Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Phần 3(Bài 12): Đức Ái Nhiệt Tâm Phục Vụ

(+)Chúa Giêsu tuyên bố: Con người không đến để người ta hầu hạ mình, nhưng để hầu hạ người ta.

1. – KHÔNG LÀM GÌ LỖI ! CHƯA ĐỦ, CÒN CẦN TÍCH CƯC LÀM VIỆC THIỆN:

a) Đức tin không hoạt động, đâu có phải đức tin thực. Cũng có thể nói như thế về đức ái.

Danh từ thứ nhất của bác ái, không phải là “Tôi yêu mến anh” nhưng là: tôi phục vụ anh. “Chúng ta yêu mến Thiên Chúa, nhưng phải yêu mến người” “đến mướt mồ hôi trán, bải hoải cánh tay” Môn đệ Phaolô nói như thế.

Chúng ta hãy giữ, đừng để mình đồng hạng với bà quý phái hiên ngang thưa cùng cha linh hồn mình: “Lạy cha, con không hề phạm đến đức bác ái bao giờ, vì không khi nào con bận tâm người khác cả”. Mỉa mai thay! Có những tội thiếu sót, tức là bỏ nhiệm vụ phạm bác ái, không kém nặng nề đâu.

b) Khi Thiên Chúa muốn ban bố một bản kê đúng mức, theo đó người ta sẽ bị luận phạt ngày vào chung thẩm, chỉ thấy Chúa nguyên kê các tội thiếu sót bỏ không làm thôi.

“Vì ta đói các ngươi không cho ta ăn, ta khát các ngươi không cho ta uống”. Và còn một chuỗi năm điểm tiếp theo, đều lên án thuần một thứ tội bỏ không làm thôi.

Cha Lallement quyết: “Có những linh hồn, mà Thiên Chúa đã trù định, chỉ phải nhờ chính ta giúp họ mới được. Nếu chúng ta bỏ trễ, tất nhiên các linh hồn ấy sẽ không nơi nương tựa”.

c) Nguyên việc giữ không làm cho kẻ khác, điều ta không muốn họ làm cho ta chưa đủ, còn phải tìm tòi thi hành cho kẻ khác, những điều mà ta ước muốn người khác làm cho ta.

Cha Faber Dòng Tên đã nói: “Lòng nhân hậu ở tại hao tổn tiêu hủy thân mình đi, để phục vụ kẻ khác. Cứ đặt kẻ khác vào địa vị ta, để rồi ta xử với họ y như ta mong muốn họ đối đãi với ta!”

2. – ĐỨC ÁI TÍCH CỰC ĐƯỢC TRÌNH BÀY BẰNG BA PHƯƠNG THỨC SAU ĐÂY:

Phương thức thứ I: TẤM LÒNG THI ÂN THỊNH TÌNH VÀ TƯỞNG LỆ. – “Biết bao tấm lòng hào hiệp bị chôn vùi sa xuống ê chề, chỉ vì thiếu thái độ thịnh tình của kẻ khác. Biết bao chương trình mưu tính vinh danh Chúa bị tan vỡ như nước, chỉ vì thiếu nụ cười, thiếu cái nhìn của bạn thân tình”. Đó cũng còn là lời Cha Faber kinh nghiệm lâu năm trong đời sống ghi lại.

Đây là một phương pháp dở dang, không thể chấp thuận được là cái thái độ dửng dưng, đối với các cố gắng người khác. Và câu “Dù sao chung quy lại có bổn phận mình là phải lo thôi”, đó là một câu biểu lộ rõ rệt thiếu tâm lý.

Chúa chúng ta vô cùng tế nhị, đã không ngớt tưởng lệ các môn đệ, mặc dầu nhiều phen các ông tỏ ra không sốt sắng hưởng ứng đường lối Người. Nguyên câu khích lệ: Nào hỡi đầy tớ trung trực (Serve bone), can đảm lên, nhắc bảo chúng ta phải có thái độ nào đối với tất cả công việc thiện chí người khác.

Phương thứ IIQUA LÒNG NHÂN HẬU TÍCH CỰC TRONG Ý NGHĨ, LỜI NÓI VÀ VIỆC LÀM.

a) Trong ý nghĩ: Vì chúng ta không ngờ, ý nghĩ chúng ta chịu ảnh hưởng phản ứng tâm lý chúng ta. Có thể nói chúng ta là những con người phát luồng sóng điện, mà chúng ta không ngờ các luồng sóng này hóa thành tích cực nên ý nghĩ chúng ta muốn thi ân; trái lại nó hóa thành tiêu cực, nếu ghi lại ở đó một cõi lòng, một thái độ dửng dưng, huống chi là thái độ khinh miệt.

