Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - bài số: 049

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 049

 ĐỀ TÀI :     SỐNG ĐẠO CÁCH NÀO ĐẸP LÒNG CHÚA NHẤT .   

          Thứ sáu , ngày 19 / JULY / 2019

 I. GIÁO LÝ HÔN NHÂN:
 
ĐỀ TÀI:  CẦU NGUYỆN TRONG GIA ĐÌNH  (PHẦN I).
 
1. Gia đình công giáo còn được gọi là gì? Là một hội thánh tại gia, vì đây là tế bào nhỏ nhất có sự hiệp thông với hội thánh, cũng là một cộng đoàn nhỏ đang sống đức tin, đức cậy và đức mến. Và gia đình chính là hình ảnh hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa.
2. Sự hiệp thông trong gia đình nói rõ điều gì? Gia đình có sự hiệp thông là gia đình có Thiên Chúa. Là gia đình đã gặp được Thiên Chúa. Nhờ Thiên Chúa, sự kết hiệp trong gia đình sẽ bền chặt hơn. Cho nên Đức Gioan Phaolô II diễn giải rằng: Gia đình có thể đối thoại với Thiên Chúa, vì Chúa nói: Ở đâu có 2-3 người hiệp lại, sẽ có Ta ngự ở giữa. Và điều này được thể hiện rõ nét khi gia đình cùng nhau lên lãnh nhận bí tích Thánh thể Chúa.
3. Tại sao chúng ta cần phải cầu nguyện? Chúa Thánh Thần là Đấng nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện. Cho nên dù là gia đình hay xứ đạo ,việc cầu nguyện chung hay riêng không ngoài mục đích nuôi dưỡng đời sống đức tin và học giáo lý ngay trong gia đình và cộng đoàn của mình mỗi ngày.
4. Cầu nguyện là gì? Là cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa con người với Thiên Chúa. hình ảnh này ghi rõ rét ở cuộc gặp gỡ của Đức Giêsu và người phụ nữ Samari ở bờ giếng Giacob (Ga 4,1-20). Thiên Chúa đang khao khát, mời gọi và gặp gỡ con người. Ngài ngỏ ý với con người trước, và giúp con người khám phá ra rằng Ngài là Đấng duy nhất có thể lắp đầy mọi nỗi khát khao của con người.
5. Định nghĩa từ 2 chữ cầu nguyện: Cầu nguyện là nâng tâm hồn mình lên tới Chúa. Xin Ngài ban cho những ơn cần thiết, cầu nguyện là hướng tâm hồn lên cõi trời cao và dâng lời kinh tri ân và tỏ lòng mộ mến Thiên Chúa trong mọi cơn gian nan thử thách cũng như những lúc an vui thịnh vượng.
6. Phải cầu nguyện như thế nào? Chúa Giêsu đã dạy ta cách cầu nguyện, Ngài bảo ta hãy vào nơi vắng vẻ, tâm tình phải ngắn gọn, đầy gắn bó / tôn kính mến yêu và vâng phục dù là phải chấp nhận thập giá. Cầu nguyện thì phải tin tưởng tuyệt đối, lại còn phải tỉnh thức, còn phải nhân danh Chúa Giêsu như Đấng trung gian, phải cầu nguyện với một tâm hồn trong sạch, một đức tin mạnh mẽ kiên trì và nhất là bằng tâm tình của một đứa con.
 
