Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng CN 26 Thường Niên A (Giuse Luca)

CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN A  - 01/10/2017

ĐỀ TÀIAI LÀM THEO Ý CHA MÌNH

Lời Chúa: Mt 21, 28-32

 

 

ĐỀ TÀIAI LÀM THEO Ý CHA MÌNH

 

Tung hô Tin Mừng:     Ga 10,27

Haleluia. Haleluia. Chúa nói: Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng, và chúng theo tôi. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Mt 21, 28-32

Nó hối hận, nên lại đi. Những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông.

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Mát-thêu.

28 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các thượng tế và kỳ mục trong dân rằng: “Các ông nghĩ sao? Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: ‘Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho.’ 29 Nó đáp: ‘Con không muốn đâu!’ Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi. 30 Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: ‘Thưa ngài, con đây!’ nhưng rồi lại không đi. 31 Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha?" Họ trả lời: "Người thứ nhất." Đức Giê-su nói với họ: "Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông. 32 Vì ông Gio-an đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy; còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin. Phần các ông, khi đã thấy vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy."

Đó là lời Chúa.

 

 NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI D HIỂU BÀI TIN MỪNG

 

1/ Ơn nào cao quý nhất mà Chúa ban cho chúng ta ?

2/ Thiên Chúa sẽ dựa vào điều gì để xét xử chúng ta ?

3/ Ai là người làm theo ý Cha mình ?

4/ Ai yêu Chúa bằng lời ?

5/ Ai sống đạo giả tạo ?

6/ Ai sống đạo chân thật ?

7/ Họ cụ thể là những ai?

8/ Vì sao họ khó trở lại ?

9/ Trở ngại lớn nhất cho việc tìm đến Nước Trời là gì ?

10/ Dụ ngôn hôm nay đề cập đến mấy thái độ ?

11/ Thế nào là đạo đức giả ?

12/ Muốn vào nước Chúa ,ta phải làm sao ?

13/ Thánh Giacobe dạy thế nào?

14/ Trần gian có gì chắc chắn không ?

15/ Tại sao chúng ta phỉa luôn hy vọng ?

16/ Điều kiện nào để được Chúa tha ?

17/ Thái độ Chúa như thế nào ?

18/ Kẻ tội lỗi nên làm gì trước tiên ?

19/ Chúa khuyên chúng ta như thế nào ?

20/ Bọn biệt phái luật sĩ kiêu căng ra sao ?

21/ Người con thứ tượng trưng cho ai ?

22/ Ai là chủ, ai là thợ ?

23/ Làm việc cho Thiên Chúa có nghĩa là gì ?

24/ Thế nào là sống đức tin ?

25/ Muốn làm con Chúa , ta phải sống thế nào ?

26/ Kẻ đứng hàng đầu phải xuống hàng chót, tại sao ?

27/ Câu chuyện dụ ngôn muốn dạy điều gì ?

28/ Ngày nay trong giáo hội cũng có mấy hạng người ?

=>  Hãy tìm câu trả lời từ bài “Tóm ý”.

 

Bài 1: NÓI VÀ LÀM

1/ Ơn cao quý nhất mà Thiên Chúa ban cho con người là gì? Là sự tự do, và với sự tự do này, con người có thể bước theo Chúa, nhưng cũng có thể quay lại chống Ngài. Con người có thể vâng theo Thánh ý Chúa, nhưng cũng có thể từ khước đường nẻo của Ngài.

2/ Thiên Chúa sẽ căn cứ vào đâu để xử chúng ta? Một điều thật quan trọng là Thiên Chúa sẽ xử sự với chúng ta tùy theo việc làm của chúng ta, chứ không dựa vào lời nói.

3/ Ai làm theo ý người Cha? Trong hai người con, người được coi là đã thực thi ý định của Cha không phải là người đã mau mắn trả lời vâng trước lệnh truyền của Cha. Nhưng trong thực tế hành động lại không làm, mà chính là người tuy đã trả lời không, nhưng trong thực tế lại đi làm điều Cha đã truyền dạy.

4/ Những kẻ nào chỉ yêu Chúa bằng lời? Vào thời Chúa Giê-su cũng như ở thời đại hôm nay vẫn có những người tỏ ra ngoan đạo, công chính, siêng năng với các việc đạo đức, kinh hạt, nhà thờ nhà thánh. Lời nói thì luôn thuần thục với những giáo huấn của Chúa, nhưng trong hành động lại không có chút vẻ gì là ưng nhận những điều Chúa truyền dạy. Bề ngoài xem ra dễ bảo, nhưng thực chất thì khó dạy. Họ dễ đánh lừa thiên hạ bằng cái sự mau mắn bên ngoài của họ.

5/ Vào thời Chúa Giê-su, họ tượng trưng cho hạng người nào? Hạng người sống bằng vẻ bề ngoài đó, tượng trưng cho hàng tư tế, đầu mục, biệt phái, thông luật. Tuy họ có thể dùng vẻ bề ngoài để đánh lừa dư luận. Nhưng thật ra họ đã đánh mất chỗ của họ trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.

6/ Ai là người thế chỗ cho họ? Những người mà ai cũng biết là họ đang vi phạm Thánh ý Chúa. Người thu thuế và gái điếm đã thế chỗ cho họ. Hạng người này qua lối sống của mình, đã nói không trước lệnh truyền của Chúa. Nhưng đến một lúc nào đó, những người này đã nhận ra sự sai trái của mình, đã biết hối cải và mau mắn đi làm điều Chúa truyền dạy. Nhờ các giáo huấn của Chúa mà họ đã thức tỉnh, thay đổi hẳn lối sống.

7/ Những người này cụ thể là những ai? Họ là người đàn bà xứ Samaria đã gặp Chúa Giê-su bên giếng Giacop. Họ là Giakêu được Chúa đến viếng nhà. Họ là người phụ nữ đã xức dầu thơm cho Chúa. Họ là tên cướp đã chịu đóng đinh bên cạnh Chúa, là tất cả những kẻ tội lỗi đầm đìa, nhưng biết ăn năn hối cải, vấn đề chính yếu là họ đã làm theo ý Chúa.

8/ Những dấu chỉ bên ngoài: Người ta thường tự mãn với một nhãn hiệu, một dấu chỉ bên ngoài nào đó -> Ví dụ  như: Họ tự hào là một giáo dân ngoan đạo nên rất khó lòng cho việc ăn năn trở lại, khó lòng mở rộng tâm hồn để đón nhận cái mới, cái bất ngờ, cái chưa hề được nghe biết bao giờ.

