru-sa-lem. Ông đã kêu mời dân chúng đi vào cuộc liên hoan thánh.

54/ Điều này gợi cho chúng ta nhớ lại điều gì? Đây là hình ảnh Vua Đavit ngày nào đã nhảy múa trước hòm bia thánh đang được người ta cung nghinh về và đặt tại Sion (Giê-ru-sa-lem). Cũng có nghĩa là: Muốn đón nhận lời mạc khải về một Đấng mà Thiên Chúa sai đến để cứu dân trong khó nghèo và khiêm nhu. Người ta phải dọn lòng để sống trong bầu khí đạo đức, phải trở nên sạch tội mới có thể thấy được nhưng gì cao cả mà Thiên Chúa hứa ban.

55/ Những ai có trong con mắt của Thiên Chúa? Ý Chúa mời gọi chúng ta đến học ở trường học hiền từ và khiêm nhường trong lòng. Chúa Giê-su đã làm như thế, Chúa đã ngước mắt lên trời cầu nguyện cùng Chúa Cha. Chúa Giê-su cũng cho chúng ta thấy : Trong con mắt Thiên Chúa ,không có những hạng khôn ngoan thông thái kiểu thế gian mà chỉ có những kẻ bé nhỏ.

56/ Thiên Chúa là thượng đế, có giống với các hoàng đế không? Càng không giống hoàng đế như Vua Nabucodonosor. Những vị vua này lại càng xa Thiên Chúa, vị vua này cỗ tiệc linh đình với quần thần và các vị quan thông thái trong nước. Thế mà không một ai trong bọn họ có thể đọc được những chữ do một ngón tay viết ra trên tường. Mặt các nhà thông thái tái đi, vì họ không biết đọc làm sao.

57/ Ai đã đọc được chữ do sứ thần Thiên Chúa viết? Chỉ có một đứa bé, một trẻ nhỏ trong Nước Trời. Đaniel đã đứng ra đọc vanh vách và giải nghĩa phân minh. Quả thật, Thiên Chúa chỉ ban trí tuệ cho những kẻ khiêm nhường, càng bé mọn thì càng hiểu được các mầu nhiệm của Thiên Chúa.

58/ Chúa Giê-su muốn dạy chúng ta điều gì? Chúa Giê-su biết rằng: Chỉ những ai có tâm hồn trẻ thơ mới được Chúa Cha mạc khải sự thật về Thiên Chúa. Nên trước khi kêu gọi chúng ta đến với Người, Chúa muốn chúng ta phải sống trong bầu khí cầu nguyện, phải hiệp nhất với hội thánh thì mới có thể đón nhận và hiểu được đừơng lối cứu thế của Thiên Chúa.

59/ Muốn hiểu được đường lối của Thiên Chúa, chúng ta cần làm gì thêm?  Chúng ta phải tránh xa não trạng của thế gian, xác thịt / phải chấp nhận đường lối khó nghèo của phúc âm / phải có tâm hồn thư thái bình an, thì mới đón nhận được mạc khải của Thiên Chúa.

60/ Để có được cuộc sống an vui, chúng ta cần phải sống thế nào? Ai trong chúng ta cũng đều có vất vả, gánh nặng, cả bên ngoài lẫn bên trong. Nhưng nếu muốn có được cuộc sống an vui cho bản thân và gia đình, muốn cho gánh nặng ấy trở nên nhẹ nhõm, thì trong mình phải có sức mạnh và sự vui tươi. Nhưng trong chính lãnh vực tâm linh, thì thường khi chúng ta cũng phải rất vất vả nặng nề. Xác thịt nặng là do ham muốn tình dục, còn tính mê tật xấu thì kềm hãm tinh thần của chúng ta.*

61/ Thánh Phêrô hôm nay muốn dạy điều gì? Sự nặng nề của con người cũ không chịu buông tha cho chúng ta. Nói theo kiểu Phaolô là: Chúng ta đang mắc nợ xác thịt, nghĩa là chúng ta còn nuông chiều nó nhiều quá, và như vậy là chúng ta còn sống rất xa Thiên Chúa, chưa đi vào đường lối khó nghèo và như vậy con người chúng ta chưa được giải thoát.

