Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - Bài số: 024

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 024

   ĐỀ TÀI  CHÚA GIESUS TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH .

    CHÚA MANG ĐẾN ƠN GIẢI THOÁT .

   Thứ sáu , ngày 25 / JANUARY / 2019

I. BÁC ÁI KITÔ GIÁO:
 
ĐỀ TÀI:    BÁC ÁI KHÔNG KHINH NGƯỜI ( không tự đề cao mình / PHẦN I)
 
1. Tội kiêu ngạo có khác tội khinh người không? Ở đây không có ý đề cập đến tính kiêu ngạo. Chỉ là chú ý đến tội khinh người mà thôi. Sách Cách ngôn cho rằng: Giữa những người kiêu ngạo luôn có những cuộc tranh cãi, và không khí chung quanh họ không bao giờ có sự lành mạnh và bình an.
2. Thế nào là con người khờ dại? Người khờ thì không bao giờ hiểu được chức phận cũng như giá trị của mình là bao nhiêu.
3. Khi nhận ra ơn Chúa ban, ta phải làm gì? Khiêm nhường không phải cứ cho mình là không, mà đủ đâu. Đức Đại Đảm được hiểu như là ơn hiểu biết: như mẹ Maria khi nghe sứ thần truyền tin. Mẹ biết đây là ơn trọng bởi trời, Mẹ cũng nhận ra giá trị của con người mình, là một nữ tỳ hèn hạ, nên Mẹ mới hát kinh Magnificat (Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa) Mẹ được Thiên Chúa đoái nhìn và được đượm nhuần với biết bao ơn đặc biệt, Vì vậy Mẹ nói: Từ đây muôn thế hệ sẽ khen tôi có phước.
4. Thánh Phanxico nhận ra mình ở điểm nào ? Ngày còn nhỏ, thánh nhân hay đi cúi đầu, vì muốn chứng tỏ mình là con người khiêm tốn, nghiêm trang. Nhưng về sau Ngài hiểu rằng: làm điệu bộ như thế là rất kỳ dị / không hợp với tinh thần Phúc âm, nên ông đã bỏ thói làm điệu bộ bề ngoài đó đi.
5. Thánh Terexa mẹ dạy các học trò của bà như thế nào? Khiêm nhường là sống đúng sự thật. Chỉ cần chúng ta nhận ra đúng các đặc ân mà mình có / ngài không muốn ta có đầu óc tưởng tượng viễn vông bằng cách này hay cách khác ,để chứng tỏ một thứ gì đó mà mình không có , để răn đe mình.
6. Chúa Giêsu khiêm nhường như thế nào? Thật là quá khó luôn, Ngài không thể khiêm nhường trong trí khôn, vì Ngài luôn biết mình ngang bằng với Thiên Chúa Cha, nhưng Ngài muốn mình khiêm nhường thật trong lòng. Còn chúng ta, nếu muốn khiêm nhường thật trong lòng, thì chúng ta phải khiêm nhường trong trí khôn trước đã, như thế chẳng qua là ta đang sống đúng sự thật.
 
