Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - bài số: 062

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 062

 ĐỀ TÀI :      HÃY KIÊN TRÌ KHI CẦU NGUYÊN.

          Thứ sáu , ngày 18 / OCT / 2019

I. ĐỨC TIN KITÔ GIÁO:
 
ĐỀ TÀI:   CÁC TỔ CHỨC TRONG HỘI THÁNH KYTO GIÁO .
 
1. Ai đã tổ chức Hội Thánh? Để dẫn dắt và phát triển nước Thiên Chúa luôn mãi, Chúa Kitô đã thiết lập các chức vụ trong Hội Thánh, hầu mưu ích cho toàn thể Hội Thánh. Đại diện tổ chức này là các Thừa tác viên sử dụng quyền bính thiêng liêng để điều hành và phục vụ anh em mình (GH 18).
2. Hội Thánh bao gồm những ai? Bao gồm các tông đồ, các môn đệ, các ngài là những thừa tác viên, sau đó là các Kitô hữu. Hội Thánh vừa thiêng liêng vừa hữu hình, phần hữu hình thì ai cũng có thể thấy được. Đây là một tổ chức, nghĩa là nơi tập hợp một số người với những chức vụ nhất định. Bao gồm cơ cấu và phương thức hoạt động cho một mục đích chung và những quyền lợi chung. Các thừa tác viên cũng là những Kitô hữu , nhưng mang chức thánh.
3. Kitô hữu là những ai? Là những người tin Thiên Chúa, được tháp nhập vào Chúa Kitô nhờ bí tích thanh tẩy làm thành dân Thiên Chúa. Họ được tham dự vào chức vụ ngôn sứ, tư tế, vương giả của Chúa Kitô. Họ được mời gọi tham dự vào sứ vụ Chúa trao cho Hội Thánh để chu toàn bổn phận trong thế giới mà mỗi người tùy theo điều kiện sống của mình. Ai có chức thánh thì được gọi là giáo sĩ, ai không có thì gọi là giáo dân. Trong thành phần giáo dân, có những người tự nguyện tận hiến cho Chúa bằng lời khấn của mình thì được gọi là Tu sĩ (Gl 207).
4. Đặc tính của phẩm trật trong Hội Thánh như thế nào? Cơ cấu và phẩm trật của Hội Thánh không giống như các tổ chức ngoài xã hội: Hễ ai làm lớn thì lấy quyền mà cai trị dân (Mt 20, 25). Cơ cấu của Hội Thánh có Chúa là đầu, nằm ở trung tâm điểm, còn các thành phần khác thì giống như những vòng tròn đồng tâm / tất cả đều bình đẳng về phẩm giá và hành động / nhờ bình đẳng mà họ có thể cộng tác với nhau để xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô tùy theo chức vụ và khả năng riêng mỗi người.
5. Phẩm trật trong Hội thánh hình thành như thế nào? Chúa Giêsu kêu gọi, dạy dỗ và tuyển chọn 12 tông đồ trong số 72 môn đệ / thánh Phêrô là tông đồ đứng đầu. Các giám mục sẽ kế vị các tông đồ làm thành giám mục đoàn, có Đức Giáo Hoàng là người kế vị thánh Phêrô làm đầu, ai được bầu làm Giám Mục Roma sẽ là Giáo Hoàng. Đây là nguyên lý hữu hình, là nền tảng cho sự hiệp nhất giữa các Giám Mục cũng như giữa đông đảo các tín hữu (GH 23). Giáo Hoàng là đấng đại diện Chúa Kitô, là chủ chăn của toàn thể Hội Thánh nên ngài có quyền tối cao và phổ quát để tùy ý hành xử mọi việc bằng chức vụ của mình (GH 22).
 
