Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - bài số: 059

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 059

 ĐỀ TÀI :   CỦA CẢI TRẦN GIAN KHÔNG PHẢI LÀ TẤT CẢ

*ÍCH KỶ LÀ MỘT TRỌNG TỘI .

          Thứ sáu , ngày 27 / Sept / 2019

I. ĐỨC TIN KITÔ GIÁO:

ĐỀ TÀI:   ĐẶC TÍNH CỦA HỘI THÁNH (PHẦN II). 
 
1. Thế nào là một Hội Thánh tại địa phương? Mỗi một Giám Mục là một Giáo Hội. Giám Mục cai quản một giáo phận. Giám Mục có quyền tấn phong một Giám Mục khác, có quyền mở chủng viện đào tạo Linh Mục, mở và cho phép các dòng tu hoạt động. Giám Mục có thể thành lập Giáo Hạt, Giáo Xứ / rửa tội và ban bí tích cho giáo dân. Vì thế ở đâu có Giám Mục thì ở đó có Giáo Hội, cho nên mỗi Giáo Hội tại địa phương đều mang đặc tính công giáo / Giáo Hội tại địa phương luôn có Chúa Kitô hiện diện, nếu đoàn thể tín hữu ấy thuộc Giáo hội địa phương hợp pháp / Giáo Hội địa phương hợp pháp luôn hiệp thông với Giáo Hội mẹ tại Roma.
2. Chúa Kitô đang hiện diện ở đâu? Chúa Kitô luôn hiện diện trong các cộng đoàn ấy cho dù nó bé nhỏ, nghèo hèn hay đang bị tản mác khắp nơi. Nhưng nhờ Thánh Linh, Hội Thánh luôn duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (GH 26). Đây chính là Giáo Hội hữu hình tại trần gian.
3. Giáo Hội hiệp nhất theo cách nào? Trước hết các tín hữu công giáo là những người đã tin Đức Kitô, đã chịu phép rửa, đã gia nhập vào cộng đoàn Hội Thánh, đã lãnh nhận Thánh Thần, đã chấp nhận các tổ chức, các phương tiện cứu rỗi trong Hội Thánh, cùng hiệp thông với nhau trong Chúa qua các bí tích trong tổ chức hữu hình dưới quyền điều khiển của Giám Mục Roma là Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục địa phương. Kế đến cũng có một số người mang danh Kitô hữu, nhưng không tuyên xưng đức tin trọn vẹn, cũng không hiệp nhất với đấng kế vị thánh Phêrô (GH 15).
4. Còn thành phần nào khác cũng thuộc dân Thiên Chúa? Tuy những thành phần đó chưa lãnh nhận tin mừng của Chúa Kitô, nhưng cũng được Thiên Chúa an bài cho họ bằng nhiều cách như là anh chị em Do Thái Giáo và Hồi Giáo, sau đó là các tôn giáo khác. Chúng ta phải kể ra những tôn giáo khác trong bối cảnh ở Việt Nam và các vùng Châu Á khác. Họ là những tôn giáo truyền thống lâu đời như là Ấn Giáo, Phật Giáo, Khổng Giáo. Tâm tình của Giáo Hội hôm nay là không phủ nhận giá trị chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo đó. Bởi vì họ cũng chủ trương mang lại ánh sáng chân lý để chiếu soi cho hết mọi người.
5. Những người vô tình không nhận biết phúc âm thì sao? Có thể họ vô tình không biết phúc âm, không nhận biết Chúa Kitô, nhưng trong lòng họ vẫn thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ơn thánh, họ cũng cố gắng chu toàn thánh ý Thiên Chúa như là ăn ngay ở lành, yêu thương đồng loại, không gian dâm trộm cắp. Họ làm mọi việc theo sự hướng dẫn của lương tâm ngay lành, thì đương nhiên họ cũng được cứu rỗi. Nếu họ vô tình chưa nhận biết Thiên Chúa cách rõ ràng, nhưng nhờ ơn Chúa nâng đỡ, họ luôn cố gắng sống đời chính trực, thì Chúa quan phòng cũng không bao giờ từ chối ban ơn trợ lực cần thiết cho họ, để họ cũng được ơn cứu rỗi.
6. Mệnh lệnh truyền giáo bắt nguồn từ đâu? Mệnh lệnh này xuất phát từ tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại / mệnh lệnh truyền giáo xuất hiện từ khi ta tin Chúa và chịu phép rửa. Chúa nói: Vậy anh em hãy đi làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy, làm phép rửa cho họ, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em (Mt 28, 19-20). Tình yêu cứu độ của Thiên Chúa muốn đưa tất cả nhân loại vào sự hiệp thông với Ba ngôi Thiên Chúa.
 
