Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho bổn Đạo Mới - Bài số: 037

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 037

 ĐỀ TÀI :  NHỜ NHẬN RA TÌNH CHÚA XÓT THƯƠNG ,NÊN TA TIN.

          Thứ sáu , ngày 26 / APRIL / 2019

 

 I.  GIÁO LÝ HÔN NHÂN:
 
ĐỀ TÀI:    SỰ PHÂN LY TRONG BẬC VỢ CHỒNG.
 
1. Trong thư gửi tín hữu Corinto, Thánh Phaolô nói gì với những cặp vợ chồng ? Thánh Phaolô dựa vào huấn lệnh của Chúa để dạy rằng: Vợ không được bỏ chồng, giả như muốn bỏ thì sau đó phải ở độc thân, hay phải làm hòa với chồng, mà chồng cũng không được rẩy vợ (1 Cor 7, 10-11).
2. Trong tông huấn về gia đình, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã cho ta thấy điều gì ? Thiên Chúa muốn giáo hội phải tìm biết mọi hoàn cảnh sống của các gia đình trong bậc hôn nhân, bao gồm những hoàn cảnh thuận lợi mang lại hạnh phúc, hay những tình huống trục trặc làm xói mòn tình yêu vợ chồng dẫn đến gia đình tan vỡ. Hội Thánh là người mẹ luôn mong thấy các gia đình được an vui hạnh phúc, đồng thời mẹ Giáo Hội cũng âu lo vì những cặp vợ chồng phải ly tán. Vì vậy gia đình nào sắp tan vỡ thì Hội Thánh cũng tìm mọi cách để hàn gắn hay cứu chữa. Hay ít nhất cũng tìm cách tạo cho họ có được một kiểu sống phù hợp với luật Chúa, để họ có được hạnh phúc.
3. Những trường hợp nào thì Hội Thánh không thể tháo gỡ ? Có nghĩa là: Trong trường hợp giữa 2 người lấy nhau, khi cả hai đã chịu phép rửa tội. Hôn nhân đã ký kết, đã hoàn hợp rồi, thì không thể bị tháo gỡ bởi bất cứ quyền lực nhân loại nào và với bất cứ lý do nào, ngoại trừ cái chết, có nghĩa là Hội Thánh không có quyền cho phép ly dị các cuộc hôn nhân đã trọn vẹn, mà hôn nhân trọn vẹn chính là : a) Hôn nhân đã thành sự ; b) Đã lãnh nhận bí tích hôn phối ; c) đã ăn ở với nhau rồi. 
4. Thế nào là bí tích không trọn vẹn ? Là bí tích nhưng thiếu 1 trong 3 điều kiện trên đây .
5. Những trường hợp nào có thể tháo gỡ ? Có 3 trường hợp:  
 
a) Hôn nhân giữa 2 người công giáo hoặc một người công giáo và một người không công giáo. Bí tích đã thành sự nhưng họ chưa hề ăn ở với nhau. 
b) Hôn nhân giữa 2 người chưa được rửa tội, đã thành hôn, đã ăn ở với nhau, rồi sau đó một người trở lại đạo, còn người kia thì không muốn sống chung. Đây là trường hợp thuộc đặc ân của Thánh Phaolô (1Cor 7,  15). Hôn nhân chỉ được tháo gỡ khi người mới theo đạo, đi lấy một người khác. 
c) Ngoài ra, có những cuộc hôn nhân vốn đã không thành sự ngay từ đầu vì mắc phải một hay nhiều ngăn trở như đã kể ở trên. Đối với những cuộc hôn nhân này thì Hội Thánh có quyền tháo gỡ, giải tán họ .
 