Nguyên chỉ lấy tinh thần đức tin mạnh, nói thầm trong thâm tâm với những người ta gặp rằng: “Ồ nếu anh chị em biết tôi yêu quý anh chị em đến chừng nào!” Chỉ bấy nhiêu cũng đủ chúng ta tử tế hơn đối với họ, họ cởi mở hơn, để tín nhiệm.

Cảm động biết bao bức thư của Giáo sư An-ton Martel, đề ngày mồng 7 tháng 5 năm 1930 tại Tracovie:

“Tôi khởi sự luyện tập bằng cách bắt mình ngắm nhìn Chúa Kitô nơi anh em tôi. Cuộc hành trình này quả là nguồn vui cho tôi. Tôi đã coi hết mọi người xa lạ này, luôn mấy tiếng đồng hồ diễn trước mặt tôi, như những anh em thân mến, do ý Chúa cho tôi gặp dọc đường, nhờ lời tôi thầm nguyện cầu xin, tôi nâng đỡ họ, đồng thời tôi tự hiến thân nối dây huynh đệ.”

“Ngây thơ tôi âm thầm xin Chúa cho người nào trong toa xe hỏa này khó thương hơn cả, nói với tôi vài lời. Lạ quá! Người đàm đạo thân mật lại không phải là người Pháp…. Một lần khác, là một em nhỏ người Đức, mới 5 tuổi, chưa thể rước lễ tôi lẳng lặng chào thầm, như Chúa Giêsu Hài Đồng, em bé âu yếm chạy lại ngoan ngoãn hôn tay tôi. Mặc dầu nó chỉ là cử chỉ ngẫu nhiên, nhưng tôi muốn coi như biểu hiện tưởng lệ tôi trong việc mới tập nghề yêu anh em.”

b) Trong lời nói:

Trong một bức thư viết cho Robert de Sergis Thánh Vinh-Sơn Đệ Phaolô thư rất chân thành, có lẽ đây là một cách tế nhị, thôi thúc người viết thư giao thiệp với thánh nhân, để họ cũng tập đức hiền hậu.

“Công việc xảy ra, hễ tôi nói xẳng, đều hỏng cả. Tôi cầu xin Thiên Chúa, để Người ban cho ông giữ được tinh thần êm dịu. Đừng bao giờ lấy cay chua đáp lại chua cay” (Thư đề mồng 3-2-1639).

Ở cứng cỏi không bao giờ chinh phục lòng người, thái độ xung đột còn tệ hơn thế nữa.

Thực ra điều đó đòi phải tự chủ được mình đôi chút. Nhưng hễ khi ta cảm thấy mình sắp mất nhẫn nhục, lập tức ta phải nhớ lại lời ông Guy de Larigaurie khuyên: “Phương pháp tối hảo để gây thêm tâm hồn thân ái, là mỉm cười, không phải thứ mỉm cười cay cú, nhạo-nhĩnh, thứ cười gượng ở khóe môi như phê phán lén lút, nhưng là thứ mỉm cười quảng khoái, sáng sủa.

“Biết mỉm cười: can đảm chừng nào! Thứ can đảm làm khoây khỏa, can đảm, hiền hậu, êm dịu, thứ can đảm có sức soi sáng. Tại sao người ta không biết sử dụng, lại lạm dụng phương pháp đơn giản (mỉm cười) như thế?”

“Mỉm cười là phản ảnh tâm hồn vui vẻ, và nó là nguồn vui, đâu vang lên tiếng cười, đấy niềm vui ngự trị (tôi muốn nói vui thật, vui thâm trầm và trong sạch của tâm hồn) và đó cũng làm phấn khởi tâm hồn.”

Cổ ngữ Tây phương: “Castigat ridendo mores”.

“Nụ cười cải thiện được phong hóa con người”.

Cha Charles de Foucauld trong những bút tích tu đức, Ngài đặt trên môi miệng Thầy chí thánh, những lời khuyên nhủ luôn hợp thời:

“Con hãy hết sức êm dịu an bình, trong ngôn từ cũng như trong tư tưởng. Nếu thỉnh thoảng vì nhiệm vụ con, buộc lòng con phải nói thẳng lời, hãy liệu sao cho người ta thấy lòng con phẳng lặng, giọng cương quyết kia chỉ thoáng qua thôi, một khi lợi ích các linh hồn không còn đòi hỏi nữa, lập tức trở lại với cảnh êm đềm.”

c) Trong các việc làm: Nào đây không phải là đồng quan điểm bao hàm trong lời khuyên của GUSTAVE THIBON nhắn nhủ Tông đồ tập sự sao?:

“Anh vào đấu trường sẵn những lý chứng hùng mạnh, nhưng anh không thấy rằng, kẻ thù địch của anh chỉ chờ cái hôn của anh (chào kiểu Âu-Mỹ) sao? Trước khi anh thuyết để họ phục lý lẽ, anh hãy làm cho họ thấy rằng anh yêu họ, sau cái hôn (kiểu chào) của anh, các lý chứng yếu ớt nghèo nàn của anh, sẽ biến thành chứng không phi bác được.

