Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - Bài số :016

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 016

   ĐỀ TÀI :     HẢY SẲN SÀNG CHỜ NGÀY CHÚA ĐẾN .   

             CN I MV C  /   Lc 21,25-28; 34-36.

             Thứ sáu , ngày 30-11-2018

I. GIÁO LÝ HÔN NHÂN:
 
ĐỀ TÀI:    CÁC THỦ TỤC THEO GIÁO LUẬT (Các thủ tục cần chuẩn bị).
 
1. Tại sao phải tuân thủ các thủ tục của Hội Thánh? Mục đích tuân thủ các thủ tục hôn phối của Hội Thánh là để đôi bạn khi cử hành Bí tích hôn phối được thành sự.
2. Tại sao phải gặp Cha xứ? Thường là đôi bạn phải gặp Cha xứ bên nữ, Cha xứ sẽ trao đổi để giúp anh chị làm tờ khai hôn phối, để ngài có thể biết rõ tình trạng sống đạo của 2 người, xem họ đã xưng tội, rước lễ, thêm sức chưa / họ có hiểu rõ ý nghĩa và nhiệm vụ khi làm vợ chồng, làm cha mẹ trong đời sống Kitô hữu không.
3. Cha xứ sẽ giúp gì cho đôi bạn trẻ ? Giúp họ ôn lại đời sống hôn nhân gia đình qua kiến thức về giáo lý hôn nhân, đời sống đức tin trong bậc vợ chồng, việc chuẩn bị này rất quan trọng vì nó bảo đảm cho lời cam kết của hai người trở thành một hành vi tự do và có trách nhiệm. Có nghĩa là hôn ước của anh chị có được một nền tảng vững chắc và lâu dài.
4. Cha xứ cần biết rõ điều gì ? Để giúp cho đôi bạn trẻ được kết hôn thành sự theo giáo luật thì Cha xứ phải biết chắc hai bạn không mắc ngăn trở gì. Nếu có, ngài sẽ giúp giải quyết. Ngoài ra ngài cũng hướng dẫn anh chị hiểu rõ các nghi thức khi cử hành bí tích hôn phối.
5. Các bí tích căn bản có cần thiết không ? Nếu ở giáo xứ khác thì hai anh chị phải trình giấy rửa tội và thêm sức, bí tích rửa tội rất cần thiết để chịu các bí tích khác, riêng bí tích hôn phối thì giáo hội buộc đôi bạn phải có bí tích này trước khi kết hôn. Bí tích thêm sức giúp củng cố và tăng trưởng đức tin trong đời sống gia đình sau này, riêng bí tích giải tội và Thánh thể thì Giáo Hội khuyên cặp đôi nên lãnh nhận 2 bí tích này.
6. Vì sao phải rao hôn phối ? Sau khi xét thấy cả hai đã đáp ứng đủ các thủ tục và đã quyết định tiến tới hôn nhân, thì phải trình cho Cha xứ bên đàng gái biết, ngài sẽ làm lời rao và cho rao ở mỗi giáo xứ của cả hai bên. Trong 3 tuần lễ liên tiếp, lời rao nhằm thông báo cho mọi người biết để thêm lời cầu nguyện hoặc xét xem có điều gì ngăn trở không / đồng thời cũng để 2 bên ấn định ngày cưới.
 