6. Trường hợp nào thì được ly thân ? Tuy có những trường hợp Hội Thánh không cho phép ly dị nhau, nhưng có những hoàn cảnh thực tế là hai vợ chồng không thể sống chung với nhau vì nhiều lý do. Ví dụ : a) Do ngoại tình, b) Do gây nguy hiểm trầm trọng về thể xác hay tinh thần của người bên kia hoặc cho con cái. c) Hay bằng những cách nào khác làm cho đời sống chung trở nên quá cơ cực, không thể chịu đựng nổi.
7. Ai có quyền cho phép ly thân ? Vị đại diện giáo quyền là giám mục, hay vị thẩm phán đồng ý chấp thuận cho họ sống ly thân và không sống chung nữa ở mức tạm thời hay vĩnh viễn. Tuy nhiên họ vẫn là vợ chồng trước mặt Thiên Chúa. Họ không được tự do kết hôn nếu như người phối ngẫu kia vẫn còn sống. Vì vậy những cuộc hôn nhân tiếp sau đó không những là bị cấm mà còn bất thành nữa. (Chỉ được phép khi người phối ngẫu đã chết).
8. Giải pháp cho trường hợp khó khăn nầy là gì ? Tốt nhất là hai người nên có thiện chí hòa giải với nhau. Trong hoàn cảnh nầy thì cộng đoàn tín hữu cũng được mời gọi phải cầu nguyện nhiều cho họ, phải giúp họ hiểu được là người Kitô hữu cần phải trung thành với mối giây liên kết trong bí tích hôn nhân / là không thể tháo gỡ được. Cho nên cần phải tỏ thiện chí nhiều.
9. Vấn đề ly dị được hiểu chung cho cả 2 mặt đạo đời như thế nào ? Nước nào trên thế giới hôm nay cũng đều có luật cho phép ly dị, người lương xin ly dị đã đành, người công giáo cũng a dua xin ly dị theo. Nhưng Hội Thánh công giáo thì luôn trung thành với giáo huấn của Chúa Kitô, cả hai vợ chồng trong hôn nhân công giáo đều không được phép ly dị (Mc 10, 11-12). Cho nên giáo hội không cho phép ly dị. Nếu hôn nhân đầu đã thành sự thì những hôn nhân trái luật tiếp theo, sẽ không bao giờ thành sự.
 
10. Luật tái hôn sau khi ly dị, được giải quyết như thế nào ? Nếu những người đã ly dị mà lại tái hôn theo luật đời ,thì họ rơi vào tình trạng khách quan / là đi ngược lại với luật Thiên Chúa. Vì thế bao lâu họ còn sống trong tình trạng rối này thì họ không được phép rước lễ, đồng thời cũng không được phép đảm nhiệm bất cứ chức vụ nào trong Hội Thánh. Tuy nhiên Hội Thánh luôn mong muốn họ hoán cải vì họ đã vi phạm đến giao ước với Thiên Chúa là không trung thành với Đức Kitô, đồng thời họ phải cam kết sống tiết dục trọn vẹn, để được giao hòa nhờ bí tích giải tội.*
11. Người tín hữu trong hoàn cảnh này, phải sống thế nào ? Nếu họ vẫn giữ đức tin và giáo dục con cái theo tinh thần công giáo, thì linh mục và cộng đoàn phải có thái độ ân cần, đừng coi họ như thành phần đã tách lìa hội thánh, nhưng phải giúp họ sống đạo cho tốt vì họ đã được rửa tội. Hãy giúp họ tham dự thánh lễ, lắng nghe Lời Chúa, kiên trì cầu nguyện và góp phần sống đức ái và thực thi các sáng kiến của cộng đoàn để phục vụ công lý, giáo dục con cái trong đức tin Kitô giáo. Quyết một lòng sám hối và đền tội tốt hơn để xứng đáng được Thiên Chúa ban muôn ân sủng.
12. Gặp trường hợp trong dòng họ có người lục đục trong hôn nhân với nhau thì chúng ta nên làm gì ? Ta phải năng lui tới viếng thăm, an ủi, hướng dẫn và cầu nguyện nhiều cho họ, giúp họ sớm vượt qua giai đoạn gay cấn nầy.
13. Đối với những người mà ta quen biết nếu họ ly thân, ly dị. Hội Thánh đề nghị ta nên làm gì ? Bằng kinh nghiệm ta nên giải thích, khuyên nhủ họ, giúp họ bình tĩnh nhận ra những điều đúng sai và chỉ cho họ thấy sự tai hại mà con cháu họ phải gánh chịu, đồng thời giúp họ hiểu rõ ý Chúa muốn họ sống thế nào cho hợp lẽ đạo, để họ mau mau quay về hoà hợp với nhau.
14. Đối với các cháu là nạn nhân của các gia đình này, ta có cách gì để giúp đỡ các cháu ? Các cháu sẽ côi cút, thiếu học, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu cả những giáo dục về tinh thần, ta nên cầu nguyện nhiều cho các cháu và thấy được điều gì nên giúp thì ta phải giúp ngay, kẻo chúng lại bơ vơ lạc lõng và sơ sẩy giống như bố mẹ chúng.
 