9/ Trở ngại lớn nhất nằm ở đâu? Trở ngại lớn nhất cho việc vào được Nước Trời không phải là tội lỗi, mà là sự ngủ mê trong các tiêu chuẩn đạo đức được chúng ta tự dựng lên. Sự ngán ngại phải đặt lại vấn đề là những cái đã được chúng ta lỡ xác tín. Tuy nhiên, nhờ đặt lại vấn đề như thế, mới giúp chúng ta nhận biết được đúng Thánh ý Chúa, mới giúp chúng ta đi đúng con đường mà Chúa muốn chúng ta đi.

10/ Dụ ngôn đang được Chúa Giê-su đề cập đến thái độ nào? Nói và làm là hai thái độ hoàn toàn khác nhau, có người nói mà không chịu làm, có người không nói nhưng lại làm. Hạng nói mà không làm chính là biệt phái và luật sĩ, họ tự cho mình đạo đức nên khi nghe Chúa Giê-su rao giảng. Họ không chịu tin mà còn tìm mọi cách để chỉ trích chính Chúa, chỉ trích những người tin Chúa, chỉ trích Chúa chuyên đón tiếp người tội lỗi và thu thuế ,là những ngườit tuy đang sống trong tội nhưng khi nghe Chúa giảng lại biết thực tình ăn năn thống hối và tin vào Chúa Giê-su.

11/ Lời nói và việc làm, cái nào trọng hơn? Trong đời sống chúng ta thường gặp những người nói hay, nói nhiều, nhưng làm chẳng bao nhiêu. Tục ngữ Việt Nam có câu : “ Ba bò không được một bát nước xáo”, trái lại có những người tuy ít nói, có khi không biết nói nhiều, nhưng lại làm được rất nhiều.

12/ Chúng ta thường thích loại người nào? Nhất thời chúng ta có thể thích người nói hay nhưng sống càng lâu, chúng ta càng mến kẻ nói ít nhưng làm nhiều. Trong đời sống thiêng liêng cũng thế, Chúa Giê-su yêu chuộng những người làm việc hơn là những kẻ chỉ biết nói suông. Chúa Giê-su đã từng vạch rõ những trò giả dối này : Không phải những ai chỉ nói lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào Nước Trời, nhưng chỉ những người làm theo ý Cha Ta trên trời mà thôi (Mt 7,21).

13/ Lời dạy của Thánh Yacobê: Đức Tin phải biểu lộ bằng việc làm mới là Đức Tin sống động, Thánh Yacobê dạy: Đức Tin không có việc làm là Đức Tin chết (Gc 2,17) tình yêu phải có việc làm, yêu Chúa phải biểu lộ bằng việc làm.

14/ Con người có thể thay đổi: Con người còn sống ở trần gian thì còn thay đổi. Đó là điều chúng ta cần cảnh giác: Biết đâu ta đang tốt, bỗng trở nên xấu? cũng như biệt phái, luật sĩ luôn tự hào mình tốt, nhưng khi Chúa Giê-su đến, họ đã trở nên xấu vì không chịu tin vào Chúa, không chịu hoán cải lối sống.

15/ Chúng ta luôn hy vọng vào điều gì? Con người có thể thay đổi, đó là điều làm cho chúng ta hy vọng. Vì nếu ta tội lỗi yếu hèn, ta vẫn có cơ hội ăn năn trở lại , ta sẽ không bị kết án trong tội lỗi của ta. Chúa còn cho ta cơ hội ăn năn trở lại với Chúa. Miễn là ta tự biết lỗi mình và quyết tâm đổi mới cuộc đời.

16/ Sám hối là điều kiện tối cần: Đã làm người ai cũng có sai lầm, vì bản chất con người là yếu đuối, bất toàn. Chúa không đòi hỏi chúng ta phải hoàn hảo đến độ không bao giờ sai lỗi. Nhưng Chúa đòi chúng ta khi sai lỗi phải biết ăn năn sám hối, sám hối rất cần thiết để được Chúa thứ tha. Chúa yêu thương và sẵn sàng tha thứ cho những tâm hồn biết ăn năn sám hối. Như lời Thánh Vịnh 50: “Chúa chẳng khinh chê một tấm lòng tan nát vì dày dò”.**R

 

Bài 2: MỘT LỐI SỐNG ĐẠO SAI LỆCH

17/ Chúa yêu thương tha thứ cho ai và nặng lời với ai? Trong Tin Mừng, chúng ta hãy nhớ lại: Chúa đã tha thứ cho bà Madalena, Chúa tha thứ cho người trộm lành, chúng ta thấy Chúa nhân từ thương xót biết bao. Nhưng Ngài lại chê ghét những con người kiêu căng, cứng cỏi, không chịu ăn năn sám hối. Trong Tin Mừng chúng ta thường thấy Chúa chỉ nhiếc mắng những người tự xưng mình là đạo đức nên lên mặt khinh khi kẻ khác và không nghe lời Chúa cảnh tỉnh.

18/ Sám hối để được những gì? Chúa luôn nhân từ, khoan dung, tha thứ cho những kẻ tội lỗi, thật lòng ăn năn// Sám hối là điều kiện cần thiết để đến được với Chúa vì chúng ta ai cũng yếu đuối đầy những lỗi lầm trước mặt Chúa cần phải xin Chúa khoan hồng thứ tha. Sám hối là sự khởi đầu nếu muốn trở nên tốt, nên thánh thiện, có sám hối, ta mới biết từ bỏ nếp sống cũ, có sám hối ta mới biết cách sống đẹp lòng Chúa.

19/ Vì sao ta thích phê bình chỉ trích? Chúa bảo chúng ta đừng nói suông mà không làm, nhưng hãy biết thực hành điều Chúa dạy. Ta đừng tự hào vì mình tốt lành mà phê bình chỉ trích kẻ khác. Hãy tự xét để thấy mình tội lỗi, khi đã biết mình bất xứng thì phải ăn năn sám hối ngay. Vì có sám hối mới được Chúa tha thứ, có sám hối mới biết khiêm nhường, mới được Chúa và anh em thương yêu, có sám hối  mới khởi sự tiến lên trên đường trọn lành.

20/ Ai là những kẻ đáng kính? Lời nói của Chúa Giê-su : “Người thu thuế và gái điếm vào Nước Trời trước các ông” Như một gáo nước lạnh tạt vào mặt các thượng tế, kinh sư và Pharisêu. Bởi vì họ là những bậc đáng kính vì vẻ đạo đức , có học thức và đáng trọng vì những chức vụ họ đang giữ. Thế thì làm thế nào để những người hư hỏng, tội lỗi có thể qua mặt bậc đánh kính này.

21/ Người con thứ là ai? Người con thứ tượng trưng cho các nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái, họ tuyên bố và luôn hãnh diện vì mình luôn sống nghiêm chỉnh theo lề luật. Tiếc thay, lòng đạo đức của họ lại làm cho họ quá tự mãn và khép kín đến nỗi họ không thể tin vào Chúa Giê-su và đón nhận Ngài như món quà tặng của Thiên Chúa.

