Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng LỄ KÍNH THÁNH TÂM CHÚA GIÊ-SU (Giuse Luca)

THỨ SÁU TUẦN  11   TN   A   23/06/2017

LỄ KÍNH THÁNH TÂM CHÚA GIÊ-SU

ĐỀ TÀI: ĐẤNG HIỀN HẬU VÀ KHIÊM NHƯỜNG

Lời Chúa:  Mt 11, 25-30

 

Tung hô Tin Mừng:   Mt 11,29ab

Haleluia. Haleluia. Chúa nói: Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Mt 11, 25-30

"Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường."

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Mát-thêu.

25 Khi ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói: "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết mầu  nhiệm Nước Trời, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. 26 Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.

27 "Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho.

 28 "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. 29 Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. 30 Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng."

Đó là lời Chúa.

 

Bài 1: HIỀN LÀNH, KHIÊM NHƯỜNG

1/ Câu chuyện về thần Mặt Trời và Thần Gió : Hai vị Thần này luôn tranh luận xem ai mạnh hơn ai/ Sẵn dịp hôm đó có một người mặc áo choàng đi trên đường vắng, hai vị Thần bèn cá với nhau : Ai làm cho người đàn ông kia bỏ áo choàng ra thì người ấy thắng cuộc/ Gió đồng ý và xin ra tay trước / Gió càng thổi mạnh thì gã đàn ông kia càng giữ chặt lấy cái áo, cuối cùng chàng gió không làm gì được nên chịu thua/ Sau đó Thần mặt trời mới ra tay -> Mặt trời từ từ chiếu những tia nắng xuống, một lúc sau đó người đàn ông kia cảm thấy nóng bức và thế là người ấy phải cởi áo ra.

2/ Bài học từ câu chuyện trên đây : Tác giả câu chuyện kết luận như sau : Bạn có thể dễ dàng thành công nhờ vào sự hiền lành dễ thương hơn là áp dụng kiểu bạo lực /

3/ Kiểu hành xử nào đang ngự trị trong thế giới hôm nay?Ngày nay, sự hiền lành dễ thương không còn được đánh giá cao như trước đây/ Cách hành xử kiểu quân tử tàu cũng khó còn đất sống/ Bởi vì ngày nay kiểu hành xử bạo lực đang rất phổ biến và đang có mặt khắp nơi, cả trên phim ảnh, sách báo, truyền hình, Internet/ Thế giới đang sống khác xa với lời Chúa dạy : “ Các con hãy học cùng ta, vì ta hiền lành…”

4/ Tiên tri Isaia đã diễn tả sự hiền lành của Chúa Giê-su như thế nào? Ngài diễn tả sự hiền lành của Đức Ki-tô như sau : Ngài không la hét, không to tiếng hoặc ăn nói ồn ào ngoài đường phố/ Ngài không bẻ gãy cây sậy bị dập, không thổi tắt ngọn đèn còn leo loét .

5/ Một thí dụ tuyệt hảo về sự hiền lành của Chúa Giê-su : Sự hiền lành, dễ thương của Chúa mà điển hình là cách Ngài xử  sự đối với người phụ nữ phạm tội ngoại tình/ Chúa đã dễ thương đối với chị, mà còn cư xử dễ thương đối với những kẻ tố cáo chị -> Bọn họ vốn tự cho mình là người công chính, nhưng Chúa Giê-su không la hét, không mắng mỏ họ, Nhưng Ngài chỉ lặng thinh, cúi xuống viết trên cát và luôn mong rằng họ sẽ suy nghĩ lại/

6/ Dụ ngôn mục tử và con chiên lạc, ngụ ý Chúa muốn dạy gì? Chúa khuyên chúng ta bắt chước người mục tử hiền lành, người ấy không hề đánh đập, la hét, lôi kéo con chiên về nhà, trái lại Ngài đã vác nó lên vai/ Chúa cũng khuyên chúng ta bắt chước người cha trong dụ ngôn đứa con hoang đàng/ Ông đã không quở mắng, oán trách, nhưng ông đã ôm hôn cậu, phục hồi địa vị và mở tiệc ăn mừng/

7/ Qua đoạn tin mừng, Chúa mời gọi chúng ta điều gì? Đây là một lời mời gọi quan trọng, đó là hãy noi gương bắt chước Chúa, sống hiền lành và khiêm nhường/ Hãy cố gắng đối xử với mọi người bằng sự nồng ấm, chân tình/ Sau đó là hãy đối xử tốt với những kẻ làm hại chúng ta theo cách Chúa đối xử với người phụ nữ ngoại tình, của người cha và đứa con  hoang, của người mục tử với con chiên lạc/ Nghĩa là : Quảng đại, cảm thông và không lên án/

8/ Chúng ta sẽ thực thi lời Chúa khuyên nhủ như thế nào? Sau cùng Chúa muốn chúng ta phải xử khôn khéo và tế nhị đối với những kẻ đang mang lấy gánh nặng khổ đau, bất hạnh/ hãy đem đến cho họ sự an ủi khích lệ. Tóm lại: Hãy thực thi lời khuyên nhủ của Chúa “ Hãy học cùng ta vì ta hiền lành….”

