Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Bảy mối tội đầu - Tập III

MỤC LỤC - TẬP III

-----//-----

1. CÁC LỜI KHUYÊN PHÚC ÂM

2. BA LỜI KHẤN DÒNG và CÁC NHÂN ĐỨC ĐỂ CHẾ NGỰ VÀ CHIẾN THẮNG BẢY ĐAM MÊ TRẦN TỤC

3. 150 đề mục về BẢY ĐAM MÊ TRẦN TỤC

4. 75 mục “Chúa là Đấng ban sức sống”

5. ĐỒNG HÀNH VỚI CHÍNH MÌNH

6. ĐỒNG HÀNH CHO NGƯỜI GẶP BIẾN CỐ GÂY ĐAU KHỔ

7. ĐỒNG HÀNH CHO NGƯỜI GẶP BIẾN CỐ ĐEM BÌNH AN hoặc HẠNH PHÚC

1. BA LỜI KHẤN VÀ BẢY ĐAM MÊ TRẦN TỤC

I. CÁC LỜI KHUYÊN PHÚC ÂM

1. Các Tu sĩ tuyên khấn các lời khuyên Phúc Âm về khiết tịnh, thanh bần và tuân phục (x. Giáo Luật 573 § 2) dựa trên các giáo huấn và gương sáng của Đức Ki-tô (x. Giáo Luật 575). Qua việc tuân giữ các lời khuyên Phúc Âm, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, các Tu sĩ bước theo Đức Ki-tô sát hơn, và được liên kết cách đặc biệt với Giáo Hội và mầu nhiệm Giáo Hội  nhờ đức ái là mục đích của các lời khuyên Phúc Âm  (x. Giáo Luật 573 § 2). Toàn thể cuộc sống của  họ trở thành việc thờ phượng liên tục trong đức ái  (x. Giáo Luật 607 § 1) qua ba đặc tính chủ yếu của đời sống thánh hiến là sự tìm kiếm Chúa, một đời sống hiệp thông huynh đệ, và sự phục vụ người khác (x. Giáo Hội tại Á Châu 44) .

2. Các lời khuyên Phúc Âm như là cột trụ nâng đỡ đời tu, vì diễn tả đầy đủ và sâu sắc tính triệt để của Tin Mừng, là nét đặc trưng của đời sống tu trì. Thật vậy nhờ việc Cam Kết giữ các Lời Khuyên Phúc Âm trong Giáo Hội, các Tu sĩ muốn thoát ly khỏi những ngăn trở có thể làm cho họ không nhiệt tâm yêu mến và tôn thờ Thiên Chúa cách hoàn hảo. Các ngăn trở đó đụng chạm đến những điểm thiết yếu của đời sống và các mối liên hệ con người: tình cảm, sở hữu và quyền hành (x. Huấn thị Những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các Hội dòng12).

3. Việc tuyên khấn ghi khắc trong tâm hồn mỗi Tu sĩ tình yêu của Chúa Cha, cũng là tình yêu trong tâm hồn Đức Giê-su Kitô, Đấng cứu độ trần gian. Một tình yêu như thế phải phát xuất từ một hiến tế đặc biệt, đặt nển tảng trên bí tích rửa tội. Tình yêu ấy phải là khởi điểm cho đời sống mới của các Tu Sĩ trong Đức Kitô và trong Giáo Hội, và là khởi điểm của một cuộc sáng tạo mới (x. Huấn thị Những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các Hội dòng 11) .

I. LỜI KHUYÊN PHÚC ÂM TUÂN PHỤC

1. Mê Danh vọng gồm có tội kiêu ngạo và tội nóng giận. Mê trí mình (tội kiêu ngạo) và mê ý mình (tội nóng giận) được biến đổi triệt để nhờ lời khấn vâng phục. Đức Tuân phục Phúc Âm giúp biến đổi triệt để những gì, trong lòng con người, phát xuất từ sự kiêu hãnh về cuộc sống (x. Tông Huấn Hồng ân cứu chuộc số 9).

           Lời khấn vâng phục    =  nghịch ý =    MÊ DANH (kiêu ngạo và nóng giận)

           Vâng phục khiêm nhường   =    nghịch ý  =   Mê trí mình (kiêu ngạo)  

           Vâng phục hiền hậu  =   nghịch ý   =    Mê ý mình (nóng giận) 

2. Lời khuyên Phúc Âm tuân phục được đảm nhận với tinh thần đức tin và đức mến, theo gương Đức Kitô tuân phục cho đến chết (x. Giáo Luật 601). Chính vì muốn trung thành với ơn kêu gọi mà các Tu sĩ tuyên khấn tuân phục trong ánh sáng đức tin và trong chính sức mạnh của lòng mến Đức Kitô. Tuyên khấn như vậy, các Tu sĩ đã hiến dâng tất cả ý chí và bước vào kế hoạch cứu độ của Đức Kitô một cách vững mạnh hơn, quyết liệt hơn (x. Tông Huấn Chứng tá Phúc Âm 23).

3. Đức tuân phục Kitô giáo là một sự tùng phục thánh ý Thiên Chúa vô điều kiện. Đức tuân phục của các Tu sĩ là một tác động hoàn toàn tự do đã làm cho họ trở nên tu sĩ hiện nay: nhiệm vụ của họ là làm cho tác động ấy luôn luôn trở nên sống động hơn bằng những sáng kiến riêng, hoặc bằng cách các Tu sĩ sẵn lòng hưởng ứng những mệnh lệnh của các Bề Trên của họ. Đức tuân phục ấy thay vì giảm bớt phẩm giá con người, lại làm cho con người trở nên trưởng thành bằng cách làm lớn mạnh quyền tự do làm con Thiên Chúa (x. Tông Huấn Chứng tá Phúc Âm 27).

