Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - bài số: 050

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 050

 ĐỀ TÀI :      HÃY KÝ THÁC ĐỜI MÌNH TRONG TAY CHA. 

          Thứ sáu , ngày 26 / JULY / 2019

I. ĐỨC TIN KITÔ GIÁO:
 
 
ĐỀ TÀI:  NHẬN BIẾT CÓ CHÚA THÁNH THẦN.
 
1. Chúa Giêsu đã hứa điều gì với các tông đồ? Chúa Cha sẽ ban cho anh em một Đấng bảo trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí và sự thật, Đấng mà thế gian không muốn đón nhận vì thế gian không thấy cũng chẳng biết Người, còn anh em thì biết Người vì Người luôn ở giữa anh em (Ga 14, 16-17).
2. Chúa Thánh Thần được sai đến vào lúc nào? Khi Chúa Con hoàn tất chương trình cứu độ trần gian, Chúa Thánh Thần được sai đến trong ngày lễ ngũ tuần, để Ngài thánh hóa giáo hội. Như thế những ai tin sẽ đến cùng Chúa Cha, qua Chúa Kitô, trong Thánh Thần duy nhất (Ep 2, 18). Chính Ngài là mạch nước ban sự sống vĩnh cửu (Ga 4, 14). Nhờ Ngài mà những kẻ đã chết trong tội được hồi sinh nhưng phải đợi đến khi thân xác hay chết của họ được phục sinh trong Đức Kitô (Ga 8, 10-11).
3. Chúa Thánh Thần đang ngự ở đâu? Chúa Thánh Thần luôn ngự trong lòng giáo hội và trong tâm hồn các tín hữu như những đền thờ (1Cor 3, 16). Ngài ở trong họ để chứng nhận họ là những dưỡng tử, Ngài thông đạt chân lý cho toàn thể giáo hội và cho mọi người (Ga 16, 13).
4. Làm sao chúng ta nhận biết Chúa Thánh Thần? Không ai biết được điều gì từ Thiên Chúa nếu như không có Chúa Thánh Thần. Chúng ta không nghe Chúa Thánh Thần nói điều gì, nhưng lại có thể nhận ra Ngài qua các hành động của Ngài trong giáo hội qua các công cụ sau đây: 
a) Kinh thánh do Ngài linh hứng. 
b) Thánh truyền qua các chứng tá cụ thể. 
c) Huấn quyền trong Hội Thánh luôn có Ngài ngự giữa. 
d) Phụng vụ các bí tích, giúp chúng ta thông hiệp với Chúa Kitô. 
e) Lời cầu nguyện, nhờ đó Ngài luôn bầu cử cho chúng ta. 
f) Các ơn đoàn sủng và các thừa tác vụ của Hội Thánh. 
g) Dấu chỉ từ các chứng nhân là tông đồ và thừa sai. 
h) Chứng tá từ các chứng nhân sống động trong Hội Thánh.
 
5. Danh xưng của Ngôi ba Thiên Chúa là gì? Là Chúa Thánh Thần là danh xưng mà chúng ta vẫn tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Con.
6. Hội Thánh tuyên xưng danh Thánh Thần vào lúc nào? Vào lúc mọi người chịu phép thanh tẩy.
7. Thần Khí là gì? Chữ khí là hơi thở, là khí, là gió. Cho nên Thánh Thần là hơi thở, cũng là sức sống của Thiên Chúa, là hơi thở thần linh.
 