7. Thế nào là cầu nguyện kiên trì? Cầu nguyện kiên trì là phải vững tin, không sờn lòng, nản chí. Tin chắc Chúa sẽ nhậm lời theo kiểu của bà góa kêu oan, lại còn phải tỏ lòng thống hối khiêm nhường, như cách của Viên sĩ quan xin Chúa chữa bệnh cho tên nô lệ. Chúng ta phải nhớ rằng: Thiên Chúa là Đấng ban ơn, còn chúng ta chỉ là kẻ van xin trong đợi chờ.
8. Cầu nguyện sao cho đẹp lòng Thiên Chúa? Cầu nguyện phải hết sức khiêm tốn, cầu nguyện cách nào để có thể đánh động lòng trắc ẩn của Thiên Chúa. Chúng ta thấy rõ: Thiên Chúa không hề thèm để ý đến những thành tích mà con người làm được / chỉ vì ông Pharisêu có ý khoe khoang mình , khinh chê người khác. Cho nên khi cầu nguyện ta cần có thái độ khiêm tốn, sám hối những lỗi lầm và có ý tạ ơn về tất cả những ơn mình đã lãnh nhận. Đó là tư cách cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa nhất (Lc 10, 21).
9. Cầu nguyện là một cuộc trao đổi như thế nào? Cầu nguyện là cầu xin ơn tha thứ và những ơn cần thiết. Đây cũng có nghĩa là một cuộc đánh đổi. Cầu nguyện phải đi đôi với nỗ lực hòa giải và đầy tình yêu thương, yêu cả kẻ thù, cả kẻ bách hại mình. Cầu nguyện phải chân thật, tự đáy lòng và mong tìm vinh danh Chúa là trên hết .
10. Những nguồn mạch mà ta cần cầu nguyện. Từ Kinh Thánh, từ phụng vụ của hội thánh, từ các nhân đức đối thần, từ những ơn Chúa ban trong hôm nay.
 
11. Giáo Hội khuyên dạy thế nào? Giáo Hội khuyến khích mọi người nên đọc kinh thánh trong các buổi đọc kinh như là cách con người đối thoại với Thiên Chúa / vì khi chúng ta đọc kinh là chúng ta ngỏ lời với Người. Chúng ta nói với Chúa khi chúng ta đọc sấm ngôn của các ngôn sứ.
12. Phục vụ trong hội thánh giúp gì cho ta? Kinh nguyện cũng là kinh phụng vụ. Cho dù con người đọc kinh hay cầu nguyện ở nơi kín đáo thì lời kinh nguyện của họ cũng là lời kinh của Hội Thánh, mà Hội Thánh thì luôn hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi.
13. Các nhân đức đối thần giúp gì cho ta? Đức tin giúp ta cảm nhận sự hiện diện của Thánh nhan Chúa, trong khi nguyện kinh là chúng ta cầu xin, suy niệm và lắng nghe lời Ngài. Đức Cậy được nuôi dưỡng bằng lời cầu nguyện. Cho nên khi chúng ta nguyện kinh cùng Thiên Chúa thì lòng chúng ta luôn bình an và tràn trề niềm hy vọng. Đức mến là suối nguồn của lời cầu nguyện, đức mến lôi kéo ta vào trong tình yêu Thiên Chúa, làm cho ta yêu mến Ngài như Ngài đã yêu mến ta. Vì thế ai sống và để cho Đức ái hướng dẫn thì người ấy đã ở trong đỉnh cao của đời cầu nguyện rồi .
14. Chúa muốn gì khi dạy chúng ta cầu nguyện: Chúa dạy ta tin vào sự quan phòng của Chúa, thời gian là của Thiên Chúa, chúng ta hiện tại đang gặp Ngài, và mãi mãi ở trong Ngài. Cho nên lời cầu nguyện của chúng ta luôn là nắm men làm dậy cả khối bột , là cuộc sống đạo của chúng ta. **R
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:  CN XVI  TN / C  
 
PHÚC ÂM:  Lc 10, 38-42
Cô Mác–ta đón Đức Giê-su vào nhà. Cô Maria đã chọn phần tốt nhất.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
 
38 Một hôm, Đức Giê-su vào một làng kia. Có một người phụ nữ tên là Mác-ta đón Người vào nhà. 39 Cô có người em gái tên là Ma-ri-a. Cô này cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy. 40 Còn cô Mác-ta thì tất bật lo việc phục vụ. Cô tiến lại mà nói: "Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay! " 41 Chúa đáp: "Mác-ta! Mác-ta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! 42 Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi."
 
Đó là lời Chúa.
 
 
ĐỀ TÀI:    ĐIỀU NÀO ĐẸP LÒNG CHÚA NHẤT .   
 
