Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới / Bài số: 035

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 035

   ĐỀ TÀI  HỌ RƯỚC CHÚA HAY ÁP GIẢI TỘI NHÂN.

          Thứ sáu , ngày 12 / APRIL / 2019

 

 I.  ĐỨC TIN KYTO GIÁO :
 
 
ĐỀ TÀI:    CUỘC SỐNG TRẦN THẾ CỦA CHÚA GIÊ-SU.
 
1. Cuộc sống công khai của Chúa Giê-su bắt đầu từ lúc nào ? Bắt đầu vào ngày Chúa chịu phép rửa của Gioan. Chúa đến xin Gioan, nhưng ông ngập ngừng. Chúa bảo ông hãy làm bình thường như với mọi người. Đây cũng là dịp Thiên Chúa tỏ mình ra để làm chứng cho Chúa Giê-su cách trọng đại. Thánh thần hiện xuống như hình Chim Câu và có tiếng Chúa Cha phán : Đây là Con yêu dấu của Ta …( Mt 3,17).
2. Ý nghĩa khi Chúa lãnh nhận phép rửa là gì ? Khi Chúa đến xin chịu phép rửa cũng là lúc Chúa khai mạc sứ mạng trong vai trò Người tôi tớ đau khổ. Vì Ngài đã xếp hàng và cùng đứng chung với các tội nhân. Có nghĩa rằng : Đúng như lời giới thiệu của Gioan : Đây là chiên Thiên Chúa, đấng xóa bỏ tội trần gian …( Ga 1,29). Chính lúc này có Chúa Thánh Thần với hình Chim câu làm chứng, và có tiếng Chúa Cha xác nhận. Chính lúc Chúa Giê-su chịu phép rửa, cũng là lúc cửa trời mở ra, dòng nước đã được thánh hóa. Đây cũng là điềm báo trước cuộc sáng tạo mới vừa bắt đầu.
3. Ý nghĩa của việc chay tịnh 40 đêm ngày là gì ? Sau phép rửa, Chúa vào chay tịnh nơi hoang địa 40 đêm ngày. Ý nghĩa là : Trước khi Chúa lãnh nhận một sứ mạng cao cả, Chúa phải có thời gian để dọn lòng. Điều này hợp với ý nghĩa cùng với thời gian mà Dân Do Thái phải trải qua suốt 40 năm trong sa mạc. Chúa muốn dân Do Thái phải loại bỏ tất cả những gì có dính líu đến dân ngoại nơi xứ sở Ai cập, và xét lại những lỗi lầm bất trung mà họ đã phạm phải trong suốt hành trình về đất hứa.
4. Ý nghĩa việc Chúa Giê-su 3 lần chịu cám dỗ là gì ? Sau 40 ngày chay tịnh. Chúa Gie-su đã vượt qua 3 cơn cám dỗ. Biến cố này có ý nghĩa cứu độ khi Đức Giê-su chính là Adam mới luôn trung thành với Thiên Chúa, vì Adam cũ đã sa ngã. Dù chỉ một lần cám dỗ cũng không thể vượt qua được / nguyên do là Chúa Giê-su đã chay tịnh nên dễ dàng chiến thắng. Còn Adam cũ vì không biết kềm chế  nên đã dễ dàng sa ngã.
5. Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giê-su đã công bố điều gì ? Lúc Gioan bị bắt, cũng chính là lúc kết thúc sứ mạng của ông và cũng để mở đầu kỷ nguyên mới, kỷ nguyên cứu độ khi Chúa ông bố : Thời kỳ đã mãn và triều đại Thiên Chúa đã đến gần, anh em hãy sám hối và tin vào Tin mừng (Mc 1,15). Như vậy Chúa Giê-su đã khai mạc Nước Thiên Chúa nơi trần gian theo ý Chúa Cha. Chúa Giê-su đã tập hợp những kẻ tin ở chung quanh Ngài. Trong cuộc họp này là cộng đoàn hội thánh tại trần gian , mà Chúa Giê-su chính là trung tâm.
6. Những ai có thể gia nhập Nước Thiên Chúa tại trần gian ? Tất cả mọi người đều có thể gia nhập, chỉ cần sau đó là phải tuân giữ Lời Đức Giê-su dạy. Nhưng nước Thiên Chúa đặc biệt ưu tiên dành cho những kẻ nghèo hèn, bé mọn và tội lỗi (Lc 4,18/ / Mt 11,25 / Mc 2,17.
7. Những dấu chỉ nào minh chứng Chúa Giê-su là Đấng cứu độ ? Đi kèm với lời giảng của Chúa Giê-su là những dấu lạ điềm thiêng và những dấu chỉ (Cv 2,22). Để chứng tỏ rằng Nước Thiên Chúa đang hiện diện ở nơi Ngài và làm chứng rằng : Ngài là Đấng Cứu Độ và Ngài là Đấng được Thiên Chúa Cha sai đến, và mời gọi mọi người hãy tin vào Ngài.
 
