Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Phần 2(Bài 5): Đức Ái Không Quá Mê Của Cải Và Danh Giá

(+)“Đức ái không tìm những gì riêng tư mình” (I.Cor.13,5)

1. – ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ NÓI CHUNG HAI THỨ ĐAM MÊ.

Đây không có ý nói đến tính ham mê danh giá là con của nết kiêu ngạo, cũng không có ý bàn rộng về lòng yêu của đời; nhưng chỉ để ý nói hai thứ đam mê đó, nó làm tổn hại đức bác ái làm sao.

 Đề tài ma quỉ đem ra cám dỗ Chúa là của đời và hư danh:

a) “Quỉ chỉ cho Chúa thấy các nước thế gian, và vinh hiển của đời”. Nó dám dõng dạt tuyên bố: “Ta sẽ cho ông tất cả các nước đó, nếu ông chịu cúi mình thờ lạy ta” – Mt.4,8).

Ham của đời quá làm hư hỏng con người, xem gương Juda Iscariot thì rõ. Nhiều người về mọi phương diện khác, kể ra tạm được; nhưng chạm đến lý tài, y như kỳ là bê bối.

b) Quỉ muốn cám dỗ Chúa phô danh: “Nếu ông là Con Đức Chúa Trời, cứ gieo mình xuống”. Nó tưởng xúi thế, Chúa sẽ ưng đứng phía cao nóc đền thờ, gieo mình xuống để cả dân chúng nô nức khen ngợi, đâu Chúa có mắc mưu Mt.4,6)

Nói chung hư danh là bẫy bắt được rất nhiều người. Thánh Âu-cơ-tinh ghi nhận: “Biết bao nhiêu người bị danh giá làm cơ hội cho họ hư hỏng”).

2. – KHÁI LUẬN VỀ CỦA PHÙ VÂN, HẠI ĐỨC BÁC ÁI.

Thánh Phaolô dặn môn đệ Timothê-ô: “Thầy phó tế đừng ham trục lợi” (I.Tim.3,8)

Lúc quỉ cám dỗ, Chúa dùng thuẫn che là lời Kinh Thánh: “Người đừng thử phép Thiên Chúa”; rồi Ngài nhắc lại Đệ Nhị Luật: Người phải thờ lạy Thiên Chúa là Chúa ngươi và làm tôi một mình Người (Deut.6,13). “Người phải thờ lạy Thiên Chúa là Chúa người và là làm tôi một mình Người”.

Nhưng xét tỷ lệ các vụ kiện đến tòa án, một số khá lớn vì tranh giành của cải, có khi làm anh em ruột thịt mất tình thương yêu nhau.

Giả sử như tất cả người đời được tính hiếu hòa như hai ông ẩn tu trên rừng, đẹp biết mấy! Số là hai thầy thấy người đời tranh giành của cải mãi, mới nảy ra ý tưởng ta thử tranh nhau một phen xem sao. Vậy ở cửa hang có hòn đá nhẵn, thầy nọ nói hòn đá này của tôi, thầy kia đáp lại, nếu là của thầy, thì thầy lấy, tôi thôi. Thành ra ý định tranh cãi bất thành.

Chẳng bù với tên cướp biển, bị bắt điệu đến trước Hoàng đế, y ngạo nghễ nói: Tôi với chiếc thuyền nhỏ đoạt của người, họ gọi tôi là thằng ăn cướp, còn Đức Hoàng Thượng, với đoàn tàu lớn, tung hoành trên mặt bể, chiếm đoạn của người, được tung hô là Hoàng đế.

Thánh Ambrosiô (trước làm tổng trấn, sau làm Giám mục thành Milan) viết : “Còn gì cao quý hơn con người không để cho vàng bạc lay chuyển được lòng mình, họ khinh tiền tài và dường như họ đứng trên vòm cao, khinh thị các ham mê nhân loại”.

3. – KHÁI NIỆM HAM HƯ DANH QUÁ ĐÁNG.

a) Thánh Thoma phân tách ba khía cạnh:

1) Ham danh vọng không phải chỗ, không đúng mức, không đích đáng;

2) Ham danh giá có đích đáng thực, nhưng ham mê một cách nồng nhiệt quá đáng;

3) Ham danh vì một mục đích nào khác, như vì ích kỷ, kiêu ngạo.

b) Thánh Vịnh: “Hỡi con người, các người còn bận tâm nặng lòng cho đến bao giờ?

