Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - bài số: 067

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ:   067

 ĐỀ TÀI :   ĐỨC KITÔ, VUA VŨ TRỤ.

          Thứ sáu , ngày 22 / NOV / 2019

 

I. ĐỨC TIN KITÔ GIÁO:

ĐỀ TÀI: LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM (PHẦN 1)
 
1. Hội Thánh Việt Nam có từ khi nào? Hạt giống đức tin được gieo trồng tại Việt Nam cách đây hơn 400 năm. Cây đức tin của Việt Nam được vun xới và phát triển cách đây hơn 300 năm. Đây là hồng ân của Thiên Chúa. Nhưng cũng không thiếu những gian nan thử thách mà Giáo Hội VN phải vượt qua. Đức tin là do Hồng ân của Thiên Chúa nhưng công lao giữ vững đức tin là do tổ tiên ông bà. Những tín hữu đã đi trước chúng ta.
2. Nhờ đâu các nhà truyền giáo biết đến Việt Nam? Nhờ tiến bộ của ngành hàng hải, nhờ Christophe Colomb khám phá ra Châu Mỹ / Nên vào năm 1542 các nhà truyền giáo mới có cơ hội vượt đại dương đến quê hương Việt Nam. Theo Khâm Định Việt Sử thì chỉ dụ cấm đạo đầu tiên của Vua Lê Trang Tôn 1533, có nói đến một nhà thừa sai tên là INIKHU lén theo đường biển vào truyền giáo tại làng Ninh Cường và làng Trà Lũ.
3. Những bước chân tiếp theo là của ai? Tiếp theo là bước chân của các linh mục dòng Daminh: Cha Gaspar đến giảng tại Hà Tiên vào năm 1550, Cha Louis De Fonseca và Cha Gregoir De la Motte tại Quảng Nam năm 1588. Trước đó vào năm 1583 các linh mục dòng Phanxico đến Bắc Hà. Một sự kiện nổi bật vào năm 1591 Công Chúa Mai Hoa trở lại đạo tại Thanh Hóa do Linh Mục Ordonez.
4. Người Tín Hữu đầu tiên là ai? Là cụ Đỗ Hưng Viễn, tại làng Bồng Trung tỉnh Thanh Hóa. Cụ đi sứ và được rửa tội tại Macao thời Vua Lê Anh Tôn 1573. Nhưng con cái cụ không ai theo đạo.
5. Các Cha dòng tên đến Việt Nam vào năm nào? Cha Buzomi dòng tên đến Cửa Hàn, Quảng Nam vào năm 1615. Các Ngài thừa hưởng kinh nghiệm hội nhập văn hóa từ cha Maco Ricci tại Trung Hoa và Cha Valignano tại Nhật. Các Ngài học ngôn ngữ và phong tục Việt Nam và đã giảng đạo bằng tiếng bản xứ. Khó khăn vô vàn với một dân tộc nghèo, kém văn minh / thật đáng khâm phục.
6. Công trình lớn lao ấy được hình thành như thế nào? Chỉ trong vài chục năm kể từ khi Tin mừng được hội nhập vào văn hóa Việt. Các Tín hữu đầu tiên đã giúp các thừa sai học tiếng Việt, phiên dịch kinh sách, giáo lý ra chữ Nôm để dễ phổ biến. Cụ GioaKim đã giúp Cha Đắc Lộ ở An Vực, Thanh Hóa. Với những vần thơ của Công chúa Catarina. Từ đây cũng xuất hiện những bản văn dâng hoa cổ và cung giọng ngắm 15 sự thương khó, mà chúng ta có hiện nay đều xuất phát từ giai đoạn này.
 
