Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Phần 3(Bài 8): Bác Ái Hay Nhẫn Nhục

(+)BÁC ÁI HAY NHẪN NHỤC
 
“Đức nhẫn nhục” (Caritas partiens est – I.Cor.13,4).
 
Kinh thương linh hồn 7 mối: Mối thứ sáu, “Nhịn kẻ mất lòng ta”

1. – NHẪN NHỤC KÈM THEO BÁC ÁI

Trong Kinh Nguyện Kính các Tông đồ, Hội Thánh dạy học: “Nhờ nhẫn nhục anh em cầm chắc linh hồn mình” .

Trong luật Mục vụ, Thánh Grêgoriô đã viết: “Vậy nếu tuyệt nhiên không nhẫn nhục cũng chẳng có bác ái”.

Thánh Cyprianô Giám mục bảo: “Bác ái là dây nối buộc tình huynh đệ. Hễ vứt bỏ nhẫn nhục đi, bác ái trơ trọi không vĩnh tồn”. Cũng chính vị Thánh Giám mục đã bàn rộng trong một thiên khá dài. Về đức nhẫn nhục , ai đã đọc qua, không sao quên được.

Còn thánh Thoma viết: “Sở dĩ nói rằng, con người nhờ nhẫn nhục, mà cầm chắc linh hồn mình, vì nó bài trừ tận gốc các cảm xúc gian lao, làm cho tâm hồn lo lắng”.

2. – ĐỊNH NGHĨA NHẪN NHỤC

Sau khi đã nghe biết lời các Thánh nói về tầm quan trọng đức nhẫn nhục, có thể định nghĩa nhẫn nhục: “Là nhân đức làm cho ta cam chịu mọi sự khó vì lòng mến Thiên Chúa, hợp với Chúa Giêsu”. Quảng diễn câu định nghĩa trên:

a) “Cam chịu mọi sự khó” Sở dĩ ta nhịn người khác, vì có điều người khác phải nhịn ta. “Trong anh em người nọ phải vác dỡ gánh nặng lẫn cho người kia, có như thế mới giữ trọn luật Chúa Kitô” (Gal.6,2)

b) “Vì lòng mến Thiên Chúa”. Đó là mục đích duy nhất chúng ta phải nhắm, nó có thể hoán cải những công việc gì hèn mọn thành cao quý. Bắt chước ông thầy Dòng, khi toan làm việc gì, ông cứ làm như kiểu nhằm lên nhằm xuống, anh em cứ hối giục, thầy chậm rải nói: Xin để cho tôi nhằm cho đúng mục đích.

Nhẫn nhục là điều kiện để lĩnh thưởng: “Nếu mình không muốn chịu khó, đừng hòng mong đợi triều thiên”. Sách Gương Phúc bảo thế .

c) “Hợp cùng Chúa Kitô”: Chúng ta phải thay hình đổi dạng cho đến khi hình ảnh Chúa Kitô in sâu vào bản ngã của ta. Thế mà sách Gương Phúc đã tóm tắt cả cuộc đời Chúa Giêsu Kitô. Trót cả cuộc đời Chúa Kitô, chỉ là Thánh Giá và tử đạo liên lỉ .Hỏi rằng Kitô hữu không hợp cùng Chúa, không theo gương Chúa, còn theo gương ai?**

3. – KIM CHỈ NAM NHẰM VỀ CHÚA:

Sách Ngạn ngôn trong Kinh Thánh: “Điều giáo huấn của con người, chính nhờ nhẫn nhục mà rạng tỏ (Prov.19,11). Câu truyện của một Cha Dòng Tên, truyền giáo bên Nhật, đang lúc giảng thuyết, có tên vô lại nhổ vào mặt, cha bình tỉnh, lấy khăn lau mặt, cứ tiếp tục giảng, như không có chuyện gì xảy ra vậy. Thấy thế một nhà quý tộc Nhật ngạc nhiên tuyên bố: “Tôi chưa từng thấy giáo lý Công Giáo ra sao, nhưng tôi xin theo tôn giáo có sức nén lòng ở bình tỉnh, tất nhiên tôn giáo đó phải chân chính”.

Trong sách tập đường nhân đức, có kể câu chuyện bà quả phụ giàu có đạo đức, xin Đức Giám mục cho mình một thiếu nữ viện cô nhi. Đức Giám mục dạy chọn thiếu nữ ngoan ngùy nhất viện. Khỏi ít ngày, Đức Giám mục gặp bà sang trọng, hỏi thiếu nữ có được như ý bà không? – Bà thưa: nó tốt lắm, nhưng không giúp con tập nhân đức.

