Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho bổn Đạo Mới - Bài số: 036

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 036

   ĐỀ TÀI  CHÚA KYTO ĐÃ SỐNG LẠI THẬT .

          Thứ sáu , ngày 19 / APRIL / 2019

 

 
I.  BÁC ÁI KI-TÔ GIÁO :
 
ĐỀ TÀI:    ĐỨC ÁI KHÔNG TỨC GIẬN. (PHẦN I)
 
1. Chúa Giê-su đã nói gì với mọi người? Chúa Giê-su nói: Các con hãy học với Cha, vì Cha hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Thánh Gioan Vianney giải thích: Người ta kiêu căng quá, vì người ta kiêu ngạo đấy. Đức ái không giận cũng không làm càn, khiêm nhường vì hiền lành là hai chị em sinh đôi, có cái này thì có luôn cái kia, đã không thì không có cả hai.
2. Làm sao phân biệt tính bực tức? Bực tức là một tính khí vô thưởng vô phạt Nhưng nếu đi kèm với sự oán thù, tức là đã có lỗi. Cơn tức giận có 2 thứ: Có khi là nết xấu, có khi là do tâm tình sốt sắng. Nếu là vội giận và làm cho rối lòng, rối trí, thì đó là nết xấu. Nếu cơn giận đi sau, sau khi đã suy nghĩ và thấy nó chính đáng, cần phải thi hành một việc cam go, thì lại là lòng sốt sắng.
3. Việc các tông đồ xin lửa trời thiêu đốt, là gì? Theo nhận xét của Chúa Giê-su thì đó là nộ khí xung thiên / muốn xin lửa trời xuống đốt chết dân làng Samaria thì đó là nộ khí vì tức giận chứ không phải vì muốn bênh vực quyền lợi của Chúa.
4. Việc ông Moisen đập 2 bia đá, là thế nào? Khi Moisen lãnh 2 bia đá từ trên núi xuống, Khi nhìn thấy dân Isarael thờ con bò vàng, thì cơn thịnh nộ của ông đã nổi lên, ông ném tan 2 bia đá thành trăm mảnh, thì đó là tinh thần sốt sắng vì Thiên Chúa.
5. Việc Chúa Giê-su xua đuổi mấy kẻ buôn bán trong đền thờ, ta hiểu như thế nào? Khi Chúa bước chân vào đền thờ, nhìn thấy cảnh tượng mất trật tự. Chúa bèn lấy dây thắt lưng chập lại thành roi, xua đuổi bọn con buôn ra khỏi đền thờ. Ngài vừa đuổi vừa mắng: Nhà Cha ta là nhà cầu nguyện, mà các ngươi lại muốn biến thành hang trộm cướp. Đây là thái độ do lòng sốt sắng. Thánh sử liên tưởng lời kinh thánh Cựu Ước : “ Tâm tình sốt sắng lo việc nhà Chúa, làm cho tôi hao tổn tinh thần ”.
6. Thánh Augustino dạy thế nào về cơn giận? Cho dù cơn giận lúc khởi đầu có vẻ chính đáng. Cho dù lúc đầu chỉ giận chút ít, có thể chặn đứng được, vẫn hơn là cho cơn bực tức nhảy vào. Vì bất cứ lẽ gì một khi đã chấp thuận cơn giận, thì sẽ rất khó lòng mà xua đi. Cho nên dù là vì nó có vẻ chính đáng, thì cũng phải hết sức cẩn thận, bình tĩnh.    
7. Cơn giận được hình thành như thế nào? Thường thì lúc đầu là bực tức, khó chịu với kẻ nào tạo cớ cho mình giận. Lúc đó là nộ khí xung thiên, cơn giận đã bốc lên đầu. Đầu óc quay cuồng, những lý lẽ để chống cự, phương thức giải quyết oán thì bằng cách ăn miếng trả miếng. Nếu không trả miếng được thì phải có lời đáp lại cho ra lẽ. Bề ngoài thì mặt đỏ như kẻ vừa uống rượu vang, người thì tái xám, thần kinh giận run người lên. Chỉ còn nghĩ đến phép công bình. Trong đầu cũng có lý lẽ lúc áp dụng luật báo phục. Nghĩa là ăn miếng trả miếng theo kiểu mắt đền mắt, mà quên đi cách hành xử bác ái.
 
