Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - bài số: 038

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 038

 ĐỀ TÀI :  CHÚA BAN QUYỀN LÃNH ĐẠO CHO PHÊRÔ.

          Thứ sáu , ngày 03 / MAY / 2019

 

 
I.  ĐỨC TIN KITÔ GIÁO:
 
ĐỀ TÀI:    SUY GẪM CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU.   (PHẦN I)
 
1. Ai trong chúng ta có thể biết trước giờ chết của mình? Đây là điều lạ lùng nhất trên thế giới, bởi không phàm nhân nào có thể biết trước giờ chết của mình, cũng không ai ngu dại đi nói ra những điều xui xẻo sẽ xảy đến cho mình. Một là trù ẻo, hai là nói điều không nên nói, ba là người mất trí, thế mà Chúa Giêsu đã tỏ ra cho các môn đệ biết về tương lai số phận của mình đến 3 lần. Thế mà cả 3 lần không có môn đệ nào muốn tin, bởi vì họ thấy Thầy mình quá quyền năng.
2. Chúng ta hiểu thế nào về công trình cứu độ của Chúa Giêsu? Thật ra phàm nhân như chúng ta không ai hiểu nổi, thì cũng đừng trách chi sự kém cỏi của các tông đồ, người Kitô hữu chúng ta muốn hiểu về ơn cứu độ thì chúng ta phải đọc lại toàn bộ kinh thánh, để suy niệm, để hiểu về khung cảnh lịch sử đã dẫn đến cái chết của Đức Giêsu. Ngoài ra chúng ta cũng phải bình tâm, xin ơn soi sáng và lắng nghe lời Thiên Chúa để khám phá ra ý nghĩa của cái chết Chúa Giêsu trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
3. Nguyên do nào dẫn đến cái chết của Chúa Giêsu?  Đây không còn là một chuyện bất ngờ, vì từ lâu đã có một cuộc đối đầu giữa Chúa Giêsu và đám lãnh đạo Do Thái mà đại diện là các thượng tế, tư tế, kinh sư và biệt phái.
4. Họ đối đầu dựa trên những khía cạnh nào? Có 3 khía cạnh đụng chạm : a) Lề luật, b) Đền thờ, c) Niềm tin vào Thiên Chúa và ai sẽ là Đấng cứu độ.
5. Tại sao Chúa Giêsu phải đối đầu với họ trong lãnh vực lề luật? Như trong bài giảng trên núi Chúa Giêsu tuyên bố: Ta không đến để bãi bỏ luật Moisen và các ngôn sứ nhưng để kiện toàn (Mt 5, 17). Nhưng Chúa đã kiện toàn như thế nào, Ngài giảng dạy như Đấng có uy quyền, có nghĩa là Ngài giảng dạy có hồn, có lý, có tình chứ không vô cảm đến độ tàn ác như các kinh sư / không phải dạy người ta giữ luật nơi bia đá, nhưng là luật ở nơi cõi lòng. Chính vì đám kinh sư biệt phái giữ luật theo kiểu bề ngoài, kiểu giả hình, Chúa phê phán đây là cách họ câu nệ vào lề luật. Coi lề luật như cái ách, chính điều này đã đi ngược lại với ý muốn của Thiên Chúa .(Mc 7, 13). Chính vì thế mà mối quan hệ giữa 2 bên trở nên căng thẳng khi đám kinh sư và biệt phái mất uy tín trong con mắt dân chúng.
 
