Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - bài số: 054

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 054

 ĐỀ TÀI :   ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC VÀO NƯỚC TRỜI.

          Thứ sáu , ngày 23 / August / 2019

 I. ĐỨC TIN KITÔ GIÁO:
 
ĐỀ TÀI:  ĐỨC ÁI THÌ HIỀN HẬU. 
 
1. Tính cách hiền lành của Chúa Cứu Thế trong thời kỳ ẩn dật như thế nào? Chúa Cứu Thế có đức tính hiền hòa, nhân hậu, không những lúc còn là hài nhi, mà suốt thời kỳ thiếu nhi, Chúa vẫn tỏ tư cách hiều hậu. Theo cha dòng tên Chaignon, Ngài viết: Các trẻ em Do Thái rất thích vui chơi với Chúa Giêsu. Đứa nào cũng ưng ý vì Ngài luôn hiền hậu, chúng vẫn rủ nhau: Chúng ta hãy đến gặp nguồn êm dịu, để chúng ta cũng được hớn hở vui lây.
2. Vào thời kỳ công khai, Chúa Giêsu hiền lành như thế nào? Khi các trẻ em đến với Chúa thì các môn đệ cho rằng chúng đến chỉ để quấy rầy, nên Chúa bảo: Hãy để trẻ em đến với Ta, còn thánh Mattheo thì diễn tả: Các tiên tri nói về Đấng Cứu Thế. Ngài không tranh cãi, không la lối, ở ngõ phố không ai nghe tiếng Ngài, cây sậy đã dập, Ngài không nỡ bẻ gãy / cái bấc còn chút khói, Ngài không nỡ dập tắt. Trong trường hợp các môn đệ đang nóng nảy, muốn khiến lửa từ trời xuống thiêu đốt dân thành Samari-a. Chúa đáp: Các ngươi không biết tự tinh thần nào thúc đẩy (Lc 9, 53).
3. Vào thời kỳ thương khó thì Chúa hiền như thế nào? Vào ngày lễ lá, Chúa cưỡi lừa vào thành Giêrusalem, một vị vua hiền hậu / vào thời kỳ chịu đau khổ, tiên tri Gieremi-a ví Chúa Giêsu như cừu non hiền lành, bị đem đi sát tế.
4. Sách Khôn Ngoan diễn tả như thế về đức hiền hậu? Đức tính nhân hậu, hiền hòa ,vững bền, cân nhắc, yên ổn. Nó bao hàm mọi nhân đức và nhìn thấy bao quát mọi sự.
5. Thánh Phaolô đã kêu gọi giáo đoàn Ephesô thế nào? Anh em hãy bước đi đúng con đường mà Thiên Chúa mời gọi với tất cả lòng khiêm tốn, hiền hậu, nhẫn nhục, chịu đựng nhau trong tình bác ái.
 
6. Thánh Basili-o dạy thế nào? Đức hiền hậu như đóa hoa thơm của Đức bác ái. Thánh Alphongsô thì dạy: Một chút mật có thể giết nhiều con ruồi, nhưng một thùng dấm chẳng làm nên trò trống gì. Nên nhớ: Khi dạy thì phải dỗ chứ không phải vừa dạy vừa mắng, vừa dạy vừa chửi …/ là không thành công bao giờ.
7. Chúa Giêsu đã dạy gì trong bài tám mối phúc? Phúc thứ hai: Ai hiền lành thì sẽ chinh phục được đất. Vậy đất ở đây là gì? Lẽ dĩ nhiên không phải thứ đất đai ở thế gian này, nhưng đất chính là lòng con người, lòng mọi người.
8. Tại sao làm tông đồ thì cần phải hiền lành? Thánh Phaolô dặn Timôthê-o rằng: Các con hãy ăn ở bác ái, nhịn nhục và hiền hậu, mặc cho người khác hống hách, nầy nọ. Phần con hãy sống khác biệt ,mới mong chu toàn được việc Chúa.
9. Nhà giảng thuyết cho ta kinh nghiệm gì? Người phục vụ giáo dân, nếu thiếu tín nhiệm thì công việc sẽ không hiệu quả. Người phục vụ mà cứng cỏi, tự phụ thì công việ họ làm chẳng thể mang lại chút hiệu quả nào.
10. Đức cha Bossu-et dạy thế nào? Ngài là một nhà giảng thuyết rất lợi khẩu, ngài quả quyết rằng: Đức hiền hậu rất cần, nó cần phải đi kèm với 3 nhân đức khác nếu ta muốn việc phục vụ các linh hồn mang lại hoa quả tốt nhất. Đó là nhẫn-nhục để chịu đựng, lân-mẫn để làm nguôi và từ-nhượng mong họ chữa các tật xấu. Cho nên từ nhượng là hạ mình xuống thấp ngay bằng với các kẻ mà mình đang phục vụ.
 