8. Những lý do nào gây nên cơn bực tức? Có 3 nguyên do gây bực tức : a/ Hiểu lầm ý nhau ; b/ Hồ nghi mình bị khinh dễ ; c/ Vì tiếc đồ vật quý.
9. Một ví dụ điển hình với dây Stola khi giải tội: Trước đây vào năm 1934 tòa thánh chuẩn y buộc các linh mục khi ngồi tòa thì phải mang dây Stola. Nhưng đến năm 1937 mới cho thi hành, rồi có thời gian hoãn lại. Rồi sau đó là cho phép tiếp, một linh mục đeo Stola giải tội cho 1 bệnh nhân đầu tiên. Sau đó vì cấp trên hoãn lại, nên Linh mục này không đeo khi giải tội nữa. Sau đó khi bệnh nhân đầu tiên có bệnh tái phát, và lúc đó lại được bề trên cho phép đeo để giải tội cho bệnh nhân này , thì vị linh mục kia lại đeo . Ông này tỏ ra tức tối khi cho rằng Linh Mục nọ giải tội cho mình mà đeo dây Stola (dây các phép / nghi mình bị quỷ ám mới đeo), Những người khác thì Linh Mục không đeo. Khi đến mình lần nữa thì Linh Mục lại đeo. Chứng tỏ rằng ông ta bị quỷ ám thì Linh Mục nọ mới phải đeo. Đây chỉ là sự hiểu lầm, cũng may mà bệnh nhân này thật tình nói ra thì vị Linh Mục kia mới hiểu, bằng không thì có khi ông ta để bụng thù địch vị Linh Mục này cho đến chết thì sao.
10. Hồ nghi mình bị khinh, là thế nào? Ví dụ có điều gì đó mà mình yêu cầu đối phương nhưng vào thời đó chưa có điện thoại nên phải liên lạc bằng thư tín, mà thư lại đi lâu. Cho nên điều mình yêu cầu lại không thấy được đáp ứng, thấy đề nghị của mình đưa ra do lòng sốt sắng mà không được chấp nhận. cứ nghĩ đến danh giá bị tổn hại, rồi cứ lẩm bẩm một mình... rằng sao họ vuốt mặt mà không nể mũi, chắc là ý họ muốn vơ đũa cả nắm.
11. Tiếc vì một món đồ vật quý giá: Chẳng hạn là chiếc bình cổ, quý giá mà mình giữ làm kỷ niệm đã lâu. Nay có người vô ý đánh vỡ, thử hỏi, cho dù ta có bực tức gắt gỏng, thì bình có lành lại không. Thôi thì cứ theo gương ông Job: Chúa cho, Chúa cất đi, con xin chúc tụng Chúa.
12. Thế nào là làm càn? Khi đã tức thì dễ làm càn, có 2 nguyên do khiến ta có thể làm càn ; a/ Vì mất bình tĩnh ; b/ Vì quá uất ức.
13. Điều gì dễ gây mất bình tĩnh? Từ chỗ bực tức, dẫn đến chỗ muốn làm càn, chỉ cách nhau có 1 chút thôi. Điều này khiến ta mất bình tĩnh. Trong đầu óc đang lộn xộn dễ xảy ra ác ý. Tiếng nói sẽ lớn hơn bình thường, giọng điệu lại chua cay, cứng cỏi / cử chỉ muốn hùng hổ khi tranh biện. Có khi còn hiểu lầm là có ai toan hại mình. Lập tức muốn tự vệ. Lúc đó ta gống như con nhím thấy điều gì nguy hiểm liền dùng hết sức để vùng vẫy, bắn những lông nhím ra.
14. Một câu chuyện chuyện vui, khi bị hiểu lầm: Một câu chuyện xảy ra ở Hội xuân Bích Paris, các cha có thuê một cặp vợ chồng già giúp việc, người chồng nhận thấy tối nào các cha cũng vào một căn phòng đóng cửa lại, các ngài bàn tính với nhau chuyện gì mà có vẻ cẩn mật lắm. Thực ra đó là giờ các cha xét mình chung. Ông chồng lẻn nghe được: « Chúng ta phải triệt hạ con người cũ, phải giết chết con người cũ, để mặc lấy con người mới « . Ông lão bèn lẩm bẩm: Cũ là mình đây, chứ còn ai vào đây nữa. Giết người cũ là giết tôi chứ ai. Hôm sau gặp cha bề trên, cha hỏi, Ông không thèm thưa. Rồi ông lập tức phân trần: Nếu các cha không định thuê tôi nữa, thì cứ cho tôi về, việc gì phải hội họp đề xuất giết người cũ đi, người cũ là tôi chứ còn ai nữa  / cha quản lý lại gần, mới biết ông ta có thủ sẵn một con dao găm để tự vệ. Nếu các cha định giết mình, thì mình sẽ hạ thủ trước. Thật là ….ông ta toan làm càn hết chỗ nói.
 