7. Hội Thánh phải truyền giáo như thế nào? Tình yêu của Thiên Chúa thúc đẩy Hội Thánh dấn thân vào trong công cuộc truyền giáo. Như thánh Phaolô từng nói: Tình yêu của Đức Kitô thúc đẩy tôi (2Cor 5, 14). Vì nếu Hội Thánh tin Chúa, tin vào kế hoạch yêu thương của Đức Kitô dành cho mọi người, thì Hội Thánh phải là một cộng đoàn luôn hăng say cho công cuộc truyền giáo.
8. Ta phải làm gì nếu muốn sứ vụ được hoàn thành? Muốn chu toàn bổn phận truyền giáo, ta phải để cho Chúa Thánh Linh hướng dẫn chúng ta đi vào mọi nẻo đường mà Đức Kitô đã đi, con đường vâng phục, khó nghèo, hy sinh đến độ hiến mạng sống mình: Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất....(Ga 12, 14). Máu các thánh tử đạo trổ sinh các tín hữu.
9. Thế nào là Hội Thánh tông truyền? Có 3 ý nghĩa căn bản sau đây: 
a) Đức Kitô đã thiết lập Hội Thánh trên nền tảng các tông đồ (Ep 2, 20).
b) Hội Thánh là cộng đoàn bảo vệ và truyền thông sứ điệp, và chứng tá là các tông đồ (Mt 18, 19-20).
c) Hội Thánh được giáo huấn ,thánh hóa và hướng dẫn nhờ các Đấng kế vị các tông đồ.
10. Những ai đã được sai đi? Chúa phục sinh đã sai các tông đồ ra đi, các ông đến với con cái Israel trước hết, rồi sau đó mới đến lượt các dân tộc khác. Nhờ Thánh  Linh phù trợ, các ông mới có thể làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Chúa, các ông lãnh đạo họ. Vì thế các ông đã chăm nom săn sóc Hội Thánh dưới sự hướng dẫn của Chúa, mọi ngày cho đến tận thế (Mt 28, 20). Nhờ vào quyền năng của Chúa Thánh Thần, Hội Thánh đã bảo vệ được những giáo huấn lành mạnh của các tông đồ. Chính những giáo huấn đó đã làm phong phú thêm kho tàng đức Tin.
11. Nhờ đâu Hội Thánh tiếp tục được mở rộng? Nhờ lời giảng dạy, Thánh hóa và hương dẫn của các tông đồ nên Hội Thánh tiếp tục được phát triển cho đến khi Đức Kitô trở lại. Nhờ các vị kế nhiệm thánh Phêrô là các Giám Mục luôn hiệp nhất với thánh Phêrô là mục tử tối cao của Hội Thánh. Nhờ những Giám Mục và các Đấng kế vị nên truyền thống tông đồ mới được duy trì và biểu lộ trên khắp thế giới cho đến ngày hôm nay (GH 20). Chính Chúa Kitô đã đào tạo ra các tông đồ mà Phêrô là người được chọn làm thủ lĩnh.
 