4. Các Tu sĩ được Thiên Chúa yêu thương mời gọi sống tuân phục noi gương Đức Kitô và tham gia vào sứ vụ của Người. Dù họ thi hành quyền bính hay tuân phục, các Tu sĩ không thể ra lệnh hay tuân phục mà không quy chiếu về sứ vụ. Khi tuân phục các Tu sĩ  nối liền sự tuân phục của mình vào sự tuân phục của Đức Giê-su để cứu độ thế giới (x. Huấn thị Những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các Hội dòng 15).

5. Lời khuyên Phúc Âm về đức vâng phục là lời mời gọi rút ra từ sự vâng phục “cho đến chết ” của Đức Ki-tô, và chính bởi lời khấn tuân phục, các Tu sĩ quyết tâm biến đổi để được nên giống Đức Kitô, Đấng vì sự vâng phục của mình đã cứu chuộc loài người và thánh hoá họ. Khi tuân giữ lời khuyên tuân phục, họ tìm thấy vai trò đặc biệt của mình trong công cuộc cứu chuộc của Đức Kitô và trong con đường nên thánh của họ (x. Tông Huấn  Hồng ân cứu chuộc 13).

6. Do lời khấn vâng phục, các Tu sĩ cam kết buộc phải quyết chí tuân phục các Bề Trên hợp pháp là đại diện cho Thiên Chúa, khi các Ngài truyền lệnh theo Hiến Chương (x. Giáo Luật  601). Chỉ có Bề Trên cấp cao mới có thể ban lệnh tryền với hiệu lực của lời khấn vâng phục vì những lý do thực sự, nghiêm trọng, và phải làm trong tinh thần bác ái và thận trọng. Một lệnh truyền như vậy phải được ban trước hai nhân chứng hoặc bằng văn bản. Các Tu sĩ buộc phải  vâng phục Đức Giáo Hoàng như Bề Trên tối cao của mình, và cũng phải vâng phục Người do dây ràng buộc thánh của đức vâng phục (x. Giáo Luật 590 §  2).

7. Theo gương Chúa Kitô, Đấng đã đến để làm theo ý Chúa Cha tự nhận làm thân phận tôi tớ,và đã học tập đức vâng lời từ những đau khổ phải chịu, các Tu sĩ, được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, hãy lấy đức tin tùng phục các Bề Trên, đại diện Thiên Chúa, và nhờ các Ngài hướng dẫn, họ phục vụ mọi anh chị em trong Chúa Kitô, như chính Chúa vì tuân phục Chúa Cha đã phục vụ anh chị em, và hiến dâng mạng sống để cứu chuộc mọi người. Các Tu sĩ hãy khiêm tốn tuân phục các Bề Trên của mình theo tiêu chuẩn quy luật và Hiến Chương, trong tinh thần tin kính và yêu mến đối với thánh ý Chúa, dùng tất cả năng lực trí tuệ, ý muốn cũng như năng khiếu và ơn Chúa ban để thi hành các giới lệnh và chu toàn những phận vụ đã được ủy thác cho mình, vì biết mình đang góp công xây dựng Thân Thể Chúa Ki-tô theo như ý định Thiên Chúa (x. Sắc lệnh về canh tân thích nghi đời sống Dòng Tu 14).

8. Trong đời sống huynh đệ được Thánh Thần linh hoạt, mỗi Tu sĩ trân trọng đối thoại với những người khác để tìm ra ý Chúa Cha, đồng thời tất cả mọi người đều nhận ra nơi Bề Trên hiện thân tình phụ tử của Thiên Chúa, và quyền bính Thiên Chúa trao ban là để dùng vào việc biện phân và hiệp thông (x. Tông Huấn  Đời Sống Thánh Hiến 92).

III. LỜI KHUYÊN PHÚC ÂM THANH BẦN

1. Mê Lợi lộc gồm có tội ghen tị và tội hà tiện tham lam. Mê của cải người (tội ghen tị) và mê của cải mình (tội ham mê tiền của hoặc hà tiện ) được biến đổi nhờ lời khấn khó nghèo. Đức thanh bần Phúc Âm giúp con người biến đổi tất cả những gì bắt nguồn từ đam mê của con mắt (x. Tông Huấn Hồng ân cứu chuộc, số 9).

        Lời khấn thanh bần   ≠ MÊ LỢI LỘC (Ghen tị và Ham tiền của hoặc hà tiện )

        Thanh bần bác ái    ≠     Mê của cải người (Ghen tị).

        Thanh bần quảng đại     ≠   Mê của cải mình (ham mê tiền của hoặc hà tiện ).

2. Lời khuyên Phúc Âm thanh bần nhằm noi gương Đức Ki-tô, Đấng vốn giàu có đã trở nên nghèo khó vì chúng ta (x. Giáo Luật 600) . Lời khuyên thanh bần đòi hỏi các Tu sĩ một cuộc sống nghèo trong thực tế và trong tinh thần, chịu khó lao động, thanh đạm và thanh thoát đối với của cải vật chất (x. Huấn thị Những yếu tố cốt yếu về đời tu 20) .

3. Lời khuyên thanh bần còn bao hàm sự lệ thuộc và sự hạn chế trong việc sử dụng và định đoạt tài sản: Các Tu sĩ từ bỏ quyền sử dụng cũng như quyền tự do định đoạt tài sản của mình, tuỳ thuộc vào Bề Trên chính thức trong Hội Dòng để có những của cải vật chất mình cần, các Tu sĩ để các tặng vật và thu nhập làm tài sản chung của cả cộng đoàn, chấp nhận một nếp sống giản dị và tham dự vào nếp sống đó (x. Huấn thị Những yếu tố cốt yếu về đời tu 16).

4. “Phúc thay ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3). Các Tu sĩ sống nghèo khó trong tinh thần khi họ sống khiêm nhường trong tâm hồn, và sống từ bỏ mình (x. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo 2546). Đức Ki-tô, Đấng nghèo khó nhất trong cái chết của Người trên thập giá, đồng thời cũng là Đấng làm cho chúng ta  được nên giàu sang vô tận nhờ sự sung mãn của cuộc sống mới, qua sự phục sinh (x. Tông Huấn  Hồng ân cứu chuộc 12).