8. Thánh Thần có mấy tên gọi? Chúa Thánh Thần là Đấng bảo trợ, Đấng an ủi, Thần chân lý, thần khí của lời hứa, thần khí làm cho ta nên nghĩa tử, thần khí của Chúa Kitô, thần khí của Đức Chúa, thần khí của Thiên Chúa, thần khí vinh hiển.
9. Biểu tượng nước của Thánh Thần: Nước là hành động của Thánh Thần trong bí tích thanh tẩy vì sau phép thanh tẩy thì nước trở nên dấu chỉ của ơn tái sinh.
10. Ý nghĩa của dầu là gì? Dầu thánh đồng nghĩa với Thánh Thần. Dầu thánh là dấu chỉ của bí tích thêm sức, là bí tích trao ban Chúa Thánh Thần. Ở đây có ý nghĩa trong việc xức dầu cho Chúa Giêsu. Trong Cựu Ước có nhiều người được xức dầu của Thiên Chúa. Chúa Giêsu được xức dầu đặc biệt bởi Chúa Thánh Thần.
11. Ý nghĩa của lửa là gì? Lửa có sức mạnh biến đổi, lửa biến đổi của lễ của...., lửa Thánh Thần do Chúa Giêsu mang đến (Lc 12, 49). Chúa Giêsu cũng đã từng cảnh báo: Đừng dập tắt thần khí (1 Tx 5, 19).
12. Ý nghĩa của mây là gì? Mây tỏ lộ Thiên Chúa hằng sống và là Đấng cứu độ. Ông Moise trên núi Sinai với bia đá, trong lều hội ngộ, trong hành trình đi trong sa mạc. Vua Salomon cung hiến đền thờ. Mây che mắt các tông đồ khi Chúa về trời. Đám mây là sự hiện diện của Thiên Chúa. Thánh Thần sẽ rợp bóng trên bà (Lc 1, 35) Vậy đám mây chỉ rõ về Chúa Thánh Thần.
13. Ý nghĩa của chim bồ câu là gì? Tại sông Giodan khi Chúa Giêsu bước lên khỏi nước. Chúa Thánh Thần hiện xuống dưới hình chim bồ câu, Thánh Thần cũng ngự xuống tâm hồn những ai vừa chịu thanh tẩy.
14. Chúa Thánh Thần hiện diện thế nào trong lịch sử cứu độ? Lời Thiên Chúa đã tạo nên vũ trụ vạn vật. Khi tạo dựng nên con người thì do chính bàn tay của Chúa là Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Về phần thực thi lời hứa thì con người bị chết do phạm tội, nhưng do Thiên Chúa thương ban lời hứa thì cũng chính Con Thiên Chúa phục hồi sự sống cho con người. Vì chính Thần khí là Đấng ban sự sống, còn Chúa Con là Đấng ban sự sống lại cho con người. Qua các cuộc thần hiện thì giáo hội luôn xác tín rằng: Ngôi lời Thiên Chúa vừa tỏ lộ vừa che dấu thần tính qua đám mây Thần Khí. Trong khi dân Chúa mong đợi Đấng cứu thế đến thì Chúa Giêsu đã dùng lời của tiên tri Isaia để nói về mình, Ngài giới thiệu về mình: Thần Khí Chúa ngự trên tôi, trong thời sau cùng thì Thần Khí Chúa sẽ đổi mới tâm hồn. Khắc sâu vào lòng họ bộ luật mới, Ngài sẽ hòa giải và tụ họp mọi dân tộc đang tản mát khắp nơi, Ngài sẽ đổi mới công cuộc tạo dựng để sửa soạn cho Đức Chúa một dân tộc đã được chuẩn bị sẵn sàng (Lc 1, 17).
15. Chúa Thánh Thần đã hiện diện thế nào trong đời sống Chúa Kitô? Thánh Thần luôn hiện diện trong đời sống của vị tiền hô Đấng cứu thế, Ngài đã thúc đẩy để Gioan chuẩn bị một dân tộc sẵn sàng đón Chúa đến. Ở nơi Gioan, Thánh thần đã hoàn tất những gì mà Ngài đã nói qua các ngôn sứ. Chính Gioan đã làm chứng về Ngài tại sông Giodan khi xác nhận Thánh Thần lấy hình chim câu đáp xuống trên chúa Giêsu, khi Ngài vừa bước lên khỏi nước. Gioan đã làm chứng rằng: Thần Khí ngự trên ai thì đó là Đấng được xức dầu, và sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần (Ga 1, 32-33).
 