11. Tại sao êm dịu là con đường duy nhất? Thánh Phanxicô Salesi-o nhấn mạnh: Tinh thần êm dịu là thứ có thể làm phấn khởi mọi tấm lòng và chinh phục các linh hồn. Thánh nhân còn bảo mình phải êm dịu với chính mình, ngài còn cho rằng: Êm dịu hiền hậu và vui tươi là thứ đạo đức tối cần.
12. Người khó tính, khó nết thì thế nào? Kinh nghiệm cho thấy người đó chẳng bằng lòng với ai cả. Vì tính cách như thế nên họ cũng chẳng bằng lòng với chính mình, rốt cuộc họ còn bất mãn cả mình nữa, chẳng chịu nổi mình nữa. Thật là hết cách, chỉ còn mỗi một cách là …tự mình làm khổ mình thôi.
13. Các giáo phụ khuyên ta thế nào?  Các con hãy vâng phục cách mau lẹ các vị bề trên của con, vâng phục cách trung thành. Vì hễ là đầy tớ của Chúa thì không bao giờ biết cự cãi lại, như nắm đất sét trong tay người thợ gốm, không khi nào nó lại nói: Sao ông nặn tôi ra như thế nầy , như thế kia ?
14. Gặp trường hợp bị tấn công, ta phải làm sao? Nên nhớ câu trả lời âm dịu sẽ dễ dàng đánh tan cơn giận. Trái lại lời nói cứng cỏi chỉ thêm gợi tức. Có nhiều trường hợp ta nghĩ phải cứng cỏi mới thắng. Nhưng thật ra nếu ta cứ xử êm dịu cũng sẽ thắng. Nhưng còn thêm một mối lợi lớn hơn nữa là ta đang sống theo gương Chúa. Vì Chúa nói: Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng.
15. Ta nên khuyên người khác như thế nào? Không thiếu những lúc ta gặp những người anh em có lỗi phạm, vì họ là anh em của ta nên ta phải lấy tinh thần êm dịu mà khuyên bảo, đồng thời phải nghĩ đến mình cũng đôi lúc yếu đuối như thế và hãy cầu nguyện thêm cho họ. **R
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:  CN XXI  TN / C  
 
PHÚC ÂM:  Lc 13, 22-30
Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
22 Trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đi ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy. 23 Có kẻ hỏi Người: "Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không? "Người bảo họ: 24 "Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được.
25 "Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khoá cửa lại, mà anh em còn đứng ở ngoài, bắt đầu gõ cửa và nói: "Thưa ngài, xin mở cho chúng tôi vào! thì ông sẽ bảo anh em: "Các anh đấy ư? Ta không biết các anh từ đâu đến! 26 Bấy giờ anh em mới nói: "Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt ngài, và ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi. 27 Nhưng ông sẽ đáp lại: "Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính!
28 "Bấy giờ anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình lại bị đuổi ra ngoài. 29 Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa. 30 "Và kìa có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót.     Đó là lời Chúa.
 
ĐỀ TÀI:    ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC VÀO NƯỚC TRỜI.
 
