Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng CN II THƯỜNG NIÊN B (Giuse Luca)

CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN – B    

ĐỀ TÀI:   GIOAN GIỚI THIỆU CHÚA GIESUS CHO CÁC MÔN ĐỆ

TUNG HÔ TIN MỪNG:  Ga 1,41.17b

Halêluia. Halêluia. Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a, nghĩa là Đấng Ki-tô, ân sủng và sự thật thì nhờ Người mà có. Halêluia.

PHÚC ÂM:  Ga 1,35-42

“Các ông đã đến xem chỗ Đức Giê-su ở, và ở lại với Người.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an:

35 Hôm ấy, ông Gio-an đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. 36 Thấy Đức Giê-su đi ngang qua, ông lên tiếng nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa.” 37 Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su. 38 Đức Giê-su quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: “Các anh tìm gì thế ?” Họ đáp: “Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu ?” 39 Người bảo họ: “Đến mà xem.” Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười.

40 Ông An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô, là một trong hai người đã nghe ông Gio-an nói và đi theo Đức Giê-su. 41 Trước hết, ông gặp em mình là ông Si-môn và nói: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a” (nghĩa là Đấng Ki-tô). 42 Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giê-su. Đức Giê-su nhìn ông Si-môn và nói: “Anh là Si-môn, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha” (tức là Phê-rô).

       Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/ Hình ảnh con chiên trong Kinh Thánh như thế nào ?

2/ Câu chuyện ở trên Chúa quở trách hành động sai trái của vua Đavít ra sao ?

3/ Hình ảnh con chiên muốn ám chỉ ai ?

4/ Luật Moisen quy định về việc tế lễ như thế nào ?

5/ Kinh thánh mô tả con chiên như thế nào ?

6/ Hình ảnh con chiên trong sách Khải Huyền như thế nào ?

7/ Cuộc đời Kyto hữu có giống như con chiên không ?

8/ Tại sao kinh thánh phải dùng từ “Con Chiên”?

9/ Từ Chiên Thiên Chúa giúp người Do Thái nhớ lại điều gì ?  

10/ Chiên vượt qua ám chỉ điều gì ?

11/ Trước mỗi khi rước lễ, Linh Mục cũng nhắc nhở chúng ta về điều gì ?

12/ Nó còn nhắc chúng ta nhớ điều gì nữa ?

13/ Đức Ki-tô chết để ban cho chúng ta điều gì ?

14/ Bữa tiệc Chiên Thiên Chúa mang lại cho ta điều gì ?

15/ Con Chiên trong Kinh Thánh là biểu tượng của ai ?

16/ Chữ gánh tội là gì ?

17/ Tại sao Chúa nhận lấy kiếp con người ?

18/ Chúng ta phải sống sao để được gọi là con chiên ?

19/ Có mấy tiêu chuẩn để giới thiệu Chúa ?

20/ Tiêu chuẩn bản thân là gì ?

21/ Thế nào là giới thiệu theo kiểu chủ quan ?

22/ Giới thiệu Chúa bằng hình ảnh chung chung là gì ?

23/ Chúng ta cần phản biện ý này như thế nào?

24/ Nhờ vào đâu chúng ta có thể giới thiệu Chúa ?

25/ Tại sao giới thiệu lại là một món nợ ?

=> Xem trả lời câu hỏi ở phần ″TÓM Ý″

 

Bài 1: NHỜ ĐÂU TA BIẾT CHÚA

1/ Thủ tục giới thiệu: Giới thiệu là thủ tục đầu tiên trong bất cứ buổi hội họp, yến tiệc, chương trình hay cuộc gặp gỡ nào. Đây là một thủ tục bình thường để giúp mọi người quen biết nhau.

2/ Gioan tiền hô đã giới thiệu Chúa như thế nào? “Đây là Chiên Thiên Chúa” Gioan đã giới thiệu để hai môn đệ của ông biết Chúa Giê-su là ai / cũng để nói lên sứ mạng tiền hô của mình, đây là lời giới thiệu có mãnh lực thôi thúc hai môn đệ đi theo Chúa, đây cũng là một lời giới thiệu cách trung thực và xác đáng.

3/ Hiệu quả của việc gặp gỡ Chúa: Khi hai môn đệ của Gioan đến gặp Chúa, không biết Chúa Giê-su đã nói gì với họ, chỉ biết rằng sau khi tiếp xúc với Chúa và ra về , hai ông đã biểu lộ lòng tin, tin nhận Chúa Giesu là Đấng Messia, là Đấng Thiên Sai, là Đấng cứu thế. Lòng hai ông phấn khởi và quyết tâm đi theo Ngài vô điều kiện.

4/ Nhờ đâu các ông đã hoàn thành nhiệm vụ? Qua lời giới thiệu của Gioan tẩy giả, ông Anrê giới thiệu Phêrô, rồi cả 3 môn đệ đã giới thiệu Chúa cho các anh em khác biết Chúa. Rồi tất cả các Ngài giới thiệu Chúa cho muôn dân như lệnh truyền và sau cùng các ông đã hoàn thành nhiệm vụ cách tốt đẹp.