15. Thánh Phao-lô dạy thế nào? Tất cả những cảnh: Rầu rĩ, giận dữ, bực tức, la ó và lộng ngôn. Anh em hãy tránh xa, đừng có vi phạm. Vì khi quá tức mà không làm gì được, lại quay ra ước muốn cho kẻ mình đang ghét phải khổ, rồi mình lấy làm mừng. Đây chính là thái độ đê hèn, tiểu tâm.
16. Có mấy vấn nạn gây ra cơn nóng giận? Có 4 thứ : a/ Có sẵn ác cảm ; b/ Có sẵn hiểu lầm ; c/ Ý muốn trả đũa ; d/ Lý lẽ cố chấp.
17. Thế nào là có ác cảm sẵn? Trong đầu nảy sinh những lời trách móc -> Sao người ấy lại làm thế ? tại sao tôi làm cái gì thì hắn cũng bắt bẻ đủ điều ? nếu người ấy không có ác cảm thì đâu ra nông nỗi này. Xin đừng vội cho ai đó là người xấu cho đến khi có chứng cớ hiển nhiên. Nhưng cho dù là đã có chứng cứ rồi, thì đã đủ lý do để cho tôi khinh dễ bạn mình , là hình ảnh Thiên Chúa ở nơi anh em mình hay chưa ?
18. Thế nào là thành kiến gây hiểu lầm? Phải chăng người nọ muốn chặn đường tôi, muốn làm cản bước tiến của tôi. Nếu tôi cứ lặng thinh, làm sao có thể nhịn mãi cho được. Nếu đang lúc ta không bình tĩnh, ta không nên tỏ thái độ quá sớm, chờ lúc nào thuận tiện, ta hỏi lại cho rõ cớ sự, rồi tùy cơ mà đối phó. Hãy nhìn vào gương Chúa Giê-su để học cách đối phó trước Philato. Vì Chúa Giê-su chính là Đức Chúa, là ngôi lời nhập thể, nhưng sao Chúa có thể im lặng mới lạ chứ. Đây không phải là thứ im lặng hèn nhát, mà là thứ im lặng để chiến thắng.
19. Chúa Giê-su đã nói gì khi bị tát oan? Chúa hỏi : Nếu tôi nói điều gì sai, thì hãy chứng minh. Còn nếu như tôi nói đúng, thì sao anh lại đánh tôi ?
20. Vì sao đừng tìm cách trả đũa? Họ thất lễ với tôi như thế này, thì làm sao tôi cư xử tử tế cho được ? Ở đây Thánh Phaolo đã khuyên môn đệ Timothe-o: Đã là môn đệ Chúa thì đừng có tranh cãi, nhưng phải hiền hậu, nhu mì, nhẫn nhục với hết mọi người 
(II Timo 2,24).
21. Vì sao ta đừng nên cố chấp? Nếu tôi cứ dựa vào lẽ cố cùng, của những người không muốn sửa mình. Họ luôn chữa mình bằng cách tự biện hộ : Tình tôi là thế / được rồi, biện hộ như thế là muốn cho xong. Thế nhưng nếu tính tôi không phù hợp với tình của Chúa, là Đấng gương mẫu, một khi tôi nhận mình là một Ki-tô hữu, một người con của Chúa, thì tôi phải ra sức sửa mình để ngày càng nên giống Chúa hơn mới phải chứ ! **R
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:    CN  I /  PHỤC SINH  / C  
 
