Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng CN 4 Thường Niên B (Giuse Luca)

CHÚA NHẬT IV  THƯỜNG NIÊN  B 

ĐỀ TÀI : CHÚA GIÊ-SU RAO GIẢNG VÀ TRỪ QUỶ

Lời Chúa: Mc 1, 21-28

 

 

Tung hô Tin Mừng:     Mc 4, 16

Haleluia. Haleluia. Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm, đã thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Mc 1, 21-28

Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền.

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Mác-cô.

21 Tại thành Ca-phác-na-um, ngày sa bát, Đức Giê-su vào hội đường và giảng dạy. 22 Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền, chứ không như các kinh sư.

23 Lập tức, trong hội đường của họ, có một người bị thần ô uế nhập, la lên 24 rằng: "Ông Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!" 25 Nhưng Đức Giê-su quát mắng nó: "Câm đi, hãy xuất khỏi người này!" 26 Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta. 27 Mọi người đều sừng sờ đến nỗi họ bàn tán với nhau: "Thế nghĩa là gì? Lời giảng dạy thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!" 28 Lập tức danh tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Ga-li-lê.

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

 

1/ Bài Phúc Âm hôm nay, tác giả muốn đề cập đến điều gì ?

2/ Chúa Giê-su đã làm gì sau khi tuyển chọn 4 vị tông đồ ?

3/ Chúa Giê-su đã làm gì trong hội đường?

4/ Sinh hoạt trong hội đường như thế nào?

5/ Cách thế Chúa giảng dạy như thế nào?

6/ Các luật sĩ thường dựa vào thế giá của ai?

7/ Chúa tỏ uy quyền vào lúc nào?

8/ Thái độ của của ma quỷ thế nào khi gặp được Chúa?

9/ Lý do Chúa truyền cho ma quỷ “im đi “, tại sao?

10/ Tại sao Chúa Giê-su lại bảo chúng im đi?

11/ Ma quỷ đã hành xử thế nào?

12/ Tại sao chúng ta xuất ra khỏi người ấy?

13/ Tại sao dân chúng kinh ngạc?

14/ Những trở ngại về phía chúng ta là gì?

15/ Cách chúng ta đọc Lời Chúa ra sao?

=> Xem trả lời câu hỏi ở phần ″TÓM Ý″

 

Bài 1: VỊ ĐẠI TIÊN TRI THỜI CỰU ƯỚC

1)Đệ Nhị Luật là loại sách nào? Là cuốn cuối cùng trong bộ ngũ thư, là 5 quyển sách đầu của Kinh Thánh Cựu Ước. Nó được trình bày như những lời di chúc của Moisen. Những năm tháng cuối đời vì ông biết mình sắp lìa trần nên cố gắng nhắn nhủ dân chúng ,để họ thi hành khi vào đất hứa.

2)Từ đâu ông có thể viết ra sách này? Ông lấy luật pháp từ giao ước Sinai để quảng diễn ra những điều cho phù hợp trong hoàn cảnh mới khi dân Chúa sắp vào đất  hứa, tức là đất Cana-an.

3)Tại sao nó có tên là Đệ Nhị Luật? Vì thế nên các dịch giả quyển 70 gọi quyển sách này là Đệ Nhị Luật. Tức là quyển luật pháp thứ hai, là sách quảng diễn luật pháp từ mười giới răn mà Thiên Chúa đã ban hành ở núi Sinai. Còn giao ước Sinai là quyển luật pháp thứ nhất.

4)Tác giả nhiều quyển sách trong Cựu Ước là của ai? Đây không phải là tác phẩm của một người được viết trong một giai đoạn nhất định. Nhưng có nhiều sách là kết quả sưu tầm, góp nhặt từ nhiều bản văn ở nhiều thời đại khác nhau. Viết về cùng một vấn đề mà sách Đệ Nhị Luật là một ví dụ.

5)Nó được hình thành từ lúc nào? Sách Đệ Nhị Luật được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 7 trước công nguyên. Nghĩa là khoảng 5-6 trăm năm sau khi Moisen từ trần. Nhưng có nhiều đoạn được manh nha từ thời Moisen, và nhất là toàn bộ sách nào cũng đều căn cứ vào luật Moisen mà nó có ý dẫn giải và dạy cách áp dụng. Sách Đệ nhị Luật chỉ đúng theo nghĩa này chứ không phải toàn bộ sách này đều chủ giải luật pháp đâu.

6)Bối cảnh của bài đọc I hôm nay là gì? Tuy nó được rút ra từ sách Đệ Nhị Luật. Nhưng chỉ bàn về vị tiên tri mà Thiên Chúa hứa ban cho dân Do Thái sau khi Moi Sen từ trần.

7)Nội dung của bài đọc I  viết về những điều gì? Khi dân Chúa mới vào đất hứa ít lâu, ở đâu họ cũng cũng gặp toàn tà giáo, dị giáo từ các dân tộc chung quanh. Những tôn giáo sơ khai này lại có rất nhiều điều hấp dẫn. Như là các thầy bói, các bà đồng cốt, các nhà tiên tri. Dân chúng thường tìm đến với những con người tự cho rằng mình có thể giao cảm, tiếp xúc với các vị thần linh và có thể biết ý trời và hậu vận. Ngày nay người có óc khoa học thì cho là trò bịp bợm, người có Đức Tin thì cho là việc do ma quỷ bày đặt.

8)Ý muốn của tác giả sách Đệ Nhị Luật là gì? Ông ta thấy mình có nghĩa vụ phải cảnh giác dân Chúa. Ông để cho Moisen nói với dân chúng rằng: Khi Người vào đất hứa, sẽ không được gặp thấy nơi ngươi: nào là những người xem quẻ bói toán, đọc bùa chú, lên đồng bóng, chiêm tinh, gọi hồn. Ngươi phải sống thật hoàn hảo đối với Thiên Chúa. Bù lại, Người sẽ xuất hiện từ giữa ngươi một tiên tri như ta đây, tức là Moisen đây.