5/ Nhờ đâu chúng ta được biết Chúa? Chúng ta nhờ các vị thừa sai Paris giới thiệu Chúa cho tổ tiên chúng ta để rồi đến hôm nay chúng ta mới biết Chúa. Vì thế, bổn phận của chúng ta hôm nay là phải giới thiệu Chúa lại cho mọi người anh em tại quê hương nhà mình.

6/ Điều kiện để giới thiệu người khác: Muốn giới thiệu về ai, ta phải biết rõ về người đó. Nếu chúng ta biết sai, chúng ta sẽ giới thiệu sai, giới thiệu sai là xúc phạm đến người đó. Chúng ta muốn giới thiệu Chúa, chúng ta phải biết thật rõ về Chúa, đừng chỉ biết lơ tơ mơ, như thế chúng ta sẽ không thể mô tả cho đúng được.

7/ Chúng ta biết Chúa quá ít: Ngày xưa, lúc còn nhỏ chúng ta học giáo lý là học các câu vấn đáp, học cho thuộc lòng để xưng tội rước lễ, để chịu phép hôn phối, xong những việc đó rồi thôi. Từ đó trở đi không ai còn học thêm điều gì về đạo nữa. Với một số vốn ít ỏi , nghèo nàn như thế, đơn sơ như thế, nếu tính riêng bản thân chúng ta còn chưa đủ thì lấy đâu ra để dạy dỗ hay để truyền đạt lại cho người khác.

8/ Của Cêsar hãy trả về cho Cêsar: Chúng ta luôn rất quan tâm lo lắng cho phần xác : làm cho ra nhiều tiền, sắm nhà cao cửa rộng, xe đẹp, quần áo bảnh bao, mãi chạy theo nhu cầu của cuộc sống mà quên đi mất bổn phận của đời sống thiêng liêng. Chúng ta phải luôn cố gắng học hỏi, đào sâu giáo lý. Bồi dưỡng thêm kiến thức về đạo: Cây muốn cao thì rễ phải sâu, gió bão cũng khó mà xô ngã. Nếu rễ chỉ hời hợt trên mặt đất thì một cơn gió nhẹ, một cơn cám dỗ tầm thường, chúng ta cũng sẽ dễ dàng ngã đổ.

9/ Các tông đồ ngày xưa là những hạng người nào? Đa số trong họ là dân chài lưới, ít học, nhưng vì họ có lòng tin vững mạnh nên họ đã trở nên những vị Đại Thánh, xứng đáng là bậc thầy để dạy dỗ chúng ta về Đức tin.

10/ Chúng ta thường lo ngại điều gì? Ai cũng nghĩ rằng: Mình thấp kém, yếu hèn nhưng không phải ai học cao hiểu rộng cũng đều có thể làm những việc lớn trong đạo . Nhưng tất cả mọi người đều có thể biến những việc nho nhỏ thành những việc thiện. Vì những việc hy sinh nho nhỏ luôn ở cạnh chúng ta. Không phải ai cũng có thể nên thánh ở đời này, nhưng mọi người đều có thể trở nên người lành, người tốt , nếu biết cố gắng.

11/ Cách sống thánh của Têrêxa nhỏ: Ngài đã làm những việc bình thường trong một tâm tình hết sức phi thường, Với những việc làm thường ngày nhạt nhẽo, nhàm chán, cay đắng buồn phiền. Nhưng chúng ta cứ làm thật tốt, làm vì lòng yêu mến Chúa, để mong góp phần vào việc xây dựng Giáo Hội, xây dựng Nước Chúa / thì những việc ấy sẽ có giá trị rất lớn lao.

12/ Tài sản thiêng liêng quí giá: Hãy cố gắng làm nhiều việc tốt cho tha nhân , cho đời, vì nó sẽ tồn tại mãi mãi. Đừng quá cố công thu góp của cải vật chất cho mình vì nó chẳng tồn tại ở kiếp sau đâu! Bởi vì ai chỉ chăm lo cho đời sống vật chất ở đời này , thì rõ ràng là họ đã chết trước khi tắt thở.

13/ Vì sao Hai môn đệ của Gioan muốn bỏ ông mà đi theo Chúa Giê-su? Trong bài Tin Mừng, khi Chúa Giê-su để ý thấy hai người môn đệ của Gioan TG đi theo Ngài, Ngài bèn quay lại hỏi họ: Các ngươi đi tìm gì? Họ trả lời: Thưa thầy! Thầy ở đâu? Họ đang là môn đệ của Gioan, lại muốn bỏ Gioan mà đi theo Chúa Giê-su, để tìm cái hơn, cũng giống như chúng ta , họ cũng muốn có một đời sống mới đầy đủ hơn, Nhưng lại khác chúng ta, chúng ta chỉ đi kiếm đời sống vật chất cao hơn, còn Anrê và Phêrô lại đi tìm một đời sống tinh thần cao hơn. Họ muốn có một đời sống đích thực vì chính Gioan, người thầy của họ đã chỉ cho họ thấy khi Chúa Giê-su khi Ngài đi ngang qua : Đây là Chiên Thiên Chúa / nên sau khi tiếp xúc, họ bỏ Gioan tẩy giả mà đi theo Chúa Giê-su.