6. Các chủ chăn nhỏ hơn là những ai? Bao gồm giám mục, linh mục và phó tế, các ngài được lựa chọn và được thiết lập để bảo đảm lưu truyền đức tin cho dân Thiên Chúa tại các địa phương đều có chủ chăn / để dân Chúa được tăng trưởng không ngừng. Các Ngài có các tác vụ khác nhau trong Hội Thánh, và trở thành thừa tác viên có chức thánh, hầu mưu ích cho toàn thân thể / vì thế các ngài hành động nhân danh Chúa Kitô là đầu / nhận lãnh tác vụ và quyền bính để phục vụ như một tôi tớ của Chúa Kitô và thi hành chức vụ của mình trong một cộng đoàn. Giám Mục thì trong giám mục đoàn. Linh Mục thì trong linh mục đoàn, sau hết mỗi vị sẽ hành động với tư cách cá nhân, trách nhiệm cá nhân trước đấng đã trao quyền cho từng vị.
7. Giám Mục là những ai? Giám mục theo phần mình là nguyên lý, cũng là nền tảng hữu hình, trong sự hiệp nhất của địa phương mình. Các ngài được các linh mục và phó tế trợ giúp, các ngài phải điều khiển, phải quan tâm tốt đến giáo hội tại địa phương mình, mà còn phải quan tâm đến các Hội Thánh địa phương vùng lân cận nữa. Giám mục địa phương có quyền trên địa phương mình và chỉ được thi hành chức vụ khi có sự chấp thuận của giám mục Roma (GH 22). Đây là điều nòng cốt của sự hiệp nhất.
8. Quyền của Giáo Hoàng như thế nào? Giáo Hoàng là thủ lãnh của giám mục đoàn, ngài được hưởng ơn vô ngộ khi lấy tư cách chủ chăn và là thầy dạy tối cao để công bố những giáo thuyết về đức tin và phong hóa tập tục bằng phán quyết chung cuộc.
9. Giám mục đoàn có những quyền gì? Giám mục đoàn cũng được hưởng ơn vô ngộ khi đồng thanh giảng dạy trong các cộng đồng chung, cả khi các ngài cùng thông hảo với đấng kế vị thánh Phêrô để giảng dạy những tín lý và phong hóa theo địa phương (GH 25).
10. Giám mục có trách nhiệm gì? Các ngài có trách nhiệm phân phối ơn thánh của Chúa Kitô / là vị tư tế tối cao (GH 26), đặc biệt trong bí tích thánh thể, Giám mục thánh hóa hội thánh bằng kinh nghiệm, bằng việc làm, bằng việc công bố và rao giảng lời Chúa, cử hành các bí tích và bằng gương sáng / các ngài không được dùng quyền để thống trị.
11. Giám mục điều hành Giáo Hội địa phương như thế nào? Giám mục điều hành Hội Thánh địa phương như một vị khâm sứ của Chúa Kitô bằng lời khuyên dạy, sự khích lệ, bằng gương sáng, bằng uy thế và bằng thi hành chức thánh của mình nữa / nhưng các ngài phải thi hành quyền để xây dựng hội thánh với tinh thần phục vụ như Thầy chí thánh (Lc 22, 26-27) và trong sự hiệp thông với Hội Thánh dưới sự điều khiển của Giáo Hoàng Roma . **R
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:  CN (29) XXIX  TN / C  
 
PHÚC ÂM:  Lc 18, 1-8
Thiên Chúa minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
1 Khi ấy, Đức Giê-su kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. 2 Người nói: "Trong thành kia, có một ông quan toà. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì. 3 Trong thành đó, cũng có một bà goá. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: "Đối phương tôi hại tôi, xin ngài minh xét cho. 4 Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng: "Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì, 5 nhưng mụ goá này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc."
6 Rồi Chúa nói: "Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó! 7 Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi? 8 Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng? "
Đó là lời Chúa.
 
ĐỀ TÀI:   HÃY KIÊN TRÌ KHI CẦU NGUYÊN.
 
