Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Bảy mối tội đầu - Tập I

Kiêu ngạo / Hà tiện / Dâm dục / Hờn giận / Mê ăn uống / Ghen ghét / Lười biếng /

MỤC LỤC TẬP I

---oOo---

1. LINH THAO VÀ ĐỒNG HÀNH

2. Ý RIÊNG và Ý CHÚA

3. DẤU CHỈ VÀ BIẾN CỐ

4. NHẬN BIẾT THÁNH Ý CHÚA

5. BẨY MỐI ĐAM MÊ VÀ BẨY NHÂN ĐỨC

NHÌN TRONG TIN MỪNG

6. CHÌA KHOÁ ĐỂ ĐỌC Ý CHÚA

7. NHÌN RA NHỮNG ĐAM MÊ QUA BIẾN CỐ

7 NHÂN ĐỨC VÀ 7 MỐI TỘI ĐẦU

                          Kiêu ngạo                                   ≠                                 khiêm nhường

                          Rộng rãi                                     ≠                                  Hà tiện

                          Giữ mình sạch sẻ                     ≠                                  Dâm dục

                          Nhịn nhục                                 ≠                                  Hờn giận

                          Kiêng ăn                                    ≠                                  Mê ăn uống

                          Yêu người                                 ≠                                  Ghen ghét

                          Siêng năng việc đạo               ≠                                  Lười biếng

 

Lời  ngỏ

        Các em trong Dòng Sức Sống Chúa Kitô và Dòng Nữ Sức Sống Chúa Kitô quý mến.

       Trong ánh sáng của Thần Khí, chúng ta vừa xót xa nhận ra con người cũ của mình với nhiều đam mê dục vọng, chúng ta lại vừa vui mừng được đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa (Rm 12,2).

       Năm 2000, dịp lễ Mẹ Lên Trời, cuốn “150 đề mục về bảy mối tội đầu” được viết xong trong hồng ân của Mẹ; các em được thấy mình rõ hơn nữa trong Thần Khí qua cuốn sách nhỏ này.

       Năm 2006, rồi năm 2011 cuốn sách này được chỉnh sửa và bổ xung phong phú hơn, hy vọng sẽ giúp các em nhiều hơn trong việc biến đổi trong Thần Khí trở nên những người con biết vâng phục, các em đừng chiều theo những đam mê trước kia, lúc các em còn mê muội. Các em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi các em (x. 1 Pr 1,14-15).

       Nhờ lời cầu bầu của các Anh Chị Tử Đạo Việt Nam, của Thánh Cả Giuse và của Mẹ MariaVô Nhiễm, chúng ta trước là sống thanh khiết, sau là hiếu hoà, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình (Gc 3,17) ; để sống đúng Ý muốn của Thiên Chúa là chúng ta phải nên thánh (x. 1 Th 4,3).

       Ngợi khen Chúa Cha từ ái vô cùng.

       Ngợi khen Chúa Giê-su đời đời chẳng cùng.

       Ngợi khen Thần Khí, Đấng ban cho chúng ta được am tường Thánh ý Người, với tất cả sự khôn ngoan và hiểu biết (Cl 1,9).****

 Tu Sĩ Giuse-Maria Trương Văn Trung XV.

1.   LINH THAO VÀ ĐỒNG HÀNH

I. LINH THAO (theo Từ điển Công Giáo Phổ Thông, trang 286)

1. Theo nghĩa rộng là bất cứ chương trình tu đức nào gồm các việc tôn giáo như :

1.1. Cầu nguyện, suy niệm và đọc sách thiêng liêng mà một người chấp hành một qui luật sống nào đó phải thực hiện.

1.2. Thời gian thinh lặng và suy tư trong cầu nguyện mà một người dành ra mỗi năm (hay nhiều hơn) qua cuộc tĩnh tâm.

2. Theo nghĩa hẹp, đó là một phương pháp do Thánh I-nha-xi-ô Lôi-ô-la đề ra để giúp mỗi người sửa chữa đời sống và bước đi trên con đường thánh thiện mình đã chọn. Linh thao giúp mỗi người nhận ra Thánh Ý Chúa.