9)Tại sao dân chúng sợ nghe tiếng Chúa phán? Sở dĩ Thiên Chúa cho tiên tri vì chính họ đã xin như vậy khi ở dưới chân núi Sinai. Ngày ấy khi nghe tiếng Chúa phán, ngươi đã rụng rời và ngươi nài xin Thiên Chúa đừng nói thẳng với các ngươi nữa và chỉ xin một người trung gian từ giữa anh em ngươi, để đến nói với ngươi, nhân danh Thiên Chúa. Kẻ ấy mới thật là tiên tri ngươi phải nghe lời người đó, vì người đó nói lời Thiên Chúa. Còn ngươi không được tự ý mình nói hoặc nhân danh thần nào khác.

10) Nội dung bài đọc hôm nay nói về điều gì? Tác giả vừa cảnh giác với dân vừa hứa hẹn với dân những điều tốt đẹp. Dân đừng bắt chước kẻ ngoại tin vào phù thủy, bói toán. Thiên Chúa sẽ ban cho dân Chúa những vị tiên tri đích thực. Luôn chỉ nói nhân danh Chúa / và lịch sử cứu độ cho thấy : Dân Israel luôn có những vị tiên tri ở giữa mình.

11) Dân Israel đang trông chờ điều gì? Họ vẫn trông chờ một vị tiên tri như Moisen. Bài sách hôm nay còn nói về Đấng Thiên Sai, vị cứu thế sẽ đến / ngài sẽ là vị tiên tri trỗi vượt trên mọi tiên tri, Ngài chính là Đức Ki-tô , khiến cho mọi người phải  kinh ngạc.  **R

 

Bài 2: TÁC DỤNG CỦA LỜI CHÚA DÀNH CHO NHỮNG KẺ TIN

1. Bầu khí ở bài tin mừng nói lên điều gì? Tác giả bài Tin Mừng cũng tỏ vẻ lúng túng, mà dân chúng trong hội đường Carphanaum cũng vậy. Khi Chúa Giê-su vừa vào đó với các môn đệ. Theo thông lệ thì các chủ hội đường thường mời Chúa Giê-su đọc và giải thích kinh thánh, lập  tức mọi người nhận ra đây là một thứ giáo lý khác thường. Lời Chúa Giê-su nói rất có uy quyền, thật khác xa với các luật sĩ, biệt phái xưa nay.

2. Vì sao người ta ngạc nhiên? Người ta đang nghi vấn : Có phải Ngài là vị tiên tri mà sách Nhị luật có nói tới? người ta chưa hết ngạc nhiên thì có tiếng ai đó thét lên. Tiếng quỷ nhập vào trong một người và nó công khai thú nhận: Ngài đến tiêu diệt chúng tôi ư? Tôi biết Ngài là đấng thánh của Thiên Chúa mà. Chúa bảo nó câm miệng và lập tức nó vâng lời. Tại sao ông ta có uy quyền đến nỗi thần ô uế phải nghe theo?

3. Điều gì minh chứng quyền năng của Đức Ki-tô? Thánh Marco chú ý đến cách Chúa Giê-su giảng dạy. Thánh nhân dùng câu chuyện trừ quỷ để minh chứng CHúa Giê-su quyền năng trong cách giảng dạy. Ngài lồng câu chuyện vào trong bài tường thuật và khẳng định: Người ta kinh ngạc trước lời giảng dạy của nhà tiên tri mới. Chỉ có như vậy chúng ta mới hiểu được vì sao ma quỷ lại tru tréo ngay Chúa Giê-su mới bước chân vào hội đường. Riêng Marco thì để cho Chúa Giê-su lên tiếng giảng dạy đã,  sau đó ma quỷ mới được kêu lên. Hầu có thể làm chứng rằng: Lời Ngài có giá trị trừ quỷ như vậy không phải ngài là một đại tiên tri đó sao?

4. Yếu tố quan trọng khi Marco mô tả việc trừ quỷ là gì? Thông thường thì quỷ phải lên tiếng trước khi lệnh trục xuất được ban ra. Nếu có thể thì người phải gọi đích danh nó trước. Nhưng ở đây chính quỷ buộc phải lên tiếng trước. Nó tuyên xưng chân tướng của người một cách rõ ràng trước. Và hy vọng nó sẽ áp đảo được Chúa. Nhưng Chúa lại ra lệnh bắt nó phải câm và xuất ra khỏi người ta trước. Người thật là vị trừ quỷ siêu việt. Chúng ta thấy người không cần trừ quỷ. Nhưng lời giảng của Chúa có giá trị xua đuổi được nó rồi.

5. Ý định của Marco là gì? Marco vừa muốn giới thiệu Chúa Giê-su là một vị tiên tri xuất sắc, vừa muốn nhấn mạnh đến uy quyền của lời Chúa rao giảng tin mừng. Như vậy ông muốn khẳng định rằng: Lời rao giảng của Chúa Giê-su ngày xưa đã có uy lực xua đuổi tà thần thế nào, thì tác dụng của những rao giảng trong hội thánh hôm nay cũng vậy. Cũng có tác dụng giải thoát cho mọi người thoát khỏi vòng trói buộc của tà thần y như vậy.

6. Tại sao lại cấm việc kêu tên Chúa Giê-su vào thời đó? Thánh Marco muốn đề phòng việc người ta lạm dụng kêu tên Chúa một cách vô cớ, tức là một cách bất xứng. Vì thế sách Tin Mừng này luôn cấm, phải đợi đến khi thánh giá Chúa được treo lên, người ta mới được quyền tuyên xưng Chúa Giê-su là con Thiên Chúa. ý của Marco là: Chỉ những ai chấp nhận đi theo mầu nhiệm thập giá thì mới hiểu được mầu nhiệm này và mới được đọc tên Chúa, mới có Chúa Thánh Thần ngự đến, khiến cho ma quỷ và tội lỗi phải rời xa.

