Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho bổn Đạo Mới - Bài số: 044

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 044

 ĐỀ TÀI :    THỜ KÍNH BA NGÔI TRONG MỘT THIÊN CHÚA DUY NHẤT . 

          Thứ sáu , ngày 14 / JUNE / 2019

 

I. ĐỨC TIN KITÔ GIÁO:
 
 
ĐỀ TÀI:    CHÚA GIÊSU ĐÃ SỐNG LẠI VÀ LÊN TRỜI.
 
1. Chúa Ki-tô phải làm những gì nơi ngục tổ tông? Khi chúng ta tuyên xưng rằng: Đức Ki-tô xuống ngục tổ tông, có nghĩa rằng qua cuộc khổ nạn, Chúa Ki-tô đã chết để hoàn tất ơn cứu độ. Nhắc lại lời kinh phụng vụ hôm thứ bảy tuần thánh đã diễn tả rằng: Toàn trái đất đã im hơi và kinh sợ vì Thiên Chúa đã nghỉ yên trong xác phàm và Ngài đi đánh thức những kẻ ngủ mê từ muôn thế hệ trước đó phải trỗi dậy. Việc Chúa Giêsu xuống ngục tổ tông là một lời xác quyết rằng: Tất cả mọi người đều được ơn cứu độ nhờ cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô ,mà hiệu quả của ơn ấy không thể bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Cho nên từ giờ trở đi Chúa Kitô đã nắm giữ chìa khóa địa ngục và cõi chết. Cho nên khi nghe Danh Thánh Giêsu thì cả trên trời, dưới đất và trong nơi âm phủ ,muôn vật đều phải bái quỳ, và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: Đức Giêsu Kitô là Chúa (Pl 2,10-11).
2. Cốt lõi niềm tin Kitô giáo là gì? Thánh Phaolô nói: Nếu Đức Kitô không sống lại thì lời rao giảng của chúng ta trống rỗng và cả Đức Tin của anh em cũng vậy (1 Cor 15,14). Đức Kitô đã chết và đã phục sinh chính là chân lý tuyệt đỉnh, là tâm điểm của người tín hữu, là  cốt lõi của Đức Tin Kitô giáo.
3. Biến cố siêu việt nhất của Kitô giáo là gì? Là biến cố Đức Kitô sống lại từ cõi chết, cùng với những chứng tá có giá trị lịch sử được Tân Ước xác nhận và ghi lại, có hai yếu tố mà mọi người cần phải quan tâm, đó là sự kiện ngôi mộ trống và những lần hiện ra của Đấng Phục Sinh.
4. Dựa vào đâu để chúng ta nhìn nhận là Chúa sống lại? Yếu tố quan trọng đầu tiên là ngôi mộ trống (Ga 20,5-7). Nếu chỉ dựa vào điều này thì tự nó chưa phải là bằng chứng trực tiếp để xác nhận cho việc Chúa sống lại. Vì người ta có nhiều cách để phản biện (Mt 28,11-15). Tuy nhiên đây là dấu chỉ bước đầu quan trọng để các môn đệ nhìn nhận Chúa sống lại. Riêng lời chứng của Gioan cũng đã đáng tin rồi: Ông đã thấy và ông đã tin (Ga 20,8). Nghĩa là ông đã thấy ngôi mộ trống và ông đã tin.
5. Yếu tố thứ hai để minh chứng Chúa Phục Sinh là gì? Là những lần mà Chúa đã hiện ra với các môn đệ. Trước hết Chúa đã hiện ra với bà Maria Madala với các phụ nữ khác dự định sẽ ướp lại xác Thầy mình. Sau nữa với Phêrô / với 2 môn đệ đi về làng Emmaus và cả với nhóm 11. Ngoài ra kinh thánh còn cho biết Chúa đã hiện ra với 500 anh em trước lúc lên trời (1 Cor 15,6-7). Dựa vào những biến cố này là những sự kiện có nền tảng vững chắc để khẳng định Chúa Giêsu đã sống lại thật sự. Nếu các ông dễ tin thì có lẽ Chúa Giêsu đã không khiển trách là các ông cứng lòng / chưa nói đến sự kiện Thánh Toma đòi được xỏ tay vào lỗ đinh, để rồi cuối cùng các ông đã mạnh dạng làm chứng cho niềm tin của mình. Chúng ta cũng thế, chúng ta tin dựa trên lời chứng và những cái chết anh dũng của các tông đồ (Cv 1, 22).
6. Ý nghĩa của việc Chúa Kitô sống lại là gì? Đức Kitô sống lại không có nghĩa là Ngài trở lại với cuộc sống cũ, để rồi một ngày nào đó lại chết thêm một lần nữa như Lazarô, như con trai bà góa thành Na-im, hay như con gái ông Giai-rô. Chúa Kitô thì khác, Ngài đi qua sự chết để bước vào cõi hằng sống, thân xác Ngài tràn ngập quyền năng của Thánh Thần vì Ngài có sự sống thần linh.
 