8. Mục đích của Chúa Giê-su khi đến trần gian là gì ? Chúa Giê-su dùng các dấu lạ để giải phóng con người khỏi đói khát, bệnh tật, bất công và chết chóc. Chúa Giê-su chính là dấu chỉ của thời đại cứu độ. Như vậy mục đích của Chúa Giê-su khi đến trần gian không phải lả để tiêu diệt sự dữ nhưng là để giải phóng con người khỏi ách nô lệ của tội lỗi.
9. Chúa Giê-su chọn nhóm 12 để làm gì ? Trong việc rao giảng tin mừng Nước trời, Chúa muốn có những người kế thừa nên đã lập nhóm 12 và muốn họ tham dự vào sứ mạng của Người / Người sai các ông đi ... (Lc 9,2) và đặt Phê-rô làm đầu hội thánh (Mt 16,18). Ngài còn trao cho ông chìa khóa Nước Trời (Mt 16,19). Đây là quyền cai trị trong ngôi nhà Thiên Chúa tại trần gian.
10. Ý nghĩa của sự kiện Chúa biến hình là gì ? Chúa Giê-su biến hình trên núi Tabor là một sự kiện đi trước cuộc tử nạn. Trong đó có 3 Ngôi Thiên Chúa hiện diện, có các nhân vật đại diện cho thời Cựu Ước và với một thân xác Chúa Giê-su được tỏa sáng cách lạ lùng. Sự kiện này cho chúng ta thấy rằng : Phải qua thập giá mới đi tới vinh quang (Lc 24,26). Sự kiện này cho chúng ta thấy trước vinh quang của Đức Ki-tô, đấng sẽ biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống như thân xác hiển vinh của Người (Pl 3,12). Điều này cũng nhắc nhớ chúng ta rằng : Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới có thể vào được Nước Thiên Chúa (Cv 14,22).*
11. Trước khi kết thúc sứ mạng, Chúa Giê-su đã làm gì ? Khi sắp tới ngày Chúa được rước lên trời, người nhất quyết lên Giê-ru-sa-lem. Chúa cũng xác định rằng : Một tiên tri mà chết bên ngoài thành Giê-ru-sa-lem thì không được (Lc 13,33) Chúa khước từ vương vị trần thế mà thế gian trao tặng. Nhưng Ngài vẫn phải bước vào thành của Vua Đavit tổ tiên Người (Lc 1,37). Ngài đã để cho người ta tung hô như một ông vua vinh quang là Con Vua Đavit. Đây chính là điểm mở đầu của việc tưởng nhớ cuộc vượt qua của Chúa Giê-su.
12. Tại sao Chúa muốn chúng ta lắng nghe tiếng gọi ? Mỗi năm khi cử hành phụng vụ mùa vọng, hội thánh muốn làm sống lại thời gian mong đợi Chúa cứu thế đến. Đó là tâm tình của Dân Chúa mong Chúa đến lần thứ nhất và giáo hội cũng muốn nhắc nhớ chúng ta phải làm nóng lại ước vọng sẽ gặp được Chúa cứu thế quang lâm lần thứ hai , để đem chúng ta về trời.
13. Sự vâng phục cha mẹ trần thế nói lên điều gì ?  Điều này cho thấy giới luật thứ tư là rất quan trọng, nó là hình ảnh gương mẫu của việc vâng phục Cha trên trời . Vì đây chính là gương sáng mà chúng ta phải noi theo.
14. Lợi ích của 40 ngày chay tịnh là gì ? Hội thánh phải sống mầu nhiệm vượt qua với thầy mình trong mùa chay, giáo hội mẹ cũng muốn rằng : Người tín hữu phải biết lợi dụng dịp này để canh tân đời sống đức tin của mình và mọi người phải hiểu rằng : Muốn được vào nước trời, muốn vượt qua thử thách cám dỗ, chúng ta phải cầu nguyện, phải chay tịnh, phải vượt qua nhiều gian nan thử thách. Tóm rằng : Phải qua khổ giá mới vào được vinh quang. Như vậy Chúa Giê-su là nguồn ơn cứu độ, không có Ngài thì chúng ta không bao giờ có sự sống, cũng chẳng bao giờ vào được Nước Trời.    **R
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:    CN  LỄ LÁ  /  MC  / C  
 
