Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Bài 63: TRUYỀN THỐNG CẦU NGUYỆN

"Chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thánh Thần cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả" (Rm 8,26).

1. H. Ai là Thầy dạy ta cầu nguyện?

T. Chính Chúa Thánh Thần, vì Người được sai đến để dạy dỗ và nhắc lại cho chúng ta tất cả những gì Chúa Giêsu đã dạy.

2. H. Ta có thể cầu nguyện khi nào?

T. Ta có thể cầu nguyện bất cứ lúc nào trong cuộc sống như tạ ơn Chúa khi lãnh nhận những ơn lành, ngợi khen Chúa khi ta hân hoan vui sướng và có thể xin Người ban cho ta, hay cho người khác những ơn cần thiết.

3. H. Có những nguồn mạch nào giúp ta cầu nguyện?

T. Có Lời Chúa, Phụng vụ của Hội Thánh, các nhân đức tin, cậy, mến. Đó là những nguồn mạch dồi dào cao quí giúp ta cầu nguyện. Những biến cố vui buồn, sướng khổ trong đời sống hằng ngày cũng là những cơ hội tốt giúp ta cầu nguyện.

4. H. Đâu là cao điểm của việc cầu nguyện?

T. Chính là lúc ta gặp gỡ thân tình với Thiên Chúa là Cha. Nhưng để đến được với Cha, ta phải nhờ Chúa Giêsu là con đường duy nhất, như Người đã nói: "Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy" (Ga 14,6).

5. H. Ai sẽ đưa ta đến với Chúa Giêsu là con đường duy nhất dẫn tới Chúa Cha?

T. Chính Chúa Thánh Thần, vì "Không ai có thể nói rằng: "Đức Giêsu là Chúa", nếu người ấy không ở trong Thánh Thần" (1Cr 12,3).

6. H. Ta có được liên kết với Đức Maria khi cầu nguyện không?

T. Có, vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, và cũng là Mẹ chúng ta. Cho nên khi cầu nguyện, ta hãy liên kết với Mẹ mà ca tụng, tạ ơn Thiên Chúa, và xin Mẹ chuyển cầu cho ta.

7. H. Các Thánh có giúp ta trong việc cầu nguyện không?

T. Có. Vì các Thánh là những người đã được hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa nên các ngài có thể chuyển cầu cho ta trước tòa Thiên Chúa.

8. H. Những ai có trách nhiệm huấn luyện ta cầu nguyện?

T. Gia đình là nơi đầu tiên dạy ta cầu nguyện. Ngoài ra, các Thừa tác viên có chức thánh, các Tu sĩ, các Giáo lý viên cũng giúp ta rất đắc lực trong việc cầu nguyện.

9. H. Ta có thể cầu nguyện ở đâu?

T. Ta có thể cầu nguyện bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Nhưng nhà thờ vẫn là nơi ưu tiên cho việc cầu nguyện. Ngoài ra, những nơi thanh vắng, cô tịch... cũng thích hợp cho việc cầu nguyện.

Chia sẻ kinh nghiệm sống đạo:

1) Cầu nguyện là sự bộc phát do thúc đẩy của nội tâm / Chúng ta phải có lòng muốn cầu nguyện / Cầu nguyện không chỉ dựa vào những mạc khải của Thánh Kinh / mà còn phải học cầu nguyện từ nơi Chúa Thánh Thần / Nhờ con cái Thiên Chúa đang cầu nguyện luôn luôn /cho nên sự sống của Thiên Chúa luôn lưu truyền trong Hội Thánh.

2) Muốn thấu triệt và cảm nghiệm được những thực tại thiêng liêng / người Kitô hữu phải cầu nguyện để truyền thống đức tin luôn triển nở nhờ việc chiêm niệmhọc hỏi những biến cố và các lời dạy về chương trình cứu độ.

3) Chúa Thánh Thần là nguồn nước trường sinh, tuôn ban sự sống muôn đời vào tâm hồn người cầu nguyện / Chính Ngài dạy mọi người biết đón nhận nước đó ngay tận nguồn mạch là từ nơi Đức Kitô.

4) Hội Thánh nhiệt liệt khuyến khích mọi Kitô hữu phải học để có được sự hiểu biết tuyệt vời về Chúa Kitô, đó là nhờ năng đọc sách Thánh / Kinh nguyện phải đi kèm với việc đọc Thánh Kinh, như là một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và con người / Chúng ta sẽ thưa với Ngài khi cầu nguyện và chúng ta nghe Ngài khi đọc các sấm ngôn của Ngài.

5) Các Thánh Giáo phụ đã dùng câu Tin Mừng   Mt 7,7  để tóm lượt tiến trình tâm hồn được Lời Chúa nuôi dưỡng khi cầu nguyện, như sau: => Anh em cứ tìm nhờ đọc, thì sẽ thấy nhờ suy niệm, cứ gõ cửa nhờ cầu nguyện, thì sẽ mở ra cho anh em nhờ chiêm niệm.

6) Không ai có thể nói rằng: Đức Yesus là Chúa, nếu người ấy không ở trong Thần Khí (1Cor 12,3) / Hội Thánh kêu gọi chúng ta kêu xin Chúa Thánh Thần như vị Thầy nội tâm của việc cầu nguyện Kitô giáo.

7) Đức Maria đã cộng tác cách độc đáo với hoạt động của Chúa Thánh Thần / nên Hội Thánh ưa thích cầu nguyện trong sự hiệp thông với Đức Mẹ / để cùng Mẹ tán dương những việc cao cả mà Thiên Chúa đã thực hiện nơi Mẹ.

8) Hội Thánh trần gian liên kết lời cầu nguyện của mình với lời cầu nguyện của các Thánh và tha thiết nài xin các Ngài chuyển cầu cho mình.

9) Gia đình công giáo là nơi đầu tiên dạy cầu nguyện / các thừa tác viên có chức thánh là những người trợ giúp hữu ích cho việc cầu nguyện trong Hội Thánh.

10) Những nơi thuận tiện cho việc cầu nguyện là góc cầu nguyện của cá nhân hay gia đình, tại các tu viện, tại các đền thánh / nơi hành hương, nhà thờ giáo xứ, là những nơi thích hợp nhất để cầu nguyện và tôn thờ Thánh Thể.

Đúc kết: Hãy cầu nguyện không ngừng (1 Tx 5,17) / Lúc nào chúng ta cũng có thể cầu nguyện / Cầu nguyện là một nhu cầu sống còn / Cầu nguyện và đời sống Kitô không thể tách rời nhau / Cầu nguyện là sống kết hợp với Chúa / không cầu nguyện thì không thể rỗi linh hồn.


Trở lại      In      Số lần xem: 3644
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  8
 Hôm nay:  467
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11418301
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top