22/ Người con cả là những ai? Tượng trưng cho những kẻ tội lỗi, những người bị gạt bên lề xã hội và tôn giáo. Đời sống của họ như một sự nhơ nhuốc đáng buồn. Nhưng chính tội lỗi đã làm cho họ trở nên khiêm tốn và dễ dàng hoán cải trước lời mời gọi của Yoan. Rốt cuộc họ lại là những người tin vào Đức Giê-su và gặp được nguồn ơn cứu độ trước biết bao nhiêu người khác.

23/ Ai là những kẻ đi làm vườn nho ? Những người đi làm vườn nho đồng nghĩa với những người tin vào Đức Giê-su. Chúa Giê-su cũng chính là ông chủ đi kêu gọi, đi mướn thợ và cũng là người trả công cho lao động vào cuối  buổi chiều.

24/ Hiệu quả của niềm : Niềm tin luôn chuyển thành hành động. Tôi đã làm gì để đáng được gọi là đã làm việc cho Thiên Chúa. Làm việc cho Thiên Chúa là tin vào Đấng được sai đến. Tin là một việc làm, một sự dấn thân nghiêm túc, khi tôi tin vào Đức Giê-su đòi hỏi phải có sự hoán cải và từ bỏ. Giới lãnh đạo Do Thái sợ tin vào Đức Giê-su, họ sẽ mất quyền lợi, mất chỗ đứng, mất địa vị ,sợ phải thay đổi một quan niệm mà số đông trong bọn họ đã sai lầm. Họ có thể lý giải, nhưng không dám thay đổi một sự thật mà họ đang nghĩ ra, bởi vì cái tôi của họ quá lớn. Kitô giáo là một tôn giáo của lòng tin từ bên trong nhưng phải được biểu lộ ra bên ngoài bằng hành động.

25/ Phải tuyên xưng lòng tin bằng cách nào ? Lòng tin không phải chỉ tuyên xưng ngoài môi miệng nhưng là dám tuyên xưng bằng cuộc sống của mình. Chúa Giê-su khẳng định : ‘Không phải chỉ là nói suông với Thầy, nhưng là làm theo ý Cha Thầy’ (Mt 7,21).

26/ Chúa Giê-su đã dạy chúng ta điều gì ? Tôi phải tránh xa lối giữ đạo hình thức ,chỉ có tiếng là Kitô hữu, nhưng lại không thuộc về Đức Kitô. Bởi còn có một khoảng cách rất xa giữa điều tôi tuyên xưng bằng môi miệng và điều tôi đang sống .

27/ Kẻ đứng hàng đầu phải xuống hàng chót nghĩa là gì ? Dụ ngôn hai người con trai là một câu chuyện kể mà đại ý câu chuyện có phần tương ứng với ý tưởng mà Thiên Chúa muốn diễn tả, Chúa muốn chúng ta hiểu các điều sau đây : Những người biệt phái, luôn mong chờ Đấng cứu thế . Họ tự nguyện ưng thuận thi hành lề luật, nhưng cuối cùng khi Đấng Messia đến thì họ lại không chịu đón nhận Ngài đúng như những gì lề luật đã thông báo. Thái độ này khiến cho họ từ những con người đến trước nhất, lại phải thụt lùi ra phía sau những con người tội lỗi. Những người đến sau này tuy không chịu tuân giữ lề luật nhưng cuối cùng họ đã biết đặt lòng tin vào Đấng được xức dầu của Thiên Chúa.

28/ Ý nghĩa của câu chuyện : Ông chủ vườn nho là Thiên Chúa. Hai người con trai là thu thuế và biệt phái. Người thì tuân giữ luật Moisen, kẻ thì không. Người thu thuế thực hành ý định của lề luật, là tin vào Đấng Kitô cùng hoán cải đời sống. Người biệt phái thì từ chối không chịu tin vào Chúa Giê-su, cũng từ chối không chịu hoán cải theo Tin mừng . Kết cục : Người thu thuế thi hành Thánh ý Thiên Chúa, còn người biệt phái thì không.

29/ Dụ ngôn hai người con trai cũng nói cho những ai trong giáo hội ngày nay tự mang lấy não trạng mình là thánh nhân ,giống như biệt phái. Chính chúng ta ngày hôm nay cần phải sống đạo bằng cách thi hành Thánh ý Thiên Chúa. Chứ không được cậy dựa vào những việc tuân giữ bề ngoài. Trong cuộc sống đạo, chúng ta cần khẳng định : Ai là kẻ thi hành Thánh Ý Chúa Cha, Và ý muốn của Thiên Chúa ở đây là gì ? Nếu chúng ta chưa xác định được câu trả lời thì rõ ràng cách sống đạo của ta còn quá mơ hồ chưa chính xác ../**R

 

Bài 3: TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI NGƯỜI

30/ Bài sách Ezekiel hôm nay muốn đề cập điều gì? Ý nghĩa của bài đọc I hôm nay rất đơn giản: kẻ công chính mà không sống công chính, lại đi phạm tội thì đương nhiên nó phải chết. Cũng có nghĩa chung rằng: ai phạm tội thì mạng ấy phải chết. Ngày xưa người ta nói đến trách nhiệm tập thể. Nhưng hôm nay Chúa muốn nói đến trách nhiệm cá nhân.

31/ Ý thức về tội của Do Thái ngày xưa như thế nào? Người ta cho rằng tội bị phạt là tội của tập thể. Cho nên mỗi người không chịu nhìn vào trách nhiệm cá nhân của mình. Khi các ngôn sứ đến kêu gọi ăn năn hối cải, thì người ta cũng cứ chờ đợi cả một xã hội phải được hối cải. Cho nên từng cá nhân ai cũng cảm thấy bất lực trước vận mệnh của cả dân tộc mình.

32/ Tiên tri Ezekiel hôm nay kêu gọi điều gì? Ông kêu gọi mọi người phải nỗ lực : Người đang sống công chính thì phải cố gắng giữ vững lập trường để tiếp tục sống công chính. Còn kẻ gian ác thì hãy mau tỉnh ngộ, lo canh tân đổi mới đời sống ,để có thể thoát án phạt.

33/ Giáo huấn của ông đang nhắm đến điều gì? Giáo huấn của ông lúc này là muốn cho mọi người ý thức trách nhiệm của mình, để đừng ai cố tình đi vào con đường sa đoạ mà đoàn lũ đông đảo dân chúng đang đi vào. Đây không phải là thứ giáo lý mới. Nhưng chỉ là ông đang khuyến khích mọi người phải ý thức trách nhiệm cá nhân chứ ông không có ý phủ nhận trách nhiệm tập thể, là sự liên đới trách nhiệm giữa loài người với nhau.