Sao lại thích phù hoa, tìm giả dối?” (Ps.4,2)

Chúa Giêsu đã chẳng miêu tả về nhóm Biệt phái hám danh: “Chúng ưa địa vị cao và ghế nhất trong công-hội, ngoài đường thích được chào hỏi” (Mt.23,6), lại hống hách còn lấn át những người kém thế, tức là vi phạm bác ái.

c) Đối với việc Tông đồ, Thánh Thoma tiến sĩ nhấn mạnh: “Làm thế nào để giáo sĩ khỏi đam mê hư danh, thì việc triệt hạ các nết xấu không còn khó gì”.

4. – HƯ DANH LÀ CỘI GỐC SINH RA NHỮNG NGÀNH XẤU NÀO?

Hai Thánh tiến sĩ Grêgoriô và Thoma đồng ý dạy: Kiêu ngạo là nết xấu chung, còn như mối tội đầu thứ nhất, chính là hư danh

HƯ DANH: mối tội đầu thứ nhất

A. – TRỰC TIẾP: có ba ngành:

1) Khoe khoang (Ggloriatio) hay phô trương cũng thế.

2) Tự phụ (Praesumptio) tức là làm ra chuyện  ta đây.

3) Giả hình (Hypocrisis) không có, mà cố làm điệu cách như có thực.

B. – GIÁN TIẾP: có 4 ngành

4) Cố chấp (Pertinatio) trong lúc trí khôn xét luận;

5) Bất thuận (Dissentio) trong việc ý muốn định đoạt;

6) Tranh cãi (Contentio) trong ngôn từ phát ra ngoài miệng;

7) Bất phục (Inobedientia) trong khi thị phi việc người khác làm.

5. – TÍNH VỊ KỶ LÀ (DẾ) TẬT XẤU:

a) Chỉ tìm những gì thuộc riêng về mình). Thánh Giáo phụ Basiiliô Cả đã nói: “Vị kỷ là yêu mình quá đáng nguyên lo tìm lợi mình, khiến cho không còn lo gì, hay hầu như không lo gì đến vinh danh Chúa, và quyền lợi đích đáng của tha nhân”

b) Tính vị kỷ như cái trục bánh xe, tất cả các nan hoa bánh xe đầu tập trung cả trục. Con người yêu mình cũng thế, họ ưa nói đến việc mình làm; việc hay do sáng kiến mình, công việc kết quả, họ cho là tại mình giúp hay làm; lỡ thất bại, họ trở giọng, bảo là tại không nghe lời mình bàn, mới vỡ ra làm ba mãnh.

Thánh Âu-cơ-tinh nói: “Vì quá yêu mình, đến điều khinh Chúa". Đến Chúa cao sang, họ còn dáng khinh, hỏi anh em đồng loại, họ có đếm xỉa gì?

c) Riêng Thánh Grêgoriô nhận xét thấy tính vị kỷ làm quáng mắt suy xét: "Nó mạnh mẽ đóng cửa mắt lòng”, một khi mắt đã không còn thấy gì, tha hồ các nết xấu khác xô lấn, ùa vào cõi lòng nó, như nước vỡ bờ.

Hệ quả thiên về mình, tất nhiên động chạm đến quyền lợi chánh đáng người khác.

Thánh Phaolô trong thư thứ hai, gởi cho Timothêo  đầu đoạn III viết:

“1- Phần con phải biết trong những ngày giờ cuối cùng sẽ xảy ra thời kỳ nguy hiểm.2– Sẽ có NHỮNG NGƯỜI YÊU RIÊNG MÌNH, đam mê, cao kỳ, kiêu ngạo, lộng ngôn phạm thượng, không vâng lệnh cha mẹ, hèn nhát và tội ác.3.- Sống không chút kiềm hãm, man rợ, thiếu nhân hậu.4. – Chúng định thộp cổ, xất xược, tự cao và ham lạc thú hơn Thiên Chúa.5. – Bề ngoài chúng ra vẻ đạo đức thực đấy, nhưng sống mâu thuẫn ,chối bỏ đạo đức”. (II.Tim.3,1-5)

d) Chẳng vậy mà tác giả sách Gương Phúc vẫn có giọng nói êm dịu, thế mà đối với tính tự ái đã phải lên án gắt gao: “Con phải biết rằng tính tự ái yêu riêng mình con, nó làm hại con hơn tất cả mọi cái khác trên trần thế” (Imit.1.III, c,27)

6. – KẾT LUẬN THỰC HÀNH

a) Vậy chúng ta muốn khỏi phạm đến đức bác ái, ở tử tế với mọi người, cần đề phòng tính tự ái, khinh miệt bản thân, nghĩ đến kẻ khác trước ,rồi hãy nghĩ đến mình sau.