16. Thánh Thần đã hiện diện thế nào nơi Đức Maria? Thánh Thần đã chuẩn bị cho Mẹ một tâm hồn tràn đầy thánh ân, để rồi nơi Đức Maria, Thiên Chúa đã thực hiện chương trình nhân hậu của Chúa Cha. Nhờ bởi Chúa Thánh Thần mà Đức Maria đã thụ thai con Thiên Chúa, và nơi Đức Maria, Thánh Thần đã chứng thực rằng: Con Đức Maria là Con Thiên Chúa, và Đức Maria cũng chính là người đầu tiên được đưa vào mối hiệp thông với Thiên Chúa qua Đức Kitô.
17. Thánh Thần hiện diện thế nào nơi Đức Kitô? Tất cả sứ mạng của Đức Kitô là Chúa Con được gồm tóm trong điều kỳ diệu nầy: Chúa Con được Thần Khí Chúa Cha xức dầu tấn phong làm Đấng Messia. Cho nên tất cả mọi công trình của Đức Kitô đều là sứ mạng chung của Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Đức Kitô chưa tỏ lộ rõ ràng Chúa Thánh Thần bao lâu Ngài chưa được tôn vinh bằng cuộc tử nạn và sự phục sinh. Hôm nay, Ngài chỉ gợi ý rằng: Thân xác Ngài là lương thực trường sinh, Ngài gợi ý cho Nicodemo Ngài là ơn tái sinh, Ngài gợi ý cho phụ nữ Samari, Ngài là nước hằng sống. Sau đó khi đến giờ Ngài được tôn vinh, Chúa Giêsu sẽ dùng sự chết và sự sống lại của mình để hoàn thành lời hứa với các tổ phụ. Lúc này Chúa Giêsu trao phó Thần Khí của Ngài vào tay Chúa Cha, lúc đó Ngài sẽ ban Thánh Thần bằng cách thổi hơi trên các tông đồ.
18. Thánh Thần hiện diện trong hội thánh như thế nào? Lễ ngũ tuần là ngày Chúa Giêsu hoàn tất công cuộc vượt qua. Lúc này Hội Thánh tại trần thế mới lãnh nhận Thánh Thần, Nước Trời đã khai mở nhưng chưa hoàn thành.
19. Tại sao Thánh Thần lại là ơn huệ của Thiên Chúa? Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu là ân huệ chứa đựng mọi ơn huệ. Thiên Chúa đã đổ vào lòng chúng ta tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần. Nhờ Thánh Thần mà ta được rửa tội, được trở nên con Thiên Chúa. Nhờ đó chúng ta có thể mang lại hoa trái của Thần linh. Chúng ta càng tràn ngập Chúa Thành Thần, chúng ta càng từ bỏ chính mình và nhờ Ngài mà ta luôn tiến bước trong ân sủng (Gl 5, 25).
20. Ý nghĩa của Chúa Thánh Thần trong hội thánh như thế nào? Sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần đều được hoàn thành trong hội thánh. Hội Thánh là thân thể Chúa Kitô, là đền thờ Chúa Thánh Thần. Sứ mạng của Hội Thánh là kết nối mọi Kitô hữu trong Chúa Cha và Chúa Thánh thần. Thánh Thần lôi kéo mọi người Kitô hữu về với Chúa Kitô, Ngài nhắc nhớ lời Chúa Kitô, khai tâm mở trí cho họ hiểu biết cái chết và sự sống lại của Ngài. Hiện tại hóa mầu nhiệm cứu độ được biểu hiện trong bí tích thánh thể, giúp họ giao hòa và đưa họ vào hiệp thông với Thiên Chúa và thúc đẩy họ luôn sinh nhiều hoa trái (Ga 15, 5.8.16).
21. Hiệu quả của Chúa Thánh Thần trong hội thánh là gì? Hội Thánh là bí tích, Chúa Thánh Thần giúp hội thánh chu toàn sứ mệnh là được sai đi rao giảng, làm chứng và hiện tại hóa sự hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa. 
 
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:  CN XVII  TN / C  
 
PHÚC ÂM:  Lc 11, 1-13
Anh em cứ xin thì sẽ được.
 
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
1 Một hôm, Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: "Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an đã dạy môn đệ của ông." 2 Người bảo các ông: "Khi cầu nguyện, anh em hãy nói:"Lạy Cha, xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển, Triều Đại Cha mau đến, 3 xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy; 4 xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con, và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ."
5 Người còn nói với các ông: "Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói: "Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh, 6 vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả"; 7 mà người kia từ trong nhà lại đáp: "Xin anh đừng quấy rầy tôi: cửa đã đóng rồi, các cháu lại ngủ cùng giường với tôi, tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được.? 8 Thầy nói cho anh em biết: dẫu người kia không dậy để cho người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh ta cần, vì anh ta cứ lì ra đó.
9 "Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. 10 Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. 11 Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó? 12 Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp? 13 Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?”
  Đó là lời Chúa.
 
 
ĐỀ TÀI:       HÃY KÝ THÁC ĐỜI MÌNH TRONG TAY CHA. 
 
