Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - bài số: 043

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 043

 ĐỀ TÀI :  LỄ MỪNG KÍNH CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG .   

          Thứ sáu , ngày 07 / JUNE / 2019

 

 
I.  GIÁO LÝ HÔN NHÂN:
 
ĐỀ TÀI:    ĐƯỜNG LỐI SỐNG THÁNH TRONG BẬC HÔN NHÂN.
 
1. Người ta thường cầu chúc đôi tân hôn điều gì? Trong ngày thành hôn, bà con bạn bè và khách mời của đôi tân hôn đều cầu chúc cho họ trăm năm hạnh phúc, mà gia đình hạnh phúc theo phong tục Á Đông là trên thuận dưới hòa, vợ chồng luôn yêu thương nhau.
2. Đối với cặp đôi Kitô hữu thì có gì khác biệt? Riêng đối với gia đình công giáo, nếu muốn có hạnh phúc thì gia đình họ phải có Chúa, vì Thiên Chúa chính là nguồn tình yêu.
3. Tinh thần của Đức Kitô khi ban bí tích hôn phối là gì? Chúa Giêsu vẫn muốn theo sát đôi bạn, Ngài muốn luôn hiện diện giữa họ để giúp họ luôn trung thành yêu thương nhau và sống tự hiến cho nhau như mẫu gương Đức Kitô yêu thương Hội Thánh. Nhờ có ân sủng từ bí tích này, nên đời sống vợ chồng của họ sẽ thấm nhuần đức tin, đức cậy, đức mến và càng ngày Chúa càng giúp họ tiến tới đỉnh trọn lành, giúp họ thánh hóa lẫn nhau qua việc sống tôn vinh Thiên Chúa.
4. Mục đích của bí tích hôn phối là gì? Khi họ nhận bí tích này, Chúa sẽ ban cho họ ơn riêng để họ sống trọn ơn gọi hôn nhân gia đình. Chúa còn giúp họ xây dựng một gia đình hạnh phúc, đồng thời cũng giúp họ sống thánh trong bậc sống của mình.
5. Hiệu quả của bí tích rửa tội là gì? Khi chịu bí tích rửa tội, người Kitô hữu được rửa sạch tội lỗi và trở nên một thụ tạo mới, thành con nghĩa tử của Chúa, được thông phần với bản tính Thiên Chúa, trở thành chi thể của Đức Kitô và trở nên đền thờ của Chúa Thánh Thần. Nói cho đúng hơn: Nhờ bí tích này mà Kitô hữu đã chết trong tội, nay được sống lại trong đời sống mới, là được làm con cái Chúa dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
6. Đức Kitô đã mời gọi chúng ta phải sống thế nào? Chúa nói: Anh em hãy sống thánh thiện vì Ta là Đấng Thánh (1Pr 1, 15-16).
7. Thành phần nào có thể sống thánh? Lời kêu gọi không chỉ dành riêng cho các Linh Mục, Tu sĩ mà Chúa còn kêu gọi tất cả mọi người, mọi giáo dân cho dù là bất cứ thành phần nào, dù là khác ngành nghề, khác hoàn cảnh, khác địa vị, đều được kêu gọi tiến tới đời sống viên mãn.
 
