Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng CN 3 MÙA VỌNG B (Giuse Luca)

CHÚA NHẬT  III  MÙA VỌNG  B 

ĐỀ TÀI: LỜI CHỨNG CỦA GIOAN TIỀN HÔ

Lời Chúa: Ga 1,6-8.19-28

 

Tung hô Tin Mừng: Is 61, 1 (x.Lc 4,18)

Haleluia. Haleluia. Thần Khí Chúa ngự trên tôi, sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Ga 1, 6-8.19-28

Có một vị đang ở giữa các công mà các ông không biết.

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gio-an.

6 Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gio-an.  7 Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. 8 Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.

19 Và đây là lời chứng của ông Gio-an, khi người Do-thái từ Giê-ru-sa-lem cử một số tư tế và mấy thầy Lê-vi đến hỏi ông: "Ông là ai?" 20 Ông tuyên bố thẳng thắn, ông tuyên bố rằng: "Tôi không phải là Đấng Ki-tô." 21 Họ lại hỏi ông: "Vậy thì thế nào? Ông có phải là ông Ê-li-a không?" Ông nói: "Không phải." - "Ông có phải là vị ngôn sứ chăng?" Ông đáp: "Không." 22 Họ liền nói với ông: "Thế ông là ai, để chúng tôi còn trả lời cho những người đã cử chúng tôi đến? Ông nói gì về chính ông?" 23 Ông nói: Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi, như ngôn sứ I-sai-a đã nói. 24 Trong nhóm được cử đi, có mấy người thuộc phái Pha-ri-sêu. 25 Họ hỏi ông: "Vậy tại sao ông làm phép rửa, nếu ông không phải là Đấng Ki-tô, cũng không phải là ông Ê-li-a hay vị ngôn sứ?" 26 Ông Gio-an trả lời: "Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. 27 Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người." 28 Các việc đó đã xảy ra tại Bê-ta-ni-a, bên kia sông Gio-đan, nơi ông Gio-an làm phép rửa.

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/ Tại sao dân Do Thái lại vui khi thấy Gioan xuất hiện ?

2/ Người Do Thái đã chất vấn Gioan điều gì ?

3/ Gioan kêu gọi mọi người làm điều gì?

4/ Chúa sẽ đến vào lúc nào ?

5/ Gioan hô lên điều gì ?

6/ Thế nào là thật sự sám hối ?

7/ Chúa muốn chúng ta làm gì cho Chúa ?

8/ Chúa muốn chúng ta làm gì cho Chúa ?

9/ Làm sao chúng ta có dấu chỉ giúp mọi người nhận ra Chúa ?

10/ Vì sao thế giới đang rất muốn loại trừ Thiên Chúa ?

11/ Chứng tá của Gioan dựa trên sự mạc khải nào ?

12/Gioan làm chứng ra sao ?

13/ Gioan giới thiệu Chúa như thế nào ?

14/ Gioan rao giảng bằng những yếu tố nào ?

15/ Tại sao Kitô hữu luôn có đời sống khép kín ?

16/ Gioan làm chứng cho Chúa Kitô như thế nào ?

17/ Thế nào là bị lệ thuộc vào vật chất ?

18/ Gioan trung thực như thế nào ?

19/ Ông trung thực như thế nào ?

20/ Gioan quên mình như thế nào ?

21/ Gioan đã làm chứng cho sự thật như thế nào ?

22/ Ánh sáng hy sinh của Gioan ra sao ?

23/ Gioan làm chứng như thế nào ?

24/ Chúa muốn chúng ta làm gì trong Mùa vọng ?

25/ Chúng ta học điều gì nơi Gioan ?

26/ Gioan làm chứng như thế nào ?

27/ Tại sao Gioan không nhận danh hiệu mà người khác gán cho mình

=> Xem trả lời câu hỏi ở phần ″TÓM Ý″

 

Bài 1: BA ĐIỀU CẦN LÀM

1/ Dân Do Thái đang trông chờ điều gì? Do Thái sống dưới ách thống trị của nhiều đế quốc, nên họ luôn trông chờ một Đấng cứu thế do Thiên Chúa sai đến. Họ đã mượn nỗi khắc khoải của Cha ông để cầu xin: Trời cao hãy đổ sương xuống/ Chính  vì thế khi thấy Gioan xuất hiện ở bờ sông Yordan họ đã rất phấn khởi vui mừng.

2/ Gioan trả lời chất vấn thế nào? Thấy ông xuất hiện, họ đã cử một phái đoàn đến để tìm hiểu về ông cho cặn kẽ, thấu đáo. Họ đã hỏi và ông đã xác quyết: Tôi không phải là Đấng cứu thế, nhưng tôi chỉ là người tiền hô, đi trước dọn đường cho Ngài. Hãy chuẩn bị vì Ngài sắp đến, hãy sám hối vì Nước trời đã ở gần. Ông không để cho người ta chú ý tới ông, mà trái lại, ông hướng mọi sự chú ý của họ vào Đức Ki-tô: Ngài lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi.

3/ Gioan kêu gọi điều gì? Nhìn vào sứ điệp của Gioan, chúng ta rút được hai bài học, đó là: Hãy sám hối và cải thiện đời sống.

4/ Chúa đến với chúng ta vào lúc nào? Chúa không chỉ đến với chúng ta trong đêm Giáng sinh, Ngài còn đến với chúng ta vào ngày tận cùng của vũ trụ, hay là ngày sau hết của cuộc đời chúng ta. Chúa còn đến với chúng ta qua Bí tích Thánh thể. Như thế cuộc đời của chúng ta như là một mùa vọng nối dài.

5/ Trong mùa vọng chúng ta cần làm gì? Trong mùa vọng ,chúng ta phải thực hiện ngay sứ điệp của Gioan tiền hô, đó là hãy sám hối là dọn đường cho Chúa đến.

6/ Sám hối là gì? Sám hối không phải chỉ là hối tiếc về những tội mình đã phạm mà còn phải cố gắng, uốn nắn sửa đổi. Để nhờ đó chúng ta có thể thăng tiến bản thân, đổi mới cuộc đời.

7/ Chúa Giê-su muốn chúng ta làm gì? Chúa muốn chúng ta hãy trở lên tiền hô cho Chúa. Người Ki-tô hữu không phải chỉ có Chúa trong tâm hồn mình mà hơn thế nữa còn phải đem Chúa đến cho người khác, để Chúa cũng đến được với tâm hồn người khác.

