Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho bổn Đạo Mới - Bài số: 029

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 029

   ĐỀ TÀI  CỨ XEM QUẢ THÌ BIẾT CÂY.

          Thứ sáu , ngày 01 / MARCH / 2019

 

 I.  ĐỨC TIN KITÔ GIÁO:
 
 
ĐỀ TÀI:    CON THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI
 
1. Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã làm gì? Khi thời gian cứu độ đã đến lúc, Thiên Chúa đã cho Người Con Một của Ngài giáng thế, sinh ra làm con của một thiếu nữ. Con Thiên Chúa đã làm người, Ngài ở giữa chúng ta và để cứu rỗi chúng ta.
2. Lý do Thiên Chúa cứu độ là gì ? Nhìn vào trái đất, ta thấy con người là động vật cao cấp nhất, nhưng lại khổ sở hơn hết mọi loài, điều đó không phải do Thiên Chúa, vì khi Ngài sáng tạo thì con người là loài thần linh. Nhưng do con người sử dụng trí tuệ và sự tự do của mình để chống lại Thiên Chúa, cho nên con người đã chuốc lấy sự đau khổ, khi đi tìm hạnh phúc cho riêng mình. Con người phạm tội, Thiên Chúa có thể hủy diệt hoặc bỏ mặc. Nhưng vì Thiên Chúa là Cha nhân lành, Ngài không thể làm ngơ cũng không thể bỏ mặc. Cho nên Ngài đã ra tay cứu độ.
3. Lý do Thiên Chúa sai con Ngài giáng trần là gì ? Có 4 lý do: 
a) Để giúp chúng ta giao hòa với Thiên Chúa (Chúa Giesu là của lễ đền tội). 
b) Để chúng ta nhận ra tình yêu của Ngài (Nhờ Người Con mà ta được sống).
c) Để Ngài trở nên khuôn mẫu thánh thiện cho ta (Nêu gương sống yêu thương). 
d) Để chúng ta được thông phần hạnh phúc với Chúa  .(Nhờ kết hợp với Chúa).
4. Ý nghĩa của biến cố truyền tin là gì ? Kinh Thánh nói: Khi thời gian đã đến hồi viên mãn, ta có thể nôm na rằng: Đã đến lúc Thiên Chúa cho thực thi ơn cứu độ nên đã sai Thánh Thần là Đấng ban sự sống, để thánh hóa cung lòng đức Trinh nữ Maria và làm cho bà thụ thai Con Thiên Chúa. Chính Đức Kitô đã được Chúa Thánh Thần xức dầu tấn phong ngay khi bắt đầu làm người, và sau này trong suốt cuộc đời tại thế. Đức Giêsu đã nhiều lần cho thấy: Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dấu tấn phong Người (Cv 10, 38).
5. Ý muốn của Thiên Chúa qua biến cố truyền tin là gì? Thiên Chúa muốn con người tự nguyện hợp tác vào chương trình cứu độ của Người. Nên đã tuyển chọn một trinh nữ Israel quê quán ở làng Nazaret ( Lc 1, 26-27). Đức Maria đã được Thiên Chúa ban cho nhiều ơn cân xứng với vai trò cao cả là Mẹ Đấng Cứu Thế, cho nên Kinh Thánh gọi Đức Mẹ là  “Đấng đầy ân sủng” (Lc 1, 28).
6. Như thế nào mới gọi là Đấng đầy ân sủng?  Hội Thánh công bố rằng: Đức Maria ngay từ lúc mới thụ thai, nhờ ân sủng đặc biệt của Thiên Chúa toàn năng. Và dựa vào công nghiệp của Đức Kitô, đã gìn giữ mẹ vẹn toàn, không lây nhiễm vết nhơ của tội nguyên tổ, và cũng tinh tuyền không một tội riêng nào trong cuộc đời. Nên mẹ Maria rất xứng đáng với danh hiệu: “Đấng vô nhiễm nguyên tội”.
7. Lý do nào mà mẹ trở thành mẹ Thiên Chúa? Khi Mẹ Maria thưa lời xin vâng thì Mẹ đã trở thành Mẹ của Chúa Giêsu và cùng với Con mình phục vụ mầu nhiệm cứu độ (Gh 56). Nhưng Chúa Giêsu Con Mẹ lại chính là Người Con Một của Thiên Chúa Cha, là Ngôi hai. Nên Hội Thánh tuyên xưng mẹ là: Mẹ Thiên Chúa.
8. Vì sao mẹ lại trinh khiết vẹn toàn ? Vì Mẹ thụ thai là bởi phép Chúa Thánh Thần, cho dù đã sinh ra Đức Giêsu, nên mẹ vẫn được Hội Thánh tuyên xưng là Đấng trinh khiết vẹn toàn (Gh 57). Như thế, mẹ Maria vừa là Mẹ, vừa là Trinh nữ vẹn toàn, đúng theo ý định của Thiên Chúa quan phòng. Mẹ là trinh nữ gương mẫu và tuyệt vời hiếm có của Hội Thánh (Gh 63).