Cầu nguyện : Lạy Chúa, tình yêu vợ chồng là biểu tượng của tình yêu Thiên Chúa, Xin giúp chúng con trung thành với nhau, để chúng con cũng luôn cố gắng sống trung thành với Chúa, hầu đáp lại trong muôn vàn ân sủng tình yêu mà Chúa đã dành cho chúng con. Amen.  **R
 
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:    CN  II /  PHỤC SINH  / C  
 
PHÚC ÂM:  Ga 20, 19-31
"Tám ngày sau, Đức Giêsu lại hiện đến."
 
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gio-an:
19 Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” 20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. 21 Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” 22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. 23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha ; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”
24 Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giêsu đến. 25 Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tô-ma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” 26  Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em.” 27 Rồi Người bảo ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” 28  Ông Tô-ma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” 29 Đức Giêsu bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!”.
30 Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. 31 Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin mà được sự sống nhờ danh Người.
Đó là lời Chúa.
 
ĐỀ TÀI:     NHỜ NHẬN RA TÌNH CHÚA XÓT THƯƠNG ,NÊN TA TIN.
 
1. Hôm nay là lần hiện ra thứ mấy sau khi Chúa Kitô phục sinh? Chúa hiện ra lần thứ nhất vào buổi chiều sau khi sống lại (Ga 19, 25), Chúa đến đứng giữa các môn đệ đang hội họp mà lại thiếu Toma. Chúa đã cho các ông xem các vết thương từ cuộc khổ nạn, Người thổi hơi ban Thánh Thần và ban quyền tha tội cho các ông. Lần thứ hai là tám ngày sau (Ga 20, 24-29) Chúa phục sinh lại hiện ra, lần nầy có cả Toma và Chúa đã đáp ứng những đòi hỏi của ông nầy.
2. Khi nào thì Chúa Giêsu ban phúc thứ 9? Sau khi hiện ra lần thứ 2 với các tông đồ, Chúa đã cho Toma tận mắt chứng kiến các vết đinh và vết đòng. Toma đã tin và đã tuyên xưng, thừa dịp này Chúa mới nói thêm: “Vì đã thấy Thầy nên anh tin, phúc thay những người không thấy mà tin”.
3. Ý nghĩa từ câu chúc bình an của Chúa là gì? Vì các tông đồ chưa hiểu rõ sứ vụ cũng như cách Chúa chu toàn sứ vụ cứu độ. Cho nên khi các ông nghe Chúa giảng hay, làm phép lạ giỏi, thì các ông tin, nhưng là tin nửa vời. Bởi vì khi Chúa bắt đầu chịu tử nạn thì các ông lo âu, buồn rầu, chán nản chạy trốn hết. Lẽ ra trong lần gặp lại đầu tiên nầy thì Chúa nặng lời quở trách các ông mới phải, nhưng Chúa vờ như chẳng có chuyện gì xảy ra. Hay nói cho đúng hơn, Chúa không đưa vào tâm trí những lỗi lầm của các ông để mà nhớ. Vì thế Chúa vờ như mình quên, không có gì xảy ra, nên Chúa vui vẻ chúc bình an cho các ông. Có nghĩa là: Chúa đã quên hết, đã tha thứ hết, vì lòng Chúa xót thương các ông, xót thương con người.
4. Chúa hiện đến trong lúc cửa phòng đang đóng kín, nghĩa là gì? Các tông đồ đang lo sợ người Do Thái đến bắt nên các ông đóng kín cửa, và cũng chẳng dám to tiếng như thường ngày. Ý nghĩa thứ hai là: Khi sống lại, Ngài dùng quyền năng để sống lại, và Ngài cũng là Đấng vô hình, cho nên dù cửa đóng hay bất cứ trở ngại vật chất nào, cũng không ngăn được bước chân Ngài. Điều nầy chứng tỏ rằng: Chúa Kitô là Thiên Chúa quyền năng, siêu việt. Chúa có thể hiện diện ở khắp mọi nơi, mọi lúc.
5. Các vết thương mà các tông đồ thấy, nói lên điều gì? Ý nghĩa của việc nầy: Là Chúa Kitô đã sống lại thật, chính Ngài là Đấng chịu đóng đinh trên thập giá trước đó (Ga 19, 18) và đã bị lưỡi đòng đâm thâu cạnh sườn (Ga 19-34). Điều này cho chúng ta thấy rằng: Ở đây có sự liên kết mật thiết giữa hai mầu nhiệm tử nạn và phục sinh.
 