14/ Thứ chúng ta đang cần, chúng ta sẽ tìm được ở đâu? Tất cả chúng ta khi được sinh ra, ai cũng có những ước muốn tự nhiên và lòng khao khát đi tìm hạnh phúc và sự sung mãn. Tin Mừng hôm nay có ý dạy chúng ta rằng: Cái thứ mà chúng ta đang ước muốn, đang đi tìm, đang chờ mong, đang hy vọng đạt được bằng mọi giá , ở bất cứ thời đại hay thế hệ nào. Ta chỉ có thể tìm thấy đầy đủ những thứ đó ở nơi Chúa Kitô / khi xưa Chúa Giê-su đã mời 2 môn đệ : Hãy đến mà xem, Ngài cũng mời chúng ta không chỉ đến xem mà thôi / nhưng còn ở lại với Chúa, để trở nên môn đệ của Chúa như vậy .**R

 

Bài 2: NÓI VỚI NGƯỜI KHÁC VỀ CHÚA

1/ Có mấy tiêu chuẩn để giới thiệu Chúa Giê-su ?  Có 3 tiêu chuẩn : a) Bằng kinh nghiệm sống của bản thân / b) Bằng chính tình yêu Đức Kitô / c) Nhờ vào quyền năng Chúa Thánh Thần.

2/ Tiêu chuẩn nào quan trọng nhất? Con người thời đại hôm nay không thích nghe những lời dạy bằng lý thuyết suông, nhưng chỉ thích nghe từ miệng các chứng nhân  / nếu chúng ta chỉ giới thiệu Đức Kitô như một học thuyết, thì cho dù diễn giả có nắm vững, có say mê thế nào đi nữa, thì Đức Kitô cũng chỉ là một lý tưởng, một mớ giáo lý còn rất xa lạ vì nó chưa đụng chạm thiết thực với đời sống con người / Hay nói rõ hơn, nếu chỉ giới thiệu Đức Kitô như một hệ thống tín điều, thì cho dù có xác tín đến đâu, thì Đức Kitô vẫn còn rất xa vời , nên chưa thể là một nhu cầu thiết thực cho cuộc sống.

3/ Tiêu chuẩn hàng đầu cho việc giới thiệu là gì? Khi muốn giới thiệu Đức Kitô như là Đấng mà mình đã từng tiếp cận, từng gặp gỡ, từng kết thân / chúng ta phải chứng tỏ như mình đang sống trong Chúa , đúng theo kiểu nói của Thánh Phaolô: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống, mà chính Chúa Kitô đang sống trong tôi” / Đây cũng là điều kiện để ta giới thiệu Chúa cho kẻ khác / Với kinh nghiệm bản thân, nếu ta có đủ khả năng tin, thì ta mới có đủ khả năng để giới thiệu / Gioan Tẩy Giả trong Tin Mừng cũng thế, ông đã thấy, đã hiểu và đã tin nên mới dám giới thiệu: “Tôi đã thấy và tôi xin làm chứng”.

4/ Thế nào là giới thiệu Chúa cách chủ quan ? Chúng ta thường giới thiệu Chúa Kitô không đúng như hình ảnh của Người, nhưng lại giới thiệu Người như hình ảnh mà chính ta tưởng nghĩ / Chúng ta cần tránh rơi vào thái cực này / Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Thiên Chúa, nhưng xem ra con người thích nắn đúc một Thiên Chúa theo như ý mình nghĩ / đó là giống hình ảnh của con người / Chúng ta thấy câu chuyện người Do Thái năm xưa sau khi vừa mới rời khỏi đất Ai Cập, họ đã lấy hình ảnh con bò vàng để làm tượng phải thờ và đây được xem như một kinh nghiệm quá đau xót .

5/ Thế nào là giới thiệu Chúa bằng một hình ảnh chung chung?  Nếu chúng ta giới thiệu một Đức Kitô không minh bạch, không đúng, không xác đáng / chúng ta có nguy cơ đơn giản hóa, hoặc đánh đồng, coi Kitô giáo cũng chỉ là một trong nhiều tôn giáo ngang hàng, và Đức Kitô không còn được coi là Đấng Cứu Độ  duy nhất   nữa.