8/ Việc gì chúng ta cần phải làm ngay? Chúa muốn chúng ta phải có một đời sống đạo đức, thánh thiện đầy bác ái yêu thương. Nhờ đó chúng ta có thể cảm hóa những người chung quanh và dẫn đưa họ về với Chúa. Dọn đường để Chúa đến trong tâm hồn mình và giúp người khác dọn đường Chúa đến trong tâm hồn họ, đó là những việc chúng ta cần làm ngay trong mùa vọng này.

9/ Môi trường đào thải Thiên Chúa: Môi trường chúng ta đang sống hoàn toàn thiếu vắng những dấu chỉ về sự hiện diện của Thiên Chúa. Người ta không muốn nhắc đến niềm tin Ki-tô. Không còn ảnh thánh giá trong bệnh viện, trường học, không còn lời chứng long trọng thay cho lời tuyên thệ. Hôn nhân dân sự đẩy lùi hôn nhân Ki-tô giáo. Nhiều trẻ em không còn biết làm dấu thánh giá, việc dạy giáo lý cho các em làm cho người lớn phải lúng túng.

10/ Thiên Chúa dường như thinh lặng: Ở các Thành phố lớn của chúng ta còn rất nhiều nhà thờ chuông còn ngân vang. Ở thôn quê đó đây người ta vẫn còn nhìn thấy những cây thánh giá trên nóc thánh đường và những hang đá Đức Mẹ. Tuy nhiên, xã hội chúng ta đang sống và được xây dựng như thể Thiên Chúa không còn lên tiếng nói với con người, như thể Ngài câm lặng hay vắng mặt.

11/ Thiên Chúa có hiện diện trong đời sống của chúng ta? Người công giáo chúng ta tin rằng: Thiên Chúa vẫn hiện diện trong lịch sử loài người bằng một sự hiện diện kín đáo và vô hình. Sự kín đáo này đòi hỏi phải có những người chứng nhân. Bởi thế, Thiên Chúa đang rất cần những chứng nhân trong thế giới này. Nơi mà xem ra Thiên Chúa vắng bóng hay là Ngài vẫn  hiện diện trong kín đáo.

12/ Kinh nghiệm của Gioan: Chính kinh nghiệm của bản thân Gioan làm chứng nhân, Gioan kể lại cho chúng ta nghe chính kinh nghiệm của ông: Tôi không biết Ngài nhưng Đấng đã sai tôi, Đấng ấy đã nói với tôi: Ngươi thấy Thánh thần đậu xuống trên ai thì đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh thần. Tôi đã thấy và làm chứng rằng : Ngài là con Thiên Chúa.

13/ Chứng tá của Gioan dựa trên điều gì? Chứng tá của Gioan dựa trên mạc khải của Thiên Chúa, sau này được chứng thực như một sự kiện mà ông đã thấy: Thánh thần ngự xuống trên Chúa Giê-su.

14/ Gioan làm chứng về Chúa Giê-su như thế nào? Từ kinh nghiệm về bản thân này, Gioan đã làm chứng cho Chúa Giê-su bằng lời nói và việc làm. Việc rao giảng của ông đã gây xôn xao tại Israel. Người ta tuôn đến nghe ông giảng và xin ông ban phép rửa thống hối bởi vì ông là con một vị thượng tế, tức là một nhân vật quan trọng nên các nhà chức trách tôn giáo đã được báo động và họ đã mở một cuộc điều tra: Ông là ai? tại sao ông làm phép rửa?.

15/ Ba đức tính quan trọng của Gioan : Ông Gioan đã tuyên bố với mọi người và cả với những người được sai đến để điều tra ông: Ở giữa các ông có một Đấng mà các ông không biết. Gioan hoàn toàn hướng về một Đấng khác và cho rằng mình chỉ là một tôi tớ khiêm tốn. Gioan tuyên bố mình không đáng để cởi quai dép cho Ngài bằng việc làm của một tên nô lệ. Rao giảng bằng kinh nghiệm bản thân, dũng cảm trong lời nói và hành động, và xóa mình ra không, chính là 3 đức tính của một chứng nhân mà Gioan đều có ở mức độ cao.

16/ Chứng nhân của các Ki-tô hữu: Ki-tô hữu thường có khuynh hướng khép kín trong lĩnh vực tôn giáo. Họ chỉ muốn làm chứng nhân ở trong nhà thờ, trong phụng vụ mà không muốn làm chứng nơi gia đình, ở học đường hay ngoài xã hội. Nếu người ta đòi hỏi phải làm chứng cho Chúa Ki-tô ở bên ngoài như là treo bảng hiệu tên Giê-su trên xe, treo ảnh thánh giá nơi học đường, hoặc cho đọc kinh ở nhiều nơi, thì những hành động này xem ra không xấu nhưng lại mang tính áp đặt niềm tin của chúng ta trên kẻ khác.  **R

 

Bài 2: NGƯỜI LÀM CHỨNG

17/ Đời sống con người thấy được bao nhiêu thứ ánh sáng? Trên đời có nhiều thứ ánh sáng: Ánh sáng vật lý, ánh sáng văn hóa, ánh sáng khoa học, ánh sáng tâm linh. Nhưng  để nhìn ra và phân biệt được các thứ ánh sáng đó, chúng ta cần phải có một chút khả năng, để có thể thấy ánh sáng vật lý,chúng ta chỉ cần có đôi mắt bình thường. Để nhìn thấy ánh sáng khoa học, chúng ta cần có một số vốn kiến thức cần thiết. Để thấy ánh sáng văn hóa, cần phải trải qua những lớp khai tâm mở trí. Để thấy được ánh sáng tâm linh, chúng ta cần có các chứng nhân hướng dẫn.

18/ Làm sao chúng ta có thể thấy ánh sáng tâm linh: Thánh Gioan Tẩy Giả là chứng nhân của Đức Kitô. Ngài làm chứng cho Đức Kitô bằng chính cuộc đời của Ngài. Nhìn vào cuộc đời của Ngài chúng ta thấy tỏa ra nhiều thứ ánh sáng.

19/ Ánh sáng khiêm nhường của Gioan: Ánh sáng khiêm nhường của ông là khước từ mọi vinh quang được người ta phủ quanh ông! Gioan đã nhận mình không phải là Đấng cứu thế mà toàn dân đang mong đợi. Ông cũng không nhận mình là Elia vĩ đại, cũng cũng chẳng phải là một tiên tri cao cả. Ông chỉ nhận mình là tiếng kêu trong sa mạc.

20/ Gioan khiêm nhường thế nào? Ông cho rằng mình không đáng “cởi quai dép” cho Đấng cứu thế. Khiêm nhường là tự hạ, khiêm nhường làm cho gương mặt của ông phát ra một thứ ánh sáng khiến cho lời của ông nói có sức thuyết phục. Thứ ánh sáng này phản chiếu gương mặt của Chúa cứu thế, Đấng là thầy của mọi kẻ khiêm nhường.