PHÚC ÂM:  Lc 19, 28-40 /  Kiệu Lá  /   HỌ RƯỚC CHÚA HAY ÁP GIẢI  TỘI NHÂN .
"Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa."
 
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Lu-ca:
28 Bấy giờ, Đức Giêsu dẫn đầu các môn đệ, tiến lên Giêrusalem. 29  Khi đến gần làng Bết-pha-ghê và làng Bê-ta-ni-a, bên triền núi gọi là núi Ô-liu, Người sai 2 môn đệ và bảo: 30  “Các anh đi vào làng trước mặt kia. Khi vào sẽ thấy một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh cởi dây ra và dắt nó đi. 31  Nếu có ai hỏi: “Tại sao các anh cởi lừa người ta ra”, thì cứ nói: “Chúa có việc cần dùng!” 32  Hai người được sai liền ra đi và thấy y như Người đã nói. 33  Các ông đang cởi dây lừa, thì những người chủ nói với các ông: “Tại sao các anh lại cởi lừa người ta ra?” 34  Hai ông đáp: “Chúa có việc cần dùng.”
35  Các ông dắt lừa về cho Đức Giêsu, rồi lấy áo choàng của mình phủ trên lưng lừa, và giúp Người cỡi lên. 36  Người đi tới đâu, dân chúng cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường. 37  Khi Người đi đến gần chỗ dốc xuống núi Ô-liu, tất cả đoàn môn đệ vui mừng bắt đầu lớn tiếng ca tụng Thiên Chúa, vì các phép lạ họ đã được thấy. 38  Họ hô lên: Chúc tụng Đức Vua, Đấng ngự đến nhân danh Chúa! Bình an trên cõi trời cao, vinh quang trên các tầng trời!
39  Trong đám đông, có vài người thuộc nhóm Phari-siêu nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, Thầy trách môn đệ Thầy đi chứ!” 40  Người đáp: “Tôi bảo các ông: họ mà làm thinh, thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên!”         Đó là lời Chúa.
 