9/ Suy nhược thần kinh do đâu? Nhiều người suy nhược thần kinh do stress, có một số người muốn tự tử vì không đủ sức tiếp tục cuộc sống/ Chúa mời chúng ta đến với Ngài ,hỡi tất cả những ai đang phải gánh vác nặng nề/ Gánh nặng của nỗi đau vì sự vấp ngã trong quá khứ, gánh nặng trách nhiệm hiện tại, gánh nặng do phải mang  vác vì người khác/ Họ không vượt qua được vì quá sức của họ/

10/ Vì sao ta phải đến với Chúa? Tất cả những ai bị căng thẳng, lo âu, chán chường, mệt mỏi/ Tất cả những ai muốn tìm một chút nghỉ ngơi/ Hãy chạy đến với Chúa, chúng ta sẽ tìm được sự an tĩnh/ Chúa Giê-su mời gọi : Hãy mang lấy ách của tôi, Chúa Giê-su không ngần ngại nói đến cái ách của Ngài mà những kẻ chạy đến với Ngài phải mang/ Chúa không giấu ta về những đòi hỏi nghiêm túc, về con đường hẹp mà ít người muốn đi, về thánh giá mà ta phải vác để theo Ngài/

11/ Làm thế nào để tìm được sự bình an? Sự bình an mà Chúa Giê-su hứa ban đâu phải là thứ bình an dễ kiếm dễ tìm mà không đòi hỏi phải từ bỏ, đó là thứ bình an ngay giữa những khổ đau và nước mắt : Vì biết rằng mình được Thiên Chúa yêu thương, vì xác quyết rằng mình làm theo đúng ý Thiên Chúa.

12/ Nhờ đâu chúng ta cảm thấy ách thì êm và nhẹ? Chúng ta cảm thấy ách thì êm mà gánh thì nhẹ là bởi chúng ta đang sống trong tình yêu, tình yêu làm cho mọi thứ trở nên nhẹ/ Chỗ nào có đầy lòng yêu mến thì chỗ ấy không cảm thấy vất vả, và cho dù là có vất vả thì người ta cũng cảm thấy thích cái vất vả đó/

13/ Chúng ta cần học ở Chúa điều gì? Chúa Giê-su kêu mời chúng ta làm học trò của Ngài-> học trường Giê-su, học ở Thầy Giê-su, học bài Giê-su/ Bài học lại nằm nơi chính trái tim Ngài : “ Vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường!”

14/ Chúng ta có được bình an nhờ đâu? Khi mang đúng tâm tình Giê-su thì tâm hồn chúng ta được bình an trở lại ,chúng ta cần đến với Chúa Giê-su suốt đời, cần lột bỏ những sự tự hào là mình  khôn ngoan, thông thái, cần sống khiêm nhu như trẻ thơ, nhờ đó chúng ta được đi vào thế giới của Thiên Chúa, Thế giới của sự bình an

15/ Đặc tính của Thiên Chúa: Chúng ta luôn tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng toàn năng, quyền phép/ Vì thế nên chúng ta luôn nghĩ Ngài là Đấng oai nghi, bệ vệ ,cao sang quyền thế, xa cách/ Chúng ta không bao giờ dám nghĩ Ngài là Đấng khiêm nhường, nhưng thật sự Thiên Chúa lại rất khiêm nhường/

16/ Thiên Chúa khiêm nhường như thế nào? Chính vì khiêm nhường nên Thiên Chúa ẩn mình trong vô hình/ Ở thế gian, nếu một con người giàu có, quyền thế thường chiếm rất nhiều không gian của kẻ khác, người quyền thế thì ở nhà lớn, ngồi ghế rộng, ai thấy họ cũng phải khép nép, sợ sệt nên thường nói năng mất tự nhiên, đi đứng phải ké né, nhìn trước trông sau/****

 

Bài 2: THIÊN CHÚA HẠ MÌNH

17/ Nếu Thiên Chúa hiện nguyên hình: Nếu Thiên Chúa hiện hình đứng ở giữa chúng ta, chắc chúng ta không ai dám ngồi thoải mái như bây giờ/ Trái lại, chúng ta sẽ quỳ xuống gục đầu mà đấm ngực ăn năn/ Có khi lại lăn đùng ra chết ngất. Chính vì thế nên Thiên Chúa đã che giấu dung nhan/ Ngài ẩn mình trong vô hình để chúng ta được tự do, Thiên Chúa nhường không gian cho con người, Ngài đã trở nên một kẻ nghèo hèn bé nhỏ đến độ bị mọi người lãng quên/ Có khi còn coi thường, bất kính.