5. Chúng ta biết Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì chúng ta, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho chúng ta trở nên giàu có (x. 2 Cr 8,9). Người là Thầy và là người phát ngôn về sự khó nghèo làm cho các Tu sĩ nên giàu sang. Sự giầu sang vô tận này, khi được ban tặng cho linh hồn họ ngang qua mầu nhiệm ân sủng, thì tạo nên trong chính các Tu sĩ, chính nhờ sự nghèo khó, một nguồn mạch làm cho người khác được nên giàu sang, không thể sánh ví được với những gì do của cải vật chất sinh ra (x. Tông Huấn  Hồng ân cứu chuộc 12).

6. Các Tu sĩ hãy lưu ý điều khiển tâm tình của mình cho đúng đắn, để việc sử dụng các của cải trần gian và lòng quyến luyến sự giàu sang nghịch với tinh thần khó nghèo của Phúc Âm, không cản trở các Tu sĩ theo đuổi đức ái trọn hảo (x. Hiến chế Tín lý về Giáo Hội 42). Các Tu sĩ cũng cần biết rằng phải sống khó nghèo theo gương Đức Ki-tô trong việc sử dụng những của cải đời  này vốn cần thiết cho nếp sống hằng ngày. Trong đời sống hằng ngày, cả đời sống bên ngoài nữa, các Tu sĩ phải nêu lên những bằng chứng của sự khó nghèo đích thực (x. Tông Huấn Chứng tá Phúc Âm 16).

7. Sống lời khấn thanh bần trong việc tuân phục tuyệt đối thánh ý Chúa là biết dùng của cải đúng ý Chúa muốn, và tín thác vào tình yêu Thiên Chúa quan phòng khi sống giây phút hiện tại với tất cả niềm vui trong việc “trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những điều khác, Người sẽ thêm cho. Vậy, các Tu sĩ đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (x. Mt  6,33-34).

8. Các Tu sĩ sống đức thanh bần là chấp nhận đời sống lao nhọc cần cù, bằng những hành động cụ thể và khiêm tốn, khước từ tư hữu và sẵn sàng từ bỏ để được tự do hơn trong sứ vụ của họ. Các Tu sĩ hãy biết thán phục và trân trọng những công trình sáng tạo cũng như đồ dùng họ đang sử dụng: hòa mình với Cộng đoàn trong mức sống ; thành thực muốn để mọi sự làm của chung và lãnh nhận tùy theo mức cần thiết (x. Huấn thị Những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các Hội dòng 14). Các Tu sĩ làm việc để mưu sinh cho chính mình, mưu sinh cho anh chị em của mình, và để giúp đỡ những người nghèo, đó là bổn phận của họ. Nhưng những hoạt động của các Tu sĩ không được trái với ơn kêu gọi của Hội Dòng của họ, cũng không thể cho phép họ thường xuyên làm những công việc thay thế nhiệm vụ riêng biệt của Hội Dòng (x. Tông Huấn Chứng tá Phúc Âm 20).

IV. LỜI KHUYÊN PHÚC ÂM KHIẾT TỊNH

1.  Mê Lạc thú gồm có tội tham ăn uống, tội mê dâm và tội lười biếng. Mê ăn uống (tội ham mê ăn uống), mê dâm dục (tội ham mê sắc dục) và mê chơi (tội lười biếng) được biến đổi nhờ lời khấn khiết tịnh. Đức khiết tịnh Phúc Âm giúp các Tu sĩ biến đổi, trong cuộc sống nội tâm của họ, tất cả những gì bắt nguồn từ đam mê của xác thịt (x. Tông Huấn Hồng ân cứu chuộc  số 9).

  Lời khấn khiết tịnh  ≠  MÊ LẠC THÚ (Ham mê ăn uốngHam mê sắc dục, Lười biếng)

   KHIẾT TỊNH Sống chừng mực     ≠        Mê ăn uống (Ham mê ăn uống).

   KHIẾT TỊNH Trong sạch           ≠   Mê dâm dục (Ham mê sắc dục).

   KHIẾT TỊNH  Nhiệt thành    ≠   Mê chơi (Lười biếng).

2. Lời khuyên Phúc Âm khiết tịnh đảm nhận vì Nước Trời,  vốn là dấu chỉ của thế giới sẽ đến và là nguồn sinh lực phong phú hơn trong một con tim không chia sẻ, bao gồm nghĩa vụ tiết dục hoàn toàn trong đời sống độc thân (x. Giáo Luật 599). Sống khiết tịnh là việc các Tu Sĩ tự do hiến thân theo gương hiến thân của Đức Ki-tô cho Giáo Hội, do đó các Tu Sĩ hiến thân hoàn toàn và không đòi lại (x. Tông Huấn Chứng tá Phúc Âm  7).

3. Đức khiết tịnh “vì Nước Trời” (x. Mt 19,12), mà các Tu sĩ khấn giữ, phải được quí trọng như một ân huệ cao cả của ơn thánh. Thật vậy, ơn ấy giải thoát lòng các Tu sĩ cách đặc biệt, để họ yêu mến Chúa và yêu mọi người hơn (x. Sắc lệnh về canh tân thích nghi đời sống Dòng Tu 12).

4. Sống khiết tịnh trong ơn gọi độc thân, các Tu sĩ muốn được thuộc trọn về Chúa Ki-tô, họ hiến trọn tình yêu không chia sẻ cho một mình Chúa cách dễ dàng hơn (x. Hiến chế Tín lý về Giáo Hội 42c), để các Tu sĩ chuyên lo việc Chúa và tìm cách làm đẹp lòng Người (x. 1 Cr 7,32).  

