Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng CN 3 Thường Niên B (Giuse Luca)

CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN B 

ĐỀ TÀI : CHÚA CHỌN CÁC MÔN ĐỆ TIÊN KHỞI

Lời Chúa: Mc 1, 14-20

 

 

 

Tung hô Tin Mừng:     Mc 1, 15

Haleluia. Haleluia. Chúa nói: Triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Mc 1, 14-20

Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Mác-cô.

14 Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. 15 Người nói: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”

16 Người đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy ông Si-môn với người anh là ông An-rê, đang quăng lưới xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá. 17 Người bảo các ông: “Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá.” 18 Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà theo Người.

19 Đi xa hơn một chút, Người thấy ông Gia-cô-bê, con ông Dê-bê-đê, và người em là ông Gio-an. Hai ông này đang vá lưới ở trong thuyền. 20 Người liền gọi các ông. Và các ông bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người.

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

 

1/ Câu chuyện về Dân thành Ninivê như thế nào?

2/ Chúa Giesu kêu gọi như thế nào ?

3/ Đặt tính của Chúa Giesu như thế nào ?

4/ Thế nào là mục tử nhân lành ?

5/ Làm sao để được Chúa tha thứ ?

6/ Cậu con trai đã làm gì khi muốn quay về ?

7/ Hiệu quả của sự sám hối là gì ?

8/ Các môn đệ đã làm gì khi nghe tiếng Chúa gọi ?

9/ Tiêu chuẩn tuyển chọn của Chúa là gì ?

10/ Chúa đã tin tưởng các ông như thế nào?

11/ Chúa có kêu gọi chúng ta không ?

12/ Tại sao các ông lại đi theo Chúa ?

13/ Nếu Chúa gọi , chúng ta sẽ đáp trả thế nào ?

14/ Dân thành Ninive đã làm gì khi nghe Giona kêu gọi ?

15/ Ơn nào Chúa ban cho ta là cao quý nhất ?

16/ Tại sao ta phải cộng tác với ơn Chúa ?

17/ Điều kiện để được tha thứ là gì ?

18/ Sức mạnh của sự sám hối nằm ở đâu ?

19/ Tại sao ta phải hợp tác với Chúa ?

20/ Ta nên làm gì với ơn cứu độ ?

21/ Gương sáng của việc sám hối nằm ở đâu ?

22/ Ta cần sống đạo như thế nào ?

23/ Tại sao phải xét mình ?

24/ Các bước cần làm của đời sống đạo là gì ?

25/ Chúng ta cần phải làm gì ?

26/ Chúng ta quyết tâm thế nào trong năm mới này ?

=> Xem trả lời câu hỏi ở phần ″TÓM Ý″

 

Bài 1: NGUỒN ÁNH SÁNG

1/ Những nhân vật nổi tiếng, những quốc gia nổi tiếng: Nhìn vào lịch sử xa xưa, chúng ta thấy có nhiều nhân vật khôn ngoan, thông thái, những người này tuy đã chết từ rất lâu nhưng vẫn còn được người đời nhắc đến như là Aristote, Platon, César,… / cũng có những dân tộc đã trải qua thời đại hoàng kim của mình như: người Hy Lạp nổi tiếng về văn hóa, người La Mã nổi tiếng về binh đội,…

2/ Những người nổi tiếng trong thời đại cận kim của chúng ta: những nhà bác học với các phát minh đã làm đảo lộn cách thức suy nghĩ thường tình của óc con người, như là máy hơi nước, máy vô tuyến liên lạc, điện lực, nguyên tử,… / Đồng thời cũng có những quốc gia nắm giữ vai trò siêu cường  như là : Mỹ, Nga,…

3/ Họ mới chỉ là những kẻ nổi tiếng về những công việc trước mắt, những việc thuộc về đời này / còn những việc thuộc lãnh vực thiêng liêng, đời sau, về linh hồn, về Thiên Chúa, thì họ lại hoàn toàn chẳng biết gì và không thể nói tới / vì họ có biết gì đâu mà nói!

4/ Một khoa học gia phát biểu: Các nhà khoa học bạn tôi thật là tài giỏi trong lĩnh vực chuyên môn, thế nhưng trong lãnh vực tôn giáo, thì họ không hơn gì một em nhỏ vừa mới được Rửa Tội, Xưng Tội, Rước Lễ Lần Đầu / Họ miệt mài vào công việc nghiên cứu trong lãnh vực chuyên môn ấy, họ không cho tôn giáo là quan trọng / nên không chịu tìm hiểu, cho nên cũng không chịu sống theo tiêu chuẩn của tôn giáo.

5/ Khoa học là lĩnh vực thực nghiệm, cái gì cụ thể có thể chứng minh được / để rồi dẫn tới những định luật, những công thức, những hằng số và đem áp dụng những thứ ấy vào đời sống thực tế.

6/ Các quốc gia thì quá bận rộn với vấn đề chính trị, quân sự, ngoại giao và kinh tế, chỉ có các tổ chức tôn giáo mới lo đến phần linh hồn, đời sau, đến Thiên Chúa / và đem lại lời giải đáp cho những vấn đề đã từng làm cho chúng ta băn khoăn, thắc mắc.