1. Câu Lời Chúa nào đáng ghi nhớ nhất trong bài Tin Mừng hôm nay? Là câu: Cô Maria cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy, còn cô Matta thì tất bật lo việc phục vụ (Lc 10, 39-40). Đây chính là hai thái độ mà chúng ta cần có khi đến với Chúa.
2. Người ta quan niệm thế nào về việc cầu nguyện? Có 2 cách cầu nguyện, cầu nguyện bằng kinh sách và cầu nguyện bằng cách thưa chuyện với Chúa, cách nào thì Chúa cũng vui nhận. Có một số người cho rằng cầu nguyện kiểu ê-a kinh kệ là chuyện của đàn bà, trẻ con. Nhưng thật ra chúng ta thấy các nhà thông thái như bác học Ampe hay như Abraham Lincoln, như vua Louis nước Pháp, như các Giáo Hoàng Lamã đều làm thế, các ngài là những lãnh đạo giỏi nhưng sở dĩ các ngài là những người tài ba xuất chúng vì các ngài luôn biết liên kết với Thiên Chúa bằng lời cầu nguyện. Những người càng thông thái, càng dễ nhận ra Thiên Chúa. Những người càng dốt, càng tin Chúa như các anh em người dân tộc trên cao nguyên, còn những người dở dở ương ương thì coi Thiên Chúa ….không ra gì.
3. Chúa Giêsu đề cao việc cầu nguyện vào lúc nào? Trong cuộc hành trình truyền giảng tin mừng, trước khi về Gierusalem Chúa Giê-su có ghé qua làng Bêtani-a, Ngài vào trọ nhà người bạn tên là Lazaro. Chính tại ngôi nhà này Chúa Giê-su đã đề cao và cho thấy tầm quan trọng của việc cầu nguyện, mà mẫu gương hôm nay Chúa muốn cho ta thấy rõ chính là việc Maria ngồi bên chân để lắng nghe Chúa nói.
4. Thái độ Matta nói lên điều gì? Matta đã tỏ thái độ không hài lòng với em mình là cô Maria. Thật ra cô vừa phục vụ vừa ganh tị. Đây cũng là thái độ chung mà chúng ta vẫn thường gặp trong cộng đoàn, trong gia đình. Tuy Chúa Giê-su nói thế. Nhưng chúng ta vẫn có thể chu toàn 2 việc này cùng lúc bằng cách cầu nguyện trong khi tay vẫn làm việc. Mẫu gương này chúng ta có thể thấy rõ nơi đời sống của Terexa nhỏ. Ở đây Chúa chỉ muốn dạy chúng ta đừng quá chú trọng đến vật chất. Chúa cũng nhấn mạnh rằng: Của ăn của Ta là làm theo ý Cha Ta, là cứu rỗi tất cả mọi linh hồn.
5. Chúa không chê bỏ tính cách phục vụ của Matta không ? vì Ngài cần cả hai thái độ cùng lúc. Nhưng Chúa nhấn mạnh: lắng nghe và thực thi Lời Chúa dạy thì tốt hơn. Nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng: Thương linh hồn có 7 mối thì thương xác cũng có 7 mối. Cho dù là 1 ly nước lã hay một chén cơm nhạt dành cho tha nhân thì cũng là dành cho chính Chúa. Ở đây Chúa không bảo chúng ta chỉ làm cái này mà bỏ cái kia. Nhưng phải làm cả hai vì cả hai việc đều đẹp lòng Chúa. Chúa nói thế nhưng Ngài không muốn chúng ta sống quá cực đoan và trở nên gánh nặng cho người khác.
6. Ý Chúa muốn nhấn mạnh điều gì? Sau khi tổ tông phạm tội, Chúa đã nói gì với Adam, Chúa bảo phải làm đổ mồ hôi xót con mắt mới có mà ăn. Chúa bảo ông phải thay quyền Chúa mà phát triển và lãnh đạo thế giới. Vậy nên Chúa bảo chúng ta phải lao động nhưng đừng quá đắm mình vào những của ăn hay hư nát mà quên Chúa, quên anh em.
 