18/ Thiên Chúa khiêm nhường cách nào nữa? Thiên Chúa luôn giữ im lặng/ Trong xã hội, kẻ có quyền thường nói nhiều, người chức nhỏ phải nghe người chức lớn nói, người nhỏ có muốn nói cũng bị tiếng nói của người lớn át đi. Thiên Chúa đã trở nên bé nhỏ để nhường lời cho con người/ Ngài luôn lắng nghe con người ngay cả khi bị con người chỉ trích, chống đối, lên án Ngài/ Ngài trở nên bé nhỏ, nghèo hèn, khép nép, im lặng trong thế giới ồn ào của loài người/

19/ Thiên Chúa càng khiêm nhường hơn nữa/ Vì quá khiêm nhường nên Thiên Chúa đã cúi xuống trên thân phận con người, con người chẳng là gì cả nhưng Thiên Chúa vẫn thương /Chúa còn cúi sâu hơn nữa với các tội nhân để nâng họ lên/ Khi người ta cúi xuống trước một kẻ cao trọng / thì sự khiêm nhường ấy có thể bị nghi ngờ nhưng khi người ta cúi xuống trước một tội nhân ,sự khiêm nhường ấy rất chân thật và đáng tin  /

20/ Thiên Chúa khiêm nhường chứng tỏ được điều gì? Thiên Chúa khiêm nhường chứng tỏ quyền năng vô biên của Thiên Chúa/ Thông thường người ta dùng quyền năng để chiến thắng, để chế ngự, để đè bẹp, để nghiền nát địch thủ của mình/ Trái lại quyền năng của Thiên Chúa sử dụng để chịu thua, để yêu thương, tha thứ/ Quyền lực bộc phát là quyền lực không kềm chế được/ Người khiêm nhường chế ngự được sức mạnh của mình, đó mới chính là quyền năng mạnh mẽ thật sự/

21/ Làm sao chúng ta thấy được sự khiêm nhường của Thiên Chúa? Thiên Chúa vô hình nên chúng ta khó có thể hiểu được sự khiêm nhường của Thiên Chúa/ Nếu như ta không thấy được sự khiêm nhường của Chúa Giê-su, Chúa Giê-su khiêm nhường nên Ngài không ngừng đi xuống -> Từ trời cao Ngài hạ mình xuống thế, từ một con Thiên Chúa Ngài đã hạ mình để xuống trần làm người thường, là một Thiên Chúa cao sang Ngài đã tự nguyện xuống làm một người dân dã bình thường nghèo hèn/ Là Đấng thánh thiện vô cùng, Ngài đã nhận lấy thân phận tội đồ/ Là Đấng hằng sống, Ngài đã tự nguyện chết đi, một cử chỉ khó quên là Ngài đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ trong nhà tiệc ly/ Chúa đã hạ mình tận cùng Ngài không còn có thể xuống thấp hơn được nữa /

22/ Chúng ta phải làm thế nào để gặp được Thiên Chúa? Thiên Chúa luôn tìm đường đi xuống, Ngài làm gương khiêm nhường con người /kẻ kiêu căng thì luôn  tìm cách nâng mình lên/ Nên họ chẳng bao giờ gặp được Thiên Chúa vì Thiên Chúa khiêm nhường nên chỉ có ai khiêm nhường nhỏ bé mới gặp được Thiên Chúa/

23/ Lời Chúa Giê-su mời gọi hôm nay: Chúa tha thiết mời gọi: “ Hãy học cùng ta vì ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng, hãy học trường Giê-su, hãy học cùng Thầy Giê-su, hãy học bài học Giê-su, hãy bước theo những bậc thềm khiêm nhường của Thầy Giê-su” Ngài đang ở bậc cuối cùng chờ đợi ta, ta sẽ được gặp Ngài, ta sẽ được kết hiệp với Ngài nhờ đó ta sẽ được bình an/

24/ Quy luật sống còn của thời đại: Lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng, mạnh được yếu thua. Được làm Vua thua làm Giặc là những quy luật quá phổ biến trong thời đại hôm nay/ Nếu đem so với lời giảng dạy của Chúa Giê-su về Đức hiền lành và khiêm nhường, quả thật khó chấp nhận, khó tin/ Hay nói cho đúng hơn là nó quá chướng tai, ngược thời đại/

25/ Thánh Phao-lô đã nói gì về điều này? Chúa Giê-su vẫn luôn tiếp tục mời gọi : “ Hãy học cùng ta…” / Đây là 2 Đức tính đặc biệt nhất nơi Chúa Giê-su/ Thánh Phao-lô nói : Đức Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nhất quyết đòi duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa/ Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang đó, mặc lấy thân nô lệ, trở nên người phàm, sống như một người trần thế/ Ngài lại còn hạ mình để vâng lời đến nỗi đã bằng lòng chịu chết trên thập tự giá/( Pl2,6-8)/ Đây là một sự hạ mình tột cùng/

