Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - bài số: 057

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 057

 ĐỀ TÀI :  CHÚA CHỈ ĐẾN VÌ KẺ CÓ TỘI .    

          Thứ sáu , ngày 13 / Sept / 2019

I. BÁC ÁI KITÔ GIÁO :

ĐỀ TÀI:   SỬA LỖI CHO NHAU.
 
1. Giáo Hội đã dạy thế nào về đức ái? Thánh Phaolô dạy giáo đoàn Corinthô: Đức ái tin tất cả, hy vọng tất cả (II Cor 13, 7). Chúng ta vẫn đọc kinh ngày chúa nhật, trong đó có kinh: Thương xác 7 mối, thương linh hồn 7 mối: Thứ nhất: Lấy lời lành mà khuyên người. Thứ bốn: Răn bảo kẻ có tội.
2. Sửa lỗi là gì? Là nhắc bảo anh em khi họ phạm phải lỗi lầm / chủ đích bắt nguồn từ đức ái với anh em. Sách Khôn Ngoan cũng dạy rằng: Con hãy sửa lỗi anh em cho khôn khéo, tất nhiên họ sẽ yêu quý con.
3. Sửa lỗi là một nhiệm vụ như thế nào? Đây là một nhiệm vụ của đức ái, nó rất tế nhị và khó thực hành. Đây là gánh nặng cho người phải đứng ra sửa lỗi và người chịu sửa lỗi cũng cảm thấy có thứ gì đó gây bực mình và tạo ra tâm lý đáng ghét,  nhưng dù là khó, chúng ta cũng không được tránh lánh nhiệm vụ thuộc phạm vi bác ái nầy.
4. Tại sao phải sửa lỗi? Hãy coi họ như những người bạn, họ phạm sai lầm có khi vì không hiểu, có khi họ cố chối bỏ. Nếu họ đã phạm rồi, thì ta giúp họ kẻo lần sau họ lại tái phạm. Luật bác ái buộc ta phải giúp họ. Nếu là phần xác họ nghèo túng, ta phải giúp của ăn. Nếu họ đang cơn túng quẫn phần linh hồn mà tự họ không biết xoay sở thế nào, thì trách nhiệm của ta lại càng lớn hơn. Nếu ta sợ mất lòng họ, thì tại sao ta không sợ mất lòng Chúa ? Sao ta không chịu khuyên răn họ.
5. Chúa Giêsu đã hướng dẫn ta như thế nào về cách sửa lỗi? Nếu người anh em có sai lỗi thì một mình ngươi hãy đến khuyên nó. Nếu nó nghe tức là ngươi đã chinh phục được tâm hồn nó, nếu nó chưa nghe, thì ngươi hãy cùng với mấy người nữa cùng đồng tình đến khuyên bảo nó. Nếu nó nghe, là điều quá tốt, nhưng trường hợp nó không muốn nghe ai nữa, thì bó buộc ta phải tố cáo với Giáo Hội. Nếu nó không nghe Giáo Hội thì Giáo Hội mới có quyền trục xuất nó (Mt 18, 15), sẽ rất lợi ích nếu ta chinh phục được người anh em của mình.
6. Lợi ích mà ta sẽ nhận được là gì? Là ta mang lại được một người cho Chúa, sau đó kẻ ấy sẽ thật tình yêu mến mình, kinh nghiệm của các giáo phụ bảo chúng ta rằng: Lúc đầu khi mới được nghe sửa bảo, đương sự sẽ buồn, bực mình trong chốc lát, có khi anh ta còn phản ứng cãi lại, nhưng đến sau này, lúc nào đó khi anh ta chỉ còn một mình, anh ta sẽ lặng lẽ nghĩ lại, nhận thấy điều mình đã làm là sai và lời sửa bảo là hợp lý. Từ đó về sau anh ta sẽ không tái phạm nữa / một khi anh ta biết lỗi của mình, thì anh ta lại càng yêu mến người đã sửa lỗi cho mình bấy nhiêu.
 