8. Thánh Công Đồng Vaticanô II mời gọi chúng ta thế nào? Mọi người Kitô hữu đều được mời gọi phải sống trọn lành của đức ái, mà sự trọn lành của đức ái chính là nên thánh. Chúng ta nên nhớ lại lời phán xét của Chúa Kitô trong ngày cánh chung, chiên và dê.
9. Trong đạo công giáo có mấy bậc sống? Hội Thánh có nhiều con đường nên thánh, đó là những linh đạo, cho nên Linh Mục, Tu sĩ có cách sống thánh khác, mà giáo dân cũng có cách sống thánh khác. Con đường nên thánh do Chúa Thánh Thần khơi dậy và giúp người tín hữu bước theo chân của Đức Kitô để đạt tới đức ái trọn hảo theo bậc sống của mình.
10. Ai có thể giúp chúng ta sống thánh? Chính Chúa Thánh Thần khơi dậy, vạch ra và hướng dẫn chúng ta để chúng ta có thể sống đời Kitô hữu trọn hảo. Chúa Thánh Thần đã khơi dậy nhiều linh đạo khác nhau như là: Linh đạo Augustinô, linh đạo Bênedictô, linh đạo Camelo, linh đạo Phanxicô, linh đạo Đa Minh, linh đạo Anphongsô. Đó là sự đa dạng của Hội Thánh công giáo, mỗi người có thể chọn con đường phù hợp.
11. Thế nào là linh đạo hôn nhân? Công đồng Vaticanô II cho rằng: Nhờ sức mạnh thiêng liêng của bí tích hôn phối, đôi bạn được tham dự vào mầu nhiệm hiệp nhất và tình yêu thương phong phú giữa Đức Kitô và Hội Thánh, giúp họ nên thánh trong bậc vợ chồng và giáo dục con cái. Nhờ các ơn riêng của bậc sống quá đồi dào như thế cho nên mọi Kitô hữu đều có thể đạt tới sự trọn lành thánh thiện như Cha trên trời. Tùy theo linh đạo mà họ đang đi theo.
12. Đức Gioan Phaolô II đã huấn dụ như thế nào? Ơn gọi nên thánh cũng mời gọi các đôi vợ chồng và các cha mẹ Kitô hữu mang tính cách cụ thể của một thực tế riêng của bậc sống gia đình. Chính cuộc sống này qua bí tích hôn nhân đã làm nẩy sinh một linh đạo đích thực và sâu xa mà đời sống hôn nhân gia đình mang lại. Linh đạo này được gợi hứng từ chủ đề sáng tạo, giao ước cứu rỗi qua mầu nhiệm thập giá phục sinh và các dấu hiệu bí tích.
13. Điều cốt lõi của linh đạo hôn nhân là gì? Cốt lỗi của nó là tình yêu. Họ yêu nhau như Thiên Chúa yêu và được gợi hứng từ giao ước thập giá và sự phục sinh. 
14. Tại sao Thiên Chúa lại tạo dựng con người? Khi Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trong đó có con người, Ngài muốn cho con người làm con của Ngài và được sống hạnh phúc mãi mãi bên Ngài. Vì thế Ngài đã tạo dựng con người có nam có nữ để yêu thương và bổ túc cho nhau, đồng thời thay Thiên Chúa làm chủ vạn vật.
15. Trách nhiệm của đôi bạn trong bí tích hôn nhân là gì? Thiên Chúa mời gọi cộng tác vào chương trình sáng tạo của Thiên Chúa qua việc đón nhận, sinh sản và giáo dục con cái nên một tổ ấm phục vụ cho sự sống, để khi họ trao cho nhau những hành vi ân ái, họ đã truyền sinh và nên thánh trong bậc sống đó.
 