12. Nhờ đâu mà hội thánh hiệp nhất? Hội Thánh luôn đồng tâm nhất trí trong việc phục vụ và trong ý thức làm tông đồ. Sự hiệp nhất nầy phát sinh do nguyên tắc “lập đoàn”. Chính Chúa Giêsu đã trao phó nguyên tắc nầy cho các tông đồ, đứng đầu là Phêrô, từ đó Phêrô cũng thường xuyên trao nguyên tắc nầy lại cho đoàn các giám mục. Nhờ đó Giám mục đoàn không ngừng gia tăng trên toàn cầu, nhưng vẫn hiệp nhất với Đấng kế vị thánh Phêrô và chịu sự hướng dẫn của các vị nầy.
13. Hội Thánh có truyền thống như thế nào? Hội Thánh có 4 đặc tính căn bản: Duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền / những đặc tính nầy vừa là hồng ân vừa là những nhiệm vụ mà Hội Thánh phải thực thi để liên kết Hội Thánh với Đức Kitô.
14. Chúng ta được mời gọi điều gì? Là những người tin và bước theo Chúa cho nên chúng ta là chi thể của Chúa. Tất cả mọi người, chúng ta được mời gọi để hoán cải tâm hồn, phải thắng vượt mọi căn nguyên gây chia rẽ (có nguồn phát sinh từ ly giáo, lạc giáo, hồi giáo. Nhất là phải thắng vượt mọi ý hướng  đối lập, cạnh tranh, bất hòa ,là những nguyên nhân gây sứt mẻ sự hiệp thông trong cộng đoàn dân Chúa.
15. Chúng ta phải sống đạo như thế nào? Sự thánh thiện của Hội thánh là một quá trình tinh luyện để trưởng thành xứng với tầm vóc sung mãn của Đức Kitô. Chúng ta hãy sống chân lý bằng tình bác ái yêu thương, để đức tin và lòng mến của chúng ta luôn trưởng thành về mọi phương diện hầu chúng ta có thể vươn tới sự thánh thiện của Đấng là đầu, là chính Đức Kitô, cũng chính nhờ Ngài mà toàn thân Hội Thánh sẽ lớn lên và luôn được xây dựng trong tình bác ái yêu thương (Ep 4, 15).
16. Thế nào là Hội Thánh công giáo? Hội Thánh là hồng ân Thiên Chúa cho nên Hội Thánh được gọi là công giáo vì nó mang tính phổ quát. Vì nhiệm vụ của Hội Thánh là phải đem muôn dân về cho Đức Kitô, vì Ngài là đầu trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần. Đây cũng chính là nhiệm vụ mà bất cứ ai đã tin theo Chúa, đã chịu phép rửa, đều được kêu gọi đi truyền giảng Tin mừng.
17. Thế nào là tông tuyền? Vì Hội Thánh được xây dựng trên nền tảng các tông đồ, đặc sủng nầy vẫn luôn tiếp tục để các Giám Mục kế vị các tông đồ / bản tính tông đồ phải được mọi tín hữu thực thi. Vì đây chính là sứ mạng mà Chúa Giêsu đã trao phó cho các tông đồ và cho mọi người. **R
 
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:  CN XXVI  TN / C  
 
PHÚC ÂM:  Lc 16, 19-31
Con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-za-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-za-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ.
 
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
 
19  Khi ấy, Đức Yesus nói với người Pharisiêu dụ ngôn sau đây: “Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. 20  Lại có một người nghèo khó tên là La-za-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, 21  thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. 22  Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Abraham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn.”
23 Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy Tổ phụ Abraham ở tận đàng xa, và thấy anh La-za-rô trong lòng Tổ phụ. 24 Bấy giờ ông ta kêu lên: ‘Lạy Tổ phụ Abraham, xin thương xót con, và sai anh La-za-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!’ 25 Ông Abraham đáp: ‘Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-za-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ La-za-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. 26  Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.’
27 Ông nhà giàu nói: ‘Lạy Tổ phụ, vậy thì con xin Tổ phụ sai anh La-za-rô đến nhà cha con, 28 vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh báo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này!’ 29 Ông Abraham đáp: ‘Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe các vị đó.’ 30 Ông nhà giàu nói: ‘Thưa Tổ phụ Abraham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối’. 31 Ông Abraham đáp: ‘Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin’.”
 