7. Bài Tin Mừng muốn nhấn mạnh điều gì? Lời Chúa hiện nay đầy uy quyền trong hội thánh. Bài Tin Mừng này muốn nhắc chúng ta: Đừng tưởng rằng: Được nghe lời Chúa, được kêu tên Chúa thì đủ sức để xua tuổi tà thần rời khỏi đời sống của mình. Nhưng còn phải cùng Chúa Giê-su đi qua mầu nhiệm thập giá nữa. Vậy nên chỉ có kết hiệp với Người thì ta mới có sự sống nơi Người. Sự sống mà chính Chúa đã mang xuống trần gian,

8. Thế nào là sống theo thần khí, theo như giáo huấn của Thánh Phaolo? Thánh Phaolo cho biết: Đức Ki-tô đã giáng thế, đã tử nạn, phục sinh và khai trương một sức sống mới. Chúa không đưa môn đệ ra khỏi thế gian, nhưng họ không còn thuộc về thế gian nữa. Tức là họ không còn ở trong luật lệ của tà thần, và tội lỗi nữa. Họ vẫn cưới xin và sống trong bậc gia đình. Nhưng đừng để tính xác thịt làm khổ mình. Ngoài ra, mầu nhiệm phục sinh còn giúp họ sống vượt qua những đòi hỏi của xác thịt. Ngài cho biết là sống độc thân, đồng trinh thì đỡ lo âu hơn là khi sống có gia đình.

9. Chúng ta nên hiểu ý Thánh Phaolo thế nào? Ngài không nói đến những lo âu về vật chất mà Ngài chỉ nói đến lo âu về tình yêu, là sự ràng buộc của lòng mến. Kẻ đồng trinh thì mến Chúa nên chỉ lo làm đẹp lòng Chúa, còn người lập gia đình thì lo làm đẹp lòng bạn mình. Hai trái tim hoàn toàn khách nhau, một trái tim toàn khối, còn một trái tim bị chia sẻ.

10.  Chúa Giê-su đã mang điều gì đến thế gian? Chúa Giê-su đến, mang theo một giáo lý mới, một uy lực nới giúp chúng ta tránh xa sức mạnh của tà thần. Như vậy Chúa Giê- su chính là vị tiên tri mà sách Đệ Nhị Luật nói tới, thế nên Thánh Phaolo bảo chúng ta đừng tin vào các tiên tri thế gian. Họ chỉ đưa ra những ý nghĩ của lòng họ, hoặc các ngẫu tượng họ thờ. Nếu nghe lời họ thì ta bị rơi bào vòng kìm hãm của tà thần mà đời sống nặng nè của xác thịt chính là dấu hiệu cho thấy giữa 2 xung đột, lúc ấy niềm tin vào Lời Chúa và sự quyết tâm thi hành Lời Chúa sẽ mang lại bình an cho chúng ta.

 

Bài 3: CHÚA GIÊ-SU  ĐÃ CHIẾN THẮNG 

1/ Chúng ta cần kiểm chứng ảnh hưởng của ma quỷ: Câu hỏi khác được đặt ra : Chúng ta được giải thoát đến mức nào? Cuộc chiến thắng dứt khoát của Chúa Kitô được cụ thể hóa theo thời gian đồng thời cũng tùy theo cách chúng ta đón nhận Tin Mừng. Chúng ta đang đối diện với một nghịch lý là: Tuy chiến thắng đã đạt được rồi nhưng cuộc chiến lại vẫn phải cứ tiếp tục.

2/ Chúng ta cần phát hiện ra điều gì? Hôm nay Chúa mời gọi chúng ta đóng vai một thành viên cùng với Chúa Giê-su đi kiểm chứng ảnh hưởng giải phóng của chiến thắng ấy nơi chúng ta. Chúa muốn chỉ cho chúng ta thấy những cách chúng ta đồng lõa với sự dữ và với bè lũ Satan. Satan chính là thủ lĩnh của đội quân giết chóc ,là cha của mọi sự dối trá. Đối với anh em đồng lọai, chúng ta đã sống như thế nào? Chúng ta có sử dụng bạo lực, áp chế họ hay chúng ta đã phục vụ như đầy tớ của họ? Chúng ta có sống trong sự thật đầy yêu thương của Thiên Chúa qua việc sống với anh em ta không? Chúa Kitô đã giải phóng chúng ta khỏi ách nô lệ của ma quỷ, nhưng chúng ta đã thật sự được tự do chưa? Chúng ta có hay mang tâm tình giống với dân Do Thái khi rời khỏi ách nô lệ đất Ai Cập nhưng lại còn thèm nhớ đến củ hành, củ tỏi, miếng thịt nơi đất ấy phải không?

3/ Ảnh hưởng của Chúa Giê-su nơi các Hội đường: Hội Đường là nơi chứa đựng những vẻ đẹp nhiệm mầu của chân lý. Đó là nơi chứa đựng Lời của Thiên Chúa đã được linh ứng qua những cuốn sách Thánh kinh  Do Thái đã được công bố và suy niệm ở đây. Một thầy Rabbi sẽ giải thích ý nghĩa và hướng dẫn cầu nguyện. Từ khi Chúa Giê-su bắt đầu ra giảng dạy công khai, Ngài được biết đến như một Rabbi, một kinh sư. Sau đó mọi người còn nhận biết Người như một tiên tri, một vị Thầy, mà còn hơn thế nữa: Họ còn coi Lời Ngài nói như là tiếng nói mạc khải của Thiên Chúa.

4/ Lời hứa của Moisen đã được thể hiện : Chúa Giê-su có thói quen đi vào Hội Đường ngày Sabat. Khi dân cúng đã chấp nhận vai trò Rabbi của Chúa thì vào những dịp như thế Chúa Giê-su đã thực hiện trọn vẹn vai trò của mình đúng như lời của Moisen đã tuyên bố với toàn dân rằng: Một tiên tri giống như tôi sẽ là Chúa, Thiên Chúa của anh em, người đó sẽ xuất hiện từ giữa con cháu của anh em và anh em sẽ phải lắng nghe lời Người i.

