Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho bổn Đạo Mới - Bài số: 065

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ:   065

 ĐỀ TÀI :   TỔ CHỨC HỘI THÁNH  (PHẦN II). 

          Thứ sáu , ngày 08 / NOV / 2019

 

 I. ĐỨC TIN KITÔ GIÁO:

ĐỀ TÀI:   Sứ mệnh của người giáo dân.
 
1. Giáo dân là những ai? Là toàn bộ các Kitô hữu không có chức thánh, họ được sáp nhập vào hội Thánh nhờ bí tích thanh tẩy và thêm sức. Họ được tham dự vào chức năng ngôn sứ, tư tế, vương giả của Chúa Kitô theo địa vị riêng của mình.
2. Sứ mệnh của họ là gì ? Là tìm kiếm nước Thiên Chúa ngay trong môi trường sống của mình tại trần gian theo như ý muốn của Thiên Chúa, nghĩa là họ phải chứng minh cho mọi người thấy là có Thiên Chúa đang khi họ thi hành trách nhiệm và công việc thường ngày của mình. Họ như nắm men trong bột giữa xã hội và thế giới. Họ hân hoan đón nhận Thiên Chúa như là Đấng Tạo hóa, là Đấng cứu độ của họ.
3. Chức vụ cụ thể của họ là gì? Tham gia vào chức vụ ngôn sứ của Chúa bằng việc Phúc âm hóa, nghĩa là làm chứng cho Chúa, giới thiệu Chúa bằng lời nói và việc làm đặc biệt là trong môi trường gia đình của mình / trong sinh hoạt nghề nghiệp, và các môi trường xã hội khác. Họ có thể dạy giáo lý, dạy cách sống thánh và góp phần vào việc truyền bá đức tin bằng các phương tiện truyền thông.
4. Thế nào là chức vụ tư tế cộng đồng ? Họ làm chứng cho Chúa trong mọi hoạt động cầu nguyện, công tác tông đồ, trong đời sống hôn nhân, trong các công việc thường ngày, trong lãnh vực giải lao, giải trí tinh thần cũng như thể xác và mọi thử thách trong cuộc sống / đời họ sẽ trở nên hy tế thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa. Hiến lễ đó được liên kết với Chúa Kitô để dâng lên cho Thiên Chúa Cha / nghĩa là người giáo dân có thể thánh hiến thế giới nầy cho Thiên Chúa qua việc thờ phượng Thiên Chúa ở khắp mọi nơi bằng đời sống đạo tốt lành của mình .(Gh 34).
5. Họ tham dự chức vụ vương giả như thế nào? Khi sống bằng đời sống Kitô hữu họ cố gắng chiến thắng tội lỗi nơi mình bằng đời sống thánh thiện và quyết tâm từ bỏ mình. Nếu mọi hoàn cảnh sống của thế giới trở nên dịp tội thì người Kitô hữu phải góp sức làm cho chúng trở nên lành mạnh, hợp với tiêu chuẩn công bình bác ái / như thế họ đã góp phần làm cho giá trị luân lý thấm nhập vào các công trình văn hóa của loài người. Nếu họ được các chủ chăn mời gọi cộng tác để phục vụ cộng đoàn thì họ phải hợp tác tùy theo ơn huệ và đặc sủng mà Chúa đã trao ban cho họ.
6. Thế nào là quyền lợi và nghĩa vụ ? Họ phải biết phân biệt đâu là quyền lợi, đâu là nghĩa vụ của mình. Vì họ đã là phần tử của Hội Thánh và còn phải xét theo khía cạnh là một phần tử trong xã hội loài người nữa. Từ đó họ phải cố gắng hợp tác cả hai bằng cách nhớ ra rằng: qua lương tâm của một Kitô hữu, Thiên Chúa sẽ hướng dẫn họ trong mọi lãnh vực trần thế.
 