7. Thân xác phục sinh của Đức Kitô có gì khác biệt? Khi Chúa hiện ra với các tông đồ, Chúa đến bằng thân xác cũ với các vết thương và dấu đanh, dấu đòng (Ga 20, 20). Nhưng đàng khác thân xác ấy lại mang đặc tính của thần linh, của Thiên Chúa khi Ngài không còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Ngài có thể hiện ra lúc nào, cách nào theo ý Ngài muốn, Ngài lại có thể hiện ra bằng nhiều dáng vẻ khác nhau (Mc 16, 12).
8. Chúng ta hiểu thế nào về sự kiện phục sinh? Đây là một biến cố có tính cách lịch sử vừa là một mầu nhiệm hết sức siêu việt, một đàng có nhiều chứng nhân đã gặp gỡ Chúa, một đàng không ai có thể tận mắt chứng kiến cảnh Chúa Kitô phục sinh cách nào. Bởi thế không có thánh sử nào mô tả cảnh Chúa sống lại, cho nên việc Chúa Kitô phục sinh vẫn là một mầu nhiệm của Đức Tin, vì sự kiện này đã vượt quá giới hạn của sự hiểu biết từ đầu óc của con người.
9. Do đâu mà Chúa Kitô được phục sinh? Chúa Kitô phục sinh là do quyền năng của Thiên Chúa Cha (Cv 2, 24). Qua đó Chúa Cha đưa trọn phần nhân tính của Chúa Kitô vào mối hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúa Cha thực hiện công trình này do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Về phần Chúa Con, Ngài sống lại do quyền năng Thiên Chúa ,của chính Ngài như lời Ngài đã nói trước: Tôi hy sinh mạng sống để rồi lấy lại....Tôi có quyền hy sinh và cũng có quyền lấy lại mạng sống ấy (Ga 1, 17-18).
10. Tầm vóc của mầu nhiệm phục sinh to lớn cỡ nào? Việc Chúa Kitô phục sinh chính là sự can thiệp siêu việt của Thiên Chúa vào trong lịch sử cứu độ nhân loại.
11. Chúa Kitô phục sinh xác nhận điều gì? Điều đó chứng tỏ rằng Đức Kitô phục sinh chính là Con Thiên Chúa, là Đấng hằng hữu, là chính Thiên Chúa. Chúa nói: Khi các ông giương con người lên cao, các ông sẽ biết rằng Tôi hằng hữu (Ga 8, 28).
12. Chân lý cứu độ là gì?  Khi ta tin nhận Chúa Phục Sinh, thì ta cũng xác tín Chúa Giêsu chính là Thiên Chúa, cho nên ta cũng phải tin tất cả những gì Chúa Giêsu đã nói, đã làm vì Ngài giảng dạy bằng thẩm quyền của Thiên Chúa. Bởi vậy khi Chúa sống lại là Chúa đã hoàn tất những gì Ngài đã tiên báo trong cựu ước cũng như theo cách chúng ta vẫn nói là: Ngài đã thực hiện đúng như lời Kinh Thánh (1Cor 15, 3-4).
13. Chúa phục sinh mang lại cho chúng ta điều gì? Đời sống cũ của Chúa Giêsu chính là đời sống tại trần thế. Sau khi chết và sống lại thì Chúa Giêsu đã sống bằng một đời sống mới (Rm 6, 4). Đời sống mới là đời sống chiến thắng tội lỗi, chiến thắng cái chết do tội lỗi gây ra. Nhờ vậy mà sau đó chúng ta cũng được sống đời sống công chính, là đời sống làm nghĩa tử của Thiên Chúa và làm em của Đức Kitô, đó là nhờ vào hiệu quả của ơn cứu độ do Ngài mang lại .
 