7. Muốn không khinh người, ta phải sống thế nào? Thánh Phaolô dạy rằng: Ngài nói “tôi tưởng Thiên Chúa đã tỏ cho chúng tôi biết, chúng tôi là những tông đồ rốt hết, nếu đem so sánh : chúng tôi dại vì Đức Kitô, trong khi đó các ông khôn ngoan trong Chúa / chúng tôi yếu đuối, còn các ông mạnh mẽ / Chúng tôi hèn kém ,còn các ông cao sang.
8. Thế nào là con người khiên nhường ? Người khiêm nhường nhận ra nhân đức của người khác, thêm lòng kính phục họ mà không hề tủi thân vì mình hèn kém / cam lòng chịu số phận Thiên Chúa ban cho mình. Khi gặp cảnh khổ nhục thì tự nhủ: Mình đáng phải chịu như thế nầy, khi thấy người ta hơn, còn mình thì kém. Họ chỉ muốn nỗ lực và hết sức cố gắng trong tương lai.
9. Thánh Gioan thánh giá đã cắt nghĩa như thế nào? Ngài nói: Càng hạ mình xuống thấp thì càng được bay lên cao, thoả dạ ước ao, an bình nơi đỉnh núi.
10. Hậu quả của tội kiệu ngạo sẽ như thế nào? Sách triết ngôn viết rằng: Tật kiêu ngạo thật đáng cho Thiên Chúa và nhân loại ghét bỏ. Hãy nhìn xem Thiên Chúa đã phạt quỷ Satan và nguyên tổ như thế nào thì biết.
11. Trong câu chuyện bà Ether, Chúa có điều gì muốn dạy cho ta? Trong câu chuyện kinh thánh này có kể lại câu chuyện về ông quan đệ nhị phẩm Aman: Thật đáng đời khi gậy ông lại đập lưng ông, nhục nhã nhất là tay phải dắt ngựa cho ông Maldôche-ô, người bác của bà hoàng hậu, còn miệng thì phải tung hô người mà mình rất ghét. Thật nhục nhã biết bao khi ông ta phải bị treo cổ vào chính cây cột mà ông ta dự trù để treo cổ tên địch thủ của mình.
12. Sách ngạn ngữ đã mô tả như thế nào? Tội kiêu ngạo sẽ đi liền với sự tủi nhục, còn ở đâu có sự khiêm nhường thì ở đó sẽ gặp tràn đầy sự khôn ngoan và bình an .**R
 
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA: CN III  / TN / C  / 
PHÚC ÂM :   Lc 1,1-4; 4,14-21
“Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà tai quý vị vừa nghe.”
 
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca:
1 Thưa ngài Thê-ô-phi-lô đáng kính, có nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta. 2 Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta. 3 Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài, 4 mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc.
14 Khi ấy, được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giê-su trở về miền Ga-li-lê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận. 15 Người giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh.
16 Rồi Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người đã được dưỡng dục. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh. 17 Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: 18 Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, 19 công bố một năm hồng ân của Chúa.
20 Đức Giê-su cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. 21 Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai quý vị vừa nghe."     Đó là lời Chúa.
 
