Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - bài số: 061

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 061

 ĐỀ TÀI :       HÃY TẠ ƠN CHÚA TRONG MỌI SỰ. 

   (Vâng lời và cảm ơn, là hai điều cần làm)

 
          Thứ sáu , ngày 11 / OCT / 2019

I. GIÁO LÝ HÔN NHÂN:
 
ĐỀ TÀI:   GIÁO DỤC CON CÁI.    (PHẦN I)
 
1. Hạnh phúc của bậc cha mẹ là gì ? Là thấy con cái khôn lớn, nên người. Con cái mà hư hỏng thì cha mẹ phiền muộn lắm / kết quả vui buồn hay tủi hổ đều tùy vào cách mà cha mẹ dạy con từ thuở ban đầu.
2. Tại sao cha mẹ phải dạy con cái? Đây là một bổn phận thật quan trọng mà còn là một vinh dự lớn lao của kẻ được diễm phúc làm cha mẹ. Đây là nhiệm vụ được  cộng tác với Thiên Chúa trong việc xây dựng những con người mới, những người con của Thiên Chúa/ mong sao chúng trở thành người hữu ích cho xã hội, cho hội thánh / chúng có thể trở thành những tu sĩ , những thánh nhân của Thiên Chúa. Cho nên không thể làm tùy hứng, mà phải làm theo phương pháp, theo kế hoạch.
3. Quyền và bổn phận đó quan trọng như thế nào? Đây là hai việc làm cốt lõi của bậc cha mẹ ,vì nó liên quan đến phẩm chất của gia đình và của giống nòi. Vì chỉ có cha mẹ mới có mối tương quan độc nhất vô nhị đối với con cái. Cho nên việc giáo dục con cái không ai có thể thay thế được cũng không thể khoán trắng cho ai, cũng không được để cho ai chiếm đoạt mất. Yếu tố quan trọng trong việc giáo dục con cái của bậc cha mẹ chính là tình phụ tử và mẫu tử. Vì thế nó chính là linh hồn của mọi sáng kiến và nó hướng dẫn cho mọi hoạt động giáo dục cụ thể, làm cho con cái thắm đượm sự dịu dàng, kiên nhẫn, nhân hậu, phục vụ, hy sinh vô vị lợi. Đây là những hoa trái quý giá nhất phát xuất từ tình yêu.
4. Phải dạy con từ lúc nào? Cộng đồng Vatican II hướng dẫn rằng: Khi cặp đôi lãnh nhận bí tích hôn phối thì đồng thời họ cũng lãnh nhận ân sủng và bổn phận / nên cha mẹ phải dạy dỗ giáo dục con cái ngay từ trong bào thai, uốn con từ thuở còn non – dạy con từ thuở con còn trẻ thơ. Khoa học chứng minh cho thấy: Cha mẹ có thể dạy con ngay từ lúc phôi thai, việc này được gọi là thai giáo, chính trong thời gian nầy mà tâm tính và tính khí của đứa con được ghi dấu ấn sâu đậm từ cách hành xử của cha mẹ. Cho nên tiền nhân cũng thường lưu ý các bậc cha mẹ là phải sống cuộc sống thật lành mạnh về luân lý và tâm linh trong thời gian mang thai. Tuy nhiên thời gian tốt nhất để giáo dục con chính là lúc đứa con bắt đầu tuổi khôn, bắt đầu chúng có chút hiểu biết về những điều cha mẹ răn dạy. Thời gian nầy: gia đình chính là mái trường, là lớp học đầu tiên. Cha mẹ cũng là hai thầy cô đầu tiên, được tín nhiệm, được yêu thương, được tôn kính hơn cả. Cha mẹ cũng là những người được con cái yêu thương hơn cả.
5. Chúng ta phải dạy con cái những gì? Mục tiêu của bậc cha mẹ là giáo dục cho con cái thành người, mà người con gương mẫu là chính Chúa Giêsu, để mọi người con đều phải noi theo.
6. Chúng ta cần giáo dục con cái theo mấy lãnh vực? Thưa có 2: Lãnh vực nhân bản và lãnh vực đức tin..
7. Thế nào là lãnh vực nhân bản? Nhân bản bao gồm 3 lãnh vực: Đức dục, trí dục và thể dục. Thể dục dạy con về sự sạch sẽ và biết cách giữ gìn sức khỏe. Trí dục là là trau dồi về học vấn, dạy nghề nghiệp, dạy chúng cách sống tự lập, xây dựng tương lai cho cuộc đời, góp phần xây dựng xã hội. Đức dục là dạy cách khử trừ những thói hư tật xấu, tập luyện các tính tốt, nhất là dạy chúng các nhân đức cột trụ, làm nền tảng cho các nhân đức khác như là: Khôn ngoan, công bằng, tiết độ, can đảm.
 