Đó là lời Chúa.
 
ĐỀ TÀI:    CỦA CẢI TRẦN GIAN KHÔNG PHẢI LÀ TẤT CẢ.
 
1. Đại ý bài Phúc Âm hôm nay muốn nói lên điều gì? Tin Mừng hôm nay tường thuật lại cách sống và hậu quả sau đó giữa 2 con người. Đại diện cho 2 lớp người, ông nhà giàu ăn uống thừa mứa và anh ăn mày Lazaro sống một cuộc đời khốn khổ vì nghèo đói. Thế nhưng sau khi chết, cả hai đã lãnh nhận những điều hoàn toàn trái ngược nhau. Ở đây Chúa muốn lưu ý chúng ta về cách sống mình, và hãy sử dụng tiền bạc sao để nó mang lại lợi ích nhiều nhất cho mình ở đời sau.
2. Hình ảnh ông nhà giàu cho ta thấy điều gì? Áo quần mặc không hết, thực phẩm thì toàn cao lương mỹ vị, ăn uống thừa mứa / một kiếp người ở trần gian như vậy là quá sung sướng. Cho nên ai nghe qua cũng ngưỡng mộ , ước ao.
3. Hình ảnh anh ăn mày nói lên điều gì? Đói khổ bệnh tật chính là hình ảnh của những con người nghèo khổ như Lazaro, cả đời nầy anh ta luôn sống trong bất hạnh: Tứ cố vô thân, không nhà cửa, không tiền bạc, không nghề nghiệp, không có nơi nương tựa. Ở hoàn cảnh nầy, anh không còn biết cậy nhờ ai. Cho nên chỉ biết trông chờ vào một mình Thiên Chúa, Đấng có thể cứu giúp anh / Còn người đời thì chỉ toàn là thứ người thờ ơ, ích kỷ.
4. Âm phủ là nơi nào? Theo quan niệm (truyền thuyết) của một số tôn giáo thì âm phủ chính là nơi tạm giam chờ ngày xét xử. Ở âm phủ cũng được chia làm đôi. Một bên dành cho những người công chính, những người này được dự tiệc cùng với tổ phụ Abraham, còn những kẻ bất tín thì cũng tạm thời bị nhốt vào trong lò lửa, bị thiêu đốt cùng với những cực hình, cả hai đều phải chờ ngày ra toà xét xử. Ngày tận thế sẽ có cuộc xét xử chung cuộc. Sau đó kẻ lành sẽ được hưởng hạnh phúc nước trời, kẻ dữ sẽ bị phạt vĩnh viễn trong hỏa ngục. Trong thời kỳ tạm giam thì Lazaro được ở chung cùng tổ phụ Abraham vì anh là con cháu , đã sống theo đạo lý của Abraham. Nhưng sau khi xét xử thì những người như Lazaro sẽ được ngồi trong lòng Thiên Chúa, vì anh đã trở thành Con Thiên Chúa.
5. Đâu là chỗ vinh dự nhất? Được ngồi trong lòng Abraham, chứng tỏ anh ta là con cháu cưng của Abraham. Đây là một chỗ vinh dự nhất, cũng như trong bữa tiệc ly Gioan đã được vinh dự tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu. Lời kêu cứu của tên nhà giàu chứng tỏ rằng: Số phận con người ở thế giới bên kia luôn tùy thuộc vào cách sống của họ tại trần gian hôm nay.
6. Tại sao anh nhà giàu lại bị trừng phạt? Vì khi còn sống, ông đã không sử dụng của cải theo thánh ý Chúa. Còn anh nhà nghèo được thưởng vì anh chấp nhận sống tinh thần nghèo khó. Anh nhà giàu tuy không bóp họng bóp hầu người khác, anh chỉ ăn uống tiêu dùng đồng tiền cho chính anh làm ra, nhưng chỉ vì anh quá phung phí, quá ích kỷ, thấy người khác sắp chết vì đói mà anh không cứu. Anh nhà giàu phải nên nhớ rằng: Sự giàu có của anh không thể mua nước Thiên Đàng, muốn lên được Thiên Đàng anh phải nhờ có ơn Chúa, thì anh mới được ơn cứu độ (Lc 18, 24-27). Cũng vậy, không phải bất cứ ai nghèo cũng đều được lên thiên đàng đâu. Nếu nghèo mà không có tinh thần siêu thoát, không có tinh thần tín thác, nghèo mà cứ tru tréo, nguyền rủa, nghèo mà cứ ước ao những sự trái, thì số phận của họ cũng bị diệt vong thôi (Lc 12, 15).
7. Một vực thẳm ngăn cách nói lên điều gì? Vực thẳm nói lên tính dứt khoát của số phận, có nghĩa là do ta lựa chọn cách sống, mỗi người phải hiểu rõ rằng: Tham lam, gian dối, ích kỷ, gian ác trong tiền bạc thì chắc chắn sẽ bị phạt, còn nếu như giàu có mà luôn biết chia sẻ, đóng góp để làm những việc công ích, thì giàu có như vậy cũng thật có phúc. Họ đã hạnh phúc đời này mà còn hạnh phúc đời sau nữa.
 
