Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho bổn Đạo Mới - Bài số: 032

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 032

   ĐỀ TÀI  CÂY NÀO KHÔNG SINH TRÁI SẼ BỊ CHẶT ĐI

          Thứ sáu , ngày 22 / MARCH / 2019

 

 I.  ĐỨC TIN KITÔ GIÁO:
 
BÀI SỐ : 032
 
ĐỀ TÀI:    CUỘC SỐNG TẠI TRẦN THẾ CỦA ĐỨC GIÊSU
 
1. Kinh Thánh đã giới thiệu về Chúa Giêsu như thế nào? 
a) Ngôi lời đã trở nên người phàm và đang cư ngụ giữa chúng ta (Ga 1, 14).
b) Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian (Ga 1, 29).
2. Chúng ta tuyên xưng thế nào trong Kinh Tin Kính? Kinh Thánh chỉ giới thiệu những gì liên quan đến công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô như: nhập thể, thụ thai, giáng sinh, khổ nạn thập giá, chết, mai táng...sống lại và lên trời. Ngoài ra không hề nói gì về đời sống ẩn dật hay công khai của Chúa, nhưng bên cạnh những tín điều liên quan đến nhập thể của Chúa Giêsu đều được soi sáng qua mầu nhiệm giáng sinh và vượt qua.
3. Nhiều người tò mò muốn biết những gì liên quan đến Chúa Giêsu, vì sao? Những điều mà nhiều người tò mò thì Tin Mừng không hề nói đến, cả thời gian dài ở Nazaret, cũng như phần lớn cuộc sống công khai của Chúa cũng không được ai đề cập hay kể lại. Bởi vì, Mục đích của Tin Mừng chính là: Để anh em biết rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, là Con Một Thiên Chúa, để anh em tin mà được sống nhờ danh Người
 (Ga 20,31).
4. Mục đích của những người viết Tin Mừng là gì ? Tin Mừng được viết ra từ niềm tin của những con người đâu tiên. Họ muốn giúp cho những người khác nhận ra những dấu hiệu của mầu nhiệm, các ông muốn cho mọi người biết những lời nói và dấu lạ của Đức Giêsu. Cho nên Chúa Giêsu muốn tỏ ra rằng : Nơi Người, có tất cả sự viên mãn của thiên tính đang hiện diện (Cl 2, 9).
5. Nhiệm vụ của Chúa Kitô là gì ? Ngài có 3 nhiệm vụ 
a) Mạc khải cho mọi người biết về Chúa Cha.
b) Nhiệm vụ chính của Chúa Giêsu là để cứu chuộc loài người. 
c) Ngài là Đấng trung gian, đang đứng trước mặt Thiên Chúa để chuyển cầu cho chúng ta (Dt 9,24).
6. Thời thơ ấu của Chúa Giêsu, có hai thời kỳ, bao gồm những sự kiện nào ? 
A. Giáng sinh : có 4 sự kiện : a) Cắt bì. b) Đạo sĩ kính viếng, c) Dâng Chúa vào đền thờ. d) Trốn chạy sang Ai Cập.
7. Biến cố giáng sinh quan trọng như thế nào ? Là một biến cố quan trọng nên Thiên Chúa đã chuẩn bị rất kỹ. Thiên Chúa đã giải bày các nghi thức như là hy lễ, hình ảnh, biểu trưng trong giao ước cũ để mạc khải về Đức Kitô. Sau đó Thiên Chúa đã loan báo ơn cứu độ qua các ngôn sứ và khơi dậy cho mọi người một niềm mong đợi nào đó. Sau cùng, Thiên Chúa đã dùng một vị tiền hô để dọn đường : là ngôn sứ của Đấng tối cao (Lc 1, 76). Ông được sai đến để trực tiếp dọn đường cho Chúa cứu thế. Chính Gioan đã chỉ cho mọi người thấy: Đấng xóa bỏ tội trần gian (Ga1,29). 
 