7. Thế nào là đời sống thánh hiến? Bậc thánh hiến cũng phát xuất từ đời sống dành cho Kitô hữu, bậc sống này được thiết lập dành cho những người muốn tuyên khấn đời sống mình theo lời khuyên phúc âm. Tuy không liên quan đến phẩm trật của hội thánh nhưng nó lại gắn chặt vào đời sống thánh thiện của hội thánh, và được hội thánh chuẩn nhận.
8. Đời thánh hiến sống theo 3 lời khuyên phúc âm, có mấy nhánh ? Đời sống thánh hiến giống như một cây có nhiều cành, có nhiều nhánh làm phát sinh nhiều lối sống khác nhau, nó có 5 nhánh chính : a)ẩn tu/ b) trinh nữ/ c)Dòng tu/ d) Tu hội đời/ e) Các tu đoàn tông đồ.
9. Ẩn tu là gì? Đời sống ẩn tu cũng tuân giữ 3 lời khấn công khai, nhưng lại có đời sống tách biệt khỏi trần thế. Họ sống trong thinh lặng, cô tịch, cầu nguyện và hãm mình liên lỉ.
10. Đời sống trinh nữ là gì? Thời các tông đồ đã có các trinh nữ, là những nữ tín hữu được Chúa mời gọi sống gắn bó với Chúa, để trái tim , thân xác và tinh thần của họ luôn tự do. Họ quyết định sống bậc đồng trinh vì Nước Trời, và được Hội Thánh chuẩn nhận. 
11. Đời sống các dòng tu thì sao? Phát sinh từ Đông Phương ở mấy thế kỷ đầu, đời sống dòng tu khác hình thức thánh hiến ở khía cạnh phương tự. Họ tuyên khấn công khai, giữ các lời khuyên phúc âm, sống chung như huynh đệ, làm chứng về sự hiệp nhất giữa Chúa Kitô và Hội Thánh (Gl 607).
12. Các tu hội đời thì thế nào? Là tu hội thánh hiến, cũng sống lời khuyên phúc âm, nhưng chuyên thực thi đức ái, nỗ lực thánh hóa đời sống từ bên trong theo kiểu men trong bột (Gl 710).
 
13. Các tu đoàn tông đồ là gì? Cũng là hội dòng tận hiến nhưng không có lời khấn dòng. Chỉ theo đuổi mục tiêu tông đồ của tu đoàn. Họ có lối sống chung đặc thù để tiến tới đức ái hoàn hảo bằng việc tuân giữ hiến pháp của tu đoàn ( Gl 131).
14. Mục đích chung của họ là gì? Họ hiến thân vì yêu mến Thiên Chúa. Họ thánh hiến nhờ bí tích thanh tẩy. Họ sống thánh hiến thâm sâu hơn để phụng thờ Chúa và phục vụ giáo hội. Họ sẽ truyền giáo theo thể chế của họ. Đây là dấu chỉ rõ ràng của mầu nhiệm cứu độ. Dù họ làm chứng kín đáo hay công khai thì Chúa Ki-tô vẫn là cội nguồn là cùng đích cho đời sống thánh hiến của họ ( Gh 44).
15. Thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nói gì? Họ chọn sống phúc âm trong lòng dân tộc để phục cho hạnh phúc toàn dân tộc. Muốn được vậy, Giáo Hội Việt Nam phải nỗ lực để trở thành một cộng đoàn hiệp thông với Thiên Chúa và hiệp thông với nhau cách chân thành hơn. Hiệp thông nhưng không đồng hóa, không kỳ thị, không tư lợi, không lợi ích cá nhân / để có thể hiệp thông với cả vũ trụ vạn vật, không lãng phí tài nguyên, không làm ô nhiễm môi sinh, không sử dụng tiền vào mục tiêu xấu. Mọi người sẽ nhờ dấu chỉ này mà nhận ra chúng ta là môn sinh của Đức Ki-tô (Ga 13,35).
16. Thế nào là hiệp thông? Là phục vụ cách khiêm tốn, không theo thói thống trị, quan liêu, cửa quyền. Nhưng theo gương Chúa: Hiền lành và khiêm tốn. Không để cho người khác phục vụ, nhưng là phục vụ mọi người. Nhất là phục vụ người nghèo khổ, bất hạnh, bị bỏ rơi.
17. Đối với tôn giáo bạn thì thế nào? Là hiệp thông trong tình yêu thương với các tôn giáo bạn. Nhận định rằng: mình chỉ là một thiểu số. Nên không được khép kín, dửng dưng. Nhưng mở rộng lòng ra để đối thoại, tôn trọng và hợp tác trong tất cả mọi lợi ích cho dân như: xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn minh tình thương và diễn tả đức tin theo bản sắc của dân tộc. Đó cũng chính là mục tiêu hữu hiệu để phục vụ theo phúc âm.
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:  CN (32) XXXII  TN / C  
 
PHÚC ÂM:  Lc 20, 27-38
Đức Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống.
 
