Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới / Bài số: 013

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 013

   ĐỀ TÀI :  TẤM LÒNG RỘNG LƯỢNG CỦA BÀ GÓA 

              THỨ SÁU , ngày 09-11-2018

I. GIÁO LÝ HÔN NHÂN:
 
ĐỀ TÀI:    HÔN NHÂN KHÁC TÔN GIÁO.
 
1. Thánh Phaolô đã dạy gì về hôn nhân khác tôn giáo? Ngài dạy rằng: Nếu ai trong anh em mà có vợ ngoại hoặc chồng ngoại giáo mà họ ưng thuận ở lâu bền với mình, thì chớ có ruồng bỏ họ, vì người bạn đời ngoại giáo sẽ được thánh hoá nhờ người phối ngẫu kia có đạo (1Cor 7, 12-14).
2. Nhờ đâu mà hôn nhân khác đạo ngày càng gia tăng? Nhờ khoa học kỹ thuật tiến bộ, nhờ truyền thông dễ dàng và rộng rãi, cho nên các cuộc hôn nhân khác đạo ngày càng nhiều. Nhưng Mẹ Giáo Hội luôn lo lắng cho con cái mình, bởi vì những khó khăn mà các gia đình này gặp phải thường là do niềm tin có sự khác biệt.
3. Thế nào là hôn nhân khác đạo? Là hôn nhân giữa một bên là công giáo, một bên không phải là công giáo. Nếu bên khác đạo là Tin Lành hay Chính Thống thì hôn nhân này gọi là hôn nhân dị tín hoặc hôn nhân hỗn hợp / nếu bên kia chưa được rửa tội thì gọi là hôn nhân dị giáo (khác đạo) / cả trường hợp họ không theo đạo nào.
4. Hôn nhân khác đạo nhưng hoà thuận: Là 2 bên biết tôn trọng nhau và đạo ai người ấy giữ,phía không công giáo phải để cho bạn mình được tự do thờ phượng Chúa và được quyền chăm sóc Đức Tin cho con cái như đã thoả thuận lúc ban đầu,phía công giáo sẽ sống thật tốt để giúp cho bên kia nhận được nhiều ơn Chúa.
5. Hôn nhân khác đạo sẽ gặp nguy hiểm: Nếu cả hai bên không chịu nhân nhượng nhau trước những bất đồng do khác biệt niềm tin, phía công giáo có thể sẽ trở nên nguội lạnh, dễ đi đến chỗ bỏ đạo.
6. Ý muốn của Mẹ Giáo Hội như thế nào? Tại Việt Nam vẫn có nhiều bậc cha mẹ tỏ ra dè dặt, khắc khe đối với con cái gặp trường hợp hôn nhân khác đạo, có một số quá khắc khe, một số thì lại quá dễ dãi, cả hai thái độ này đều không phù hợp với ý muốn của Giáo Hội.
7. Khi nào thì hôn nhân hỗn hợp sẽ thành sự ? Hôn nhân khác đạo chỉ hợp pháp khi có phép rõ ràng của giáo quyền, chỉ thành sự khi có phép chuẩn . Những trường hợp này, đôi bạn cần trình bày rõ ràng với Cha xứ, để Ngài hướng dẫn thủ tục xin phép chuẩn nơi Đức Giám Mục Giáo phận.
 