21/ Ánh sáng của sự khổ hạnh: Cuộc đời Gioan chỉ toàn ở trong sa mạc. Sống trong hoang địa đồng nghĩa với cuộc sống khổ hạnh: Sự hoang vu cô tịch, thời tiết khắc nghiệt, thú dữ đe dọa, ngoài ra còn có sự khó nghèo, đạm bạc, đơn sơ qua quần áo, thực phẩm. Ông chẳng có chút tiện nghi tối thiểu nào!

22/ Bị lệ thuộc vật chất: Cách ăn, cách mặc quá đạm bạc, sự khổ hạnh lóe sáng một ý chí mạnh mẽ của bản thân. Người lệ thuộc vào vật chất là người bị trói buộc vào hiện tại, người sống khổ hạnh là người đặt niềm tin vào tương lai, niềm hy vọng làm cho cuộc sống có ý nghĩa cao đẹp và sâu xa. Tương lai mà Gioan đang đón chờ chính là Đức Kitô mà ông đang loan báo.

23/ Ánh sáng trung thực: Trung thực trong lời nói của người đời đang ca tụng mình. Vì thế ông không dám nhận những vinh quang mà người đời tưởng lầm là ông đang có. Ông chỉ nhận sự khiêm nhường bé nhỏ của mình.

24/ Hậu quả của sự trung thực: Trung thực đúng với lòng mình nên ông tự nguyện sống một cuộc sống khổ hạnh, không phô trương, không giả dối, trung thực trong phán đoán về người khác nên ông đã thẳng thắn khuyên Vua Hêrôđê con không được phép lấy chị dâu. Chính sự trung thực này mà ông phải trả giá bằng bản án chém đầu. Nhưng sự trung thực này đã làm sáng lên cuộc đời chứng nhân cho Đức Kitô.

25/ Ánh sáng quên mình: Vì biết mình chỉ là người đưa tin nên Thánh nhân luôn muốn xóa mình đi để cho Đấng chính là Tin Mừng được nổi bật. Biết mình chỉ là người mở đường nên Thánh nhân luôn tự hạ để cho Đấng là đường được mọi người nhận biết.

26/ Gioan làm chứng cho sự thật thế nào? Làm chứng cho sự thật, Thánh nhân đã tự nguyện hy sinh để cho Đấng là sự thật được mọi người trân trọng. Khi mọi người tuôn đến với ông, ông đã không giữ họ lại cho mình, nhưng ông đã giới thiệu cho họ đến với Đức Giê-su nên Gioan nói: “Người đến sau tôi, nhưng tôi không đáng cởi giày cho Ngài

(Ga 1,27)”.

27/ Ánh sáng của sự hy sinh: Nhiều môn đệ đã đi theo Gioan, nhưng Gioan đã giới thiệu để họ đi theo làm môn đệ cho Đức Giê-su. Khi thấy đám đông đã bỏ ông để đi theo Đức Giê-su. Ông lấy làm hài lòng vì thấy nhiệm vụ của mình đã hoàn tất nên ông nói: Chúa Giê-su phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi (Ga 3,30)

28/ Gioan là chứng nhân gương mẫu: Gioan là một chứng nhân tuyệt hảo, ông đã biết tự hạ mình xuống để cho Chúa được nổi bật lên, ông biết ẩn mình trong bóng tối để cho Chúa Giê-su được xuất hiện trong ánh sáng. Ông biết tự hủy mình đi để cho Chúa Giê-su được mọi người nhận biết. Gioan là chứng nhân của ánh sáng!

29/ Chúa muốn chúng ta làm gì trong mùa vọng: Mùa vọng mọi người đang trông chờ Chúa đến. Chúa muốn chúng ta mở đường cho Chúa, Chúa muốn chúng ta làm chứng cho Chúa, Chúa muốn chúng ta giới thiệu Chúa cho anh em. Nhưng rất lắm khi thay vì mở đường cho Chúa, tôi lại mở đường cho tôi. Rất nhiều khi thay vì làm chứng cho Chúa, tôi lại làm chứng cho chính tôi, nhiều khi tôi phải giới thiệu Chúa, tôi lại đi giới thiệu bản thân mình.

30/ Hãy soi mình vào tấm gương: Hôm nay hãy nhìn vào Gioan Tẩy Giả để học cách làm tiền hô cho Chúa, học cách dọn đường cho Chúa đến. Quả là khó khi đòi hỏi chứng nhân của Chúa phải có nhiều đức tính trong đó phải có cuộc sống đạo trong sáng ,gương mẫu là điều kiện trước tiên.

31/ Sứ mệnh của Gioan là gì? Lẽ sống của Gioan là làm chứng, ông được sai đến chỉ để làm chứng ( câu 6 và câu 7) câu chuyện này xảy ra ở Bêtania bên kia sông Gio-dan cũng là một lời chứng hùng hồn của ông ( câu 19).

32/ Gioan làm chứng như thế nào? Gioan không làm chứng về mình hay cho  mình. Bởi vì ông không phải là ánh sáng mà ông chỉ là ngọn đèn ( Ga 5,35) giúp mọi người tin vào ánh sáng thật là Đức Ki-tô. Sau khi nhiều người tuôn đến chịu phép rửa, tiếng tăm ông lừng lẫy, các nhà lãnh đạo tôn giáo muốn tìm hiểu ông. Họ hỏi : Ông là ai? Gioan đã đưa ra 3 câu trả lời dứt khoát: Tôi không phải là Đức Kitô, không phải, không, ông trả lời bằng những tiếng không dứt khoát và trung thực.

33/ Gioan lo sợ điều gì? Ông không nhận những danh hiệu người ta nghĩ về ông. Ông chẳng phải là Êlia tái thế hay  một ngôn sứ phi thường như Moisen, Gioan chỉ sợ người ta đánh giá mình quá cao khiến cho Đấng mà ông muốn giới thiệu sẽ bị che khuất. Lần thứ hai ông khẳng định : Mình chỉ là một tiếng hô trong hoang địa, một con người chỉ đi mời gọi người ta  sửa đường cho Chúa Kitô đến. Ông cho biết vị đến sau trỗi vượt hơn ông và ông không đáng xách dép cho Người.**R

 

Bài 3: CHÚ GIẢI

34/ Phúc âm Gioan Đoạn 1, Câu 6: Lời Thiên Chúa, Chúa Giê-su đến thế gian không chỉ bằng việc nhập thể mà còn bằng cách hạ mình để cho một thụ tạo giới thiệu về mình. Ông Gioan là người được Thiên Chúa tuyển chọn để nói về  Đức Giê-su.