7/ May áo, chúng ta phải đến thợ may, muốn đóng giày, chúng ta phải đến với thợ giày / Muốn bắc điện chúng ta phải cần đến thợ điện / về những sự kiện đang xảy ra trên thế giới, chúng ta phải đến với những chính trị gia, những vị tướng lĩnh, những nhà kinh tế / còn về những chuyện thuộc về đời sau, chúng ta phải đến với tôn giáo/ Nếu làm khác đi là chúng ta đã đến những nơi không có thẩm quyền, không có chuyên môn, tóm lại: chúng ta đến lầm địa chỉ.

8/ Những thắc mắc then chốt: Chúng ta thường băn khoăn, thắc mắc: tôi bởi đâu mà đến / tôi sống trên đời này để làm gì? Khi chết rồi tôi sẽ ra sao? Kẻ bất lương và người lành thánh có gì khác nhau khi sang bên kia thế giới?

9/ Chỉ có tôn giáo mới có thể trả lời được những câu này / Thánh Toma tiến sĩ rất có lý khi phát biểu câu này: Một bà lão thuộc giáo lý, có khi còn am hiểu hơn những nhà bác học tài giỏi.

10/ Đạo là đường, là ánh sáng / Không có đạo và nhất là không sống đạo, thì dù có thông thái và khôn ngoan tới đâu chăng nữa, thì cũng chỉ là những kẻ đáng thương đang còn ngồi trong tăm tối.

11/ Điều thật là cay đắng: Đó là ánh sáng chiếu soi trong đêm tối, nhưng u tối lại không chấp nhận ánh sáng / Sở dĩ như thế là vì họ không muốn bước đi trong ánh sáng / họ giống như người bị đau mắt / luôn ghét bỏ ánh sáng / Ở thế gian nơi nào ánh sáng càng nhiều ,thì tội lỗi càng tràn ngập /  ở thiên đàng ánh sáng càng nhiều thì sự thánh thiện lại tràn ngập  .(nghịch lý)

12/ Khôn ngoan về những việc ở đời này mà thôi, thì chưa hẳn đã là khôn ngoan thật sự / Trái lại chỉ là một sự dại dột, kém sáng suốt / Đúng như lời Chúa quả quyết: được lời lãi cả thế gian, mà mất linh hồn nào được ích gì?

13/ Hãy đón nhận ánh sáng của Chúa => Có nghĩa là hãy lắng nghe và thực thi điều Chúa truyền dạy / Bởi vì “Lời Chúa là ánh sáng dẫn đường cho con đi”.

14/ Số phận của Yoan Tẩy Giả cũng là số phận của Chúa Yesus: Từ khi mới sinh ra Chúa đã phải chạy trốn / Chúa luôn phải chạy trốn, Chúa luôn bị chối bỏ / Nếu con theo Chúa, con cũng phải chịu như thế.

15/ Chúng ta tìm thứ gì, chúng ta sẽ gặp được thứ đó / Nếu chúng ta quyết tâm tìm Chúa, thì hãy gạt mọi thứ khác qua một bên. Hãy nhìn thấy Chúa , chứ đừng nhìn thứ gì khác !

(mắt con ngựa và  2  miếng da )

 

Bài  2: LỜI MỜI GỌI

1/ Ưu tiên số một trong đời sống công khai của Chúa Giê-su là gì? Sứ vụ của Chúa Giê-su là rao giảng Tin Mừng và cứu độ trần gian / chính vì thế mà ngay từ lúc bắt đầu, Chúa cần tìm cho mình những người cộng tác, Ngài đã chọn một số các môn đệ đầu tiên.

2/ Bốn môn đệ đầu tiên mà Chúa kêu gọi là những ai? Chúa Giê-su chọn thành phố Capharna-um, ven Biển Hồ để rao giảng / Đang lúc Ngài đi dọc theo bờ biển: Ngài đã kêu gọi Phêrô và Anrê trước, sau đó mới đến lượt 2 anh em Gia-cô-bê và Gioan / Chúa hứa sẽ dạy các ông thành những ngư phủ lưới người / Các ông đã mau mắn, dứt khoát bỏ chài lưới, bỏ ghe thuyền, bỏ cả cha già mà đi theo Chúa.

3/ Cách thức mà ngày nay Chúa dùng để kêu gọi chúng ta ra sao? Đương nhiên Chúa không còn hiện ra để truyền dạy chúng ta phải làm điều này, điều nọ / nhưng tiếng Chúa vẫn âm thầm gởi đến chúng ta qua các biến cố hằng ngày trong suốt cuộc đời / Bởi vì mỗi biến cố là một dấu chỉ của Thánh Ý Chúa / mỗi sự kiện xảy ra là một bài toán mà đáp số của nó chính là sứ điệp Chúa muốn chúng ta đón nhận / Bởi thế chúng ta phải luôn tỉnh thức mới có thể nhận ra Ý Chúa.

4/ Tiếng Chúa gọi sẽ vọng lên từ đâu? Nhiều người đã nghe được tiếng Chúa gọi vọng lên từ bên trong nội tâm, tuy âm thầm nhưng rất rõ / lại rất cấp bách / Khi đáp lại tiếng Chúa là họ bước vào một khúc quanh trong cuộc đời, từ đó cuộc sống của bản thân sẽ phải khác hẳn.