34/ Như vậy trách nhiệm tập thể là gì? Người ta vẫn nói: Đời cha ăn mặn, đời con khát nước. Cha ăn chua thì con kiêng răng. Đồng hội thì phải đồng thuyền. Mỗi người có sự tự do và trách nhiệm cá nhân và mỗi người phải chung sức cố gắng để cứu vãn xã hội. Bởi vì chiếc thuyền chở mình lại đang đi trong dòng lịch sử.

35/ Tại sao chúng ta không nên hiểu sai lầm? Nhiều người đang cho chuyện tôn giáo là chuyện cá nhân và sống đạo đức là vấn đề riêng của mỗi người. Việc lên thiên đàng hay xuống hoả ngục còn tuỳ vào thiện chí của mỗi người. Tại sao ông nhà giàu lại phải sa hoả ngục? Tại sao con không lên thiên đàng thì cha cũng khó lòng được lên ? Vì thế cho nên hạnh phúc của nhân loại có trách nhiệm của mỗi người. Như vậy cả trong tội lỗi cũng như ơn cứu độ. Chúng ta có cần phải nhớ lệnh truyền của Chúa Giê-su không… Các con hãy đi giảng dạy cho muôn dân... Adam sa ngã, đã làm liên luỵ cho con cháu ngàn đời. Nhưng khi Adam mới đến thì ngài đã mở đường cứu độ cho hết mọi  người.

36/ Tại sao sự liên đới này cũng là một màu nhiệm? Chúng ta không để đi sâu hơn nữa vào vấn đề này. Nhưng Lời Chúa hôm nay qua miệng ngôn sứ Ezekiel đang kêu gọi mọi hạng người phải nỗ lực sống thánh, kẻ công chính hãy tiếp tục sống công chính. Còn người gian ác hãy từ bỏ đường tội lỗi và trở về với Chúa ngay.

37/ Ở nơi Thiên Chúa có thứ gì và ngài đang muốn điều gì? Ở nơi Thiên Chúa chỉ có tình thương và ngài muốn con người phải được sống và sống dồi dào. Chúa không muốn kẻ công chính phải hư đi và người tội lỗi phải chết hay bị luận phạt.

38/ Tại sao Thiên Chúa không ép buộc? Thiên Chúa chỉ muốn mọi người được hạnh phúc. Nhưng được hay không là tuỳ ở chính họ. Vì Chúa không ép buộc ai trong khi kẻ đó không muốn. Tuy nhiên vì do tình yêu bao la, vì do lòng tốt của Chúa nên Chúa muốn để hạnh phúc ngay vào tầm tay của mọi người. Nói chung Chúa muốn điều tốt cho cả hai -> kẻ công chính sẽ không mất hạnh phúc, còn người tội lỗi hãy trở lại để khỏi phải chết.

39/ Ezekiel là ngôn sứ về điều gì? Ông là ngôn sứ của tình yêu Thiên Chúa. Chính vì tình yêu bao la này mà Ezekiel đã kêu gọi mọi người trong dân Chúa hãy nỗ lực để đạt được hạnh phúc. Lời kêu gọi này không bao giờ lỗi thời, cho nên bài Tin mừng hôm nay luôn mang lại lợi ích thiết thực cho hết mọi người.

40/ Hôm nay trong bài tin mừng, Chúa Giê-su muốn nói điều gì? Hôm nay Chúa Giê-su muốn nói với các thượng tế và hàng niên trưởng Do Thái và cùng với tất cả chúng ta là những hậu bối. Chúa đưa ra hình ảnh 2 người con để trách cứ họ là không biết hối hận về thái độ của họ đối với Gioan tẩy giả và cũng là đối với Chúa Giê-su nữa.

41/ Bối cảnh câu chuyện này bắt nguồn từ đâu? Hôm đó các lãnh đạo Do Thái đã chất vấn Chúa Giê-su: Quyền đâu mà ông làm các điều ấy? Họ có ý nói đến việc Chúa xua đuổi bọn con buôn ra khỏi đền thờ. Cho nên Chúa cũng hỏi lại họ: Phép thanh tẩy của Gioan  từ đâu đến? Nếu họ trả lời được câu này, thì câu trên kia Chúa khỏi cần trả lời. Vì ông Gioan đến là để làm chứng cho Chúa.

42/ Tại sao đám lãnh đạo Do Thái lại không dám đưa ra thái độ dứt khoát? Họ lúng túng không dám trả lời là phải/ Vì nếu họ nói tin Gioan thì họ cũng phải tin Chúa . Còn nếu bảo không ,thì sợ dân chúng phản đối. Vì dân chúng đã coi Gioan là sứ giả của Thiên Chúa. Trước thái độ lấp lửng ấy nên Chúa mới đưa ra dụ  ngôn này.

43/ Dụ ngôn này Chúa muốn ám chỉ ai? Chúa lấy ví dụ về 2 người con. hạng thu thế và đàn điếm trước kia không giữ luật pháp. Nay nghe lời Gioan rao giảng, họ hối hận tội lỗi của mình và ăn năn hối cải. Còn các ông thượng tế và niên trưởng, cứ bảo mình là giữ luật Chúa mà chẳng chịu ăn năn hối cải theo lời rao giảng của Gioan. Cho dù họ đã thấy có biết bao người ăn năn trở lại

44/ Người đời vẫn lầm tưởng điều gì? Người ta cứ tưởng đứa con thứ nhất khó bảo, còn đứa thứ hai thường được cha yêu thương hơn nên dễ vâng lời hơn. Nhưng kẻ vâng lời đích thực không phải chỉ ở ngoài miệng mà ở việc làm. Hạng thu thuế và gái điếm thì lại đến với Gioan để xin chịu phép rửa, họ đã làm theo sự công chính còn những kẻ vỗ ngực xưng tên mình là người công chính, thì lại không muốn làm gì cả ?

45/ Nhưng thật ra họ có là gì không? Sao chúng ta không nghe Chúa Giê-su kể tiếp về cụ tá điền vườn nho gian ác? Khi ông chủ sai các tôi tớ tới thu hoa lợi thì họ lần lượt bắt giết tất cả, sau cùng chúng giết luôn người con của ông chủ vườn. Đây Chúa báo trước việc làm của các thượng tế và niên tưởng sẽ làm với Ngài như vậy.

46/ Lời Chúa nói có làm động lòng họ không? Hôm nay Chúa muốn nhắc họ rằng: Nếu họ là người công chính thì phải thi hành đức công chính đi. Kìa, các tội nhân đang thống hối ăn năn để đi vào nước trời. Họ cũng hãy tin vào con Thiên Chúa đi, vì con Thiên Chúa là người đến để thu hoạch những kết quả đạo đức của mọi người.