6/ Chúng ta có cần mổ xẻ câu hỏi này thật rõ ràng? Cũng có khi chúng ta có dịp đến thăm một người tân tòng mà truyền thống trong gia đình đang tôn thờ đủ thứ đạo: cha mẹ thì theo Phật giáo, con trai thì theo Tin lành, con gái nhập vào Công giáo, còn cậu con trai lại là đối tượng đảng nên chẳng theo đạo nào / Bà mẹ trong gia đình nói trống như để phân bua: “Ôi đạo nào cũng tốt, đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành” chính trong lối suy nghĩ đơn giản của bà mẹ này mà Đức Kitô, dù Ngài là Đấng cứu độ, cũng ngồi chung chiếu như những vị thánh hiền chỉ cổ võ một chút đạo đức nhân sinh mà thôi ! Nhưng nếu tư duy cho kỹ, chúng ta thấy mọi thứ đều khác hẳn !

7/ Chúng ta cần phải giới thiệu Đức Kitô như thế nào? Khi giới thiệu về Đức Kitô, chúng ta phải trình bày cho mọi người thấy :Ngài là Thiên Chúa cứu rỗi nhân loại, là Đấng cứu độ trần gian, là Đấng từ trời xuống để đem ơn giải thoát đến cho tất cả mọi người và muốn cho từng người đạt tới  / Nét độc đáo của Kitô giáo chính là đây và sở dĩ Đức Kitô kết thân với con người bởi vì Ngài là Đấng Cứu Thế.

8/ Gioan Tẩy giả đã dứt khoát giới thiệu Chúa như thế nào  ?                                                          Ông đã dứt khoát đưa ra một hình ảnh cho dân chúng thấy Ngài là Đấng Cứu Độ: “Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian”.

9/ Giới thiệu nhờ vào quyền năng Chúa Thánh Thần: Giới thiệu Chúa Giê-su là một công việc rất lâu dài, thậm chí là công việc của một đời người / phải đầu tư để học cho biết, học hiểu, học tập, học hành, học qua học lại, học tới học lui /nghĩa là phải nỗ lực, phải vận dụng hết công suất, hết khả năng Chúa ban để chu toàn ý nghĩa của cuộc đời mình / Ngày nào còn làm một Kitô hữu, ngày đó còn phải gắn bó với việc giới thiệu Đức Kitô cho người khác / đó là yếu tố căn cơ của một con người Kyto hữu .

10/ Giới thiệu là một công trình và được coi như một sứ vụ truyền giáo thuộc về lẽ công bình / Ai đã nhận được lẽ sống từ nơi Đức Kitô thì cũng phải canh cánh bên lòng một sứ mạng đòi buộc phải giới thiệu sự sống ấy cho những người mà mình sẽ gặp gỡ sau này trong suốt cuộc đời / Số vốn Chúa ban không thể bị chôn chặt nơi lòng đất, nhưng phải nảy mầm, lên lá nên hoa và trổ sinh hoa trái.

11/ Giới thiệu Đức Kitô được xem như một cuộc hiến thân, làm chứng, đón nhận hy sinh/ chấp nhận thiệt thòi, quên mình, thao thức miệt mài / Không chuộng sự dễ dàng, sự dễ dãi, sự dễ chịu / vì thế nên công trình này tự sức mình không ai làm nỗi ngoài ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần / Cho nên Chúa Thánh Thần luôn đóng vai trò chủ động trong công trình lớn lao này / còn con người , dẫu  có cố hết lòng hết sức, thì cũng chỉ là dụng cụ phụ, để góp phần, góp sức cùng Chúa Thánh Linh ! **R

 

Bài 3: TÔI ĐÃ GẶP CHÚA

1/ Gioan Tẩy Giả đang đứng với 2 môn đệ là Anrê và Gioan, khi thấy Đức Giêsu đi ngang qua, ông nói với 2 môn đệ: “Đây là chiên Thiên Chúa” / Hai ông đã xin phép Gioan TG để đi theo Chúa  / Trong mấy giờ đồng hồ chuyện trò với Đức Giêsu, hai môn đệ đã biểu lộ lòng tin: Tin Chúa là Đấng Messia, lòng hai ông đầy phấn khởi, họ quyết tâm theo Chúa vô điều kiện.

2/ Sáng hôm sau Anrê dẫn theo em mình là Simon để cả hai cùng xin làm môn đệ của Chúa / Chúa đã đổi tên cho Simon thành là Phêrô / Chúng ta nên biết: người dám đổi tên kẻ khác chứng tỏ mình là kẻ có quyền / người được đổi tên sắp được giao cho một nhiệm vụ quan trọng / Phêrô là tảng đá, là nền móng mà Chúa Giêsu sẽ cho xây dựng Giáo hội sau này!

3/ Anrê và Gioan TĐ đã gặp Chúa và tin Chúa, Anrê dẫn theo em mình và cả ba người đã tin Chúa Giêsu là Đấng Messia, là Đấng cứu thế nên cả ba ông cùng quyết tâm theo Ngài!