6. Đức Giêsu quan niệm về đền Thánh Giêrusalem như thế nào? Chúa dành sự tôn kính đặc biệt cho đền thờ, vì nơi đây có Thiên Chúa ngự trị / mọi người Do Thái đều được thánh hiến dâng lên cho Thiên Chúa, hàng năm ai cũng phải đến đây để tế lễ trong các chuyến hành hương. Chúa Giêsu còn coi đền thánh như là nhà của Cha Ngài. Vì thế Chúa không chấp nhận việc lạm dụng đền thờ để buôn bán làm ô uế đền thờ, làm mất đi vẻ tôn nghiêm, thiên thánh / mà lại nhếch nhác không khác gì hang trộm cướp (Mt 21, 13), cũng vì nói cách nào họ cũng không nghe, cho nên Chúa Giêsu đã tiên báo về một viễn cảnh mà đền thờ sẽ bị tàn phá (Mt 24, 1-2). Ý Chúa muốn nói rằng: Thời cuối cùng sẽ đến, nhưng rốt cuộc lời tiên báo này đã trở thành dấu chứng để họ kết án tử hình Ngài (Mc 14, 58).
7. Chúa Giêsu mạc khải thế nào về Thiên Chúa, về Đấng cứu độ? Khi ra đi rao giảng, Chúa Giêsu đã mạc khải về Thiên Chúa như một người Cha nhân lành, một Thiên Chúa gần gũi, quảng đại và đầy yêu thương chứ không phải là một Thiên Chúa xa cách, uy nghiêm, công bình như nhiều người đạo đức thời đó vẫn tưởng nghĩ.
8. Chúa Giêsu đã nói thế nào về mình?  Chúa  cho biết: Ngài là con Thiên Chúa, Ngài được Chúa Cha sai đến, Ngài tìm đến để chữa lành kẻ bệnh tật, tha thứ cho kẻ tội lỗi và an ủi những kẻ bị xã hội bỏ rơi / và Ngài cũng xác quyết rằng: “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà là để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn (Lc 5, 32).
9. Quyền nào chỉ có Thiên Chúa mới có ? Chúa Giêsu tỏ ra mình là Đấng Cứu độ, đặc biệt khi Ngài thực thi quyền tha tội đúng với quan niệm Do Thái rằng : Bệnh tật là do tội, cho nên khi Chúa tha tội thì bệnh nhân cũng được chữa lành. Mà quyền này chỉ một mình Thiên Chúa mới có được (Mc 2,7). Chính vì Chúa làm những việc mà chỉ có Thiên Chúa mới làm được cho nên Chúa cho biết Ngài là con Thiên Chúa thì Ngài cũng có quyền như Cha mình. Chính vì lời nói và hành động như vậy nên Chúa Giêsu bị kết án là phạm thượng. Do đó sự căm ghét giữa Chúa và họ ngày càng gia tăng (Ga 5, 18).
10. Người Do Thái đã quyết định thế nào về Chúa Giêsu? Có 3 điều dẫn tới việc quyết định dành án tử hình cho Chúa: lợi lộc, uy tín và phạm thượng.
 
a) Việc họ buôn bán lễ vật trong đền thờ đem lại cho đám tư tế kinh sư một nguồn lợi kếch xù. Vì họ mua một mà bán lại cho khách hành hương tới 10. Vì nếu lễ vật khách hành hương không mua của họ mà tự đem tới, họ sẽ chê bai đủ điều, khiến của lễ khó lòng được chấp nhận . 
b) Uy tín của họ không còn khi bị Chúa Giêsu chê trách đích danh, họ kiểu cọ, phô trương, gian dối, điều này dân chúng có biết cũng không dám nói, chỉ có Chúa mới dám chỉ mặt, đặt tên / nên họ bị dân chúng chê cười mà không thể nào giải thích được, nên uy tín của họ sụt giảm trầm trọng.
c) Phạm thượng là tội danh nặng nề cuối cùng mà họ đã dành cho Chúa. Việc Chúa chữa bệnh, trừ quỷ, cứu sống người đã chết, hóa bánh ra nhiều và tỏ uy quyền trên thiên nhiên minh chứng rằng: Chỉ có Thiên Chúa mới làm được, vậy nên khi Chúa mạc khải rằng: Ngài là con Thiên Chúa  / Chúa có thể làm mọi việc một cách tốt đẹp, có thể giải thích kinh thánh một cách rõ ràng minh bạch, lại còn sống gương mẫu khiến cho biết bao lần họ phải bẽ mặt trước công chúng. Chính vì sự bất tín và cứng lòng tin cho nên họ đã quyết tâm loại trừ Chúa bằng việc đưa ra một bản án bất công khiến cho Chúa phải chết.
 
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:    CN  III /  PHỤC SINH  / C  
 
PHÚC ÂM:  Ga 21, 1-19
"Đức Giêsu đến, cầm lấy bánh trao cho môn đệ ; rồi cá, Người cũng làm như vậy."
 