35/ Đoạn 1, Câu 7 : Thiên Chúa đã dùng một con người để giới thiệu chính mình cho con người. Gioan đến để làm chứng về ánh sáng/ Câu này tóm kết mục đích của Tin Mừng Gioan (Ga 20,31).

36/ Đoạn 1, Câu 8: Ông Gioan không phải là ánh sáng, ông chỉ là ngọn đèn để truyền tải ánh sáng, để từ đó ánh sáng được chiếu sáng. Ngọn đèn chỉ quan trọng khi nó truyền tải  được ánh sáng. Làm chứng chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của Gioan. Chỉ có Đức Giê-su là Ngôi lời mới có thể mạc khải về Đấng toàn năng.

37/ Đoạn 1, Câu 19 : Câu này giới thiệu về một nhà giảng thuyết khắc khổ nơi hoang địa. Ông hoàn toàn khác với những nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái ở Giêrusalem trong dáng vẻ bề ngoài cũng như trong cách cư xử. Gioan đã đánh động được lòng dân chúng đến nỗi một số người nghĩ rằng ông chính là Đấng Messia phải đến. Các lãnh đạo tôn giáo đã cử người đến để xem ông là ai?, Ông có phải là Đấng Messia không?

38/ Đoạn 1, Câu 20 : Gioan đã 3 lần trả lời phủ định, ông chối không nhận một cách hết sức mạnh mẽ tột độ.

39/ Đoạn 1, Câu 21 : Những người đến từ Giêrusalem đã không hài lòng khi nhận được câu trả lời của Gioan rằng : Gioan không phải là người mà họ đang nghĩ/ vì vậy họ muốn biết chính xác : Ông là ai?/ việc ông được Thiên Chúa xức dầu, đã lôi kéo đám đông dân chúng. Họ thắc mắc như thế này khi dựa vào lời hứa trong sách ngôn sứ Malakia 3,23. Lời đó tiên báo rằng : Ông Elia sẽ đến trước khi ngày của Đức Chúa đến / là ngày trọng đại và kinh hoàng.

40/ Câu trả lời  của Gioan gây thêm sự khó hiểu trước lời nhận xét của Đức Kitô trong Tin Mừng Mathêu 11,14 rằng Gioan Tẩy Giả là ông Elia. Tuy nhiên Đức Giê-su có ý muốn giải thích rằng Gioan đang thi hành sứ vụ của ông Elia chứ không phải là đích thân ông Elia.

41/ Vấn đề tiếp theo của Gioan là làm cho ai nấy đều hiểu lầm. Sách nhị luật 18,15 tiên báo về một vị ngôn sứ như ông Moisen. Còn trong Tân Ước thì vị ngôn sứ ấy được hiểu là Đức Kitô (Cv 3,22/ Cv 7,37)/ Vì thế nên Gioan hoàn toàn chính xác khi tuyên bố rằng : Tôi không phải.

42/ Đoạn 1, Câu 22 : Các tư tế và các Thầy Levi vẫn cố chấp khi nhất quyết tìm thêm manh mối : Ông là ai? Họ cần câu trả lời để đem về trình cho Gierusalem. Nhưng họ chỉ nhận được câu trả lời phủ định/ Gioan không muốn đề cao con người của mình và căn tính của mình. Bổn phận của ông là chỉ nhằm giới thiệu Đức Kitô. Gioan là mẫu gương cho những người phục vụ và cho những người muốn làm môn đệ Đức Kitô.

43/ Đoạn 1, Câu 23 : Gioan vẫn luôn khiêm nhường, nhưng cuối cùng ông cũng phải đưa  ra một câu trả lời khẳng định về mình : Tôi chỉ là tiếng người kêu trong hoang địa. Gioan đã tỏ cho  mọi người thấy những lời tiên báo về ông đã nên trọn (Is 40,3) Các tác giả Tin Mừng cũng xác nhận điều này : Mt 3,13/ Mc 1,3/ Lc 3,4.

44/ Gioan đã đặt hoàn cảnh của ông song song với cuộc hành trình của Israel trong hoang địa cho mọi người dễ dàng so sánh. Hoang địa là nơi gây khó khăn cho cuộc hành trình, vào thời Gioan , vua chúa đi thường có một nhóm người đi trước để dọn đường. Vì thế cuộc hành trình của họ luôn dễ dàng. Gioan báo trước việc Chúa sẽ đến , thế nên con đường phải được chuẩn bị sẵn sàng. Hãy làm cho thẳng những khúc quanh, khúc quanh là hình ảnh con rắn xưa (Kh 20,2).

45/ Đoạn 1 , câu 24 : Mặc dù những người Sadóc kiểm soát việc quản trị đền thờ, nhưng các Pharisêu thì đông hơn và có tầm ảnh hưởng lớn hơn trên đám đông dân chúng. Họ là những người Do Thái được cử đến là những lãnh đạo tôn giáo, là những người quan tâm đến kinh thánh và lời các ngôn sứ. Họ là những Pharisêu nhưng không thuộc phái Sadóc.

46/ Đoạn 1, câu  25 : Lý do mà các người Pharisêu đến với Gioan là để tìm hiểu xem ông là ai. Bây giờ câu hỏi được mở rộng tầm mức bằng việc phê bình Gioan. Ông Gioan đang kêu gọi những người Do Thái bao gồm cả những người Pharisêu đến với phép rửa giục lòng thống hối để được tha thứ tội lỗi (Mt 3,1-9)/(Mc 1,5)/(Lc 3,8). Đây là một điều gì đó mới mẻ cho Israel. Bộ luật Talmud đã ghi rõ các nghi thức, nhờ đó những dân ngoại có thể đồng hóa với những người Do Thái khi họ là những tân tòng.

47/ Những người Pharisêu đã giảng dạy dân chúng một cách hết sức nhiệm nhặt rằng : Sau ông Moisen, ngoại trừ Đấng Messia, sẽ không có ngôn sứ nào có quyền giới thiệu bất cứ một ghi lễ mới nào cho dân Israel. Những người được cử đến thấy rằng : Không có lý do gì để ông Gioan khởi đầu cho một cơ chế mới. Họ lưu ý rằng : Tại sao không để Đấng mà ông Gioan giới thiệu được thực hiện công việc đó? Tuy nhiên ông Gioan lại nhìn sứ vụ của mình như là việc chuẩn bị lòng dân đón nhận sứ điệp của Đấng Messia.