7. Có bao nhiêu điều kiện để ta sửa lỗi đúng cách? Thưa có 3 : a) Chắc chắn đương sự có lỗi.  b) Hy vọng được ích lợi . c) Điều mình phải sửa là một nghĩa vụ.
8. Điều kiện khôn ngoan thứ nhất là gì? Là phải biết chắc: Đương sự có lỗi, có 4 điều ta cần lưu ý: a) Chắc hơn cả là chình đương sự hay những người đồng phạm trong cuộc, b) Là mắt mình thấy sự việc tỏ tường, c) Chính tai mình nghe đương sự thuật lại, d) Nghe qua một người khác đã nghe và thuật lại.
Điều cần lưu ý là ta không nên tọc mạch tầm tra để biết, mà chỉ là bất ngờ mình biết được câu chuyện / nhưng trước tiên ta phải nghĩ đến điều lành trước đã. Nếu như ta không biết chắc người kia có lỗi, thì đừng nên đi sửa lỗi làm gì.
9. Tại sao phải hy vọng được ích thì mới làm? Phải là việc có ích thì ta mới nên làm, nhưng nếu anh ta bị cố tật, là tật tự nhiên, thì có bảo cũng vô ích thôi / cũng có khi ta gặp thất bại chỉ vì không hợp nơi, không hợp thời, không nói đúng tâm lý, thành ra ta thấy thất bại rồi vội chán nản thất vọng nên nghĩ : Thứ người nầy bảo không được, thôi đành bó tay. Thế rồi khi thấy có ai đó muốn tiếp tục khuyên can ,ta liền vội ngăn lại ,rồi kể lại kinh nghiệm bản thân mình đã thất bại / thật ra lúc đó là lỗi là do mình bất cẩn , chứ không phải do người kia có tính cố chấp hay chai lỳ.
10. Kinh nghiệm nào ta phải học? Nhiều khi ta chính là người có thái độ kiêu kỳ, ta khuyên không được vì không khéo ăn nói, rồi ta ra mặt khinh miệt họ, nhưng biết đâu có một ngày họ sẽ được trọng dụng hơn ta thì sao . Các Giáo phụ dạy rằng: người nào dù hèn hạ đến đâu, tôi cũng nhìn thấy có Thiên Chúa trong lòng họ. Nếu lòng họ lúc nầy chưa có Chúa, thì hy vọng sau này họ sẽ có, đừng tưởng có ai đó dù là một đại gian ác, nhưng biết đâu sau này có thể tôi sẽ gặp được họ trên thiên đàng thì sao.
11. Tại sao đây lại là một nghĩa vụ rất cần thiết? Nếu ta là người có quyền sửa lỗi, khi ta gặp lại người trước đây đã mắc lỗi nhưng nay họ đã sửa rồi, thì ta không nên nhắc lại chuyện cũ làm gì cho thêm phiền, nhắc lại chỉ làm cho đôi bên thêm ngượng ngịu, có khi trở thành gánh nặng, có khi làm cho người kia không chịu nổi. Vậy nếu thấy không còn cần thiết thì đừng nên nhắc lại làm gì.
12. Làm sao ta có thể nhắc bảo người vai trên? Nhắc lỗi cho người lớn tuổi hơn mình thì phải khéo lựa lời, lựa lúc thuận tiện, nhắc lại với tình hiếu thảo, như thánh Phaolô dạy Timothê-o: Con đừng có mắng người già, nhưng phải van nài kẻ đáng tuổi cha mẹ mình.
13. Làm sao ta nhắc với người bằng vai? Thánh Phaolô không muốn làm cho ai bẽ mặt, nhưng chỉ là khuyên nhủ, như là lúc ta khuyên nhủ các con rất yêu quý của mình vậy (Icor 4, 14).
 