ĐỀ TÀI:      RƯỚC CHÚA VÀO THÀNH GIÊRUSALEM.
1. Dân Do Thái quan niệm thế nào về Đấng Thiên Sai ? Họ đang mong chờ Đấng Thiên Sai sẽ đến để nhằm đánh đuổi quân Rôma ra khỏi đất nước và thiết lập một triều đại huy hoàng như triều đại của vua Đavit hay của vua Salomon.
2. Đức Giêsu cưỡi lừa nói lên điều gì? Đấng Thiên Sai hôm nay cưỡi trên lưng lừa tiến vào thành Giêrusalem, Ngài muốn cho mọi người thấy điều ngược lại, Đấng Thiên Sai không phải là ông vua chiến tranh nhằm tiêu diệt kẻ thù, bắt dân chúng làm nô lệ. Ngài cũng là vua nhưng là vị vua hòa bình, vua mục tử, Ngài đến mà không đòi được hầu hạ, nhưng lại sẵn sàng chết thay cho đoàn chiên. Ngài không ngồi trên lưng ngựa để đi giao chiến, nhưng lại ngồi trên lưng lừa như một ông vua hòa bình. Một ông vua đến chỉ để giải thoát dân chúng khỏi khổ đau ,bệnh tật, bất công và sự chết. Là những hậu quả do ma quỷ gây ra.
3. Chúa mở con đường đi như thế nào? Ngài đến để xây dựng một trời mới, đất mới. Ngài kêu gọi mọi người đi vào con đường từ bỏ mình, từ bỏ cái tôi ích kỷ, từ bỏ những thói hư, tội lỗi, vác thập giá mình hằng ngày. Đó là chu toàn bổn phận trong gia đình, ngoài thôm xóm ,để đi theo Chúa. Như vậy con đường mà Chúa đang mở ra là con đường thập giá, là con đường mến Chúa yêu người, là còn đường dẫn tới vinh quang phục sinh.
4. Hình ảnh con lừa nói lên điều gì? Lừa là con vật mang bản chất đần độn với cái nhìn xấu xí và không chút hấp dẫn. Nhưng cho dù con lừa có cái đầu kỳ quái, một tiếng kêu ghê tởm, một đôi tai vô duyên với một dáng đi thật kỳ cục. Nhưng cũng có lúc nó được tham dự vào một thời khắc oanh liệt nhất / khi đôi tai tự nhiên nghe muôn tiếng reo hò với những cành thiên tuế đang chập chờn dưới bước chân nó. Các bạn cứ chê tôi ư, nhưng cũng có lúc con vật xấu xí này chở trên lưng nó một Đấng cứu tinh của nhân loại.
5. Lợi ích của chú lừa là gì? Người ta thường nhạo báng con lừa, nhưng kinh thánh lại khen vì tính chất hiền hòa của nó. Nó không háo thắng như ngựa, không xông pha chinh chiến, tàn sát. Nhưng hôm nay nó đã thực hiện lời tiên báo khi chứng minh lời tiên tri năm xưa, nó chở Đấng cứu tinh của nhân loại.
6. Ai đã đóng đinh Chúa Giêsu? Dưới chân thập giá của Chúa, xưa cũng như nay, là cả một đám đông mà gương mặt nào cũng đằng đằng sát khí. Qua đó chúng ta có thể khẳng định rằng: Tất cả mọi người đều góp phần , đã đóng đinh Chúa Giêsu vào thập giá.
7. Bóng đêm có gì liên quan đến tội lỗi? Có một vườn bách thú bên trời Âu tây danh tiếng được mở cửa vào ban đêm từ 19g30 đến 24g00. Ở đây có nuôi nhốt nhiều loài động vật quý hiếm, mỗi đêm có khoảng 3000 du khách đến tham quan cảnh các loài thú sống về đêm. Dưới ánh sáng mờ ảo, các loài thú xem ra đang chìm đắm trong giấc ngủ thư thái và bình an. Nhưng có một điều đáng lo ngại nhất chính là hành động chọc phá của một số du khách. Họ đập vào chuồng, họ la lối om sòm, phá tan sự tĩnh lặng cần có của chúng / có vài tờ báo có những câu bình luận mà khi vừa đọc qua, cũng đáng cho chúng ta suy nghĩ: Điều này cũng phù hợp với tâm tình người tín hữu phải có trong tuần thánh này, đó là: Bóng đêm làm cho nhiều loài thú hoang thiếp ngủ, nhưng lại làm cho thú tính trong lòng nhiều con người phải chỗi dậy. Nguyên do: Bóng đêm toa rập với tội lỗi, và ban đêm là khoảng thời gian mà con người phạm tội nhiều nhất. Vì họ cứ nghĩ rằng: Bóng tối đang che đậy họ, cho nên Thiên Chúa cũng chẳng thấy.
 