48/ Đoạn 1, câu 26 : Gioan đã làm ngơ không giải thích tại sao ông làm phép rửa. Đúng hơn, ông gián tiếp trả lời qua việc đối chiếu sứ vụ của ông với sứ vụ của Chúa là Đấng ở giữa anh em mà anh em không biết. Ông Gioan cũng né tránh vấn đề tẩy rửa theo ghi thức của Do Thái và việc làm phép rửa bằng nước của ông. Sứ vụ của ông không phải để đi tranh cãi với người khác, nhưng là để chỉ cho dân chúng biết Đức Ki-tô, và chỉ cho họ thấy sự vô tri của họ về sự hiện diện của Đấng Messia.

49/ Gioan làm phép rửa cho Đức Giê-su trước thời gian này hơn 40 ngày. Thiên Chúa cũng mạc khải cho ông Gioan biết : Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên Đức Kitô sau khi ông làm phép rửa cho Người. Sự mạc khải này cho Gioan biết Chúa Giê-su chính là Đấng Kitô.

50/ Đoạn 1, câu 27 : Điều này quả quyết rằng : Ông Gioan xuất hiện trước Đức Giê-su vì Gioan cũng sinh ra trước Chúa Giê-su. Gioan chỉ muốn nói đến địa vị mình như là tôi tớ. Thậm chí ông còn cho rằng mình không xứng đáng ở địa vị nô lệ cho Chúa.

51/ Đoạn 1, câu 28 : Bêthabara, cũng được gọi là Bêtania, bên kia sông Yordan, có lẽ là khúc cạn Ápbara cách phía Nam biển Galilê khoảng 20 cây số, và cách Cana nơi Đức Giê-su sẽ tới khoảng 32 cây số. Truyền thống khác lại đặt nó nằm ở phía Đông Giêrikô bên bờ sông Giodan.  **R

 

Bài 4: PHẢI LÀM CHỨNG NHƯ THẾ NÀO?

52/ Bài Tin Mừng hôm nay muốn nói về điều gì? Bài tin mừng hôm nay giới thiệu về sứ mạng của Gioan tẩy giả. Sứ mạng của ông là giới thiệu và làm chứng về Đức Ki-tô, mà Đức Ki-tô chính ánh sáng, là Đấng cứu độ trần gian.

53/ Khi nói về sứ mạng của 2 người/ tác giả đã giới thiệu như thế nào? Tác giả đã đưa ra lời so sánh giữa 2 người: Ngôi Lời là đấng đã có từ trước. Còn Gioan vừa mới sinh ra trong thời gian, ngôi Lời là Thiên Chúa, là sự sống, còn Gioan chỉ là người phàm, không phải là ánh sáng ,ông chỉ là cái đèn đem lại ánh sáng cho thế gian (Ga 5,35).

54/ Chúng ta cần hiểu rõ hơn như thế nào? Gioan là cái đèn được Thiên Chúa gởi đến, để soi đường dẫn lối cho thiên hạ nhận biết ngôi Lời và tin phục người, nghĩa là Gioan làm chứng: Đây là ngôi Lời, để mọi người tin theo.

55/ Lý do mà người Do Thái muốn biết về Gioan là gì? Công việc của Gioan là rao giảng Lời Thiên Chúa và sống đời khổ hạnh. Hai việc trên đây đã gây tiếng vang sâu rộng trong dân chúng. Cho nên dân chúng tấp nập kéo đến. Chính vì thế nên người Do Thái ái ngại, lo lắng họ muốn biết ông là ai, phải chăng là Đức Ki-tô.

56/ Ai muốn điều tra thân thế của Gioan? Người Do Thái nói chung: họ  là người Do Thái chính tông, tiêu biểu là các lãnh đạo. Bao gồm các thầy cả thượng phẩm, hội đồng công toạ và các nhóm biệt phái.../ họ đã cử 1 phái đoàn gồm các thầy tư tế, Lê vi đến để điều tra tỉ mỉ về Gioan.

57/ Những ý mà họ muốn hỏi là gì? Họ đưa ra một câu hỏi hồm có 5 ý như sau: Ông là ai/ ông có phải là ông Elia không? Hay ông là 1 tiên tri? vậy ông là ai? tại sao ông lại làm phép rửa?

58/ Ông là ai? Họ không hỏi trực tiếp rằng: Ông có phải là Đức Ki-tô không? Nhưng Gioan đã hiểu ý họ muốn hỏi nên Gioan đã trả lời thẳng: Tôi không phải là Đức Ki-tô.

59/ Ông có phải là Elia không? Theo tiên tri Malakia (3,1-2) và sách giáo sĩ (48,10-11) thì Elia sẽ trở lại ngay trước khi Đức Ki-tô  xuất hiện. Người Do Thái lại hiểu câu này theo nghĩa đen là chính ông Elia sẽ xuất hiện Mc 9,12/Mt 17,10 Gioan đã chối điều ấy theo nghĩa đen này. Như vậy chúng ta phải hiểu là tinh thần của Elia trong Gioan chứ ông Elia không tái sinh như ý của người Do Thái vẫn hiểu.

60/ Hay ông là một tiên tri? Người Do Thái vẫn tin rằng, trong các vị anh hùng cứu nước như Sammuel, Gieremi-a, Moisen... Sẽ có vị trở lại cõi trần. Sách Đệ Nhị Luật 18,15 có nói: Sẽ có vị tiên tri xuất hiện, mà vị tiên tri ở đây chính là Đấng Cứu Thế (Cv 3,32) (7,37). Họ muốn biết xem Gioan có phải là các vị anh hùng hay tiên tri mà sách Đệ Nhị Luật nói không? Vì thế nên Gioan trả lời là không, thực ra Gioan cũng là một tiên tri , tiên tri thời cuối nhưng không phài là tiên tri theo như sách Đệ Nhị Luật nói (Mt11,1).

61/ Vậy ông là ai? Vì Gioan khiêm tốn nên ông không trả lời trực tiếp: Tôi là tẩy giả của Chúa Cứu Thế, nhưng ông đã mượn lời của Isaia 41,3 đã nói về người tẩy giả của Chúa Cứu Thế để trả lời rằng: tôi chỉ là tiếng người kêu trong sa mạc, hãy dọn đường cho Chúa đến.

62/ Dựa vào các câu trả lời trên đây, thì người Do Thái có hiểu không? Đám lãnh đạo Do Thái biết rành về kinh thánh, họ hiểu ngay rằng: Gioan có ý nói mình là thiên sứ của Chúa Cứu Thế.