5 Kẻ bị quỷ ám đã làm chứng về Chúa Giê-su : Khi Chúa Giê-su bắt đầu giảng dạy trong Hội Đường, một người bị quỷ ám đã kêu lên : Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa. Thật là một bất ngờ chói tai, nhưng những gì mà hắn vừa thốt lên lại là sự thật. Kẻ bị quỷ ám đã đưa ra một lời minh định. Còn Chúa Giê-su thì xác định việc làm chứng của kẻ bị quỷ ám bằng chính hành động của Ngài: Chúa đã đuổi quỷ ra khỏi kẻ bị quỷ ám.

6/ Ý định của Thánh Marcô là gì? Thánh Marcô ghi lại câu chuyện này đồng thời Ngài cũng muốn chúng ta hiểu rằng : Mục đích của việc làm này không phải là để hấp dẫn chúng ta đến với Chúa Giê-su như một chuyên gia làm phép lạ, nhưng ông muốn hướng dẫn chúng ta đến trong tình thân mật với Người, bởi vì Người là Đấng thánh của Thiên Chúa. 

7/ Chúa Giê-su nói với chúng ta bằng loại ngôn ngữ nào? Ngày chúa nhật chúng ta được đặc ân là tham dự vào hành động thờ lạy này không khác chi dân Do Thái ngày xưa vào Hội Đường trong ngày Sabát, mà bây giờ chúng ta gọi cách đơn giản là đi tham dự Thánh lễ. Chúa Giê-su vẫn hiện diện với chúng ta trong Lời Chúa và trong bí tích thánh thể. Giáo Hội đã xác nhận rằng : Đó chính là Đức Kitô, Người đã nói với chúng ta qua Thánh kinh, khi Thánh kinh được tuyên bố trong suốt buổi phụng vụ. Đó chính là cách Đức Kitô nói với chúng ta bằng ngôn ngữ của loài người.

8/ Đoạn Phúc Âm trên đã biểu dương điều gì? Bài Phúc Âm đã biểu dương rõ rệt về quyền năng của Thiên Chúa trên ma quỷ. Riêng ý định của Marcô cũng nhắm tới mục đích ấy là chứng minh quyền năng của Chúa Giê-su đã chiến thắng sức mạnh của tà thần là ma quỷ.

9/ Ma quỷ hay tà thần là ai? Vào thời Chúa Giê-su, sự phát triển của mạc khải trong suốt tiến trình Cựu Ước, giúp chúng ta có được niềm tin rằng : Tất cả các tà thần đều là thọ tạo của Thiên Chúa. Nhưng đám này đã phản loạn chống lại Thiên Chúa, và chúng  lại trở thành địch thủ của con người. Bởi vì chúng chỉ theo đuổi làm điều dữ, luôn dốc tâm làm hại con người và qua con người, chúng nuôi hy vọng là sẽ làm hại được Thiên Chúa, hay ít nhất chúng cũng có thể phá vỡ các công trình của Ngài.

10/ Mục đích của chúng thật sự là gì ? Chúng muốn lật đổ Thiên Chúa, làm hại con người. Nhưng Thiên Chúa vô cùng quyền năng hơn chúng. Phúc Âm đã chứng tỏ cho chúng ta thấy : Chúa Giê-su là con Thiên Chúa,đã đến giải thoát con người khỏi quyền lực của ma quỷ và bài Phúc Âm hôm nay đã kể lại cho chúng ta nghe một phần của cuộc chiến thắng giải thoát ấy.

11/ Não trạng của Dân Do Thái như thế nào ? Vào thờ Chúa Giê-su dân chúng luôn nhìn thấy ma quỷ ở khắp nơi có sự dữ. Thật ra sự dữ xảy đến là kết quả của con người đã lạm dụng sự tự do do Thiên Chúa ban và đi trệch khỏi đường ngay nẻo chính. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà một sự thất bại nào đó cũng được cho là do sự tự do đã đem con người vào vòng đau khổ, bệnh tật, chết chóc.

12/ Họ quan niệm như thế nào ? Vào thời Chúa Giê-su, dân chúng có xu hướng gán cho ma quỷ đã nhúng tay vào mỗi khi con người mắc bệnh tật nào đó. Những câu chuyện đuổi ma quỷ trong Phúc Âm lệ thuộc vào não trạng của người đương thời nên chúng ta cần phải hiểu cách đơn giản là Chúa Giê-su có quyền thế trên sự dữ nói chung và trên bệnh tật nói riêng.

13/ Bệnh tật và quỷ ám : Rất nhiều trường hợp được coi là quỷ ám, nhưng thực ra chỉ là những thứ bệnh. Nhưng câu chuyện mà Thánh Luca đưa ra hôm nay lại trình bày một vụ quỷ ám thật sự mà Chúa Giê-su đã phải dùng quyền năng của Ngài để giải thoát cho nạn nhân.

14/ Quỷ đã có mặt trước khi Chúa ra lệnh : Chắc chắn là Chúa Giê-su biết có quỷ ở đó, nhưng Ngài bận tâm lo giáo huấn dân chúng. Chúa đã tỏ thái độ tích cực khi mang chân lý đến cho mọi người nên ma quỷ đã không chịu nổi sự hiện diện của Chúa cho nên nó bắt đầu nổi máu ganh ghét và gào thét, sự kiện này xảy ra mang nhiều ý nghĩa.