62/ Hôm nay Chúa Giêsu muốn trao đổi với chúng ta điều gì? Một là người muốn cất gánh nặng cho chúng ta, hay có thể nói khác đi: Người muốn đặt lên vai chúng ta một cái ách nhẹ hơn, thoải mái hơn, hầu giúp chúng ta phục hồi lại con người vất vả của chúng ta. Lúc đó chúng ta sẽ tìm thấy sự nghỉ ngơi cho tâm hồn mình.

63/ Chúa đã giải thích về lề luật như thế nào? Cựu ước cho rằng lề luật là cái ách, Chúa Giêsu cũng tiếp tục dùng theo nghĩa này, Chúa công nhận luật nào cũng có khi làm cho chúng ta khó chịu. Luật nào cũng chỉ làm khổ con người / vì luật Do Thái không mang lại ơn giải thoát. Luật lương dân cũng vậy, nhưng không phải luật đi làm khổ người ta. Vì lề luật vốn tốt, nó chỉ không đúng, không tốt khi con người thêm thắt vào. Họ áp dụng luật theo dục vọng, khiến cho những lề luật của Thiên Chúa vốn tốt lại  bị lãng quên vì bộ mặt rườm rà như thói quen truyền thống của loài người.

64/ Tại sao luật lại là cái ách? Luật Do Thái dưới thời Chúa Giê-su là một điển hình và nội  dung của luật là lòng nhân nghĩa trong giao ước. Nhưng lâu dần người ta không còn nhớ đến bổn phận nhân nghĩa với Thiên Chúa nữa. Thay vào đó chỉ còn là những thắc mắc trong vấn đề giữ lễ lạc. Vì thế Chúa Giê-su mới thấy người ta đang vất vả dưới ách của lề luật. Chúa  bảo họ  đến để thay cho họ cái ách của Người, tức là luật mới của Người.

65/ Nói tóm tắt và dễ hiểu hơn là gì? Nói cho đúng hơn là, Người gọi chúng ta đến để đổ ơn thánh thần xuống trong lòng chúng ta, để chúng ta có được luật mới là tình mến.

66/ Thánh Phao-lô đã khuyên chúng ta điều gì? Ngài khuyên chúng ta hãy sống theo Thánh thần. Nếu có Thánh thần ở trong mình thì tuy thân xác còn rất vất vả vì tội lỗi. Nhưng tâm hồn lại sinh động ,hân hoan nhờ sức sống của Thần khí. Vì Đức Ki-tô phục sinh nhờ vào Thần khí thế nào thì người cũng làm cho tinh thần của chúng ta được mạnh sức ,cho dù thân xác chúng ta còn rất vất vả vì tội lỗi.

67/ Chúng ta nên hiểu ý Chúa kêu gọi như thế nào? nếu trong lòng ta có dồi dào tình mến thì những vất vả bề ngoài sẽ trở nên nhọ nhõm. Từ đó chúng ta mới hiểu được lời Chúa kêu mời chúng ta hãy nhận lấy ách của người để được nghỉ ngơi ,là thế .

68/ Chúa đến với chúng ta bằng hình thức khó nghèo như thế nào? Bí tích khó nghèo và khiêm cung chính là bí tích thánh thể. Tấm bánh nhỏ không là gì dưới con mắt của người thế gian. Nhưng đức tin dạy cho ta biết : đó là Thần khí của Đức Ki-tô đang đến cùng chúng ta. Những ai chịu khó đi vào con đường khó nghèo của Chúa. Họ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm thật sự ,ngay cả khi họ đang vất vả gánh nặng . Nhờ đó chúng ta sẽ được sống./  **R

 

TÓM Ý

1/ Câu chuyện về Thần Mặt Trời và Thần Gió dạy ta điều gì ?Câu chuyện này cho thấy chúng ta có thể dễ dàng thành công nhờ cách đối xử dịu dàng thay vì phải dùng bạo lực.