26/ Vì sao phải sống khiêm nhường? Trong tin mừng, Chúa Giê-su cho biết, người có tâm hồn bé nhỏ, khiêm nhường là người được Chúa yêu thương cách đặc biệt và còn được Chúa tỏ cho biết mầu nhiệm nước trời/ Vì chỉ ai có tâm hồn bé nhỏ mới có trái tim mở rộng để đón nhận lời Chúa/ Trong lời cảm tạ Chúa Cha, Chúa Giê-su đã nói :  Lạy cha, con ngợi khen Cha, Vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết mầu nhiệm Nước Trời, mà lại chỉ mạc khải cho những con người bé mọn/

27/ Những ai là con người bé mọn?Theo tin mừng Mathêu, kẻ bé mọn là những con người nghèo khổ, những con người yếu thế, những con người đang phải mang vác nặng nề/

28/ Ách nặng nề là những thứ gì ?Trong Do Thái giáo, cái ách là gánh nặng, thường là hình ảnh của lề luật, các Thầy thông luật thường cho mình là khôn ngoan thông thái, thường hay bày vẽ ra đủ thứ luật lệ, mà những kẻ đơn sơ hèn mọn thì dù có cố gắng cỡ nào cũng chẳng thể nào tuân giữ trọn vẹn được/

29/ Ai làm nô lệ cho lề luật ? Kẻ bé mọn thì đầu óc cũng đơn sơ chất phác nên họ khó phân biệt được các điểm nào chính, điểm nào phụ trong những điều luật chi ly lắt léo mà đầu óc mấy ông Pharisêu nghĩ ra, Pharisêu là những kẻ chỉ câu nệ vào luật, chỉ biết sống như cái máy, có khả năng giăng lưới ,giăng bẫy khiến cho những kẻ đơn sơ chất phác không thể nào lọt vào thế giới Thánh thiêng cao cả của họ đặt ra được .

30/ Chúa Giê-su đã phá bỏ điều gì ? Chúa Giê-su không chấp nhận một vương quốc của Thiên Chúa mà lại chỉ dành riêng cho những kẻ khôn ngoan thông thái và những kẻ đạo đức giả, chỉ biết cậy dựa vào thành tích giữ lề luật của mình/ Chúa đã đến như một người nghèo sống giữa những người nghèo và loan báo tin mừng cho mọi người nghèo/ Nước trời mà Chúa Giê-su loan báo là một vương quốc chỉ dành cho những người bé mọn, là nghèo về vật chất, mà còn nghèo về tinh thần nữa, đó là những kẻ tội lỗi/

31/ Chúa Giê-su chủ trương như thế nào?Chúa không chủ trương một xã hội ‘Vô luật lệ’/ Ngài cũng có những đòi hỏi của riêng Ngài, nhưng luật lệ của Ngài phải là một cái ách êm ái, một cái gánh nhẹ nhàng/ Mà cái ách, cái gánh đó chính là lòng yêu thương/ Ngài cũng mời gọi chúng ta cùng đến để chia sẻ yêu thương/ Nhưng để có thể chia sẻ yêu thương, con người phải biết sống hiền từ và khiêm tốn/ Bởi lẽ kẻ kiêu ngạo không hề biết yêu thương/ Họ chỉ biết chiếm đoạt và thống trị/ và với tha nhân, họ luôn là những kẻ độc ác/

32/ Vì sao chân lý đơn giản nhưng lại cao siêu? Đời của Chúa Giê-su thật đơn sơ giản dị/ Ngài sống chung với những anh em bé nhỏ nghèo hèn/ Chúa không thích giàu sang, cũng chẳng muốn dùng quyền để thống trị, cũng chẳng tỏ ra khinh ghét người nào, cho dù là người bệnh tật, tội lỗi/ Cũng vì Ngài đặc biệt ưu ái với những con người này, nên đã bị thiên hạ dị nghị, coiNgài như những bạn thân ,đồng bàn với kẻ tội lỗi/ Chân lý Chúa mạc khải không phải là thứ chân lý cao siêu mà các bậc thông thái ở trần gian ưa suy luận, nhưng chân lý của Chúa rao giảng chính là chân lý tình thương, là thứ ngôn ngữ mà các em bé sơ sinh cũng dễ dàng hiểu được/

33/ Thứ ngôn ngữ nào dễ hiểu nhất? Nhân loại không thiếu những nhà Bác học những nhà hiền triết/ Trong Giáo hội cũng không thiếu những bậc khôn ngoan thông thái/ Nhưng thứ chúng ta cần là ngôn ngữ tình thương, một thứ ngôn ngữ có khả năng tuyệt vời để mạc khải chân lý của Chúa/ Bởi vì Thiên Chúa là tình thương nên chỉ có ai biết yêu thương mới biết Thiên Chúa/ Còn ai không yêu thương thì không biết Ngài/ Mà đã không biết Ngài thì làm sao có thể rao giảng và làm chứng về Ngài được/