8. Mùa chay, chúng ta nên làm gì? Khi chiêm ngắm cuộc khổ nạn của Chúa, chúng ta thấy chân dung của rất nhiều nhân vật. Trong đó có cả gương mặt của mỗi chúng ta. Chúng ta nên làm gì, làm những việc cụ thể nào để có thể xua trừ bóng tối của tội lỗi ra khỏi đầu óc của chúng ta / khi chiêm ngắm cuộc khổ nạn Chúa chúng ta có thể nhìn thấy con người thật của mình, để rồi ta hồi tâm, ta quyết tâm phải đổi mới đời sống.
9. Phêrô tự hào về điều gì? Phêrô tự hào rằng: Mình có tình yêu mãnh liệt với Thầy mình. Nhưng sau đó thì lại tỏ ra quá hèn nhát, khi thề thốt trước các tôi tớ giúp việc trong nhà của thượng tế (Lc 22, 56-60). Rồi sau đó khi Phêrô nhìn thấy ánh mắt trách móc và nhớ lại lời tiên báo của Thầy mình trong bữa tiệc ly, và ông hết dám tự hào / ông đã khóc lóc thảm thiết sau đó …(Lc 22, 61-62).
10. Thế giới hôm nay đang thiếu vắng điều gì? Nhờ tiếng gà gáy mà Phêrô đã nhớ lại điều mình đã thề thốt, thiếu tiếng gà cảnh báo, thiếu ánh mắt yêu thương của Chúa trong từng cuộc đời của chúng ta, nhưng liệu rằng ta có biết sám hối như Phêrô không ?
11. Tại sao tiền vào thì Chúa ra? Giuđa cũng là người Chúa chọn, ông còn được Chúa trao ban việc quản lý tiền bạc để phục vụ cộng đoàn, luôn đi theo sát thầy mình, được tận mắt chứng kiến các phép lạ, tai được nghe các lời chân lý. Nhưng tất cả những sự tốt đẹp này đã ra mây khói khi ông cố chọn quyền lực , của cải vật chất của thế gian và đã bán rẻ Thầy mình theo đúng giá của một tên nô lệ. Ông còn tình nguyện làm tay sai để dẫn đi và chỉ điểm cho người ta bắt Chúa. Sau đó là một nụ hôn giả vờ yêu thương, đại diện cho một con người giả trá, phản thầy.
12. Ngày hôm nay có còn những con người như Giuđa không? Vẫn có nhiều, là những con người đang sống đạo hình thức, bề ngoài họ vẫn làm việc tông đồ. Nhưng lại có lối sống dễ dãi, sa đà vào các thói hư như: Luôn ăn nhậu say xỉn, cờ bạc, mua gian bán lận hoặc quậy phá trong thôn xóm.
13. Bản lĩnh của Philatô ở đâu? Tuy nắm đủ quyền lực trong tay, nhưng Philatô đã để danh vọng và sự sợ hãi làm lu mờ lương tri, khi xét xử một người vô tội thành có tội, chỉ vì nỗi lo sợ mất chức quyền, không dám hé lộ ý mình trước áp lực của đám đông. Ông không dám tha cho Chúa, dù rằng trong lòng ông dư biết là Chúa Giêsu vô tội.
14. Chúng ta có hèn nhát không? Có biết bao lần chúng ta cũng hành xử hèn nhát vô trách nhiệm như Philatô. Chúng ta không dám lên tiếng bênh vực cho công lý, không dám che chở cho người cô thân cô thế đang bị những kẻ tàn ác hãm hại.
15. Hình ảnh của Hêrôđê và Chúa Giêsu có gì khác biệt? Hêrôđê là tên cáo già, do ông có lối hành xử gian xảo, bất công. Philatô có ý đẩy vụ án này cho Hêrôđê xử, vì Chúa Giêsu là người Galilê. Nhưng Hêrôđê chỉ háo hức muốn gặp Chúa Giêsu vì bản tính tò mò muốn xem Chúa Giêsu làm phép lạ như một trò ảo thuật (Lc 23, 8-9). Nhưng Đức Giêsu đã giữ im lặng, không trả lời câu hỏi nào, khiến cho Hêrôđê tức giận, bèn truyền cho mặc áo trắng, và ông coi Chúa Giêsu như người khờ dại mất trí, rồi trả Chúa lại cho Philatô (Lc 23, 9-11). Thời đại ngày nay cũng có biết bao người theo Chúa để được thỏa mãn các yêu cầu, nhưng khi không được như ý thì họ lại bỏ Chúa mà chạy theo đồng cốt, bói toán. Chúa Giêsu hiền lành bao nhiêu thì Hêrôđê gian xảo bấy nhiêu.
 