1. Đại ý bài Phúc Âm hôm nay là gì? Tin Mừng hôm nay thánh Luca ghi lại những đòi hỏi của Chúa Giêsu dành cho những ai muốn vào được nước Thiên Chúa : là phải đi qua cửa hẹp. Tức là phải sống chia sẻ, yêu thương và tránh làm điều ác và Chúa cũng cảnh báo rằng: Nước Thiên Chúa dành cho mọi người chứ không phải chỉ riêng một dân tộc Do Thái và chỉ những ai sống thiện hảo mới được vào.
2. Hôm nay Chúa đang đi đâu? Chúa đang trên đường đi từ Miền Bắc Galilê, theo đường bộ về thủ đô Giêrusalem, là miền nam . Vì thế Chúa đi qua rất nhiều thành thị, làng mạc, vì dân chúng ngưỡng mộ nên họ đi theo Chúa rất đông.
3. Dân chúng thời đó quan niệm thế nào về ơn cứu độ? Vào thời Chúa Giêsu dân chúng có 2 quan niệm về ơn cứu độ hoàn toàn trái ngược nhau, phe lạc quan thì cho rằng bất cứ ai có gốc Do Thái đã tuân giữ luật Moisen thì đương nhiên sẽ được ơn cứu độ / Còn phe bi quan do chịu ảnh hưởng của các ngụy thư ,thì cho rằng sẽ có rất ít người được cứu.
4. Chúa Giêsu cho biết muốn được cứu độ ,ta phải sống thế nào? Chúa bảo hãy chiến đấu để vào qua cửa hẹp, nghĩa là phải cố gắng phấn đấu, phải bền lòng bền chí thì mới được cứu thoát (Lc 16, 16) (Mt 11, 12).
5. Tại sao có nhiều người tìm cách vào mà không được? Không vào được vì do đến quá muộn / cũng có thể là người quá mập quá to, do thích chè chén say sưa, ăn nhậu nhiều, hoặc là do họ chỉ thích đi vào con đường rộng thênh thang. Tất cả những thứ này đều dẫn tới diệt vong. Cũng có thể là do ham thú vui, đam mê tiền bạc nên không thể đi qua cửa hẹp.
 
6. Lúc nào thì cửa sẽ khóa lại? Có hai lần Chúa khóa cửa. Một lần là giờ chết của mỗi người. Lần hai là ngày tận thế, ngày phán xét chung, những kẻ mà kiếp này không chịu sống theo thánh ý Chúa / họ đợi đến khi ra trước tòa Chúa thì đã quá muộn. Vì lúc bấy giờ cửa đã khóa lại.
7. Tại sao họ phải năn nỉ xin mở cửa? Khi ta còn sống thì cửa luôn luôn mở, Thiên Chúa luôn mời gọi và đợi chờ. Nhưng sẽ đến thời điểm của công bình, của sự thịnh nộ thì đã quá muộn, những kẻ lười biếng đợi đến giờ chết, hay lúc tận thế mới chịu hồi tâm sám hối và nài xin... ơn tha thứ / thì đã quá muộn.
8. Ta không biết các ngươi là ai, tại sao? Ta không biết các ngươi từ đâu đến, hay câu: Ta không biết các ngươi là ai, vì lúc đó vị thẩm phán không nhận những người xấu xa, gian ác làm gia nhân. Vì để được làm dân Thiên Chúa thì nếu chỉ dựa vào việc thuộc dòng giống Abraham mà thôi thì chưa đủ (Lc 3,8) (Ga 8, 33-41) mà còn phải đón nhận Đức Giêsu là Đấng thiên sai, là Con Thiên Chúa. Nghĩa là phải được vị Thẩm phán thời cánh chung nhận biết nữa , thì mới được (Lc 13, 25-27).
9. Tại sao những người từng đồng bàn, từng nghe giảng dạy / mà Chúa lại bảo là không biết? Đây ám chỉ những người sống cùng thời với Chúa Giêsu, được nghe Chúa giảng, được thấy phép lạ Chúa làm. Họ cứ tưởng rằng những mối liên hệ nầy đủ để họ được ơn cứu rỗi. Họ đã lầm to. Bởi chỉ có mối liên hệ như vậy thì chưa đủ đâu. Lời tuyên bố như thế xác định rằng Chúa dứt khoát từ chối những kẻ cố chấp, không chịu tin Chúa, cũng không chịu ăn năn sám hối nên không thể vào được nước Thiên Chúa.
10. Hình phạt tệ hại nhất là gì? hình phạt đau khổ và tệ hại nhất chính là lửa nơi hỏa ngục. Điều đau đớn nhất là biết có Thiên Chúa mà lại không được diện kiến Thánh nhan, không được nhận Ngài là Cha của mình. Ở đời nầy chúng ta không biết Chúa như thế nào, thì đã đành. Nhưng đời sau mà không được thấy Chúa mới là điều đáng sợ , vì nó làm cho chúng ta quá khổ đau vì hối tiếc.
11. Tại sao khóc lóc, lại còn nghiến răng? Đây là cách diễn tả hình phạt nơi hỏa ngục, những con người làm điều gian ác sẽ phải hối tiếc và rất tức giận. Chính vì tức giận nên ma qủy nơi hỏa ngục luôn tru tréo, chửi bới Thiên Chúa và căm ghét con người.
 