8. Nếu muốn có phép chuẩn họ phải cần gì? Họ phải biết rõ và chấp nhận mục đích và đặc tính chính yếu của hôn nhân theo đúng giáo lý công giáo. Bên công giáo phải cam kết giữ Đức Tin của mình và cho con cái được rửa tội / giáo dục Đức Tin theo đúng với truyền thống của Hội Thánh công giáo, bên khác đạo cũng phải biết và chấp nhận điều kiện nầy.
9. Thái độ của Mẹ Giáo Hội như thế nào? Nhìn vào cách xử sự trên đây, ta thấy Mẹ Giáo Hội phải nhượng bộ vì không thể nào tránh được, chứ không hề nhu nhược hay khuyến khích. Tuy nhiên người ta luôn có cảm tưởng rằng Hội Thánh công giáo không công bằng, khi đòi hỏi ưu tiên cho Đức Tin công giáo.
10. Mẹ Hội Thánh lấy quyền gì để đòi phải có thoả thuận như thế? Đây giống như là quyền của cha mẹ trước hạnh phúc của con cái, đây cũng giống như việc trao đổi giữa 2 gia đình vì quyền lợi của 2 đứa con / chỉ vì hạnh phúc của chúng.
11. Vì nguyên do nào mà Mẹ Hội Thánh phải bận tâm như vậy? Hội Thánh lý giải rằng: hạnh phúc gia đình ngoài yếu tố tình yêu ra, thì yếu tố tôn giáo cũng sẽ ảnh hưởng đến lối  suy nghĩ, lối sống, cách hành xử / mà còn phải chọn lựa cách giáo dục con cái theo tiêu chuẩn nào. Chính vì sự khác biệt trọng tâm này mà các cuộc hôn nhân dị giáo thường gặp trở ngại, khó đạt được hạnh phúc. Nếu về sau này có đi đến tan vỡ, thì phía công giáo vẫn gánh chịu thiệt thòi nhiều hơn / vì họ không thể lập gia đình lại, bao lâu người phối ngẫu kia còn sống.
12. Muốn gia đình đạt hạnh phúc, đôi trẻ phải làm sao? Thuận vợ thuận chồng thì tát biển đông cũng cạn. Hôn nhân công giáo cần cả hai nỗ lực, góp sức. Đây không phải là chuyện dễ / vì trong thực tế hôn nhân dị giáo có quá nhiều khác biệt / khác biệt về giới tính, về tính tình, về giáo dục, về gia đình, về lối sống, về cách suy nghĩ. Nếu cả hai bên cùng có chung một niềm tin tôn giáo, thì đôi bạn sẽ có một nền tảng vững chắc, giúp nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách / biết dùng sự khác biệt để bổ túc cho nhau, làm cho cuộc sống hôn nhân thêm phong phú, lúc đó người bạn đời sẽ là người bạn đạo vì cả hai có cùng chung chí hướng để phấn đấu, để xây dựng tổ ấm trong tình yêu thương và hiệp nhất.
13. Những khó khăn giữa hôn nhân hỗn hợp là gì? Là giữa một người Công Giáo và một người đạo Tin Lành hay Chính Thống, những khó khăn phải đối diện sẽ không nhỏ vì nó phát xuất từ sự chia rẽ giữa các Kitô hữu mà đến nay vẫn chưa thể giải quyết được. Họ sẽ cảm nhận một thảm kịch ngay trong chính gia đình mình. Tuy nhiên khó khăn nào cũng sẽ vượt qua, nếu đôi bên cùng biết kết hợp, cùng biết cố gắng để lãnh nhận những điều tốt đẹp nơi cộng đoàn của mình và cùng nhau học hỏi, chia sẻ, để giúp nhau trung thành hơn trong Đức Kitô.
 
14. Những khó khăn trong hôn nhân khác đạo là gì? Giữa một người Kitô giáo và một người không tin Chúa sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, những bất đồng về niềm tin, về hôn nhân sẽ dẫn đến nhiều căng thẳng trong gia đình, nhất là trong việc giáo dục con cái.
15. Mẹ Giáo Hội nhận ra điều gì? Hội Thánh xác tín rằng: Đức tin Kitô giáo là món quà vô giá mà con cái mình nhận được, là do Thiên Chúa ban tặng. Hội Thánh không muốn niềm tin ấy bị mai một, nhưng muốn đặt nó vào trong môi trường thuận lợi để giúp cho Đức Tin phát triển, vì thế Mẹ Giáo Hội đòi phải có thoả thuận trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân.
16. Đôi bạn khác tôn giáo nên đối xử với nhau như thế nào? Tình yêu là một mầu nhiệm mà không ai có thể cắt nghĩa được, cho nên rào cản khác tôn giáo lại là một thách đố lớn mà đôi bạn cần phải vượt qua. Nếu đã cân nhắc kỹ mà cũng không thể vượt qua thì hãy mở rộng lòng để đón nhận nhau và hãy vì tình yêu mà sống với nhau thật tốt.
17. Phía bên công giáo nên làm gì? Hội Thánh luôn chờ đợi bạn hãy làm chứng cho Tin mừng, cuộc sống tốt lành của bạn sẽ là lời chứng hùng hồn nhất để lấn át những gương xấu trong Hội Thánh. Ước gì cuộc sống chứng nhân của bạn sẽ là gương sáng quan trọng cho đức tin Công Giáo.
18. Phía bên Công Giáo nên ghi nhớ điều gì? Mình là người có đạo, đã quyết định lấy nhau, thì mình phải chịu trách nhiệm về Đức Tin và ơn cứu rỗi cho người bạn của mình. Hãy giúp họ để họ có thể yêu thích nghe và đọc Tin Mừng, nhất là giúp họ có chút niềm tin và biết cầu nguyện cho chính bản thân họ mỗi ngày. Hãy chân thành đón nhận những ưu khuyết điểm của bạn mình và cầu xin ơn Chúa để đôi bên cùng góp phần làm phong phú cho cuộc sống bên nhau.
19. Đối với gia đình 2 bên thì sao? Khác biệt tôn giáo sẽ tạo khoảng cách giữa 2 gia đình, một khoảng cách thật to lớn, nhưng đây chính là dịp để bên công giáo cầu nguyện và hết lòng cậy trông vào Chúa /cuộc sống chân thành, lòng khiêm nhường, cậy trông vào ơn Chúa trợ giúp, riêng phần thờ cúng tổ tiên ,cả hai cần học kỹ quan điểm của đạo công giáo để có thể chu toàn phận vụ của mình. Tóm lại, hãy quý trọng quan điểm và niềm tin của tôn giáo bạn.
20. Với cộng đoàn trong giáo xứ thì sao? Khi lập gia đình với người khác đạo, bên công giáo có thể sẽ cảm nhận sự lẻ loi của mình, nhưng tốt nhất hãy gắn bó với cộng đoàn để được ơn nâng đỡ và nhờ lời cầu nguyện của cộng đoàn. Hãy cố thắt chặt tình thân, hãy nuôi dưỡng những người bạn nghĩa thiết, yếu tố gắn bó ấy sẽ giúp nâng đỡ, đồng hành với đôi bạn trẻ trong cuộc sống thêm phần hạnh phúc.
21. Mẹ Hội Thánh luôn kỳ vọng điều gì? Hôn nhân khác đạo luôn gặp nhiều khó khăn, dù vậy Hội Thánh vẫn luôn tin tưởng vào ơn trợ giúp của Chúa : là luôn cầu nguyện cho đôi bạn này với ước mong “người chồng ngoại được ơn thánh hoá nhờ người vợ/ người vợ ngoại sẽ được ơn thánh hoá nhờ người chồng có đạo” (1Cor 7,14). Hội Thánh sẽ hết sức vui mừng nếu người không công giáo có thể tự nguyện đón nhận Đức Tin của người công giáo, và giúp họ đón nhận ơn làm con cái Thiên Chúa. **R
 