5. Chính Thần Khí ban cho các Tu sĩ tình yêu (x. Cl 1,8), để họ đón nhận tình yêu Thiên Chúa kêu mời họ sống thánh ý Chúa, và chỉ có tình yêu Thiên Chúa mới kêu mời các Tu sĩ  dứt khoát giữ đức khiết tịnh tu trì  (x. Tông Huấn Chứng tá Phúc Âm 13).

6. Sống khiết tịnh là làm chủ phái tính, nhờ đó các Tu sĩ thống nhất được đời sống thể lý và tinh thần, lúc đó các Tu sĩ giữ được toàn bộ sức mạnh của sức sống và tình yêu có nơi mình (x. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo 2337).

7. Sống khiết tịnh giúp các Tu sĩ sắp đặt lại bản thân: Sống khiết tịnh mang lại cho các Tu sĩ tính thống nhất mà các Tu sĩ đã đánh mất khi để cho tâm trí mình tản mác (x. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo 2340). Các Tu sĩ học biết kiểm soát và chế ngự những đòi hỏi của tính dục, đồng thời giữ mình khỏi tình cảm ích kỷ, kiêu căng và tự mãn vì đã trung thành giữ đức khiết tịnh (x. Huấn thị Những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các Hội dòng 13).

8. Các Tu sĩ hãy yêu thương nâng đỡ nhau chân thành với lòng mến mà Thần Khí ban cho họ(x. Cl 1,8), vì khi đời sống cộng đoàn có tình huynh đệ đích thực giữa các Tu sĩ, đức khiết tịnh của họ được bảo vệ an toàn hơn cả (x. Sắc lệnh về canh tân thích nghi đời sống Dòng Tu  12).

THỰC TẬP ĐỒNG HÀNH THIÊNG LIÊNG

 

2. BA LỜI KHẤN DÒNG và CÁC NHÂN ĐỨC ĐỂ CHẾ NGỰ VÀ CHIẾN THẮNG BẢY ĐAM MÊ TRẦN TỤC

I. LỜI KHẤN VÂNG PHỤC      MÊ DANH VỌNG (kiêu ngạo và nóng giận)

 Đức tin và đức khiêm nhường chế ngự và chiến thắng tội kiêu ngạo (mê trí mình)

Đức khôn ngoan và đức hiền hậu chế ngự và chiến thắng tội nóng giận (mê ý mình).

1. ĐỨC TIN (x. Ga 6,40)             ≠        MÊ TRÍ MÌNH (x. Ga 5,38)

    Đức khiêm nhường (x. Mt 12,29)     ≠          Tội kiêu ngạo (x. Mc 7,22)                 

 

2. ĐỨC KHÔN NGOAN (x. Gc 3,17)   ≠   MÊ Ý MÌNH (x. Mt 21,28-32)   

    Đức hiền hậu (x. Mt 12,29)                           ≠   Tội nóng giận (x. 1 Cr 13,5)   

II.  LỜI KHẤN KHÓ NGHÈO    MÊ LỢI LỘC (Ghen tị và Ham mê tiền của hoặc hà tiện)

Đức công bằng và đức bác ái chế ngự và chiến thắng tội ghen tị (mê của cải người khác)

Đức mến và đức quảng đại chế ngự và chiến thắng tội ham mê tiền của hoặc tội hà tiện (mê của cải mình).

3. ĐỨC CÔNG BẰNG (x. Mt 20,4)     ≠    MÊ CỦA CẢI NGƯỜI (x. Ga 12,1-8)    

    Đức bác ái (x. Gl 5,22)                                 ≠    Tội ghen tị  (x. Mt 27,18)   

            

4. ĐỨC MẾN (x. 1 Cr 13,4)                  ≠    MÊ CỦA CẢI MÌNH  (x. Lc 12,13-21)     ê

   Đức quảng đại  (x. 2 Cr 9,5)                      ≠    Tội ham mê tiền của  (x. 1 Tm 6,10)               

III. Lời khấn khiết tịnh    MÊ LẠC THÚ (Ham  ăn uống, Ham mê sắc dục, Lười biếng)

Đức tiết độ và đức chừng mực chế ngự và chiến thắng tội ham mê ăn uống (mê ăn uống.)

Đức cậy và đức trong sạch chế ngự và chiến thắng tội ham mê sắc dục (mê dâm dục)

Đức can đảm và đức nhiệt thành chế ngự và chiến thắng tội lười biếng (mê chơi).

5. ĐỨC TIẾT ĐỘ (x. Ep 5,18)          ≠   MÊ ĂN UỐNG (x. Rm 6,10)

    Đức chừng mực (x. Tt 2,12)        ≠   Tội ham mê ăn uống (x. Lc 12,45)       

6. ĐỨC CẬY (x. Gl 5,16)                  ≠  MÊ DÂM DỤC(x. Gl 5,19)

   Đức trong sạch (x. 1 Tm 5,22)               ≠  Tội ham mê sắc  dục    (x. Mt 5,28)            

7. ĐỨC CAN ĐẢM (x. Ga 16,33)   ≠   MÊ CHƠI (x. Lc 15, 13)

   Đức nhiệt thành (x. Rm 12,11)               ≠   Tội lười biếng (x. Mt 25,26)

THỰC TẬP ĐỒNG HÀNH THIÊNG LIÊNG

 

 3. 150 đề mục về BẢY ĐAM MÊ TRẦN TỤC

         Trước khi làm bài “đồng hành với chính mình”, bạn cần nhận diện được đam mê của mình, bạn cần coi đam mê đó cụ thể là những vấp ngã nào. 150 đề mục về 7 đam mê trần tục sẽ giúp bạn làm điều đó

 I. MÊ TRÍ MÌNH (Kiêu ngạo, 1-40)          

 I.A. Kiêu ngạo TRONG TƯ TƯỞNG (1-18)

1. Tự cao tự đại.Tự cao khó chịu vì một cử chỉ sơ suất của người khác.

2. Tự tôn mình lên, kiêu ngạo.

3. Vênh vang, tự đắc, phô trương hợm hĩnh, tự hào về những chuyện nhỏ nhen.

4. Cố chấp, ngoan cố. Cố ý nghi ngờ Chúa và các chân lý trong Kinh Thánh, các Bí tích .Khước từ quyền bính và giáo huấn của Hội Thánh.