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
 
27 Khi ấy, có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc đến gặp Đức Giê-su. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. 28 Mấy người ấy hỏi Đức Giê-su: "Thưa Thầy, ông Mô-sê có viết cho chúng ta điều luật này: Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải lấy nàng, để sinh con nối dòng cho anh hay em mình. 29 Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. 30 Người thứ hai, 31 rồi người thứ ba đã lấy người vợ goá ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào. 32 Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết. 33 Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ?"
34 Đức Giê-su đáp: "Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, 35 chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. 36 Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại. 37 Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông Mô-sê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham,Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác, và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp. 38 Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống."
 Đó là lời Chúa.
 
 
ĐỀ TÀI:   NIỀM TIN VÀO CUỘC SỐNG ĐỜI SAU.
 
1. Nhóm Sadoc là những ai? Họ là những tư tế phục vụ đền thờ, là con cháu của ông Sadoc, sau cuộc hồi hương thời lưu đày Babylone. Họ làm thành một đảng phái chính trị kể từ thế kỷ thứ II trước công nguyên, đa số họ là giới tư tế quý tộc. Họ có cách giữ luật tự do hơn / họ dễ thích ứng với phong trào hy hóa, họ dễ dàng thỏa hiệp với người Roma. Họ vẫn là giới lãnh đạo Do Thái, giáo lý thì họ chỉ chấp nhận có bộ ngũ thư làm văn bản chính thức. Họ chuộng cách giải thích theo mặt chữ, bảo thủ trong phụng vụ, cho nên họ không chấp nhận những quy định mới do nhóm Pharisêu đưa vào / về mặt giáo thuyết họ thiên về duy vật, nên không chấp nhận có thiên thần và quyết phủ nhận sự sống lại.
2. Thế nào là sinh con nối dòng? Loại luật hôn nhân theo kiểu nầy được gọi là luật “thế huynh” trong tình trạng anh em của chồng, anh em rể. Một hôn nhân như thế không bị coi là phạm luật (Lv 18, 16 / Lv 20, 21). Vì người anh, em kia đã chết / còn thời nay thì đây là tội loạn luân.
3. Đại ý của bài tin mừng là gì? Người Sadoc không tin có sự sống lại nên khi nghe Chúa Giêsu giảng về mầu nhiệm kẻ chết sống lại. Họ đã tìm cách phi bác giáo lý ấy nên đã phịa ra một câu chuyện: bảy anh em nhà kia, theo luật thế huynh, đã nối tiếp nhau lấy cùng một người đàn bà và họ đều chết không con. Từ câu chuyện nầy, họ đặt ra vấn đề: Nếu có việc kẻ chết sống lại thì người đàn bà ấy là vợ của ai trong bảy anh em, Chúa Giêsu đã dùng kinh thánh để chứng minh rằng: Có cuộc sống vĩnh hằng và còn cho biết cuộc sống ấy sẽ như thế nào.
4. Người Sadoc hiểu như thế nào về sự sống lại? Họ là những tư tế phục vụ đền thờ, họ không tin có sự sống lại, cũng không tin có đời sau, còn người Pharisêu thì tin. Sadoc dựa vào lời sấm của ngôn sứ Daniel: Trong số những kẻ đã an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ chỗi dậy, người thì được hưởng phúc trường sinh, kẻ thì chịu ô nhục, ghê tởm đến muôn đời / các hiền sĩ sẽ sáng chói lọi, những người công chính sẽ chiếu sáng như những vì sao (ĐN 12, 2-3).
5. Họ dựa vào đâu để chế diễu Chúa? Chúa Giêsu luôn khẳng định giáo lý về mầu nhiệm kẻ chết sống lại, đối lập với cách hiểu của nhóm Sadoc và phái này đã nêu thắc mắc nhằm phi bác giáo lý của Chúa và của các người biệt phái. Họ bảo rằng: Dựa vào luật Moisen, bằng chứng là luật thế huynh, anh mình chết mà chưa có con thì người em phải lấy người vợ của người anh trai, là người chị dâu. Đứa con đầu tiên họ sinh ra, sẽ là con của người anh trai, để cho người anh có con nối dòng (Đnl 25, 5).
6. Họ giả định như thế nào? Họ đưa ra câu chuyện giả định chưa từng có, vì họ quan niệm rằng: Khi sống lại thì người ta cũng sẽ sống y như khi họ còn sống ở trần gian, nghĩa là khi sống, hai người là vợ chồng, thì khi sống lại hai người cũng vẫn là vợ chồng với nhau.
7. Con cái đời nầy vì sao phải cưới vợ gả chồng? Vì cuộc sống trần gian có sinh có tử, bổn phận người trần gian là phải sinh con cái nối dòng, nhưng khi những kẻ lành sống lại, họ được hưởng vinh phúc. Ở đây không đề cập đến số phận kẻ dữ, thật ra kẻ lành hay dữ cũng đều sống lại. Họ không còn cưới vợ gả chồng vì thân xác của họ đã được siêu hóa, không bao giờ chết nữa. Họ giống như các Thiên Thần, họ sẽ được thừa hưởng một thế giới mới và được hưởng sự sống vĩnh cửu từ nơi Thiên Chúa (Rm 8, 18-21).
 