4/ Đấng Messia đã xuất hiện hơn 2000 năm / Ai trong chúng ta cũng đã được rửa tội “nhân Danh Ngài” / Mỗi người trong chúng ta đều đã biết Chúa mấy chục năm / Thế nhưng mấy ai trong chúng ta đã phấn khởi kêu lên: Tôi đã gặp được Đấng Messia?

5/ Ai cũng xưng mình là đạo gốc, nhưng chỉ dám xưng Chúa thầm thầm trong lòng, chưa dám nói ra, hoặc có nói ra cũng chỉ là đầu môi chót lưỡi / chưa ai dám thật sự tuyên xưng! Chỉ dám tiếp xúc với Chúa cách hời hợt , bất đắc dĩ !

6/ Chúng ta chỉ đến gặp Chúa cách hời hợt trong những lúc cầu nguyện riêng tư hay ở cộng đoàn / hay chỉ những lúc lãnh nhận Bí tích Thánh Thể, chỉ theo thói quen mà chẳng có chút lòng mến nào cả !

7/ Ai đã thật sự được gặp Chúa / Ai đã thật sự tìm hiểu và khám phá ra Chúa? Ai đã xác tín về Chúa trong mọi lúc , ở mọi nơi?

8/ Vì lòng tin của chúng ta hời hợt, dễ bị chao đảo vì những khó khăn thử thách / Thế thì làm sao chúng ta có thể giới thiệu Chúa cho kẻ khác như Gioan TĐ, hay như Anrê ?

9/ Chúng ta luôn cảm thấy mình còn non yếu về đức tin, chỉ tạm đủ cho mình xài mà không đủ để cho mình truyền đạt lại cho kẻ khác, vì vốn liếng về đạo của mình còn quá ít ! Hãy cố gắng tìm hiểu và học hỏi thêm.

10/ Nói như thế không phải để chúng ta bi quan hay mặc cảm, nhưng để chúng ta cố gắng thêm / Vì giới thiệu Chúa cho người khác là truyền giáo, là loan truyền chân lý của Chúa cho anh em / Hoặc là truyền sự sống của Chúa mà chúng ta đang có cho anh em, như cành nho này chuyển nhựa sống cho cành nho khác !

11/ “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo” / Truyền giáo tốt nhất là sống gương sáng / Chính nếp sống ngay thẳng, bác ái, gương mẫu, thành thật , sẽ ảnh hưởng rất nhiều so với các bài giảng.

12/ Chuyện kể : Một hôm, trên đường trở về nhà xứ, một linh mục kia đang cầm lòng cầm trí đọc kinh / Lúc đó cũng có hai thanh niên kia cùng về chung đường / Họ đi trước cách vị linh mục này một đoạn khá xa / Họ gặp một hành khất ngồi bên đường, giơ tay xin họ / Một người cho anh ta ít tiền lẻ, còn anh kia nảy ra một ý tưởng, anh này bèn nói với người bạn: Ông cha hồi nãy thế nào cũng đi qua đây, tôi cá là ông ta chẳng bố thí cho người ăn mày đâu, chúng ta thử rình xem, và họ chui vào bụi cây gần đó. Ít phút sau vị linh mục kia cũng đi tới / Ngài đứng lại nhìn người ăn mày, đưa hai tay ra lục hết túi trên lẫn túi dưới, rồi nói với người ăn mày: “Ông bạn đáng thương ơi, tôi rất tiếc vì chẳng có đồng nào giúp ông” / Hai thanh niên nghe thế thì khúc khích cười: “Anh thấy chưa tôi nói đâu có sai”? / Người ăn mày lại tiếp tục nài xin / Vị linh mục nhìn người ăn mày rồi bảo anh ta: “Ông đợi tôi một chút” / Vị linh mục nhìn trước ngó sau rồi chui vào một lùm cây gần đó, loay hoay một hồi rồi bước ra / Một tay cầm cái áo đã cuộn tròn lại, Ngài đưa cho người ăn mày và ân cần nói: “Đây ông bạn cầm đỡ, tuy nó cũ và tôi đang mặc dở, nhưng nó cũng giúp ích được phần nào cho ông bạn / Nhớ về đừng kể cho ai nghe nhé! Thôi, tôi đi dây! Hôm sau có hai người khách lạ bấm chuông nhà xứ rất sớm và xin xưng tội / Vị linh mục nhận ngồi tòa giải tội ngay / Tất cả đầu đuôi câu chuyện được hai thanh niên này thuật lại, lòng hối hận và rất chân thành ăn năn / Vị linh mục ngẩn ngơ thốt lên: “Ôi Chúa nhân lành, chỉ với một chiếc áo sơ-mi cũ mà Ngài đã đem về cho con những hai linh hồn! Tạ ơn Chúa!”

13/ Gương sáng nếu là việc bác ái sẽ có sức thu hút rất lớn, chúng ta muốn nói gì cũng được nhưng nếu chúng ta sống đúng như lời mình nói, vì nó thể hiện điều chúng ta đang tin, thì sẽ có kết quả thật bất ngờ.