9. Làm sao có thể vừa Thiên Chúa thật mà lại là người thật ? Không phải ở nơi Chúa Giêsu có một phần Thiên Chúa, một phần người. Cũng không phải hai yếu tố Thiên Chúa và loài người pha trộn lẫn nhau ở nơi Chúa Giêsu. Nhưng Chúa Giêsu vẫn là Thiên Chúa thật mà đã làm người thật, chân lý này Hội Thánh đã phải làm sáng tỏ, bảo vệ trong những thế kỷ đầu tiên để đối phó với đám lạc giáo.
10. Công đồng Nicéa (325) lý giải và chứng minh như thế nào? Công đồng tuyên xưng rằng: Chúa Giêsu đồng bản tính với Chúa Cha, chứ không phải có bản tính khác với Chúa Cha, còn công đồng Epheso (431) thì tuyên xưng: Ngôi hai Thiên Chúa đảm nhận bản tính nhân loại trong ngôi vị của Người. Chứ không phải Người có hai ngôi vị, công đồng Chalcédonie (451) tuyên xưng: Chúa Kitô có bản tính Thiên Chúa và bản tính nhân loại, cả hai không trộn lẫn cũng không thể tách rời nhưng hiệp nhất trong một Ngôi vị. Công đồng Vatican II xác định rằng: Nơi Đức Kitô, bản tính nhân loại được đảm nhận (mặc lấy), chứ không bị tiêu diệt, Ngài làm việc, suy nghĩ, hành động như một con người. Sống như con người, có ý chí như con người, yêu mến như con người, Ngài thật sự là một con người giữa chúng ta, giống chúng ta mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi ( Mv 22).
11. Điều chúng ta phải biết về Chúa Giêsu là như thế nào? Như vậy Chúa Giêu vừa là Thiên Chúa thật, vừa là người thật, Ngài cũng sinh ra, lớn lên, càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan (Lc 2, 40). Vì Chúa Giêsu tự nguyện trở nên giống phàm nhân, Chúa Giêsu yêu thương chúng ta bằng con tim của Người, cho nên Hội Thánh coi Thánh Tâm Chúa Giêsu bị đâm thủng vì tội lỗi chúng ta là để cứu độ chúng ta. Như là dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa đối với tất cả chúng ta.
12. Ta thử so sánh giữa Con Thiên Chúa làm người và con người hôm nay có gì khác biệt? Con người ở thế kỷ 21, tiến bộ về mọi mặt và do lối sống thực dụng và hưởng thụ tiện nghi vật chất, rồi cũng bị cám dỗ như ông bà tiên tổ ngày xưa là tự hào, tự mãn, muốn đạt được cùng đích của đời mình mà không cần đến sự giúp đỡ của Thiên Chúa (Mv 13). Họ muốn gạt bỏ Thiên Chúa để tự mình làm chủ tất cả.
13. Lợi thế của người Á Đông là gì? Người Việt Nam theo thuyết Á Đông, vẫn quý mến sự hòa hợp giữa trời và đất. Biết vâng mệnh trời, sống nhân ái với mọi người, trân trọng thiên nhiên, để mong sao an hòa, hạnh phúc. Đây là truyền thống thuận lợi và tốt đẹp, giúp chúng ta dễ dàng chấp nhận việc Con Thiên Chúa làm người đang ở giữa chúng ta. Sự hiệp thông này mang một ý nghĩa thật sâu sắc, đúng với lời mời gọi của Đức Kitô hôm nay.
14. Chúa Giêsu mời gọi điều gì? Chúa Giêsu nhập thể nói lên ý nghĩa của sự hiệp thông giữa trời và đất. Làm cho người hòa hợp với trời và đất hơn. Chính vì muốn phục hồi phẩm giá của con người mà nguyên tổ đã làm hư mất. Cho nên Chúa Giêsu đã giáng trần, mở ra con đường cứu độ và mời gọi chúng ta sống như Ngài, để được cùng đồng hình đồng dạng với Thiên Chúa. Chính vì chúng ta được hiệp thông với Con Thiên Chúa và nhờ đó chúng ta lại trở nên con cái của Thiên Chúa.
15. Chúng ta phải đáp lời như thế nào? Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, đã mời gọi chúng ta, tất cả những ai mang tên Người, hãy nối tiếp chương trình cứu độ của Người bằng cách sống sao để trở nên Con Thiên Chúa. Chúng ta là người Việt, hãy hội nhập vào truyền thống của dân tộc để sống biểu lộ đức tin , loan báo Tin Mừng cứu độ, và minh chứng Chúa Giêsu chính là Thiên Chúa cứu độ mà mọi người vẫn đang khao khát ,mong chờ.  **R
 