PHÚC ÂM:  Lc 24, 1-12  / CHÚA KYTO ĐÃ SỐNG LẠI THẬT .
 
"Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết?”
 
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Lu-ca:
1 Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ, mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn. 2 Họ thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. 3 Nhưng khi bước vào, họ không thấy thi hài Chúa Giê-su đâu cả. 4 Họ còn đang phân vân, thì bỗng có hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ. 5 Đang lúc các bà sợ hãi, cúi gầm xuống đất, thì hai người kia nói: "Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? 6 Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Ga-li-lê, 7 là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại."
8 Bấy giờ các bà nhớ lại những điều Đức Giê-su đã nói. 9 Khi từ mộ trở về, các bà kể cho Nhóm Mười Một và mọi người khác biết tất cả những sự việc ấy. 10 Mấy bà nói đây là bà Ma-ri-a Mác-đa-la, bà Gio-an-na, và bà Ma-ri-a, mẹ ông Gia-cô-bê. Các bà khác cùng đi với mấy bà này cũng nói với các Tông Đồ như vậy. 11 Nhưng các ông cho là chuyện vớ vẩn, nên chẳng tin.
12 Dầu vậy, ông Phê-rô cũng đứng lên chạy ra mộ. Nhưng khi cúi nhìn, ông thấy chỉ còn có những khăn liệm thôi. Ông trở về nhà, rất đỗi ngạc nhiên về sự việc đã xảy ra.
Đó là lời Chúa.
 
ĐỀ TÀI:     
 
ĐỨC KITÔ CON THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI, 
NGÀI ĐÃ CHẾT VÀ ĐÃ PHỤC SINH.
 
1. Chúa Giêsu có thật không? Đây là những tài liệu do các sử gia cổ đại minh chứng có Đức Giêsu người Nazaret sống vào thời đó .
 
a) Sử gia Michael Grant.
b) Giáo sư Rudolf Bulmann.
c) Sử gia Will Durant.
d) Nhà vật lý Albert Einstein (Đức gốc Do Thái).
e) Sử gia Suetonius (69-122 CN) ông viết tiểu sử 12 vị hoàng đế La mã / 
f) Sử gia Tacitus (56-120 CN).
g) Nhà văn Pliny (61-113 CN).
h) Sử gia Flavius Josephus (37-100 CN)
i) Kinh Tamud của các Rabbi Do Thái đều công nhận Chúa Giêsu là kẻ thù của họ  
(Tk 3 - Tk 6 CN).
 
2. Chúa Giêsu có sống lại thật không? Có 3 sự kiện minh chứng Chúa Giêsu đã chết và sống lại.
 
a) Ngôi mộ trống; b) Các chứng nhân; c) Thái độ đổi thay nhanh chóng của các tông đồ.
 