14. Ta nhắc người dưới như thế nào? Thánh Phaolô khuyên rằng: Dầu thuận tiện hay không thuận tiện, hãy sửa bảo, khuyên răn, van nài, trách mắng nhưng phải luôn biết dạy dỗ cách nhẫn nhục, lắm khi muốn sửa còn phải chờ thời cơ, lựa lúc thuận tiện …/ thì việc dạy bảo mới thật sự hữu ích.
15. Phương pháp sửa lỗi như thế nào? Có lúc vì thân tình, thì thực tình bảo ngay, có khi cần phải nói đúng, có khi phải trách mắng thật nhẹ nhàng, có khi chỉ tỏ bằng cử chỉ, có khi chỉ bằng nét mặt rầu rầu, cũng có khi chỉ nên trách mắng gián tiếp, còn nếu là lỗi riêng tư thì chớ nên trách mắng công khai. Trường hợp khi cần phải sửa một gương xấu công khai, thì ta phải công khai để kẻ khác cũng sợ / cũng có khi ta chỉ trưng ra câu chuyện làm gương. Ví dụ với người nghiện rượu quá thì ta chỉ khuyên họ uống rượu pha với nửa nước lã cho nhạt bớt. Đây cũng là cách bỏ rượu …từ từ.
16. Thái độ của người mắc lỗi phải thế nào? Nếu ta là người có lỗi, bị người khác sửa / thì có 3 điều cần lưu ý.
 
a) Khi được nhắc bảo, ta phải tỏ lòng biết ơn / bằng cách nhận lỗi và hứa sửa, rồi phải cố giữ lời hứa.
b) Xác nhận lỗi và hứa sẽ sống tử tế hơn.
c) Tự mình cải thiện: Đừng chỉ cảm ơn suông, vì người ta thường để ý xem ta có sửa mình hay không / có lợi ích gì khi họ nhắc bảo ta không / rồi người ta sẽ định tâm xem có cần phải nhắc lại nữa hay không. Như vậy liệu việc nhắc ta , có thể cứu vãn được tình hình hay không. **R
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:  CN XXIV  TN / C  
 
PHÚC ÂM:  Lc 15, 1-32
Trên trời ai nấy sẽ vui mừng, vì một người tội lỗi ăn năn sám hối.
 
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
1 Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng. 2 Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: "Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng." 3 Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này:
4 "Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất? 5 Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. 6 Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: "Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó.7 Vậy, tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.
8 "Hoặc người phụ nữ nào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng, lại không thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được? 9 Tìm được rồi, bà ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: "Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã đánh mất”. 10 Cũng thế, tôi nói cho các ông hay: giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối."
11 Rồi Đức Giê-su nói tiếp: "Một người kia có hai con trai. 12 Người con thứ nói với cha rằng: "Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng”. Và người cha đã chia của cải cho hai con. 13 Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình.
14 "Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, 15 nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. 16 Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. 17 Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: "Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! 18 Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, 19 chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy. 20 Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha.
“Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. 21 Bấy giờ người con nói rằng: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. ..22 Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: "Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, 23 rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! 24 Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng.
25 "Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, 26 liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. 27 Người ấy trả lời: "Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì gặp lại cậu ấy mạnh khoẻ. 28 Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. 29 Cậu trả lời cha: "Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. 30 Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!
31 "Nhưng người cha nói với anh ta: "Con à, lúc nào con cũng ở với Cha, tất cả những gì của Cha đều là của con. 32 Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy."
Đó là lời Chúa.
 
 
ĐỀ TÀI:   CHÚA CHỈ ĐẾN VÌ KẺ CÓ TỘI .     
 