14/ Lạy chúa, xin cho chúng con gặp được Chúa trong anh em của chúng con. Amen  **R

 

Bài 4: ĐIỀU KIỆN ĐỂ GIỚI THIỆU

1/ Muốn giới thiệu Chúa cho người khác, điều kiện là chúng ta phải hiểu rõ về Chúa / Muốn hiểu rõ về Chúa, chúng ta phải luôn cố gắng học hỏi, năng suy gẫm về Chúa, lòng ta yêu ai thì ta nhớ kẻ ấy nhiều!

2/ Lòng có đầy thì miệng mới nói ra, chúng ta có quá ít lấy đâu ra để cho kẻ khác? Chúng ta luôn đầu tư cho mọi vấn đề khác, nhưng việc quan trọng nhất cho phần rỗi đời đời thì chúng ta thường lơ là / Chúng ta chỉ quan tâm đến những thứ thực dụng, những nhu cầu phần xác mà bỏ qua, mà quên đi, mà xem nhẹ những thứ cần thiết cho phần linh hồn!

Chuyện kể:

3/ Có một ông cụ ngoài 70 tuổi, được đưa vào cấp cứu ở một bệnh viện lớn trong thành phố / Ông đang trải qua tình trạng suy tim, khó thở và bệnh thấp khớp ở thời kỳ cuối / Sau khi được bác sĩ chích thuốc trợ tim, và dùng thuốc giảm đau, ông đã tỉnh táo hơn / Bấy giờ một cô y tá đến hỏi ông vài câu để điền và phiếu nhập viện. Khi cô y tá hỏi: ông quý trọng và thích tôn giáo nào nhất? Tức thì vẻ mặt ông vui lên rạng rỡ / Ông tâm sự với cô y tá: Đã lâu lắm rồi tôi cứ ước mong có ai hỏi tôi về tôn giáo, mãi đến hôm nay mới có người hỏi tôi câu này / Thật ra từ nhỏ đến lớn tôi chưa chính thức theo đạo nào cả / Còn bây giờ tôi muốn theo đạo Công giáo.

4/ Lý do: Cách đây gần 10 năm / Khi tôi còn khỏe mạnh, cử động và đi đứng bình thường, mỗi sáng sớm tôi đều chạy ra công viên gần nhà để tập dưỡng sinh / Tại đó tôi có quen một ông bạn người Công giáo / Hai chúng tôi thường ngồi lại nói chuyện về vấn đề thời sự, trong đó có vấn đề Tôn giáo! Nhờ vậy tôi có hiểu biết chút ít về đạo Công giáo và tự nhiên tôi muốn theo đạo này / Tuy nhiên sau đó tôi đã gặp phải một vài trở ngại từ phía gia đình, nên  lúc đó tôi chưa thể làm theo ý muốn của mình được! Đàng khác tôi cũng ngại không muốn bày tỏ ý muốn của mình với ông bạn của tôi / Thời gian sau ông ta đi xuất cảnh nên tôi không còn liên lạc được, từ đó tôi luôn để tâm tìm kiếm một người nào khác để giúp đỡ / Sau đó dù đã gặp được khá nhiều người Công giáo / Nhưng tôi chẳng tìm được ai sẳn sàng nói về đạo cho tôi nghe như ông bạn cũ của tôi! Do đó hôm nay khi nghe cô hỏi về tôn giáo nên tôi rất vui / Bây giờ ước nguyện duy nhất của tôi là sớm gặp được một linh mục để được chịu phép rửa tội!

5/ Một điều chúng ta cần chú ý ở đây là: Tại sao nhiều người Công giáo trong câu chuyện kể trên đây lại không nhiệt tình trao đổi về đạo giáo với ông cụ?

6/ Giả như có một người ngoại giáo thắc mắc về đạo, muốn hỏi chúng ta thì chúng ta sẽ làm gì? Mỗi người chúng ta hãy tự vấn lương tâm.

7/ Phải chăng chúng ta sợ không dám nói về đạo cho người khác nghe.

8/ Tại sao chúng ta lại sợ?

9/ Hay là chúng ta mặc cảm và ngại nói về đạo vì Đức tin chúng ta còn non yếu, vì giáo lý của mình còn hiểu chưa rõ ràng, Kinh Thánh của mình còn mù mờ.

10/ Vốn liếng hiểu biết của mình chỉ đủ xài cho chính mình chứ chưa có khả năng truyền thụ kiến thức ấy cho kẻ khác.

11/ Nói như thế không phải để trách móc, nhưng để chúng ta tự vấn lại lương tâm của mình: Giới thiệc Chúa cũng có nhiều cách, có người thì dùng sách vở, có người thì dùng các bài giảng / Có người thì dùng lời cầu nguyện / Có người thì dùng chính đời sống gương sáng của mình!