2/ Cách xử sự của con người ngày nay như thế nào?Ngày nay, cách hành xử bạo lực đang rất phổ biến trên sách vở, phim ảnh, báo chí, internet, thay cho cách hành xử quân tử, hiền lành dễ thương mà người ta cho là hèn nhát /

3/ Tiên tri Isaia diễn tả về Đấng cứu thế ra sao? Tiên tri Isaia diễn tả sự hiền lành của Chúa:Ngài không la hét, không to tiếng ồn ào ngoài đường phố, không bẻ gãy cây sậy bị dập, không thổi tắt ngọn đèn leo loét/

4/ Có mấy ví dụ của Chúa trong Tin mừng? Có 3 ví dụ về cách đối xử hiền lành: Người phụ nữ ngoại tình, bọn tố cáo chị ta / người mục tử nhân lành và con chiên lạc / người Cha nhân hậu trong đứa con hoang đàng.

5/ Chúa mời gọi chúng ta như thế nào?Chúa mời gọi chúng ta hãy bắt chước Chúa : Hãy sống quảng đại, cảm thông và không lên án/ Chúa muốn chúng ta xử sự khôn khéo, tế nhị với những kẻ đang mang gánh nặng khổ đau, bất hạnh, hãy đem đến cho họ sự an ủi ,khích lệ.

6/ Những thứ nào làm cho con người suy nhược? Người suy nhược thần kinh do phải gánh vác quá nặng như là : Khổ đau, vấp ngã, tuyệt vọng, họ không vượt qua được vì quá sức của họ/

7/ Chúa Giê-su đã vác phần nào? Phần nặng Chúa đã vác hết, Chúa chỉ chừa phần nhẹ cho chúng ta, chúng ta chỉ vác 100 gram trong tổng số 100kg của Thánh giá/ Chúng ta sẽ vác đủ vào cuối đời/

8/ Điều gì khiến Thánh giá thành nhẹ? Nếu chúng ta yêu mến Chúa, mọi thứ sẽ trở nên nhẹ, chúng ta lại càng thích chịu vất vả vì lòng yêu Chúa/

9/ Chúng ta cần học ở đâu? Chúng ta cần học trường Giê-su, Thầy Giê-su dạy ta  bài học   ở nơi chính Trái tim Chúa-> đó là bài : Hiền lành, khiêm nhường!*

10/ Chúng ta cần sống thế nào?Chúng ta cần loại bỏ những gì là tự hào, cho mình là khôn ngoan, thông thái, chúng ta cần đơn sơ, khiêm nhu như trẻ thơ, nhờ đó chúng ta mới vào được vương quốc của Thiên Chúa/

11/ Thiên Chúa tỏ quyền năng như thế nào? Chúng ta tuyên xưng Chúa toàn năng, quyền phép, oai nghi, thế thì làm sao có thể đến gần Chúa / bỡi Thiên Chúa rất khiêm nhường nên mới mời gọi chúng ta/ khiêm nhường nên Thiên Chúa mới ẩn mình / ở thế gian con người giàu có, quyền thế thường chiếm rất nhiều chỗ, người quyền thế thì ở nhà lớn, nên chúng ta luôn sợ sệt, ké né, nhìn trước trông sau, khiếp sợ nên không dám nói to tiếng/

12/ Tại sao Chúa không tỏ mình? Nếu Thiên Chúa tỏ hiện nguyên hình, chắc chúng ta ai cũng sợ sệt, chúng ta sẽ quỳ xuống đấm ngực, ăn năn, có khi còn ngã ra chết ngất, vì thế Thiên Chúa đã che giấu dung nhan, Ngài ẩn mình để cho chúng ta được tự do, Thiên Chúa nhường không gian cho con người, Ngài trở nên bé nhỏ, nghèo hèn nên bị mọi người lãng quên, coi thường, bất kính/