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:    CN  VIII  /  TN  / C  
 
PHÚC ÂM:  Lc 6, 39-45
Lòng có đầy, miệng mới nói ra.
 
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Lu-ca.
 
39 Hôm ấy, Đức Giêsu kể cho môn đệ dụ ngôn này: "Mù mà lại dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố? 40 Học trò không hơn thầy, có học hết chữ cũng chỉ bằng thầy mà thôi. 41 Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới? 42 Sao anh lại có thể nói với người anh em: "Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh ra", trong khi chính mình lại không thấy cái xà trong con mắt của mình? Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người anh em!
43 "Không có cây nào tốt mà lại sinh quả sâu, cũng chẳng có cây nào sâu mà lại sinh quả tốt. 44 Thật vậy, xem quả thì biết cây. Ở bụi gai, làm sao bẻ được vả, trong bụi rậm, làm gì hái được nho! 45 Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình; kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu. Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra.     Đó là lời Chúa.
 
ĐỀ TÀI:      CỨ XEM QUẢ THÌ BIẾT CÂY .
 
1. Sách Huấn Ca khuyên chúng ta thế nào? Có thử lửa mới biết bình thợ gốm, có nghe cách chuyện trò mới biết ai rởm, ai hay. Cứ xem quả thì biết vườn cây, nghe lời miệng nói biết ngay lòng người (Hc 27, 4-7).
2. Thánh Phaolô dạy tín hữu Corinthô thế nào? Anh em hãy kiên tâm bền chí, và càng ngày càng tích cực tham gia vào công việc của Chúa, vì ta nên biết rằng: Trong Chúa, sự khó nhọc của anh em sẽ không trở nên vô ích.
3. Người có trách nhiệm thì phải hướng dẫn như thế nào? Nếu ta có trách nhiệm hướng dẫn một gia đình hay một cộng đoàn, một tập thể lớn nhỏ về phần tâm linh, thì ta phải ý thức rằng: Nếu không đủ thông minh sáng suốt thì ta có thể dẫn họ vào con đường lầm lạc, tai hại. Bởi thế ta cần kết hợp với ơn soi sáng của Chúa.
4. Người khéo ăn, khéo nói sẽ đem lại lợi ích gì? Ta có thể căn cứ vào lời ăn tiếng nói của một người để có thể đánh giá người ấy tốt hay xấu, ngay thẳng thật thà hay quanh co gian dối. Cho nên dù họ có khéo che đậy thế nào thì những lời nói việc làm, cách sống của họ sẽ là bằng chứng nói lên tính chính xác của con người họ, sẽ biết họ thật sự làm vì Chúa hay …vì ai .