3. Có điều gì kiểm chứng cho ngôi một trống? Bà Maria Madala đem thuốc ra mồ tìm xác Chúa Giêsu để ướp lại, vì bà cho rằng lúc trước vì cận kề ngày Sabat nên họ không ướp xác Chúa cách kỹ càng. Hôm nay ra mộ thì bà phát hiện xác Chúa không còn nữa, bà đã gặp hai người mặc áo trắng, báo rằng Chúa Giêsu đã sống lại. Sau đó chính bà đã gặp Chúa và sự việc này bà có kể lại cho các tông đồ, các ông không tin, nhưng Phêrô và Gioan vẫn chạy ra để kiểm chứng và thấy sự việc xảy ra đúng như thế / Trong sự kiện nầy còn có tấm khăn liệm / không ai lại đi lấy tấm khăn liệm của người chết làm gì ,nếu như người ấy chết luôn /  mà mãi đến năm 1978, Đức Gioan Phaolô II mới cho kiểm chứng bằng khảo cổ học , vi tính và phản ứng hóa học, tất cả đều cho ra kết quả là tấm khăn liệm đúng là của Chúa Giêsu. Ngoài ra việc các lính canh báo cáo cho thượng tế là xác Chúa đã biến mất, rồi bọn lãnh đạo Do thái lại phao tin rằng: Xác Chúa đã bị các môn đệ lấy cắp. Tuy nhiên chẳng thấy các lãnh đạo Do Thái có hành động nào để truy cứu trách nhiệm của toán lính canh , hay có cho điều tra người nào . Chứng tỏ rằng: Họ đã phao một tin không có thật. Các việc nêu trên đây minh chứng rằng Chúa Giêsu đã sống lại thật.
4. Những ai là chứng nhân của việc Chúa Giêsu đã sống lại ? các phụ nữ ra mộ sớm điển hình là bà Maria Madala. Sau đó là Phêrô và Gioan. Chúa Giêsu phục sinh đã hiện ra cho Kêpha, cho nhóm 11, cho khoảng 500 người trước khi Chúa về trời. Sau này Chúa còn hiện ra cho cả Phaolô nữa .
5. Điều gì đã biến đổi thái độ của các tông đồ? Vào ngày Chúa Giêsu chịu xét xử. Phêrô đã chối Chúa, các tông đồ còn lại là trốn chui trốn nhủi. Các môn đệ khác thì chán nản, đang muốn quay lại quê nhà. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau sự kiện Chúa Kitô phục sinh. Phêrô đã mạnh dạn tuyên bố trước công nghị Do Thái: Ông đã mạnh mẽ tuyên xưng niềm tin vào Đức Kitô phục sinh. Cho dù có bị đòn vọt, tù đày. Về sau này tất cả các tông đồ đều chịu bắt bớ, và tử đạo, ngoại trừ Thánh Gioan tông đồ là chết già. Thánh Phaolô cũng tử đạo để minh chứng niềm tin. Riêng tại Việt Nam là một giáo hội sinh sau đẻ muộn, cũng có hơn 130 ngàn người chịu tử đạo vì đức tin, và ngày nay còn có hàng tỷ người đang tin theo Đức Kitô phục sinh và tuyên xưng Ngài là Đấng duy nhất có thể mang lại ơn cứu độ và sự sống đời đời cho những ai đang tin theo Ngài.
6. Sự kiện phục sinh của Đức Giêsu có gì độc đáo và khác biệt? Sau khi chịu tử nạn trên thập giá, Chúa Giêsu đã sống lại trong vinh quang. Tuy thế, trên tay chân và cạnh sườn của Ngài vẫn còn mang những dấu tích đau thương từ những cây đinh nhọn và lưỡi đòng đâm thâu. Đây chính là điểm khác biệt mà không có bất cứ nhân vật nào có thể có được.
7. Mầu nhiệm phục sinh diễn tả điều gì? Trước khi Chúa Kitô phục sinh, tất cả mọi cái chết được chôn trong mộ không hề được mở ra. Vì chết là hết ,nhưng hôm nay Chúa Kitô đã phục sinh, điều này nói lên tình yêu thương vô bờ bến của Thiên Chúa đối với con người. Sự kiện Đức Kitô sống lại từ cõi chết đã mở ra cho con người một lối đi vào sự sống vĩnh cửu với Ngài. Cho dù con người đang tìm mọi cách thế để chối bỏ Thiên Chúa, nhưng con người vẫn không thể ngờ rằng, Thiên Chúa vẫn tiếp tục theo đuổi, giúp đỡ, yêu thương con người, con người cứ tưởng có thể lẩn trốn được Ngài. Nhưng tình yêu của Thiên Chúa giống như những hạt giống nhỏ bé, vẫn tiếp tục len lỏi vào từng tâm hồn con người. Thiên Chúa là Chúa của sự sống cho nên niềm vui của Ngài chính là làm sao để con người được hưởng hạnh phúc với Ngài. Như thế Thiên Chúa vẫn luôn chờ đợi chúng ta .
 