7. Tại sao ta phải cầu nguyện? Trước khi thi hành sứ vụ, Chúa Giê-su đã lên rừng vắng để ăn chay cầu nguyện. Trước khi làm phép lạ hóa bánh, Chúa Giêsu cũng đã cầu nguyện. Chúa Giêsu cũng dạy các môn đệ phải hiệp thông với nhau trong lời cầu nguyện, để khi cùng nhau cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha trên trời cũng sẽ nhậm lời. trước cuộc tử nạn trong vườn cây dầu, Chúa Giêsu cũng cầu nguyện xin Cha ban ơn nâng đỡ, và cuối cùng trên thánh giá trước khi tắt thở, Chúa cũng cầu nguyện với lời sau cùng: Lạy Cha, xin tha cho chúng…./
8. Gương cầu nguyện: Nhà bác học Ampe luôn cầu nguyện ,Abraham Lincoln cầu nguyện khi đất nước lâm nguy. Thánh Têrêxa Calcutta cầu nguyện mỗi ngày trước khi bắt đầu một ngày chăm sóc các bệnh nhân.
 
9. Lợi ích của việc cầu nguyện: Nhiều người cho rằng việc cầu nguyện là vô ích, là mất thời giờ. Họ còn cho rằng mọi sự tự nhiên mà có, cũng có khối người ngông cuồng khi cho rằng những thứ đang có là do chính tay họ làm ra. Họ đâu có biết rằng đời họ chỉ gắn liền với một hơi thở. Nhưng nếu không thở nữa thì cho dù là vua chúa, hoa hậu hay thứ dân, cũng chỉ là một cái xác chết hôi thối mà thôi .
10. Cầu nguyện là gì? Là đến kín múc tình yêu Chúa và đem phân phát ơn lành của Chúa cho tha nhân. Nếu Chúa chỉ phân phát của ăn cho chúng ta như xưa Chúa ban Manna cho dân Do Thái, thì có lẽ không có ai giàu, ai nghèo. Hơn nữa nếu Chúa làm như thế thì đời chúng ta còn gì là thú vị nữa ?
11. Thái độ cầu nguyện của chúng ta như thế nào? Chúng ta làm việc cả ngày, có khi là 8 tiếng, có khi 12 tiếng, có người làm tới 16 tiếng, còn việc cầu nguyện, nhiều lắm là một thánh lễ, có khi là 1 chuỗi 50 hạt, có khi chỉ là 1 kinh Kính Mừng, có khi chỉ là 1 dấu thánh giá, có khi không có chút nào cả,…. thật là tệ.
12. Chúng ta có thể sống tốt hơn bằng cách nào? Tại sao chúng ta không biến những việc làm thường ngày thành những lễ vật / sự hèn yếu của chúng ta nếu biết kết hiệp với thánh thể Chúa, sẽ trở thành sức mạnh vô biên / nó có sức cứu rỗi rất nhiều linh hồn. Chúng ta hãy nhìn gương sống của Thánh Têrêxa nhỏ.
13. Làm sao ta có thể sống thánh trong một thế giới quá ồn ào như thế nầy? Nếu ta muốn tìm một nơi thanh vắng để cầu nguyện giữa chợ đời này thì không bao giờ có. Trừ khi chúng ta vào nép mình trong một tu viện, nhưng vì mỗi người có một ơn gọi khác nhau cho nên chúng ta không thể đứng núi này mà cứ trông núi nọ rồi ước ao. Vì ước ao suông không mang lại chút kết quả nào, mà thực tế là chúng ta phải  làm việc luôn luôn, làm việc với Chúa và trong Chúa, điều ấy sẽ khiến cho Chúa mãi mãi hài lòng. Cho nên chúng ta vừa phải đóng vai Matta, nhưng cùng lúc ta cũng phải đóng vai Maria để rồi mỗi chúng ta ai cũng đóng hai vai trong một bộ phim “Đứa con ngoan của Chúa”/ **R
 
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 664
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  12
 Hôm nay:  2131
 Hôm qua:  2056
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11417810
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top