8. Chúng ta nên làm gì với những lời cảnh báo? Mỗi người đều có tiếng nói lương tâm. Người xưa có câu: Nhân chi sơ tính bản thiện / nhưng lâu dần tinh thần họ yếu nhược, không chịu nghe tiếng lương tâm nên sinh lòng tham lam, gian đối, ích kỷ. Đạo nào cũng dạy chúng ta những điều tốt đẹp, xã hội nào cũng có những điều luật ngăn cấm hoặc chế tài những lỗi phạm dành cho kẻ bất lương. Nhưng vì họ không hồi tâm sám hối, họ cố tình chối bỏ đạo lý làm người, không thực thi đức công bình bác ái.
9. Vì sao con người không tin, không muốn tuân giữ các giáo huấn? Khi xưa Chúa Giêsu đã làm rất nhiều phép lạ, kẻ có lòng tin thì chỉ cần nhìn thấy một phép lạ, cũng đủ để giúp họ hoán cải. Thế nhưng dân Do Thái ngày xưa, luôn đòi Chúa làm phép lạ, hết phép lạ nầy đến phép lạ khác, rồi còn đòi phép lạ cả thể từ trời. Thế nhưng cho dù họ có chứng kiến bao nhiêu phép lạ thì họ vẫn không tin, họ vẫn cứ giết Chúa . Cho nên bây giờ thì họ lại đòi phải có người chết hiện về. Cho nên cuối cùng Chúa cũng chỉ nói với mọi người: Hãy tin vào Thầy (Ga 14, 11-12) / Phúc cho những ai không thấy mà tin (Ga 20, 29b).
10. Vì sao con người rất khó gặp nhau? Ông nhà giàu và anh Lazaro ở cách nhau có mấy bước chân, thế mà họ chẳng bao giờ gặp nhau. Cho tới lúc chết họ cũng có một khoảng cách. Anh Lazaro cứ việc sống vất vưởng ở trước cửa nhà. Ông nhà giàu cũng biết có anh Lazaro / nhưng trong cuộc sống của ông, không hề có một chỗ cho Lazaro. Anh Lazaro ở ngoài phần đất của ông, ở ngoài ranh giới trách nhiệm của ông. Chính lúc ông cậy dựa vào của cải vật chất, thì cũng chính là lúc ông trở nên đui mù.
11. Cho tới khi nào thì ông nhà giàu mới thấy mình sai? Sau nầy khi ông biết hậu quả mà mình đang chịu, ông không tự biện minh cho mình điều gì. Ông nghĩ rằng: ông không gây rắc rối gì cho Lazaro. Ông rất tôn trọng quyền tự do của Lazaro, anh ta cũng đâu xin xỏ điều gì ở ông. Nhưng hậu quả mới chính là điều đã làm cho ông sáng mắt. Ông biết mình sai khi đã không sống đúng theo những lời Chúa dạy.