7. Điều cần thiết nhất là gì ? Trước khi cử hành lễ cưới ở nhà thờ, anh chị phải hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn theo dân luật / địa điểm cử hành bí tích hôn phối là tại nhà thờ xứ bên nữ, hoặc bên nam. Nếu cử hành tại một xứ khác thì cần có giấy cho phép của Cha xứ sở tại.
8. Ai có thể chứng hôn ? Người làm chứng hôn là người đại diện để đòi hỏi cặp đôi muốn kết ước, phải bày tỏ sự ưng thuận tự do lấy nhau, người chứng hôn nhân danh Hội Thánh đón nhận sự bày tỏ nầy. Thông thường là Cha xứ, ngài có thể uỷ quyền cho một Linh Mục khác hay một Phó tế chứng hôn. Nếu nơi nào thiếu cả Linh Mục lẫn Phó tế thì Đức Giám Mục có thể uỷ quyền chứng hôn cho một giáo dân xứng hợp. Sau khi cử hành bí tích xong, vị chứng hôn và 2 người làm chứng và cặp đôi hôn phối sẽ ký vào sổ hôn phối, sau đó ghi vào sổ rửa tôi của đôi tân hôn.
9. Nghi thức hôn phối nên được cử hành vào dịp nào ? Vì các bí tích đều liên quan trực tiếp đến bí tích thánh thể nên bí tích hôn phối phải được cử hành trong thánh lễ, thánh lễ chính là giao ước mới, trong đó Đức Kitô kết hiệp với hiền thê của Ngài là Hội Thánh. Họ được thánh hoá nhờ vào bí tích thánh thể nên khi rước lễ, họ cũng kết hợp với mình máu Chúa Kitô và họ cũng sẽ trở thành một thân thể trong Đức Kitô. Nghi thức hôn phối được cử hành sau phúc âm và bài giảng.
10. Vị chủ tế hỏi đôi tân hôn điều gì ? Ngài hỏi đôi tân hôn bằng 3 câu hỏi về sự tự do, về sự yêu thương tôn trọng nhau và việc đón nhân con cái sau này. Những câu hỏi này nhằm đòi hỏi đôi tân hôn xác định lập trường và sự hiểu biết trước mặt mọi người rằng : Họ đã đủ trưởng thành khi quyết định kết hôn / nghĩa là họ tự do lấy nhau, chấp nhận mục đích của hôn nhân là yêu thương và chung thuỷ / sẵn sàng đón nhận và giáo dục con cái.
11. Trao đổi lời thề hứa. Đây là phần chính yếu của bí tích hôn phối. Hai bên trao nhau lời thề hứa, nhận nhau làm vợ chồng và cam kết chung thuỷ với nhau suốt đời.
12. Làm phép nhẫn : Nhẫn cưới là dấu chỉ của tình yêu thương và lòng trung thành. Sau đó Linh Mục, đôi tân hôn và 2 người làm chứng ký vào sổ lưu của Giáo Xứ.
 
13. Sau nghi thức hôn phối, thánh lễ lại tiếp tục. Cha chủ tế thay mặt Hội Thánh, cầu nguyện cho đôi tân hôn, chúc phúc cho gia đình họ được yêu thương, hạnh phúc, hoà thuận và bền vững. Xin Chúa Thánh Linh làm chủ hôn ước của họ, Ngài là sức mạnh gíup họ thuỷ chung.
14. Chủ đề của 3 bài đọc trong thánh lễ hôn phối : a) Mục đích, ý nghĩa và bản chất của hôn nhân Kitô Giáo / b)Những con người mẫu mực trong đời sống gia đình / c) Bổn phận và trách nhiệm của vợ chồng, cha mẹ, con cái trong đời sống hôn nhân.
 
 
II. ĐỨC TIN KITÔ GIÁO:
 
ĐỀ TÀI:    THIÊN CHÚA LÀ AI ?
 
1. Thiên Chúa đã tỏ mình ra như thế nào? Ngài cho biết: Ta là Đấng Tự Hữu, là Đấng giàu lòng nhân nghĩa và thành tín (Xh 34, 6). Các điều này nói lên tính cách phong phú của danh Thiên Chúa.
2. Đấng chân lý nghĩa là gì? Ngài không hề lừa dối ai, luôn trung thành thực hiện các lời hứa, con người có thể hoàn toàn tin cậy vào lời hứa của Ngài qua các việc Ngài làm. Tội mà ông bà nguyên tổ phạm phải , chính là nghi ngờ về tính chân thật và lòng thành tín của Thiên Chúa.
 
Chúa trung tín trong mọi lời Người phán,
Đầy yêu thương trong mọi việc Người làm. (Tv 145, 13)
 