Hiểu ý bà, Đức Giám mục cho thay một thiếu nữ lăng loàn khó tính, mặc dù bà hết sức phục vụ chiều đãi nó, thế mà nó luôn miệng la ó: “Rước tôi về đây, mà bỏ liều tôi hẳn?” Bà chủ nhân đức sẵn có dịp tập đức nhẫn nhục, như con dao đã sắc lại năng mài càng sắc thêm.

Chẳng thế mà sách Ngạn ngôn trong Kinh Thánh đã phê bình: “Người nhẫn nhục quý hơn lực sĩ, và con người biết kìm chế lòng mình quý hơn quân chiến đấu canh giữ thành trì– Prov.16,32).**

Sách Gương Chúa Giêsu đặt câu kháng biện, rồi tự giải đáp như sau: “Con đừng nói rằng: Tôi không sao chịu nổi hạng người như thế nó lăng nhục tôi quá mức tôi tưởng tượng ra được, có phải đối với người khác thì tôi bằng lòng chịu được hết. Đáp lại: Sao mà nghĩ dại thế, không còn nghĩ đến việc tập nhân đức nhẫn nhục nữa sao" (Imit.1.III, c.19, N.2)

4. – BA BẬC ĐỨC NHẪN NHỤC

Thánh Bonaventura viết: “Có ba thứ nhẫn nhục: Thứ nhất là chịu các người cừu địch, bằng cách cố nhịn mà chịu: Đó là bậc hết các người được cứu rỗi; hai là bằng lòng chịu: Đó là nhân đức của các bậc Đại nhân; ba là vui lòng chịu: Đây mới xứng bậc tông đồ” .

Thử bàn rộng thêm, ba bậc nói trên rồi đem ra ví dụ cụ thể:

a) Bậc thứ I: Trong Cựu Ước, thấy gương ông Tobia đi dọc đường gặp xác chết ông chôn cất đã, rồi mới đến bị anh em nhạo: đi ăn tiệc đến muộn có còn xương; bị mù, bị bà vợ đay nghiến. Gương ông Job bị tai nạn xảy đến dồn dập, mất của chết con, ông chỉ biết ngợi khen Chúa: Chúa đã ban, nay Chúa lấy, ngợi khen danh Chúa.*

Sách Gương Chúa Giêsu khuyên: “Dù nhỏ dù lớn, con cố nhẫn nhục chịu đựng tất cả”.

b) Bậc thứ II: Ngày lễ các thánh Tử Đạo, Hội Thánh hát: Tradiderunt corpora sua propter Deum. Các Ngài bằng lòng liều thân xác chịu khổ vì Chúa. Non murmur resonat, non querimonia: Không hề sẩm bẩm, cũng không kêu trách. Conservat patientitam: bảo tồn lấy đức nhẫn nhục.

c) Bậc thứ III: Bậc tông đồ, Thánh Gregoriô nói: “Nếu mình không biết sống vui chịu đựng các sự dữ người khác làm cho, thì không thể nào nói được mình thực tình tận tụy truyền bá điều thiện”.

Thánh Phaolô tuyên bố: “Tôi ban phát hết cả, và tôi còn ban phát liền cả bản thân tôi đây vì linh hồn anh em”

5. – ÁP DỤNG VÀO BA BẬC NHÂN ĐỨC.

a) Đối với hạng người khởi sự tập đường nhân đức: Nêu cao nguyên tắc vì Chúa: coi mọi sự là do bởi tay Chúa, không cự lại, không lẩm bẩm, hy vọng phần thưởng dành cho trên trời.

Thánh Vinh-Sơn đệ Phaolô bảo: Chúa bồng ta bên tay mặt, hay bên tay trái không quan hệ; mà bồng bên tay trái, tức là để cho gặp sự khó, lại gần Trái Tim Chúa hơn. Cố nén lòng khỏi buồn, khỏi xung lên. Tự phụ: Tôi nhẫn nhục chịu, để thanh tẩy linh hồn, xin lãnh nhận như chén đắng vậy.

Gương Thánh Gioan Vianney hồi mới về nhận xứ Ars, bị bỏ vạ, cha phải lên lầu, hai tay nắm chặt lấy tay vịn ghế, gân trán nổi lên: đó là điềm triệu cha phải chiến đấu với mình hăng lắm.

b) Đối với hạng người đang tiến tới: Xin hợp cùng Chúa Kitô. Xưa Chúa Cứu Thế nhịn bọn Do Thái, nhóm Biệt phái phản đối, chịu nhiều ơn, mà bội bạc, phần đa số lãnh đạm, với nguồn ơn cao cả; họ còn khinh miệt coi Người là phản ngịch, là bị quỉ ám: Chúa bằng lòng nhận hết.