14. Mầu nhiệm vượt qua bao gồm những gì? Chúa chết, sống lại và lên trời đây là 3 biến cố không thể tách biệt nhau: Các ông đã treo Đức Giêsu lên cây gỗ. Thiên Chúa của cha ông các ông đã cho Người sống lại và Thiên Chúa đã nâng Người lên địa vị làm thủ lãnh vũ trụ, là Đấng cứu độ trần gian. Nhờ đó mà muôn dân sẽ được lãnh ơn sám hối và ơn tha tội.
15. Đức Giêsu là Đức Chúa, nghĩa là gì? Sau khi sống lại Chúa Cha đã ban vương quyền cho Ngài cai trị trên trời và dưới đất vì Thiên Chúa đã đặt mọi sự làm bệ dưới chân Ngài. Vì thế Đức Giêsu là Chúa của lịch sử, và là Chúa của toàn thể vũ trụ (Ep 1, 10).
16. Khi Chúa Giêsu về trời, Ngài có xa cách chúng ta không? Ngài không ở xa Hội Thánh, nhưng Ngài hiện diện sống động hơn nhờ vào quyền năng của Chúa Thánh Thần để tiếp tục soi sáng, nâng đỡ, dạy dỗ chúng ta như khi Ngài sống ở trần gian, Ngài lên trời nhưng vẫn là Đấng trung gian, và Ngài luôn chuyển cầu cho chúng ta (Rm 8, 34).***
17. Ngọn nến phục sinh nói lên điều gì? Khi ngọn nên phục sinh được thắp lên, nó tượng trưng cho ánh sáng Chúa Kitô đang soi sáng thế gian. Cho nên khi có Chúa ,chúng ta không còn phải bước đi trong tăm tối.
18. Nước rửa tội tượng trưng cho điều gì? Chính dòng nước đổ trên đầu người chịu phép rửa, tượng trưng cho ơn cứu độ có nguồn mạch từ Chúa Kitô. Họ sẽ có được đời sống mới. Vậy nên khi ta tham dự nghi thức ấy, nhờ Đức Tin ta làm sống lại ơn Chúa bằng chính ân sủng của Ngài.
19. Thế nào là Đấng hằng sống? Khi Chúa Kitô tự mình sống lại, Ngài đã trở thành Đấng hằng sống. Ngài vẫn đang sống nên chúng ta vẫn có thể gặp gỡ Ngài, gặp gỡ Ngài qua các bí tích, gặp Ngài trong Lời Chúa hằng ngày, gặp Chúa trong các Giáo huấn của Giáo Hội, và gặp Chúa trong anh chị em chung quanh chúng ta, là những người đang chịu đau khổ. Vì Chúa đã tự đồng hóa mình với họ (Mt 25, 40).  **R
 
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:  CN XI  TN / C  - 14/06/2019
 
PHÚC ÂM:  Ga 16, 12-15
"Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy; Thần Khí sẽ lấy những gì là của Thầy mà loan báo cho anh em."
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gio-an:
12 Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. 13 Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến. 14 Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em. 15 Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em.”
Đó là lời Chúa.
 
 
ĐỀ TÀI:       BA NGÔI , NHƯNG CHỈ CÓ MỘT THIÊN CHÚA .
 