8. Khi cộng đoàn dân Chúa cử hành phụng vụ, chúng ta ước vọng điều gì ? Khi cử hành phụng vụ, Hội Thánh cũng hiện tại hóa niềm mong đợi Đấng Cứu Thế, chúng ta cũng muốn kết hiệp bằng cách thông dự và chuẩn bị lâu dài cho việc mong chờ Đấng Cứu Thế sẽ đến lần thứ hai.
9. Vinh quang của Thiên Chúa được tỏ hiện như thế nào trong biến cố giáng sinh ? Chúa Giêsu giáng sinh khiêm tốn trong máng cỏ chiên lừa, trong một gia đình nghèo khó có những con người đơn sơ thấp hèn là các mục đồng, như là những chứng nhân đầu tiên của biến cố ấy. Chính trong khung cảnh khó nghèo này mà vinh quang ở chốn trời cao được tỏ hiện, cho nên Hội Thánh đã cùng với đạo binh Thiên Thần hát mừng chúc tụng vinh quang của Thiên Chúa trong đêm giáng sinh.
10. Trong mối tương quan với Thiên Chúa thì điều kiện nào để con người có thể vào nước trời ? Như chính lời Chúa Giêsu nói: Phải hạ mình xuống, phải trở nên như trẻ thơ, phải được ơn tái sinh, phải có dòng máu Thiên Chúa thì mới có thể trở nên con Thiên Chúa. Mầu nhiệm giáng sinh chỉ có thể hoàn thành nếu như có Đức Kitô được hình thành nơi cung lòng chúng ta. Đây chính là sự trao đổi kỳ diệu giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và loài thọ tạo.
11. Sự kiện Chúa chịu phép cắt bì nói lên điều gì ? Thiên Chúa giáng trần làm người với đầy đủ các thủ tục, biến cố này là bằng chứng việc Chúa Giêsu sáp nhập vào dòng dõi Abraham, minh chứng bản chất nhân tính của Chúa Giêsu, Chúa Giêsu cũng là dân tộc của giao ước. Đây là dấu chỉ cho sự tuân phục lề luật Moisen.
12. Sự kiện Ba đạo sĩ kính viếng, nói lên điều gì? Các đạo sĩ là đại biểu của dân ngoại. Họ là hoa quả đầu mùa của các dân tộc. Họ cũng đón nhận Tin Mừng qua việc đi tìm, kính viếng, tôn thờ Thiên Chúa nhập thể, và họ đã tìm ra ở nơi dân Israel, một vị vua của mọi dân tộc.
13. Vì sao phải dâng Hài Nhi vào đền thờ ? Luật con trai đầu lòng đều thuộc về Thiên Chúa, tiên tri Simeon và nữ tiên tri Anna tượng trưng cho những người Israel đang mong đợi, đã đến gặp gỡ Chúa Hài Nhi, Ngài là ánh sáng muôn dân, là vinh quang của Israel dân người. Giáo hội nhắc chúng ta cũng hãy đến đón nhận và gặp gỡ Chúa Hài Nhi trong ánh sáng Đức Tin , là nơi bí tích Thánh thể.
14. Việc trốn chạy sang Ai Cập, nói lên điều gì ? Thiên Chúa không bất lực đến độ không thể bảo vệ được con mình, cũng như không bảo vệ được các em nhỏ vô tội ở làng Bêlem. Nhưng ở đây Chúa muốn cho chúng ta thấy : Cả cuộc đời của Chúa Giêsu chỉ toàn là bị bách hại, bị hất hủi. Chúa Giêsu tượng trưng cho một Đấng không ngừng đấu tranh giữa bóng tối và ánh sáng, chỉ mong cứu được từng người trong chúng ta.
15. Cuộc sống ẩn dật của Chúa Giêsu nói lên điều gì ? Chúa Giêsu nhập thể, Ngài mang một phần trách nhiệm của nhân tính. Thế nên Chúa cũng chia sẻ mọi điều kiện sống của nhân loại, một cuộc đời bình thường nếu không muốn nói là nghèo khó chứ chẳng có vẻ gì rầm rộ bề ngoài. Chúa sống bằng lao động chân tay, một cuộc sống theo tôn giáo Do Thái và tùng phục lề luật đạo Chúa mọi đàng. Chúa cũng hằng vâng phục Cha mẹ trần thế được quy chiếu trong điều răn thứ tư. Sự vâng phục này làm nền tảng cho việc hiếu thảo và vâng phục với Cha trên trời, cũng là điểm khởi đầu cho tội bất phục tùng mà Adam đã phạm phải.
16. Việc lạc mất Chúa Giêsu ba ngày, nói lên điều gì ? Trong suốt những năm sống ẩn dật, chúng ta chưa thấy Chúa Giêsu mở miệng nói ra điều gì. Đây là lần duy nhất trong suốt 30 năm sống ẩn dật, cũng chính nhờ sự cố nầy mà chúng con mới biết : Cha mẹ không biết là con còn có bổn phận ở nhà của Cha con sao ? (Lc 2, 49)  / **R
 