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gio-an:
1  Bấy giờ, Đức Giêsu lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển Hồ Ti-bê-ri-a. Người tỏ mình ra như thế này. 2  Ông Si-môn Phê-rô, ông Tô-ma gọi là Đi-đy-mô, ông Na-tha-na-en người Ca-na miền Ga-li-lê, các người con ông Dê-bê-đê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. 3  Ông Si-môn Phê-rô nói với các ông: “Tôi đi đánh cá đây.” Các ông đáp: “Chúng tôi cùng đi với anh.” Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả.
4  Khi trời đã sáng, Đức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Đức Giêsu. 5  Người nói với các ông: “Này các chú, không có gì ăn ư?” Các ông trả lời: “Thưa không.” 6  Người bảo các ông: “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, sẽ bắt được cá.” Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá. 7  Người môn đệ được Đức Giêsu thương mến nói với ông Phê-rô: “Chúa đó!” Vừa nghe nói “Chúa đó!”, ông Si-môn Phê-rô vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. 8  Các môn đệ khác chèo thuyền vào bờ kéo theo lưới đầy cá, vì các ông không xa bờ lắm, chỉ cách vào khoảng gần một trăm thước.
9  Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. 10  Đức Giêsu bảo các ông: “Đem ít cá mới bắt được tới đây!” 11  Ông Si-môn Phê-rô lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách. 12  Đức Giêsu nói: “Anh em đến mà ăn!” Không ai trong các môn đệ dám hỏi “Ông là ai?”, vì các ông biết rằng đó là Chúa. Đức Giêsu đến, cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá, Người cũng làm như vậy. 14  Đó là lần thứ 3 Đức Giêsu tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi trỗi dậy từ cõi chết.
15  Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giêsu hỏi ông Si-môn Phê-rô: “Này anh Si-môn, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.” Đức Giêsu nói với ông: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy.” 16  Người lại hỏi: “Này anh Si-môn, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.” Người nói: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy. “ 17  Người hỏi lần thứ ba: “Này anh Si-môn, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?” Ông Phê-rô buồn vì Người hỏi tới ba lần: “Anh có yêu mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy.” Đức Giêsu bảo: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy. 18  Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.” 19  Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: “Hãy theo Thầy.”
Đó là lời Chúa.
 
ĐỀ TÀI:      CHÚA BAN QUYỀN LÃNH ĐẠO CHO PHÊRÔ.
 
1. Các môn đệ cảm nghĩ thế nào sau khi Chúa Giêsu chịu chết ? Sau khi các ông nhìn thấy Thầy mình bị bắt, bị kết án tử hình, bị đóng đinh trên thập giá, mọi cảm nghĩ tốt đẹp trong lòng các ông bị đổ sập, Thầy chết, thế là hết. Vì thế ai trong các ông cũng có tư tưởng trở lại nghề cũ, về quê ….đuổi gà cho nó xong.
2. Các ông đã làm gì trong lúc chán nản nhất? Tiến thoái lưỡng nan, tương lai tươi sáng của các ông bỗng nhiên tối sầm lại. tuy chán nản nhưng Phêrô vẫn được các ông khác coi là thủ lãnh, ông không còn dám ra lệnh nhưng chỉ là nhỏ nhẹ mời gọi các ông khác: Tôi đi đánh cá đây, và các ông khác đồng ý ngay. Bởi vì chính vào lúc này tay chân các ông như thưa thãi, đầu óc như trồng rỗng, chẳng biết làm gì cho hết ngày, thôi thì đi đánh cá …cho vui vậy.
3. Tại sao tâm tình của các ông vẫn có vẻ lơ là? Dù các ông đã gặp Thầy hai lần ở nhà tiệc ly, nhưng rõ ràng trong lòng các ông vẫn cứ rất mơ hồ cho nên ai trong các ông cũng ngờ ngợ, nên chưa biết phải tin, phải ứng xử ra sao / mặt khác các ông cũng chưa hiểu sau khi sống lại thì Thầy mình sẽ làm gì? Bởi vì ông Thầy nầy thật khó hiểu. Thầy mình vừa quyền năng, cũng lại là một con người bất tài, và các ông lơ là chính là vì ….chưa hiểu.
4. Bản chất của Phêrô và Gioan khác nhau ở chỗ nào? Gioan là người tinh tế, nhạy cảm nên ông đã nhận ra Chúa phục sinh ngay tại nơi biển hồ. Cho nên ông cứ lặng yên ngồi trong thuyền, Phêrô thì bộc trực nóng nảy, ông đang ở trần trên thuyền ngoài khơi, nhưng khi vừa mới nghe Gioan nói rằng: Chúa đó, ông vội khoác áo vào nhảy xuống biển và bơi vào bờ, ông nôn nóng muốn gặp lại Chúa phục sinh. Tuy hai tông đồ có hai phản ứng khác nhau, nhưng trong lòng hai ông vẫn có một điều giống nhau, đó là cả hai đều yêu mến Thầy mình.
5. Hội thánh bao gồm những ai? Hội Thánh bao gồm mọi người ở mọi thành phần đang có mặt khắp nơi trên thế giới. họ cũng có những suy nghĩ, những tính cách, ngôn ngữ khác nhau, nhưng mọi người đều có chung một niềm tin, nhưng lại cách tỏ lòng yêu mến cũng khác nhau như Phêrô và Gioan.
 