16. Họ đã rút được kinh nghiệm gì qua tình yêu mà Thiên Chúa dành cho dân Israel? Qua kinh nghiệm của tình yêu này, đôi vợ chồng biết đổi mới tình yêu qua những cử chỉ, lời nói, việc làm để đem lại hạnh phúc cho nhau và cho con cái của họ. Từ đó họ ý thức được rằng: Họ chính là những người đang cộng tác với Thiên Chúa và sẽ không ngã lòng trước những đứa con bướng bỉnh. Ngược lại, nhờ ơn trợ giúp của Chúa, họ sẽ nhẫn nại, kiên trì và giáo dục chúng trong tình yêu thương.
17. Khi ký kết giao ước, Thiên Chúa đã nói gì với dân Chúa? Chúa đã ban cho họ 10 điều răn tại chân núi Sinai để hướng dẫn họ luôn sống trung thành với giao ước và mời gọi họ rằng: Nếu các ngươi tuân giữ giao ước của Ta, thì các ngươi sẽ là dân riêng của Ta và Ta sẽ coi các ngươi như một vương quốc tư tế, một dân tộc thánh (Xh 19, 5-6).
18. Thiên Chúa đã thực thi giao ước như thế nào? Cho dù dân chúng có bội phản, bất trung thì Ngài vẫn một mực trung tín, xót thương và tha thứ. Thiên Chúa phán: Dù núi sông có thay đổi thì tình nghĩa của Ta với các người cũng sẽ không thay đổi (Is 54, 10). Vì Ta yêu các ngươi bằng mối tình muôn thuở, Ta vẫn dành cho các ngươi lòng xót thương (Ngài ngụ ý nói rằng: Thiên Chúa không ghen tương, không thù oán, không tạt axit như người đời).
19. Đôi bạn đã hứa gì trong ngày đó? Họ hứa sẽ yêu thương chung thủy với nhau suốt đời: bằng câu: Tôi nhận…anh/ nhận em làm chồng, làm vợ và hứa sẽ yêu thương chung thủy suốt đời…ở vào bất cứ hoàn cảnh nào.
20. Bí tích hôn phối giúp gì cho cặp đôi đó? Bí tích hôn phối giúp cho cặp đôi dễ dàng nên thánh hơn trong việc sống lời cam kết mỗi ngày được trọn vẹn với tình yêu của Đức Kitô và Hội Thánh.
21. Cặp đôi sống phúc âm theo cách nào? Phúc âm áp dụng vào đời sống gia đình chính là sống tình yêu chung thủy đã được Chúa Giêsu củng cố bằng bí tích hôn phối, còn được Thiên Chúa xác lập quyền bình đẳng và bất khả phân ly ở sách Sáng Thế (St 2, 18-24). Thiên Chúa ra điều luật cấm nầy vì biết trước con người sẽ bị chi phối bởi lối sống trái với đạo lý, dẫn đến nạn ly dị.
22. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã nói gì? Chúa nói: Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người dám thí mạng mình vì bạn hữu (Ga 15, 13). Chúa đã chứng minh bằng cái chết trên thập giá để mang lại ơn cứu độ cho nhân loại.
23. Thánh Phaolô khuyên nhủ chúng ta như thế nào? Chúa bảo người chồng hãy noi gương Đức Kitô yêu thương Hội Thánh, đã hiến mình vì Hội Thánh, và Ngài luôn muốn thấy một Hội Thánh xinh đẹp, lộng lẫy, không tì ố (Ep 5, 25-27).
 