3. Mục đích của Con Thiên Chúa xuống trần gian để làm gì? Là để cứu độ, nhưng trước khi thực thi ơn cứu độ thì Chúa Giêsu làm chứng cho sự thật (Ga 18, 37) và ban cho chúng ta trí khôn để chúng ta nhận biết Người là Thiên Chúa thật (1Ga 5, 20).
4. Điều nào nói lên tính cách của Thiên Chúa? Thiên Chúa là thần chân lý mà còn là thần tình yêu. Theo dòng lịch sử Do Thái, chúng ta thấy Thiên Chúa mạc khải, tuyển chọn và thực thi ơn cứu độ hoàn toàn là vì tình yêu. Vì yêu nên Thiên Chúa luôn tha thứ và giải thoát khỏi những tội lỗi của dân Người.
5. Tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện như thế nào? Người cho chúng ta thấy tình yêu của Cha đối với Con (Hs 11, 1). Tình yêu của chồng đối với vợ (Is 62, 4-5), bất chấp bị phản bội (Ed 16 / Hs 11). Tình yêu được thể hiện tuyệt đỉnh khi Người ban cho chúng ta Người Con duy nhất (Ga 3, 16).
6. Tình yêu của Thiên Chúa tha thiết như thế nào? Người nói: Dù núi có dời, đồi có chuyển lay thì tình Ta vẫn không thay đổi (Is 54, 10), Ta đã yêu thương bằng mối tình muôn thuở và luôn dành cho các ngươi một tấm lòng hay thương xót (Gr 31, 3).
7. Thiên Chúa đã mạc khải thời Tân Ước như thế nào? Người xác quyết: “Thiên Chúa là tình yêu (1Ga 4, 8), bản chất tình yêu của Thiên Chúa là tình yêu giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Người muốn chúng ta thông phần vào tình yêu nầy, nên đã sai Con Một và Thánh Thần đến với chúng ta.
8. Thiên Chúa là Đấng Hiện Hữu, Ngài làm gì cho chúng ta? Người làm cho mọi vật được hiện hữu từ hư vô, cho nên tất cả chúng ta đều lệ thuộc vào Thiên Chúa. Do đó Người làm chủ mọi loài tạo vật trên trời, dưới đất.
9. Chúng ta thấy mình ra sao trước Thiên Chúa cao cả? Thiên Chúa thì cao cả, quyền năng và bí nhiệm. Sau đó chúng ta nhận ra mình bé nhỏ, hèn kém, tội lỗi. Nhưng Người không dùng quyền năng để đè bẹp con người mà luôn nâng đỡ họ, giúp họ yên tâm tin tưởng, và luôn mời gọi họ chung hưởng phần hạnh phúc và vinh quang với Người.
 
10. Ông Moisen đã cảm nhận con người mình thế nào? trước một Thiên Chúa cực thánh, ông được Thiên Chúa bảo ông hãy bỏ dép ra, và Thiên Chúa đã sai ông đi, để ông trở thành vị cứu tinh của dân Chúa chọn (Xh 3, 1-12).
11. Tiên tri Isaia đã cảm thấy mình thế nào? Ông rất hốt hoảng vì sự ô uế của mình, nhưng rồi ông cũng đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa (Is 6, 18). Thánh Phêrô đã nhận ra sự yếu hèn trước Đấng Thánh của Thiên Chúa (Lc 1, 35): Lạy Chúa, xin tránh xa con. Nhưng sau cùng ông đã cùng với các bạn chài khác đi theo Chúa để làm môn đệ (Lc 5, 8-11).
12. Thái độ của người kitô hữu phải như thế nào? Mọi người phải khiêm tốn trước mặt Chúa, khiêm tốn cũng là ân huệ Chúa ban để chúng ta tự nhận ra bản chất đích thực của mình mà tôn thờ và cảm tạ Chúa cho phải đạo.
13. Cái lợi của sự khiêm nhường là gì? Thái độ và tâm tình khiêm tốn là điều kiện để con người có thể gặp gỡ Thiên Chúa. Nếu loài người luôn được Thiên Chúa yêu thương (Lc2, 14), thì những ai khiêm nhượng thẳm sâu luôn được Thiên Chúa đón nhận và ban phát muôn ơn lành (1Pr 5, 6).
14. Bổn phận con người luôn phải thế nào? Thiên Chúa cao cả, Ngài luôn đoái thương tỏ mình ra cho con người, luôn coi con người là bạn hữu (Mk 2). Trước một Thiên Chúa nhân lành như vậy, con người luôn phải tri ân, cảm tạ: “Hãy tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh” (1Tx 5, 18).
15. Tốt nhất chúng ta nên làm gì? Thiên Chúa đã mạc khải, đã đối thoại với con người, luôn lắng nghe con người qua Đức Kitô, nên chúng ta phải luôn tín thác vào Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh. Hãy kêu cầu danh Chúa mọi lúc, mọi nơi.**R
 
 
III. TÔN VINH LỜI CHÚA :      CN 1  MV  C  / 
 
ĐỀ TÀI:       HÃY SẴN SÀNG CHỜ NGÀY CHÚA ĐẾN.   
 
PHÚC ÂM :   Lc 21, 25-28.34-36
"Anh em sắp được cứu độ".
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca:
25 Hôm ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. 26 Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển. 27 Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. 28 Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng cao đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc.”
34 “Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, 35 vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. 36 Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.”
Đó là lời Chúa.
 