12/ Chúng ta hãy ghi nhớ câu nói của ông Găng-đi, thủ tướng Ấn Độ: “Hãy suy nghĩ về bí quyết của Hoa Hồng vì ai cũng đều yêu thích chúng / Ngoài vẻ đẹp và màu sắc sặc sỡ, Hoa Hồng còn có một mùi thơm thoang thoảng đặc trưng đầy khiêu gợi và quý phái. Đó là sự kỳ diệu của chúng”.

13/ Nếu muốn người dân Ấn Độ theo đạo Chúa, hãy hành động như Mẹ Thánh Terexa Calcutta đã làm / và việc làm của Mẹ đã gây ra một hiệu quả tuyệt vời!

14/ Hương thơm đầy quyến rũ của đạo Chúa là những việc từ thiện, là sống bác ái yêu thương, quên mình, phục vụ mọi người với tấm lòng nhân hậu.

15/ Hãy gieo yêu thương để gặt hái yêu thương, đó là điều tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể làm cho thế giới và cho chính Chúa!  **R

 

TÓM Ý

1/ Hình ảnh con chiên trong Kinh Thánh như thế nào ? Trong sách Samuel quyển thứ 2 / tiên tri Nathan có kể cho vua Đavít nghe câu chuyện về anh nhà giàu bắt con chiên duy nhất của anh nhà nghèo để làm thịt đãi khách / trong khi anh nhà giàu lại có quá nhiều chiên /

2/ Câu chuyện ở trên Chúa quở trách hành động sai trái của vua Đavít ra sao ?

3/ Hình ảnh con chiên muốn ám chỉ ai ? ở đây dùng để ám chỉ về Chúa Giê-su / trong tâm trí của Gioan Tiền Hô luôn có hình ảnh về con chiên này khi ông giới thiệu về Đức Ki-tô: “Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian”.

4/ Luật Moisen quy định về việc tế lễ như thế nào ? Mỗi ngày phải hiến tế cho Thiên Chúa 2 con chiên / một con vào buổi sáng, một con vào buổi chiều/ một đôi chiên không tì ố, một tuổi/ máu chiên đổ ra để tẩy xóa tội lỗi cho dân chúng

5/ Kinh thánh mô tả con chiên như thế nào ? Hình ảnh con chiên thời các tiên tri, Isaia mô tả : Ngài như con chiên bị đem tới lò sát sinh mà không thốt lên một lời/ tiên tri Giêrêmia thì nói:  tôi giống như con chiên bị đem đi giết và tôi không hề biết họ đang trù tính điều độc ác gì /

6/ Hình ảnh con chiên trong sách Khải Huyền như thế nào ? con chiên chịu đau khổ, nhưng con chiên cũng được hưởng vinh quang, danh dự và lời tán tụng /

7/ Cuộc đời Kyto hữu có giống như con chiên không ? Cuộc đời con chiên chịu sát tế cũng là cuộc đời người Ki-tô hữu ,nếu chúng ta muốn được Thiên Chúa chúc phúc.

8/ Tại sao kinh thánh phải dùng từ “Con Chiên”? Chúng ta cũng có thể dùng những từ khác nghe hay hơn để thay thế từ: Chiên Thiên Chúa, ví dụ: Chúa của các Ngươi/ đây là Đấng cứu độ/ hoặc đây là Đức Ki-tô/ nhưng chỉ có từ: Chiên Thiên Chúa nghe rõ ràng, dễ hiểu và đúng sứ vụ nhất/

9/ Từ Chiên Thiên Chúa giúp người Do Thái nhớ lại điều gì ? nhờ máu con chiên đã đổ ra, giúp họ thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập, mang đến cho họ đời sống sung túc, tự do, hạnh phúc nơi miền đất hứa /

10/ Chiên vượt qua ám chỉ điều gì ? Mỗi năm vào dịp này nhắc họ nhớ lại bữa ăn tối vượt qua với thịt chiên và rau đắng => ám chỉ sự đắng cay chua xót của kiếp nô lệ đã qua rồi /

11/ Trước mỗi khi rước lễ, Linh Mục cũng nhắc nhở chúng ta về điều gì ? về việc con chiên bị sát tế và mời gọi chúng ta suy niệm việc Chúa ngự đến như là Thiên Chúa, Đấng cứu độ trần gian/ Đức Ki-tô chết đi và Ngài sẽ sống lại vinh quang /

12/ Nó còn nhắc chúng ta nhớ điều gì nữa ? Các tổ phụ của chúng ta được giải thoát khỏi ách nô lệ/ thì chúng ta cũng được giải thoát khỏi xiềng xích tội lỗi/ Chúa cứu độ trần gian cũng là để ban cho chúng ta sự tự do.

13/ Đức Ki-tô chết để ban cho chúng ta điều gì ? Ban cho ta đời sống mới, Ngài đã tiêu diệt sự chết nơi chúng ta, sau đó Ngài sống lại để phục hồi sự sống cho chúng ta.