47/ Chúng ta sẽ giống người con nào? Chắc chắn đức tin của chúng ta không giống họ. Bởi vì Chúa đòi đức tin của chúng ta phải có việc làm. Nếu Đức Tin không cho ra kết quả thì chúng ta đâu có khác nào người con thứ hai trong bài tin mừng ?

48/ Vậy chúng ta phải làm gì? Tin Chúa là chúng ta phải đáp lại lời mời gọi của tiên tri Ezekiel, khi ông tuyên bố: Ai cũng phải nỗ lực tiến bộ về mặt thánh thiện. Chúng ta sẽ phải lắng nghe và vâng lời Chúa Giê-su và chúng ta phải mau đón nhận Ngài. Đón nhận Chúa là chúng ta sẽ dọn lòng mình sạch tội để lên rước Chúa, chúng ta phải có ước muốn chân thật để khi về nhà thì đem những điều Chúa dạy ra thực thi, sống được như vậy chúng ta mới mong tiến bộ và cộng đoàn cũng sẽ tiến bộ theo. **R

 

Bài 4: SỰ LỰA CHỌN ĐÚNG VÀ KẾT QUẢ CHUNG CUỘC

49/ Phụng vụ Lời Chúa hôm nay muốn nhấn  mạnh điều gì? Chúa đặt con người trước trách nhiệm về tội lỗi của mình. Vì Chúa vẫn luôn đợi chờ con người hoán cải. Thiên Chúa muốn con người phải có thái độ dứt khoát: Người công chính phải tiếp tục sống công chính. Còn kẻ tội lỗi thì phải mau ăn năn hối cải để được sống.

50/ Tiên tri Ezekiel đề cập đến điều gì ở bài đọc I? Sau khi Giuda bị đế quốc Babylon xâm chiếm và bắt đi lưu đày. Ông đã suy nghĩ đến vấn đề này và hiểu ra rằng: Thiên Chúa ban ra hình phạt tập thể nhưng nguyên do xảy ra sự việc này chính là do trách nhiệm của mỗi cá nhân.

51/ Thế nào là án phạt tập thể? Dân Chúa chọn phải chịu án phạt về tội bất trung của mình. Trước đó, ngôn sứ Ezekiel đã loan báo trước về tai hoạ và khi dân Chúa bị lưu đày như vậy là do lỗi lầm của cha ông cũng như của con cháu chứ không phải của riêng ai (Lv 26,38-39).

52/ Sứ điệp mà ngôn sứ muốn gởi đến cho dân Chúa là gì? Theo thuyết định mệnh thì : đời cha ăn mặn, đời con khát nước. Con cháu phải gánh tội của cha ông, cho  nên để vực dậy niềm tin trong lòng con cháu hôm nay. Vị Ngôn sứ đã gởi đến sứ điệp mang dấu ấn mới: Mỗi người phải tự chịu trách nhiệm về phần lỗi của chính mình. Con người có thể trút bỏ gánh nặng của quá khứ bằng việc hối cải trở về.

53/ Tiên tri đã nói gì về trách nhiệm cá nhân? Ông cho biết : Không có gì là bất di bất dịch, vì người công chính vẫn có thể sa ngã, và kẻ gian ác cũng có thể ăn năn hối cải. Ngôn sứ cũng nhấn mạnh, sự thay đổi này không phải là do đường lối Chúa không ngay thẳng nhưng là do con người thích sống quanh co.

54/ Án phạt cá nhân theo cách hướng dẫn của Đệ Nhị Luật là gì ? Cha sẽ không bị xử tử vì tội của con, hay ngược lại. Tuy nhiên khi ngôn sứ Ezekiel dạy thì Ngài đi xa hơn. Ngài tách biệt mọi liênđới giữa thế hệ này với thế hệ khác. Có nghĩa là ngài tách trách nhiệm của mỗi người khỏi quá khứ của mình. Cũng có nghĩa là: Thiên Chúa chỉ xử phạt mỗi người tuỳ theo sự công chính hay bất chính của chính  mình. Người công chính mà làm điều ác thì nó phải chết. Còn kẻ gian ác mà biết hối cải thì nó sẽ được sống. Vì Thiên Chúa không muốn kẻ tội lỗi phải chết.

55/ Trong thư thánh Phao-lô khuyên bảo chúng ta điều gì? Đừng làm việc vì ganh tỵ, vì hư danh, nhưng hãy lấy đức khiêm nhường mà sống và luôn coi người khác hơn mình. Muốn trị thói kiêu căng thì anh em phải biết quan tâm đến người khác, chúng ta cần bắt chước Chúa Ki-tô, sống tự hạ, Chúa đã mặc lấy thân phận thấp hèn như chúng ta.

56/ Đối tượng của dụ ngôn hôm nay là những ai? Là các thượng tế và kỳ mục, là cấp lãnh đạo Do Thái, là bậc vị vọng, là quý tộc giàu có. Họ là những đối thủ không đội trời chung với Chúa Giê-su. Cụ thể là những tiến sĩ luật, là các luật sĩ. Họ là những kẻ có quyền thế trong dân Isreal. Họ là cấp lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giê-su.

57/ Lời kêu gọi cuối cùng của Thiên Chúa như thế nào? Chúa kêu gọi là hãy thi hành ý muốn của người Cha: Sau khi họ khước từ lời mời gọi của Cha. Qua câu nói: Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho. Ở đây người Cha muốn hai đứa con có một sự lựa chọn và ông luôn dành tâm tình thương yêu của mình cho hai đứa con như nhau. Đứa con thứ nhất đã từ chối lời mời gọi, còn đứa thứ hai đã nhận lời nhưng rồi lại không đi

58/ Bản văn Ezekiel nhắc lại điều gì? Vì con người có sự tự do, còn Thiên Chúa thì không muốn kẻ có tội phải chết. Thiên Chúa cũng muốn nhấn mạnh rằng: Ở đây không có sự bất di bất dịch, chỉ là Thiên Chúa không muốn người công chính phải sa ngã và kẻ tội lỗi thì nên hồi tâm để được sống.

59/ Chúng ta sẽ giải thích thế nào về sự thay đổi thái độ của họ? Người con thứ nhất từ chối, nhưng sau đó nó hối hận, còn người con thứ hai thì lại hoàn toàn thay đổi ý kiến. Vào điểm này nhắc chúng ta nhớ lại câu nói của Chúa Giê-su: Không phải những ai nói: Lạy Chúa, Lạy Chúa mà được vào nước trời đâu, nhưng chính là những ai thi hành ý muốn của Cha tôi.

60/ Người con thứ nhất là những ai? Là những kẻ tội lỗi. Họ đã khước từ Thiên Chúa một thời gian, sau đó hối hận và trở lại thi hành ý muốn của Ngài, còn người con thứ hai là đại diện cho những kẻ luôn tự hào rằng mình là người công chính, nhưng thực ra họ chỉ tôn kính Thiên Chúa bằng đầu môi chót lưỡi, còn lòng trí lại xa Chúa.