5. Định kiến về người khác. Thành kiến về người khác  không cho họ có cơ hội thăng tiến.

6. Ảo tưởng về mình ( Gl 6,3), lừa dối chính mình (Gc 1,22), hành động như mình không thể sa ngã hoặc thất bại.

7. Sợ dư luận, sợ người ta làm cho mình mất danh tiếng hay đau khổ.

8. Sợ hãi kém lòng tin nơi Chúa.

9. Tin chưa đủ và còn ngờ vực.

10. Nghi ngờ Chúa, không tin Chúa dù thấy việc Chúa làm, tưởng mình làm ra mọi cái hay cái tốt, không phải Chúa. Thiếu hiểu biết về Chúa khi không mấy lo lắng tìm kiếm chân lý, điều thiện.

11. Quá tin cậy nơi sức mình, cậy sức mình hơn sức Chúa.  Chối bỏ các chân lý Chúa dạy trong Kinh Thánh.

12. Tự gieo mình vào nguy hiểm, thử thách Chúa, quên sự yếu hèn của mình. Con lệch lạc trong phán đoán về Chúa do việc thiếu hoán cải và bác ái.

13. Mặc cảm về sự thấp kém.

14. Ngã lòng, sờn lòng nản chí, thất bại thì ngã lòng rủn chí.

15. Thất vọng, tuyệt vọng.

16. Tìm hư danh, phô trương việc lành, tìm kiếm và khao khát lời khen, phóng đại công việc và đức tính của mình.

17. Theo ý riêng không theo ý Chúa. Lệch lạc trong phán đoán về Chúa do việc thói quen phạm tội mà lương tâm dần dần trở nên mù quáng.

18. Vui mừng khi thấy người khác thua kém mình, buồn phiền khi người khác hơn mình. Dửng dưng trước tình yêu Thiên Chúa, vô ơn không đáp lại tình yêu Chúa.

I.B.  Kiêu ngạo TRONG LỜI NÓI (19-29)

19. Nói lời lọc lừa. Nói dối, dối trá.Nói lời lừa dối, bịa đặt.

20. Ăn nói quanh co.

21. Lời nói khoe khoang. Ba hoa.

22. Nói những lời tự lên án mình.

23. Nói những lời lên án người khác.

24. Nói những lời lên án Chúa.

25. Nói những lời nhục mạ anh chị em. Nói những lời chế giễu anh chị em.Nói những lời sỉ vả anh chị em.

26. Nói những lời nhục mạ Chúa. Nói những lời chế giễu Chúa.Nói những lời sỉ vả Chúa.

27. Tôn kính Chúa bằng môi miệng, mà lòng thì xa cách.

28. Nói những lời làm người khác thất vọng, ngã lòng

29. Nói những lời hổ thẹn vì tin Chúa. Nói những lời chối Chúa.

I.C. Kiêu ngạo TRONG VIỆC LÀM (30-40)

30. Làm những việc vì thích đua đòi do tự ái tự tôn.

31. Làm những việc không vâng phục Thánh Ý Chúa qua Bề Trên.

32. Làm những việc tự hành hạ mình do tự cao hoặc tự ti. Có những việc làm không tha thứ cho mình vì đã sai lỗi hay vì một tội nào đó.

33. Làm những việc lên án anh chị em.

34. Làm những việc hành hạ người khác vì tự tôn hay tự ti. Có những việc làm tìm cách dìm, hạ bệ người khác xuống.

35. Làm những việc dây mình vào việc quá sức ( Hc 3,23). Làm những việc không lượng sức mình ( Hc 37,27)

36. Làm những việc bôi nhọ danh dự người chung quanh. Làm những việc bôi nhọ danh dự các bạn, hoặc đồng nghiệp.

37. Sống đạo đức giả hình và gian ác. Làm những việc cướp công của người khác.

38. Làm những việc ngang bướng không tin kính Chúa.

39. Làm những việc thờ quấy, bùa ngải, thư ếm, phù phép. Thờ ngẫu tượng.

40. Làm những việc bái lạy Xa-tan, ma quỉ. Làm những việc thử thách Thiên Chúa.Làm những việc phạm thánh.

II. MÊ Ý MÌNH (nóng giận) (41-59)

II.A. Nóng giận trong TƯ TƯỞNG (41-43)

41. Lòng trí suy nghĩ thâm độc, nham hiểm.

42. Lòng trí bực tức biểu lộ qua thái độ ghét bỏ. Buồn phiền bực bội vì lỗi lầm của người khác.

43. Tâm trí tức tối khó chịu vì người được sự lành hoặc tài giỏi hơn mình. Tâm trí tức tối khó chịu vì lỗi lầm hoặc một sơ suất của người khác

II.B. Nóng giận trong LỜI NÓI  (44-54)

44. Nói những lời nguyền rủa trong cơn nóng giận với ngư ời khác.

45. Nói những lời độc ác, thoá mạ, ăn nói thô tục với anh chị em.

46. Nói những lời giận hờn anh chị em và không tha thứ.

47. Nói những lời giận dữ, nóng nẩy với anh chị em .

48. Nói những lời giận dữ vô lý, đùng đùng nổi giận với người khác.

49. Nói những lời nhắc nhở mãi lỗi lầm đã qua của anh chị em.

50. Nói những lời nóng nẩy giận hờn người khác. 

51. Nói những lời cáu kỉnh, bực bội với anh chị em.

52. Nói những lời la lối thoá mạ người khác.

53. Nói những lời tức giận, vu khống đủ điều xấu xa cho anh chị em.

54. Nói những lời dọa nạt, ăn hiếp kẻ dưới quyền hoặc người khác.

II.C. Nóng giận trong VIỆC LÀM (55-59)