24. Thập giá trong hôn nhân là gì? Thập giá trong vợ chồng chính là những khuyết điểm, là những nết xấu của nhau, những xung khắc, những va chạm, những rủi ro, những thất bại, cũng có khi là tai ương, bệnh hoạn hay gặp cảnh hiếm muộn, cùng với việc từ bỏ ý sống riêng để sống theo giáo huấn của Giáo Hội trong việc sinh sản có trách nhiệm.
25. Chúng ta học được gì khi nhìn lên thập giá ? Nhìn lên thập giá, ta thấy tình thương của Thiên Chúa để học cách yêu thương, học cách hy sinh, học cách đón nhận nhau và tha thứ cho nhau. Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em thì anh em cũng hãy tha thứ cho nhau (Cl 3, 12-13).
26. Con đường hẹp trong hôn nhân là gì ? Con đường hẹp là từ bỏ mình vác thập giá trách nhiệm hằng ngày mà theo Chúa, cặp đôi luôn phải hợp tác với Chúa để cứu độ mình, con cái mình và bà con thân thuộc chung quanh mình nữa.
27. Chúa Kitô phục sinh đã chiến thắng như thế nào ? Khi bước ra khỏi mồ là Chúa đã chiến thắng tội lỗi, chiến thắng sự chết, đem nhân loại giao hòa với Chúa Cha.
28. Mầu nhiệm phục sinh mời gọi đôi bạn điều gì ? Chúa Giêsu mời gọi hai người phải luôn đổi mới tình yêu của mình, không để tính nóng nảy, ích kỷ, ghen tuông len lõi vào chính giữa tình yêu đôi lứa. Vì vậy hãy siêng năng đọc và suy gẫm Lời Chúa, cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích, tìm học thêm kiến thức để nuôi dưỡng tình yêu trong gia đình.
29. Thế nào là truyền giáo trong gia đình ? Là Kitô hữu, ai cũng có sứ mạng truyền giáo, trước tiên gia đình phải đón nhận Lời chúa, rồi đi loan báo cho mọi người. Việc truyền giáo trước tiên phải ở tại gia đình mình, cha mẹ loan báo tin mừng cho con cái, con cái cũng góp phần giúp cho cha mẹ nên thánh.
30. Tại sao gia đình phải là trường dạy đức tin? Gia đình phải là nơi cầu nguyện, nơi dạy đức tin cho con trẻ, một nơi để tập sống bác ái yêu thương và rèn luyện tinh thần tông đồ để làm chứng cho Chúa.
31. Gia đình có thể làm tông đồ bằng cách nào? Gia đình Kitô hữu có thể làm tông đồ bằng chứng tá, gia đình phải chứng minh rằng: Hai người được mời gọi nên thánh và hai người có thể sống một cuộc hôn nhân đẹp lòng Chúa. Sau đó chúng ta có thể chia sẻ cách sống hạnh phúc cho các gia đình khác, để khi họ nhìn vào gia đình 2 người, họ sẽ tự đặt câu hỏi: Tại sao cặp đôi này có thể sống yêu thương, hiệp nhất và trung thành với nhau như thế.
 
32. Ý nghĩa của bí tích hôn phối là gì? Bí tích hôn nhân do Chúa Giêsu thiết lập, bí tích này là một dấu chỉ hữu hình giúp người ta thấy được điều vô hình, vì gia đình có thể giúp cho người khác nhận ra tình yêu của Chúa. Hôn nhân là bí tích giúp thánh hóa con người, giúp mọi người biết cách thờ phượng Thiên Chúa và giúp họ tỏ lòng biết ơn đối với Thiên Chúa.
33. Ta thấy gì qua bí tích hôn phối? Vợ chồng Kitô hữu là dấu hiệu cũng là biểu tượng của sự kết hợp tình yêu giữa đức Kitô và Hội Thánh. Tình yêu này do Thiên Chúa nâng đỡ, đồng thời nó cũng diễn tả tình yêu của Thiên Chúa đối với con người.
34. Ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới là gì? Nhẫn cưới thể hiện lời cam kết trung thành yêu thương nhau, tôn trọng nhau suốt đời. Nhẫn cưới là biểu tượng của tình yêu và lòng chung thủy. Nó nhắc nhớ cho đôi bạn những lời mà họ đã cam kết rằng: hai người phải nỗ lực sống tín trung và tôn trọng yêu thương mọi ngày suốt đời.
35. Làm sao cặp đôi có thể nên thánh? Tình yêu đôi lứa là yêu thương nhau theo phái tính nhưng phải lấy tình yêu Thiên Chúa làm mẫu gương, yêu như Đức Kitô đã yêu, có nghĩa là phải có Chúa, phải có ơn Chúa, phải lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện luôn và thường xuyên lãnh nhận các bí tích.
36. Nghĩa vụ của đôi bạn là gì? Bí tích hôn phối giúp cặp đôi nhận được nhiều ân sủng trong bậc sống của mình. Cho nên hai người phải có nghĩa vụ biến đời sống gia đình của mình thành của lễ thiêng liêng dâng lên Thiên Chúa. Nhờ đó mà mọi người đều thờ phượng Thiên Chúa ở khắp nơi, và trong các gia đình.
37. Tại sao gia đình được gọi là thánh gia? Thánh Giuse và Đức Maria là đôi vợ chồng thánh thiện mà mọi người cần noi theo, ta gọi Thánh gia vì gia đình này gồm toàn những người thánh. Đặc biệt Chúa Giêsu là Đấng rất thánh, con đường yêu thương và chu toàn nhiệm vụ là con đường mà Thánh Gia đã đi qua. Cho nên các gia đình ngày nay cũng được mời gọi để trở nên những gia đình Thánh. Đó là cộng đồng yêu thương hiệp nhất là sự hiệp thông của Ba ngôi Thiên Chúa.
38. Muốn nên thánh, ta nên nhìn vào gương ai? Chúng ta chỉ nên nhìn vào gương Đức Trinh Nữ, cho nên việc tôn sùng Đức Mẹ là phương thế đặc biệt để nuôi dưỡng tình yêu thương trong gia đình và cũng để phát triển linh đạo hôn nhân. **R
 