61/ Lời nào của Chúa Giê-su đã làm sáng tỏ dụ ngôn? Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và gái điếm vào nước Thiên Chúa trước các ông, chính lời này làm sáng tỏ dụ ngôn, các thượng tế và kỳ mục đều biết rõ sứ điệp của Gio-an, nhưng họ không tin còn phường thu thuế và gái điếm thì có tin (Lc7,29). Vì đám thu thuế đã hỏi ông Gio-an: Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì ?(Lc3,12).

62/ Trước đó đã có những câu chuyện hoán cải nào? Câu chuyện chị phụ nữ tội lỗi đã lấy nước mắt hối lỗi mà tưới ướt chân Chúa Giê-su, và chị đã được tha thứ ngay tại nhà của một Pharisêu. Hay cuộc hoán cải nổi tiếng của người thu thuế Mattheo (Mt 9,9). Hay là cuộc hoán cải của ông Giakêu giàu có, là kẻ đứng đầu ngành thuế (Lc19,1-10).

63/ Chúa Giê-su muốn công kích điều gì? Chúa muốn đưa ra cho cấp lãnh đạo Do Thái thấy hai mẫu người tội tỗi công khai và Chúa chỉ muốn công kích thật mạnh vào thái độ tự cao tự đại của bọn luật sĩ, biệt phái. Trước đây họ là những người đầu tiên vào làm vườn nho của Chúa, nhưng nay họ sẽ không còn là những người đầu tiên nữa.

64/ Hai dụ ngôn tiếp theo sau này, sẽ nói về điều gì? Sẽ nói về sự loại trừ, vườn nho sẽ bị lấy đi khỏi tay những tá điền sát nhân mà ban cho những dân tộc khác biết làm cho vườn nho sinh lợi, cũng như trong dụ ngôn tiệc cưới, khách được mời mà không đi dự, sẽ được thay thế bằng những thực khách khác được tụ họp từ các nẻo đường . **R

 

Bài 5: CHÚ GIẢI

1/ Đoạn 21 câu 28: Dụ ngôn này chỉ có trong Tin Mừng Mathêu, cùng với hai dụ ngôn khác: Người đầy tớ bất lương (Mt 21,33-46), và dụ ngôn tiệc cưới (Mt 22,1-14) nối kết với nhau xuyên suốt với những sự kiện trước đó. Cả 3 dụ ngôn này được trình bày cho các thính giả là giới lãnh đạo tôn giáo. Hai cậu con trai là hai anh em cùng Cha, được Cha sai đi làm vườn nho của Cha là điều đáng hãnh diện. Thời đó vườn nho thường ở xa làng.

2/ Đoạn 21 câu 29: Một vài bản dịch đã thay đổi trật tự giữa người anh và người em, nhưng những thay đổi đó không ảnh hưởng gì đến bài học của dụ ngôn. Câu trả lời của người con cả mang tính cộc lốc, xấc xược, thiếu suy nghĩ. Đây là thái độ ích kỷ, tiêu biểu cho những kẻ thờ ơ hoặc bất tuân với Thiên Chúa và Lời của Người.

3/ Thái độ đã cấu thành tội : Thật hết chỗ nói về ngôn từ và thái độ của người con này. Một số kẻ tội lỗi tin rằng Thiên Chúa sẽ bỏ qua tội lỗi của họ, bởi vì họ chẳng bao giờ giả bộ nên Thánh. Nhưng thật sự mà nói thì kẻ tội lỗi dù là công khai hay thầm kín, cũng đều là tội nhân và đáng phải chịu xét xử.

4/ Điều gì nói lên sự thật lòng ăn năn thống hối ? Sau đó, anh ta bắt đầu hối hận vì những lời lẽ xúc phạm, bất chính. Anh thực sự hối tiếc về hành động của mình. Tuy nhiên, việc từ bỏ ý riêng, gạt qua một bên mọi cảm xúc và ước muốn của bản thân mình để đi làm theo ý của Cha mình mới chính là hành động chứng tỏ cậu con trai này thật lòng ăn năn thống hối.

5/ Đoạn 21 câu 30-31: Người con thứ thì lại trả lời rất lễ độ, cậu ta làm cho người khác cảm nhận rằng : Cậu là người con ngoan, nhưng tất cả chỉ là đầu môi chót lưỡi vì sau đó cậu chẳng  đi làm.

6/ Điều này nhắc lại cách đáp trả của con cái Israel khi họ nghe đọc sách giao ước (Xh 24,7), giống như Đức Giê-su đưa ra một tấm gương trước mặt những kẻ chỉ trích người. Họ không khác gì người con thứ, bảo là : Thưa Ngài, Con đây! Con sẽ đi làm. Nhưng rồi anh ta chẳng vâng lời Cha mình. Đức Giê-su để họ trả lời câu hỏi của Người và chính câu trả lời của họ cũng là lời buộc tội họ (câu 41)

7/ Chúa Giê-su đã khẳng định với họ: Tôi bảo thật các ông: Những người thu thuế và gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông. Những người này giống như người con cả đã nói “không” và họ đã đặt danh, lợi, thú lên trên cả Thiên Chúa. Tuy nhiên, sau đó họ đã nghe lời mời gọi ăn năn sám hối của ông Yoan và của chính Đức Giê-su và đã hoán cải. Họ sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các Thầy dạy luật.

8/ Người con cả là thu thuế và kẻ tội lỗi đã ăn năn sám hối và thi hành ý muốn của Thiên Chúa trong khi người con thứ là Pharisêu và những kẻ giống như họ, dù môi miệng luôn nói đạo đức nhưng lại không chịu hoán cải.

9/ Bài học dành cho mọi người: Đức Giê-su đã bắt các kỳ mục và trưởng lão thành Yerusalem phải chịu kết án chính mình khi họ nói rằng: Người con cả đã làm theo ý người Cha. Nhiều người hôm nay cũng giống họ khi luôn tự cho mình là công chính nên đối với họ: Sám hối là việc chẳng mấy khi họ muốn làm.

10/ Cánh cửa vẫn còn hé mở: Dẫu vậy, những lời nói của Chúa Giê-su không phải là hết hy vọng, khi Chúa nói rằng: Các cô gái điếm và thu thuế sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông. Chúa còn cho thấy cánh cửa sám hối chưa bị đóng lại, ngay cả đối với các lãnh đạo Do Thái. Họ chưa bị loại hoàn toàn khỏi Nước Thiên Chúa, hy vọng dành cho họ vẫn còn, miễn là họ biết noi gương những người đã sám hối khi nghe Yoan rao giảng.