 
II. BÁC ÁI KITÔ GIÁO:
ĐỀ TÀI:   BÁC ÁI LÀ KHÔNG XÉT ĐOÁN  
 
1. Ác quả của xét đoán có mấy phần? Có 3 phần.
a) Tinh thần hay chỉ trích; b) Pha mình vào việc người khác; c) Gây mất thời giờ lại thêm bực mình.
2. Như thế nào là chỉ trích? Là do có đầu óc khí khác, cũng có khi là do suy nghĩ nông cạn, tự để mình chịu ảnh hưởng bởi báo chí, bởi đời sống thực dụng, bởi tự do quá đáng, nên có ý phê phán hết mọi tầng lớp xã hội. Rủi trong trí ta lỡ xét đoán người nào thì đừng nên thổ lộ ra, đừng nên đề cập đến những điều sẽ đụng chạm đến người vắng mặt. Đây chính là triệu chứng của con người thiếu căn bản đạo đức.
3. Thế nào là pha mình vào việc của người khác? Nếu có ai đó tự nhiên pha mình vào việc riêng của ta, đương nhiên là ta không thích. Trong Phúc Âm Chúa đã chẳng bảo: Hãy lấy cái xà ra khỏi con mắt anh trước đã, đó sao ? Đây chính là biểu hiện của kẻ giả hình.
4. Hậu quả của việc pha mình vào việc người là gì? Sẽ gây mất thời giờ, lại thêm bực mình / Những ai có bổn phận thay mặt Chúa để xét đoán kẻ dưới quyền ,chính là ơn siêu nhiên và cũng là nhiệm vụ / người có nhiệm vụ, có ơn mà nhiều khi còn lầm lỡ, huống chi người không có nhiệm vụ , thì đây chỉ là mất công / ôm rơm nặng bụng, nhiều khi còn chuốc lấy nỗi bực mình không đáng có.
5. Có mấy yếu tố xét người mà không có lỗi? Có 3 yếu tố: a) quyền bính nơi thẩm phán; b) phải biết rành công việc; c) Trong đầu óc không được có thiên kiến.
6. Thiếu quyền bính, thiếu thẩm quyền là gì? Ta phải tự hỏi: Ai trao cho mình cái quyền xét đoán? Cho dù là mình có quyền đi nữa thì chúng ta cũng nên nhớ: Chúa tạo nên ta là để làm bầu bạn chứ không phải để làm quan xét. Chúng ta nên nhớ: Chúa chỉ ban quyền này cho 12 tông đồ, được ngồi trên 12 ngai toà để xét xử 12 chi tộc Israel (Do thái). Dúng là mỗi tông đồ đều có quyền này, nhưng chỉ là quyền kết hiệp cùng Chúa. Vì Chúa mới chính là vị thẩm phán độc nhất và Thiên Chúa chỉ ban quyền thẩm phán cho một mình Chúa Con, còn 12 tông đồ chỉ là bồi thẩm đoàn / Chúa Giêsu mới có quyền, vì Ngài có công Cứu Chuộc nhân loại.
7. Không thể biết việc mình xét, là gì? Nhân loại chỉ nhìn thấy vẻ bề ngoài, chỉ có Thiên Chúa mới thấu suốt việc bên trong. Hãy bắt chước thánh Têrêxa nhỏ: Khi ta thấy một chị em lỗi phạm, có thể đương sự đã nhiều phen chiến thắng, nhưng vì khiêm nhường nên người ấy cố tình ẩn mặt đi / biết đâu chính vẻ bề ngoài tội lỗi đó, rất có thể đã trở thành một nhân đức mà ta không biết / vì nhờ họ có nhiều thiện chí .
8. Làm sao để rủ bỏ mọi thiên kiến? Có khi vì ta không ưa người đó, có khi vì ta có ác cảm, cũng có khi vì ta in trí. Một cha dòng tên viết rằng: Chẳng có ai có thể xét đoán người khác mà chỉ có Chúa mà thôi, vì khi xét ai, Chúa xét với một tấm lòng bình tĩnh, cảm thương / Chúa tìm mọi cách chữa lỗi cho loài thọ tạo mà mình đã dựng nên, và Chúa dư biết chúng ta rất yếu đuối, nên Ngài chỉ biết xót thương, tha thứ trước khi kết tội / hình ảnh người phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang, mới là một ví dụ điển hình. **R
 