Cha FABER Dòng Tên nhủ chúng ta: “Lòng nhân hậu làm cho nhiều tội nhân trở lại hơn lòng nhiệt thành, khoa lợi khẩu, và nền học thức uyên thâm: cả ba yếu tố đó không làm cho một ai trở lại, nếu không kèm theo lòng nhân hậu chiếu ra ít nhiều tia sáng.”

d) Phải rồi, bác ái, trong công việc là phải biểu lộ ra bằng sự lo lắng phục vụ.Trong vấn đề này, phương pháp tối hảo là thỉnh thoảng chúng ta đọc lại bức thư tuyệt mỹ của Thánh Tông đồ Giacobê. Ngài nói trắng như sau: Đoạn thứ II, câu thứ 1: “Anh em thân mến, một khi người ta tin Chúa Giêsu Kitô, thì không thiên vị” (Xử với người giàu khác, người nghèo khác).

Câu 2: “Có người giàu sang đang tiến vào, tay đeo nhẫn vàng, áo mặc rất bảnh, đồng thời cũng có người nghèo ăn mặc nhớp nhúa, cùng đi vào chỗ anh em hội họp”.

Câu 3: “Anh em sẽ chú ý đến người mặc sang và đon đả mời họ: Xin mời ông ngồi chỗ vị vọng này. Còn người nghèo anh em quay lại cộc lốc bảo: Chú cứ đứng đợi đó đã, hoặc: Chú ngồi quá xuống bệ dưới chân tôi đây”.

Câu 4: “Anh em cứ tự vấn biết mình xét đoán bất công hay không?”

Câu 5: “Hỡi anh em rất thân mến, xin hãy nghe tôi: Nào Thiên Chúa đã chẳng chọn người nghèo ở trần gian này, để làm cho họ giàu sung mãn trong đức tin, và kế nghiệp nước trời, mà Chúa đã hứa ban cho các kẻ yêu mến Người đấy ư?”

Câu 6: “Thế mà anh lại khinh miệt người nghèo…”

Câu 15: “Nếu có người anh chị em trần trụi, thiếu của ăn thường nhật.”

Câu 16: “Trong anh chị em ai nỡ lòng nào bảo họ: Ừ đi về bằng yên, liệu kiếm củi mà sưởi, kiếm bánh mà ăn, thế rồi không thí cho chút của cần nuôi xác, như thế hỏi có ích gì?”

Câu 17: “Cứ như thế Đức tin không có việc làm là Đức tin chết.”**

Sang đoạn thứ V, câu thứ 1: “Hỡi các người phú quý hãy than khóc vì những tai vạ xảy đến cho mình.”

Câu 2: “Của cải các ngươi bị hư hỏng, áo quần bị mối mọt.”

Câu 3: “Vàng bạc các ngươi gỉ ghét: mà nó gỉ ghét để chứng minh cho anh chị em, nó sẽ thiêu đốt xác anh chị em như lửa. Anh chị em thu tích cơn nghĩa nộ trong ngày phán xét.”

Câu 4: “Đó là tiền công bọn thợ gặt lúa đồng ruộng anh chị em, mà anh chị em đã lừa đảo, họ lên tiếng kêu nài thấu tai Thiên Chúa…. Ngày Chúa hiện đến không xa đâu.”

Bà Elizabeth Lesseur đặt câu hỏi:

“Sao anh em hoãn làm việc thiện đến mai? Hay là đợi bao giờ giàu mới làm phúc à? Tận hiến bản thân chẳng hơn tiền bạc ư? Và để qua một ngày một giờ, chúng ta có thể ban phát hoặc nước mắt, hoặc nụ cười sao đành? Một lời chúng ta nói, có thể hồi sức cho một tâm hồn đau khổ ê chề. Một việc làm do lòng mến tinh ròng, phát xuất tự đáy cõi lòng chẳng chiếu soi đời u thảm là gì?”

“Ôi lạy Chúa, biết bao phen chúng con quên lời Chúa, biếng nhác phớt tỉnh một người anh em, khinh thường đau khổ nhân loại.”