1. Chúng ta hiểu gì về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi? Là một mầu nhiệm vượt quá trí hiểu của con người. Nếu chỉ là dùng khối óc tự nhiên thì chúng ta không thể nào hiểu được mầu nhiệm cao cả này. Chúng ta không phải chờ đợi một mạc khải nào mới nữa, vì theo công đồng Vatican II thì Đức Kitô chính là Đấng trung gian đồng thời Ngài là sự viên mãn để có thể cắt nghĩa toàn bộ mạc khải ấy cho chúng ta.
2. Kinh thánh đã nói gì về Chúa Ba Ngôi? Tin Mừng Thánh Gioan là bản văn phong phú nhất, nói nhiều nhất về Chúa Ba Ngôi / Chúa Giêsu thường nhắc đến Cha Ngài, đồng thời cũng hay nhắc đến Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ đến sau Ngài. Nhưng một bản văn nổi tiếng của Matthêu mà chúng ta vẫn nghe đọc, khi Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy, làm phép rửa cho họ: Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (Mt 28, 19). Còn trong bản văn của Thánh sử Marcô diễn tả lại sự kiện xảy ra khi Chúa Giêsu chịu phép rửa : Thánh Thần lấy hình chim bồ câu đậu xuống trên Người và từ trời có tiếng Chúa Cha phán rằng: “Con là con yêu dấu của Ta” (Mc 1, 11). Đây là một bức tranh hết sức sinh động, đang diễn tả về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi .
3. Thánh Luca đã diễn tả về Chúa Ba Ngôi như thế nào? Thánh Luca cho chúng ta thấy viễn cảnh của lịch sử cứu độ một cách hết sức rõ ràng, dựa vào các diễn biến của kinh thánh tính từ thời Cựu Ước. Theo Ngài thì kỷ nguyên của Chúa Cha chính là những tiên báo về lời hứa lịch sử cứu độ ở thời Cựu Ước. Thời kỳ loan báo tin mừng là kỷ nguyên thuộc về Chúa Con, và thời kỳ sau cùng là thời kỳ kiện toàn ơn cứu độ là thời kỳ thành lập Giáo Hội tại trần gian.Chúa Kyto muốn kiện toàn đức tin của người Kitô hữu mà điểm khởi đầu chính là ngày Lễ Ngủ Tuần, là  thời kỳ của Chúa Thánh Thần.
4. Thánh Phaolô đã phổ biến mạc khải này vào lúc nào? Ngài thường phổ biến mầu nhiệm nầy qua các đoạn văn ở đầu các bức thư: Nguyện xin ân sủng của Đức Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng anh chị em (2Cr 13, 13). Các thánh cũng đã dùng nhiều hình ảnh, nhiều bài giáo huấn giúp giáo dân dễ hiểu, dễ tiếp thu về mầu nhiệm nầy.
5. Làm sao ta có thể hiểu một chút về mầu nhiệm nầy ? Mầu nhiệm này do chính Chúa Giêsu mạc khải. Tuy thế chúng ta cũng chỉ có thể dùng đức tin để đón nhận, chứ không thể hiểu biết tường tận, vì trí óc chúng ta không thể nào chứa đựng được một sự bao la vô cùng tận như vậy được.
6. Chúng ta không hiểu thì làm sao chúng ta có thể sống mầu nhiệm này được? Chúng ta chỉ có thể hiệp thông với Thiên Chúa qua lời cầu nguyện. Sau đó chúng ta ở lại trong tình yêu của Ngài. Bởi vì Thiên Chúa chính là tình yêu, chỉ những ai biết yêu thương mới có thể hiểu, muốn đạt được hiệu quả do Đức Tin mang lại thì chúng ta phải biết quảng đại chia sẻ những thứ chúng ta có được cho anh em chúng ta. Như thế chúng ta mới có một chút bản chất khi chúng ta sống giống Người.
 
7. Chúng ta phải thể hiện lòng tin của mình như thế nào ? Mỗi khi chúng ta đọc Kinh Tin Kính, Kinh Sáng Danh, làm dấu thánh giá là chúng ta đang thể hiện lòng tin của mình. Đây là cách chúng ta dùng lời nói, cử chỉ bề ngoài để tuyên xưng niềm tin vào Chúa Ba Ngôi. Chúa còn sai chúng ta đi loan truyền cho mọi người được biết.
8. Khi cử hành lễ Chúa Ba Ngôi, Giáo Hội mời gọi chúng ta điều gì ? Giáo Hội mời gọi chúng ta cử hành lễ Chúa Ba Ngôi, giúp chúng ta nhận biết và tôn thờ một Thiên Chúa trong Ba Ngôi. Đây là mầu nhiệm mà người tín hữu phải tin để được rỗi linh hồn. Nhưng không ai trong chúng ta có thể thấy, có thể hiểu về Ngài, cũng không ai có thể chỉ cho ta con đường để gặp gỡ Ngài, ngoại trừ Đức Kitô là Ngôi lời nhập thể, nhờ Ngài chúng ta mới có thể hiểu biết một chút về Chúa Ba Ngôi.
9. Đã không hiểu thì làm sao chúng ta có thể diễn tả được? Đây là một mầu nhiệm vĩ đại, cao cả, sâu thẳm, trí ta không thể hiểu, miệng lưỡi ta cũng không đủ lời để diễn tả về mối tương quan giữa Ba Ngôi. Nhưng nhờ các giáo phụ đã tìm cách diễn tả cụ thể cho chúng ta như qua dấu Thánh Giá: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
10. Chúng ta ghi dấu thánh giá vào những lúc nào? Chúng ta ghi dấu ấy rất nhiều lần trong một ngày: Khởi đầu một ngày mới, khi bước vào nhà thờ, khi nhận lãnh phép lành , trước và sau khi ăn, khi đi đường, khi đi ngang qua nhà thờ, trước các cơn cám dỗ và trước khi đi ngủ.
11. Ý nghĩa của dấu thánh giá là gì ? Khi đưa tay lên trán, ta tôn vinh Thiên Chúa toàn năng, xin Thiên Chúa làm chủ trí khôn ta. Khi đưa tay xuống ngực chúng ta chúc tụng Chúa Con, xin Ngài ban cho ta một trái tim biết yêu thương. Khi đưa tay qua hai bờ vai, ta cảm tạ ơn Chúa Thánh Linh, Ngài có 7 nguồn ơn thánh hóa. Xin Ngài thánh hóa và biến đổi những việc của ta làm để cho vinh danh Chúa và mang lại lợi ích cho tha nhân chung quanh. Như vậy mỗi khi làm dấu Thánh giá, chúng ta chúc tụng , ngợi khen và cảm tạ danh Chúa.
12. Dấu thánh giá mang lại điều gì? Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng Thiên sai, Ngài đến thế gian nhằm cứu chuộc chúng ta. Chính nhờ vào hy tế thập giá mà chúng ta được cứu rỗi. Cho nên dấu thánh giá là dấu chỉ chúng ta đã thuộc về Thiên Chúa. Ta làm dấu Thánh Giá là ta tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu, và vào Chúa Ba Ngôi.
13. Thời điểm nào giúp chúng ta hiểu rõ về giá trị của dấu thánh giá? Trong một năm phục vụ chúng ta có dịp để hiểu rõ hơn về dấu thánh giá : a) Mùa phục sinh giúp ta nhận ra ơn cứu chuộc là nhờ vào cây thánh giá. b) Lễ kính mừng Chúa Ba Ngôi giúp chúng ta phải luôn tuyên xưng niềm tin vào mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi. c) Khi chứng kiến ai đó chịu phép rửa tội, là bí tích ghi dấu dành cho những ai đã thuộc trọn về Thiên Chúa. Dấu Thánh Giá là dấu chỉ thiêng liêng được in sâu mãi mãi vào trong cung lòng mọi người. Nhờ tin Chúa mà ta sẽ cậy trông và kính mến Thiên Chúa.
 