5/ Tìm hiểu về ơn gọi của Mẹ Thánh Terexa Calcutta: Mẹ sinh năm 1910 tại Nam Tư / lúc 18 tuổi xin vào tu dòng Đức Bà Lôrettô ở Ái Nhĩ Lan / Sau đó sang Ấn Độ để vào nhà tập / Mẹ đã làm cô giáo dạy địa lý suốt 20 năm / trong một môi trường dành riêng cho các thiếu nữ con nhà giàu / Nếu Chúa không gọi mẹ riêng, chắc cuộc đời của mẹ sẽ trôi qua êm đềm giữa các cô gái con nhà giàu ấy!

6/ Một sự kiện, một tiếng gọi khác thường: một ngày nọ, nhân lúc đi qua một đường phố ở Calcutta, mẹ gặp phải một phụ nữ đang hấp hối trên vỉa hè / chuột và kiến đang kéo đến để gặm nhấm con người bất hạnh đó / Mẹ liền đưa người phụ nữ ấy đến nhà thương / mẹ cứ nhất định đứng trước cổng cho đến khi người ta mở cổng đón nhận bệnh nhân sắp chết ấy!

7/ Biến cố nào đã thay đổi cuộc đời mẹ? Từ biến cố này, mẹ cảm nhận được lời mời gọi của Chúa muốn mẹ hiến mình cho những kẻ bị bỏ rơi, và thế là mẹ xin ra khỏi dòng / đến sống ở một khu vực tối tăm của thành phố / Chắc chắn vào lúc đó mẹ không ngờ mình sẽ là người sáng lập một Hội dòng mới, chuyên lo việc bác ái, giúp đỡ những người nghèo khổ.

8/ Điều quan trọng nhất sau khi nghe tiếng Chúa gọi là gì? Lắng nghe và tìm biết ý Chúa qua các biến cố, qua các sự kiện đã đành / điều quan trọng nhất là cách đáp trả lời mời gọi ấy như thế nào / Nhiều khi chúng ta làm ngơ như là không hề nghe tiếng Chúa để khỏi phải đáp trả, khỏi phải từ bỏ / Bởi vì chúng ta có quá nhiều sợi dây lệ thuộc quấn chặt lấy chân tay mình, khiến chúng ta không thể nào tự tháo gỡ được => đó là những sợi dây: tiền bạc, địa vị, vui thú,…

9/ Chúng ta cần loại bỏ những thứ ràng buộc nào? Từ bỏ là đặt mọi thứ đam mê dưới chân Chúa/ coi Chúa là một giá trị tuyệt đối không có thứ gì bằng / có thể từ bỏ ngay lập tức những gì chúng ta đang mơ ước, ôm ấp / Đây mới chính là thước đo tình yêu của ta đối với Chúa.

10/ Galilê là vùng nào, ở đâu? Galilê là vùng phía bắc nước Do Thái, là vùng chung quanh Biển Hồ Tibêriat / Galilê là vùng ven nên ít nguy hiểm cho Ngài, bởi lẽ ở đây dân chúng phần đông là dân ngoại / nhưng Galilê lại là nguyên quán của Ngôi Lời Làm Người và cũng chính là nơi Đức Giê-su chọn để bắt đầu thi hành sứ vụ ( sau khi Gioan Tẩy Giả bị bắt ,bị giết ).

11/ Đại Ngôn Sứ Giê-su xuất thân từ đâu? Chúa Giê-su rời bỏ nơi xuất thân là Nazareth để đến cư ngụ tại Carphana-um / Đây là địa bàn mà Ngài ưa thích hoạt động / Có lúc người ta gọi đây là thành của Ngài cho dù nó không xứng đáng (Mt 9, 1 / Mt 11, 23) / Galilê, Nazareth, Capharna-um chẳng có chút tiếng tăm (Yn 1, 46) / nhưng Chúa Giê-su vẫn là một Ngôn sứ xuất thân từ đó (Mt 21, 11).

12/ Một nét khác biệt giữa Chúa Giê-su và Gioan Tẩy Giả: Chúa Giê-su không vào hoang địa, rồi gọi người ta đến / Ngài đích thân đến sống với con người ngay giữa đời thường / Ngài cứ đi không nghỉ, không đóng đô ở một chỗ nào / nhu cầu quá lớn nên Ngài không dám dừng lại (Mc_1, 38) / Chúa Giê-su đi tới đâu, người ta kéo theo đến đó.

13/ Cách chọn môn đệ của Chúa Giê-su như thế nào? Những người đầu tiên mà Ngài chọn lựa là các ngư phủ quen biết, họ là những người ít học, không giàu có cũng chẳng có địa vị / nhưng đối với Ngài: họ có đủ phẩm chất cần thiết để trở nên những người cộng sự của Ngài.

14/ Những đức tính nào của ngư phủ thích hợp cho công tác Tông đồ? Sự kiên trì khi thả lưới giúp họ biết nhẫn nại chờ đợi / sự hòa đồng giúp họ chấp nhận nhau khi làm việc chung / Sự can đảm trước sóng gió giúp họ đối diện với nghịch cảnh / Khả năng nhận ra khi nào, chỗ nào nên thả lưới giúp họ khám phá những vùng truyền giáo mầu mỡ.