5. Khuynh hướng của con người thường mắc phải lỗi lầm gì? Điều mà ai cũng dễ mắc phải, đó là thấy lỗi của người khác thì dễ mà thấy lỗi của mình thì rất khó. Bởi cái tôi của ai cũng quá lớn, con người thường đem cái tôi của mình ra so sánh với mọi người một cách không công tâm / rồi vì ghét vì thương nên ta có thể châm chước và vì không có điểm chuẩn nào khả dĩ là chuẩn mực để ta so sánh nên ,khi đưa ra một phán quyết sẽ không công bằng. Hơn nữa con mắt và trí hiểu của con người có rất nhiều khiếm khuyết, thành ra việc người thì sáng mà việc mình thì …quáng.
6. Tại sao người dẫn đường cần có đôi mắt sáng? Mù thì không thể dắt mù, vì cả hai sẽ lăn cù xuống hố. Bởi thế hôm nay Chúa Giêsu đưa ra một chân lý liên quan đến việc hướng dẫn người khác. Tài lãnh đạo được Chúa minh hoạ rất cụ thể, nếu người có trách nhiệm hướng dẫn mà không có đủ thông minh sáng suốt thì khi hướng dẫn cho người khác đi, chỉ là lợi bất cập hại.
7. Tại sao ta lại cần có kiến thức lành mạnh? Người có trách nhiệm hướng đạo về mặt tâm linh cần phải có khả năng đích thực, phải biết nhìn xa trông rộng, phải có một con tim rộng mở, cộng với lòng nhiệt thành và phải có một đời sống đạo hợp với những hiểu biết quý giá về tâm linh.
8. Người hướng dẫn kẻ khác cần phải chú trọng điều gì trước? Ngoài những kiến thức đúng đắn và lành mạnh về tâm linh, thì người hướng dẫn phải có một đời sống thật sự sâu xa. Nếu chỉ chú trọng đến phần kiến thức về đời sống tâm linh về đạo, về Thiên Chúa, về đạo đức, về những việc phải làm, mà quên đi cách giúp người khác có cảm nghiệm thực tiễn về Thiên Chúa và giúp họ có được mối tương quan cá nhân với Ngài. Nếu chỉ nói nhiều, nói giỏi không thôi thì chưa đủ, vì chỉ có gương sống đạo mới có tác dụng lôi cuốn đích thực. Giúp họ hiểu thôi chưa đủ, mà còn phải giúp họ sống được, thực hành được… / mới là hay .
9. Nói thì hay mà khi làm thì chẳng ra sao, tại sao? Thế giới này họ trọng chứng hơn trọng cung, nói thì hay mà làm không được thì chẳng khác nào kiểu tuyên bố đao to búa lớn, nghe thì rất kêu, nhưng nội dung thì rỗng tuếch, chỉ là lập đi lập lại một điệp khúc như trên các báo đài vẫn ra rả hàng ngày. Rất nhiều người lầm tưởng kẻ nói hay như vậy là những người tốt. Chúng ta sẽ rất bất ngờ khi nghe Chúa Giêsu hôm nay đưa ra một nhận xét rất thực tiễn: Cứ xem quả thì biết cây. Vì nghe thôi chưa đủ, mà phải nhìn vào hành động của họ nữa .
 