6. Chúa ăn khúc cá nướng nói lên điều gì? Khi Chúa ăn khúc cá nướng (Lc 24, 41-43) để chứng minh rằng: Chúa thực sự sống lại chứ không phải là hồn ma. Nếu là hôn ma thì không bao giờ ăn được.
7. Có những điều gì khác thường ở nơi Chúa Kitô phục sinh? Chúa có thể đi xuyên qua tường, không di chuyển chậm chạp bằng những bước chân, khuôn mặt Chúa phục sinh có chút biến đổi khác hơn cho nên bà Maria Madala có thấy mà cứ tưởng là người làm vườn (Ga 20, 14-15). Hai môn đệ Emmaus cũng không nhận ra Chúa trong suốt chặng đường trò chuyện 11 cây số, Chúa dù không có mặt tại chỗ, nhưng vẫn biết được ý muốn của Toma và Chúa đã đáp ứng.
8. Con người của Toma có đặc tính như thế nào? Toma tượng trưng cho người cứng lòng tin, ông chỉ tin khi có được cảm nghiệm bằng mắt thấy tai nghe chứ không tin khi dựa vào lời nói của kẻ khác kể lại. Nhưng lần này khi nghe lời Thầy nói đúng ý của mình, thì ông đã tin và đã tuyên xưng. Tin Mừng không đề cập đến việc ông có xỏ tay hay bàn tay vào vết thương cũ  như những lời ông đã đòi hỏi trước đó (Ga 20, 27-28).
9. Chúa muốn nhắn nhủ gì với chúng ta qua sự kiện Toma cứng lòng tin? Chúa nói phúc cho ai không thấy mà tin. Thực vậy, trong đời sống của chúng ta, có quá nhiều thứ ta không thể thấy nhưng vẫn phải tin, huống chi là những mầu nhiệm cao cả về Thiên Chúa. Thật vậy, những mầu nhiệm thuộc về Thiên Chúa mà cặp mắt của ta là phàm nhân, nên không thể thấy hay cảm nghiệm được. Nên chúng ta vẫn phải tin qua các chứng nhân đức tin. Mà đức tin chính là điều kiện để được vào nước trời với Chúa Giêsu, Ngài nói : Ai tin và chịu phép rửa thì sẽ được cứu độ (Mc 16, 16).
10. Nhờ đâu mà Phêrô được trao quyền lãnh đạo? Nhờ tuyên xưng đức tin mà Phêrô được Chúa đặt làm đá tảng của đức tin, được trao quyền cầm buộc và tháo cởi. Được quyền lãnh đạo, được quyền củng cố đức tin cho anh em và còn được quyền giáo huấn về đức tin. Vì: Ai nghe anh em là nghe Thầy, ai khước từ anh em là khước từ Thầy (Lc 10, 16).
 