SUY NIỆM : 
1. Không gian sống của chúng ta có mấy tầng ? Người Do Thái quan niệm không gian có 3 tầng: Trời, đất và biển cả. Bài Tin Mừng diễn tả sự rung chuyển của 3 tầng trời là dấu chỉ báo trước sự sụp đổ của chúng vào ngày tận thế (Kh 21, 1-8).
2. Trong bài diễn từ cánh chung, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta điều gì ? Chúa muốn cho chúng ta biết rằng: Những điềm lạ sắp xảy ra để tiên báo việc Con Người sẽ đến trên đám mây trời đầy uy quyền, cao cả. Chúa muốn cảnh giác mọi tín hữu phải luôn tỉnh thức và cầu nguyện để đón chờ ngày ấy, đừng sống trong đam mê sa đà để khỏi bị phạt khi phải đối diện với vị thẩm phán uy quyền, cao cả.
3. Danh hiệu “Con Người” muốn nói lên điều gì? Con Người là danh hiệu Đấng Thiên  Sai của Chúa Giêsu, nó mang hai ý nghĩa: a) Nghĩa thứ nhất : Người tôi tớ đau khổ của Đức Giavê, Đấng gánh tội thay cho nhân loại (Mc 8, 31) ; b) Nghĩa thứ hai: Chúa Con sau khi phục sinh vinh quang, sẽ được đưa lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa và sẽ đến trên mây trời vào ngày tận thế để làm thẩm phán tối cao xét xử thế gian và thiết lập một vương quyền vĩnh cửu (Đn 7, 13-14).
4. Tại sao người tín hữu phải đứng thẳng và ngẩng đầu lên? Các tín hữu phải đứng thẳng, phải ngẩng cao đầu bởi vì lâu nay họ vẫn sống trong niềm hy vọng và hôm nay họ rất đỗi vui mừng vì sắp nhận được ơn cứu độ.
5. Ơn cứu độ trong Tân Ước muốn nói lên điều gì? Ơn cứu độ có hai nghĩa: Một nghĩa ám chỉ cuộc tử nạn và sự phục sinh của Đức Giêsu trên núi Sọ (Rm 3, 24-26); Nghĩa thứ hai ám chỉ công trình Người sẽ hoàn tất vào lúc cuối thời, khi Người tái lâm và cho mọi xác phàm được sống lại (Lc 21, 28). Sau đó là sự thưởng phạt phân minh tuỳ theo công trạng mỗi người.
6. Tại sao Chúa bảo mọi người phải đề phòng? Chúa nhắn nhủ các tín hữu phải luôn cảnh giác vì tính bất ngờ của ngày Chúa đến / như hình ảnh chiếc lưới bất thần chụp xuống / cái chết của mỗi người cũng như ngày tận thế chung của nhân loại đều có tính cách bất thình lình như chiếc lưới bắt cá của ngư phủ / không ai có thể tránh thoát được.
7. Thế nào là tỉnh thức? Tỉnh thức là không mê ngủ, phải luôn ở tư thế gọn gàng, sẵn sàng, đèn dầu có sẵn, đã chu toàn mọi bổn phận mà Chúa trao phó (Lc 12, 35-48). Tỉnh thức là phải luôn trung tín với Chúa, phải cầu nguyện luôn, không nhàm chán, không nản chí / cầu nguyện luôn là cách thể hiện niềm tin mạnh mẽ. Ai tỉnh thức sẵn sàng thì sẽ được cứu vào ngày tận thế trước toà phán xét.
8. Ý nghĩa của 4 ngọn nến trong một căn phòng?
a) Nến an bình, ngày nay người ta toàn xài gươm giáo để xử nhau.
b) Nến tin yêu: Họ sống mà không tin vào bất cứ thứ gì.
c) Nến hạnh phúc: Người ta đã gạt Thiên Chúa sang một bên, họ chỉ tìm thứ hạnh phúc chóng qua ở đời này.
d) Nến hy vọng: Nếu nến này còn cháy, sẽ làm cho các cây nến kia sẽ cháy sáng. Con người còn hy vọng, thì mọi sự sẽ tốt đẹp, như một đốm sáng ở cuối con đường hầm, cho dù nó có leo loét, nó vẫn là tia sáng làm cho mọi người hy vọng, “Thà thắp lên một que diêm, còn hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối ”.
 