34/ Chúng ta phải sống thế nào? Là con cái Chúa, chúng ta phải lấy sự hiền hòa mà đối xử với nhau/ đừng tàn nhẫn, đừng xâu xé nhau, nhưng hãy khiêm tốn phục vụ nhau/ thay vì tự tôn, tự phụ, muốn đè đầu cưỡi cổ nhau/ Chính tình yêu đã làm cho ta nên hiền hòa, đơn sơ, khiêm tốn/ Tình yêu cũng giúp chúng ta đỡ đần gánh nặng cho kẻ khác hơn là làm khổ người mình yêu/ Chính đó là lý do tại sao Chúa Giê-su kêu mời chúng ta hãy học với Ngài/ Vì dịu dàng sẽ thắng bạo lực. ****

 

Bài 3: CHÚ GIẢI

1/ Đoạn 11, câu 25 : Câu này nói về khoảng thời gian Chúa Giê-su được nhiều người biết đến, cũng có nhiều kẻ đi theo, nhưng cũng có nhiều người chống đối (Mt 11,16-24) Tuy nhiên không phải vì thế mà Người thất vọng/

2/ Chúa Giê-su dâng lời tạ ơn, trong đó bao hàm việc Ngài tuyên xưng mối tương quan giữa Ngài với Thiên Chúa/ Chúa Giê-su không vui vì những bậc khôn ngoan thông thái ở đời ( ám chỉ bọn kinh sư) không thấu suốt được chương trình cứu độ/ Nhưng Chúa lại rất hài lòng vì điều đó đã được mạc khải cho những kẻ bé mọn/ Mà kẻ bé mọn ở đây cũng được hiểu như là những người nghèo khổ (Mt 5,3/Mt 11,55)

3/ Thiên Chúa sẽ hủy diệt sự khôn ngoan của thế gian, của các kinh sư và của những kẻ cứng lòng tin/ Ngài sẽ loại bỏ những thứ mà người đời tôn trọng 1Cor 1,19

4/ Thập giá minh chứng điều gì? Qua thập giá, Thiên Chúa đã chứng minh sự khôn ngoan của Ngài/ Đồng thời cũng chỉ rõ sự khôn ngoan điên rồ của thế gian/ Với sự khôn ngoan của thế gian, con người chẳng bao giờ gặp được Thiên Chúa/ Nhưng qua lời rao giảng của thập giá, là điều mà thế gian cho là điên rồ, thì Thiên Chúa lại sẵn sàng cứu vớt những ai dám tin (1 Cor 1,21)

5/ Đoạn 11, câu 26 : Chúa Giê-su cho biết : Việc mạc khải những điều này cho những kẻ mà thế gian cho là bé mọn, đơn sơ, chân thành, thì lại đẹp lòng Thiên Chúa/ Điều này không có nghĩa là Thiên Chúa chỉ mạc khải cho những người bé mọn, nhưng Thiên Chúa lại giấu, không mạc khải cho những ai luôn tự đề cao mình là hạng khôn ngoan và những kẻ không mở lòng mình ra để đón nhận mạc khải của Người ( Is 57,15)

6/ Đoạn 11, câu 27 : Cha tôi trao phó mọi sự cho tôi-> Không có nghĩa là Chúa Giê-su ôm gọn mọi tri thức huyền bí nào đó, nhưng thực ra là Thiên Chúa đã trao toàn bộ quyền năng cho Đức Giê-su/ Và Người hiện thân là Thiên Chúa tại trần gian (Đn 7,14) Mt 28,18/ Yn 3,35/ Yn 13,3/ Đức Giê-su có quyền tha tội Mt 9,6/ Người ăn nói như Đấng có uy quyền Mt 7,29/ Và người có quyền trên cả thiên nhiên Mt 8,23-27

7/ Trao phó mọi sự : Cũng bao hàm mối tương quan đặc biệt, thân mật với Chúa Cha trong hiểu biết và yêu mến/ Không ai biết rõ người Con trừ Chúa Cha, như cũng không ai biết Chúa Cha, trừ ngườiCon /

8/ Làm thế nào để nhận thức đầy đủ về người Con? Sự nhận thức đầy đủ ý nghĩa thật sự của người Con lại là một mầu nhiệm/ Không ai nhận ra uy quyền của Đức Giê-su, không ai biết rõ về Đấng trung gian nếu không được người Con mặc khải cho ( Yn 6,44)