63/ Người Do Thái có thoả mãn không?  Phái đoàn xem ra không thoả mãn về các câu trả lời của Gioan, nên họ có vẻ bực tức khi hạch hỏi về phép rửa của Gioan. Nhưng bằng tất cả sự bình tình, nên ông nói rõ: Ông là tiên tri dọn đường cho Chúa Cứu Thế. Nên đương nhiên phép rửa của ông cũng chỉ là phép rửa dọn đường, mở lối cho phép rửa chính thức của Chúa Cứu Thế. Ông cũng nhấn mạnh luôn: Chúa Cứu Thế đến rồi và hiện nay đang sống giữa dân chúng / thế mà họ lại không nhận ra Người.

64/ Gioan là gương mẫu trong mùa vọng, vậy chúng ta nên làm gì?  Gioan là mẫu gương của mùa vọng, vì ông đã dọn đường cho Chúa đến bằng lời rao giảng và bằng đời sống khổ hạnh. Chúng ta cũng noi gương Gioan bằng cách giúp cho tha nhân đón nhận ơn Chúa đến hằng ngày, để họ cũng biết chuẩn bị đón nhận Chúa đến vào giờ sau hết.

65/ Họ điều tra Gioan về lý lịch, vậy chúng ta phải trả lời họ thế nào?  họ cũng hỏi chúng ta nhiều câu hỏi. Gioan đã không tự nhận mình là Đấng Cứu Thế, mà chỉ là kẻ dọn đường. Ông không vơ vinh dự vào mình. Như vậy khi chúng ta làm điều gì cho Chúa, chúng ta cũng không nhận vinh dự về mình, nhưng hướng vinh dự ấy về Chúa để qua cách sống của chúng ta, mọi người nhân ra quyền năng của Thiên Chúa.

66/ Chúng ta nên quyết tâm sống như thế nào?  Khi chúng ta tham gia các công tác tông đồ, chúng ta phải đề phòng tính hiếu danh, ham lợi lộc trần thế. Chúng ta phải sống khiêm tốn không ganh tị, không muốn cho mình nổi danh hơn kẻ khác, noi gương Gioan, chúng ta phải sống đạo bằng gương sáng, bằng những việc tốt lành thánh thiện, bằng lời nói gieo yêu thương, bằng cách nói Lời Chúa, nói về giáo lý của Chúa cho người khác nghe. **R

 

Bài 5: VÌ SAO DÂN CHÚA LẠI VUI MỪNG? 

67/ Trong lúc chờ đợi ngày Chúa đến, chúng ta nên làm gì?  Chúa bảo chúng ta phải tỉnh thức, phải lắng nghe tiếng Chúa mời gọi. Chính tiếng Chúa mang lại niềm vui cho ta. Như Gioan đã làm chứng khi nói về vai trò tiền hô của mình đối với Đấng Cứu Thế: Niềm vui của tôi là được nghe tiếng Chúa. Ngài phải lớn lên còn tôi phải nhỏ dần đi (Ga 3,29-30).

68/ Chúng ta phải vui như thế nào?  Chúng ta vui khi ước vọng đã tròn, khi một dự tính, một nỗ lực đã thành công. Một quyền lợi nay đã phục hồi / niềm vui trọn vẹn sau khi gặp lại người thân yêu sau một thời gian dài xa vắng. Khi tâm hồn ta trống vắng mà nay được lấp đầy.

69/ Niềm vui mà bài thánh kinh hôm nay mang lại là gì?  Bài đọc I hôm nay được Isaia phác hoạ cho ta thấy hình ảnh Đấng Thiên Sai được Thánh Thần cho xức dầu hoan lạc: Thánh Thần Chúa ngự xuống trên tôi, ngài sai tôi đi công bố năm hồng ân của Thiên Chúa.

70/ Năm hồng ân là gì? Theo thánh kinh: Năm hồng ân trong Cựu Ước là một sáng kiến độc đáo của Thiên Chúa đề ra cho dân người, nó nhắc nhớ rằng : tất cả những gì mình có đều là do Thiên Chúa ban, và trong khi hưởng dùng quyền lợi đó, mỗi người phải nghĩ đến quyền lợi của kẻ khác vì  mọi người đều có quyền hưởng dùng mọi tài nguyên trên mặt đất. Năm hồng ân làm nổi bật nguyên tắc công bằng và quyền bình đẳng mà mọi người đều có trước mặt Thiên Chúa (Lv 25,1-55).

71/ Khi mở đầu đời sống công khai, Chúa Giê-su đã công bố điều gì? Chúa Giê-su đã đọc cho mọi người nghe đoạn sách Isia trên đây, khi ngài ở trong hội đường Nazaret. Hôm nay đoạn sách thánh ấy đã thực sự ứng nghiệm cho anh em (Lc 4,16-21) và như thế, Chúa Giê-su đã chính thức nhận lấy sứ mạng loan báo tin mừng cho những người nghèo khổ, băng bó cho những tấm lòng tan nát, công bố năm ân xá cho những kẻ bị tù đày, trả lại công bằng cho những người bị áp bức (Is 61,1-2) và (Lc 4,18-19).

72/ Quyền căn bản của con người là những quyền nào? Là quyền được sống xứng đáng với nhân phẩm của mình, quyền được tôn trọng, quyền được hưởng niềm vui và được sống tự do và bình đẳng.

73/ Sứ mạng của Chúa Cứu Thế là gì? Sứ mạng của Ngài là phải biến đổi mọi người trở thành con cái Thiên Chúa. Điều quan trọng nhất mà ngài muốn mang đến cho chúng ta , là ngài muốn sống giữa loài người và muốn mọi người sống tình liên đới với nhau như một cộng đoàn hiệp nhất, thánh thiện, yêu thương.

74/ Qua sứ điệp đó, ngài muốn chúng ta sống như thế nào? Ngài muốn chúng ta nỗ lực xây dựng Nước trời trong một xã hội công bằng, huynh đệ. Ở đó, mọi thành phần dân Chúa đều được thần khí thánh hoá và quy tụ lại chung quanh Đức Ki-tô. Để họ cùng nhau tuyên xưng Thiên Chúa là Cha / Gl 3,16/ Rm 8,14-17.

75/ Niềm vui của Dân Chúa là gì? Bài sách Isaia loan báo rằng: Thiên Chúa sẽ khoác cho dân ngài một áo choàng công chính và cứu độ Isia 61,10 và thánh Phaolo đã hoạ lại bằng lời cầu nguyện : Xin Thiên Chúa ban bình an và thánh hoá anh em (1 Thes 5,23) và niềm vui mà Đức Ki-tô mang lại cho ta chính là niềm vui mà mọi người được tự do làm con cái Chúa.