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:  LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG / C  
 
PHÚC ÂM:  Ga 20, 19-23
"Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần."
 
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gio-an:
19 Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em!" 20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. 21 Người lại nói với các ông: "Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em." 22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. 23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."
Đó là lời Chúa.
 
ĐỀ TÀI: SỨC MẠNH, QUYỀN NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHÚA THÁNH THẦN .
 
1. Hiệu quả của Lưỡi lửa trong ngày Lễ Ngũ Tuần là gì ? Ngày xưa những người có mặt trong ngày Lễ Ngũ Tuần, tuy họ nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhưng họ đều hiểu nhau / Đó là hiệu quả của lưỡi lửa Chúa Thánh Thần / Lưỡi hình lửa là tiếng nói tình yêu / là tiếng nói chân thật phát xuất từ cõi lòng / là tiếng nói dễ hiểu nhất dùng cho mọi sắc tộc màu da, tiếng nói đó là ngôn ngữ tình yêu / cho dù ngày nay nhiều cặp vợ chồng khác về ngôn ngữ, nhưng họ vẫn sống hạnh phúc bên nhau bởi vì họ có ngôn ngữ tình yêu.
2. Bài tường thuật tạo dựng con người như thế nào ? Sách Sáng Thế kể rằng : sau khi Thiên Chúa lấy bùn đất nắn thành hình người / Ngài đã thổi hơi sinh khí vào đó, và thế là con người đầu tiên xuất hiện / hơi thở của Thiên Chúa chính là Chúa Thánh Thần / Chúa Thánh Thần là nguyên lý tạo dựng / nhưng sau đó con người đã phạm tội, bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng / hạnh phúc ban đầu đã bị đánh mất.
3. Thiên Chúa đã tái tạo cách nào ? Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu lại thổi hơi trên các Tông Đồ / phải chăng đây là hình ảnh đã được trưng bày ra trong câu chuyện sách Sáng Thế / Nếu đúng là như thế thì hôm nay Thiên Chúa tái tạo lại con người cũng bằng hơi thở là Chúa Thánh Thần / bởi vì Chúa Thánh Thần cũng là nguyên lý của sự tái tạo.
4. Giáo Hội hôm nay thật sự rất đa dạng, điều này có thể là phong phú hay là đang gặp khủng hoảng ? Giáo Hội hôm nay bao gồm đủ thứ linh đạo, đủ loại dòng tu, đủ cách làm Tông Đồ / có quá nhiều hội nhóm, có quá nhiều khuynh hướng, có quá nhiều ý kiến // nhiều kẻ bi quan nên khi quan sát thấy như vậy thì họ lại cho là khủng hoảng / nhưng thật ra sự đa dạng này nói lên một sức sống phong phú của Giáo Hội.
5. Cái nguy hiểm của đa dạng là gì ? Đa dạng là tốt nhưng đừng dẫn tới chia rẽ, cũng đừng chống đối phá hoại nhau / Đa dạng nhưng phải hiệp nhất / muốn hoạt động đúng hướng chúng ta phải lưu ý tới những giáo huấn sâu sắc của thánh Phaolô trong bài đọc II hôm nay à mỗi người, mỗi nhóm hãy ý thức rằng: Đặc sủng của mình là do Chúa Thánh Thần ban, chứ không phải là tài sản riêng hay khả năng riêng của bất kỳ ai !
 