9/ Câu 27, cũng là câu mạc khải sự ngang bằng của người Con với Chúa Cha và cũng mạc khải về thần tính của người Con/ Đây cũng là lời khẳng định : Chúa Giê-su là con đường duy nhất dẫn đến Thiên Chúa/ Chính Đức Giê-su là con đường mới, con đường sống động, qua sự phục sinh của Ngài, dẫn chúng ta đến ngai tòa Thiên Chúa ( Hr 10,20)

10/ Đoạn 11, câu 28 : Những ai đang phải mang vác nặng nề (Mt 9,36) vì những trói buộc của luật lệ, những quy định của tôn giáo mà các lãnh đạo quàng lên vai họ ( Mt 23,4)/ Chúa mời gọi những ai đang mang vác nặng nề, hãy đến với Người, Người sẽ cho nghỉ ngơi, có nghĩa là một cuộc sống mới an nhàn, bình an Mt 4,19/ Mt 19,21/ Yn 7,37/ Cũng nên xem qua ý nghĩa trong đoạn : Is 14,3/Is 32,18/Kh 14,13.

11/ Đoạn 11, câu 29 : Ách là công cụ bằng gỗ buộc giữ cổ của 2 con vật kéo xe,kéo cày lại với nhau nhờ đó sức kéo của 2 con vật được phát huy tối đa/ Con nào khỏe hơn sẽ gánh phần nặng hơn/

12/ Ách của Chúa thì nhẹ nhàng-> Có nghĩa là phần nặng Chúa đã gánh vác hết, bởi ách mà chúng ta được đặt lên vai , khiến chúng ta trở thành người cùng làm việc chung với Chúa 1 Cor 3,9/ Việc xem lề luật như là cái ách cũng là hình ảnh phổ biến trong Do Thái giáo, việc theo học với một thầy Rapbi được ví như việc mang lấy ách của Thầy đó / Như vậy ách của tôi cũng có nghĩa là trở thành môn đệ và theo đó nhấn mạnh rằng: Hãy học với tôi/

13/ Cựu ước cũng tiên báo rằng : Đấng Messia là Đấng hiền lành và khiêm nhường Dcr 9,9/ Bất cứ ai nếu trở thành môn đệ đích thực của Chúa Giê-su qua việc học với Người và tuân giữ lời Người, người đó sẽ tìm được sự nghỉ ngơi và bình an chỉ có trong vương quốc của Thiên Chúa/

14/ Đoạn 11, câu 30: So với gánh nặng của lề luật và luật tiền nhân mà những kinh sư và Pharisêu chất lên vai của dân chúng/ Thì ách của Chúa Giê-su lại là gánh nhẹ nhàng (Cv 15,10)/ Điều này không có nghĩa là Chúa Giê-su đòi hỏi ít hơn nhưng là vì Người ban cho họ được nghỉ ngơi, sự bình an của nước trời, đi kèm với sự trợ giúp của Thánh Thần/ Ở đây Chúa Giê-su thể hiện phẩm chất của Đấng Messia là : dịu dàng, nhân từ hay giúp đỡ Tv 25,8 và Tv 34,9

15/ Nếu xét về phần vụ của các kinh sư và Pharisêu, thì họ chẳng buồn động đến ngón tay để giúp đỡ dân chúng (Mt 23,4)/ Họ càng chi li, lặt vặt hơn/ Họ cũng quên rằng ngay cả trong lề luật thì chung quy cũng chỉ đòi hỏi mọi người phải đối xử với nhau bằng tình yêu thương/

16/ Tại núi Sinai, giữa mây mù và sấm chớp, giữa tiếng kèn thổi vang, Thiên Chúa đã nhắc lại để họ nhớ những điều Thiên Chúa đã làm cho họ, Ngài mong muốn họ giữ luật vì tình yêu và lòng tri ân Ngài/ Họ cần phải yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và tuân giữ các mệnh lệnh của người ĐNL 6,5-6/

17/ Kết luận rằng : Nếu không có tình yêu và lòng trung tín thì lề luật và tuân giữ lề luật sẽ trở nên gánh nặng ( ách) và sự mệt mỏi cho cả người dân /lại còn gây mệt mỏi cho cả Thiên Chúa nữa ( Is 1,14)  ****

 

Bài 4:    HÃY CHẠY ĐẾN VỚI TRÁI TIM CHÚA 

1/Bài đọc I hôm nay có ý dạy gì? Lời Moisen nhắc nhở dân Do Thái rằng : Họ được Chúa chọn không phải do công trạng nhưng là do Thiên Chúa yêu thương cho nên ông nhắc họ phải đáp lại tình yêu thương đó bằng cách tuân giữ các giới răn của Chúa.

2/Bài đọc II dạy chúng ta điều gì? Thánh Gioan khẳng định: Thiên Chúa yêu thương chúng ta trước qua việc sai Người Con Một đến làm của lễ đền thay tội cho chúng ta / để đáp lại tình yêu này, chúng ta phải thương yêu nhau.