6. Ngay lúc này, điều gì đã bất ngờ xảy ra? Trước khi đi theo Chúa, họ là những ngư phủ rành nghề, nhưng hôm nay sao đánh bắt cả đêm, nhưng không bắt được con cá nào, nhưng khi nghe một người lạ bảo. Dù người đó là Chúa phục sinh mà ngay lúc này họ chưa nhận ra. Họ cũng đã chèo và thả lưới. và họ đã bắt được một mẻ cá lạ, đang buồn bỗng vui, đang chán nản mệt nhọc, bỗng trở nên rạo rực hạnh phúc, nhưng khi chèo thuyền vào bờ, họ đã nhận ra đây là chính Chúa phục sinh. Đây là lần thứ ba Chúa hiện ra với họ.
7. Phêrô đã tự hào về điều gì? Đã từ lâu mọi người coi Phêrô là thủ lãnh, là trưởng nhóm, tánh ông nóng nảy bộc trực, có sao nói vậy, nhưng lại rất nhiệt tình, nhiều khi nhiệt tình quá hóa ra buồn cười. Khi ông đã thề thốt và đã tuyên xưng thật mạnh mẽ rằng: Dù ai bỏ Thầy chứ ông không bỏ, và ông có thể liều mạng chết vì Thầy. Hôm nay Chúa hỏi ông tới ba lần làm cho ông cũng bẽ mặt không ít / làm ông quá bực mình suýt nữa là tự ái bậy, nhưng ông đã kịp thời nhắc nhở lại chính mình, ông đã mạnh dạn xác quyết lòng mến sâu xa của mình, người có lỗi nhiều sẽ có động lực lớn hơn để quyết tâm sám hối. Nhờ thế Chúa phục sinh mới chọn Phêrô chăm sóc đoàn chiên .(Ga 21, 17).
8. Sau khi đi theo Chúa, Phêrô đã được những gì? Lúc đầu là được theo Thầy học hỏi, tập sự. Sau đó là chia sẻ sứ vụ loan báo tin mừng với Chúa Giêsu. Sau này được chia sẻ thập giá với Chúa Giêsu. Ông đã theo Thầy và đã được chết với Thầy (Ga 21, 18).
9. Hôm nay Chúa trao cho ta sứ vụ gì? Hôm nay ai trong chúng ta cũng được Chúa mời gọi đáp lại tình thương của Ngài qua việc sống đời bác ái, yêu thương của chúng ta với anh em tha nhân. Chúng ta lãnh sứ vụ rao giảng tin mừng, chỉ cho mọi người biết Đức Kitô là ai. Thiên Chúa ở đâu và Ngài yêu thương chúng ta như thế nào ?
10. Vì sao chúng ta vui mừng? Chúng ta vui vì chúng ta được gặp Chúa phục sinh mỗi ngày qua bí tích thánh thể. Chúng ta cùng vui với giáo hội vì Chúa Kitô đã sống lại, các tông đồ cũng đã hân hoan vui mừng khi đi loan tin về Chúa phục sinh. Các ông quá hân hoan nên đã quên nỗi đau của những trận đòn, những lao tù cấm cách không được rao giảng Chúa Kitô phục sinh (Cv 5, 40b)
11. Lúc rạng đông, Chúa hiện đến với các ông trên bờ biển, điều này mang ý nghĩa gì? Biển là biểu tượng của thế gian, luôn bị xô đẩy bởi sóng gió, luôn bị chao đảo trong vòng xoáy của ba thù. Biển cũng là biểu tượng của sự chết, là nơi giam hãm và nuốt chửng con người, là nơi luôn gieo rắc nỗi kinh hoàng và sự chết cho con người. Đời các tông đồ cũng như đời sống của chúng con luôn bị Satan sàng lắc, chỉ muốn nhấn chìm chúng con. Cho nên dù chúng con có cực nhọc cả đời thì rốt cuộc chúng con cũng trắng tay, có khi còn mất mạng nữa.
 