12. Ông nhà giàu đã nghiệm ra điều gì? Ông nhà giàu đã cảm nhận rằng mình đã thành công, đã đạt được mọi thứ. Nhưng chính cái chết đã giúp cho ông hiểu rằng: Của cải hay cuộc sống ở trần gian chưa phải là tất cả. Cho nên phải sống sao, phải sử dụng của cải làm sao, để sau khi chết, người ta sẽ có được cuộc sống viên mãn. Dĩ nhiên trong bài tin mừng, Chúa Giê-su không nói đến những sai lỗi nhất thời. Chúa chỉ nhấn mạnh để chúng ta thấy: Sự lựa chọn cách sống ở đời nầy có một giá trị căn bản và thật quan trọng. Cho nên sự lựa chọn hôm nay rất hệ trọng vì nó có liên hệ mật thiết đến cuộc sống vĩnh cửu mai sau.
13. Lý do ông nhà giàu phải chịu cực hình là gì? Không chỉ tại vì ông có nhiều của cải tại trần gian, mà ông phải bị hành hạ ở thế giới bên kia. Nếu ông đang chịu cực hình đau đớn, là vì ông đã không biết sử dụng nó sao cho khôn khéo. Hôm nay, Chúa mời chúng ta hãy nhìn lại mình, coi thử có ông ăn mày nào đang sống vất vưởng trước cửa nhà chúng ta không. Chúng ta có nhận thấy những nhu cầu của họ không? Chúng ta đã hành xử như thế nào rồi ?
14. Lúc nào thì ta có thể thay đổi số phận? Bây giờ thì còn thay đổi kịp. Nhưng sau khi chết thì hết giờ. Cho nên Chúa đã thúc bách chúng ta, hãy thay đổi ngay. Chúng ta không tìm thấy bất cứ giáo huấn hay bất cứ lời hứa nào rằng : Chúng ta còn có thể hoán cải sau khi chết. Muốn thực thi lời Chúa hứa, ta phải ước muốn lắng nghe, ta phải có con tim nhiệt tình, sẵn sàng, rộng mở. Nếu tim ta chai cứng, đui mù vì ích kỷ, không thèm quan tâm đến Chúa, đến tha nhân / thì cho dù có bao nhiêu phép lạ, có bao nhiêu sứ giả được Chúa sai đến, thì cũng chẳng lay tỉnh được chúng ta nữa đâu.
15. Thế nào là sự khôn ngoan đúng lúc? Điều mà Chúa Giê-su muốn lên án chính là chúng ta không nhìn thấy tình trạng của bản thân để mà thay đổi cho kịp lúc. Cũng có lúc Chúa mời gọi sớm , cũng có lúc đó là tiếng gọi cuối cùng. Tên gian phi trên Đồi Sọ đã trở lại, đã sám hối, đã đưa tay ra đúng lúc. Chỉ trong một tích tắc cuối cùng, anh đã biết sử dụng công cụ sám hối để cởi bỏ những điều gian ác trong cuộc sống của anh ta và anh ta đã một bước , chỉ một bước là vào được thiên đàng. Lạy Thầy Giê-su, xin nhớ đến tôi (Lc 23,43).
 
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS
 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 659
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  12
 Hôm nay:  1224
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11427489
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top