8. Tại sao Maria Madala lại đi tìm Chúa? Đầu tiên trong tâm trí bà Maria Madala chính là nỗi buồn vì Thầy mình đã chết. Thế nhưng chính nỗi buồn này lại là điểm khởi đầu của niềm vui phục sinh. Bà ra thăm mộ từ sáng sớm, bà thật sự hoảng hốt khi thấy tảng đá đã bị lăn sang một bên, còn xác Thầy thì biến mất / cũng vì lòng mến đã giúp bà thêm can đảm khi đứng dưới chân thập giá để chứng kiến giờ hấp hối đau thương của Thầy mình (Ga 19, 25). Rồi bà ở lại chứng kiến hai môn đệ an táng xác Thầy mình (Mt 27, 61). Giờ đây lại thôi thúc bà cùng mấy bà khác đem dầu thơm ra mộ để ướp lại xác Thầy mình (Mc 16, 2). Khi thấy ngôi mộ trống thì bà hoảng hốt chạy về báo tin cho 2 môn đệ chủ chốt biết (Ga 20, 2). Bà cứ tưởng ai lấy mất xác Thầy, chứ không hề nghĩ rằng Thầy đã phục sinh, bà chỉ mong sao tìm lại được xác Thầy để mang về chôn lại trong mộ mà thôi. Sau đó, bà quay lại mộ than khóc, chính lần quay lại thứ hai này mà bà trở thành người đầu tiên gặp được Chúa phục sinh. Chính lúc này bà được trao cho sứ mạng đi loan báo Tin Mừng cho các tông đồ khác. Vì thế bà được mệnh danh là: Tông đồ của các tông đồ (Ga 20, 17).
9. Điều gì đã giúp cho Gioan nhận ra Chúa phục sinh trước anh em? Gioan là một trong bốn môn đệ được kêu gọi đầu tiên, cũng là một trong 3 môn đệ chứng kiến Thầy mình biến hình (Mt 17, 1), và cũng là môn đệ được Thầy yêu mến nhất (Ga 13, 23). Tình yêu đối với Thầy đã biến ông thành người can đảm nhất. Ông không trốn chạy nhưng âm thầm theo dõi Thầy từ lúc bị bắt cho đến lúc đưa ra xét xử. Ông can đảm đứng dưới chân thập giá mà không sợ người Do Thái chú ý, ông đã lãnh nhận lời trăn trối để đón nhận Mẹ Maria và phụng dưỡng Bà thay cho Thầy mình (Ga 19, 27). Vì tình yêu thôi thúc nên ông đã nhận ra Thầy mình trước tiên tại biển hồ Tiberiat (Ga 21, 7), cũng vì yêu mến đã thúc bách ông chạy nhanh hơn Phêrô và có được niềm tin Thầy mình đã phục sinh trước Phêrô (Ga 20, 8).
10. Điều gì làm cho Phêrô được tha tội và được trao quyền lãnh đạo? Phêrô là người theo Chúa trước tiên (Mt 4, 18-20). Ông luôn là người đứng đầu danh sách nhóm 12. Ông được chứng kiến Chúa biến hình, được chứng kiến bé gái mới chết sống lại (Lc 8, 21). Ông được ở gần khi Chúa hấp hối trong vườn Ghietsemani, có lần đi rao giảng, Chúa đã ở trọ lại nhà ông, Phêrô đã đại diện anh em khi tuyên xưng đức tin: Thầy là Đấng Kitô...(Mt 16, 16). Nhờ đức tin mà Phêrô được khen là có phúc và được Thầy hứa sẽ xây Hội thánh trên nền tảng đức tin của ông. Ông cũng được trao quyền cầm buộc, tháo cởi. Ông còn có sứ mệnh củng cố đức tin cho anh em, sau khi trở lại (Lc 22, 31-32).