ĐỀ TÀI:    CHÚA GIÊSU TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH 
 
1. Bằng chứng nào cho ta thấy Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai? Có 5 lời tiên tri từ Cựu Ước: a) Một trinh nữ sẽ thụ thai (Isaia); b)Và ngươi, hỡi Bêlem, xứ Giuđa...(Mikea); c) Ta sẽ gọi con Ta ra khỏi đất Ai Cập (Osê); d) Hỡi Giêrusalem, kìa vua ngươi đang đến, Ngài cưỡi trên lừa con (Giacaria); e) Người ta đánh đập, Ngài bằng lòng chấp nhận, như con chiên yên lặng trước người thợ xén lông (Isaia).
2. Thế nào là lời tiên tri về Đấng Thiên Sai? Là những lời tiên báo về Đức Kitô / Là lời Thiên Chúa dùng miệng các tiên tri để báo trước. Sau đó các tiên tri công bố cho dân Do Thái biết / hôm nay Chúa Giêsu sẽ thực hiện đúng với những lời tiên báo này.
3. Đấng cứu độ đến, Ngài dành ưu tiên cho những ai? Ngài dành ưu tiên cho những người nghèo khó, khổ đau, bất hạnh, tù đày (Lc 4,18-19).
4. Lời tiên báo về thành thành Giêrusalem sẽ thế nào? ‘Rồi đây sẽ không còn hòn đá nào chồng trên hòn đá nào’. Sự việc đã xảy ra vào năm 70 /Scn. Khi tướng Titô của đội quân La Mã đã vây hãm và bình địa đền thánh.
5. Ai hướng dẫn và thúc đẩy công việc của Chúa Giêsu? Chính Chúa Thánh Linh hướng dẫn, nhiều lần Tin Mừng đã mô tả rõ cho chúng ta biết: Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào sa mạc để ăn chay cầu nguyện. Hôm nay Thánh Thần thúc đẩy Ngài trở về Nazaret. Thánh Thần hướng dẫn Ngài mở đúng trang sách Thánh nói rõ về sứ mạng Thiên sai. Như vậy điều đó minh chứng rằng: Chúa Giêsu luôn tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần.
6. Do đâu Chúa Giêsu luôn được Thánh Thần hướng dẫn? Do Chúa Giêsu thường xuyên đọc sách, thường xuyên cầu nguyện, vì Ngài yêu mến Thiên Chúa, yêu mến lời Chúa và luôn gắn bó với Hội đường, nhờ thói quen tốt này mà Chúa rất am tường Kinh Thánh để có thể đối đáp với các bậc tiến sĩ Do Thái, lúc Ngài chỉ mới 12 tuổi.
7. Chúa đọc Sách Thánh với thái độ nào? Chúa đọc cách trịnh trọng, kính cẩn, Chúa rất chăm chú khi giảng giải làm cả hội đường kính ngạc / Chúa luôn thao thức để tìm biết thánh ý Chúa Cha và xin ơn hướng dẫn cho mình, Chúa nhận ra ý Chúa qua các đoạn Lời Chúa. Đọc rồi, Ngài hiểu nên quyết tâm đem ra thực hành, Chúa coi Kinh Thánh như kim chỉ nam, như chương trình hướng dẫn hành động, và Ngài cương quyết chu toàn sứ mệnh.
8. Muốn sống đạo tốt, ta cần điều kiện gì ? Phải có ơn Chúa Thánh Thần thúc đẩy ta mới say mê đọc kinh thánh, ta chẳng thể tìm biết ý Chúa nếu không có Thánh Linh soi sáng, chẳng ai có thể thực hành nếu không có ơn Thánh Linh nâng đỡ, dẫn dắt.
 