15/  Chúa Giê-su mời gọi chúng ta như thế nào? Chúa nói: Các anh hãy theo tôi / Đây là một lời mời gọi lên đường / hãy gắn bó với tôi và chia sẻ thao thức cùng tôi / Chúa mời gọi chúng ta lên đường  để bỏ lại cái êm ấm được phép / êm ấm bên gia đình, bên vợ con như Phêrô, êm ấm trong khoang thuyền bên cạnh người cha đang vá lưới như Yacobe  và Gioan .

 

Bài 3: TIÊU CHUẨN TUYỂN CHỌN

1/ Theo Chúa thì cần chấp nhận điều gì? Theo Chúa là chấp nhận ra khơi, cũng có nghĩa là chấp nhận lên bờ / thoát mình ra khỏi cảnh sống quen thuộc / chấp nhận cuộc sống bấp bênh, không nhà cửa, không nghề nghiệp, là có thể đi đến mọi nơi, gặp gỡ mọi người và tận tụy cho sứ mệnh loan báo Nước Thiên Chúa.

2/ Muốn theo Chúa ta cần phải làm gì trước tiên? Để đón nhận nhiệm vụ mới đó, chúng ta cần ơn sám hối, hoán cải / Hoán cải để Ngài kéo chúng ta vào trong guồng máy đang chuyển động, là quay trở lại, là từ bỏ con đường xưa kia mình đã quen đi / để đi cùng chiều với Chúa / để đi ngược chiều với cái tôi ích kỷ. Theo Chúa là đi gieo rắc niềm vui khắp nơi, niềm vui cho người nghe, niềm vui cho người được khỏi bệnh.

3/ Đi theo Chúa , chúng ta có dám đến với vùng dân ngoại không? Khi xưa Chúa chọn thi hành sứ vụ nơi vùng dân ngoại ở Galilê, đặc biệt là ở Capharna-um, ngày nay Hội Thánh vẫn sống giữa vùng dân ngoại / chúng ta có dám làm chứng cho Chúa, giới thiệu Chúa cho những người chưa nhận biết Chúa, cho những người từng hiểu sai lệch về đạo Chúa do chúng ta đã từng vẽ khuôn mặt Chúa chưa đúng?

4/ Cách Chúa giảng đạo thời xưa và cách chúng ta giảng đạo hôm nay có gì mới? Ngày xưa Chúa giảng dạy, Chúa mạc khải về Cha trên trời, đi kèm với việc chữa bệnh và trừ quỷ / Hôm nay nếu chúng ta muốn dân ngoại đón nhận, chúng ta phải có lời nói đi đôi với việc làm: chữa bệnh là sống bác ái yêu thương bằng việc làm cụ thể / trừ quỷ là chúng ta hy sinh cầu nguyện, khuyên bảo họ từ bỏ tính mê tật xấu, giúp họ từ bỏ cái ác và yêu thích sự thiện hảo!

5/ Phúc Âm đã diễn tả nụ cười của Chúa vào lúc nào? Các sách Tin Mừng chẳng khi nào nói Chúa cười / nhưng chúng ta vẫn tin Chúa cười khi thấy các trẻ em quấn quýt bên Chúa / Chúa vẫn tươi cười hồn nhiên khi ăn uống với các tội nhân / Chúa cũng đã giấu nụ cười trong lòng trước hai môn đệ trên đường đi Emmaus khi Chúa giả vờ với họ là Ngài còn muốn đi xa hơn nữa!

6/ Chúng ta phải sống sứ vụ của mình như thế nào? Chúa bảo chúng ta hãy tươi cười ngay cả khi cuộc đời chẳng mỉm cười với chúng ta / Chúa bảo chúng ta phải yêu cuộc sống, cho dù cuộc sống đâu phải toàn màu hồng / Sống bác ái yêu thương đâu phải bằng một khuôn mặt cau có gắt gỏng / Đời sống của chúng ta luôn bị chi phối bởi những lo âu, chán nản / Hãy để nụ cười luôn gắn trên môi, bởi vì chúng ta thấy Chúa là nguồn hạnh phúc và chúng ta rất muốn đem nguồn hạnh phúc đó cho anh em.

7/ Tìm hiểu về địa lý nước Do Thái: Nước Do Thái chia ra làm 3 miền, miền nam là Yudea / miền trung là Samaria / miền bắc là Galilêa / Thủ đô Giê-ru-sa-lem thuộc miền nam => đây là trung tâm chính trị, tôn giáo / Vua Herodê đóng đô ở Giê-ru-sa-lem / Đền thờ Giê-ru-sa-lem là trái tim của dân tộc Do Thái / Hằng năm mọi người đều phải tìm về Giê-ru-sa-lem để dự lễ / Đây là nơi quy tụ quyền lực tôn giáo / có dinh thầy cả thượng phẩm, có luật sĩ, biệt phái, văn nhân / Người ở Yudea coi Đền thờ Giê-ru-sa-lem là duy nhất, đạo Yudea là đạo chính thống / họ tẩy chay người Samari-a / coi dân Samari-a là ngoại đạo vì người Samari-a xây cất đền thờ riêng ở trên núi Garizim / người Yudea không bao giờ đi lại, giao tiếp với người Samari-a / Còn miền Galilê-a ở phía bắc, tuy không có đền thờ để đối nghịch với Giê-ru-sa-lem, nhưng họ bị người Yude-a khinh miệt vì đó là nơi pha tạp đủ mọi sắc dân, là đất dân ngoại.

