Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho bổn Đạo Mới- Bài số: 031

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 031

   ĐỀ TÀI  CHÚA GIESU BIẾN HÌNH TRÊN NÚI TABOR .

          Thứ sáu , ngày 15 / MARCH / 2019

 

 I.  GIÁO LÝ HÔN NHÂN:
 
ĐỀ TÀI:    HÒA HỢP VỢ CHỒNG  (PHẦN II)
 
1. Tại sao vợ chồng phải cần đối thoại? Đối thoại là yếu tố quan trọng giúp cho hai người hiểu nhau, giúp duy trì và củng cố hạnh phúc trong gia đình. Chính nhờ biết đối thoại mà vợ chồng, cha mẹ và con cái có thể dễ dàng hiểu nhau hơn, làm giảm bớt những căng thẳng, bất đồng.
2. Đối thoại là gì? Là nói cho nhau nghe và nghe nhau nói, cần nói cho nhau biết những điều mình đang suy nghĩ và mong ước / đồng thời ta cũng biết những suy nghĩ và mong ước của người khác. Không chỉ nghe bằng đôi tai mà còn phải nghe bằng con tim và khối óc.
3. Thế nào là thuận vợ, thuận chồng? Những chuyện quan trọng trong gia đình thì vợ chồng cần phải bàn bạc, chia sẻ, góp ý với nhau, Sau đó trao đổi và cuối cùng là thống nhất với nhau trước khi hành động .
4. Khi cùng nhau bàn bạc, ta cần phải làm gì? Ta cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau / không nên độc tài, độc đoán, và không được áp đặt ý mình. Vì thế trong tất cả những việc có liên hệ đến đời sống gia đình, thì cả hai vợ chồng đều có trách nhiệm và quyền lợi ngang bằng nhau.
5. Muốn thống nhất ý kiến, vợ chồng nên làm gì? Vợ chồng phải thường xuyên chia sẻ tâm tình với nhau. Nhờ đó vợ chồng sẽ dễ dàng đi đến chỗ thống nhất trong các lãnh vực như công ăn việc làm, tổ chức đời sống, giáo dục con cái, giao tế bạn bè, giải trí, sống đạo. Nhờ đó cả hai sẽ tin tưởng và gắn bó với nhau hơn.
6. Khi yêu nhau thì hai người thường sống với nhau thế nào? Khi yêu nhau, người ta luôn nghĩ đến nhau và muốn được ở cạnh nhau. Tình yêu cần sự hiện diện của người mình yêu. Vợ chồng thường xuyên sống xa nhau sẽ rất dễ đi đến đổ vỡ. Có thể vì quá bận bịu với công ăn việc làm nên không còn thời giờ để nghĩ đến nhau. Bởi vậy, điều ưu tiên là cả hai phải dành thời giờ cho nhau / dành giờ để chuyện trò tâm sự, chia sẻ niềm vui nỗi buồn, nói cho nhau nghe những suy nghĩ, những ý định của mình trong đời sống. Sau đó là tìm cách nâng đỡ, an ủi, khích lệ nhau, cổ vũ lẫn nhau.
 