16. Theo Chúa, chúng ta thường ước những gì? Chúng ta theo Chúa, nhưng vẫn cứ thích con đường gian ác, tội lỗi, cứ muốn chiều theo sự ham muốn của xác thịt và sự cám dỗ của ma quỷ. Nhưng thật ra con đường theo Chúa là con đường hẹp, là lên dốc, là con đường mến Chúa yêu người, khiêm tốn, phục vụ, và con đường duy nhất dẫn ta đến với Chúa Cha / cũng chính là con đường thập giá, là con đường mang lại sự sống vĩnh cửu .
17. Chúng ta đón nhận con đường thập giá như thế nào? Là chúng ta sẵn sàng đón nhận mọi khổ đau, trái ý, bệnh tật, cũng như các tai nạn, biến cố xảy ra trong cuộc sống. Hãy cầu nguyện với Chúa Cha theo gương Chúa Giêsu. Lạy Cha, nếu có thể được.../ nhưng xin đừng làm theo ý con (Lc 22, 42).
18. Tại sao phải tỉnh thức? Tỉnh thức và cầu nguyện cũng đồng nghĩa với việc bước đi trong ánh sáng của Chúa Giêsu. Ánh sáng đó chính là Lời Chúa, và chỉ có Chúa mới là con đường, là chân lý, là sự thật và là sự sống (Ga 14,6). Nếu chúng ta đi theo, chúng ta vâng nghe, chúng ta sống như ý Chúa muốn, là chúng ta đang tỉnh thức, chúng ta sẽ không bị lạc đường, chúng ta sẽ đến được nước  trời.
19. Thực thi ý Chúa là ta phải làm gì? Là cứu giúp những ai đang gặp khó khăn đau khổ, giúp họ tìm lại niềm hy vọng, ta phải tập nhìn ra , tập săn sóc người khác như ta đang săn sóc chính Chúa Giêsu đang bị bỏ rơi trên thập giá. Chúng ta nếu cùng chịu đau khổ thì sẽ được cùng chung hưởng hạnh phúc nước trời (Mt 25, 40).
20. Những lời ước mà chúng ta cần cầu xin là gì ? Có 8 điều :
 
a) Phép Thánh thể như của ăn nuôi ta, ta xin cho mọi người có đủ cơm ăn áo mặc.
b) Chúa đổ mồ hôi máu, ta xin Chúa cho ta có đủ sức chịu đựng mọi khó khăn trong cuộc sống.
c) Chúa chịu xét xử bất công, ta xin cho xã hội có được nền công lý.
d) Chúa chịu sỉ nhục, ta xin cho mọi người được tôn trọng nhân phẩm.
 
e) Chúa vác thánh giá, ta xin cho các bệnh nhân được ơn nâng đỡ, ủi an.
f) Chúa chịu lột áo, ta xin cho mình có sự hiền hòa, nhân ái, đừng bao giờ dùng bạo lực, hung tàn với anh em .
g) Chúa chịu chết trên thập giá, ta xin cho tình cảm các gia đình đã chia lìa nhau ,được nối kết lại như tình yêu thuở ban đầu.
h) Chúa đã phục sinh vinh quang, ta xin cho mọi người biết vui vẻ đón nhận mọi sự khốn khó hôm nay, để mai sau chúng ta cùng được sống lại với Chúa. **R
 
KBX / GIUSE LUCA / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS 
 

Trở lại      In      Số lần xem: 982
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  10
 Hôm nay:  2313
 Hôm qua:  1986
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11405129
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top