8/ Tại sao Chúa Giê-su không chọn rao giảng tại Yudea? Lúc bắt đầu sứ vụ công khai, Chúa Giê-su không chọn rao giảng tại Giê-ru-sa-lem / Bởi vì Giê-ru-sa-lem là vùng toàn tòng theo đạo, nhưng bọn họ lại rất kiêu căng, hợm mình, luôn muốn loại trừ người khác / Khi mới sinh ra, Chúa Giê-su đã phải chạy trốn bạo vương Herođê / nhưng hôm nay đến phiên Hêrodê Con lại ra lệnh giết Thánh Yoan Tẩy Giả, chỉ để thỏa mãn dục vọng điên cuồng với một phụ nữ / Chúa Giê-su đã không muốn chọn Giê-ru-sa-lem làm điểm khởi đầu, bởi vì thượng tế, luật sĩ, văn nhân đã ra chai đá, họ luôn tìm cách bắt bẻ, chứ không chịu mở rộng tâm hồn đón nhận giáo lý của Người.

9/ Vì sao Chúa chọn Galilêa? Chúa chọn Galilêa vì đây là nơi quê nghèo khiêm tốn, dân cư thì thuộc đủ mọi chủng tộc, nhưng lại biết mở lòng đón nhận giáo lý của Người / Người đã chọn Galilêa vì nơi đây không có sự loại trừ, mọi người biết đón nhận nhau, dễ chung sống hòa thuận/ Người đã chọn Galilêa vì đây là vùng đất bị khinh miệt, dân cư bị gạt ra ngoài xã hội / Ngay từ ban đầu, Người đã không để giáo lý của Người bị đóng khung trong bốn bức tường của Đền thờ, bị giới hạn trong khung cảnh điạ lý và chỉ dành riêng cho một giai cấp.

10/ Ra đi là gì? Ngay từ đầu, Chúa Giê-su đã vạch ra cho Giáo Hội một đường hướng đó là phải ra đi, ra đi không ngừng nghỉ, ra đi đến những chân trời xa lạ, ra đi đến với mọi người thuộc mọi chủng tộc, ngôn ngữ, màu da / Ra đi là đến với những nơi mà con người bị bỏ rơi, bị khinh miệt, bị gạt ra bên ngoài lề xã hội.

11/ Tiêu chuẩn chọn môn đệ của Chúa Giê-su: Cách chọn của Người rất độc đáo / Ngài không chọn những kẻ có ăn học, được dạy dỗ, có dòng giống trong Đền thờ, nhưng lại chọn môn đệ giữa chợ đời / Người không chọn những kẻ rảnh rang, quần the, áo thụng, nhưng lựa chọn những kẻ tất bật làm việc trong đời thường / Người không chọn những kẻ có kiến thức uyên thâm, thông làu kinh luật, nhưng lại chọn những anh thuyền chài dốt nát, đơn sơ, cục mịch / Người chọn những kẻ chân lấm tay bùn, nhưng dám ra đi, dám dấn thân, dám mạo hiểm, không sợ dơ, không sợ khổ / không sợ phải ngủ bờ, ngủ bụi.

 

Bài 4: THEO CHÚA SẼ ĐƯỢC NHỮNG GÌ

1/ Ý định truyền giáo của Chúa Giê-su như thế nào? Ý Chúa Giê-su thật rõ ràng / Người đã chọn những kẻ dám ra đi, dám mạo hiểm, dám từ bỏ, không ngần ngại, không do dự / Người chỉ lựa những con tim biết mở rộng, biết hy sinh quên mình, không bám víu vào bất cứ điểm tựa nào => cho dù là lề luật, là Đền thờ, cho dù là kiến thức, hay là bấu víu vào của cải vật chất / Họ dễ dàng buông tất cả để chỉ nắm lấy Thiên Chúa / Họ bỏ tất cả để đi theo Chúa / Người nghèo, người dốt thì chẳng có gì để tiếc nuối nên họ từ bỏ cách dễ dàng.

2/ Chúng ta hiểu gì về sự lựa chọn môn đệ của Chúa? Tiêu chuẩn chọn lựa của Chúa khiến ta hiểu rằng: Người luôn yêu thích những tâm hồn rộng mở, biết sống hài hòa / biết đón nhận anh em / Người yêu thích những tâm hồn đơn sơ, nhỏ bé, ưa thích sống đời khiêm nhu, bình dị / Người yêu thích những tâm hồn nồng nàn yêu thương => Đó mới là những tâm hồn dễ dàng đón nhận Tin Mừng / Đó là những thửa đất tốt cho hạt giống Lời Chúa nảy mầm / sinh hoa / kết trái.