8. Khôn ngoan là như thế nào? Là biết khiêm nhường, biết lắng nghe và biết vâng lời, biết suy nghĩ, cân nhắc trước khi làm, làm xong thì biết ngừng lại. Hồi tâm để kiểm điểm, rút kinh nghiệm, để biết xem xét, biết chuẩn bị, biết chu toàn bổn phận cho chu đáo để có thể ứng xử nếu gặp tình thế mới.
9. Công bằng là gì? Là làm tròn bổn phận, biết yêu thương mọi người, tôn trọng tài sản và quyền lợi của người khác, tôn trọng của chung, lo cho công ích, luôn thành thật, không nên hành xử như kẻ gian lận.
10. Tiết độ là gì? Là làm việc có kỷ luật, có giờ giấc và chừng mực trong mọi công việc hàng ngày. Trong ăn uống cũng như trong giải trí, tập sống đúng tinh thần bậc thang Kitô giáo, biết chọn lựa, biết tiết kiệm, biết giá trị của lao động cũng như giá trị của cải vật chất, hướng dẫn con chọn thú vui giải trí cũng như cách lựa chọn bè bạn.
11. Thế nào là dũng cảm? Biết can đảm giữ vững những điều tốt, biết nhận ra điều sai lỗi, biết tự tin và tự lập, biết nhận hậu quả trách nhiệm từ việc mình làm.
12. Thế nào là khái niệm trung dung? Khái niệm trung dung là sống nhân – nghĩa - lễ - trí - tín, năm đức tính này giúp ta biết sống yêu thương, có lòng biết ơn, biết cộng tác và nâng đỡ người khác. Cư xử nói năng lễ độ, tế nhị, biết cân nhắc để  tạo sự tin cậy lẫn nhau.
13. Với nữ giới là cần dạy thêm điều gì? Ngoài giáo dục nhân bản, ta còn phải chú ý đến việc giáo dục giới tính, hướng dẫn con cái về phái tính và tính dục. Lãnh vực giáo dục này nhằm giúp con cái nhận thức và có chút hiểu biết về tính dục sao cho phù hợp với lứa tuổi và tầm nhận thức để chúng sống trưởng thành, trung thực, xứng đáng là một người nam hay người nữ như ý Chúa muốn / cùng với lãnh vực này, chúng ta cũng dạy chúng cách sử sụng các phương tiện truyền thông, đặc biệt là về phim ảnh, sách báo, Internet.
14. Điều quan trọng của đời Kitô hữu là gì? Hãy dạy cho chúng biết: Muốn trở thành một Kitô hữu xứng đáng, thì trước tiên chúng ta phải làm một con người cho đúng nghĩa. Nói cho rõ hơn: Phải làm người trước đã, rồi sau đó mới làm một Kitô hữu. **R
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:  CN (28) XXVIII  TN / C  
 
PHÚC ÂM:  Lc 17, 11-19
Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
11 Trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đi qua biên giới giữa hai miền Sa-ma-ri và Ga-li-lê. 12 Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa 13 và kêu lớn tiếng: "Lạy Thầy Giê-su, xin dủ lòng thương chúng tôi!" 14 Thấy vậy, Đức Giê-su bảo họ: "Hãy đi trình diện với các tư tế." Đang khi đi thì họ được sạch. 15 Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. 16 Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giê-su mà tạ ơn. Anh ta lại là người Sa-ma-ri. 17 Đức Giê-su mới nói: "Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu?18 Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này? ". 19 Rồi Người nói với anh ta: "Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh."
Đó là lời Chúa.
 