8. Chúa minh chứng về kẻ chết sống lại như thế nào? Chúa dùng thánh kinh để lý giải về sự sống lại, Chúa dùng một đoạn văn trong sách Xuất hành: Khi Thiên Chúa hiện ra với Moisen trong bụi gai đang cháy, Thiên Chúa xưng mình là Thiên Chúa của các tổ phụ, cho dù các tổ phụ nầy trước đây đã chết, nhưng hiện giờ các ngài vẫn đang sống với Thiên Chúa, vì Ngài là Thiên Chúa của kẻ sống.
9. Chết rồi con người đi đâu? Thực tế ai cũng phải chết, chết là giai đoạn thứ bốn của đời người / chết là linh hồn lìa khỏi xác, nhưng chết không phải là chúng ta bị tiêu diệt, nhưng là một cuộc biến đổi từ cuộc sống trần gian qua cuộc sống vĩnh hằng. Đạo Chúa giải thích rằng: Sinh ký tử quy, sống là cõi tạm, chết là trở về, nhưng là về đâu? Là đi về cội nguồn, về cõi vĩnh hằng, về bên Đấng tạo hóa của mình.
10. Các đấng chết rồi thì đi đâu? Chúng ta tin vào lời Đức Giêsu là đấng thiên sai: Chúa đi qua con đường đau khổ mới vào trong vinh quang / người chết là đi qua một cuộc biến đổi, Thánh Phaolô nói: Nếu ta cùng chết với Chúa Kitô ta sẽ cùng sống lại với ngài. Thánh Augustinô thì cầu nguyện rằng: Lạy Chúa, xin cho con được yên nghỉ trong Chúa, còn thánh Têrêxa nhỏ, lúc sắp chết ngài nói: Em không chết, nhưng em sắp đi vào cõi sống.
11. Lập trường đối lập của phái Sadoc thế nào? Mục đích của nhóm Sadoc khi đưa ra câu chuyện nầy là để họ chứng minh niềm tin vào sự sống lại của Chúa Giêsu là vô lý. Vì nếu còn có một cuộc sống đời sau thì chẳng lẽ người đàn bà ấy là vợ của cả bảy anh em kia hay sao?
12. Lập trường của Chúa Giêsu như thế nào? Chúa Giêsu cho họ biết: Tình trạng con người sau khi sống lại sẽ hoàn toàn thanh khiết như các Thiên Thần / có như vậy họ mới xứng đáng trở thành con Thiên Chúa (Lc 20, 34-36), tiếp đến Chúa Giêsu còn cho biết: Thiên Chúa là Đấng hằng sống, Ngài điều khiển cả thế giới hằng sống, cho nên các tổ phụ cho dù đã chết, nhưng linh hồn của các ngài vẫn đang chầu hầu bên ngai Thiên Chúa.
13. Niềm tin của người Kitô hữu sẽ ra sao? Mỗi khi đọc kinh Tin kính là chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa, vào sự sống lại. Chúng ta đang đặt mọi hy vọng vào Đức Kitô, nhưng nếu chúng ta cả một đời theo Chúa, mà khi chết không được sống lại, thì chúng ta quả là những kẻ đáng thương nhất / nhưng không phải thế, Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại / được hưởng vinh phúc với Chúa hay không là tùy vào cuộc sống hiện tại của chúng ta trên trần gian, theo nguyên tắc: gieo giống lành thì sẽ gặt sự lành.
14. Người không có đức tin, họ thường nghĩ gì? Người không có đức tin, họ luôn sợ chết vì cho rằng chết là hết, người tín hữu mà còn sợ chết là họ đã tự mâu thuẫn với chính niềm tin của mình.
15. Người đời thường sống như thế nào ? Không có tiền thì đi tìm tiền, có tiền rồi thì lo hưởng thụ, nhưng vật chất chỉ mang lại cho ta thứ hạnh phúc bọt bèo. Cho nên khi chết chẳng ai mang được tiền đi theo / nếu lúc sống không tu thân tích đức, chắc chắn khi chết họ sẽ trắng tay. **R
 
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA / KINH THÁNH EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 837
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  8
 Hôm nay:  1871
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11352175
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top