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:    CN  III  /  MC  / C  
 
PHÚC ÂM:   Lc 13, 1-9  /  CÂY NÀO KHÔNG SINH TRÁI SẼ BỊ CHẶT ĐI
 
"Nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy."
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Lu-ca.
1 Lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giê-su nghe chuyện những người Ga-li-lê bị tổng trấn Phi-la-tô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng. 2 Đức Giê-su đáp lại rằng: "Các ông tưởng mấy người Ga-li-lê này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Ga-li-lê khác sao? 3 Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy. 4 Cũng như mười tám người kia bị tháp Si-lô-ê đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giê-ru-sa-lem sao? 5 Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy."
6 Rồi Đức Giê-su kể dụ ngôn này: "Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, 7 nên bảo người làm vườn: "Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất? 8 Nhưng người làm vườn đáp: "Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. 9 May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi".    Đó là lời Chúa.
 
ĐỀ TÀI:      CÂY VẢ KHÔNG SINH TRÁI SẼ BỊ CHẶT ĐI
 
1. Người đời thường nghĩ gì về các nạn nhân? Nhiều người cho rằng: Nghèo khổ, bệnh tật , chết vì tai nạn là do bị trời trừng phạt, vì họ có nhiều tội. Đây là một lối giải thích độc ác khiến cho các nạn nhân kia lại càng đau đớn hơn.
2. Chúa Giêsu đã giải thích như thế nào? Con người nào khi vừa sinh ra, cũng đều mang một số kiếp giống nhau: Già, bệnh tật và cái chết. Đây chính là hình phạt chung của tội tổ tông chứ không phải Thiên Chúa muốn phạt riêng ai. Vì số kiếp phận người tại trần gian là như thế. **R
3. Thiên Chúa muốn răn dạy chúng ta điều gì? Chúa Giêsu muốn minh oan cho các nạn nhân và cũng muốn răn đe tất cả chúng ta rằng: Kiếp này Thiên Chúa sẽ không phạt riêng ai, nhưng nếu cuối cùng mà chúng ta không thay đổi lối sống, không chịu ăn năn sám hối, thì sau này Thiên Chúa mới tuyên án phạt.
4. Tại sao chúng ta không chịu sống thánh? Hoặc là chúng ta lười biếng, giữ đạo cách lười biếng, sống đạo một cách ích kỷ, hoặc chỉ cậy dựa vào sức riêng của mình, thì chúng ta không thể sám hối, cũng chẳng thể tự mình cải thiện, mà phải nhờ đến ơn Chúa trợ giúp.
5. Chúng ta phải hiểu câu chuyện phúc âm như thế nào? Thiên Chúa là ông chủ vườn, mỗi chúng ta là cây vả không sinh trái. Người đem trồng chúng ta vào trong vườn nho là hội thánh, chúng ta không phải là cây vả vô tri, trái lại chúng ta có trí khôn, có sự hiểu biết, có sự tự do. Chúng ta không sinh trái là vì chúng ta dùng sự tự do của mình để không đón nhận ơn Chúa, để không thực thi ý Chúa muốn.
6. Chúng ta có thể bị phạt, vì sao? Nếu chúng ta sống dửng dưng với Lời Chúa mời gọi, nếu chúng ta từ chối đón nhận ơn Chúa và chỉ muốn sống theo kiểu vô ơn, hoặc chúng ta cho rằng mình yếu đuối rồi không cố gắng gì cả, mà chỉ muốn phó thác mọi sự cho Chúa. Đó là chúng ta quá ỷ lại nên đã trông cậy thái quá. Nếu muốn khỏi bị phạt, chúng ta phải thành tâm sám hối, quyết tâm thay đổi.
7. Sám hối có mấy bước? Sám hối là phải thay đổi lối sống, phải nhận ra tội lỗi của mình. Như vậy sám hối là phải thực hành 3 bước sau đây: Cầu nguyện, ăn chay và sống bác ái với tha nhân.
 