Khi Thiên Chúa dạy Maisen: “Ngươi nhìn xem mẫu gương đã chỉ cho ngươi trên núi và làm như vậy” (Exod.25,40). “Cùng Chúa Kitô tôi chịu đóng đinh vào Thánh Giá (Gal.2,19). Như thế chúng ta cảm thấy mạnh mẽ hơn, có sức chịu đựng hơn.

Rồi ta có thể thành thực nói như Thánh Phaolô: “Tôi hiên ngang bằng lòng khoe những yếu đuối để Chúa Kitô được ngự trị trong mình tôi”.

Cha Thánh Vianney bị anh em Linh mục đả kích dữ dội.

Như cha Borjon, cha sở họ Ambérieux viết cho Thánh nhân: “Khi người ta biết thần học ít quá như thế, lẽ ra người ta chẳng hề dám bước chân vào tòa giải tội bao giờ mới phải”.

Thánh Gioan Vianney rất bận công việc, thường không có giờ biên thư trả lời, nhưng lần này cha viết thư trả lời ngay: “Thưa Cha rất quý mến và thân huynh đáng kính, thực chỉ có một mình cha biết rõ con, cha rất tốt lành, rất thương yêu… vậy xin cha giúp con chóng được ơn mà con vẫn xin từ lâu, là vì con dốt nát quá để con có thể rút lui, mà khóc lóc đời sống của con… ôi, còn biết bao việc đền tội phải làm! Còn biết bao công việc đền tội.

Đọc nguyên văn bức thư trả lời, ta thấy thánh nhân bằng lòng nhận chịu lời trách móc.

c) Đối với bậc toàn thiện xứng tông đồ, phải thành tín tinh thần Chúa Kitô, phản ngược tinh thần thế tục, dù gặp trường hợp nào, ta cũng hớn hở nói như Thánh Phaolô: “Lòng tôi tràn đầy an ủi, vui mừng sung sướng trong hết mọi gian lao (II.Cor.7,4)

Cuối cùng cha Thánh Vianney, khi nhân đức đã cao, xảy gặp truyện đủ chứng quả: Nguyên Thánh nhân rất bận công việc phục vụ các linh hồn không có thời giờ biên sổ, dù sổ lễ cũng theo số bổng người ta xin, mà chỉ lễ.

Vậy có đứa bé ăn trộm tiền người ta xin lễ. Hai thày giúp cha sở Ars, cho là việc quan hệ, bá cáo cho xã trường biết. Ông bèn cho gọi em nhỏ đến làm bộ tra vấn răn đe cho em sợ, nhiên hậu không dám tái phạm.

Bà mẹ em nhỏ ngờ là chính cha sở tố cáo con bà. Bà hùng hổ chạy thẳng ra thánh đường, đến chỗ cha đang ngồi tòa cáo giải. Nhìn thấy điệu bộ bà hằm hằm cơn lôi đình, hai thày bảo nhau: nguy cơ đến nơi… rồi cả hai chạy ra thánh đường xem sự thể ra sao.

Đang lúc quá giận, bà tiến thẳng tòa giải tội, gọi cha ra ngay đây có việc quan trọng. Vừa giải tội xong một người, cha thánh bước ra, bà nói cho một thôi một hồi: “Con tôi còn nhỏ tuổi, có tinh nghịch chăng nữa, đã đến nỗi nào, mà cha nộp nó cho xã trưởng…" .Bà riếc móc một hồi cho hả giận.

Cha Thánh đứng khoanh tay nghe phán xét, rồi bình tĩnh trả lời vắn tắt: Bà nói phải đấy, xin bà cầu cho cha sửa mình lại. Thế rồi lại vào tòa tiếp tục giải tội như trước.

Quả là bực thánh sức chịu đựng có khác, chịu vui lòng cha không hề chữa mình, không nói tôi không làm, tôi không biết, có thái độ như nhận lỗi, còn khiêm tốn xin cầu cho cha để sửa mình lại.

6. – THỰC TẬP KHI GẶP KHUYẾT ĐIỂM NƠI NGƯỜI KHÁC

Trong đời sống thường nhật, chúng ta nhận thấy không một ai hoàn thiện, đâu đâu ta cũng gặp những hạng người, mà đời sống họ có những khuyết điểm, đôi khi còn gặp thứ khuyết điểm khiến ta khó chịu.

a) Nhưng ta đừng để mình bị thôi miên bởi những khuyết điểm ấy. Chúa Kitô đã chịu đau khổ cho họ, cũng như cho chúng ta. Nếu cảm thấy khổ tâm ta hãy cầu xin:

- Tình yêu Chúa Giêsu đối với linh hồn X… xin thâm nhập, đổ đầy lòng con.