1. Đại ý bài Phúc Âm hôm nay như thế nào? Hôm nay Tin Mừng kể ra dụ ngôn ông quan tòa và bà góa, nhằm dạy các môn đệ phải kiên trì trong cầu nguyện, không được nản chí / ông quan tòa tuy có bất lương, nhưng vẫn phải chịu thua sự kiên trì của bà góa nghèo / phương chi là một Thiên Chúa nhân lành, Ngài luôn yêu thương bênh vực những kẻ trung thành với Ngài, nhưng khi Con Người trở lại, liệu lòng tin trên mặt đất có còn tồn tại không ?
2. Ý Chúa Giêsu muốn dạy điều gì? Chúa muốn nhấn mạnh đến thái độ kiên trì và liên lỉ cầu nguyện, để chuẩn bị cho ngày Chúa tái giáng lâm.
3. Bản chất của ông quan tòa như thế nào? Ông quan tòa nầy bị coi là bất lương vì ông không có lòng đạo đức, không có lòng kính sợ Thiên Chúa, cũng chẳng thèm nể nang ai / những quan tòa như vậy có đầy trong dân Israel. Họ đã nhiều lần bị các ngôn sứ lên án (Is 1, 23).
4. Bà góa là hạng người thế nào? Bà góa là hạng người nghèo, hạng người này thường được đề cập trong thánh kinh, vì các bà nầy không có chồng bảo vệ nên thường bị người đời chèn ép, bóc lột / bà góa hôm nay đang xin quan tòa giúp mình.
5. Làm sao bà có thể thay đổi thái độ của ông quan tòa? Đương nhiên ông ta là con người luôn hành xử theo tính ích kỷ, nhưng cuối cùng khi thấy bà góa đường cùng, bà kiên trì quá, nên ông đành thua bà / ông đã đứng ra bênh vực cho bà hầu tránh tình trạng bị bà quấy rầy mãi.
6. Mục đích của Chúa Giêsu là gì? Mục đích khi so sánh Thiên Chúa với ông quan tòa bất chính là để làm nổi bật sự tương phản trong lối hành xử bất lương của ông quan tòa với lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa / một con người ngang ngược ích kỷ, vô tín mà còn biết bênh đỡ người yếu thế để tránh sự quấy rầy như vậy. Phương chi là một Thiên Chúa nhân từ, lại có thể nhẫn tâm từ chối lời cầu xin của những kẻ luôn có lòng tin tưởng cậy trông vào Thiên Chúa hay sao?
7. Chúng ta phải có tâm tình như thế nào khi cầu nguyện? Khi ta thành tâm cầu xin, chắc chắn Chúa sẽ can thiệp, nhưng sẽ phải theo cách thức mà Người muốn mỗi khi xin mà ta chưa được như ý / chúng ta hãy nhớ lại trường hợp của Đức Giêsu trong vườn cây dầu năm xưa. Chúa Giêsu đã cầu xin để khỏi phải uống chén đắng và đã không được Chúa Cha ưng thuận. Nhưng nhờ Chúa Giêsu vâng theo ý Cha mà loài người chúng ta mới hưởng được ơn cứu độ, qua cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Đức Kitô.
 
8. Bài học chúng ta rút ra là gì? Thực ra có quá nhiều điều chúng ta nài xin Chúa ban cho mình vì tưởng đó là điều tốt nhất cho mình, nhưng thật ra nó lại rất tai hại cho phần rỗi đời đời của chúng ta / nên Chúa vì thương, đã không ban theo ý của ta muốn / theo như cách Chúa Giêsu nói: Có người cha nào khi con xin bánh, lại cho nó hòn đá? Trật tự thế giới này sẽ ra sao nếu mọi lời xin ngông cuồng, ấu trĩ của chúng ta đều được Thiên Chúa chấp nhận ?
9. Chúa Giêsu báo trước điều gì? Chúa bảo chúng ta đừng quá lo vì sẽ có một cuộc xét xử để bênh vực những kẻ được Chúa tuyển chọn, nhưng cho dù là được tuyển chọn, thì những người đó nếu không kiên trì trong những cơn thử thách, vẫn có thể trở thành những con người bội tín, nếu như họ …mất kiên nhẫn.
10. Chúa Giêsu khuyên điều gì? Chúa khuyên chúng ta phải tránh lối sống buông thả, nhưng phải vững tâm cầu nguyện, giống như bà góa trong dụ ngôn / là phải kiên trì cầu xin trước thái độ thờ ơ của vị quan tòa bất lương.
11. Tại sao phải kiên trì lâu dài? Trong khoảng thời gian từ khi Chúa về trời cho đến ngày Chúa trở lại vào ngày tận thế, các kẻ Chúa chọn phải luôn tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu thoát khỏi mọi điều trái khoáy sẽ xảy ra và luôn đứng vững trong đức tin.
12. Thế nào là cầu nguyện luôn? Là phải cầu nguyện trong mọi tình huống, bất kể ở vào hoàn cảnh nào / đây không phải là một nhân đức hay một bổn phận, mà đây là điều ràng buộc thật cần thiết trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
13. Tại sao không được nản chí? Là không vì bất kỳ lý do nào để ta có thể chán chường rồi buông xuôi.
14. Bà góa nầy có thứ vũ khí gì? Bà đến nhiều lần, bà đến liên tục và sẽ còn đến nữa / bởi vì bà đang ở trong tình trạng tuyệt vọng, bà chỉ còn có một thứ cuối cùng, đó là bà phải sống chết bằng sự kiên trì.
15. Tại sao bà xin minh xét? Người khác thì xin trừng phạt đối phương vì họ đang ức hiếp bà, nhưng bà lại không xin điều nầy / bà chỉ xin ông bênh vực quyền lợi cho bà theo lẽ công bình mà thôi .
 