 
III. TÔN VINH LỜI CHÚA :      CN 32   TN  B  / 
 
ĐỀ TÀI:   TẤM LÒNG RỘNG LƯỢNG CỦA BÀ GÓA NGHÈO  /     
                       
PHÚC ÂM :   Mc 12,38-44
Bà góa nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết.
 
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:
38 Một hôm, trong lúc giảng dạy, Đức Giêsu nói với đám đông dân chúng rằng: "Anh em phải coi chừng những ông kinh sư ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng. 39 Họ ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi cỗ nhất trong đám tiệc. 40 Họ nuốt hết tài sản của các bà goá, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ. Những người ấy sẽ bị kết án nghiêm khắc hơn".
41 Đức Giêsu ngồi đối diện với thùng tiền dâng cúng cho Đền Thờ. Người quan sát xem đám đông bỏ tiền vào đó ra sao. Có lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền. 42 Cũng có một bà goá nghèo đến bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm, trị giá một phần tư đồng xu Rôma. 43 Đức Giêsu liền gọi các môn đệ lại và nói: "Thầy bảo thật anh em: bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết. 44 Quả vậy, mọi người đều lấy tiền dư bạc thừa của họ mà đem bỏ vào đó; còn bà này đã túng thiếu, lại còn bỏ vào đó tất cả những gì bà có, tất cả những gì để nuôi thân".
Đó là lời Chúa.
 
SUY NIỆM : CỦA LỄ ĐẸP LÒNG CHÚA NHẤT
1. Bài Phúc Âm hôm nay Chúa đề cập hạng người nào? Chúa đề cập đến hai hạng người: Các kinh sư và bà goá nghèo. Các kinh sư với 4 nết xấu điển hình: Ăn mặc đài các, tìm kiếm hư danh, tranh dành địa vị và đạo đức vụ lợi / còn bà goá nghèo được biểu lộ qua việc dâng cúng ,nói lên tấm lòng hy sinh, quảng đại của bà. Tuy bà bỏ vào thùng ít tiền, nhưng được Chúa đánh giá cao là: Bà đã bỏ vào thùng, nhiều hơn mọi người.
2. Chúng ta phân biệt thế nào giữa các tư tế và kinh sư? Tư tế thường sử dụng áo thụng trong việc tế tự / áo này thường dài chấm đất, cho nên dân Do thái thường tỏ lòng tôn kính họ. Các kinh sư tuy không có chức vụ tế lễ, nhưng họ cũng thích ăn mặc loại áo này để tỏ ra mình là con người đạo đức và cũng mong được dân chúng kính trọng như vậy / thật ra đây là thói xấu kiêu ngạo và tính tự cao tự đại của họ (Mt 23,5).
3. Thói xấu của các kinh sư được biểu lộ như thế nào? Họ thích được mọi người chào hỏi ở nơi công cộng, vì họ là người giải thích kinh thánh nơi các Hội đường vào ngày Sabat. Danh hiệu Rabbi (Đại nhân của tôi) được dùng để xưng hô khi nói chuyện với các kinh sư / vì thích được tôn kính chào hỏi, nên các ông rất thích đi đi, lại lại ở nơi có đông người. Đây chính là thói xấu: Đam mê danh vọng.
4. Hàng ghế danh dự ở chỗ nào trong hội đường? Tại mỗi hội đường, có một chiếc ghế danh dự đặt trước tủ đựng sách thánh / còn phần đối diện với cộng đoàn là những chỗ dành cho các bậc vị vọng trong dân / ai được ngồi ở đây thì được mọi người nhìn thấy họ / các kinh sư vốn tự cao tự đại nên thích ngồi ở hàng ghế này. Đây là thói ham mê chức quyền, thích ngồi chỗ nhất trong đám tiệc.
5. Chỗ nào vinh dự nhất trong các đám tiệc? Tại các đám tiệc của người Do thái /vị trí được xếp đặt rõ ràng: Chỗ danh dự nhất dành cho gia chủ, chỗ thứ hai là bên trái, và tiếp tục như vậy chung quanh bàn ăn, người ta dễ dàng nhận ra thứ bậc của khách, căn cứ vào chỗ ngồi do gia chủ sắp xếp.
6. Tài sản của bà goá thường có gì? Các bà goá thường không có chỗ dựa và thiếu hiểu biết, lại nhẹ dạ nên họ được xếp vào hạng người cần được sự quan tâm giúp đỡ (Đnl 24, 17.19). Mỗi khi các bà bị bắt nạt, chèn ép, các bà thường cậy nhờ các kinh sư bênh vực. Đây chính là cơ hội để các kinh sư xấu xa lợi dụng để làm tiền / bằng cách vẽ ra luật và hứa cầu nguyện cho / đây chính là thái độ làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ. Họ thích cầu nguyện dài dòng, thêm vào đó là việc kể tội người khác và khoe mình trước Chúa. Họ cố tình phô trương công đức nên thích cầu nguyện ở ngã ba đường, nơi đó người đời dễ nhìn thấy , để họ được ca tụng /
7. Thế nào là bị kết án nghiêm khắc theo luật Moisen? Luật Moisen coi việc xử tệ với người cô thân có thế, trong đó có các bà goá, là một trọng tội và sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc (Xh22, 21-23). Chúa Giêsu cho biết những hành vi này là đạo đức vụ lợi ,nên Chúa sẽ kết án nghiêm khắc trong ngày tận thế.
 