11/Quả thật như vậy, sau này có một đám rất đông tư tế đã trở lại cùng Thiên Chúa (Cv 6,7), cũng có những người Pharisêu đã sám hối và đón nhận Đức Tin (Cv 15,5) mà điển hình hơn cả là tông đồ Phao-lô, ông thuộc dòng dõi Pharisêu chính cống (Cv 23,6). Dù Phao-lô được sự giáo dục kỹ lưỡng của một Rabbi nổi tiếng là Thầy Gamalien, Phao-lô đã quá nhiệt thành với lề luật nên đã có một thời bách hại, các tín hữu (Cv 22,3-4). Tuy nhiên, cánh cửa ơn cứu độ đã không đóng lại với ông .

12/ Phao-lô đã gặp được Đức Giê-su trên đường đi Đamát, ông lập tức sám hối và đặt trọn niềm tin vào Đức Giê-su . Sau khi ông được chữa lành, được thanh tẩy trong Thánh Thần, ông đã trở thành vị tông đồ vĩ đại dành riêng cho dân ngoại.

13/ Đoạn 21 câu 32: Khi Yoan tẩy giả đến rao giảng con đường công chính-> tức là ý muốn cũng như lệnh truyền của Thiên Chúa (2Pr 2.5.21). Mọi thành phần dân chúng trong đó có cả người tội lỗi và gái điếm đã tin vào Yoan và vâng theo ý muốn của Thiên Chúa. Còn giới lãnh đạo tôn giáo thì khước từ ông Yoan và đường công chính mà Yoan đang rao giảng (Lc 7,29-30)

14/ Một điều cần lưu ý : Yoan cũng là dòng tư tế, ông sống dưới giao ước và lề luật cũ. Ông đã sống đức công chính mà giới lãnh đạo Do Thái đang gìn giữ. Thế mà họ vẫn khước từ ông. Bởi vì lời thưa vâng và sự vâng phục của họ đối với Thiên Chúa chỉ là hình thức sáo rỗng bề ngoài.

15/ Với cách mà họ hành xử dành cho Yoan chứng tỏ rằng họ không hề sống theo điều mà họ đã thưa. Họ cũng giống như nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo hiện nay, những người nhận rằng: Mình đã tận hiến đời mình cho Chúa và cho công việc của Người. Nhưng họ lại dùng nhiều thời gian cho việc cổ súy những nghi lễ bề ngoài rỗng tuếch, những truyền thống phàm nhân và những triết lý sống xa lạ với kinh thánh.

16/ Ý nghĩa sâu xa của đoạn kinh thánh: Tin không chỉ là sự ưng thuận của lý trí, tin không đơn thuần là việc hiểu được chân lý. Nhưng tin là một hành động vâng phục. Tin là đi và thi hành ý Cha trên trời. Tin vào ông Yoan có nghĩa là trổ sinh hoa trái trong sự công chính (Mt 3,8).**R

 

TÓM Ý

1/ Ơn nào cao quý nhất mà Chúa ban cho chúng ta ? Ơn cao quý nhất là sự tự do. Nó là con dao 2 lưỡi, con người có thể bước theo Chúa nhưng cũng có thể quay lại chống đối Chúa.

2/ Thiên Chúa sẽ dựa vào điều gì để xét xử chúng ta ? Thiên Chúa sẽ dựa vào các việc làm của chúng ta để xét xử chúng ta, chứ Ngài không dựa vào lời nói .  (Đi làm và không đi làm)

3/ Ai là người làm theo ý Cha mình ? Người làm theo ý Cha không phải là người con mau mắn trả lời: “Thưa vâng!”. Nhưng rồi không làm. Nhưng là người con đã nói “không” rồi sau đó hối hận và đi làm.

4/ Ai yêu Chúa bằng lời ? Người yêu Chúa bằng lời là những người tỏ ra ngoan đạo bằng lời nói, siêng năng đọc kinh, đi lễ, nhưng trong hành động thì không có chút nào là ưng nhận những điều Chúa truyền dạy. Họ chỉ đánh lừa thiên hạ bằng vẻ mau mắn bên ngoài.

5/ Ai sống đạo giả tạo ? Sống bằng lời tượng trưng cho tư tế, đầu mục, biệt phái, luật sĩ. Họ dùng bề ngoài để đánh lừa thiên hạ nhưng không dễ đánh lừa Thiên Chúa.

6/ Ai sống đạo chân thật ? là những người trước tiên vi phạm luật Chúa, như thu thuế và gái điếm, xem ra họ không giữ lệnh truyền của Chúa. Nhưng đến một lúc nào đó, họ nhận ra sự sai trái của mình, mau mắn hối cải và đi làm điều Chúa truyền dạy. Họ đã thức tỉnh, thay đổi lối sống.

7/ Họ cụ thể là những ai? Họ cụ thể là người đàn bà xứ Samaria, là Giakêu, là bà Maria đã xức dầu thơm cho Chúa, là tên trộm lành, là Phao-lô tông đồ.

8/ Vì sao họ khó trở lại ? Vì lòng họ sống giả dối nên rất khó lòng ăn năn trở lại, khó mở rộng lòng ra để đón nhận cái mới, cái bất ngờ, cái chân lý.

9/ Trở ngại lớn nhất cho việc tìm đến Nước Trời là gì ? Trở ngại lớn nhất cho việc tìm đến Nước Trời không phải là do họ sống tội lỗi. Nhưng là do họ quá mê ngủ trong các tiêu chuẩn đạo đức mà con người chúng ta tự tạo dựng nên và ngán ngại không muốn thay đổi để nhận ra đúng Thánh Ý Chúa, đúng con đường Chúa muốn chúng ta đi.

10/ Dụ ngôn hôm nay đề cập đến mấy thái độ ? Dụ ngôn đề cập đến hai thái độ: Nói nhưng không làm và không nói nhưng lại làm. Nói mà không làm chính là biệt phái, luật sĩ. Vì họ tự cho mình là đạo đức nên không muốn nghe Chúa rao giảng. Họ không chịu tin mà còn tìm mọi cách để chỉ trích Chúa, chỉ trích cả những người tin Chúa.

11/ Thế nào là đạo đức giả ? Trong đời sống, chúng ta thường gặp những người nói hay, nói nhiều, nhưng làm chẳng bao nhiêu, tục ngữ có câu: “Ba bò xáo một tô”

12/ Muốn vào nước Chúa ,ta phải làm sao ? Chúng ta thường thích người nói hay, nhưng sống càng lâu, ta càng mến kẻ nói ít làm nhiều. Chúa Yesus cũng chỉ yêu chuộng người làm việc hơn là những kẻ chỉ nói suông. Chúa Yesus khẳng định : Không phải chỉ những ai nói “Lạy Chúa, lạy Chúa mà vào được Nước Trời, nhưng chỉ những người làm theo ý Cha trên trời mà thôi” (Mt 7,21)

13/ Thánh Giacobe dạy thế nào? Lời dạy của Thánh Yacobê: Đức Tin không có việc làm là Đức Tin chết, tình yêu phải minh chứng bằng việc làm, yêu Chúa phải biểu lộ bằng việc làm.