9. Do đâu Chúa Giêsu có thể chu toàn sứ vụ? Không có ơn Thánh Linh, không ai có thể làm được việc gì, Chúa Giêsu chu toàn được sứ vụ là do Ngài cầu nguyện liên lỉ / lúc nào ngài cũng cầu nguyện để xin Thánh Linh hướng dẫn, nhờ vậy khi rao giảng, dân chúng đều say mê, ngưỡng mộ.
10. Tâm tình của những kẻ giảng dạy hôm nay phải thế nào ? Ngày xưa, Chúa rao giảng luôn đi kèm với phép lạ, các tông đồ ngày xưa cũng thế / nhưng hôm nay không còn có phép lạ nữa, cho nên mọi sự đều tuỳ thuộc vào lòng tin và cách sống đạo của người giảng dạy. Đó là gương sáng và tâm tình gắn bó cậy trông vào ơn trợ giúp của Thánh Linh.
11. Cách Chúa giảng dạy như thế nào? Tin Mừng cứu độ không có nghĩa là một cuộc giải phóng chính trị, nhưng là giải phóng tâm hồn khỏi xiềng xích tội lỗi. Tin Mừng mở ra cơ hội cho những kẻ đang sống trong thất vọng / Tin Mừng cũng là cơ hội để những con người ích kỷ, ác độc có thể mở rộng lòng mình ra / Tin Mừng cũng dẫn dắt để mọi người biết rằng: Một khi con người thoát khỏi sự nô lệ của tội lỗi và ma quỷ, thì lúc đó con người thật sự đã được giải thoát. Đây mới chính là ý nghĩa của ơn cứu độ.
12. Nhân loại văn minh, phát sinh ra điều gì? Con người càng văn minh, càng tạo ra sự cách biệt / đồng tiền tạo ra sự phân hoá giữa giàu với nghèo / khi văn mình giàu có, người ta bắt đầu đưa ra nhiều luật cấm: cấm xe thô sơ, cấm bán hàng rong, cấm xe đẩy…/ không muốn cho người nghèo đến những sân chơi đẳng cấp vì bộ dạng họ nhếch nhác, dơ bẩn / càng văn minh giàu có, thì con người càng dựng lên nhiều hàng rào để ngăn cách.
13. Thực tế trong xã hội văn minh hôm nay là gì ? Một thiểu số nhỏ nắm phần lớn của cải tài nguyên của thế giới (các tỷ phú) / Đa số nhân loại nghèo thì nắm giữ một chút tài sản còm còn lại / cho nên sứ vụ của Chúa Giêsu là loan báo Tin mừng cho người nghèo, và đây cũng chính là lời loan báo cho năm hồng ân .(năm toàn xá/ 50 năm/lần).
14. Ngài Thê-ô Philô đáng kính là ai? Là một ông nhà giàu, Luca muốn nhờ ông này bảo trợ để có thể sao chép bản Kinh Thánh ra làm nhiều bản trên da thuộc / vì bản thân Luca không có đủ kinh phí để làm .
15. Luca cẩn thận tra cứu là gì? Là cách ông viết bản Kinh Thánh theo thứ tự văn chương và các đề tài giảng huấn, chứ không chú trọng đến thời gian xảy ra.
16. Thần Khí Chúa ngự trên tôi, nghĩa là gì? Trích từ đoạn văn mà tiên tri Isaia nói về việc một ngôn sứ được tấn phong (1Vua 19,16). Nhưng hôm nay đã được Chúa Giêsu ứng dụng vào chính mình Ngài, vì Ngài vừa chịu phép rửa của Gioan và đã được Chúa Thánh Linh tấn phong. Đây chính là điểm khởi đầu các hoạt động rao giảng của Chúa. 
17. Thế nào là năm hồng ân? Năm hồng ân là năm toàn xá của Thiên Chúa/ Theo luật Moi Sen thì cứ 50 năm có ơn toàn xá một lần (Lv 25,10-13). Năm toàn xá nói lên sự công bình xã hội. Còn năm Sabat thì cứ 7 năm 1 lần (Đnl 15,1-11). Năm này nói lên sự công bình xã hội cách cụ thể. Đây là Tin Mừng giải thoát cho người nghèo, người cô thế, người bị chèn ép, áp bức dưới bất kỳ hình thức nào đến nỗi phải mất đất đai, nhà cửa, đến nỗi phải làm nô lệ cho người giàu, người quyền thế. Đây cũng là năm ăn năn sám hối, góp phần xoá bỏ mọi bất công và không ai được nhắm mắt trước những khổ đau của đồng loại.
 