3. Mục đích của Linh thao là giúp mỗi người nhận ra Thánh Ý Chúa về mình.

II. ĐỒNG HÀNH (LINH HƯỚNG)

1. Ý nghĩa việc đồng hành (linh hướng)

     Linh hướng là sự hướng dẫn mà một người muốn tiến tới trong đời sống thiêng liêng tự nguyện đến xin. Nhu cầu muốn được hướng dẫn về mặt thiêng liêng của những người đang nghiêm chỉnh vươn tới sự thánh thiện đã có từ lâu trong lịch sử Hội Thánh (Theo Từ điển Công Giáo phổ thông trang 284)

2. Chúa Giêsu đồng hành (x. Lc 24,13-35):

    Hai môn đệ lo sợ và mất hướng đi qua biến cố Chúa Giêsu bị đóng đinh, họ buồn nản và sợ hãi bỏ đi về Emau. Họ được Chúa Giêsu Phục sinh hiện ra và đồng hành với họ trên đường về Emau, Ngài dạy dỗ và soi sáng cho hai môn đệ qua Lời của Ngài và Kinh Thánh. Khi nhận ra ý Chúa hai  ông lập tức quay trở về Giê-ru-sa-lem, dù biết ở đó có nhiều khó khăn; và hai ông đã làm chứng cho anh em về Chúa Giêsu phục sinh.

III. BẢN CHẤT CỦA VIỆC ĐỒNG HÀNH (LINH HƯỚNG):

     Xét về bản chất, việc linh hướng là sự giúp đỡ tích cực mà ta có thể nhận được từ những người nhờ giáo dục, kinh nghiệm hay sự thánh thiện riêng có khả năng nhận ra ý Chúa trong việc thực tập các nhân đức Kitô Giáo. (Theo Từ điển Công Giáo phổ thông trang 284)

IV. BẠN CÓ CẦN VỊ ĐỒNG HÀNH (LINH HƯỚNG) KHÔNG ?

1/ Bạn muốn tiến mau và tiến vững vàng trên con đường thánh thiện

     Bạn cần phải có một vị đồng hành (linh hướng) để giúp bạn nhìn tới trước. Vị đồng hành có thể là một Linh mục, một Tu sĩ , một Nữ tu, một giáo dân được huấn luyện và có kinh nghiệm. Chúng ta có thể nhận ra Chị Chiara Lubich, Chị Marth Robin, Thánh Catarina de Sienna là những giáo dân đã linh hướng cho rất nhiều người thành công trên con đường thánh thiện.

2. Bạn hãy cẩn thận

     Nếu vị đồng hành của bạn là người khác phái tính với bạn thì bạn hãy tỉnh thức hơn, bạn đừng để mình bị thu hút bởi phái tính của người linh hướng của bạn.

 

 2. Ý RIÊNG và Ý CHÚA

 I. Ý RIÊNG (tốt và xấu)

1. Tà ý và Thánh Ý

     Ý riêng của chúng ta (dù tốt hay xấu) là tà ý của chúng ta so với ý tuyệt hảo của Chúa là Thánh Ý Chúa.

2. Ý riêng tốt hoặc việc tốt chưa hẳn là ý Chúa

2.1. Việc tốt cần phải làm, nhưng phải coi việc tốt đó có phải là Ý Chúa hay không?

        Vì không phải việc tốt nào cũng là Ý Chúa : Thánh Phê-rô không muốn cho Thầy mình phải đau khổ, đó là ý tốt; vậy mà khi Thánh Phê-rô nói lên ý nghĩ đó, thì Chúa Giêsu nói với ông: “Xa-tan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người” (Mt 16,23).

  2.2. Khi bạn theo ý riêng chắc chắn sẽ gặp đau khổ buồn chán

        Bạn sống theo ý riêng lúc đầu có vẻ thuận lợi, nhưng càng về sau càng gặp ngõ cụt, và đau khổ buồn chán như anh con thứ trong dụ ngôn người Cha nhân hậu (x. Lc 15,11-30). Khi bạn theo ý riêng bạn sẽ gặp phải hoàn cảnh tương tự như anh con thứ, anh muốn ăn cám heo mà không được ăn.