1. Vì sao Chúa Giêsu phải dạy các môn đệ cầu nguyện? Chúa Giêsu mạc khải Thiên Chúa là Cha của mọi người / mọi người đều là con. Cho nên khi chúng ta cầu nguyện cũng giống như những đứa con đang thưa chuyện với Cha mình một cách hết sức thân tình.
2. Ta phải cầu nguyện như thế nào mới đúng ý của Cha? Mọi người phải nhìn nhận Thiên Chúa là Cha, là Đấng cực thánh. Vì thế chúng ta phải ước mong sao cho mọi người cùng nhận biết và tôn thờ Cha, mong sao cho hội thánh của Cha được lan rộng khắp nơi, nghĩa là vương quốc của Cha sẽ được mọi người đón nhận.
3. Ta sẽ xin điều gì cho bản thân mình? Vì ta luôn tín thác vào Thiên Chúa là Cha quyền năng, ta xin Cha thương nuôi sống chúng ta bằng của ăn phần xác là lương thực trần gian và của ăn phần hồn là Lời Chúa và giáo lý của Chúa, là Thánh thể Chúa, là Thánh ý Chúa. Xin Cha cũng tha nợ là những lỗi lầm mà chúng ta trót phạm phải vì yếu đuối, và giúp chúng ta đối xử với anh em chúng ta cách nhẫn nại và quảng đại hơn. Xin đừng để chúng ta nghe lời xúi bẩy của ma quỷ mà đánh mất đức tin vào Chúa đến độ thù ghét và làm hại lẫn nhau.
4. Khi cầu nguyện với Chúa, ta cần có thái độ nào? Chúa muốn dạy ta qua câu chuyện bị một người bạn quấy rầy vào ban đêm. Chúa muốn chúng ta phải hết sức nhẫn nại khi cầu nguyện. Vì khi cầu nguyện với Chúa là ta sấp mình thờ lạy và cầu xin chứ không phải là ra lệnh cho Chúa. Cho nên khi cầu nguyện ta phải hết sức khiêm tốn. Xin Chúa tha lỗi và cầu xin Chúa cứu giúp chứ không phải là ra lệnh, để rồi khi chưa được như ý mình thì ta lại tỏ thái độ bất kính, kiêu ngạo. Kiên nhẫn chính là thái độ khiêm tốn phó thác, đó chính là thái độ cần có để được Chúa nhậm lời.
5. Vì sao ta phải nài xin? Thiên Chúa là Đấng nhân lành và đầy tình yêu thương. Nếu  Ngài không nhân lành, không yêu thương thì ngài không phải là Thiên Chúa mà ta đang tôn thờ / có khi là Chúa cho ngay nếu thấy có lợi cho ta, có khi là Chúa chưa cho, vì muốn thử xem đức nhẫn nại của ta tới đâu, cũng có khi là xin hoài mà Chúa không cho, vì Chúa thấy trước điều đó sẽ có hại cho ta. Cũng có khi là ta xin ơn nầy nhưng Chúa lại ban một ơn khác. Chung quy mọi thứ Chúa đều muốn có lợi cho ta, cho nên được hay chưa được, ta phải hết lòng lạy tạ và cảm ơn Chúa. Vì có khi ta xin ơn lành mà Chúa lại ban Thánh Thần thì sao?
6. Chúa đã động viên chúng ta như thế nào? Chúa nói: Hãy xin thì sẽ được. Đây là lời hứa dành cho những ai khiêm tốn, tin tưởng và đầy lòng cậy trông. Vì Chúa sẽ rộng mở nước trời ,ban ơn cứu độ cho những ai cầu xin với Chúa / mà nước trời chính là món quà tặng quý giá nhất mà Thiên Chúa có thể ban cho con người.
 