12. Hình phạt nào dành cho những kẻ bất chính? Ai sống công chính thì được đoàn tụ với các tổ phụ, các ngôn sứ, các người lành thánh. Còn những ai không chịu đón nhận Tin mừng thì sẽ bị loại ra ngoài, sẽ chịu phạt cùng với loài quỷ dữ.
13. Hàng đầu hàng chót, ta nên hiểu như thế nào? Trước đây người Do Thái được ưu tiên chọn lựa, nhưng vì họ cứng đầu không chịu đón nhận ơn cứu độ / Chính họ từ chối nên Tin Mừng đã được chuyển sang rao giảng cho toàn dân ngoại (Cv 13, 46). Cho nên ta thấy thứ tự ban đầu đã bị thay đổi, cũng như trong thứ tự ưu tiên của các người làm vườn nho, người làm cuối rốt sẽ lãnh tiền trước nhất. Vì Chúa thấu hiểu và xót thương. Một con chiên lạc và 99 con chiên lành cũng thế, thiên đàng cũng chỉ vui mừng vì 1 con chiên lạc. Lúc đó Thiên Chúa cứu xét ai đáng được thương nhiều hơn thì Chúa sẽ thương họ nhiều hơn. Vì theo quy luật là Chúa luôn ưu tiên cho người tội lỗi biết sám hối. Chúa đến trần gian cũng chỉ để cứu kẻ có tội. Bác sĩ vì bệnh nhân nghèo là thế .
14. Cửa hẹp là gì? Là phải chống trả trước các cơn cám dỗ, xác thịt, thế gian, đồng thời phải làm theo ý Chúa Cha như Chúa Giêsu đã từng dạy. Chúa xác định: Không phải ai kêu lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào nước trời cả đâu (Mt 7, 21).
15. Cửa hẹp đòi hỏi điều gì? Là sống đúng theo những đòi hỏi của Tin mừng, là leo dốc, là đi con đường hẹp mà ít có người muốn theo, là từ bỏ ý riêng để vâng theo ý Chúa Cha. Ai muốn theo Ta phải từ bỏ mình vác thập giá mình mà theo (Lc 9, 23).
16. Cái tôi nó nặng nề thế nào? Là chiến đấu với cái tôi ích kỷ, cái tôi vun vén cá nhân, cái tôi tự mãn tự kiêu và nhiều tham vọng. Thật ra cửa hẹp chỉ hẹp với những cái tôi quá to. Cái tôi quá to do ta ham thích tích trữ / cho dù là tri thức hay tiền bạc, khả năng, tuổi tác, tài giỏi , chức vụ cũng làm cho cái tôi phình ra và trở nên xơ cứng, bất trị. Muốn vào nước Chúa, ta phải tự khiêm, tự hạ, trở nên trẻ nhỏ hay nói như Gioan tẩy giả: Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi (Ga 3,10)
17. Điều kiện cuối cùng nhưng rất quan trọng là gì? Thời gian đi tới chứ không đi lui, thời gian cũng rất cấp bách. Hãy mau quyết định cho sớm nếu muốn bước vào nước Thiên Chúa thì phải thực hành ngay hôm nay. Nếu để đến sáng mai thì quá trễ / nhiều người tối nay ngủ nhưng sáng mai không thức dậy nữa. Cửa thiên đàng Chúa đang mở, ta hãy nhanh chân bước vào, đừng để tới lúc Chúa đóng, rồi ta lại phải nài van. Lúc đó sẽ không còn kịp nữa. Vậy nên …hoặc là lúc nầy, hoặc là không bao giờ nữa. **R
 
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 696
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  28
 Hôm nay:  545
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11418379
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top