3/ Một sự kiện cảm động bất ngờ / Thật hồi hộp và cảm động biết bao khi bốn người đàn ông chài lưới nghe thấy Chúa Giê-su gọi tên họ, mời gọi họ đi theo Ngài / Họ phải bịn rịn lắm, phải dứt khoát lắm, phải liều mình lắm khi phải từ bỏ nghề nghiệp, gia đình và nhà cửa để đi theo Chúa Giê-su / Họ đã thấy nơi Chúa Giê-su có điều gì đó rất khác với những nhân chứng trước kia / Phải có ánh sáng đức tin trợ giúp họ để họ nhìn thấy Chúa Giê-su thật sự là Con Thiên Chúa.

4/ Các ông đã thấy được gì nơi Đức Kitô? Ngay lúc ban đầu, nguồn ánh sáng ấy không mạc khải cách kỳ diệu như lời tiên tri Isaia đã báo trước : “ Dân chúng đi trong tối tăm, nay đã thấy được nguồn sáng lớn lao” / Nhưng đó mới chỉ là một thứ ánh sáng mờ nhạt, một thứ ánh sáng chỉ cho phép họ thấy cách mờ mờ /nên nhiều lúc họ vẫn còn đặt nghi ngờ nơi Chúa Giê-su / có lúc họ còn bỏ rơi Chúa, có lúc họ còn chối Chúa trong cuộc sống thương khó của Người.

5/ Ánh sáng đó sẽ mạnh lên như thế nào, khi nào? Nhưng ánh sáng đó không hề tắt bao giờ, đúng hơn nó đang mạnh dần lên và khi Chúa Thánh Thần ngự đến vào ngày Lễ Hiện Xuống, ánh sáng đó đã trở thành một nguồn sáng ấm áp cực mạnh /có thể đổi thay mọi mối nghi hoặc.

6/ Ứng dụng điều này vào đời sống chúng ta ra sao? Những điều đó cũng xảy ra cho chúng ta như thế? Qua Giáo Hội, lúc chúng ta chịu Phép Rửa Tội /  Chúa Kitô cũng gọi đích danh tên mỗi người chúng ta /  Người nói qua miệng vị linh mục: Giuse hay Maria, Cha rửa Con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần / Chúng ta được trao cho mỗi người một ngọn nến cháy sáng, biểu hiện cho đức tin của chúng ta / Cho dù lúc đó ta chỉ là một em bé, hay một người trưởng thành, chúng ta đã lãnh nhận ánh sáng đức tin / Lúc đầu tiên ánh sáng ấy mới chỉ là một đốm sáng mờ nhạt, nhưng với Bí Tích Thêm Sức, Bí Tích này mới kiện toàn Phép Rửa Tội và ánh sáng đó sẽ trở nên sáng rực.

7/ Đức tin giúp chúng ta thấy Chúa như thế nào? Với Đức tin chúng ta thấy Chúa Giê-su thật sự là Con Thiên Chúa, là Đấng mà Chúa Cha đã sai đến trong thế gian, đã được thụ thai trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria, bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần /  Chúng ta tin Chúa Giê-su đã rao giảng tin mừng Nước Thiên Chúa / và hôm nay chúng ta vẫn tiếp tục nghe lời Chúa qua Thánh Kinh và các giáo huấn của Giáo Hội.

8/ Thánh kinh đã dạy chúng ta điều gi? Chúng ta biết rằng: Sứ vụ truyền giáo đã dẫn đưa Chúa Giê-su lên Yerusalem, nơi mà Người phải chịu đau khổ, chịu chết và sống lại để cứu chuộc chúng ta / Đức tin của chúng ta cũng dạy rằng: Nhờ việc chúng ta thông dự vào Bàn Tiệc Thánh Thể, chúng ta sẽ được dự phần vào sự chết và sự sống lại của Con Thiên Chúa, nhờ đó chúng ta sẽ được sống lại như Ngài.

9/ Tại sao chúng ta theo Đức Kitô? Chúng ta theo Đức Kitô, bởi chúng ta cũng là chi thể trong thân xác của Ngài / và thân thể Mầu Nhiệm của Ngài là Giáo Hội / Đương nhiên chúng ta cũng phải cảm nhận được những thứ gì còn thiếu sót trong Thánh thể Chúa cũng như trong Thân thể Mẹ Hiền Giáo Hội.

10/ Tại sao chúng ta phải trung thành với Chúa? Chúng ta phải luôn trung thành với Phép Rửa của chúng ta, để được ở lại trong nhà Giáo Hội của Chúa / Đừng bao giờ tỏ dấu hoài nghi Chúa Kitô hoặc bỏ rơi Ngài /  Đấng đã gọi tên chúng ta khi chịu Phép Rửa / Ngài cũng muốn cho chúng ta tiếp bước theo Ngài.