15/ Phúc âm nhắc nhở chúng ta như thế nào ? Một kiểu giải thích mới ngày nay xuất hiện trong Giáo hội muốn đưa chuyện ma quỷ vào hàng huyền thoại. Nhưng Giáo hội luôn trung thành với Phúc Âm nên các Giáo phụ đã lấy chuyện có ma quỷ làm một bằng chứng để quả quyết về Đức Tin. Chúng ta cần nhớ rằng : Sự dữ không bao giờ là một hiện tượng trừu tượng, chỉ có ở trong đầu của các nhà trí thức. Nhưng là một thực tại chứng minh nhân cách. Sự hỗn loạn mà sự dữ đã gieo rắc vào thế gian chỉ có thể đến từ những hành động cá nhân. Không cần phải nhìn thất ma quỷ ở khắp mọi nơi, và chúng ta phải biết rằng : Sự yếu đuối của con người có thể biện minh cho nhiều chuyện bất hạnh nhưng để đề phòng tốt cho bản thân, chúng ta đừng bao giờ quên rằng : Ma quỷ vẫn công khai, nham hiểm luôn tìm cách chống đối và xuyên tạc lại Phúc Âm của Chúa.****

 

Bài 4: CÁCH GIẢNG DẠY CỦA CHÚA GIÊ-SU

1/ Một câu hỏi cần lời giải đáp: Từ sự kiện Chúa Giê-su trừ quỷ trong bài Tin Mừng hôm nay. Chúng ta thử tìm lời giải đáp: Đức Kitô đã khai mạc Vương Quốc Thiên Chúa hơn hai ngàn năm nay, thế thì tại sao đến hôm  nay điều ác vẫn còn tràn ngập và ngày càng lan rộng? Chúa Giê-su đã thể hiện quyền năng rõ rệt, thế thì tại sao Vương Quốc của Satan vẫn còn tác oai tác quái?

2/ Chuyện ma quỷ xảy ra có thật không? Một câu chuyện phim được xây dựng trên một trường hợp có thật. Một cậu bé sống ở Maryland vào năm 1949, tờ báo Newsweek mô tả như sau: Tranh ảnh, bàn ghế, ngay cả chiếc giường ngủ của cậu bé cũng đột nhiên di động, ban đêm cậu bé không dám chợp mắt. Sau khi người ta đưa cậu vào bệnh viện, miệng cậu lúc nào cũng thốt ra những câu nguyền rủa. Cuối cùng cậu cũng được trừ tà và được cứu thoát. Hiện nay cậu vẫn còn sống ở Washington, vị Linh mục đã trừ tà cho cậu bé đã hứa là sẽ không bàn luận gì về việc này. Nhưng Ngài nhấn mạnh rằng : Kinh nghiệm ấy đã biến đổi cuộc đời mình .

3/ Một trường hợp thứ hai, xảy ra cho chính bản thân vợ chồng tôi: Khi chúng tôi vừa làm xong đám cưới vào năm 1974, chúng tôi tìm mua một ngôi nhà để ra riêng. Số xui khiến tôi đã mua phải một căn nhà có ma, bàn ghế tủ giường cũng bị thay đổi lộn xộn hằng ngày như thế. Vì không biết nên chúng tôi cứ mua và vào ở, chỉ một thời gian ngắn là ma quỷ bắt đầu quấy phá, dọa nạt và bắt vợ tôi phải cúng. Tôi đã trình Linh Mục Nguyễn Sồ , lúc ấy là Linh Mục Tổng đại diện của nhà thơ Chính Tòa Quy Nhơn, Ngài sai Cha phó hôm sau đến làm phép nhà thì ma quỷ mới hết phá phách. Cách mấy hôm sau một em bé gái ngoại giáo cạnh nhà cho biết : Nhà thím có ma, em bé nói với vợ tôi. Làm gì có, vợ tôi cãi lại. Em này kể lại mọi chuyện và cho biết căn nhà này rao bán cả năm trời nhưng chẳng ai dám mua. Đây rõ ràng là một lời chứng, điều này xảy ra giúp vợ chồng chúng tôi càng vững tin vào Chúa và kính trọng chức Linh mục hơn. Bởi vì, Đọc kinh và rảy nước phép là điều mà tôi đã làm trước đó, nhưng chúng (ma quỷ) chẳng sợ hãi gì!.

4/ Nước Thiên Chúa đến như thế nào? Nước Chúa không đến ngay tức khắc, nhưng là đến từ từ, nó không phải là một biến cố thình lình xảy ra vào một lúc nào đó, mà là một diễn biến liên tục trong suốt chiều dài lịch sử ơn cứu độ.

5/ Bổn phận của Đức Kitô là gì, còn bổn phận của ta ở đâu? Chúa Kitô khai mạc Vương quốc ấy, sau đó Ngài trao lại cho chúng ta hoàn tất. Đó là lý do tại sao trong kinh lạy Cha, chúng ta vẫn thường kêu cầu: Xin cho nước cha trị đến/ Đức Kitô đã gieo trồng, còn bổn phận của chúng ta là vun xới, chăm sóc để Nước Chúa luôn đơm bông kết trái.

6/ Tại sao Nước Thiên Chúa lại đến chậm ? Hay một câu hỏi khác nhưng có ý nghĩa tương tự: Tại sao Vương quốc Satan lâu tàn lụi?  Xin thưa!: Tại vì chúng ta không chu toàn nhiệm vụ một cách thỏa đáng, không chịu sống đúng với lệnh truyền của Chúa. Chẳng hạn như có bao nhiêu người trong chúng ta đã thi hành luật bác ái yêu thương  ?

7/ Tại sao chúng ta chưa thi hành luật bác ái yêu thương? Sỡ dĩ chúng ta chưa yêu thương người khác, thậm chí là yêu người thân trong gia đình, Vì có thể chúng ta quá bận rộn với các công việc bên ngoài đến nỗi không còn thời giờ để chăm sóc họ. Cũng như chúng ta không thể nào nhìn thấy sự tuyệt vời của họ. Chúng ta không bao giờ chịu đứng lại nhìn và đánh giá họ một cách công tâm để nhận ra những mặt tốt, mặt tích cực của họ, để nhận ra họ là những tạo vật đáng yêu nhất do chính Thiên Chúa đã tạo dựng vì yêu thương họ và cũng vì yêu thương ta nên ban cho chúng ta.

8/ Chúng ta cần phải sống như thế nào? Hãy sống đạo đức, thánh thiện như Chúa mong muốn, hãy sống bác ái yêu thương. Nhờ đó Nước Chúa mỗi ngày một đổi mới, một trị đến. Đó cũng là cách chúng  ta đẩy lui được ảnh hưởng của quyền lực Satan.