- Lòng nhân hậu Chúa Giêsu thương linh hồn X… xin ngự đến, và đổ đầy lòng con.

- Đức ái hay thi ân của Chúa Giêsu, đối với linh hồn X… xin xuống với con và đổ đầy lòng con.

- Thái độ nhân hậu Chúa Giêsu đối với linh hồn X… xin đến với con, và xâm chiếm thân con.

Phải, người anh em này có những nết xấu, nhưng chúng ta hãy dâng cho Chúa Cha hằng có đời đời, các nhân đức của Trái Tim Chúa Giêsu, phải ngược những nét hư đó, để xin Thiên Chúa chữa họ cho khỏi.

b) Chúng tôi lặp lại các lời Chúa phán với Thánh Nữ Melchtilda : “Nếu ai muốn dâng mình cho Cha một thứ của dâng đẹp lòng Cha, bằng cách áp dụng làm tiêu hao và đền tạ những nết xấu tội lỗi của anh em, tùy khả năng mình, Cha hứa đặc biệt chú ý đến hết mọi nhu cầu người ấy và sẽ thực hiện điều đó, và trước Chúa Cha, Cha bênh hộ họ khỏi bị thiệt vì tội lỗi và những biếng trễ của họ”.

c) Có khi ở người này, chỉ toàn thấy những khuyết điểm thôi; nhưng chắc chắn họ cũng có những tư cách tốt. Đó là phương pháp tối hảo giúp ta tăng gia tinh thần đức ái đôi khi làm ta khám phá ra các nhân đức của những người cùng sống chung với ta, còn thêm một số lớn các tư cách bí ẩn chúng ta chưa biết khám phá ra.

Đây là một lễ vật luôn đẹp lòng Chúa, là dâng cho Người những bó hoa quý, những việc lành biết được, hay không biết được của những người cũng sống chung quanh mình.

Một điểm nên ghi nhận, là chúng ta cũng có những khuyết điểm, khiến kẻ khác phải chịu đựng. Chúa phán: “Sao ngươi nhìn bụi trong con mắt anh em? Kìa cái xà trong con mắt ngươi, ngươi lại chẳng thấy, kỳ chưa! Tại sao ngươi dám bảo anh em: Để tôi lấy cái bụi trong mắt anh, và đây cái xà trong mắt ngươi. Hỡi người giả hình, trước tiên hãy lấy chiếc xà khỏi mắt ngươi đã, rồi sau đó mới lo gẩy bụi khỏi mắt anh em”.

Thường xảy ra luôn câu chuyện người đeo bị ăn mày, của nhà văn ngụ ngôn: người ta hay nhìn thấy mình bằng một con mắt, khác với con mắt họ nhìn thấy nơi anh em.

7. – KHUYÊN THIẾT THỰC

Phải ở nhẫn nhục và nhân thứ.

Mặc dầu sao chăng nữa, luôn phải rộng lượng tha thứ. Trong những điều người khác làm cực lòng ta thường ra có một phần lỗi tại ta. Chớ chi khi anh em lãnh đạm với ta, trở nên cơ hội cho ta thành thực kiểm điểm lại lương tâm mình chớ chi một khi chúng ta khám phá ra những yếu đuối và lầm lỗi nơi ta rồi, thì cái nỗi cực lòng người khác làm cho ta sẽ biến mất!

Bà Elizabeth Lesseur với tấm lòng khiêm tốn đã nói: “Người ta quá dễ quên rằng Chúa Kitô đã biết tất cả những lạnh nhạt, Chúa thấu hết mọi sự và cảm biết hết mọi tế nhị cùng tất cả các gợn mây trong các tâm hồn; biết bao phen Chúa đã phải cực khổ, vì người ta không thông cảm. Trí lượng hẹp hòi của những người Chúa âu yếm dịu dàng khôn sánh… còn chúng ta, chúng ta không biết vui chịu các va chạm chút ít.

ÁP DỤNG CỤ THỂ

CHA NGỌC (TỨC TRỌNG) - MẪU GƯƠNG NHẪN NHỤC

Quý quán Cha gọi tên nôm là họ Chòm, thuộc Xứ Chàng, tên chữ là Phúc Lai; Ngài học qua các lớp hai chủng viện Lớn Nhỏ, và ngày 19/2/1921 thăng Linh mục; chúng tôi chỉ có ý kể nguyên thời gian cuối đời Linh mục ngài tại xứ Tam Tổng, Nga Sơn, Thanh Hóa.