16. Thế nào là gây phiền hà? Là gây nhức đầu nhức óc, động từ này nếu cắt nghĩa theo kỹ thuật đánh quyền anh thì là vả, là tát, là đánh dưới mắt. Điều nầy nói lên sự phiền hà, sự dằn vặt dữ dội .
17. Quan tòa đã làm gì khiến ông ta mang tiếng bất chính? Người ta đánh giá điều này theo cách ông đã hành xử trước đây, chứ họ không đánh giá ông trong quyết định về vụ việc của bà góa hôm nay .
18. Người ta nói đó, là nói làm sao? Mạch văn đang chuyển sự chú ý của mọi người từ bà góa sang ông quan tòa, để độc giả có thể hiểu ra, là hiểu ngầm về cách Thiên Chúa sẽ xử sự. Thiên Chúa sẽ đáp ứng lời thỉnh cầu tha thiết của con người khi họ nài xin Ngài.
19. Ai là kẻ được tuyển chọn? Là những kẻ được Thiên Chúa yêu thương, Ngài để riêng họ ra, Ngài thương vô điều kiện, không ai bị ép buộc, danh nghĩa này chỉ dùng trong thời bách hại.
20. Lòng tin còn tồn tại không? Ý Chúa muốn nhấn mạnh đến cách mà chúng ta phải ứng xử, đó là phải luôn cầu nguyện tha thiết, phải chân tình thì mới được cứu giúp.
21. Mục tiêu mà Chúa nhắm đến là gì? Trước đây Chúa dạy các ông cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha. Vì Chúa nhấn mạnh rằng: Thiên Chúa luôn chấp nhận lời con cái nài xin hơn là những người cha trần thế. Ở đây Chúa muốn chúng ta không được nản chí khi cầu nguyện mà chưa được / Chúa nhằm hướng chúng ta đến biến cố chung cuộc là phải luôn trong tư thế sẵn sàng.
22. Chúa muốn khuyên ta điều gì? Trong bối cảnh ngày quang lâm, Chúa bảo chúng ta không được chán chường, buông xuôi / vì trong thời gian này, là thời gian chờ đợi Chúa quang lâm, thời gian đầy thử thách / các ông không được chểnh mảng hay bỏ mất việc cầu nguyện vì bất cứ lý do gì. Đây là một việc hết sức cần thiết, chứ không phải là một sự chọn lựa tùy nghi, tùy thích / là phải kiên trì chứ không được chán nản buông xuôi.
23. Chúng ta thường thắc mắc những gì? Người ta thường đưa ra 3 câu hỏi: 
 
a) Việc cầu nguyện có giá trị gì ? 
b) Thiên Chúa có quan tâm đến lời chúng ta cầu nguyện hay không ? 
c) Lời cầu nguyện có giống như hơi thở thường bay hòa vào trong gió ?
 