Phương thức thứ III: NHỜ LÒNG SỐT SẮNG HĂNG NỒNG, TÙY THEO MỨC ĐỘ CHÚNG TA CÓ THỂ ĐƯỢC, MÀ NÂNG ĐỠ, CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG ĐỜI SỐNG LUÂN LÝ VÀ VẬT CHẤT CỦA NHỮNG NGƯỜI CHUNG QUANH.

a) Trong cuống phim thời danh Monsieur Vincent người ta đặt để Jean Annouilh nói với Thánh Vinh-Sơn câu này: “Trước khi nghĩ đến việc cứu hồn, phải cho người nghèo hưởng một đời sống khả dĩ làm họ hiểu biết mình cũng có linh hồn đã”.

b) Các Đức Giáo Hoàng năng nhắc trong các Thông Điệp về vấn đề xã hội theo Thánh Thoma d’Aquin: “Phải được hưởng đời sống thoải mái hạnh phúc tối thiểu, mới tập nhận đức được”. Biết bao cảnh thương tâm tình trạng xã hội, làm con người không thể sống xứng nhân loại, hay bị cảnh khốn khó họ không đáng chịu, một Kitô hữu không có quyền ở dửng dưng để mặc họ đâu.

3. – BÁC ÁI KHÔNG CHUẨN PHÉP CÔNG BÌNH

Đức bác ái không chuẩn được phép công bình, trái lại nó càng khích lệ lòng Kitô hữu một ước muốn bao la, hành động hữu hiệu cải thiện nền công bình xã hội. Công bình và bác ái thấu nhập nhau, và theo như danh từ Thánh Âu-cơ-tinh dùng: gánh đôi am hòa nhau.

4. – THẦN DƯỢC HIỆU LỰC:

“Đức ái theo nguồn trực giác, là luôn phát tự lòng yêu mến, nó giúp kiểm soát nỗi bất công và đem lại thần dược”. Ông Hugues de Saint Victor đã chẳng nói như vậy là gì?

“Ai cố sức dùng tấm lòng để hiểu biết, họ xem xa thấy rộng hơn người chỉ định dùng nguyên trí khôn sáng suốt thôi”.

Đức ái vê tròn các góc cạnh của đức công bình cho khỏi quá sắc cạnh, đôi khi liều sử dụng cứng cỏi quá, và theo ý câu định luật: đâu pháp luật quá riết chặt, đấy diễn ra cảnh bất công quá đáng (SUMMUM JUS, SUMMA INJURIA).

Đức bác ái trổi vượt trên công bình, đem lại cuộc hoán cải mối liên hệ bạn với bạn, con với cha, người với người, và nó còn cầm cân nảy mực nữa.

Người Kitô hữu yêu anh em mình, muốn giúp họ, chúng khám phá ra rằng: Một mình lẻ loi không thể làm công việc đại sự, để chữa lành mạnh những thương tích xã hội.

Như thế không khinh thường cơ hội "úy lạo" các thứ tai nạn, bằng những phương thế mình có thể, mà Chúa Quan Phòng đã để cho gặp trên đường đời. Chúng ta phải lấy làm quan trọng như nó đáng trong công việc điều chỉnh, nguyên nó có thể giảm bớt đau khổ phần nào trong chương trình cải thiện đại quy mô.

Dù về sau này sẽ xảy ra sao, chúng ta đừng bao giờ quên rằng Phương pháp ban cho, và cho chính mình chúng ta, có giá trị trước mặt Thiên Chúa, cả trước mặt nhân loại nữa, tức là tận hiến chính bản thân mình vậy. “Chỉ vì lòng mình yêu, và nguyên vì mình yêu kẻ thanh bần, mà họ miễn chước tấm bánh mình ban cho họ thôi” (Câu trích trong cuốn phim “Monsieur Vincent” của Jean Aunuilt, đã nhắc trên).


Trở lại      In      Số lần xem: 2970
Tin tức liên quan
  • Kết Luận
  • Phần 3(Bài 11): Đức Bác Ái Hay Tha Thứ
  • Phần 3(Bài 10): Anh Em Sửa Lỗi Nhau
  • Phần 3(Bài 9): Đức Ái Hiền Hậu
  • Phần 3(Bài 8): Bác Ái Hay Nhẫn Nhục
  • Phần 2(Bài 7): Đức Ái Không Mừng ... Cùng Vui ...
  • Phần 2(Bài 6): Đức Ái Không Tức Giận
  • Phần 2(Bài 5): Đức Ái Không Quá Mê Của Cải Và Danh Giá
  • Phần 2(Bài 4): Đức Ái Không Khinh Người
  • Phần 2(Bài 3): Đức Ái Không Ghen Tị
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  5
 Hôm nay:  183
 Hôm qua:  2056
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11415862
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top