11/ Chúa kêu gọi chúng ta làm gì? Chúa bảo: “ Hãy trở lại, vì Nước Trời đã đến gần” / Câu này có nghĩa rằng: Tin mừng là một cuộc thay đổi ách thống trị trên con người / Nếu chúng ta có được sự tự do lựa chọn một ông chủ để thống trị mình thì ta luôn có một ông chủ để tôn thờ / Nếu ta không chọn Thiên Chúa, thì ta buộc phải chọn ách nô lệ như là: bản năng thấp hèn, lòng ích kỷ, tiền tài, ma quỷ…/ Chúa kêu gọi chúng ta lựa chọn Thiên Chúa tức là chọn sự thống trị của tình yêu /  Nếu muốn phục hồi đời sống con người trở lại tình trạng nguyên vẹn của nó / ta buộc phải từ bỏ ách nô lệ, sự ác và chọn lựa Chúa làm Đấng Thống Trị ta.

12/ Theo Chúa chúng ta sẽ được gì? Chúa chữa lành mọi bệnh tật / Chúa Kitô dùng quyền năng và lòng nhân hậu để hỗ trợ lời rao giảng của Ngài / Ngoài giá trị phần xác, còn có sự biểu thị phục hồi tinh thần / tức là làm lại từ đầu con người đã bị tội lỗi làm hư hỏng, tổn thương, phá hủy / Chúa Kitô muốn tái sinh con người, để con người trở nên con cái Thiên Chúa.

 

TÓM Ý

Câu chuyện về Dân thành Ninivê như thế nào? Lúc bấy giờ Chúa bảo tiên tri Giona đi báo với Dân thành Ninivê : Còn 40 ngày nữa thì Ninivê sẽ bị tàn phá. Dân chúng đã nghe Lời Thiên Chúa, công bố lệnh ăn chay cho khắp thành, tất cả mọi người già trẻ lớn bé, đều phải mặc áo thô dặm. Chúa thấy rõ họ đã bỏ đường gian ác nên Chúa đã tha phạt.

2/ Chúa Giesu kêu gọi như thế nào ? Chúa kêu gọi: Nước Thiên Chúa đã đến gần, anh em hãy sám hối và tin và Tin Mừng.

3/ Đặt tính của Chúa Giesu như thế nào ? Chúa Giê-su là Đấng thánh thiện tuyệt vời, Ngài chê ghét tội lỗi nhưng lại rất yêu thương kẻ có tội, nhất là những kẻ ăn năn trở lại. Chúa không muốn ai phải chết, nên Chúa đã chết thay cho họ được sống.

4/ Thế nào là mục tử nhân lành ? Người mục tử nhân lành khi tìm được con chiên lạc thì vui mừng vác nó lên vai và mang về nhà. Mục tử giả mạo khi thấy sói dữ thì bỏ chạy mặc cho đàn chiên chịu tan tác, khốn khó.

5/ Làm sao để được Chúa tha thứ ? Muốn được tha thứ, điều kiện là phải biết ăn năn sám hối. Mau mau quay về với Chúa câu chuyện chàng trai phung phá là một ví dụ điển hình. Phêrô, anh trộm lành cũng được Chúa tha thứ khi biết sám hối quay về.

6/ Cậu con trai đã làm gì khi muốn quay về ? Câu chuyện của đứa con trai muốn quay về, bèn xin mẹ mình một dấu hiệu tha thứ.

7/ Hiệu quả của sự sám hối là gì ? Chúng ta phải mau mắn đáp trả lại lời kêu gọi của Chúa vì sám hối như một tấm vé để mua lấy ơn tha thứ của Thiên Chúa.

8/ Các môn đệ đã làm gì khi nghe tiếng Chúa gọi ? Khi được kêu gọi, các ông đã mau mắn đáp trả. Khi nghe tiếp Chúa gọi, lập tức các ông đứng dậy, bỏ mọi sự, bỏ nhà cửa, cha mẹ mà đi theo Chúa.

9/ Tiêu chuẩn tuyển chọn của Chúa là gì ? Chúng ta thấy Chúa Giê-su chọn lựa không theo tiêu chuẩn giàu sang, quyền thế, học cao, biết nhiều. Tóm lại, Chúa chỉ chọn người nghèo hèn, đơn sơ, dốt nát để làm môn đệ cho Chúa. Chúa cũng dư biết sự hạn hẹp của các ông nhưng đồng thời Chúa cũng thấy rõ tấm lòng quảng đại ,nhiệt tình của các ông nữa.

10/ Chúa đã tin tưởng các ông như thế nào? Khi nhìn thấy sự quảng đại nhiệt tình của các ông nên Chúa đã bắt tay vào việc giáo dục, cho các ông đi thực tập để rồi cuối cùng Chúa cho các ông cầm  lái con thuyền giáo hội.

11/ Chúa có kêu gọi chúng ta không ? Khi chọn lựa các môn đệ là Chúa đã nghĩ đến thân phận của chúng ta hôm nay và Chúa cũng muốn nói riêng với mọi người rằng : Hãy theo ta, hãy giúp Ta chinh phục mọi người .

12/ Tại sao các ông lại đi theo Chúa ? Tuy các ông chưa hiểu rõ đường lối và ý định của Thiên Chúa nhưng các ông  thấy Chúa rất cần các ông. Do đó, các ông đã mau mắn từ bỏ mọi sự để đi theo Chúa.

13/ Nếu Chúa gọi , chúng ta sẽ đáp trả thế nào ? Hôm nay, khi đến phiên, điều cần nhất là chúng ta phải nhận ra tiếng gọi của Chúa. Chúng ta phải mau mắn đáp trả, chúng ta đáp trả bằng cách sống đời đạo đức thánh thiện, bằng các hành động bác ái, yêu thương. Chúa muốn chúng ta phục vụ Chúa qua các người anh em.