9/ Ma quỷ thời Chúa Giê-su như thế nào? Ở đời, ai làm điều tồi tệ thì người ta lại gán cho cái tên là quỷ. Nước này ghét nước nọ thì cũng gán cho họ là tay sai của quyền lực ma quỷ. Trước việc Chúa Giê-su trừ quỷ, người ta thường có 2 thái độ trái ngược nhau. Một thái độ chống đối và một thái độ phủ nhận, vì tính cách lạ lùng khó tin của nó. Vào thời Chúa Giê-su người ta nhìn thấy ma quỷ ở khắp mọi nơi. Bệnh kinh phong, sốt, thần kinh đều được xem như hiện tượng quỷ nhập. Nhưng chắc chắn Chúa Giê-su đã phải đương đầu với một trường hợp quỷ nhập thật sự mà sự kiện trong bài Tin Mừng hôm nay là một điển hình.

10/ Sứ điệp mà Marcô muốn truyền đạt : Ý định của Marcô muốn cho chúng ta thấy : Chúa Giê-su loan báo Tin Mừng bằng 2 cách: Dạy dỗ về chân lý và trừ quỷ. Việc trước mở đầu cho việc sau nhằm bảo vệ con người khỏi phải đi vào con đường lầm lạc do ma quỷ bày ra.

11/ Tư cách giảng dạy của Chúa Giê-su : Chúa Giê-su đi vào trong Hội đường và giảng dạy, mọi người nghe đều bị đánh động và ngạc nhiên, mọi người đều nhận xét: Đây là một giáo huấn mới mẻ và có uy quyền, khác hẳn với tư cách dạy dỗ của các thầy ký lục, biệt phái. Vì mấy ông này chỉ lập lại những gì đã học từ nơi các kinh sư mà thôi. Nói cho đúng hơn là họ giảng dạy trong cái thực tại vô hồn. Chúa Giê-su đã không học trường, cũng không thuộc phái nào cả. Ngài có tầm nhìn mới mẻ và nói những lời chưa bao giờ có ai nói trước đó. Ngài không đọc thuộc lòng các lời Thiên Chúa như những ngôn sứ với một uy tín mạnh mẽ. Nhưng Chúa Giê-su đã giải thích luật theo một nghĩa rất phóng khoáng, rất thích hợp với ý của Thiên Chúa.

12/ Sức mạnh của Giáo huấn mới như thế nào? Giáo huấn mới mẻ, mạch lạc, ý nghĩa và đanh thép này không chỉ làm cho thính giả kinh ngạc mà thôi. Mà còn làm cho bè lũ ma quỷ đang ẩn nấp đã phải lộ diện, Bởi nó cảm thấy bị đe dọa, bị mất quyền lợi, bị lấn chiếm, bị tranh giành nên buộc chúng phải lộ diện để đối đầu với Chúa Giê-su, và Ngài đã có dịp vạch mặt chỉ tên nó ra.

13/ Cách Chúa Giê-su giải thích Tin Mừng: Khía cạch quan trọng mà Chúa Yeusus muốn mạc khải cho mọi người : Đó là Tin Mừng giúp cho chúng ta được tự do. Chúa Giê-su đã giải thoát những người nghe bằng cách kéo họ ra khỏi cái cách giải thích luật nhỏ nhen mà bọn biệt phái, luật sĩ đã ràng buộc họ, Chúa Yesu cũng đến để giải phóng con người khỏi sự dữ của Satan.

14/ Mục tiêu đấu tranh của Chúa Giê-su: Chúa Giê-su đến đấu tranh vì con người cũng vì cuộc đấu tranh này mà nó đã dẫn đưa Ngài đến thập giá, nhưng cũng chính tại nơi này mà các lực lượng của sự dữ đã bị tiêu diệt.  *****

 

Bài 5: CHÚ GIẢI

1/ Đoạn 1, câu 21 và 22: Chúa Giê-su và các môn đệ vừa mới được thu nhận ,đã tiến vào thành Capharna-um. Dịp này họ vào trong Hội đường, và bản văn nói rõ: Chúa Giê-su đang giảng dạy. Hình ảnh Chúa đang giảng làm các thính giả sửng sốt. Họ sửng sốt vì 2 lý do: Nội dung thông điệp cao siêu và cung cách mà Ngài chuyển tải.

2/ Người Do Thái có thói quen nghe giải thích kinh thánh trong Hội đường, nhưng những lời giải thích ấy phải dựa theo truyền thống và những dẫn chứng của ai đó. Thông thường là của một Rabbi. Lối giảng của Đức Giê-su lại khác ở chỗ: Người không dựa vào bất cứ thế giá của một Rabbi nào, thậm chí Người còn hướng lòng thính giả đang ngồi nghe, giúp họ biết được ý định của Thiên Chúa /nếu mỗi khi có ai đó muốn tranh luận về một khía cạnh nào đó của lề luật (xem Mc 10,2-9).

3/ Điều chúng ta cần nhận ra là sự khác biệt giữa Chúa Giê-su và các Rabbi : về phương diện chủ thể giảng dạy, chứ không phải ở chính nội dung. Nghĩa là Đức Giê-su tự ý thức mình là người Con ,khiến cho phong thái trình bày của Chúa làm cho thính giả phải sửng sốt!

4/ Sự sửng sốt và sự hụt hẫng: Điều khiến cho mọi người sửng sốt hơn cả khi người ta nhận ra điều mà Chúa Giê-su mời gọi mọi người hãy tin. Mặc dù Tin Mừng không nói Chúa Giê-su giảng dạy về điều gì ,thế nhưng chắc chắn nội dung không thể nào đi ra ngoài sứ điệp mà Chúa luôn lập đi lập lại là : Nước Thiên Chúa đã đến gần. Dĩ nhiên là người Do Thái đang mong chờ nước này đến nhưng điều họ mong chờ chỉ là một sức mạnh thống trị chứ không giống như trong dụ ngôn : Nước trời trước tiên đến cách âm thầm và không ai thấy. Tuy nhiên những diễn biến tiếp theo sẽ giúp cho mọi người nhận ra.