12. Ý nghĩa của việc Chúa đứng trên bờ biển là gì? Ai đã từng lênh đênh giữa đại dương, họ cảm thấy mình nhỏ bé và bất tài trước thiên nhiên. Vì chúng ta không biết đâu là bến bờ, khi nào thấy bến bờ chính là lúc chúng ta được cứu sống. Vậy bờ biển không phải là tượng trưng cho sự sống đời đời đó sao? Cả đời chúng ta phải đương đầu với sóng gió trong đại dương. Nếu gặp phong ba bão tố thì đời chúng ta càng mù mịt hơn nữa. Nếu còn lênh đênh trên biển cả thì chúng ta thấy phải đương đầu với sự chết. Nhưng khi chúng ta nhìn thấy đấng phục sinh, thì rõ ràng chúng ta đã tìm thấy bến bờ của cự sống. Chúa sống lại tức là Chúa đã vượt  qua cái xác thịt mong manh hay hư nát. Chúa đứng trên bờ để nói lên cho các môn đệ biết về mầu nhiệm phục sinh. Chúa ở trên bờ để kéo các ông lên bờ, Chúa muốn kéo các ông lên và biến các ông thành những ngư phủ lưới người ở trên bờ, chứ không lưới cá ở dưới nước nữa.
13. Cả đêm, các ông vất vả nhưng không bắt được gì? tại sao? Điều này cho thấy các ông dù có làm cật lực, nhưng nếu không có Chúa, thì các ông cũng thất bại thôi. Điều Chúa muốn là các ông phải đi lưới người, chứ không phải lưới cá, nhưng nếu cần, Chúa cũng sẽ cho các ông thấy rằng: Việc thành công hay thất bại đối với Chúa thật quá dễ dàng. Bởi vì cho dù Chúa không phải là một ngư phủ đầy kinh nghiệm, cũng không có con mắt thần để nhìn thấy đàn cá, cũng không phải đánh cá vào ban đêm, cũng không cần phải ra nơi vùng biển nước sâu. Thế nhưng nếu các ông biết làm theo ý Chúa, thì sẽ đạt được thành công bất ngờ.
14. Các ông sẽ được gì nếu chỉ làm theo ý riêng? Các tông đồ nhận ra rằng: Dù các ông có cố gắng hết sức, thì vẫn thất bại. Họ nhận ra sự kiệt sức, họ nhận ra sự chán nản đến phải đầu hàng, chỉ vì lòng họ không hướng về Thiên Chúa, mà các ông chỉ muốn hướng về sự nghèo nàn của các ông. Thì thất bại là phải, để các ông biết rằng: Không có Chúa, các ông sẽ không làm được gì.
15. Tại sao đầu óc các ông bị phân tán? Sau khổ đau, thất bại của thập giá, lòng các ông bị rối loạn, phân tán, họ không biết làm gì nên đành quay trở lại nghề cũ. Đây là sự khó khăn mà các ông đang gặp phải như hai môn đệ, đại diện cho các ông, đã gặp trên đường về Emmaus. Chúa Kitô phục sinh là Đấng gieo rắc niềm hy vọng khi các ông gặp Chúa trên đường Emmaus, cũng như trên bờ biển hồ Tiberiat hôm nay, tâm trí các ông đang nặng trĩu âu lo thất vọng vì những thử thách, những gian tuân trong cuộc đời, va hầu như các ông đã kiệt sức.
16. Chúng ta có cảm nhận gì trong đời sống thường nhật? không thiếu những lúc chúng ta cũng gặp những mẻ lưới trống rỗng, cũng từng đi bộ đến kiệt sức, cũng từng bệnh tật và khốn khó đến ngã lòng như hai môn đệ đi Emmaus hay như 7 ông tông đồ công cốc đêm nay. Nhưng khi có Chúa tiến lại gần, chúng ta liền có bước tiến nhảy vọt. Lúc ấy chúng con mới nhận ra sự khiêm nhường nhỏ bé bất tài là cần thiết, những lúc ấy chúng con mới nhận ra sự tin tưởng vào quyền năng và tình thương xót của Chúa là cần thiết. Bên tả thuyền là tự cậy dựa vào sức mình. bên hữu thuyền là có Chúa trợ giúp và chỉ khi có Chúa trợ giúp, chúng ta mới có thể thành công một cách dễ dàng. Như vậy: Muốn được Chúa xót thương, ta hãy tin tưởng và vâng nghe lời Chúa dạy, như vậy mới xứng đáng là dân của Lòng Chúa thương xót. **R
 
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA / KT EMMAUS 
 

Trở lại      In      Số lần xem: 837
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  4
 Hôm nay:  1423
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11406832
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top