1. Tại sao người Pharisêu lại phiền hà trách móc Chúa? Vì họ thấy Chúa luôn gần gũi và quan tâm đến những người thu thuế và kẻ tội lỗi. Chúa đã dùng 3 dụ ngôn để nhấn mạnh đến lòng thương xót của Thiên Chúa qua thái độ sẵn sàng khoan dung tha thứ tội lỗi cho các tội nhân và vui mừng đón nhận khi họ hồi tâm sám hối quay về.
2. Ý nghĩa của 3 dụ ngôn trên đây là gì? Hai dụ ngôn đầu có ý rằng: Tội nhân dù có đi hoang thì Thiên Chúa cũng không bỏ rơi họ. Dụ ngôn thứ ba thì Chúa có ý muốn dạy, Chúa luôn mong chờ họ hồi tâm trở về và rất vui mừng đón nhận và tha thứ hết cho họ.
3. Tại sao người thu thuế, và kẻ tội lỗi lại bị lên án? Trong xã hội Do Thái thì hai thành phần nầy bị coi như những tội nhân luôn phạm tội công khai. Bọn họ cũng thường bị người Pharisêu lên án (Lc 5, 30). Ở đây cho thấy hai hạng người nầy thường đến nghe Chúa Giêsu giảng, cũng có nghĩa rằng: Chúa Giêsu không vì thế mà khinh dễ lánh xa  họ nhưng Ngài sẵn sàng đón tiếp để cứu độ họ.
4. Một trăm con chiên có ý chỉ điều gì? Đây là hình ảnh mục tử với đàn chiên, cũng nói lên quan hệ giữa Thiên Chúa và con người (Lc 12, 32). Con chiên tìm thấy được chính là biểu tượng ơn cứu độ của Thiên Chúa, tác giả Luca cho thấy Thiên Chúa là Đấng giàu lòng xót thương, Ngài luôn đi tìm và đưa các tội nhân trở về với đàn chiên (Lc 15, 4-7).
5. Tại sao chủ chăn lại dám để 99 con chiên ở ngoài đồng hoang? Ở đây có ý hiểu ngầm là chín mươi chín con chiên trong đàn đã được người mục tử nhốt ở một nơi an toàn nào đó trong hoang địa trước khi ông ta đi tìm con chiên lạc. Tuy chỉ là một con chiên nhưng nó lại đại diện cho một số lớn, đến nỗi ông quyết tâm đi tìm cho bằng được, điều nầy cho thấy lòng thương xót của Thiên Chúa thật lớn lao.
6. Giá trị của một đồng quan như thế nào? Quan là đơn vị tiền tệ của Hy Lạp, nó tương đương với 1 quan tiền của Roma (Lc 7, 41), là tiền công một ngày của một nông dân làm ngoài đồng (Mt 20, 2), nhà của người Palestin cũng như nhà của cha ông Việt Nam chúng ta ngày xưa, có tường làm bằng đất sét tô vào vách đan bằng tre ngâm nước, có rất ít cửa cho nên ban ngày căn nhà vẫn tối tăm vì nền bằng đất. Cho nên dù là ban ngày cũng phải đốt đèn. Vì vốn liếng của bà chỉ có 10đ, cho nên mất đi 1 đồng làm cho bà tiếc lắm, phải tìm cho bằng được, có nghĩa là Chúa không muốn bất cứ ai bị hư mất, nhưng muốn cho họ sám hối để được sống.
 