76/ Niềm vui mà người Ki-tô hữu sẽ nhận được là gì? Thánh Phaolo bảo chúng ta đừng dập tắt Thánh thần (1Tx 5,19) vì chính Thánh thần làm nảy sinh mọi điều tốt đẹp, mọi hoa quả nhân đức : bác ái, hoan lạc, bình an, cao thượng, tận tâm, nhân từ, tín thác, hiền lành, tự chủ. Vì ở đâu có Thánh thần thì ở đó có tự do (2 Cor 3,7).

77/ Ai được Thiên Chúa ưu tiên viếng thăm? Đó là những người nghèo (Lc 2,24). Họ được Thiên Chúa chúc phúc Lc 6,20 /Mt 5,3 và Tin Mừng cũng đã được loan báo trước tiên cho họ (Lc 4,18). Họ được Thiên Chúa ban đầy hồng ân vì lòng họ luôn sẵn sàng khiêm tốn đón nhận.

78/ Những ai thường tiếp xúc với Chúa Giê-su ? Những người thường tiếp xúc với Chúa vào thời công khai hoạt động, đều là những người nghèo hèn, bé mọn của Ya-vê như là : Giacari-a, Isave, Mari-a, Giu-se, đám mục đồng, Sime-on, Anna, Gioan tiền hô, nhóm môn đệ vào đoàn dân nghèo theo Ngài để nghe rao giảng. Đó là xã hội nghèo của Ngài.

79/ Hai tâm hồn tiêu biểu nhất trong mùa vọng là ai? Là Đức Trinh Nữ và Gioan tẩy giả, cả hai đều nghèo và đều tràn đầy thánh thần vì thế lòng các Ngài luôn chan chứa niềm vui.

80/ Niềm vui của Gioan tiền hô như thế nào? Niềm vui của Gioan tiền hô thật sung mãn, bởi đã nghe tiếng Chúa Cứu Thế, được chọn làm người dọn đường được giới thiệu Chúa cho mọi người thấy, rồi ông vui vẻ rút lui vào bóng tối, ông chấp nhận bé nhỏ dần để cho Thiên Chúa Con được lớn lên (Ga 3,29-30)

81/ Tạo sao chúa nhật 3 mùa vọng lại là chúa nhật vui? Khi dân Do Thái thấy Gioan xuất hiện, họ đã vui rồi. Nhưng khi nghe Gioan tuyên bố: Sắp có đấng cao trọng hơn ông đến, họ lại vui mừng hơn nữa. Vì thế hôm nay chính là chúa nhật hân hoan vui mừng.

82/ Vì sao giáo hội lại vui mừng? Tên Gioan đã gợi lên niềm tin rồi, vì Gioan có nghĩa là : Thiên Chúa đoái thương. Thiên Chúa không còn ngoảnh mặt đi, nhưng đã bắt đầu nhìn lại dân ngài để ra tay cứu giúp, để ban ơn cứu độ.

83/ Vì sao dân chúng lại hân hoan?  Một niềm hy vọng lớn lao đang vươn lên, người ta tuôn đến để nghe Gioan rao giảng, người ta chen nhau lội xuống nước, xưng thú tội mình để được Gioan rửa cho. Gioan thật là một tiên tri vĩ đại mà Chúa gởi đến cho dân. Dân cảm thấy phấn khởi vì sự hiện diện của Gioan và với phong trào đạo đức mà ông đang khởi động.  **R

 

TÓM Ý

1/ Tại sao dân Do Thái lại vui khi thấy Gioan xuất hiện ? Dân Do Thái bị các đế quốc thống trị lâu dài nên họ luôn trông chờ Đấng cứu thế /vì thế khi thấy Gioan Tẩy Giả xuất hiện, họ rất đỗi vui mừng.

2/ Người Do Thái đã chất vấn Gioan điều gì ? Họ hỏi ông là ai ,ông cho biết ông không phải là Đấng cứu thế mà chỉ là người dọn đường. Gioan đã hướng sự chú ý của dân chúng vào Chúa Giê-su.

3/ Gioan kêu gọi mọi người làm điều gì ? Hãy sám hối tội lỗi, từ bỏ những nết xấu và cải thiện đời sống để xứng đáng đón tiếp Đấng cứu thế.

4/ Chúa sẽ đến vào lúc nào ? Chúa đến với chúng ta trong đêm Giáng sinh, trong ngày tận cùng của vũ trụ, trong ngày sau hết của mỗi người và còn đến với chúng ta hằng ngày trong bí tích Thánh Thể.

5/ Gioan đã hô lên điều gì ? Sứ điệp của Gioan tiền hô muốn gởi đến chúng ta là: Hãy sám hối và mau dọn đường cho Chúa đến !

6/ Thế nào là thật sự sám hối ? Sám hối không chỉ là lo buồn, hối tiếc về những tội đã phạm mà còn phải cố gắng uốn nắn, sửa đổi con người của mình, canh tân cuộc đời của mình.

7/ Chúa muốn chúng ta làm gì cho Chúa ? Chúa muốn chúng ta trở nên tiền hô cho Chúa, là phải đem Chúa đến cho người khác bằng cách dọn dẹp cho thẳng những con đường của mình và của anh em mình.

8/ Chúa muốn chúng ta làm gì cho Chúa ? Chúa muốn chúng ta phải có một đời sống gương mẫu, nhờ đó chúng ta mới có thể cảm hóa được anh em và đưa họ về với Chúa.

9/ Làm sao chúng ta có dấu chỉ giúp mọi người nhận ra Chúa ? Môi trường chúng ta đang sống hoàn toàn thiếu vắng những dấu chỉ giúp người khác nhận biết Chúa. Chúng ta cần phải học hỏi giáo lý, học hỏi kinh thánh để chúng ta có thể thuyết phục anh em trở về với Chúa bằng đời sống đạo gương mẫu .

10/ Vì sao thế giới đang rất muốn loại trừ Thiên Chúa ? Người công giáo chúng ta tin rằng Thiên Chúa đang hiện diện một cách kín đáo,vô hình. Chính vì thế Chúa rất cần những chứng nhân có lòng tin mạnh mẽ. Chúng ta rất dễ chán nản mất lòng tin khi cầu xin mà Chúa cứ làm thinh, làm như Chúa chẳng nhậm lời.

11/ Chứng tá của Gioan dựa trên sự mạc khải nào ? Chứng tá của Gioan dựa trên sự mạc khải của Thiên Chúa. Khi ông nói rằng: “ Đấng sai tôi đã nói với tôi: Ngươi thấy Thánh Thần đậu xuống trên ai, thì chính là Đấng sẽ làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần”. Tôi đã thấy và làm chứng rằng: Đức Giê-su là con Thiên Chúa.