14/ Dân thành Ninive đã làm gì khi nghe Giona kêu gọi ? Trước lời cảnh báo của Giona, dân thành Ninivê đã tin và mau mắn từ bỏ con đường tội lỗi nên đã được Thiên Chúa tha thứ. Ở đây họ đã nhận ra lòng từ bi nhân hậu của Chúa.

15/ Ơn nào Chúa ban cho ta là cao quý nhất ? Trước khi rao giảng Tin mừng, Chúa Giê-su đã kêu gọi: Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng. Điều này Thánh Augustinô đã giải thích rằng : Để tạo dựng nên chúng ta, Chúa không hề hỏi ý kiến ai . Nhưng muốn cứu chúng ta, Chúa cần chúng ta đồng ý, Chúa không hề ép buộc nếu chúng ta không muốn. Đây quả là một ơn cao quý nhưng lại cực kỳ nguy hiểm .

16/ Tại sao ta phải cộng tác với ơn Chúa ? Sự cộng tác của chúng ta tuy nhỏ bé nhưng lại mang tầm vóc quyết định. Cũng theo chiều hướng này, tâm tình sám hối ăn năn chính là sự cộng tác của ta với ơn Chúa. Đây chính là tấm vé thông hành giúp chúng ta đạt được ơn cứu độ.

17/ Điều kiện để được tha thứ là gì ? Sở dĩ người con phung phá được người Cha tha thứ, chấp nhận vì sau khi vấp ngã anh đã mau mắn chỗi dậy và quay về, Phê rô đã sám hối để rồi được Chúa đặt lên cai quản Hội Thánh. Anh trộm nhân lành được tha thứ vì anh quyết tâm trở về cho dù đã quá muộn.

18/ Sức mạnh của sự sám hối nằm ở đâu ? Nước rửa tội có thể xóa hết mọi vết nhơ của tội nguyên tổ, những giọt nước mắt sám hối có sức gội rửa những tội chúng ta trót phạm trong đời .

19/ Tại sao ta phải hợp tác với Chúa ? Khi một người nghèo kêu cầu Chúa, nhưng Chúa lại cần đến chúng ta giúp đỡ, an ủi họ. Chúa muốn dùng bàn tay của ta để xoa dịu những nỗi bất hạnh của kẻ khác. Cuộc sống của chúng ta là sự hiện diện của Chúa và cũng là để kéo dài tình thương của Chúa ra khắp mọi nơi.

20/ Ta nên làm gì với ơn cứu độ ? Cái chết trên thập giá của Chúa đã lập nên kho tàng ơn cứu độ, nhưng chúng ta phải biết đưa đôi tay ra đón lấy ơn ấy cho mình và cho những người chung quanh.

21/ Gương sáng của việc sám hối nằm ở đâu ? Một người sám hối là người chẳng những quyết tâm làm lại cuộc đời mình, mà còn muốn dùng chính kinh nghiệm sống của bản thân để giúp đỡ kẻ khác .*

22/ Ta cần sống đạo như thế nào ? Ta cần tỉnh thức nhận ra lỗi lầm của mình và quyết tâm đổi mới đời sống. Chúng ta cần tỉnh thức, phải nhìn rõ sự xấu xa của bản thân mình và nhận ra sự xấu xa nguy hiểm của tội để mà sửa đổi, mà quay về.

23/ Tại sao phải xét mình ? Muốn biết bản thân mình tốt- xấu, đúng- sai, chúng ta cần thường xuyên xét mình/ xét mình giống như rọi đèn pha vào mọi ngóc ngách của tâm hồn, phơi bày ra tất cả những bí ẩn. Xét mình là đào bới những lớp sâu thẳm của tâm hồn để lộ ra những xấu xa tội lỗi còn đang ẩn nấp.

24/ Các bước cần làm của đời sống đạo là gì ? Nhận ra tội lỗi xấu xa là bước đầu, sám hối là bước thứ hai. Chừa bỏ những tính mê tật xấu. Sau đó mới là đổi mới cuộc đời, chúng ta phải đoạn tuyệt con đường cũ để bước vào con đường mới và quyết tâm xây dựng một tương lai sạch, đẹp hơn.

25/ Chúng ta cần phải làm gì ? Con đường mới là con đường làm theo Thánh ý Chúa, là con đường ta đi trong tình yêu Chúa và thương yêu anh em. Tình yêu đó làm cho đời sống của ta thêm ý nghĩa hơn khi ta góp phần vào việc đem Chúa đến cho anh em.

26/ Chúng ta quyết tâm thế nào trong năm mới này ? Đầu năm mới, hãy thật lòng ăn năn sám hối, nhận ra những lỗi lầm, quyết tâm đổi mới ta sẽ nhận ra những việc cần làm. Nhờ ơn Chúa hướng dẫn, ta sẽ bước vào năm mới với một tâm hồn đổi mới tích cực hơn /**R

Giuse Luca/ Kinh Thánh Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 1215
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  26
 Hôm nay:  2884
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11353188
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top