7. Tấm gương tha thứ của thời hiện đại, ta thấy gì ? Vào ngày 13/05/1981 Hàng chục ngàn người chen chúc nhau tại quảng trường thánh Phero để chào đón Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thì một tiếng nổ vang lên, Đức Thánh Cha ngã gục trên vũng máu, tên hung thủ Ali Agaca đã bị bắt ngay tại chỗ. Hung thủ bị giam ở Roma, sau đó cả thế giới đã kinh ngạc hơn khi thấy Đức Thánh Cha đến thăm hỏi và nói chuyện với kẻ sát hại Hình tại nhà tù, người ta không biết hai người đã nói gì với nhau nhưng mọi người rất xúc động, khi thấy Đức Thánh Cha ôm anh ta và nở nụ cười trìu mến. Hình ảnh nầy không khác gì lúc Chúa Giêsu niềm nở đón tiếp các tội nhân ngày xưa. Sau khi mãn hạn tù, Ali Agaca đã xin nhập quốc tịch Vatican và xin được trở thành em nuôi của Ngài.
8. Tại sao con người ít có cảm thông, thương yêu, tha thứ? Vấn nạn của thế giới hôm nay chính là căn bệnh của thế kỷ, người ta chưa thể tìm ra phương pháp chữa trị hữu hiệu, thái độ của các bệnh nhân là bàng hoàng, rồi không tin là mình đã lây căn bệnh quá ác nầy. Sau đó là xem ai đã lây cho mình, mặt khác họ còn che dấu không cho người chung quanh biết mình đang mắc bệnh, có người thì cố sống tốt để không lây lan cho người khác, cũng có người vì hận đời nên sống buông thả, quan hệ tình dục bừa bãi , nhằm làm cho nhiều người khác cùng chết với mình thì mới hả dạ. Một số khác khi thấy ai bị lây lan thì bàn tán xầm xì to nhỏ, cảnh giác, tránh lánh bệnh nhân, khiến người mắc bệnh đâm ra tủi hổ, cuối cùng là bệnh nhân phải dời chỗ ở.
9. Làm sao để lòng thương xót chiến thắng sự thù hận? Thói đời khi ta ghét ai thì ta xa lánh, nhưng Chúa Giêsu thì không tránh, không sợ mà ngài vẫn tìm đến gần để cứu chữa họ. Nếu ta cũng ứng xử như người ngoại giáo thì ta có khác gì họ đâu. Dụ ngôn người con hoang đàng chính là đối tượng mà ta cần phải bóp trán suy nghĩ, hoặc ta học cách đối xử của người cha, hoặc ta học cách quay về của người con, khiêm tốn, nhìn nhận tội lỗi, xin lỗi và sữa đổi. Đây chính là việc mà mọi người cần phải làm, nếu muốn được Thiên Chúa xót thương.
10. Đặc tính của lòng thương xót Chúa là gì? Chúa là mục tử tốt lành, Chúa biết rõ từng con chiên, Chúa không bỏ rơi nhưng quyết tâm đi tìm con chiên lạc / con người tuy là thụ tạo thấp hèn nhưng thật đáng quý trước con mắt của Chúa. Chúa luôn đi tìm và không muốn ai trong chúng ta phải hư mất, Chúa quyết tâm đi tìm cho tới khi nào tìm thấy, Chúa không bỏ mặc nhưng luôn mong chờ nó sám hối và quay về (Lc 15, 20).
11. Tại sao Chúa lại vui mừng? Đức Giêsu là hiện thân của một Thiên Chúa với lòng từ bi thương xót, Chúa không muốn cho tội nhân phải chết. Chúa vui mừng khi tội nhân biết quay về / Chúa vui mừng vác nó lên vai và đem về nhà, lại còn khoe với mọi người : hãy chung vui với tôi.
12. Tại sao ta phải cảm thông? Chúng ta luôn có thái độ giống các kinh sư và biệt phái: ta thích kết án và xét đoán tha nhân, còn Chúa Giêsu thì ngài cảm thông / không cảm thông sao Chúa lại ngồi đồng bàn, sao Chúa lại ghé nhà Giakêu, sao Chúa lại chọn Lêvi làm tông đồ, tại sao Chúa bênh vực người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình khỏi bị ném đá cho tới chết / sở dĩ Chúa đến với mọi tội nhân vì Chúa muốn chữa lành họ.
13. Tại sao ta phải tha thứ? Có nhận mình là tội nhân thì chúng ta mới dễ cảm thông và tha thứ / ta thường đòi kẻ có tội phải bị trừng phạt thì ta mới vừa lòng / nếu ta cứ áp dụng mắt đền mắt, răng đền răng thì có lẽ mọi người ai cũng mù lòa, ai cũng không còn răng để ăn cơm. Chúa đã tha thứ vô điều kiện và phục hồi trọn vẹn cho Phêrô, như là ông chưa bao giờ chối thầy. Trong kinh Lạy Cha Chúa đã dạy chúng ta thế nào? Chúa Giêsu còn nói với ta: Anh em đong đấu nào thì Thiên Chúa cũng đong cho anh em bằng đấu ấy (Mt 7, 2), còn thánh Phaolô thì dạy: Đức mến tha thứ tất cả (1 Cor 13, 4-7) /  Cho nên ta hãy cố sống giống Chúa.    **R
 
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 511
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  13
 Hôm nay:  2768
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11353072
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top