55. Làm những việc chống đối người khác do bực tức.

56. Làm những việc trả thù do căm giận lâu ngày không tha thứ cho anh chị em.

57. Làm những việc do bực tức tranh chấp với người khác.

58. Làm những việc trong cơn bực bội với người dưới quyền hoặc con cái và làm họ tức giận.

59. Làm những việc khinh dể Bề Trên hoặc cha mẹ, và làm cho Bề Trên hoặc cha mẹ phải buồn phiền.

III. MÊ CỦA CẢI NGƯỜI (Ghen tị) (60-93)

III.A.  Ghen tị TRONG TƯ TƯỞNG (60-71)

60. Lòng trí bị trầm uất, bực bội vì người khác hơn mình về tình, tiền, danh.

61. Lòng trí buồn rầu quá sức vì người ta hơn mình.

62. Lòng trí không muốn ai hơn mình.

63. Lòng trí  ghen ghét, phân bì, tị nạnh với người khác về tiền, tình, danh.

64. Lòng trí ghét kẻ thù (x. Mt 5,43), không chịu tha thứ. 

65. Lòng trí nuôi hận thù, oán thù, bất hòa.

66. Lòng trí không biết thương xót anh chị em (x. Mt 18,23-35).

67. Lòng trí buồn rầu vì người khác được sự lành.

68. Lòng trí ghen tức khi thấy người khác tốt được những điều tốt đẹp hơn mình.

69. Lòng trí luôn sợ người khác lấn át mình.

70. Lòng trí muốn sự dữ  cho người khác vì ghen tị.

71 Lòng trí đầy mưu mô và gian trá, hại người do ghen tị.

III.B. Ghen tị TRONG LỜI NÓI (72-80)

72. Nói những lời chỉ trích trong cay cú, phê bình với ác ý do ghen tị.

73. Nói những lời chống đối do ghen tức.

74. Nói những lời chứng gian,ï bỏ vạ cáo gian vì ghen tị.

75. Nói những lời độc địa, cay nghiệt vì ghen tị.

76. Nói những lời khiêu khích, tranh chấp vì ghen tị.

77. Nói những lời gian ác điêu ngoa vì ghen tị.

78. Nói những lời nói xấu dèm pha, xét đoán anh chị em vì ghen tị.

79. Nói những lời mỉa mai, châm chọc cay độc vì ghen tị.

80. Nói những lời chua cay gắt gỏng do ghen ghét tị hiềm.

III.C. Ghen tị TRONG VIỆC LÀM (81-93)

81. Làm những việc hay thay đổi quyết định vì ganh tị và tự ái.

82. Làm những việc gian ác vì ghen tị.

83. Làm những việc hại người khác do ghen tị.

84. Làm những việc oán thù vì ghen tức với người khác.

85. Làm những việc lấy ác báo ác vì ghen tị thù hằn.

86. Làm những việc bác ái vì ganh tị với người khác.

87. Làm những việc gây chia rẽ vì ghen tị.

88. Làm những việc tranh giành lợi lộc, danh vọng vì ghen tị.

89. Làm những việc chỉ vì ganh tị với người khác.

90. Làm những việc bất công vì ghen tị.

91. Làm những việc làm chứng gian vì ghen tị.

92. Làm những việc vu khống, xúi giục người ta vu khống vì ghen tị.

93. Làm những việc vui mừng khi thấy sự gian ác vì ghen tị.

IV. MÊ CỦA CẢI MÌNH (ham tiền của hoặc hà tiện, 94-106)

IVA. MÊ CỦA CẢI  MÌNH TRONG TƯ TƯỞNG (94-100)

94. Lòng trí tham lam của cải (vật chất và tinh thần) quá mức, suy nghĩ để lọc lừa, dối trá.

95. Lòng trí nghĩ về tiền bạc muốn sở hữu lỗi lời khấn khó nghèo, hoặc lỗi bác ái khi làm hại người khác.

96. Lòng trí suy nghĩ tìm cách tìm tư lợi lỗi khó nghèo và bác ái.

97. Lòng chai dạ đá bo bo giữ của để người dưới quyền hoặc con cái sống thiếu thốn, dốt nát, bệnh tật.

98. Lòng trí lo lắng vật chất và bối rối về ngày mai quá mức. Người đi tu mà lòng trí cứ tìm cách lo lắng về vật chất cho gia đình (x. Mt 8,21-22).

99. Lòng trí lo lắng vật chất và kém tin Chúa quan phòng.

100. Lòng trí làm đầy tớ, làm nô lệ cho Tiền Của.

IV.B. MÊ CỦA CẢI MÌNH TRONG LỜI NÓI (101-102)

101. Nói những lời cậy của khinh người.

102. Nói những lời cậy của coi thường ơn Chúa. Nói những lời trông cậy nhiều nơi tiền của hơn là trông cậy Chúa.

IV.C. MÊ CỦA CẢI MÌNH TRONG VIỆC LÀM (103-106)

103. Làm những việc trộm cắp.

104. Làm những việc lừa gạt tiền bạc của người khác.

105. Ham mê đánh cờ bạc, cá độ và những việc tương tự như vậy.

106. Làm những việc do mê của hoặc tiếc của không lo cho người dưới quyền, con cái hoặc cha mẹ sống xứng đáng.

V. MÊ ĂN UỐNG   (ham ăn uống, 107-116)

V.A. MÊ ĂN  UỐNG  TRONG TƯ TƯỞNG  ( 107-108)

107. Lòng trí coi miếng ăn là trên hết.

108. Lòng trí thích tìm rượu để giải sầu, tìm cảm khoái.

V.B. MÊ ĂN  UỐNG  TRONG LỜI NÓI (109-111)

109. Nói những lời đòi hỏi được ăn cao lương mỹ vị, không được thì khó chịu.

110. Nói những lời phê bình món ăn ngon dở thiếu thiện ý xây dựng.

111. Nói những lời do mượn rượu để chửi mắng người khác . 

V.C. MÊ ĂN  UỐNG  TRONG VIỆC LÀM  (112-116)

112. Làm những việc do thích say sưa chè chén.

113. Làm những việc do mê ăn mê uống mà quên nhân phẩm.

114. Uống rượu quá độ đưa tới truỵ lạc.

115. Làm những việc do phàm ăn tục uống.

116. Ăn hấp tấp, ăn thiếu thanh lịch.