14/ Bữa tiệc Chiên Thiên Chúa mang lại cho ta điều gì ? là bữa tiệc mà người Ki-tô hữu nhận được số phận đời đời và được trở nên Chiên Thiên Chúa.

15/ Con Chiên trong Kinh Thánh là biểu tượng của ai ? Của người hiền lành, đạo đức/ nhất là trong ngày phán xét, ai cũng muốn mình trở thành con Chiên đứng ở bên tay hữu Chúa /

16/ Chữ gánh tội là gì ? Chữ “xóa tội” không đầy đủ nghĩa/ nhưng phải nói là “gánh tội” mới đủ ý nghĩa/ là nhận tội kẻ khác vào mình, là vác lấy hình phạt/ vì Chúa Giê-su là Đấng nhập cuộc chứ không phải là kẻ đứng ngoài cuộc /

17/ Tại sao Chúa nhận lấy kiếp con người ? Chúa bị xếp đồng hàng cùng kẻ có tội/ đồng bàn với người tội lỗi/ bị xử như một tội nhân/ bị chết như một tội phạm/ Chúa gánh lấy tội của ta, để ta được tha thứ/ Chúa hạ mình xuống để ta được nâng lên/ Ngài trở nên nghèo để ta được giàu có, Ngài chịu làm con của loài người để ta được làm con Thiên Chúa, Ngài chịu yếu đuối để ta được mạnh mẽ/ Ngài chịu nhục để ta được vinh quang/ Ngài chịu cảnh nô lệ để ta được tự do/ Ngài chịu chết để ta được sống/ Danh hiệu Chiên Thiên Chúa như lời cầu chúc : mong sao chúng ta được xếp  vào loại chiên này trong ngày chịu phán xét /

18/ Chúng ta phải sống sao để được gọi là con chiên ? Nếu là con chiên, chúng ta phải sống hiền lành, đạo đức, khiêm tốn, vâng phục/ con chiên ngoan đạo phải sống như Chúa, cầu nguyện như Chúa, làm việc như Chúa/ phải sống kết hợp với Chúa qua các bí tích Thánh Thể/ và kết hiệp với mẹ Maria qua chuỗi mân côi.

19/ Có mấy tiêu chuẩn để giới thiệu Chúa ? Có 3  tiêu chuẩn : a) Bằng kinh nghiệm sống đạo bản thân, b) Bằng chính Lời Đức Kitô, c) Nhờ quyền năng của ơn Chúa Thánh Thần/

20/ Tiêu chuẩn bản thân là gì ? Không ai tin người nói suông, nhưng họ cần nhìn thấy việc làm/ chúng ta phải chứng tỏ như là người đã từng tiếp cận, từng gặp gỡ, từng kết thân với Ngài/ và phải chứng tỏ mình đang có Chúa trong lòng, như Thánh Phaolô đã quả quyết: Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà chính Chúa Kitô sống trong tôi! Chúng ta phải dám làm chứng cho Chúa như Gioan đã làm /

21/ Thế nào là giới thiệu theo kiểu chủ quan ? Đừng giới thiệu Chúa cách chủ quan, là vẽ Chúa theo ý mình muốn, như dân Do Thái ngày xưa đúc Bò vàng mà thờ, rồi bảo đó là Thiên Chúa của họ / thời đại hôm nay con người đang thờ chính mình, họ đang thờ cái bụng của họ /

22/ Giới thiệu Chúa bằng hình ảnh chung chung là gì ? Nhiều người cho rằng đạo nào cũng tốt, lập luận như thế có nghĩa là: Chúa Giê-su không phải là Đấng cứu độ duy nhất nữa / bởi vì những vị đạo sĩ, những Thánh hiền kia không thể cứu ai cả, họ chỉ cổ võ cho một lối sống đạo đức theo đường lối bản năng nhân sinh / còn Đức Ki-tô  mới chính là Đấng cứu độ/

23/ Chúng ta cần phản biện ý này như thế nào? khi trình bày cho một gia đình tân tòng mà trong đó mỗi người  theo mỗi đạo khác nhau và cho rằng đạo nào cũng tốt /

24/ Nhờ vào đâu chúng ta có thể giới thiệu Chúa ? Nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, chúng ta mới có thể miệt mài làm công việc giới thiệu Chúa/ Muốn giới thiệu, phải biết rành, muốn rành phải học mãi/ phải thực tập mãi/

25/ Tại sao giới thiệu lại là một món nợ ? Giới thiệu là một món nợ vay cần phải trả, ngày nào còn là Kitô hữu, ta còn phải giới thiệu Chúa.  Giới thiệu như một cách dấn thân, làm chứng, nhưng nếu sức mình không làm nổi, cần phải xin ơn trợ giúp và cộng tác với ơn của Chúa Thánh Thần. **R

 

Giuse Luca/ Kinh Thánh Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 1483
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  8
 Hôm nay:  2198
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11407607
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top