5/ Đoạn 1, câu 23-24: Mặc dù bản văn có thuật lại việc người này chợt la lên. Nhưng rõ ràng là quỷ đã nói qua miệng lưỡi của người bị quỷ ám rằng: Chúng tôi và ông có mắc mớ gì? Hay là: Chúng tôi và ông có thể có điểm chung nào? Ý nghĩa cũng ngụ ý rằng: Tại sao ông lại ở đây? Đây là nước của chúng tôi mà, ông không nên ở đây!

6/ Ý nghĩa của một sự thật: Câu : Ông đến để tiêu diệt chúng tôi à? Đây có thể không phải là câu hỏi nhưng là lời khẳng định một sự thật. Trong tất cả mọi trường hợp ma quỷ dễ dàng nhận ra rằng: Sự hiện diện của Chúa Giê-su chỉ có thể mang một ý nghĩa duy nhất: Đó là sự hiện hữu của chúng sẽ bị đe dọa. Điều này cũng được nhấn mạnh rằng: Việc quỷ xưng là “chúng tôi” giống như tên quỷ này đang nói thay cho mọi giống quỷ khác bởi nó biết đây không phải là cuộc đương đầu giữa hai địch thủ. Nhưng đúng hơn cả đây là cuộc đối đầu giữa hai Vương quốc, giữa Thiên Chúa và Satan.

7/ Ở đây tên quỷ đã thừa nhận: Đức Giê-su là Đấng thánh của Thiên Chúa, điều này không có nghĩa là chúng tuyên xưng niềm tin hay muốn tôn kính danh Thánh Chúa. Nhưng là quỷ cố gắng muốn khống chế Người bằng việc dùng tên Đức Giê-su.

8/ Trong thế giới cổ đại, cái tên được xem như sự linh thánh, là yếu tính là căn cốt của một con người. Vì thế việc biết tên một người, cũng đồng nghĩa với việc có quyền trên người ấy. Theo lối suy nghĩ này, ma quỷ cố gắng có quyền trên Đức Giê-su bằng việc dùng tên của Người. Thế nhưng danh tính ấy lại chính là Đức Giê-su, con Thiên Chúa. Đấng có quyền trên mọi loài thọ tạo và chính quyền năng của Đấng ấy đã buộc chúng phải khai tên mình là “đạo binh” (Mc 5,9).

9/ Đoạn 1, câu 25: Chúa Giê-su quát mắng thần ô uế và không cho nó nói thêm. Hạn từ mà Chúa dùng ở đây  không nhẹ nhàng chút nào, tương tự như -> Câm mồm, khóa mõm, câm đi! Lại không êm tai chút nào! Nhưng có thể là chính xác. Rõ ràng là lời tuyên tín của nó vào lúc này lại không hợp chút nào. Bởi vì nơi đâu có Thiên Chúa ngự trị thì nơi đó ma quỷ phải im hơi lặng tiếng , không được lên tiếng /

10/ Đoạn 1, câu 26: Thần ô uế lay mạnh và la lên, đây là chuỗi hành động phản kháng của tên quỷ. Không biết tiếng thét là của quỷ hay của người bị quỷ ám và đã được mọi người nghe thấy. Dù sao thì tên quỷ cũng không được phép nói gì thêm vì nó đã bị Chúa Giê-su cấm nói .

11/ Đoạn 1, câu 27: Những người chứng kiến đều này càng sửng sốt kinh ngạc. Họ sững sờ vì lời giảng chứ không phải là do chứng kiến kết quả. Dĩ nhiên người thời đó cũng đôi lần chứng kiến việc trừ quỷ ( Mt 12,27  /   Cv 19,13).

12/ Việc trừ quỷ ngày xưa mang tính ma thuật, sử gia Gio-xe-phus có thuật lại một vụ trừ quỷ của Thầy Elada trước sự chứng kiến của tướng Vespasian. Ông thầy này xỏ chiếc vòng, tương truyền là của Vua Salamon, vào lỗ mũi của người bị quỷ ám có ý để dẫn dụ quỷ thoát ra bằng đường này. Khi ấy người bị quỷ ám chợt ngã vật ra, ông thầy ra lệnh cho quỷ không được ở trong người này nữa. Đang khi ấy thì ông mượn thế của Vua Salamon và luôn miệng đọc những câu thần chú mà ông đã thuộc lòng. Khi ấy Thầy Elada muốn thuyết phục và minh chứng cho mọi người thấy là ông có quyền, thì ông liền để một cái chậu hoặc một cái tô chứa đầy nước ở gần bên và truyền cho tên quỷ xuất ra, nhảy vào cái chậu đó. Làm thế để mọi người có thể thấy rằng tên quỷ đã xuất ra khỏi người kia.

13/ Riêng Đức Giê-su thì không làm như thế: Chúa chẳng dùng kỹ xảo cũng chẳng cần lâm râm đọc câu thần chú, cũng không vẽ bùa hay bắt ấn. Chúa chỉ dùng lời nói, nhưng những điều Chúa nói và làm thể hiện quyền lực tối thượng chẳng giống với bất cứ kiểu cách nào của ai /

14/ Chúa Giê-su thể hiện và thi hành quyền tối thượng của Thiên Chúa. Người ta bắt đầu tranh cãi, sau đó đi đến kết luận rất chính xác: Ông ấy đã ra lệnh cho các thần ô uế và chúng đã phải tuân lệnh.

15/ Trong bối cảnh câu chuyện chỉ có một tên quỷ, nhưng câu văn lại đặt chúng ở số nhiều. Ý muốn nói rằng: Điều đã xảy ra với tên quỷ này thì cũng xảy ra tương tự với những tên quỷ khác nếu khi Ngài chạm trán chúng .

16/ Một điều thật khó hiểu là: Cho dù họ chứng kiến biến cố này nhưng cũng không đủ để  người ta xác tín rằng: Nơi Đức Giê-su, triều đại Thiên Chúa đã đến gần và Dân thành Capharna-um được biết đến như những con người cứng lòng tin (Mt 11,23-24)

17/ Một số kẻ sống tại Yerusalem còn kết luận phi lý là : Đức Giê-su đã mượn thế quỷ vương để trừ quỷ (Mc 3,22-30).