  2.3. Dù người có đặc sủng(nói tiên tri, trừ quỉ, làm nhiều phép lạ...) mà làm theo ý riêng coi chừng cũng sẽ bị hư mất đời đời

      "Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa!" là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: "Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?" Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!" (Mt 7,21-23).

3. Ý riêng của chúng ta cho một điều là xấu, là ô uế; có khi Thiên Chúa lại tuyên bố điều ấy là tốt, là thanh sạch

   “Ông (Phê-rô) thấy trời mở ra và một vật gì sà xuống, trông như một tấm khăn lớn buộc bốn góc, đang được thả xuống đất.Trong đó có mọi giống vật bốn chân và rắn rết sống trên đất, cùng mọi thứ chim trời. Có tiếng phán bảo ông: "Phê-rô, đứng dậy, làm thịt mà ăn!" Ông Phê-rô thưa: "Lạy Chúa, không thể được, vì không bao giờ con ăn những gì ô uế và không thanh sạch." Lại có tiếng phán bảo ông lần thứ hai: "Những gì Thiên Chúa đã tuyên bố là thanh sạch, thì ngươi chớ gọi là ô uế." (Cv 10, 11-15).

II. Ý CHÚA

1. Ý Chúa cao sâu, mầu nhiệm: “Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy.” (Is 55,9).

2. Chúng ta am tường được Ý Chúa do bởi Thánh Thần ban: “Chúng tôi cũng không ngừng cầu nguyện và kêu xin Thiên Chúa cho anh em được am tường thánh ý Người, với tất cả sự khôn ngoan và hiểu biết mà Thần Khí ban cho” (Cl 1,9).

III. THI HÀNH Ý CHÚA

1. Thi hành ý Chúa chúng ta được vào Nước Trời: "Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa!" là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.” (Mt 7,21).

2. Thi hành ý Chúa chúng ta là anh chị em của Chúa Giêsu: “Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi” (Mt 12,50).

3. Thi hành ý Chúa chúng ta có lương thực cho đời sống: Đức Giê-su nói với các ông: "Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người.” (Ga 4,34).

  

3. DẤU CHỈ VÀ BIẾN CỐ

I. DẤU CHỈ

1. Dấu chỉ của thời đại (thời điềm): Người đáp: "Chiều đến, các ông nói: "Ráng vàng thì nắng", rồi sớm mai, các ông nói: "Ráng trắng thì mưa". Cảnh sắc bầu trời thì các ông biết cắt nghĩa, còn thời điềm thì các ông lại không cắt nghĩa nổi” (Mt 16,2-3).

2. Dấu chỉ của cuộc sống (hoàn cảnh, biến cố): “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Vì đó là thánh ý Thiên Chúa về anh em trong Đức Ki-tô Giêsu” (1 Th 5,18). Anh em cứ lấy thí dụ cây vả mà học hỏi.Khi cành nó xanh tươi và đâm chồi nảy lộc, thì anh em biết là mùa hè đã đến gần. (Mt 24,32).

II. BIẾN CỐ ĐEM LẠI CHO CHÚNG TA ĐAU KHỔ

1. Đau khổ để chúng ta học biết Thánh Ý Chúa: “Đau khổ quả là điều hữu ích, để giúp con học biết thánh chỉ Ngài” (Tv 118,71). Qua đau khổ chúng ta học vâng phục Thánh Ý Chúa:  Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục (Hr 5,8).

2.  Đau khổ thanh tẩy chúng ta đoạn tuyệt với tội lỗi: “Chính vì Đức Ki-tô đã chịu đau khổ trong thân xác, nên anh em cũng phải lấy tư tưởng này làm khí giới: ai chịu đau khổ trong thân xác thì đoạn tuyệt với tội lỗi” (1 Pr 4,1).

2.1. Thiên Chúa yêu thương cho phép những đau khổ xảy ra trong cuộc đời của chúng ta, để thanh tẩy chúng ta khỏi những đam mê dục vọng. Đau khổ này có thể do tự chúng ta gây ra, hoặc do người khác gây ra, hoặc do  Xa-tan gây ra.