9. Cái chết có bất ngờ không? Chúa luôn yêu thương chúng ta nên vẫn luôn ban cho chúng ta những tín hiệu báo trước, để chúng ta kịp chuẩn bị, khi ta thấy một người chết vì bệnh, vì tai nạn. Đây chính là những tín hiệu cảnh báo Chúa muốn gởi đến để nhắc chúng ta về sự chết. Ta có thể không may bị té ngã, bị thương nhẹ, bị bệnh rồi lại khỏi, hoặc nhìn thấy tóc bạc, da trổ đồi mồi, mắt mờ, nhổ răng, cơn đau tim nhẹ, một căn bệnh khó trị, chứng tỏ sức khoẻ ta đang suy yếu, tuổi già đang đến gần cùng với cái chết. Đừng bịt tai, nhắm mắt trước những tín hiệu này, hãy chuẩn bị cho kịp lúc .
10. Ta cần làm gì trong mùa vọng? Phải luôn đề phòng, đừng ham mê lạc thú, đừng cứ  nhắm mắt chạy theo nhu cầu mà bỏ Chúa / đừng quên đi cùng đích của đời mình / cần phó thác sự sống cho Chúa quan phòng. Hãy ưu tiên trong việc hãy tìm kiếm nước trời trước hết , còn những thứ kia Chúa sẽ ban cho sau .(Mt 6, 33).
11. Tỉnh thức là gì? Không chè chén say sưa, không mê đắm hưởng thụ, không quá lo lắng sự đời, không chuyên tìm kiếm những giá trị tạm bợ, biết chuẩn bị cho đời sau, biết vương tâm hồn lên tới Chúa , biết tìm hạnh phúc vĩnh cửu đời sau.
12. Vì sao ta phải cầu nguyện? Vì tinh thần thì hăng say nhưng thể xác lại quá yếu hèn, cầu nguyện để tinh thần không mê ngủ / phải thắt lưng sẵn, đèn phải cháy sáng để đón Chúa đến bất cứ lúc nào. Tỉnh thức còn là sự trung tín với Chúa, cầu nguyện không ngừng, không nhàm chán, không nản chí (Lc 18, 1). Vì chỉ có ơn Chúa trợ giúp thì tâm hồn chúng ta mới siêu thoát được.
13. Tại sao phải nhớ Chúa luôn luôn? Thường ngày có biết bao lúc ta rảnh rỗi như: Những lúc đi trên đường, những lúc chờ đợi ai đó, thay vì bực tức chán nản, ta hãy thưa chuyện với Chúa, không thiếu những lời ta muốn thưa với Chúa, không thiếu những thứ mà ta muốn van xin Chúa, nhất là xin ơn sức khoẻ và bình an.
14. Đời con người có mấy sự thật: Có 2 sự thật: a) Ai cũng phải chết; b) Chết rồi sẽ bị xét xử, (4 sự sau = chết, phán xét, thiên đàng, hoả ngục).
15. Tại sao người ta thích đi coi bói? Chỉ vì ai cũng muốn biết trước tương lai, ai muốn tránh những tai nạn bi thảm, xui xẻo, bất ngờ. Riêng Kitô hữu luôn tin vũ trụ sẽ có ngày cùng tận. Lịch sử thế giới này sẽ chấm dứt vào ngày Chúa Kitô quang lâm, nhưng chuyện lớn lao này chẳng có ai biết trước được.
16. Câu chuyện anh chồng Tom-Anderson. Tom đặt một phòng thật thoáng mát nơi bãi biển để hai anh chị nghỉ mát / anh tự hứa rằng: trong 2 tuần nầy anh sẽ làm một người chồng thật tốt, thật gương mẫu. Anh cố dẹp hãm mọi thứ để trở thành con người thật dễ thương, luôn biết quan tâm đến vợ mình / nhưng thay vì vui mừng, chị vợ lại tỏ vẻ rất âu lo, cho đến một ngày khi đối diện với anh, nước mắt chị trào ra / chị hỏi : Có phải anh biết một điều gì đó mà em không biết? Chị cho rằng: Tuần trước khi đi khám tổng quát, bác sĩ đã nói gì đó với chồng chị, cho nên anh đã thay đổi thái độ, thay đổi cách sống, cách ứng xử với chị / Thay vì vui mừng thì chị lại càng thêm lo / có phải em sắp chết rồi không? Bác sĩ đã nói gì với anh? Có phải đó là lý do mà anh đã đối xử tử tế với em không ? Không đâu em, và Tom đã cười lăn ra / chỉ có điều là : bây giờ anh mới bắt đầu sống tốt / bắt đầu làm người chồng tốt của em kể từ lúc nầy đây .**R
 
IV. MƯỜI GIỚI RĂN:
ĐỀ TÀI:
GIUSE LUCA / TRƯỞNG NHÓM KT EMMAUS 
GX TÂN THÁI SƠN / TGP SAIGON /VN
 

Trở lại      In      Số lần xem: 764
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  13
 Hôm nay:  1107
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11406516
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top