18/ Đoạn 1, câu 28: Đám đông này kinh ngạc, sửng sờ, điều này không nói lên điều mà lòng họ vui mừng. Nhưng là từ sự hoảng sợ, kết quả là người ta bắt đầu bàn tán và đồn thổi ra khắp nơi. Bởi nếu đã là tin đồn về danh tiếng thì cũng chẳng cần loan ra. Bởi vì sau đó có nhiều kẻ đến với Chúa không phải để hoán cải và tin, Nhưng là để tranh luận hoặc mong nhận được phép lạ hoặc là tìm cớ để bắt Ngài /**

 

TÓM Ý

1. Bài Phúc Âm hôm nay, tác giả muốn đề cập đến điều gì ? Thánh Marco muốn đề cập đến thế giá và uy quyền của Chúa Giê-su.

2. Chúa Giê-su đã làm gì sau khi tuyển chọn 4 vị tông đồ ? Sau khi tuyển chọn được 4 vị tông đồ, Chúa bắt đầu ra đi truyền giáo.

3. Chúa Giê-su đã làm gì trong hội đường? Ngay sau khi tới Carphana-um, vào ngày hưu lễ tiếp theo đó, Chúa đã lợi dụng cơ hội này và hoạt động liền, Chúa Giê-su liền cắt nghĩa kinh thánh và dạy dỗ dân chúng nhiều điều.

4. Sinh hoạt trong hội đường như thế nào? Chương trình phụng vụ trong hội đường được chia làm 2 phần. Phần đầu người ta hát những bài chúc tụng Thiên Chúa. Phần hai người ta đọc sách luật và sách các tiên tri. Rồi ông trưởng hội đường sẽ mời một vị có thế giá để cắt nghĩa đoạn kinh thánh đó. Hôm nay Chúa Giê-su được mời.

5. Cách thế Chúa giảng dạy như thế nào? Người ta kinh ngạc về giáo huấn mới của Chúa. Người giảng dạy như Đấng có uy quyền chứ không khô khan như các luật sĩ. Chúa dùng thế giá của mình để giảng dạy, chứ không dựa vào thế giá của bất kỳ ai.

6. Các luật sĩ thường dựa vào thế giá của ai? Họ dựa vào thế giá của người xưa, còn Chúa Giê-su lại nói khác: Phần ta, ta bảo các ngươi.... (Mt 5,21)/ Các ông luật sĩ chỉ biết giải thích mà không hề dám thêm ý của mình vào, các ông bị gò bó vào hình thức của luật hơn là dùng luật để giải thoát cho con người.

7. Chúa tỏ uy quyền vào lúc nào? Chúa tỏ uy quyền trong lúc giảng dạy, mà còn tỏ uy quyền trong hành động. Chúa đã biểu lộ quyền năng ấy bằng các phép lạ chữa bệnh và đuổi thần ô uế , để chứng minh giáo lý của người dạy.

8. Thái độ của của ma quỷ thế nào khi gặp được Chúa? Thần ô uế đây là ma quỷ, chúng tru tréo khi gặp Chúa. Chúng tỏ ra khiếp đảm, khổ cực hoảng hốt. Vì Chúa đến để tiêu diệt quyền lực của bọn chúng và giải thoát con người khỏi quyền lực ấy. Chính vì thế nên ma quỷ kêu van như thầm xin với người hãy để mặc cho chúng tung hoành: “giữa chúng tôi và ông.../ Tôi biết ông là ai/ Là đấng thánh của Thiên Chúa. Đúng như trong Thánh Vịnh gọi Đấng Cứu Thế là  Đấng Thánh.

9. Lý do Chúa truyền cho ma quỷ “im đi “, tại sao? Ma quỷ xưng Chúa là Đấng Cứu chuộc loài người và đây chính là thời khắc thuận lợi, mà chúng muốn phá hỏng công việc của Chúa. Vì thế Chúa phải truyền cho quỷ im đi.

10.  Tại sao Chúa Giê-su lại bảo chúng im đi? Vì hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ chưa đúng lúc, và cũng vì quan niệm sai lầm của người Do Thái, nên Chúa Giê-su chưa muốn tỏ mình ra là Đấng Cứu Thế.

11.  Ma quỷ đã hành xử thế nào? Chúng dằn vặt, hét lên, là hành động chúng muốn phá hoại và thái độ sợ hãi khi đứng trước uy quyền của Chúa Giê-su.

12.  Tại sao chúng ta xuất ra khỏi người ấy? Đây là thái độ tuân phục trước uy quyền của Chúa, biểu lộ thời cứu độ đã đến.

13.  Tại sao dân chúng kinh ngạc? Dân chúng đã được nghe, được chứng kiến về giáo lý, lời giảng và việc Chúa Giê-su trừ quỷ. Họ nhận ra nhiều điều mới mẻ, lạ lùng nơi Chúa Giê-su. Vì những điều mới mẻ đó nên họ tin nhận Chúa là Đấng Cứu Thế. Vì thế nên danh tiếng của người được lan tràn khắp vùng xứ Galilê-a.

14.  Những trở ngại về phía chúng ta là gì? Dân chúng khi xưa rất kinh ngạc về giáo lý và uy quyền của Chúa Giê-su. Còn chúng ta hôm nay lại tỏ thái độ chán ngán lời Chúa hay là luôn dửng dưng với giáo lý của Ngài. Chúng ta cần nên xét lại : vì sao?

15.  Cách chúng ta đọc Lời Chúa ra sao? Chúng ta thường nghe và đọc Lời Chúa một cách vô ý thức, lơ là, xa lạ. Chúng ta vẫn coi thường những công trình Thiên Chúa sáng tạo trong vũ trụ và những việc Chúa chăm lo cho chúng ta hằng ngày mà không hề để ý và biết ơn .     **R

 

Giuse Luca/  Kinh Thánh Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 1257
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  1065
 Hôm qua:  7763
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11349555
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top