7. Tình yêu là dành cho nhau sự âu yếm, tại sao? Tình yêu mà cả hai dành cho nhau cần được khẳng định lại mỗi khi có thể, mỗi ngày hai người cần dành cho nhau những câu nói dịu dàng, những lời âu yếm. Tuy những lời đó có vẻ đơn sơ, tầm thường, nhưng lại là hương thơm ướp đượm tình yêu, đừng chỉ đợi lúc riêng tư trong phòng the thì mới dám nói những lời yêu thương hay mới chứng tỏ những cử chỉ thân mật.
8. Vợ chồng nên bày tỏ tình yêu như thế nào? Có rất nhiều cách bày tỏ , từ những lời nói dễ dàng, đơn giản nhất (như anh yêu em, em yêu anh). Đến những cử chỉ biểu lộ sự ân cần, lòng biết ơn, câu nói khuyến khích, hay nói những câu có ý khen xây dựng.
9. Điều quan trọng nhất trong đời sống vợ chồng là gì? Thánh Phaolô khuyên cả hai hãy làm tròn bổn phận : Chồng đối với vợ và vợ đối với chồng. Vợ không có quyền trên thân xác mình nhưng là chồng / chồng không có quyền trên thân xác mình nhưng là vợ. Vợ chồng đừng từ chối nhau, trừ khi cả hai người tình nguyện đồng ý như vậy trong một thời gian để chuyên tâm cầu nguyện, rồi sau đó hai người lại ăn ở với nhau, kẻo vì tiết dục mà bị Satan lợi dụng (1Cor 7, 3-5).
10. Yếu tố nào quan trọng nhất trong tình yêu? Tình yêu vợ chồng là nên một trong thân xác / vợ chồng khi lấy nhau, ai cũng muốn nên một trong thân xác mà còn nên một trong tâm hồn. Họ muốn trao hiến cho nhau, hòa tan vào nhau để đem lại hạnh phúc cho nhau. Đừng để cho việc chăn gối trở thành nhàm chán, nghèo nàn. Nhưng cũng cần làm cho nó mới mẻ và thêm phong phú. Để mỗi lần cả hai trao hiến cho nhau, thì cả hai đều cảm thấy thoải mái, hạnh phúc. Muốn được như vậy, vợ chồng cũng cần học hỏi thêm về tâm sinh lý nam nữ, các sách giáo dục hôn nhân, giáo dục giới tính và các tài liệu về hạnh phúc gia đình.
11. Thiên Chúa là tình yêu, Ngài muốn thế nào khi tạo ra con người có nam có nữ? Ngài thiết lập hôn nhân gia đình chính vì muốn con người được hạnh phúc, Ngài luôn đồng hành vì muốn giúp cho các bậc vợ chồng yêu thương nhau. Cho nên Ngài luôn mời gọi họ. Vì thế việc cầu nguyện trong gia đình là điều thật cần thiết. Vì vậy vợ chồng phải cầu nguyện với nhau và cho nhau.
12. Thiên Chúa đã hứa thế nào? Thiên Chúa là tình yêu, Ngài thiết lập bí tích hôn nhân, cũng chính Ngài dạy chúng ta cách cầu nguyện, Ngài hứa rằng: Đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đó giữa họ (Mt 18, 20). Gia đình nào muốn được hạnh phúc thì phải có Chúa luôn hiện diện trong nhà. Ngài muốn chia sẻ mọi nỗi vui buồn, Ngài muốn ở giữa họ, giúp họ lắng nghe, hiểu nhau, thủy chung với nhau và cùng nhau vượt qua mọi thử thách của cuộc sống. **R
 
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:    CN  II  /  MC  / C  
 
PHÚC ÂM:   Lc 9, 28b-36  /  CHÚA GIÊSU BIỂU LỘ THIÊN TÍNH .
"Đang lúc Đức Giê-su cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác."
 
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Lu-ca.
28b Hôm ấy, Đức Giê-su lên núi cầu nguyện đem theo các ông Phê-rô, Gio-an và Gia-cô-bê. 29 Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà. 30 Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Mô-sê và ông Ê-li-a. 31 Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giê-ru-sa-lem. 32 Còn ông Phê-rô và đồng bạn thì ngủ mê mệt, nhưng khi tỉnh hẳn, các ông nhìn thấy vinh quang của Đức Giê-su, và hai nhân vật đứng bên Người. 33 Đang lúc hai vị này từ biệt Đức Giê-su, ông Phê-rô thưa với Người rằng: "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a." Ông không biết mình đang nói gì. 34 Ông còn đang nói, thì bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ. 35 Và từ đám mây có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người!" 36 Tiếng phán vừa dứt, thì chỉ còn thấy một mình Đức Giê-su. Còn các môn đệ thì nín thinh, và trong những ngày ấy, các ông không kể lại cho ai biết gì cả về những điều mình đã thấy.    Đó là lời Chúa.
 