2.2. Thiên Chúa cho phép những đau khổ xảy ra trong cuộc đời chúng ta, để chúng ta thấy được những đam mê dục vọng của chúng ta trào ra khi gặp đau khổ qua các biến cố, những biến cố này thường làm chúng ta mất bình an và đau khổ.

3. Qua đau khổ Thiên Chúa tác thánh chúng ta: “Vấn đề là được biết chính Đức Ki-tô, nhất là biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh, cùng được thông phần những đau khổ của Người, nhờ nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người, với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cõi chết” (Pl 3,10-11).

III.  BIẾN CỐ ĐEM LẠI CHO CHÚNG TA HẠNH PHÚC

1. Sám hối: “Bấy giờ Người bắt đầu quở trách các thành đã chứng kiến phần lớn các phép lạ Người làm mà không sám hối: "Khốn cho ngươi, hỡi Kho-ra-din! Khốn cho ngươi, hỡi Bết-xai-đa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xi-đôn, thì họ đã mặc áo vải thô, rắc tro lên đầu tỏ lòng sám hối”(Mt 11,20-21).

2. Tin Đức Giêsu: “Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hoá thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết). Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người.Các môn đệ đã tin vào Người.” (Ga 2,9a.11).

3. Theo Đức Giêsu: Quả vậy, thấy mẻ cá vừa bắt được, ông Si-môn và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc. Thế là họ đưa thuyền vào bờ, rồi bỏ hết mọi sự mà theo Người (Lc 5,9.11).

4. Yêu mến Đức Giêsu: Vì thế, tôi nói cho ông hay: Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít."(Lc 7,47).

5. Làm chứng về tình yêu của Đức Giêsu: Khi Người xuống thuyền, thì kẻ trước kia đã bị quỷ ám nài xin cho được ở với Người. Nhưng Người không cho phép, Người bảo: "Anh cứ về nhà với thân nhân, và thuật lại cho họ biết mọi điều Chúa đã làm cho anh, và Người đã thương xót anh như thế nào". Anh ta ra đi và bắt đầu rao truyền trong miền Thập Tỉnh tất cả những gì Đức Giê-su đã làm cho anh. Ai nấy đều kinh ngạc (Mc 5,18-20).

 

4. NHẬN BIẾT THÁNH Ý CHÚA

I. BỐN PHƯƠNG THẾ ĐỂ NHẬN BIẾT THÁNH Ý CHÚA

1. Lời Chúa: “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: Xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người. Vì không có loài thọ tạo nào mà không hiện rõ trước Lời Chúa, nhưng tất cả đều trần trụi và phơi bày trước mặt Đấng có quyền đòi chúng ta trả lẽ” (Hr 4,12-13).

2. Quyền Bính: “Anh em hãy vâng lời những người lãnh đạo anh em và hãy phục tùng họ, vì họ chăm sóc linh hồn anh em như những người sẽ phải trả lẽ với Thiên Chúa. Như thế, họ sẽ vui vẻ thi hành phận sự của mình mà không than thở, bởi vì điều đó chẳng ích gì cho anh em” (Hr 13,17). Những tâm hồn thánh thiện nhiều kinh nghiệm thì đó lại là “Phương thế chắc chắn để nhận biết Thánh Ý Chúa và không đi ra ngoài thánh ý ấy”  (Thánh An-phong. “Yêu Mến Chúa Giêsu”, trang 222).

3. Các biến cố cuộc sống: Các biến cố bao gồm những sự kiện xảy ra chung quanh ta trực tiếp hay gián tiếp: “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Ki-tô Giê-su” (1 Th 5,18).

4. Các ơn soi sáng nội tâm hoặc tiếng nói của lương tâm

4.1. Các ơn soi sáng nội tâm (trực giác siêu nhiên): “Điều tôi khẩn khoản nài xin, là cho lòng mến của anh em ngày thêm dồi dào, khiến anh em được ơn hiểu biết và tài trực giác siêu nhiên, để nhận ra cái gì là tốt hơn” (Pl 1,9).