3/Bài kinh thánh hôm nay gợi ý cho chúng ta điều gì? Hôm nay Chúa Giê-su có ý ca ngợi tấm lòng yêu thương của Chúa Cha dành cho những kẻ bé mọn. Cho nên Chúa Giê-su cũng kêu gọi mọi người hãy đến với Ngài để Ngài cho nghỉ ngơi bồi dưỡng bởi vì tâm tình của Chúa Giê-su và Chúa Cha là một.

4/Lý do mà Chúa Giê-su ngợi khen Cha mình là gì? Vì Cha đã cất giấu không cho bậc không ngoan thông thái biết. Nhưng lại mạc khải những điều cao siêu cho những kẻ bé mọn.

5/Bậc khôn ngoan, thông thái. Chúa Giê-su muốn nói về ai? Đây là giới kinh sư và Pharisiêu. Những người luôn tự hào về sự hiểu biết của mình. Họ chỉ giam hãm trí  khôn của họ vào trong sự khôn ngoan của thế gian. Ở đây Chúa cũng có ý nói đến dân chúng của 3 thành: Khoradim, Betsaida và Capharna-um. Họ là đám nguời luôn tự cao tự đại, khoe mình là khôn ngoan mà lại đóng kín lòng mình đối với những dấu chỉ của Ngài.

6/Chúa Giê-su còn muốn nói đến hạng người nào nữa? Chúa cũng muốn nói với bất kỳ ai trong thời đại của chúng ta luôn tự thỏa mãn về sự hiểu biết của mình mà không chịu mở rộng lòng mình ra để đón nhận sự khôn ngoan của Thiên Chúa.

7/Ngôn sứ Isaia đã nói gì về hạng người này? Ta sẽ tiếp tục làm cho dân này phải sững sờ kinh ngạc vì bao dấu lạ điềm thiêng… / Và trí thông minh của những người thông minh sẽ tan thành mây khói (Is 29,14).

8/Ngôn sứ Giêrêmia nói thêm điều gì? Những hạng khôn ngoan ấy sẽ thẹn thùng, run sợ, và sa vào cạm bẫy. Lời Đức Chúa thì chúng khinh miệt, chúng khôn ngoan nỗi gì? (Gr 8,9).

9/Ai là những kẻ bé mọn theo ý của Chúa Giê-su? Là những kẻ không cậy dựa vào sức riêng của mình nhưng lại đặt trọn niềm tin tưởng vào một mình Thiên Chúa. Đây là những phận hèn, chỉ cậy dựa vào một mình Thiên Chúa. Họ có tinh thần nghèo khó nên không coi của cải trần thế là cùng đích của đời mình, mà là Thiên Chúa. Đó cũng là người khiêm hạ, không dám lấy sự khôn ngoan của mình để che lấp sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Đây cũng là những người có tâm hồn trẻ thơ, luôn tín thác vào Thiên Chúa.

10/Ai mới đáng được Chúa Giê-su mạc khải? Chúa Giê-su chỉ mạc khải cho những kẻ bé mọn và giấu những bậc khôn ngoan thông thái/ chỉ những ai có tấm lòng khiêm hạ đơn sơ hồn nhiên thì mới nhận ra Chúa Giê-su chính là đấng mạc khải về Chúa Cha. Đây chính là việc tiếp nhận Nước Trời được loan báo qua lời nói và hành động của Đức Giê-su. Đây mới chính là điều khác biệt giữa kẻ bé mọn và bậc khôn ngoan thông thái.

11/Điều nào thì đẹp lòng Cha? Chúa Giê- su Mặc Khải về Chúa Cha và làm hết sức để vinh danh Cha. Chúng ta thấy chữ “đẹp lòng” nơi biến cố Chúa Giê-su chịu phép rửa hôm ấy :Chúa Cha hài lòng về con mình. Hôm nay Chúa Cha hài lòng về những quyết định của mình là mặc Khải cho kẻ bé mọn và dấu kín với hạng khôn ngoan thông thái.

12/Thầy đã được trao ban toàn quyền nghĩa là gì?  Trong lời mạc khải này Chúa Giê-su muốn cho các môn đệ biết: Chúa gợi lên cho các môn đệ biết sứ mạng cứu độ mà Ngài có bổn phận phải thực hiện. Chúa Cha đã ban cho ngài quyền trên mọi phàm nhân để Ngài ban sự sống đời đời cho tất cả những ai mà Cha đã ban cho Ngài.

13/Không ai biết con, trừ ra Cha, cũng như không ai biết Cha trừ Chúa Con nghĩa là gì? chữ “biết” ở đây theo ngôn ngữ Do Thái là diễn tả mối hiệp thông tròn đầy giữa Chúa Cha và Chúa Con / một sự hiệp thông độc nhất vô nhị.