ĐỀ TÀI:      CHÚA GIÊSU BIỂU LỘ THIÊN TÍNH
 
1. Thiên Chúa ký kết giao ước cụ thể với Abraham như thế nào? Thiên Chúa đã đưa Abraham ra ngoài và phán: Hãy ngước mắt lên trời và thử đếm các vì sao, xem có đếm nổi không, rồi Người lại phán: Dòng dõi Người sẽ đông như thế đó.
2. Abraham đã dâng của lễ và Thiên Chúa đã lập giao ước như thế nào? Chúa bảo Abraham đi tìm một con bò cái 3 tuổi, một con dê cái 3 tuổi, một con cừu đực 3 tuổi, một chim gáy và một bồ câu non. Ông đã kiếm tất cả những con vật ấy, xẻ đôi ra, đặt nửa này đối diện với nửa kia, còn chim thì ông không xẻ / Khi mặt trời đã lặn và màn đêm bao phủ thì bỗng có một lò nghi ngút khói và một ngọn đuốc cháy rực đi qua giữa các con vật đã bị xẻ đôi. Hôm đó Đức Chúa đã lập giao ước với Abraham (St 15, 17).
3. Quê hương của chúng ta ở đâu ? Người đời muốn có cuộc sống đối nghịch với thập giá của Đức Kitô, chung cuộc của họ sẽ phải hư vong. Chúa của họ là cái bụng, sự vinh quang của họ là điều đáng hổ thẹn. Vì họ chỉ nghĩ đến những chuyện thế gian, còn quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta đang nóng lòng mong đợi Đức Kitô từ trời sẽ đến cứu chúng ta (Pl 3, 20).
4. Đâu là dung mạo lòng thương xót của Thiên Chúa ? Chúa Giêsu là Lời Thiên Chúa, dung mạo lòng thương xót của Thiên Chúa chính là hình ảnh của Đức Kitô, một Đức Giêsu với 2 bản tính, cùng với 2 gương mặt: Một gương mặt đau khổ, u buồn; một gương mặt hân hoan vui mừng. Chúa Giêsu đau khổ trong cuộc khổ nạn, nhưng hân hoan trong tình yêu của Chúa Cha. Ngài hân hoan vì yêu và được yêu, cho nên Chúa Cha mới nói: Đây là con Ta yêu dấu.
5. Vậy yêu là gì? Kinh nghiệm từ tình yêu của Thiên Chúa cho ta thấy: Yêu là chấp nhận hy sinh gian khổ vì người mình yêu, đồng thời yêu cũng là niềm hy vọng và là niềm vui.
6. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta sống như thế nào? Chúa Giêsu đã tỏ vinh quang khi ta cầu nguyện sốt sắng cùng Ngài, Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy đến, hãy dựng lều và hãy ở lại với Ngài trong Bí tích Thánh Thể. Nhất là khi chúng ta hiệp thông với Chúa mỗi khi rước Thánh Thể.
7. Sau khi thấy vinh quang của Thiên Chúa, chúng ta nên làm gì? Con người khi gặp khổ đau thì chối bỏ, khi chiêm ngắm vinh quang thì muốn được ở lại. Thế nhưng cuộc sống đời thường đâu phải toàn những điều vừa ý. Vậy nên Chúa muốn dạy chúng ta đừng đánh mất niềm hy vọng khi gặp thử thách. Đừng chỉ biết tận hưởng niềm vui mà quên mất bổn phận. Các môn đệ sau khi được chiêm ngắm cuộc biến hình, chúng ta hãy theo chân các môn đệ đi xuống núi, trở lại với công việc bổn phận ở đời thường và hãy chu toàn trách nhiệm một cách hết sức tốt đẹp.
 