4.2. Tiếng nói bên trong (tâm ngôn):  Ông (Phi-líp-phê) đứng lên đi. Khi ấy có một viên thái giám người Ê-thi-óp, làm quan lớn trong triều của bà Can-đa-kê, nữ hoàng nước Ê-thi-óp.Ông này làm tổng quản kho bạc của bà.Ông đã lên Giê-ru-sa-lem hành hương và bấy giờ đang trên đường về. Ngồi trên xe nhà, ông đọc sách ngôn sứ I-sai-a. Thần Khí nói với ông Phi-líp-phê: "Tiến lên, đuổi kịp xe đó" (Cv 8,26-29).

II. ĐỂ ĐỌC ĐƯỢC THÁNH Ý CHÚA

     Theo thánh Phao-lô để có thể nhận ra Thánh Ý Chúa, chúng ta phải “cải biến con người” và xin Thiên Chúa ơn “am tường Thánh Ý Chúa”.

1. Cải biến con người: Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: Cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo (Rm 12,2).

2. Cầu xin Thần Khí ban cho ơn am tường Ý Chúa .

     Chúng tôi cũng không ngừng cầu nguyện và kêu xin Thiên Chúa cho anh em được am tường thánh ý Người, với tất cả sự khôn ngoan và hiểu biết mà Thần Khí ban cho  (Cl 1,9).

III. BẨY MỐI ĐAM MÊ

1. Nếu xét mình kĩ: chúng ta phải khiêm tốn nhận ra mình bị lôi cuốn bởi những đam mê dục vọng (1 Tx 4,5) gồm bẩy đam mê và chúng ta có bẩy nhân đức để vượt thắng nó:   

             Bẩy ĐAM MÊ                                         Bẩy NHÂN ĐỨC

1.1.  Mê trí mình (kiêu ngạo)                  ≠       khiêm nhường

1.2. Mê ý mình (nóng giận)                   ≠          hiền hậu

1.3. Mê của cải người (ghen tị)             ≠          bác ái

1.4. Mê của cải mình (ham tiền của)      ≠          quảng đại

1.5. Mê ăn uống (ham ăn uống)             ≠         sống chừng mực

1.6. Mê dâm dục (ham sắc dục)            ≠         trong sạch

1.7. Mê chơi (lười biếng)                       ≠         nhiệt thành

2. Bẩy đam mê dục vọng này quy về 7 mối tội đầu, 7 mối tội đầu này quy về 3 mối là danh vọng, lợi lộc, và lạc thú

2.1. Danh vọng gồm có tội kiêu ngạo và tội nóng giận.

2.2. Lợi lộc gồm có tội ghen tị và tội ham tiền của.

2.3. Lạc thú gồm có tội ham ăn uống, tội ham sắc dục, và tội lười biếng.

 

5. BẢY MỐI ĐAM MÊ VÀ BẢY NHÂN ĐỨC

NHÌN TRONG TIN MỪNG

I. MÊ TRÍ MÌNH (Kiêu ngạo)         khiêm nhường

1. Kiêu ngạo: Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi (Mt 6,2).

2. Khiêm nhường: Ông Gio-an trả lời: "Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người" (Ga 1,26-27).

II. MÊ Ý MÌNH (nóng giận)            hiền hậu

1. Nóng giận: Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. Người ấy trả lời: `Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì gặp lại cậu ấy mạnh khoẻ.' Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ (Lc 15,25-28).

2. Hiền hậu: Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11,29).

 

III. MÊ CỦA NGƯỜI (Ghen tị)          bác ái

1. Ghen tị: Vậy khi đám đông đã tụ họp lại, thì tổng trấn Phi-la-tô nói với họ: "Các ngươi muốn ta phóng thích ai cho các ngươi đây? Ba-ra-ba hay Giê-su, cũng gọi là Ki-tô?" Bởi ông thừa biết chỉ vì ghen tị mà họ nộp Người (Mt 27,11-18).

2. Bác ái: Trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng.Nên trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giê-su đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau (Ga 13,1.4).