8. Thùng tiền dâng cúng nằm ở đâu? Giữa sân dành cho dân ngoại và sân dành cho phụ nữ là cửa Đẹp. Chúa Giêsu ngồi tại đây / trong sân dành cho phụ nữ có đặt 13 thùng tiền để cho dân chúng tự nguyện đóng góp dùng để mua bánh tế lễ, dầu đèn và các chi phí khác.
9. Địa vị của bà goá nghèo là thế nào? là một thân phận đáng thương không nơi nương tựa, các bà luôn bị áp bức , lại không được phép đi làm mướn /cho nên họ luôn nghèo .
10. Hai đồng tiền kẽm có giá trị bao nhiêu? Có giá trị một phần tư đồng tiền Roma, đây là đơn vị tiền tệ nhỏ nhất, ám chỉ sự nghèo khó cùng cực của bà, tác giả muốn nói rõ cho mọi người biết nhằm giúp các độc giả La-Hy dễ hiểu hơn. Ở đây Mác-cô muốn nhấn mạnh đến giá trị tương phản giữa hai số tiền dâng cúng của hai hạng người: giàu-nghèo.
11. Tại sao lại nhiều hơn ai hết? Đây là cách đánh giá của Chúa Giêsu theo tỷ lệ giữa số tiền dâng cúng với số tài sản của bà goá / bà dâng ngay những thứ đang cần cho cuộc sống của bà. Đúng như lời Giavê Đức Chúa nói với ngôn sứ Samu-en khi ra lệnh xức dầu phong vương cho cậu Đavit: Người phàm chỉ thấy điều mắt đang thấy, còn Thiên Chúa thì thấy tận đáy lòng (1Sm15,7).
12. Tại sao cũng là tiền nhưng lại kém giá trị? Của dư thừa nói lên sự dâng cúng kém giá trị vì của nhiều mà lòng thì ít / còn bà goá thì: Của ít mà lòng lại nhiều. tuy của ít nhưng lại đi kèm với sự hy sinh cao cả / nên số ít ấy lại được tăng giá trị lên gấp nhiều lần.
13. Câu chuyện người phụ nữ đưa lộn phong bì mừng sinh nhật và phong bì cứu trợ.
14. Lão bán thịt nướng và ông già ăn mày.
15. Câu chuyện cô bé bán diêm và ông Anderson .
16. Lòng quảng đại của đôi vợ chồng già, nghèo .
 
17. Chúa dạy ta bài học gì qua đoạn Tin Mừng? Chúa ngồi nhìn hai hạng người dâng cúng và đánh giá bà goá nghèo bỏ vào thùng có 2 đồng kẽm, nhưng là người bỏ vào thùng nhiều nhất. Lý do: Ai cũng bỏ vào thùng số tiền dư thừa, còn bà goá bỏ vào thùng tất cả những gì bà đang có, bà bỏ vào đó tất cả sự túng thiếu của mình. (Mc12, 43b-44).
18. Câu chuyện anh bán thịt nướng nói lên điều gì? Anh ta đối xử với người nghèo một cách hết sức keo kiệt, nhiều khi ta cũng đối xử với anh em khác một cách keo kiệt như vậy.
19. Câu chuyện ông bố tham ăn với 5 con cá nướng – Thật xấu xa cho một kẻ làm bố.
20. Chúng ta cũng thường hứa điều gì? Để tránh khỏi việc giúp đỡ tha nhân, chúng ta thường hứa điều gì? Hãy đợi đấy, khi nào làm ăn khá hơn, tôi sẽ giúp, nhưng sự chờ đợi ấy không biết đến bao giờ. Chúng ta thường ích kỷ nên có thể đưa ra nhiều lý do để không giúp / chỉ vì chúng ta thiếu tình yêu tha nhân.
21. Giá trị của hành động bác ái nằm ở chỗ nào? Chúa đề cao tấm lòng hai bà goá, một bà thời ngôn sứ Elia, và một người thời Đức Giêsu, cả hai người đều do lòng yêu mến : người của Chúa và công việc nhà Chúa / cả hai cùng dâng cúng những gì họ đang có.
22. Giá trị của bao tiền ủng hộ lũ lụt  / bà bỏ lộn bao thư tiền ủng hộ lũ lụt. Bà nuối tiếc cho nên muốn đòi lại, vì thế tuy bao thư có số tiền lớn hơn, nhưng do không phát xuất từ lòng quảng đại, cho nên sau này nó cũng không có giá trị thiêng liêng trước toà Chúa , vì tình yêu tha nhân của bà không trọn vẹn / mà chỉ là thói sĩ diện .
23. Có mấy cách cho? Thưa có 3 cách: a) Cho vì bất đắc dĩ; b) Cho vì bổn phận; c) Cho vì yêu thương. Cho vì bất đắc dĩ như của bố thí, cho vì bổn phận nên không cảm thấy vui. Cuối cùng là cho vì yêu thương. 
Cho vì tự nguyện thì trong lòng sẽ cảm thấy vui / chỉ có cách thứ ba này mới đẹp lòng Chúa. Đây chính là của lễ giúp ta nhận được hạnh phúc thiên đàng sau này. **R
 