8. Biến hình hôm nay là gì? Hôm nay các môn đệ được nhìn thấy Chúa trong một khung cảnh hoàn toàn mới lạ, lần đầu tiên các ông thấy Thầy mình trong vinh quang mà bình thường thiên tính của Chúa chưa bao giờ được bộc lộ ra ngoài.
9. Lý do Chúa Giêsu biến hình là gì? Trước tiên Chúa báo cho các môn đệ biết về sự thương khó: Chúa phải lên Giêrusalem để chịu nạn chịu chết. Phêrô đã can ngăn khi nghe Chúa nói / Ngay lập tức Chúa đã tỏ thái độ gay gắt với Phêrô: Hãy xéo đi, Satan. Các môn đệ khác cũng đều đã bị sốc. Đây là lý do khiến cho giáo hội nói về cuộc biến hình ở đầu mùa chay. Đây là một trợ lực về đức tin giúp cho người giáo hữu vững tin khi bước vào tuần thánh.
10. Chúng ta thấy gì từ hình ảnh núi Tabor và vườn cây dầu? Chúng ta sẽ nhìn thấy nét tương phản giữa 2 địa danh này, cả hai nơi đều có sự chứng kiến của 3 môn đệ thân tín này. Vườn cây dầu thì Chúa Giêsu hấp hối, còn hôm nay ở núi Tabor thì các ông thấy Chúa Giêsu xuất thần / Qua hình ảnh đó, họ đã chiêm ngắm thiên tính của Chúa Giêsu, còn ở vườn cây dầu thì nhân tính đã bộc lộ cách thật rõ ràng. Hai hình ảnh này như 2 mặt của một đồng xu và nó không thể tách rời nhau được. Điều này giúp chúng ta xác tín rằng: Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa thật, cũng vừa là người thật. Mặt này là thập giá khổ đau chết chóc, mặt kia là vinh quang phục sinh. 
11. Sứ điệp mà Chúa muốn gởi đến là gì? Giống như Chúa Giêsu, mỗi chúng ta cũng có 2 mặt. Một mặt thuộc nhân tính: Hèn yếu, tội lỗi. Một mặt kia cũng thuộc thiên tính vì chúng ta cũng là con cái Chúa. Con là con thú, người là thần linh, chúng ta cũng mang gen di truyền, một nửa là dòng máu Adam, một nửa còn lại thì giống Chúa Giêsu. Chúng ta nhiều lúc cũng biến hình như Chúa Giêsu. Chúng ta cũng có lúc xuất thần.. Khi nào nét giống Chúa được tỏa sáng thì chúng ta cảm nhận mình rất gần gũi, rất giống Chúa. Chính ở vào giây phút quý giá này nên chúng ta sẽ thấy đời mình mang một mầu hồng tươi đẹp. Luôn cảm thấy lòng mình đầy sự tha thứ, yêu thương và muốn yêu tất cả mọi người.
12. Lúc nào thì hình ảnh Chúa sẽ bị nhạt nhòa ? Nếu ta xét theo mặt nhân tính của Đức Ki-tô trong vườn cây dầu. Chúng ta sẽ cảm nghiệm cơn hấp hối và nhận ra tâm tình yếu đuối thấp hèn, tội lỗi của Adam, thì chính lúc này hình ảnh Chúa Giê-su trong ta sẽ bị nhạt nhòa.
13. Khi nào chúng ta nhớ biến cố này nhất ? Khi được Chúa ban ơn an ủi, chúng ta cảm nhận được sự xuất thần, ta lại nhớ ngọn núi Tabor. Nhưng có lúc chúng ta bị thê thảm, chúng ta lại nhớ đến hình ảnh Chúa trong vườn cây dầu. Vậy nên khi ta nhớ Chúa Giê-su thì ta cũng phải biết rằng: Chúa thê thảm cũng nhất mà Chúa vinh quang cũng nhất. Nhưng cho dù là lúc nào thì chúng ta cũng phải biết rằng: Cả hai sự kiện đều xảy ra trong lúc Chúa đang cầu nguyện. Vậy nếu ta muốn gặp Chúa, ta cũng phải như thế.
14. Khi nào ta có thể nghe được tiếng Chúa ? Chúa Giê-su chỉ gặp Cha khi Ngài đang cầu nguyện. Vì thế chúng ta phải sống giống Chúa, nhờ đó chúng ta mới có thể nghe tiếng Chúa Cha nói với chúng ta, như Ngài đã nói với Chúa Giê-su: Này là Con ta yêu dấu.
 