ĐỀ TÀI:   HÃY TẠ ƠN CHÚA TRONG MỌI SỰ. (Vâng lời và cảm ơn, là hai điều cần phải làm)
 
1. Đại ý của bài Tin Mừng là gì? Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy: Chúa Giêsu đã chữa cho 10 người phong cùi/ do họ nài xin Chúa. Thế nhưng sau đó chỉ có một người ngoại giáo tỏ lòng biết ơn khi quay trở lại để cám ơn Chúa. Chúa đã chữa lành cho anh và quở trách những người còn lại về thái độ vô ơn của họ.
2. Vì sao Chúa phải trở lại Giêrusalem? Giêrusalem là đích đến của cuộc hành trình cũng là điểm đến để Chúa Giêsu kết thúc cuộc đời mình. Để rồi sau đó các môn đệ của Chúa sẽ tiếp tục sứ vụ rao giảng tin mừng cho khắp thế giới (Lc24, 47).
3. Hành trình của Chúa như thế nào? Có một khoảng thời gian Chúa sống ở miền bắc Galilê, nơi Chúa kêu gọi, tuyển chọn, huấn luyện các môn đệ. Hôm nay Chúa cảm thấy mọi việc đã sẵn sàng cho giai đoạn kết thúc sứ vụ / nên đã trở lại Giêrusalem. Trên đường băng ngang từ Galilê đến Samari, Chúa đã gặp 10 người phong hủi. Hay nói cho đúng hơn, họ đã phá lệ, thay vì phải trốn tránh cộng đồng, thì họ đã ra đón gặp Chúa để xin ơn chữa lành.
4. Theo luật Moisen thì bệnh cùi là như thế nào? Bệnh cùi là căn bệnh phong cùi, da sần sùi, lở loét, gây đau nhức và cũng dễ lây lan. Người ta đã cô lập những bệnh nhân nầy ở ngoài đồng hoang, không cho sống chung với cộng đồng. Họ phải sống cách xa chỗ ở của dân chúng. Theo quan niệm Do Thái thì bệnh cùi rất đáng kinh về thể xác mà còn đáng sợ về lãnh vực tinh thần. Bởi họ vẫn quan niệm: Đây là hình phạt của Thiên Chúa dành cho những kẻ tội lỗi (Đnl 28, 27). Người bệnh khi bị phát hiện một vài triệu chứng, liền bị nghi là kẻ mắc bệnh cùi ,nên các tư tế buộc họ  phải mặc áo rách, xỏa tóc, che râu, sống xa cộng đồng. Khi thấy có người đến gần thì phải la lên: Ô uế, ô uế / để người khác biết mà tránh.
5. Họ đã thưa gì cùng Chúa Giêsu? Họ đồng thanh kêu xin: Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương tôi. Đây là thái độ mà họ bày tỏ lòng tin tưởng sâu xa. Họ rất tin vào tình thương của Chúa đối với các bệnh nhân nên đã van xin như vậy.
6. Chúa đã bảo họ điều gì? Hãy đi trình diện với các tư tế, thay vì trực tiếp và chữa lành họ ngay, thì Chúa lại bảo họ đi trình diện với tư tế / Trong khi Chúa chưa chữa họ mà đã bảo họ phải đi trình diện, cũng giống như là họ đã được chữa lành rồi / và trong lúc họ đi, thì họ đã được lành. Nếu họ không tin, hay còn nghi ngờ thì có lẽ họ đã không được chữa lành. Quả thật, nhờ tin vào lời Đức Giêsu mà các người cùi đã được lành sạch.
7. Qua các sự kiện trên đây, ta nghiệm ra điều gì? Chúa Giêsu muốn chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa quyền năng, lại là Đấng trung thành tuân giữ lề luật Moisen.
8. Người Do Thái kém thua người Samari ở chỗ nào? Bình thường người Do Thái vẫn coi rẻ người Samari, nhưng ở đây Chúa muốn đề cao lòng biết ơn của một con người như vậy. Trong khi chính họ, là những người trong dân tộc Chúa chọn, thì họ lại là những kẻ vô ơn. Suy rộng ra, chúng ta thấy Chúa đến là để cứu chuộc muôn loài, mà không hề có ý phân biệt Do Thái hay dân ngoại.
9. Lý do nào mà người Do Thái không biết cảm ơn? Ý Chúa Giêsu muốn 10 người đều trở lại / nhưng chỉ có một người Samari có tâm tình biết ơn, còn 9 người Do Thái có khi họ ỷ lại mình là dân được chọn. Cũng có khi Chúa muốn nhấn mạnh sự bội bạc của những đứa con trong nhà / cũng có khi họ cho rằng: Mình là người con trong nhà nên đã không cần có thái độ cảm ơn.