Cha Ngọc có công kiến thiết ngôi thánh đường xứ Tam Tổng thuộc địa phận Thanh Hóa khá lộng lẫy. Trong việc điều khiển ban chấp hành hàng xứ, vì lý do đích đáng, Cha cắt chức một chân trùm họ.

Không những đương sự mà cả gia đình rất phẫn uất. Họ thi nhau xỉ vả Cha, nhất là phái nữ trong gia đình ấy càng già họng. Mỗi lần gia đình đó kéo đến nhà xứ, để đối phó Cha ra lệnh đóng cổng nhà xứ, còn Cha tạm ẩn trong một gian phòng đóng miết cửa lại, tai vẫn nghe họ sỉ nhục đủ điều. Cha cắn răng nhịn, mồ hôi trán mướt ra. Có chú nhỏ tay cầm chiếc quạt se sẽ phẩy cho Cha như Thiên Thần phục vụ Chúa xưa trong vườn Cây Dầu, để thần kinh, cân não Cha khỏi quá căng thẳng.

Hung tín bay ra Tòa Giám mục Phát Diệm, Đức Cha phó Hành (Mgr De COOMAN) thấy trong tình trạng kéo dài nhiều ngày đã nghĩ đến việc đổi Cha đi xứ khác. Nhưng Đức Chánh Giám Mục THÀNH (Mgr Marcou) cương quyết giữ Cha lại lấy lẽ vì ích chung, nếu Xứ này Giáo hữu yêu cầu làm dữ mà Tòa Giám Mục nhượng bộ, xứ khác sẽ bắt chước, thêm khó cho tương lai.

Với tấm lòng nhẫn nhục lâu ngày, dần dần gia đình đó nhận thấy lẽ phải, biết mình có lỗi, họ nghĩ lại, kẻ trước người sau trong gia đình lần lượt đến xin lỗi, Cha vui vẻ tha ngay. Chỉ còn sót lại một phần tử ở trong gia đình đó.

Mãi kỳ hè 1932, xứ Tam Tổng chầu lượt, có chừng 30 Cha tới giúp, thế mà có người khẩn khoản mời cho bằng được Cha xứ, để họ xưng tội và xin lỗi. Thì ra là một thiếu phụ, khi xảy ra công việc, chị ta còn là thiếu nữ hăng hái nhất gia đình, đã lăng nhục Cha hơn cả; chị đi lập gia đình ở xứ ngoài Tân Hải. Nay nhân dịp về thông công chầu lượt quê nhà, đến xưng tội và xin lỗi Cha Ngọc. Đó là người cuối cùng trong gia đình của  ông trùm xin lỗi Cha.

Thật là "Một câu nhịn chín câu lành".

Cha chưa bao nhiêu tuổi, năm 1938 đã bị bệnh màng phổi (Fleurèsie) điều trị tại tỉnh lỵ Thanh Hóa, bác sĩ lên án; Cha còn ra dưỡng đường Phát Diệm một kỳ, mắt tôi trông thấy Y sĩ đâm chiếc kim rất dài sau lưng Cha, đang khi hai tay Cha ôm chặt chiếc chăn bông có cắm ảnh Thánh Giá, trước mặt bao người rùng mình lắc đầu, cho là Cha gan lì  .

Bệnh nặng hơn, Cha về xứ Tam Tổng, nhẫn nhục chịu chứng khó thở, đến chết vào mùa thu năm 1938, để lại mối thương tiếc cho toàn xứ, thanh niên cũng như ông già khóc như đàn bà con trẻ.

Một Cha từng sống với Cha Ngọc khi còn làm Cha phó Ba Làng đã phê bình: Đó là người Thánh vì nhẫn nhục.


Trở lại      In      Số lần xem: 3388
Tin tức liên quan
  • Kết Luận
  • Phần 3(Bài 12): Đức Ái Nhiệt Tâm Phục Vụ
  • Phần 3(Bài 11): Đức Bác Ái Hay Tha Thứ
  • Phần 3(Bài 10): Anh Em Sửa Lỗi Nhau
  • Phần 3(Bài 9): Đức Ái Hiền Hậu
  • Phần 2(Bài 7): Đức Ái Không Mừng ... Cùng Vui ...
  • Phần 2(Bài 6): Đức Ái Không Tức Giận
  • Phần 2(Bài 5): Đức Ái Không Quá Mê Của Cải Và Danh Giá
  • Phần 2(Bài 4): Đức Ái Không Khinh Người
  • Phần 2(Bài 3): Đức Ái Không Ghen Tị
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  13
 Hôm nay:  4957
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11422791
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top