14. Dấu thánh giá nhắc ta điều gì? Chúng ta ghi dấu thánh giá trên mình, nhắc nhớ việc Chúa Giêsu đã mặc lấy xác phàm để cứu độ ta. Đây là mầu nhiệm nhập thể, dấu thánh giá cũng nhắc ta nhớ Chúa Giêsu đã chết trên thập giá để cứu chúng ta. Đây là mầu nhiệm cứu chuộc. Chúa đã chiến thắng tội lỗi, chiến thắng sự chết, nhờ đó chúng ta được trở nên con cái Chúa, và được nên thánh. Còn dấu thánh giá mà chúng ta vẽ trên mình là chúng ta khẳng định niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi. Cho nên chúng ta phải làm dấu Thánh Giá sao cho thật cùng kính ,nghiêm túc.
15. Khi ta chết, Thánh Giá sẽ giúp gì cho ta? Lòng chúng ta luôn hướng về trời, chúng ta luôn ái mộ những sự trên trời. Nhờ Thánh Giá như chìa khóa mở cửa trời cho chúng ta. Như vậy trần gian chỉ là cõi tạm.
16. Ý nghĩa của 2 thanh gỗ là gì? Thanh gỗ dọc là tâm tình của chúng ta đối với Thiên Chúa, là tâm tình tôn thờ, kính mến. Thanh gỗ ngang là tâm tình yêu thương, chia sẻ mà mỗi chúng ta phải có đối với tha nhân. Cho nên Thánh Giá cũng có nghĩa rằng: Tình yêu của ta đối với tha nhân luôn được nâng đỡ bằng tình yêu của Thiên Chúa dành cho ta. Cho nên nếu không có thanh ngang thì không thể thành Thánh Giá cứu độ. Bởi thanh ngang chính là đức ái. Vì yêu tha nhân là yêu chính Chúa. Nếu Thánh Giá mà thiếu một trong hai thanh thì Thiên Chúa không thể cứu độ. Bởi lẽ không có ai hợp tác với Thiên Chúa, khi ấy Thánh Giá không còn là Thánh Giá cứu độ nữa.
17. Hai điều cần thiết khi ghi hình Thánh Giá là gì? Có dọc mà thiếu ngang, đồng nghĩa với việc mến Chúa mà không yêu người, mỗi khi chúng ta ghi dấu Thánh Giá lên mình là chúng ta nhân danh Chúa và chúng ta cũng xác nhận mình là con Thiên Chúa. Cho nên chúng ta không ngừng kính mến Chúa và cũng phải luôn yêu thương tha nhân.
 
18. Con xin chúc tụng Ba Ngôi Thiên Chúa đến muôn đời. Amen.  **R
 
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 842
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  7
 Hôm nay:  102
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11405511
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top