14/Sự hiệp thông giữa Cha và Con có khép kín không? sự hiệp thông này luôn mở ra bởi vì các ông cũng được Chúa Giê-su mặc Khải cho về điều này và còn cho phép các ông gọi Thiên Chúa là Cha như Ngài.

15/Trong sự hiệp thông giữa Chúa Cha và Chúa con Chúa  Giê-su muốn kêu gọi điều gì? Chúa Giê-su kêu gọi mọi người hãy làm môn đệ của ngài để được hiệp thông vào mối liên kết giữa Cha và Con.

16/Ý của Đức Giêsu khi kêu gọi những người bé mọn là gì? Đức tin Kitô giáo hướng dẫn chúng ta đến với một con người cụ thể là một vị Thiên Chúa chấp nhận sống kiếp phàm nhân. Điều này nói lên rằng một con người hèn mọn khiêm tốn có thể có đức tin sâu xa hơn một nhà thông thái, cho nên Đức tin là một hồng ân mà con người cần phải lãnh nhận hơn là kết quả của việc sưu tầm tri thức của con người.

17/Gánh và ách theo nghĩa của Cựu Ước là gì? Hai từ này dùng để chỉ lề luật của Thiên Chúa. Ở đây Chúa Giê-su muốn trách cứ các nhóm kinh sư và Pharisiêu không phải vì họ thông hiểu lề luật nhưng vì họ chỉ muốn đeo cái ách vào cổ người khác và đặt gánh nặng lên vai kẻ khác theo kiểu giải thích quá chi ly , tiểu tiết chứ không phải là gánh nặng cuộc đời. Trái tim của họ đã không nhạy bén khi chỉ sống bằng tinh thần vụ lề luật, vụ hình thức, mà không có chút nào cảm thông.

18/Lời kêu gọi: Hãy đến cùng tôi, mang ý nghĩa nào? Đây là lời Đức Chúa kêu gọi dân chúng qua miệng các ngôn sứ: Hãy tìm đến sự an ủi nơi Người (Is 50,4). Đây cũng là lời mời gọi của Chúa Giê-su với những ai đang lầm than vất vả, hãy đến để được Ngài cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Đây là lời mời gọi xuất phát từ tấm lòng yêu thương bao la.

19/Vì sao Chúa lại kêu mời tôi? Lẽ ra tôi phải tìm đến với Chúa trước. Thế mà Chúa  lại kêu mời tôi trước. Sở dĩ Ngài làm như vậy là vì Ngài đã nhiều lần gặp tôi đang chịu khốn khó, nhưng tôi lại không chạy đến với Chúa mà lại đi tìm kẻ khác. Bởi vì tôi đã ngã lòng cậy trông. Không còn muốn cầu nguyện nữa.

20/Chúng ta cần học ở Chúa Giê-su điều gì? Chúa Giê-su có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Ngài cũng mời gọi những ai khiêm hạ nghèo hèn, hãy tìm đến với Chúa . Trong cựu ước, thời tiên tri Sophonia, chỉ có những người cô thế, phận nhỏ hèn mới tìm đến với Đức Chúa. Còn người cao sang quyền quý thì không. Vì vậy, trong thời Tân Ước, Chúa Giê-su cũng mời gọi chúng ta vì Ngài là Đức khôn ngoan, là hiện thân của Đức Chúa . Hãy chạy đến với Ngài để được ơn nâng đỡ.

21/Khi Chúa Giê-su nói : Ách của tôi thì êm, gánh của tôi thì nhẹ. Chúng ta nên hiểu sao đây? Chúa Giê-su không khẳng định rằng : Huấn lệnh của Chúa  ít đòi buộc hơn các luật lệ của các kinh sư. Nhưng luật của Chúa  xuất phát từ tình yêu thương và Chúa cũng mong muốn  mọi người đón nhận các huấn lệnh ấy bằng tình yêu.

22/Lý do nào luật Chúa  lại trở nên nhẹ? Điều làm cho luật Chúa  trở nên êm ái, đó là tình yêu. Nếu tôi không yêu Chúa thì việc giữ luật sẽ trở nên nặng nề. Nếu tôi không yêu thương anh chị em thì việc sống chung sẽ làm cho chúng ta khổ sở.

Thái độ của Chúa Giê-su đối với chúng ta là gì? Chúa Giê-su đang mời gọi . Chúa  hiểu biết hoàn cảnh khốn khó nên rất xót thương chúng ta. Đây chính là thái độ muốn dâng hiến, hứa ban, một tình bạn đầy thiện hảo, một phương thuốc chữa lành các loại bệnh. Quả thật Ngài là đấng an ủi, dưỡng nuôi chúng ta và luôn muốn ban cho chúng ta năng lực sống hoàn thiện và vĩnh cửu. **R

 


Trở lại      In      Số lần xem: 2737
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  11
 Hôm nay:  2786
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11408195
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top