IV. MƯỜI GIỚI RĂN
 
ĐỀ TÀI: GIỚI RĂN THỨ HAI   /  CHỚ KÊU TÊN CHÚA CÁCH VÔ CỚ / NĐV /
 
1. Suy nghĩ của nhiều người về giới răn này như thế nào ? Không được phép kêu tên Chúa lung tung, vì như thế sẽ có tội. vậy thì khi nào được phép kêu ? Chúa bảo không được kêu tên Chúa vô cớ, vì thế khi có cớ thì được.
2. Chúa kêu gọi chúng ta như thế nào? Chúa mời gọi chúng ta kêu cầu lên Chúa mỗi ngày, hằng ngày khi ta làm dấu, khi ta đọc kinh, khi ta đi dâng thánh lễ, ta vẫn luôn kêu tên Chúa.
3. Đoạn công vụ tông đồ mà ta vừa nghe đọc, đã nói gì? Khi Phêrô và Gioan chữa cho một nghười què / hai ông bị hội đồng Do Thái bắt vào và tra hỏi: Phêrô và Gioan đã kể lại câu chuyện, hai ông đã nhân danh Đức Giêsu Nazaret để chữa lành cho người què.
4. Hai ông đã xác tín thế nào? Dưới đất này không có Danh nào khác, cũng không có ơn cứu độ nơi Danh nào khác, ngoại trừ danh Đức Kitô. Có nghĩa là chỉ có danh thánh Đức Kitô, là ông Giêsu người Nazaret ,mới có thể ban ơn cứu độ cho loài người mà thôi, và danh Đức Kitô là danh duy nhất, khi chúng ta cần ơn trợ giúp, thì hãy kêu cầu danh Người .
5. Chúng ta nên xác tín thế nào? Chúng ta phải tự đặt ra câu hỏi, và phải biết trả lời: Chúa cấm khi chúng ta kêu danh Ngài cách vô cớ. Vậy nên khi có cớ thì chúng ta được phép kêu cầu.
6. Khi nào thì ta kêu danh Chúa bất xứng? Ta hãy trở về với Cựu Ước / khi Đức Giavê nói với ông Moisen: Ta là đấng Tự hữu, là Thiên Chúa của Abraham, Isaac, Giacop, danh ta phải được tôn kính muôn thuở, từ đời nọ đến đời kia.
7. Thánh vịnh 29 và 113 đã nói gì ? Chúa bảo: Hãy dâng lên Chúa vinh quang , xứng với danh và thờ lạy sự uy nghiêm thánh thiện của Thiên Chúa, nghĩa là hãy kêu cầu danh Chúa khi chúng ta gặp thử thách, để Chúa có thể nâng đỡ, che chở, cứu giúp chúng ta. Khi ta cần, ta kêu cầu danh Chúa là ta đang làm vinh danh Chúa. Như thế, chúng ta được phép kêu khi có cớ.
8. Hội Thánh dạy chúng ta thế nào? Thiên Chúa đã mạc khải, đã cho con người biết danh của Ngài, Thiên Chúa cũng mạc khải cho những ai muốn kêu cầu. Đây chính là quà tặng mà Thiên Chúa thương ban, cho nên đừng có ai lạm dụng, vì danh Chúa là chí Thánh, nên ta phải tôn thờ Chúa bằng cả tâm hồn mình .
9. Hai ông tông đồ trước đó đã làm gì? Hai tông đồ đã nói cho mọi người biết việc hai ông đã nhân danh Đức Giêsu Nazaret để chữa lành cho người què.
 