IV.  MÊ CỦA CẢI MÌNH (ham tiền của và hà tiện)             Quảng đại

1. Ham tiền của và hà tiện: Lạy thầy nhân lành tôi phải làm gì để được sống đời đời...."Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi." Nghe lời đó, người thanh niên buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải (Mt 19,16-22).

2. Quảng đại: Ông Da-kêu đứng đó thưa với Chúa rằng: "Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn" (Lc 19,8).

V. MÊ ĂN UỐNG (ham ăn uống       sống chừng mực

1. Ham ăn uống: Nhưng nếu người đầy tớ ấy nghĩ bụng: `Chủ ta còn lâu mới về', và bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa, chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt phải chung số phận với những tên thất tín (Lc 12,45-46).

2. Sống chừng mực: Bấy giờ các môn đệ ông Gio-an và các người Pha-ri-sêu đang ăn chay; có người đến hỏi Đức Giê-su: "Tại sao các môn đệ ông Gio-an và các môn đệ người Pha-ri-sêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?" Đức Giê-su trả lời: "Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ? Bao lâu chàng rể còn ở với họ, họ không thể ăn chay được. Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay trong ngày đó (Mc 2,18-20).

VI. MÊ DÂM DỤC (ham sắc dục      trong sạch

1. Ham sắc dục: Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi (Mt 5,27-28).

2. Trong sạch: Quả vậy, có những người không kết hôn vì từ khi lọt lòng mẹ, họ đã không có khả năng; có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn; lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu" (Mt 19,12).

VII. MÊ CHƠI (LƯỜI BIẾNG)       nhiệt thành

1. Lười biếng: Nhưng nếu tên đầy tớ xấu xa ấy nghĩ bụng: "Còn lâu chủ ta mới về", thế rồi hắn bắt đầu đánh đập các đồng bạn, và chè chén với những bọn say sưa, chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không chờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt chung số phận với những tên giả hình: Ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng" (Mt 24,48-51).

2. Nhiệt thành: Người đã lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói: "Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến khác đây". Ông chủ nói với người ấy: "Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!" (Mt 25,22-23).

 

6. CHÌA KHOÁ ĐỂ ĐỌC Ý CHÚA

I. GIÁC QUAN LINH THÁNH

1. Giác quan linh thánh còn gọi là “trực giác siêu nhiên”(Pl 1,9): Giác quan linh thánh là một giác quan làm cho người ta hiểu được, đọc được Thánh Ý Chúa nói với chúng ta qua các dấu chỉ của thời đại (thời điềm), hoặc dấu chỉ của cuộc sống (hoàn cảnh, biến cố).

2. Giác quan linh thánh là ơn nhưng không : Thiên Chúa ban cho chúng ta do chúng ta cầu nguyện, cầu nguyện, và cầu nguyện.

3. Vì là ơn Chúa : Giác quan linh thánh không dựa vào các yếu tố hoặc khả năng của chúng ta như tuổi tác, học vấn, thông thái mà có.

3.1. Thánh Tiến sĩ Hội Thánh là thánh Têrêxa Hài đồng chết năm 24 tuổi, ít học.

3.2. Thánh Tiến sĩ Hội Thánh là thánh Catarina de Sienna chết năm 33 tuổi, gần như mù chữ.

Hai vị là những người linh hướng kiệt xuất cho các tâm hồn đến với các Ngài.

4. Kinh nghiệm của Thánh Biển Đức: Khi có một Thầy trong Dòng hỏi Thánh Biển Đức: “Thưa Cha, làm sao con biết được Ý Chúa ?”. Ngài trả lời: “Ai yêu mến Chúa nhiều, người ấy biết được ý Chúa”.

II. CHÌA KHOÁ ĐỂ ĐỌC Ý CHÚA

 Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh (1 Tx 4,3). 

1. Chìa khoá của thánh Phao-lô (mọi hoàn cảnh đều có Ý Chúa): “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Vì đó là thánh ý Thiên Chúa về anh em trong Đức Ki-tô Giêsu” (1 Tx 5,18).