10. Lời nói hay, chứng minh được điều gì? Lời nói hay chỉ chứng minh là đầu óc họ thông minh, lanh lợi, khả năng suy nghĩ sâu xa, chính xác của người đó, chứ không thể nói lên tính cách đạo đức, tình yêu thương, lòng quảng đại, cao thượng hay ngay thẳng của họ, cũng chẳng thể đánh giá họ có trong sáng, can đảm và uy tín hay không.
11. Kinh nghiệm đời thường cho ta thấy thế nào? Người càng hô hào cổ vũ bằng miệng nhiều, càng có nhiều câu tuyên bố nẩy lửa, giật gân, hùng hồn thì càng ít muốn hành động, nghĩa là ai càng nói nhiều thì càng làm ít.
12. Đường lối của Kitô giáo như thế nào? Chân lý Kitô giáo là đường lối sống ,là đường hành động, là một linh đạo tích cực / yêu tha nhân, phục vụ tha nhân bằng hành động cụ thể chứ không phải chỉ bằng mồm, càng không phải là thứ lý thuyết để học hỏi, để tranh cãi, bàn luận. Chân lý Kitô giáo luôn hướng về hành động, lý thuyết tuy rất cần nhưng nó chỉ là phương tiện giúp ta hiểu khi sống, khi hành động. Lý thuyết mà không có việc làm thì chỉ là lý thuyết suông, vô giá trị. Thế giới này sở dĩ văn minh tốt đẹp là nhờ những con người biết đổi lý thuyết ra những hành động cụ thể.
13. Con người Kitô hữu phải sống thế nào? Bản chất của người Kitô hữu là phải hành động, là phải ra đi, là phải biến những điều mình học hỏi, mình chủ trương thành những hành động thực tế. Phải biến Tin Mừng thành hành động cụ thể, tuyệt đối tránh kiểu sống đạo nói mà không làm, hay nói nhiều mà làm ít. Bản thân mình phải làm được rồi hãy khuyên người khác làm theo, cho nên ai chưa làm thì đừng nói, ai chưa làm thì đừng khuyên bảo .
14. Thế nào là chủ trương làm nhiều hơn nói? Người làm nhiều, ít nói, tự nhiên sẽ quan tâm tới hành động của mình nhiều hơn là đi xét nét người khác. Họ xét xem mình còn thiếu sót ở chỗ nào, chỗ nào cần sửa. họ nhận ra việc sửa mình thì dễ hơn vì nó hoàn toàn tuỳ thuộc vào bản thân mình, vì do mình làm chủ. Nếu muốn sửa mình thì sẽ sửa được, còn sửa lỗi người khác thì sẽ khó hơn, vì điều ấy không thuộc về ý muốn của mình.
15. Thầy thuốc ơi, hãy chữa lấy mình, tại sao? Vì nếu bản thân mình còn quá nhiều khiếm khuyết thì mình có thể sửa sang cho ai được? Bởi vì chân mình còn lấm bê bê, lại cầm bó đuốc mà rê chân người. Đây là chuyện trái khoáy, đáng bị chê cười.
16. Đức Kitô muốn khuyên chúng ta thế nào? Hãy xét lỗi bản thân mình trước đã, đừng vội xét lỗi người khác. Lỗi mình rất lớn mà không chịu thấy, lại chỉ đi quan tâm đến những lỗi nhỏ của người, những kẻ như thế khi sống chung với người khác, sẽ làm cho tập thể rất khó chịu, chỉ thấy lỗi của người khác, ta sẽ dễ dàng trách móc, hờn giận, bực bội người khác, thật đau khổ khi phải chung sống với những người có tâm tánh như vậy.
17. Tại sao ta phải tỉnh thức? Không tỉnh thức thì không biết phản tỉnh, thì không nhận ra những cái xấu, những lỗi lầm của mình. Tin Mừng cho rằng: Người như vậy là người không tỉnh thức, là người đang mê ngủ, người đang mê ngủ thì khó lòng thoát khỏi các tật xấu đó. Vì mê ngủ nên ta không sáng suốt để nhận ra những tật xấu, có thể ta không biết nên lại tưởng là không có. Cho dù là người khá phản tỉnh, khá tỉnh thức cũng khó lòng tránh khỏi tật xấu nầy, có khi người khác thấy mà tôi lại không thấy. Vì thế ta phải xét mình thường xuyên để biết tâm hồn mình có cỏ dại mọc hay không.**R
 
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin chỉ cho con thấy những lỗi lầm và giúp con can đảm, khiêm tốn xin ơn trợ giúp để sửa đổi. Xin cho con luôn dễ với người mà khó với chính mình. Amen.         
KBX / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS 
 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 870
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  7
 Hôm nay:  748
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11351052
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top