18. Trong Kinh Thánh, Thiên Chúa nói với ta bằng cách nào? Bằng ơn soi sáng của Thánh Linh, bằng lời giảng của Giáo Hội qua các Giáo phụ , nhà chú giải. Câu chuyện một thợ săn Tây Ban Nha tặng cho vị tù trưởng một bộ tộc ở Peru. Ông thợ săn bảo với vị tù trưởng: Thiên Chúa nói với ta qua Kinh Thánh. Vị tù trưởng áp tai vào quyển Kinh Thánh, sau đó quăng sách xuống bàn vì cho rằng ông thợ săn …nói dối.
19. Thiên Chúa cứu chúng ta bằng cách nào? Nhiều người hỏi và đòi phải giải thích: 
a/ Làm sao ta có thể tin khi Thiên Chúa vẫn nhắm mắt làm ngơ trước cảnh con người luôn khổ đau, tuyệt vọng.
b/ Làm sao ta tin Thiên Chúa là người cha nhân ái khi có biết bao người phải chịu cảnh giam cầm, lao tù, trong các nhà tù vật chất , trong những trói buộc của đam mê bởi các nết xấu mà Ngài không hề ra tay giải thoát.
c/ Làm sao ta có thể tin Thiên Chúa là đấng tốt lành khi người mù mắt, mù tối lương tâm không hề nhìn thấy ánh mặt trời cũng như ánh sáng chân lý.
d/ Có biết bao người bị áp bức, chịu gông cùm, nhưng sao Thiên Chúa không giải thoát họ.
20. Thiên Chúa đã trả lời như thế nào? Ta đã ra tay rồi, sao con còn trách Ta? Thưa Ngài, con có thấy gì đâu? Ngài có làm gì đâu ? Thiên Chúa nhẹ nhàng trả lời:
** Ta đã dựng nên con, đã đặt con ngay ở giữa họ, để con thay Ta mà hành động. Thế con còn trách Ta cái nỗi gì ? 
21. Chúng ta đã nhận ra chưa? Mỗi chúng ta là những bàn tay của Thiên Chúa, Ngài đã làm mọi việc qua tay của chúng ta. Không phải chúng ta đã nhận trách nhiệm coi sóc, cai quản và phát triển thế giới nầy thay Ta đó sao? Ngài làm gia tăng dân số qua các đôi vợ chồng. Ngài giáo dục nhân phẩm các em qua cha mẹ, thầy cô. Ngài dạy dỗ chúng ta qua giáo hội, qua các giáo phụ. Ngày xưa Chúa Giê-su đã loan báo Tin Mừng cho người nghèo, giải thoát cho kẻ bị giam cầm, đem ánh sáng cho người mù, trả lại công bình cho người bị áp bức như thế nào, thì hôm nay Ngài cũng trao lại nhiệm vụ cứu nhân độ thế ấy cho chúng ta, chúng ta cứ thế mà làm.
22. Câu chuyện một bé trai, một phụ nữ tốt bụng / Cháu bé nghèo, đang rét run và đói vì lạnh, cháu ước ao khi đang đứng trước một cửa hàng. Một bà đã cho những thứ mà em đang cần. Cuối cùng, em trai đó hỏi: Bà có phải là Chúa không? Bà cúi xuống nói nhỏ  vào tai em: Không phải đâu con, ta chỉ là một đứa con của Chúa / Cháu biết ngay là bà có họ hàng với Chúa mà. Đây chính là dấu chỉ, giúp cho người khác nhận ra Chúa. Đó là đem Lời Chúa ra thực hành (Lc 6,21).
23. Người đàn bà này đã hiểu ra câu gì? Anh em hãy cho thì Thiên Chúa sẽ cho lại, Ngài sẽ đong cho anh em cái đấu đủ lượng....(Lc 6,38). Vậy anh em hãy thay Chúa mà làm những việc cụ thể, vì anh em là con cái Thiên Chúa.
24. Chúng ta phải làm chứng cho Chúa bằng cách nào?
a. Mỗi chúng ta phải là cánh tay nối dài của Chúa.
b. Người thầy dạy hôm nay phải là những chứng nhân , thì thiên hạ mới tin.
c. Các con hãy tin điều con đọc, dạy điều con tin và tin điều con dạy.
Nói chung: Mỗi người cần áp dụng Lời Chúa vào cách ta ứng xử trong đời thường.
25. Thế giới hôm nay đang làm gì? Thế giới ngày nay đang muốn ngồi lại với nhau để giải quyết các tranh chấp, tìm kiếm hoà bình, chống lại sự kỳ thị chủng tộc, màu da, tôn giáo, phái tính, bệnh tật, chống tham nhũng, chống tệ nạn. Nhưng giữa con người với nhau vẫn còn quá nhiều hố sâu ngăn cách.
 
Xin Chúa giúp chúng con biết thể hiện tình yêu thương nhau bằng cách luôn quan tâm, chia sẻ vật chất và tận tình phục vụ cho nhau. Amen  . **R
 
GIUSE LUCA /ĐẠI DIỆN CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS 
GX TÂN THAI SƠN /TGP SAI GON /VN
 
 

Trở lại      In      Số lần xem: 853
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  8
 Hôm nay:  616
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11406025
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top