8. Thế nào là sám hối tích cực? Sám hối tiêu cực là không phạm tội nữa. Sám hối tích cực là cố gắng thay đổi lối sống và làm thật nhiều việc lành. Đây chính là thứ hoa trái thiêng liêng mà Chúa muốn nói đến, không ai muốn trồng một cây vả không trái, vì nó choán đất, hút phân, hút nước, mất công chăm sóc mà chẳng được tích sự gì.
9. Dựa vào đâu chúng ta biết được ý Chúa? Ý Chúa trong Kinh Thánh, ý Chúa qua các huấn lệnh của bề trên, ý Chúa qua các sự kiện xảy ra hằng ngày. Ngày xưa cha ông chúng ta dựa vào các sự kiện trong thiên nhiên để đoán định thời tiết. Ngày nay Chúa muốn chúng ta nhìn vào các diễn biến xảy ra mỗi ngày để ta đoán định ý Chúa. Hôm nay bài Tin Mừng cho chúng ta thấy 2 câu chuyện điển hình.
10. Các diễn biến hằng ngày nói lên điều gì? Chúa muốn dạy chúng ta hãy coi những biến cố đau thương vừa xảy ra khắp nơi như lời cảnh tỉnh mà Chúa muốn gởi đến để bảo họ hãy ăn năn sám hối cho sớm, hãy mau quay về với Chúa, hãy làm lại, đổi mới cuộc đời mình. Nếu không thì chúng ta cũng sẽ chết thảm thương như vậy.
11. Thái độ phải có của chúng ta là gì? Chúng ta không được có thái độ quá lạnh lùng, cũng không nên có thái độ quá nghiêm khắc như người Do thái. Đừng thấy người khác bị nạn rồi ta vội xét đoán là họ bị phạt vì quá tội lỗi, cũng đừng dùng “mũ ni che tai” cho dù nhà hàng xóm có cháy thì ta cũng cứ bình chân như vại. Chúa khuyến cáo chúng ta phải sống tích cực, phải nhìn ra ý Chúa cảnh báo để mà thay đổi. Bởi vì nay người, mai có thể là ta.
12. Thế nào là tiếng chuông cảnh tỉnh? Mỗi sự kiện xảy ra đều là những tiếng chuông cảnh tỉnh. Chúa muốn kéo chúng ta ra khỏi lối sống mê muội, tội lỗi. Điều quan trọng là chúng ta phải coi ý Chúa muốn gì, rồi chúng ta sẽ uốn nắn sửa đổi các khuyết điểm, tích cực làm điều thiện, là những hoa trái làm cho Chúa vui lòng.
13. Vì sao ta chưa chịu sám hối? Ta chưa chịu sám hối vì ta thấy mình đang ở trong tình trạng an toàn, ta thấy mình không có tội hay vì ta xét mình không ra tội, nên không chịu sám hối ăn năn. Thế nhưng cái chết luôn đến bất ngờ như các vụ tai nạn thường xảy ra mỗi ngày. Nếu không chuẩn bị kỷ càng thì liệu chúng ta sẽ đến gặp Chúa trong tình trạng như thế nào? Đừng bao giờ nghĩ rằng mình không cần sám hối, vì mình vô tội.
14. Thế nào là sự an toàn giả tạo? Chúng ta đừng nghĩ mình gặp hên, đừng nghĩ mình vô tội, vì mình vẫn sống bình yên. Điều này khiến chúng ta tự hào vì Chúa vẫn thương mình, một sự an toàn giả tạo, chiêu bài mà ma quỷ thắng con người cách dễ dàng, đó là: Đời ta còn dài, còn lâu ta mới chết. Thế thì từ từ rồi ăn năn cũng không muộn, thế nhưng nào ai biết được chữ ngờ.**R
      
GIUSE LUCA / KBX / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS 
 

Trở lại      In      Số lần xem: 976
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  8
 Hôm nay:  1064
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11406473
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top