VI. MÊ DÂM DỤC (ham sắc dục, 117-133) 

VI.A. Ham sắc dục TRONG TƯ TƯỞNG (117-119)

117. Lòng trí ước mơ hành vi yêu đương hoặc quan hệ thể xác người khác phái, hoặc ngoại tình trong tư tưởng. Người đi tu mà cứ ước mơ hành vi yêu đương hoặc quan hệ thể xác người khác phái lỗi lời khấn hoặc lời cam kết sống khiết tịnh.

118. Lòng trí thích nghĩ  về những hình ảnh dâm dục. Lòng trí ước muốn quan hệ tình dục.

119. Thất tình.

VI.B. Ham sắc dục TRONG LỜI NÓI (120-123)

120. Dùng lời nói tán tỉnh người đã có gia đình hay người đã đi tu.

121. Nói chuyện tình dục để dụ dỗ hoặc đầu độc người khác.

122. Nói lời thô tục nhảm nhí, cợt nhả về tình dục.

123. Kể những câu chuyện tình dục, gian dâm, ô uế ra vẻ hợm hĩnh sành sỏi về tình dục.

VI.C. Ham sắc dục TRONG VIỆC LÀM (124-133)

124. Làm những việc ngoại tình. Phụ tình vì bất nhân bất nghĩa.Người có gia đình hoặc người đi tu mà có hành động lỗi đức khiết tịnh.

    @ Thắc mắc biết hỏi ai ?: Một người đã có quan hệ thể xác với người khác phái (đã giao hợp), vậy người ấy có đi tu được không?

125.  Xem hình hoặc phim ảnh dâm dục để thoả mãn sự thèm muốn tình dục.

126. Đọc sách về tình dục để thoả mãn tính mê dâm dục.

127. Cố ý đặt mình trong những hoàn cảnh dễ sa ngã về tình dục.

128. Cố ý nhìn người khác phái để thoả mãn thèm muốn tình dục.

129. Làm những việc truỵ lạc.

130. Làm những việc dâm bôn.

131. Làm những việc phóng đãng.

132. Làm những việc thủ dâm.

133. Làm những hành vi đồng tính luyến ái.

VII. MÊ CHƠI (LƯỜI BIẾNG)  (134-150)

VII.A. LƯỜI BIẾNG TRONG TƯ TƯỞNG (134-139)

134. Lòng trí không muốn làm việc đạo đức vì bất mãn, lười biếng.

135. Lòng trí không muốn làm việc bổn phận.

136. Lòng trí suy nghĩ lười nhác không muốn làm gì.

137. Chia lòng chia trí vì lười tập trung khi cầu nguyện và làm việc đạo đức.

138. Lòng trí tính toán so đo một cách ích kỷ việc phục vụ Chúa và anh em.

139. Lòng trí không tha thiết sống vì chán nản, gặp thử thách.

VII.B. LƯỜI BIẾNG TRONG LỜI NÓI (140-143)

140. Nói những lời than chán đời.

141. Luôn miệng nói lời bi quan và tiêu cực.

142. Nói những lời làm cho người khác chán nản.

143. Chỉ nói mà không làm, mà còn lên án người khác.

VII.C. LƯỜI BIẾNG TRONG VIỆC LÀM (144-150)

144. Bỏ bê công việc bổn phận do thiếu cố gắng.

145. Bỏ bê việc bổn phận.

146. Làm những việc do ham mê phim ảnh, mê máy móc, mê việc (nghiện việc), mê mua sắm, mê nhạc thái quá quên việc bổn phận. Nghiện một cái gì đó làm cho con người mình bị nô lệ nó, làm mình xấu xấu đi hoặc ra hư hỏng.

147. Làm việc mà kêu ca hay phản kháng.

148. Làm việc cẩu thả.

149. Làm việc chiếu lệ.

150. Làm gương xấu.

 THỰC TẬP ĐỒNG HÀNH THIÊNG LIÊNG

4. 75 mục “Chúa là Đấng ban sức sống”

     Trong khi làm bài “đồng hành với chính mình”, trong phần ca ngợi Thánh Ý Chúa, bạn ca ngợi Chúa vì Chúa đã yêu thương thánh hoá và thanh luyện bạn qua biến cố này,và Chúa yêu thương cho con biết  Chúa là Đấng ................ Bạn có thể tìm ý qua 75 mục được lấy trong các thánh vịnh.Bạn còn tìm được những ý ca ngợi nhiều hơn nữa qua nguồn suối bất tận của Kinh Thánh.