12/Gioan làm chứng ra sao ? Gioan làm chứng cho Đức Giê-su bằng kinh nghiệm bản thân trên đây, ông còn làm chứng bằng lời nói, việc làm. Ông đã xuất thân từ một gia đình tư tế, khiến cho dân chúng tuôn đến với ông rất đông vì thế các lãnh đạo Do Thái đã phải mở một cuộc điều tra.

13/ Gioan giới thiệu Chúa như thế nào ? Gioan công bố về Chúa cứu thế cho mọi người biết như sau : Ở giữa các ông có một Đấng mà các ông không biết. Gioan hướng dân chúng về một Đấng cao trọng khác và cho rằng mình chưa đáng là một tôi tớ bằng việc làm của một tên nô lệ.

14/ Gioan rao giảng bằng những yếu tố nào ? Có 3 yếu tố : a) Bằng kinh nghiệm bản thân. b) bằng sự dũng cảm trong lời nói và hành động, c) Xóa mình ra không/ Đây là 3 đức tính mà Gioan có được ở mức độ cao.

15/ Tại sao Kyto hữu luôn có đời sống khép kín ? Kitô hữu thường có khuynh hướng khép kín trong lĩnh vực tôn giáo. Họ chỉ muốn làm chứng cho Chúa ở trong nhà thờ, nhưng lại không muốn làm chứng ở nơi gia đình, nơi trường học, nơi công sở, phố xá. Họ cho rằng tỏ niềm tin ra bên ngoài chính là thái độ phô trương không cần thiết và mang tính áp đặt niềm tin của chúng ta cho người khác.

16/ Gioan làm chứng cho Chúa Kitô như thế nào ? Ông làm chứng bằng chính cuộc đời của mình, Nhìn vào đời ông, chúng ta thấy phát ra nhiều thứ ánh sáng: Khiêm nhường, khổ hạnh, trung thực, quên mình. Cuộc đời ông chỉ ở trong hoang địa, cuộc sống đầy khổ hạnh với thời tiết khắc nghiệt, thú dữ đe dọa, ăn uống khó nghèo đạm bạc, chẳng có chút tiện nghi tối thiểu nào.

17/ Thế nào là bị lệ thuộc vào vật chất ? Người bị lệ thuộc vào vật chất, là người bị trói buộc vào hiện tại. Người sống khổ hạnh là người tin vào tương lai. Có hy vọng thì cuộc đời có ý nghĩa hơn, tương lai của Gioan chính là Đức Kitô.

18/ Gioan trung thực như thế nào ? Ông trung thực trong lời nói/ Người đời ca tụng nhưng ông không dám nhận, vinh quang mà người đời tưởng lầm là ông đang có. Ông chỉ dám nhận sự nhỏ bé, thấp hèn của mình.

19/ Ông trung thực như thế nào ? Vì trung thực đúng với lòng mình nên ông tự nguyện sống cuộc đời khổ hạnh, không phô trương, không giả dối. Trung thực trong phán đoán người khác, nên ông đã thẳng thắn khuyên Vua Hêrôđê đừng lấy chị dâu mình. Chính vì trung thực nên ông phải trả cái giá bằng một bản án bị chém đầu. Nhưng sự trung thực này đã làm sáng lên gương mặt của Đức Kitô.

20/ Gioan quên mình như thế nào ? Vì biết mình chỉ là người đưa tin nên ông chỉ muốn xóa mình đi cho gương mặt Đức Kitô được nổi bật. Ông biết mình chỉ là người mở đường nên ông đã tự hạ để cho mọi người nhận ra Chúa.

21/ Gioan đã làm chứng cho sự thật như thế nào ? khi dân chúng tuông đến với ông, nhưng Gioan đã giới thiệu để cho họ đi theo Đức Kitô, ông nói: Ngài đến sau tôi nhưng tôi không đáng cởi dây giày cho Ngài (Ga 1,27).

22/ Ánh sáng hy sinh của Gioan ra sao ? Nhiều môn đệ theo Gioan, nhưng ông đã giới thiệu để cho họ đi theo làm môn đệ cho Đức Giê-su. Khi thấy đám đông đi theo Chúa, ông lấy làm hài lòng vì thấy nhiệm vụ của ông đã hoàn thành nên ông nói: Chúa Giê-su phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi (Ga 3,30).

23/ Gioan làm chứng như thế nào ? Gioan là một chứng nhân tuyệt hảo, ông biết tự hạ để cho Chúa được nổi bật. Ông biết ẩn mình đi để cho Chúa Giê-su xuất hiện trong ánh sáng. Ông biết tự hủy để cho Chúa được mọi người nhận biết, Gioan là một chứng nhân đúng nghĩa .

24/ Chúa muốn chúng ta làm gì trong Mùa vọng ? Chúa muốn chúng ta mở đường cho Chúa. Chúa muốn chúng ta làm chứng cho Chúa, Chúa muốn chúng ta giới thiệu Chúa cho anh em. Nhưng thay vì mở đường cho Chúa, ta lại mở đường cho chính mình, nhiều khi ta phải làm chứng cho Chúa thì ta lại làm chứng cho chính mình. Thay vì giới thiệu Chúa, ta lại giới thiệu bản thân mình.

25/ Chúng ta học điều gì nơi Gioan ? Hãy nhìn vào gương của Gioan để học cách làm tiền hô cho Chúa. Hãy học cách dọn đường cho Chúa. Muốn làm chứng nhân cho Chúa thì điều kiện trước tiên là phải có cuộc sống đạo trong sáng, thánh thiện ,gương mẫu .

26/ Gioan làm chứng như thế nào ? Gioan không làm chứng cho mình nhưng là cho Chúa. Gioan không phải là ánh sáng nhưng chỉ là ngọn đèn (Ga 5,35) giúp mọi người nhìn vào ánh sáng và tin vào Đức Kitô.

27/ Tại sao Gioan không nhận danh hiệu mà người khác gán cho mình ? Gioan đã không nhận danh hiệu người ta nghĩ về ông. Ông chỉ sợ người ta đánh giá mình quá cao khiến cho Đấng mà ông muốn giới thiệu sẽ bị che khuất. Ông cho biết mình chỉ là tiếng kêu nơi hoang vắng, ông chỉ là người đi sửa đường. Người đến sau mới là cao trọng / còn ông chỉ là tên nô lệ tồi tệ nhất trong các nô lệ.**R

 

Giuse Luca/  Kính Thánh Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 1233
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  12
 Hôm nay:  76
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11417910
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top