13/ Người giàu có thường sống thế nào? Trong xã hội, kẻ giàu có thường nói nhiều, người có chức lớn thường phát biểu, kẻ nhỏ hơn phải nghe chớ không được nói, có nói cũng bị tiếng nói người đó lấn át đi/ Thiên Chúa luôn nhường lời cho con người, Ngài luôn lắng nghe, ngay cả khi bị con người chỉ trích, chống đối, kết án, Ngài trở nên bé nhỏ trong thế giới ồn ào của con người/

14/ Thiên Chúa khiêm nhường như thế nào? Thiên Chúa khiêm nhường nên cúi xuống trên con người, con người chẳng là gì nhưng Chúa vẫn thương, Chúa còn cúi sâu hơn để nâng các kẻ có tội lên/ Khi ai đó cúi xuống trước một kẻ nghèo hèn, hành động đó có thể là giả dối, nhưng khi Chúa cúi xuống trên một tội nhân thì dứt khoát hành động đó bảo đảm là chân thật/

15/ Thiên Chúa khiêm nhường như thế nào?Thiên Chúa là đấng quyền năng vô biên, thông thường người ta dùng quyền năng để chiến thắng, để đè bẹp, để nghiền nát địch thủ, trái lại Thiên Chúa lại dùng quyền năng để chịu thua, để yêu thương, để tha thứ/ Kẻ dùng quyền lực khó kềm chế được, nhưng Chúa khiêm nhường thì kềm chế được sức mạnh của mình/ Đó là khiêm nhường thật sự/

16/ Chúng ta thấy được sự khiêm nhường của Thiên Chúa khi nào? Chúng ta chỉ thấy được sự khiêm nhường khi Ngài không ngừng đi xuống, từ trời cao Ngài hạ mình xuống thế, từ một con Thiên Chúa, Ngài bỏ trời cao để xuống thế làm một con người thấp hèn, là Đấng Thánh thiện vô cùng, Ngài nhận lấy thân phận tội đồ, là Đấng hằng sống, Ngài tự nguyện chết đi. Một cử chỉ khó quên là Ngài quỳ xuống rửa chân cho các tông đồ, Ngài đã xuống quá thấp nên chẳng còn có chỗ thấp hơn nữa/

17/ Thiên Chúa khiêm nhường ra sao? Ngài luôn tìm cách đi xuống, con người kiêu căng nên tìm mọi cách để nâng mình lên, vì thế họ chẳng bao giờ gặp được Thiên Chúa/ Vì Thiên Chúa quá khiêm nhường nên chỉ ai khiêm nhường nhỏ bé mới gặp được Thiên Chúa/

18/ Hôm nay Chúa Giê-su mời gọi điều gì? Chúa Giê-su mời gọi, Ngài đang ở dưới cuối bậc thang chờ đợi chúng ta/ ta sẽ gặp được Ngài, sẽ được kết hiệp với Ngài, chúng ta sẽ được bình an/

19/ Quy luật sống còn của xã hội như thế nào?-> Lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng, mạnh được, yếu thua, được làm vua thua làm giặc/ Đây là những quy luật thức thời/ Còn Chúa Giê-su bảo: Hãy sống hiền lành, khiêm nhường, người đời lại cho là chướng tai, ngược thời đại/

20/ Thánh Phao-lô đã dạy chúng ta như thế nào? Ngài nói : Hiền lành và khiêm nhường là 2 đặc tính của Chúa Giê-su, Ngài còn nói : Đức Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nhất quyết đòi duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang đó và mặc lấy thân phận nô lệ, trở nên người phàm, sống như một người trần thế, Ngài còn hạ mình để vâng lời đến nỗi đã bằng lòng chịu chết trên thập tự giá ( Pl 2,6-8) đây là một sự hạ mình tột cùng/