1. Chúa là Đấng che chở nẻo đường con đi (Tv 1,6)

2. Chúa là khiên che thuẫn đỡ (Tv 3,4)

3. Chúa là Đấng cho con được ngẩng đầu bất khuất (Tv 3,4) 

4. Chúa là vinh dự của con (Tv 3,4)

5. Chúa là nguồn ơn cứu độ (Tv 3,9)

6. Chúa là Đấng mở lối thoát cho con lúc ngặt nghèo (Tv 4,2)

7. Chúa là Đấng thương xót nghe con cầu khẩn (Tv 4,2 )

8. Chúa là Đấng ban xuống lòng con nhiều hoan lạc (Tv 4,8 )

9. Chúa là Đấng ban cho con được sống yên hàn (Tv 4,9)

10. Chúa là Đấng lấy đức công chính của Ngài mà hướng dẫn con (Tv 5,9)

11. Chúa là Đấng san phẳng lối của Ngài để con tiến bướcø (Tv 5,9)

12. Chúa là Đấng bảo vệ những người mến yêu Danh Thánh (Tv 5,12) 

13. Chúa là Đấng cứu vớt và giải thoát con (Tv 7,2)

14. Chúa là Đấng cầm cân nảy mực (Tv 7,7)

15. Chúa là Đấng xét xử muôn dân nước (Tv 7,9)

16. Chúa là Đấng dò thấu lòng dạ con người (Tv 7,10)

17. Chúa là Đấng cho người công chính được vững vàng (Tv 7,10)

18. Chúa là thẩm phán công minh (Tv 7,12)

19. Chúa là Đấng công minh chính trực (Tv 7,18)

20. Chúa là Đấng cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy (Tv 8,6)

21. Chúa là Đấng bênh vực và bảo vệ quyền lợi con (Tv 9,5)

22. Chúa là Đấng chẳng bỏ rơi những ai kiếm tìm Ngài (Tv 9,11)

23. Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng (Tv 16,5)

24. Chúa là chén phúc lộc dành cho con (Tv 16,5)

25. Chúa là Đấng nắm giữ số mạng con (Tv 16,5)

26. Chúa là Đấng dạy con biết đường về cõi sống (Tv 16,11)

27. Chúa là Đấng cứu độ dân nghèo hèn, bắt kẻ vênh vang phải cúi mặt (Tv 18,28) 

28. Chúa là Thiên Chúa con thờ (Tv 18,29)

29. Chúa là Đấng soi chiếu vào đời con tăm tối mịt mù (Tv 18,29)

30. Chúa là Đấng làm cho tôi nên hùng dũng (Tv 18,33)

31. Chúa là Đấng cho đường nẻo tôi đi được thiện toàn (Tv 18,33)

32. Chúa là Đấng mở rộng thênh thang đường con đi (Tv 18,37)  

33. Chúa là Đấng làm cho con nên hùng dũng (Tv 18,40)

34. Chúa là Đấng cứu độ tôi (Tv 18,47)

35. Chúa là núi đá cho tôi trú ẩn (Tv 18,47)

36. Chúa là Đấng dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù (Tv 23,5)

37. Chúa là Đấng dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài (Tv 25,5)

38. Chúa là Đấng giữ gìn con khỏi bước ngặt nghèo (Tv 32,7)

39. Chúa là Đấng làm trổi vang lên những khúc ca mừng con được giải thoát (Tv 32,7)

40. Chúa là nơi con ẩn náu (Tv 46,2) 

41. Chúa là sức mạnh của con (Tv 46,2)

42. Chúa là Đấng luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ khi con phải ngặt nghèo (Tv 46,2)

43. Chúa là Đấng tạo cho con một tấm lòng trong trắng (Tv 51,12)

44. Chúa là Đấng giải thoát con khỏi mọi gian nguy (Tv 54,9) 

45. Chúa là thành luỹ bảo vệ con (Tv 59,10)

46. Chúa là là khiên mộc của con (Tv 59,12)

47. Chúa là Đấng đầy lòng yêu mến (Tv 59,18)

48. Chúa là Đấng nghe lời cầu khẩn (Tv 65,3)

49. Chúa là Đấng làm cho biển khơi hoá đất liền (Tv 66,6)

50. Chúa là Đấng ban phúc lộc cho con (Tv 67,8)

51. Chúa là Đấng chỉ cho con lối thoát khỏi tử thần (Tv 68,21)   

52. Chúa là nơi vững chắc cho con vào trú ẩn (Tv 71,7)

53. Chúa là Đấng cho con được vui hưởng lòng nhân hậu của Chúa (Tv 90,17)

54. Chúa là Đấng củng cố việc tay chúng con làm (Tv 90,17)

55. Chúa là Đấng gìn giữ con khỏi lưới kẻ thù giăng, khỏi tai ương tàn khốc (Tv 91,3)

56. Chúa là Thiên Chúa khoan dung (Tv 99,8)

57. Chúa là Đấng con ca ngợi (Tv 109,1)

58. Chúa là Đấng từ bi nhân hậu (Tv 111,4)

59. Chúa là Đấng cứu con khỏi người gian ác (Tv 140,2)

60. Chúa là Đấng bênh người khốn khổ, bảo vệ quyền lợi kẻ khó nghèo ( Tv 140,13) 

61. Chúa là Đấng dạy con thực hiện điều đẹp ý Ngài (143,10)  

62. Chúa là đồng minh (Tv 144,2)

63. Chúa là đồn luỹ che chở (Tv 144,2)

64. Chúa là Đấng chữa trị bao cõi lòng tan vỡ (Tv 147,3)

65. Chúa là Đấng giáng phúc thi ân (Tv 147,13)

66. Chúa là Đấng tạo thành con (Tv 149,2)

67. Chúa là Đấng chân thật (Ga 3,33 )

68. Chúa là Đấng thấu suốt mọi tâm can (Cv 18,5)

69. Chúa là Đấng khôn ngoan thượng trí (Rm 16,27).

70. Chúa là Đấng trung thành ( 1 Cr 1,9)

71. Chúa là Đấng trung tín  ( 1 Cr 10,13)

72. Chúa là Đấng cho chúng ta được hoà giải với Người (2 Cr 5,18)

73. Chúa là Đấng tạo thành vạn vật (Ep 3,9)

74. Chúa là Đấng ban sức sống cho mọi loài (1 Tm 6,13)

75. Thiên Chúa là Đấng không vị nể ai (1 Pr 1,17)

 

THỰC TẬP ĐỒNG HÀNH THIÊNG LIÊNG 

 

=> TIẾP THEO


Trở lại      In      Số lần xem: 4184
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  8
 Hôm nay:  106
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11350410
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top