15. Thái độ trái ngược của Phê-rô nói lên điều gì ? Cách trước đó một tuần khi Phê rô nghe Chúa báo trước cuộc tử nạn, ông liền lên tiếng phản đối. Phê-rô không chấp nhận thánh giá, ông không muốn thấy Thầy mình phải chịu khổ nhục. Hôm nay, khi vừa thấy chút vinh quang, ông đã say mê và đề nghị được ở lại luôn trên núi để hưởng phúc. Đúng là trốn khổ, đi tìm sung sướng.
16. Mục đích của Chúa khi biến hình là gì ? Chúa muốn củng cố niềm tin cho các môn đệ, Chúa muốn các ông thấy vinh quang thần tính của Chúa để các ông có thể chấp nhận con đường thập giá mà sau này các ông cũng phải đi qua.
17. Tại sao sống là phải hy vọng ? Chúa muốn các ông hiểu rằng : Việc Chúa biến hình là để gieo vào lòng các ông một niềm hy vọng -> Đó là nhận ra con đường đau khổ sẽ dẫn đến hạnh phúc. Cái chết tủi nhục sẽ mang đến sự sống phục sinh / Nếu không hy vọng thì ai có thể vượt qua những gian khổ ở đời này. Người nông phu thì thức khuya dậy sớm để hy vọng một mùa gặt bội thu. Các em học sinh chăm chỉ học hành vì hy vọng vào kết quả cuối mùa thi. Cha mẹ tần tảo vì hy vọng tương lai con cái sẽ tươi sáng. Niềm hy vọng vào sự phục sinh sẽ giúp các môn đệ chấp nhận cuộc khổ nạn đau thương, khổ nhục của Thầy Chí Thánh.
18. Biến cố biến hình sẽ giúp gì cho chúng ta ? Thiên tính hôm nay chiếu sáng trên xác phàm của Chúa Giê-su. Do đó, Chúa Giê-su được rạng ngời vinh quang của Thiên Chúa. Vậy thì: Con người mang mầm mống của Thiên Chúa thì trước sau gì cũng sẽ trở về với Thiên Chúa. Cuộc trở về này cũng là một cuộc vượt qua đầy đau đớn, thử thách.
19. Các môn đệ đã học được điều gì ? Từ nay các ông sẽ có cái nhìn khác hơn về thầy mình. Ta không chỉ nhìn vào bề mặt, mà còn phải nhìn vào chiều sâu. Vì bên trong xác phàm của Chúa Giê-su, còn ẩn chứa bản tính của Thiên Chúa quyền năng. Bên trong một thân xác khổ đau bệnh tật còn ẩn chứa một hạt mầm hạnh phúc. Bên trong sự nhọc nhằn hôm nay sẽ hứa hẹn sự thành công tươi sáng vào ngày mai.
20. Đích đến của người Ki-tô hữu là đâu ? Nếu chúng ta biết được kết quả, biết được đích đến. Chúng ta sẽ vui lòng đón nhận tất cả, vì thế đạo Ki-tô giáo đề cao sự hy sinh gian khổ nhưng không ai lại tỏ thái độ yếm thế, bi quan / Đau khổ là phương tiện , thánh giá là nhịp cầu để con người đi từ sự chết qua đến sự sống , đi từ đau khổ đến hạnh phúc / từ tủi nhục đến vinh quang. **R
      
KBX / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS 
 

Trở lại      In      Số lần xem: 929
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  10
 Hôm nay:  1825
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11352129
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top