10. Chúa Giêsu đã tỏ ra như thế nào với người Samari? Thấy lòng tin và sự tôn vinh của người Samari nên Chúa Giêsu đã tỏ thái độ ưu ái. Qua câu chuyện nầy, Chúa muốn cho chúng ta hiểu rằng: Thiên Chúa ban ơn cứu độ cho nhân loại thì không căn cứ vào nguồn gốc của Do Thái hay dân ngoại, nhưng chỉ căn cứ trên niềm tin. Niềm tin phải được biểu lộ qua việc xin ơn, mà còn phải biểu lộ qua việc cảm tạ tôn vinh Thiên Chúa , sau khi ta được Chúa ban ơn suốt cả cuộc đời.
11. Vào thời Chúa Giêsu thì hạng người nào tuy còn sống nhưng vẫn bị coi như đã chết? Đó là những người nghèo, người phong cùi, người mù và người không có con. Mọi chứng bệnh đều bị coi là hình phạt của Thiên Chúa. Riêng bệnh cùi được coi như biểu tượng của tội, người ta cho rằng căn bệnh cùi là do: lòng ghen tỵ, thói kiêu căng, quân trộm cướp, giết người, kẻ thề gian và loạn luân.
12. Số phận của người cùi được mô tả như thế nào? Số phận của họ là những người bi cướp mất sự tự do, buộc họ phải sống một kiểu sống rất giới hạn. Họ bị loại ra khỏi gia đình, làng quê, phải chấp nhận sống bên cạnh cộng đồng nhân loại. Họ chỉ được sống chung với những người cùng mắc bệnh, xã hội bắt họ phải la to, phải rung chuông báo. Họ sống nhờ xin bố thí, luôn phải ở cách xa vùng dân cư. Họ được vào làng, nhưng không được vào thành có tường lũy bao quanh. Họ sống trong tình trạng bần khốn của con người, là tình trạng những con người đã xa lìa Thiên Chúa, xa lìa người thân. Sự bất hạnh đã đưa họ lại với nhau và kết lại thành bạn bè. Họ cùng gặp Đức Giêsu và cùng cầu xin. Lời cầu xin của họ như là lời thỉnh cầu của một cộng đoàn (câu 13).
13. Qua sự kiện nầy, chúng ta thấy gì? Chúa Giêsu không chữa lành ngay, nhưng lại phái họ đến với các tư tế. Chín người kia đi trình diện thì bị cho là những kẻ vô ơn. Trong khi người Samari quay trở lại / như thế là anh không vâng lời. Có lẽ những người khác cũng muốn quay lại để cảm ơn, nhưng lúc này họ đang vội vã đến gặp các tư tế vì họ muốn nghe câu tuyên bố được sạch càng sớm càng tốt, và như thế là họ đã gỡ bỏ được số phận bi đát. Họ mong sớm được trở lại với gia đình, trở lại với cộng đồng như những thành viên có đủ quyền lợi và nghĩa vụ. Họ chỉ muốn nhìn tới chứ không muốn nhìn lui / chỉ có một người quay trở lại khi anh ta nhận ra tư cách đặc biệt của Đức Giêsu ,như là một Đấng đến từ Thiên Chúa/ chín người kia thì làm các công việc theo quy ước và đi theo lối hành đạo truyền thống. Họ cũng quên không nhận ra một trật tự mới đã được thiết lập. Cho nên đây chính là hình ảnh, là bài học dành cho dân Israel khi những kẻ lạc đạo, những người ngoại giáo, những người tội lỗi là những người đầu tiên nhận ra : Đức Kitô là Đấng trung gian đưa ơn cứu độ của Thiên Chúa đến cho loài người .
14. Tại sao Chúa nói với người Samari mà không nói với tất cả 10 người? Anh này đã đón nhận Đức Giêsu như là Đức Chúa, anh đón nhận ơn và quay lại để tạ ơn /  Những người khác coi việc họ được chữa lành như một món nợ mà Thiên Chúa phải có bổn phận cứu thoát. Cho nên họ không có tâm tình biết ơn, và không muốn quay trở lại. Như vậy việc các người phong hủi được sai đi trình diện tư tế có nghĩa rằng: Họ phải đến để báo cho các tư tế biết rằng: Đấng Thiên Sai đã đến, Đấng mà các ngôn sứ tiên báo đã đến, Đấng làm cho người mù được thấy, người què được đi, người cùi được chữa lành / Ngài đã đến. Như vậy Thiên Chúa đang ở rất gần mọi người . **R
 
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA / KINH THÁNH EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 690
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  1307
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11406716
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top