2. Chìa khoá của thánh Phê-rô (từ bỏ đam mê dục vọng mà sống thánh thiện):“Như những người con biết vâng phục, anh em đừng chiều theo những đam mê trước kia, lúc anh em còn mê muội. Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em” (1 Pr 1,14-15).

III. ĐỌC Ý CHÚA QUA CÁC BIẾN CỐ

1. Ý Chúa khi gặp những biến cố đau khổ:

1.1. Khi Chúa yêu thương đưa những biến cố đau khổ đến cho chúng ta thì ý Chúa muốn gì? (Chìa khoá của thánh Phao-lô)

1.2. Ý Chúa muốn chúng ta từ bỏ những đam mê dục vọng mà sống đạo đức thánh thiện (Chìa khoá của thánh Phê-rô).

2. Xét mình không xét người: Để chúng ta thấy được Ý Chúa chúng ta đừng xét đoán hoặc đổ lỗi cho người này người kia, nhưng chúng ta chỉ xét mình và nhận ra đam mê của mình “nhìn thấy được” qua các biến cố. “Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới?” (Mt 7,3).

 

7. NHÌN RA NHỮNG ĐAM MÊ QUA BIẾN CỐ

I. BẨY “ĐAM MÊ” TRONG VÀI THƯ CỦA THÁNH PHAOLÔ

1.Thư Rôma: Hãy đồng tâm nhất trí với nhau, đừng tự cao tự đại, nhưng ham thích những gì hèn mọn. Anh em đừng cho mình là khôn ngoan, đừng lấy ác báo ác (Rm 12,16-17).

+ tự cao tự đại,  ...cho mình là khôn ngoan (MÊ TRÍ MÌNH , kiêu ngạo)

+ lấy ác báo ác (MÊ Ý MÌNH, nóng giận)

2. Thư Ga-lát : “Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy” (Gl 5,19-21a).

+ dâm bôn, ô uế, phóng đãng (MÊ DÂM DỤC, ham sắc dục)

+ thờ quấy, phù phép (MÊ TRÍ MÌNH, kiêu ngạo)

+ hận thù, bất hoà, nóng giận (MÊ Ý MÌNH, nóng giận)

+ say sưa, chè chén (MÊ ĂN UỐNG, ham ăn uống)

+ ghen tuông, ... ganh tỵ (MÊ CỦA CẢI NGƯỜI, ghen tị)

3. Thư Cô-lô-sê : “Vậy anh em hãy giết chết những gì thuộc về hạ giới trong con người anh em: Ấy là gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu và tham lam; mà tham lam cũng là thờ ngẫu tượng. Nhưng nay, cả anh em nữa, hãy từ bỏ tất cả những cái đó: Nào là giận dữ, nóng nảy, độc ác, nào là thoá mạ, ăn nói thô tục” (Cl 3,5.8).

+ gian dâm, ô uế (MÊ DÂM DỤC, ham sắc dục).

+ và tham lam (MÊ CỦA CẢI MÌNH, ham tiền của và hà tiện).

+ giận dữ, nóng nảy (MÊ Ý MÌNH, nóng giận).

4. Thư 2 Thê-xa-lô-ni-ca : “Thế mà chúng tôi nghe nói: trong anh em có một số người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào” (2 Tx 3,11).

+ chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào.(MÊ CHƠI, lười biếng)

II. ĐỌC Ý CHÚA QUA NHỮNG ĐAM MÊ VÀ BIẾN CỐ

        Có những biến cố đem lại cho chúng ta bình an và hạnh phúc, chúng ta cũng đọc được qua những biến cố này là tình yêu và sự quan phòng yêu thương của Chúa. Qua ơn lành của Chúa mà chúng ta nhận, chúng ta xác tín về tình yêu của Chúa Cha qua Đức Giêsu Kitô trong Thánh Thần. Những biến cố này khơi dậy nơi chúng ta “những lời tạ ơn”  và mời gọi chúng ta “hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa” (Rm 12,1). Chúng ta sẽ học đọc những biến cố đem lại bình an hoặc hạnh phúc ở những Phần III, Chương 7.