6. Cách thức nhận lãnh ơn Chúa Thánh thần như thế nào ? Đừng khó chịu, đừng ganh tỵ, trái lại hãy vui mừng khi thấy người khác, nhóm khác cũng được ban cho những đặc sủng khác / Đó là dấu chỉ Chúa Thánh Thần yêu thương Giáo Hội / Hãy tận dụng đặc sủng của Chúa Thánh Thần ban để góp phần vào việc xây dựng Giáo Hội / đồng thời cũng nên ý thức rằng đó chỉ là một phần nhỏ mà mình đóng góp cho Giáo Hội / Nên phải luôn tôn trọng phần góp của người khác và luôn hy vọng Giáo hội được có nhiều người khác góp phần vào hơn nữa !
7.Chúa Thánh thần là Đấng dễ bị lãng quên, tại sao ? Đúng vậy, Thiên Chúa có Ba ngôi : Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần / thế nhưng chúng ta thường chỉ nhớ có Chúa Giêsu và Chúa Cha, ít khi chúng ta nhớ tới Chúa Thánh Thần / thế nhưng Chúa Thánh Thần là Đấng rất kỳ diệu / một khi Người hoạt động nơi một ai, thì sẽ phát sinh ra biết bao điều kỳ diệu nơi người ấy / chúng ta tạm đưa ra hai bằng chứng:
8. Bằng chứng thứ nhất: Qua đoạn sách Tông Đồ Công Vụ mà chúng ta vừa nghe / Chúa Thánh Thần hoạt động nơi các Tông Đồ / trước đó các Tông Đồ đã từng theo Chúa Giêsu 3 năm, từng nghe biết bao lời dạy dỗ của Chúa Giêsu / từng chứng kiến bao nhiêu phép lạ / nhưng con người của các ông hầu như chẳng tiếp nhận được ảnh hưởng tốt nào cả / các ông vẫn lo tranh dành quyền lợi / vẫn sợ chết nên trốn kín trong nhà / thế rồi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các ông, và sau đó các ông đã biến đổi hẳn, nhiệt thành với Tin Mừng, can đảm ra đi rao giảng / có ai ngờ một người như Phêrô, đã từng run sợ, chối Chúa và run lẫy bẩy trước những  đầy tớ của Thượng Tế / thế mà bây giờ ông lại dám đứng ra trước đám đông rao giảng hùng hồn / khiến cho liền sau đó có 3000 người xin theo đạo.
9. Bằng chứng thứ hai: Là một bức thư rất đặc biệt của một cô gái nước ngoài gửi cho một linh mục / Bởi vì vị linh mục này trước đó có biên thư cho cô gái để trình bày những khó khăn trong bổn phận / cô gái đã khuyên vị linh mục này hãy can đảm, hãy cầu nguyện và mỗi ngày hãy dâng lễ sốt sắng / cô gái còn cho biết nếp sống hằng ngày của mình: ngoài những giờ làm ăn, cô còn tranh thủ dạy 2 lớp giáo lý / sau đó còn tham gia cầu nguyện với một nhóm giáo dân từ 8h-10h đêm / một cô gái mới 20 tuổi mà nhiệt thành làm việc Tông Đồ như vậy và còn dám đưa ra một lời khuyên cho một vị linh mục / Do đâu mà cô có lòng nhiệt thành như vậy  /nếu không phải là do Chúa Thánh Linh thúc đẩy  ? **R
 
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS
 
 
 
 

Trở lại      In      Số lần xem: 1031
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  6
 Hôm nay:  1081
 Hôm qua:  7763
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11349571
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top