11. Điều gì chứng tỏ Phêrô rất yêu mến Thầy? Phêrô bị chê trách 5 lần: Ông dám khuyên Thầy đừng chấp nhận con đường thập giá, bị Thầy chê là kém lòng tin, không muốn để cho Thầy rửa chân, bị trách vì quá tự tin vào chính mình, hèn nhát chối Thầy 3 lần / còn đây là những điều đáng khen của Phêrô: ông dứt khoát bỏ nghề chài lưới để đi theo Chúa Giêsu. Ông được Chúa Giêsu hỏi ý kiến có nên nộp thuế không? Ông hỏi Chúa số lần phải tha thứ, ông đại diện anh em để tuyên xưng niềm tin. Ông can đảm rút gươm ra chém tên đầy tớ thầy cả thượng phẩm vì muốn bảo vệ Thầy mình. Ông đi theo Gioan để theo dõi diễn tiến phiên tòa xét xử Chúa. Hôm nay ông chạy ra mộ để kiểm chứng khi nghe tin xác Thầy bị mất. Và Phêrô đã tin là Thầy mình đã sống lại chứ không phải xác bị trộm. Ông được Chúa hiện ra với nhóm 11, khi được Gioan cho biết người mặc áo trắng đứng trên bờ hồ là chính Chúa phục sinh, ông liền khoác áo vào và nhảy xuống biển, ông đã tuyên xưng lòng mến Thầy 3 lần, ông được trao quyền chăn dắt Hội Thánh (Ga 21, 15-17). Cuối đời, ông đã vui lòng chịu chết để làm chứng cho Thầy mình (Ga 21, 18-19).
12. Đức tin và lòng mến có giá trị như thế nào? Vì lòng mến nên Maria Madala đã đi ra mộ đầu tiên từ sáng sớm. Trong khi đa số các phụ nữ có bản tính rất nhát sợ, vì lòng mến nên bà được Chúa trao sứ mệnh loan báo tin mừng Chúa sống lại cho các tông đồ. Chính lòng mến giúp Gioan nhận ra Chúa Kitô đã phục sinh, lòng mến đã giúp Phêrô luôn gắn bó với Thầy. Dù yếu đuối sa ngã nhưng Phêrô đã thành tâm sám hối để đáng được Chúa tín nhiệm giao cho ông sứ mệnh làm hòn đá tảng đức tin. Và sau cùng ông được trao sứ mạng chăn dắt đoàn chiên, là Hội Thánh.
13. Đối với người tín hữu chúng ta thì sao? Chúng ta cần có lòng mến để khỏi phải thất vọng, hốt hoảng khi gặp những trái ý, khổ đau / nhiều lúc chúng ta cũng gặp cảnh ngôi mộ trống khi những người thân hay những thứ ta yêu quý nhất đã không còn. Chúng ta thường chạy đôn chạy đáo để tìm mà lẽ ra chúng ta phải vui mừng như Maria Madala ngày xưa. Chúng ta phải biết Đức Kitô là sự sống cùng là sự sống lại. Ngài là Chúa của chúng ta, cho nên cái chết không thể nào giam hãm sự sống. Vì Chúa đã sống lại từ cõi chết, cho nên Chúa là ánh sáng, là niềm hy vọng, là sự tin yêu đúng như những gì tin mừng đã loan báo. **R
 
KBX / GIUSE LUCA / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS 
 

Trở lại      In      Số lần xem: 896
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  36
 Hôm nay:  2839
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11353143
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top