10. Chúng ta tôn vinh danh Chúa, dựa vào đâu? Trước khi chúng ta cử hành các bí tích, một buổi cầu nguyện, chúng ta đều nhân danh Ba ngôi Thiên Chúa, có nghĩa là nhờ danh Chúa, chúng ta mới thành công. Giáo Hội cũng dạy / Giáo lý, Kinh Thánh cũng đều dạy chúng ta như thế.
11. Danh Chúa Ba  ngôi, Danh Đức Mẹ và các Thánh / ta phải tôn kính thế nào? Cho dù là Ba ngôi, nhưng chỉ là một Chúa, chúng ta phải tôn kính danh Ba ngôi như nhau. Dù có Ba ngôi vị / chúng ta cũng phải tôn kính danh Đức Mẹ và các Thánh, vì các ngài là vinh quang của Thiên Chúa, là Đấng đã tạo dựng, thánh hoá và nâng đỡ các ngài, để các ngài có thể bước lên hưởng vinh quang nước trời. Nên chúng ta không được đem Thánh danh Đức Mẹ và các Thánh ra để thề thốt lung tung, chúng ta chỉ nên kêu cầu các ngài giúp mình, vì các ngài luôn đồng hành với chúng ta.
12. Chúng ta được những ai đồng hành cùng ? Chúng ta có các Thiên thần bản mệnh, các thánh bổn mạng, chúng ta còn có Chúa ở cùng, chúng ta là phàm nhân mà được oai vệ như vậy. Một phàm nhân đáng chết nhưng luôn được có người đi bên cạnh để hộ tống. Vậy nên chúng ta không phải sợ ai, vì ta luôn được các ngài bảo vệ, cho nên không có ma quỷ nào dám, ngoại trừ khi chúng ta mở cửa, tự tay mời ma quỷ vào trong lòng mình. Chúng ta ngỏ lời với nó, vì chúng ta sử dụng sự tự do, cho nên khi chúng ta phạm tội thì không thể đổ lỗi cho ai / làm sai hay đúng là do chính mình.
13. Sức mạnh nào giữ ta khỏi phạm tội? Ta không thể phạm tội, nếu ta không muốn, bởi vì có rất nhiều người dùng cái chết để khỏi phạm tội, ta muốn phạm tội là do chúng ta ham sự sống ở đời này. Riêng Chúa, Đức Mẹ và các thánh luôn bảo vệ chúng ta cách hoàn hảo ở đời này .
14. Một ví dụ cụ thể về ô nhiễm không khí / khi ta đi xe, các cửa xe đều đóng kín, khi ta ở trong nhà có cửa kính, khói bụi không thể vào được nếu cửa đã đóng kỹ / mở cửa là do tay ta tự mở, chính cái đầu đã điều khiển cái tay mở. Đầu là do lý trí ta điều khiển, là do ý ta muốn. Ô nhiễm là do ta mở cửa, phạm tội là do ta đồng ý, thực phẩm bẩn lọt vào được là do ta cho phép nó nhập vào / nó không thể nào tự vào được.
15. Muốn bảo vệ Đức tin, ta phải làm sao? Những việc cụ thể là ta không được xúc phạm đến danh Thánh Chúa, ta phải can đảm tuyên xưng danh Chúa trước mọi người, trước những thử thách về Đức Tin.
16. Quá khoá là gì? Là người ta đặt một cây Thánh Giá bên dưới đất, ai đồng ý bước qua thì được sống / ai bỏ đạo là phản bội Thiên Chúa. Hôm nay không có bắt đạo, nhưng nếu vì tham công tiếc việc mà ta không dám đi lễ vì sợ mất lương, sợ bị trừ điểm, cụ thể từng hoàn cảnh, nếu ta tiếp tay để làm điều xấu, là những cách chúng ta từ chối Chúa, là chúng ta “quá khoá” cách nào đó / là ta bỏ Chúa.
17. Chúng ta có gì trong mình chúng ta? Chúng ta có đạo, đã được rửa tội, chúng ta đang mang trong mình Ba ngôi Thiên Chúa, Giáo Hội rửa tội chúng ta nhân danh Chúa, là chính Thiên Chúa rửa chúng ta, chúng ta phải xác tín phải tin chắc chắn, đừng quá nể nang nhau  / như khi đến dự một đám giỗ, rồi chúng ta bái lạy lung tung, người có đạo không được phép làm như vậy.
18. Con người dễ tính là như thế nào? Có người bảo rằng: Thưa Cha, con dễ tính lắm, Thiên Chúa có Ba ngôi, nhưng nếu cha bảo có bốn ngôi thì con cũng tin, vì con có đức tin bình dân. Thưa : không được, Đức Tin phải là chân chính , Chúa là Đấng tạo dựng muôn loài, nên ta chỉ tôn thờ một Chúa mà thôi, khi đi đám bên lương, ta không được vái lạy lung tung rồi bảo là vì phép lịch sự, không có lịch sự gì ở đây, ta có thể cầu nguyện, thăm viếng họ, nhưng không lạy. Bởi vì ta chỉ thờ một Thiên Chúa duy nhất, Ngài là Đấng tạo dựng, ta có thể kính trọng người chết, nhưng không được lạy, không thể tin Thiên Chúa mà còn nể nang người phàm , lại còn sợ mất lịch sự / không có lơ tơ mơ, niềm tin phải luôn được xác tín rõ ràng .
 