Trong mọi công việc, ta tỏ ra là con người có công tâm, lo công ích trước tư lợi, riêng phần mình, mình có bị thiệt của, thiệt thời giờ, thiệt sức khỏe cũng cam chịu.

b) Nếu chúng ta sống trong cộng đồng, nên theo luật Thánh Biển Đức (Bênêditô) dạy: “Các phần tử của cộng đồng phải liệu tiêu diệt, quên cá nhân mình đi, cốt sao cho toàn thể cộng đồng được tiến phát”.

c) Sau hết ta ghi lòng tạc dạ lời Thánh Thoma: Tự ái là nguồn gốc tội lỗi, là sản nghiệp mọi sự dữ, rồi sa đọa đến khinh Chúa. Chúng ta nên thêm: huống chi là loài người nó còn sá kể chi.

7. – ÁP DỤNG CỤ THỂ

Sau hồi thế chiến thứ I, một linh mục Pháp trẻ tuổi được lệnh đi coi xứ, tay xách vali mạnh bạo ra đi, đến nơi chỉ thấy những hầm sâu, tường đổ, còn sót lại một bức tường đứng: Đó là tất cả nhà xứ, nhà thờ có bấy nhiêu.

Cha hết sức hoạt động, con Chiên dần dần trở về gây dựng lại cơ đồ, nhưng con Chiên ở rải rác, khổ cho Cha lúc đi kẻ liệt, trèo tường, nhoai hầm hố. Nhờ gương và lời Cha ủy lạo, con Chiên tu sửa lại lòng đạo đức cũng như vật chất, và giúp Cha kiến thiết ngôi Thánh Đường khả quan, với Nhà cho Cha sở ở.

Giữa lúc tình cha con mặn nồng, Cha tuy tuổi chưa nhiều nhưng đã kiệt sức, nằm trên giường bệnh vẫn thản nhiên. Giờ hấp hối gần đến, Cha nói với những người đứng xung quanh: “Nay tôi vui mừng vì đã trung thành giữ lời nhủ bảo của thân phụ tôi, ngày tôi mới lĩnh chức Linh mục, làm lễ mở tay rằng: Nay con làm Linh mục Chúa, Cha chỉ cầu ước cho con ba điều:

Thứ nhất: Lúc con chết, con đừng nợ ai xu nào.

Thứ hai: Lúc chết, trong tay con cũng chẳng dư xu nào.

Thứ ba: Con đừng vướng một xu nợ nào, là tội với Chúa”

“Cả ba điểm đó, tôi cẩn thận giữ: Hiện tôi không còn dư thừa xu nào, có bao nhiêu làm việc cho vinh danh Chúa, giúp anh em hết; giờ nay tôi xét thấy không nợ ai xu nào cả, còn nợ với Chúa là tội lỗi, tôi đã tính cẩn thận hết sức rồi”

Nói xong, vị Tông đồ trẻ tuổi chỉ còn việc thân mật với Chúa, Đấng suốt đời mình đã trìu mến.

Cha tắt nghỉ giữa đoàn con Chiên mến thương thực tình, than khóc: “Ôi Cha đã vất vả với chúng con, nay đến lúc tưởng cha con an hưởng có nhau, Cha đã vội lìa bỏ chúng con”.

Người lành Thánh chết êm ái chừng nào.

Đây là bức gương Linh mục, không ham mê danh vọng, cũng chẳng thiết gì tiền bạc.

(Theo báo Prêtre et Apôtre, thuật trong mục Belle figure sacerdotale, Gương Linh Mục sáng ngời)


Trở lại      In      Số lần xem: 2358
Tin tức liên quan
  • Kết Luận
  • Phần 3(Bài 12): Đức Ái Nhiệt Tâm Phục Vụ
  • Phần 3(Bài 11): Đức Bác Ái Hay Tha Thứ
  • Phần 3(Bài 10): Anh Em Sửa Lỗi Nhau
  • Phần 3(Bài 9): Đức Ái Hiền Hậu
  • Phần 3(Bài 8): Bác Ái Hay Nhẫn Nhục
  • Phần 2(Bài 7): Đức Ái Không Mừng ... Cùng Vui ...
  • Phần 2(Bài 6): Đức Ái Không Tức Giận
  • Phần 2(Bài 4): Đức Ái Không Khinh Người
  • Phần 2(Bài 3): Đức Ái Không Ghen Tị
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  10
 Hôm nay:  1594
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11407003
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top