24. Vì sao ta lại suy nghĩ như vậy? Nhiều người cho rằng Thiên Chúa không phản ứng gì, vì có biết bao người cầu xin mà không nhận được sự trợ giúp của Ngài. Nếu lời cầu nguyện không mang lại hiệu quả thì nó còn có giá trị gì ? Hợp lý nhất có phải là ta nên ngưng cầu nguyện để khỏi phí thời giờ? Mà còn tránh được những ảo tưởng / nếu đã không tự xoay sở được, không tìm được sự trợ giúp nơi người khác, rồi đâm ra chúng ta chợt nghĩ: Không thể trông mong gì ở nơi Thiên Chúa sao ? Cho nên dụ ngôn quan tòa bất chính hôm nay có thể trả lời tất cả các vấn đề nầy.
25. Thật ra khi ta cầu nguyện là ta đang làm gì? Chúng ta cầu nguyện liên lỉ với Chúa, cầu nguyện hoài, không phải vì Chúa không quan tâm đến ta, nên ta phải cố quấy rầy Ngài. Thật ra là chúng ta đang sống trong mối tương quan với Thiên Chúa và bằng tâm tình hiếu thảo với Ngài. Vì Ngài là Cha, ta là con và chúng ta phải hiểu được chương trình của Ngài đang làm, để chúng ta cộng tác vào. Thiên Chúa không phải là vị quan tòa bất chính, Ngài không lãnh đạm, nhưng Ngài đang đồng hành, đang sống với chúng ta bằng tâm tình Cha con. Đối với Ngài, mạng sống của chúng ta rất có ý nghĩa, lại là kẻ mà Ngài tuyển chọn, là con cái được Ngài yêu thương. Lý do này khiến chúng ta không thể nào quên cầu nguyện, quên chuyện trò với Cha mình. Nhờ thế, chúng ta luôn tin tưởng rằng lời cầu nguyện của chúng ta sẽ được chấp nhận, không phải vì Thiên Chúa, nhưng là vì chúng ta. Vì thế chúng ta cần phải cầu nguyện luôn, kiên nhẫn và không ngừng.
26. Nếu như chúng ta cứ nản lòng thì sao? Nếu chúng ta không cầu nguyện nữa, chúng ta không tin ở Chúa nữa, chúng ta không nhận Ngài là Cha, chúng ta cứ coi Ngài như một vị thần bất lực, một nhà độc tài lãnh đạm, thì chúng ta chán nản là phải. Do đó khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta phải tin, chúng ta phải đặt niềm tin vào thiên Chúa là Cha chúng ta. Cho dù chúng ta có phải chờ đợi, cho dù chúng ta có cảm thấy xa cách, cho dù lời ta xin có rơi vào khoảng không, thì Thiên Chúa vẫn là Cha chúng ta / chúng ta phải thưa gởi, phải hầu chuyện, phải gắn kết với Ngài, như giữa con cái với cha mình. Vậy nên khi chúng ta không cầu nguyện nữa, là chúng ta cắt đứt sợi dây liên quan / chúng ta lại dựa vào sức riêng, thì chúng ta sẽ lãnh phần thất bại tăm tối ngay thôi.
27. Tâm tình người con phải như thế nào? Thiên Chúa là Cha, Ngài không thể không nhậm lời chúng ta. Tuy nhiên chúng ta không được quy định cho Ngài cách thức hay thời điểm nào là phải nhậm lời. Chỉ có một điều chúng ta phải luôn nhớ: Ngài sẽ minh xét, Ngài sẽ cứu chúng ta, Ngài có quyền thử thách chúng ta bao lâu tùy ý, rồi Ngài có thưởng chúng ta bao nhiêu tùy thích / cũng có thể rất nhanh mà ta không ngờ, cũng có khi rất chậm mà ta không muốn. Nhưng chúng ta phải nhớ kỹ một điều: Ngài không bao giờ bỏ chúng ta / sẽ không để chúng ta hư mất, một khi chúng ta luôn tin tưởng ở nơi Ngài.
28. Chúng ta sẽ tìm thấy gì ở nơi Thiên Chúa? Sự trợ giúp cũng như tình yêu của Thiên Chúa là tuyệt đối, là chắc chắn. Chính vì thế nên việc cầu nguyện của chúng ta luôn cần thiết và thật sự ý nghĩa. Nếu chúng ta loại trừ Ngài, Ngài sẽ không trợ giúp chúng ta nữa, không phải vì Thiên Chúa không quảng đại nhưng vì chúng ta không chịu mở lòng mình ra để đón nhận Ngài. Vì thế niềm tin của chúng ta phải luôn được thắp sáng ,cộng với lời cầu nguyện liên lỉ, Thiên Chúa sẽ thương cứu độ chúng ta. **R
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA / KINH THÁNH EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 788
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  6
 Hôm nay:  618
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11406027
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top