19. Ta thấy gì ở đám cưới tân tòng? Vì gia đình bên kia không có đạo, cho nên ta không bắt họ phải làm dấu Thánh Giá, phải bái lạy Thiên Chúa, cũng không cho phép họ rước Chúa. Họ đến chỉ vì người thân của họ có đám cưới , họ không tin chúa , ta cũng không ép họ.
20. Khi nào ta được phép thề hứa? Khi muốn thề hứa, phải là điều thật sự xứng đáng / các Cha giáo khi bắt đầu dạy học cũng phải thề hứa / Cha xứ đi nhận xứ mới cũng phải thề hứa, phải thề trung thành với Đức Tin Kitô giáo, với nhiệm vụ mình nhận lãnh, với giáo lý, chân lý mà mình muốn truyền đạt / Đừng nợ nhau vài triệu rồi đem Chúa ra thề / nội dung thề phải như thế nào, lời thề có chính đáng hay không, không được mang danh Chúa ra coi như chuyện đùa, nếu nhân danh Chúa mà không giữ lời, thì giống như ta để người khác nghĩ rằng : Thiên Chúa là kẻ nói dối / tội này quả là ghê gớm .
21. Thư I của Gioan tông đồ nói gì? Ta làm cho kẻ khác nghĩ Thiên Chúa là kẻ nói dối, cũng như ta xác nhận Lời Chúa không ở trong lòng chúng ta / rõ ràng chúng ta sinh ra trong tội, nhưng đừng vì thế mà ta lại cứ tiếp tục làm ô danh Chúa.
22. Những lời nào phạm thánh? Lúc thất bại, khi gặp bệnh hoạn, trắc trở, chúng ta quay ra oán trách Chúa / sao Chúa để cho tôi khổ, sao Chúa không để tôi chết đi, chúng ta không được nghĩ, không được nói như thế. Vì ân sủng Chúa tác thành nên chúng ta thì rất lớn lao và rất cao quý, cho nên không vì thất vọng mà buông ra lời nói như vậy. Ta nên suy nghĩ: Khi ta đau khổ, là do ai gây ra, có khi nguồn gốc là từ rất xa xưa / lúc nhỏ vì ta lười biếng học, nên khi lớn lên làm không có tiền, nghèo khổ, hoặc ta không cầu nguyện, không xin ơn trợ giúp mỗi ngày, rồi khi đụng chuyện, chúng ta lại kêu trách Chúa.
23. Thế nào là nhân danh Chúa bừa bãi? Có kẻ tự nhận mình có đạo, rồi nhân danh Chúa làm những điều sai trái như là: Ức hiếp, hối lộ, tra tấn người khác, mua bán dâm, buôn ma tuý..../ Nói mình có đạo để đi lừa đảo / để người ta thêm tin mình, đó là phạm Thánh.
24. Một hình thức phạm Thánh khác là gì? Là hình ảnh Chúa, Đức Mẹ, các thánh trên các tờ lịch, tuy chưa làm phép, nhưng đó lại là hình ảnh đạo, ta dẫm đạp, bỏ thùng rác, bán ve chai để người khác sử dụng vào những mục đích không tốt. Đó là do ta bất cẩn hoặc không thèm để ý, giá như hình của ta bị người khác chà đạp thì ta nghĩ sao? Nhiều khi ta còn lấy danh Chúa ra để làm những chuyện mê tín. Như vậy không được, là phạm Thánh.
25. Tội bội thề là thế nào? là xúc phạm khi lấy danh Chúa để làm những việc gian dối, rồi thề thế này, thế kia. Như vậy cũng là xúc phạm.
26. Tân ước trong sách Thánh Mattheo đã dạy gì? Mattheo ghi rằng: luật Moi sen dạy :Chớ bội thề, nhưng phải giữ lời thề. Nhưng Chúa Giêsu lại bảo: Không được thề chi cả, có thì nói có, không thì nói không, thêm thắc điều gì là do ma quỷ, ai nói dối là con cái của ma quỷ, thề gian là che dấu sự thật / làm chứng gian thì tội khác / tất cả chúng ta nên tránh, không được lỗi điều răn thứ II.
27. Thế nào là chu toàn giới răn thứ II? Khi ta không phạm vào những điều sai trái ở trên đây, là ta đang sống điều răn thứ II, ta phải kêu cầu danh Chúa với tấm lòng tôn kính, chỉ kêu cầu khi nào thấy cần thiết / như khi ta muốn xin Thiên Chúa ban ơn trợ giúp / không được xúc phạm danh Chúa, không thề thốt lung tung, không kêu danh Chúa với thói quen bất kính vì quen miệng . **R /
 
GIUSE LUCA / TRƯỞNG NHÓM KT EMMAUS 
GX TÂN THÁI SƠN / TGP SAIGON /VN
 
 

Trở lại      In      Số lần xem: 792
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  6
 Hôm nay:  2902
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11408311
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top