21/ Trong tin mừng, Chúa Giê-su dạy như thế nào? Ngài cho biết: Người có tâm hồn bé nhỏ, khiêm nhường là người được Thiên Chúa yêu thương cách đặc biệt và còn được Chúa tỏ cho biết mầu nhiệm nước trời/ Chỉ những ai có tâm hồn đơn sơ bé nhỏ, mới có thể đón nhận nước Thiên Chúa/

22/ Ai là con người bé mọn?  Người bé mọn là người nghèo khổ, những con người yếu thế //Trong Do Thái giáo, ách là gánh nặng, là hình ảnh của lề luật, mà những kẻ đơn sơ, hèn mọn thì không thể nào tuân giữ trọn vẹn được/ Kẻ bé mọn thì đầu óc chất phác nên cũng không thể phân biệt được điều nào chính điều nào phụ/ Những điều luật chi li lắt léo do đầu óc mấy ông kinh sư nghĩ ra là để giăng bẫy khiến cho những kẻ đơn sơ chất phác không thể nào lọt vào được trong thế giới thiêng thánh do họ đặt ra được.

23/ Vương quốc của Thiên Chúa dành cho ai? Chúa Giê-su không chấp nhận một vương quốc của Thiên Chúa mà chỉ dành riêng cho hạng khôn ngoan, thông thái ,là những kẻ đạo đức giả/ Chúa chỉ muốn dành riêng cho những người nghèo khổ, dốt nát, những người tội lỗi, những người luôn chịu thiệt thòi/

24/ Luật của Chúa như thế nào? Chúa Giê-su không chủ trương một xã hội vô kỷ luật , Chúa cũng có những đòi hỏi của riêng Ngài/ Luật phải có tình, luật phải êm ái, nhẹ nhàng, luật giúp người ta hoàn thiện chứ không phải trở thành gánh nặng đè lên vai/ Chúa kêu gọi chúng ta đến để chia sẻ yêu thương/ Nhưng muốn yêu thương thì phải hiền lành và khiêm tốn / Bởi lẽ kiêu ngạo thì không biết yêu thương, họ chỉ biết thống trị và độc ác/

25 Chúa Giê-su chủ trương thế nào? Chúa yêu thương mọi người, không khinh ghét ai, Chúa càng đến gần người nghèo khó, tội lỗi, cho dù có bị dị nghị, mang tiếng/ Ngôn ngữ của Chúa là ngôn ngữ yêu thương nên cho dù là em bé sơ sinh cũng hiểu được thứ ngôn ngữ đó/

26/ Ngôn ngữ của Chúa nói lên điều gì? Ngài là Thiên Chúa tình thương, nên chỉ có những ai biết yêu thương mới hiểu được ngôn ngữ đó và mới gặp được Thiên Chúa, ai không yêu thương thì không biết Ngài / mà đã không biết Ngài thì làm sao rao giảng về Ngài được!

27/ Chúa muốn chúng ta sống đạo thế nào? Là con cái Chúa, chúng ta phải đối xử hiền hòa với nhau, đừng tàn nhẫn, đừng xâu xé nhau, đừng đè đầu cưỡi cổ nhau/ Hãy giúp cho người khác nhẹ gánh hơn là đè đầu cuỡi cổ họ/ Tình yêu giúp chúng ta đỡ đần gánh nặng cho người khác hơn là làm khổ anh em mình, những người mà mình phải yêu thương/

28/ Chúa Giê-su đã dạy bảo chúng ta ra sao? Hãy đến và học với Ngài vì sự hiền lành ,dịu dàng , khiêm tốn sẽ thắng mọi bạo lực  / **R

 

Giuse Luca / Kinh Thánh Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 1684
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  14
 Hôm nay:  2293
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11352597
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top