7. Thiên Chúa nhân hậu như thế nào? Chúa gọi chúng ta là phường tội lỗi, là những người cha độc ác mà còn có thể ban điều tốt cho con mình. Thế thì một người cha nhân hậu như Thiên Chúa, lại là Đấng luôn biết xót thương, lại là một Thiên Chúa thánh thiện và từ tâm / Ngài không thể chối bỏ chính mình, cho nên dứt khoát Ngài sẽ nhậm lời chúng ta cầu xin .
8. Ơn quý nhất mà Thiên Chúa có thể ban cho ta là ơn gì? Linh hồn của mỗi chúng ta còn đáng giá hơn cả vũ trụ này, thế thì khi Chúa ban Thánh Thần cho ai, cũng có nghĩa là Chúa muốn biến đổi con người đó trở nên xứng đáng bội phần, là sẽ biến họ trở thành con Thiên Chúa, chẳng còn có ơn nào quý trọng hơn. Khi đó ta sẽ được gọi Thiên Chúa là: Lạy Cha, Cha ơi… (Rm 8, 15).
9. Thân xác và linh hồn được nuôi sống bằng thứ gì? Ta có thể nhịn uống nước 2 ngày, ta có thể nhịn ăn một tuần, nhưng chẳng có ai nhịn thở được lâu. Người có phổi to, quen nghề lặn, có thể nhịn thở 15 phút / người thường chỉ nhịn 2 phút là chết. Thế thì phần hồn nếu muốn sống ta phải làm sao? Nhiều người cả đời không chịu cầu nguyện, không cầu nguyện vì họ không tin, vì họ không nhận ra ai tạo dựng nên họ, ta có thể vô tình với những đứa con của mình nhưng Thiên Chúa không bao giờ quên chúng ta. Nếu chúng ta không săn sóc chăm nom nuôi dưỡng con cái, thì chúng ta sẽ cảm thấy thế nào? Sẽ cảm thấy mình là một người cha vô trách nhiệm. Thế nhưng nếu chúng ta là những đứa con bội bạc với cha mình thì chúng ta có thấy mình đã phạm lỗi lầm tày trời không? Chúng ta là con người tội lỗi gian ác, chúng ta có thể sống như thế, nhưng Thiên Chúa thì không bao giờ. Cho nên cầu nguyện cũng được ví như không khí mà ta cần có để thở, là tâm tình biết ơn của một đứa con ngoan. Nếu không cầu nguyện, chúng ta sẽ không bao giờ là người tốt đâu.
10. Hai tiếng “Cha ơi” nó cao quý như thế nào? Là tiếng kêu thắm thiết của một đứa con hết lòng yêu cha, cậy trông và mong chờ nơi cha mình. Đây là tâm tình của một đứa con sống sót vừa được cứu trong một ngôi nhà đổ nát. Người cha đã kiên trì suốt nhiều ngày liền đào bới trong đống đổ nát. Chính vì niềm tin của đứa con, cũng chính là vì tình yêu con của người cha , mà ông đã cứu được đứa con trai mình và 20 học sinh khác bên dưới đống đổ nát vào thập niên 80 ở Rumani.
11. Làm sao một đứa bé 5 tuổi ở tầng I được cứu sống? Trong một trận hỏa hoạn, cả một gia đình kia đều ngủ ở tầng trệt, họ đã kịp chạy thoát ra . Riêng cháu bé 5 tuổi lúc đó ngủ ở lầu I nên không xuống kịp, ngọn lửa nhanh chóng lan khắp ngôi nhà, trong cơn khói lửa mịt mù, người cha la hét gọi tên và tìm đứa con trai. Lúc đó cháu ra được ở khung cửa sổ nhưng khói lửa mù mịt khiến em không thấy gì, người cha thì thấy, nhưng vì quá gấp và hết cách nên ông đã bảo cháu hãy cứ nhảy bừa xuống, ba ở bên dưới sẽ đón lấy con /… nhưng con không thấy gì hết ba ơi./ …Con cứ cố nhảy đại xuống ba sẽ đón con, nhanh lên kẻo không còn kịp. Em bé đã liều mình, em bé đã tin vào ba mình, em đã nhảy xuống và em đã được cứu sống.
12. Bài học hôm nay Chúa muốn dạy gì? Cuộc đời của chúng ta luôn có biết bao gian nan thử thách đang chờ đón, chúng ta quá bé nhỏ trước những cơn thịnh nộ của thiên nhiên / thế nhưng nếu chúng ta một lòng phó thác tin tưởng vào người Cha quyền năng, thì đời chúng ta sẽ luôn được bình an hạnh phúc. Vì cho dù chúng ta có dám đối diện với những bất trắc thì chúng ta cũng không thể nào tìm được sự an toàn / chi bằng chúng ta hãy luôn phó thác sinh mệnh của mình vào bàn tay Thiên Chúa nhân lành, chắc chắn đời của chúng ta sẽ có được bình an hạnh phúc. **R
 
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 573
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  13
 Hôm nay:  2265
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11407674
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top