        Trong những phần này chúng ta sẽ học đọc Thánh Ý Chúa qua những biến cố gây cho chúng ta đau khổ, vì đa số chúng ta thường gặp những biến cố này. Thiên Chúa cho phép những đau khổ xảy ra trong cuộc đời chúng ta, để chúng ta thấy được những đam mê dục vọng của chúng ta trào ra khi gặp đau khổ qua các biến cố, những biến cố này thường làm chúng ta mất bình an và đau khổ. 

** Đau khổ giúp chúng ta học biết Thánh Ý Chúa: “Đau khổ quả là điều hữu ích, để giúp con học biết thánh chỉ Ngài” (Tv 118,71).

** Đau khổ giúp chúng ta đoạn tuyệt với tội lỗi: “Ai chịu đau khổ trong thân xác thì đoạn tuyệt với tội lỗi” (x. 1 Pr 4,1).

** Đừng chiều theo những đam mê mà sống thánh thiện: “Như những người con biết vâng phục, anh em đừng chiều theo những đam mê trước kia, lúc anh em còn mê muội. Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em” (1 Pr 1,14-15).

1. Mê trí mình (kiêu ngạo)

1.1. Qua một biến cố xảy ra, chúng ta thấy mình kiêu ngạo (x. Mc 7,22).

1.2. Ý Chúa muốn chúng ta “đừng chiều theo những đam mê trí mình” (x. Ga 5,38), mà sống thánh thiện trong cách ăn nết ở là sống khiêm nhường (x. Mt 12,29).

2. Mê ý mình (nóng giận)

2.1. Qua một biến cố xảy ra, chúng ta thấy mình nóng giận (x. 1 Cr 13,5).

2.2. Ý Chúa muốn chúng ta “đừng chiều theo những đam mê ý mình”  (x. Lc 15,25-30), mà sống thánh thiện trong cách ăn nết ở là sống hiền hậu (x. Mt 12,29).

3. Mê của cải người (ghen tị)

3.1. Qua một biến cố xảy ra, chúng ta thấy mình ghen tị (x. Mt 27,18).

3.2. Ý Chúa muốn chúng ta “đừng chiều theo những đam mê của cải người” (x. Ga 12,1-8), mà sống thánh thiện trong cách ăn nết ở là sống bác ái (x. Gl 5,22).

4. Mê của cải mình (ham tiền của hoặc hà tiện)

4.1. Qua một biến cố xảy ra, chúng ta thấy mình ham tiền của hoặc hà tiện (x. 1 Tm 6,10).

4.2. Ý Chúa muốn chúng ta “đừng chiều theo những đam mê của cải mình” (x. Lc 12,13-21), mà sống thánh thiện trong cách ăn nết ở là sống quảng đại  (x. 2 Cr 9,5).

5. Mê ăn uống (ham an uống)

5.1. Qua một biến cố xảy ra, chúng ta thấy mình ham ăn uống  (x. Lc 12,45).

5.2. Ý Chúa muốn chúng ta “đừng chiều theo những đam mê ăn uống”  (x. Rm 6,10), mà sống thánh thiện trong cách ăn nết ở là sống chừng mực (x. Tt 2,12).

6. Mê dâm dục (ham sắc dục)

6.1. Qua một biến cố xảy ra, chúng ta thấy mình ham sắc dục  (x. Mt 5,28).

6.2. Ý Chúa muốn chúng ta “đừng chiều theo những đam mê dâm dục” (x. Gl 5,19), mà sống thánh thiện trong cách ăn nết ở là sống trong sạch (x. 1 Tm 5,22).

7. Mê chơi (lười biếng)

7.1. Qua một biến cố xảy ra, chúng ta thấy mình lười biếng (x. Mt 25,26).

7.2. Ý Chúa muốn chúng ta “đừng chiều theo những đam mê chơi”  (x. Lc 15, 13), mà sống thánh thiện trong cách ăn nết ở là sống nhiệt thành (x. Rm 12,11).

 


Trở lại      In      Số lần xem: 13949
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  8
 Hôm nay:  1435
 Hôm qua:  2348
 Tuần trước:  18164
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11397493
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top