14/ Trần gian có gì chắc chắn không ? Con người còn sống ở trần gian, còn thay đổi. Đó là điều chúng ta cần cảnh giác. Biết đâu tôi đang tốt bỗng trở nên xấu. Biệt phái, luật sĩ luôn tự hào mình là người tốt, nhưng khi đến Chúa, họ trở nên xấu vì đã không chịu tin vào Chúa. *

15/ Tại sao chúng ta phỉa luôn hy vọng ? Con người có thể thay đổi, nếu ta yếu đuối, tội lỗi ta có cơ hội ăn năn trở lại. Chúa vẫn cho ta cơ hội để ăn năn trở lại / Chúa sẽ không kết án ta trước hạn.

16/ Điều kiện nào để được Chúa tha ?Sám hối là điều kiện tối cần để được Chúa tha thứ. Chúa không đòi chúng ta phải hoàn hảo, nhưng đòi chúng ta phải biết ăn năn, chừa tội.

17/ Thái độ Chúa như thế nào ? Chúa chỉ nhiếc mắng những ai kiêu căng, cứng cỏi, không chịu ăn năn sám hối. Chúa không nặng lời với chị phụ nữ ngoại tình , với anh trộm lành / chúng ta thấy Chúa nhân từ biết bao.

18/ Kẻ tội lỗi nên làm gì trước tiên ?Sám hối là việc khởi đầu nếu muốn trở nên tốt, trở nên thánh thiện, có sám hối ta mới biết từ bỏ nếp sống cũ, có sám hối ta mới biết cách sống đẹp lòng Chúa.

19/ Chúa khuyên chúng ta như thế nào ?Chúa bảo chúng ta đừng nói suông mà không làm gì. Nhưng nói là phải biết thực hành lời Chúa dạy, đừng tự hào là mình tốt mà lên mặt khinh khi kẻ khác. Hãy tự xét để thấy tội lỗi của mình, có sám hối mới biết khiêm nhường.

20/ Bọn biệt phái luật sĩ kiêu căng ra sao ? Bọn biệt phái luật sĩ tự cho mình là người đáng kính để rồi lên mặt khinh khi người thu thuế, tội lỗi, gái điếm. Câu nói của Chúa Yesus như một gáo nước tạt vào mặt họ; Chúa nói : Thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông”.

21/ Người con thứ tượng trưng cho ai ? Người con thứ tượng trưng cho biệt phái, luật sĩ. Người con cả tượng trưng cho thu thuế và gái điếm. Chính tội lỗi đã giúp họ trở nên khiêm tốn và dễ dàng hối cải trước lời mời gọi của Yoan. Rốt cuộc họ lại tin vào Đức Yesus và đã được cứu.

22/ Ai là chủ , ai là thợ ? Người đi làm vườn nho tượng trưng cho những kẻ đã tin vào Chúa. Chúa Yesus là ông chủ mướn thợ, và cũng là người trả công cho thợ.

23/ Làm việc cho Thiên Chúa có nghĩa là gì ? Làm việc cho Thiên Chúa có nghĩa là tin vào Đấng được sai đến. Khi tin vào Chúa đòi hỏi ta phải có thái độ dấn thân , từ bỏ và hoán cải. Lãnh đạo Do Thái sợ tin vào Chúa Yesus sẽ bị mất nhiều quyền lợi, mất chỗ đứng. Họ có thể lý giải và nhận ra điều đúng nhưng chẳng có cam đảm để thay đổi. Bởi vì cái “tôi” của họ quá lớn.

24/ Thế nào là sống đức tin ? Lòng tin phải được tuyên xưng bằng hành động chứ không phải là lời nói ở ngoài môi miệng. Chúa nói: “Không phải ai nói lạy Chúa mà được vào Nước Trời đâu”. Nhưng chỉ những ai làm theo ý muốn của Cha ta (Mt 7,21).

25/ Muốn làm con Chúa , ta phải sống thế nào ? Chúa bảo chúng ta phải tránh xa lối sống đạo giả hình, chỉ có tiếng mà không có miếng. Họ không thuộc về Đức Ki-tô. Bởi còn một khoảng cách rất xa giữa nói và làm.

26/ Kẻ đứng hàng đầu phải xuống hàng chót, tại sao ? Ý Chúa muốn nói: Biệt phái và luật sĩ luôn mong chờ Đấng cứu thế đến, họ là Dân Chúa chọn. Họ chấp thuận thi hành lề luật nhưng khi Đấng Messia đến thì họ lại không chịu đón nhận, hay là họ đón nhận quá trễ, không đón nhận  ngay như người thu thuế, gái điếm và kẻ tội lỗi. Nên họ sẽ phải vào Nước Trời sau. Họ mặc cả tiền công chứ không chịu khoán trắng cho lòng khoan dung độ lượng của Thiên Chúa. Bởi vì họ cho mình là người đáng được lãnh công một đồng, nên đâm ra xấu tánh, ganh tị, ghen ghét anh em mình.

27/ Câu chuyện dụ ngôn muốn dạy điều gì ? Ý nghĩa câu chuyện dụ ngôn: Ông chủ vườn là Thiên Chúa, hai người con trai là thu thuế và biệt phái, một người tuân giữ luật Moisen, kẻ kia thì không. Nhưng người thu thuế, lại thực hành ý định của Thiên Chúa là tin vào Đức Ki-tô và hoán cải đời sống. Biệt phái thì không chịu tin vào Đức Ki-tô, cũng từ chối không chịu hoán cải và sống theo Phúc Âm. Rốt cuộc người thu thuế thi hành ý muốn của Thiên Chúa còn biệt phái thì không.

28/ Ngày nay trong giáo hội cũng có mấy hạng người ? Ngày nay trong giáo hội cũng có những con người mang não trạng mình là chính nhân quân tử, giống như biệt phái. Chính chúng ta hôm nay cũng cần phải sống đạo bằng cách thi hành ý muốn của Thiên Chúa, chứ đừng cậy dựa vào những việc tuân giữ luật bề ngoài. Chúng ta cần khẳng định: Ai là kẻ thi hành Thánh ý Chúa và ý Chúa ở đây  là gì ? Nếu chúng ta chưa xác định, chưa trả lời chính xác, thì có nghĩa là chúng ta cũng đang sống đạo cách mơ hồ như họ vậy !!!      **R

 

Giuse Luca / Trưởng Nhóm Kinh Thánh Emmaus

 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1164
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  10
 Hôm nay:  1357
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11351661
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top