11. Chúng ta nhờ được điều gì ở Toma? Nhờ Toma cứng tin mà Đức tin của chúng ta được bảo đảm về mầu nhiệm Chúa sống lại, chúng ta không thể tin vào điều này khi chỉ dựa vào những lời rao giảng suông, nhưng ta phải nhờ vào niềm tin của các chứng nhân sáng suốt và thực tế, đã nhìn tận mắt, sờ tận tay vào thân xác Chúa phục sinh.
12. Thánh Giêgorio đã quả quyết như thế nào? Ngài nói: Chính ngón tay đa nghi của Toma đã trở nên ông thầy của Đức tin cho toàn thế giới. Nhờ bàn tay đa nghi của Toma đã dạy cho mọi người về một sự thật chắc chắn, đó là: Đức Kitô đã chết và đã phục sinh.
13. Dựa vào yếu tố nào để ta có thể tin? Tin là chấp nhận một sự bấp bênh, chấp nhận rằng mình có thể bị lừa dối, nhưng thực tế cho thấy con người không ai có thể sống mà không tin vào người khác. Trên đời nầy có biết bao điều chúng ta không thấy mà vẫn phải tin. Vậy thì có ai thấy được lòng dạ con người / và ai cũng đều sống hạnh phúc khi tin vào tình yêu, vào tình chồng vợ, vào tình bằng hữu ….đó thôi.
14. Vậy dựa vào đâu ta có thể tin Chúa? Có rất nhiều thứ ta không thể thấy, nhưng ta vẫn tin vì dựa vào các dấu chứng. Ta không hề thấy Thiên Chúa, không sờ được vào Ngài, cũng chưa hề nghe Ngài nói, nhưng chúng ta tin vì các dấu chứng Ngài để lại khắp mọi nơi trên vũ trụ, trên địa cầu và cả trong bản thân con người chúng ta nữa / cũng như khi chúng ta thấy những tia sáng mặt trời rực rỡ, muôn vì sao lấp lánh, trái đất quay tròn và di chuyển 4 mùa, và với biết bao nhiêu thứ đã có trước chúng ta hàng tỷ tỷ năm, mà cuộc đời của chúng ta lại quá ngắn ngủi, không đủ thời gian để ta có thể kiểm tra và rút ra kinh nghiệm từ bất cứ điều gì. Đó không phải là những dấu chỉ để chúng ta có thể tin là : có Thiên Chúa đó sao?
15. Nếu muốn người ta tin mình, thì ta nên làm gì? Các ứng cử viên tổng thống thì trước bầu cử họ nói rất nhiều, hứa rất nhiều, nhưng sau khi đắc cử, có khi họ chẳng thực thi được điều nào, thế mà họ vẫn nói, vẫn hứa. Riêng chúng ta, nếu chúng ta muốn người khác tin mình thì cũng hãy làm như Đức Kitô:
Tối thứ năm, ta hãy ăn bữa tiệc cuối cùng , rồi bị kẻ thù bắt đi đánh đòn , thứ sáu ta chịu đóng đinh trên khổ giá , chết rồi bị chôn cất, Chúa nhật ta sống lại …/ 
Chắc chắn người ta sẽ tin mình, hoặc chí ít, chúng ta cũng hãy làm được như các tông đồ, như các thánh tử đạo Việt Nam, dùng cái chết để minh chứng niềm tin vào Đức Kitô phục sinh, chắc chắn người ta sẽ tin mình, 
Còn nếu chúng ta chỉ nói mà không làm được gì, cũng không sống bác ái yêu thương với người khác như Chúa Giêsu đã dạy, đã sống / thì mãi mãi chúng ta cũng chỉ là những kẻ khoác lác cho vui …mà thôi.
16. Ai có thể cứu chữa một anh què đang ăn xin được lành? Chúa! chỉ có Chúa thôi. Ai có thể trừ quỷ? Cũng Chúa, cũng chỉ có Chúa thôi. Vậy nếu Chúa không làm, mà Chúa bảo chúng ta phải làm, thì ai trong chúng ta có thể làm phép lạ /
.Thưa không ai cả / Chúng ta chỉ có thể quyên góp một số tiền, mua cho anh ta một đôi chân giả, là anh có thể đi lại, tự làm việc, tự kiếm tiền / ma quỷ trong con người chính là các nết xấu, ta không thể trừ quỷ, nhưng ta có thể cầu xin cho người đó từ bỏ các nết xấu, không mắc mưu quỷ dữ nữa / Chúa sẽ giúp ta, như vậy là ta cũng đã trừ được quỷ rồi. Nhờ vào bàn tay quyền năng của Chúa .**R
 
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS 
 

Trở lại      In      Số lần xem: 1000
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  10
 Hôm nay:  7638
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11425472
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top