7. Chữ Quốc ngữ có từ khi nào? Chữ quốc ngữ được hình thành trong giai đoạn này và được ổn định vào năm 1651 khi Cha Đắc Lộ cho xuất bản tự điển Việt -Bồ- La tại Roma. Sách Văn Phạm Anam và sách song ngữ / Phép giảng 8 ngày. Những tác phẩm khác như 48 tác phẩm về suy niệm và hạnh các thánh. Một tín hữu khác là Gioan Thanh Minh với 15 thi phẩm về tiểu sử các thánh. Với linh mục Louis Đoan với tập thơ lục bát sấm truyền ca (1670) viết lại truyện Cựu Ước, với nhiều điển tích và thành ngữ Á Đông.
8. Ai cộng tác nhiều với các thừa sai? Đội ngũ đông đảo các tín hữu Việt Nam. Trong đó phải kể đến các thầy giảng, các thầy tuyên khấn độc thân,  lớp các thầy đầu tiên tại Kẻ Chợ, Hà Nội năm 1630 / tại cửa Hàn, Quảng Nam / năm 1643, các thầy giảng hỗ trợ trong việc dạy giáo lý, điều hành và duy trì cộng đoàn dân Chúa. Khi các thừa sai vắng mặt hoặc bị trục xuất.
9. Những chứng nhân đức tin đầu tiên là những ai? Anh Phanxico, ở địa phận đàng ngoài vào năm 1630. Dù anh bị một ông chủ là một Hoàng thân cấm đoán, anh vẫn tiếp tục chôn xác người chết. Dù bị bắt giam và tra tấn và bị giết. Tại địa phận đàng trong vào năm 1644, Thầy Anre Phú Yên, bị bắt tại nhà Cha Đắc Lộ. Dù bị quan quân đe dọa, thầy vẫn không bỏ đạo, nên bị chém đầu. Trên môi vẫn kêu tên Đức Giê-su. Vị Thánh này là vị thánh thứ 118, mà các linh mục thời nay coi thường, nên tên của ngài cũng rất ít được nhắc tới. Dù ngài là vị thánh tử đạo tiên khởi của Giáo Hội Việt Nam. Đây cũng là hình ảnh, là tinh thần kiên cường mà chúng ta gặp thấy thời các tông đồ, các thánh tử đạo tiên khởi tại Roma.
10. Hội thánh mẹ chăm sóc các miền truyền giáo như thế nào? Năm 1622 là khúc ngoặc quan trọng trong lịch sử truyền giáo. Trước đó, tòa thánh được một số vị vua bảo trợ nên đã lấy lại quyền điều hành. Thiết lập bộ truyền bá đức tin 1622. Giáo hội kiểm tra việc truyền giáo trên thế giới. Cung cấp nhiều phương tiện truyền thông như là mở nhà in Đa ngữ / Hỗ trợ tài chính, gởi sách phụng vụ và sách giáo lý / Lập ra chủng viện Urbano năm 1627. Để đào tạo linh mục truyền giáo, lập ra các chức giám quản tông tòa cho các miền truyền giáo trực thuộc Tòa thánh.
11. Phương pháp truyền giáo như thế nào? Phương pháp truyền giáo phải dựa trên hướng dẫn của thánh bộ qua bản huấn thị 1659. Các thừa sai phải được huấn luyện theo luật bác ái Tin mừng, phải thích nghi với phong tục và tình người nơi bản xứ. Đào tạo các Kito hữu bản xứ lên chức linh mục và cả các giám mục nữa. Đã dạy cho các Tín hữu phải có bổn phận trung thành với chính quyền. Đừng phong hóa đất nước họ, đừng khai trừ hay làm tổn thương phong tục của họ. Cũng năm 1659, tòa thánh thiết lập hai giáo phận tại Việt Nam và đặt 2 Giám quản tông tòa đầu tiên.
 
12. Địa giới của 2 giáo phận đầu tiên là từ đâu? 
Giáo phận Đàng trong, từ sông Gianh trở vào với Đức Cha Lambert À La Motte.
Giáo phận Đàng ngoài, từ sông Gianh trở ra với Đức Cha Francois Pallu.
 
Trải qua 300 năm, từ 1659/1960/ Giáo hội được chăm sóc bởi nhiều vị thừa sai với sự đóng góp của đông đảo linh mục và tu sĩ Việt Nam. Giáo hội đã đồng hành trong mọi biến cố. Đã tích cực làm chứng cho Chúa bằng các việc làm bác ái và bắng chính mạng sống của mình vì đức tin.  **R     
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:  CN (34)  XXXIV  TN / C  
 
PHÚC ÂM:  Lc 23, 35-43
Khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi !
 
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca:
 
35 Khi Đức Giê-su bị đóng đinh trên thập giá, dân chúng thì đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: "Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!" 36 Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống 37 và nói: "Nếu ông là vua dân Do-thái thì cứu lấy mình đi!" 38 Phía trên đầu Người, có bản án viết: "Đây là vua người Do-thái."
39 Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!" 40 Nhưng tên kia mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! 41 Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!" 42 Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: "Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!" 43 Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng."   Đó là lời Chúa.
 
ĐỀ TÀI : ĐỨC KITÔ, VUA VŨ TRỤ.
 
1. Đại ý bài Tin Mừng hôm nay là gì? Tin Mừng hôm nay cho thấy vị vua của người công giáo thay vì ngự trên ngai vàng như bao vị vua trần gian khác, thì Ngài lại bị treo trên thánh giá. Dân chúng thì đứng nhìn như một chuyện lạ, còn các đầu mục Do Thái thì hả hê vì đã giết được kẻ dám chống lại họ / còn anh trộm lành thì đại diện cho số ít kẻ tin Chúa / Anh tuyên xưng niềm tin của mình và xin Chúa cứu anh.
2. Vì sao dân chúng lại ngỡ ngàng? Khi thấy Chúa Giêsu bị treo trên thập giá, một kẻ vô tội bị kết án oan chỉ vì mình về hùa mà không chịu suy xét / để rồi người công chính phải chịu kết án bất công / có thể là họ có đôi chút hối hận, nhưng mọi việc đều đã trễ.
3. Đấng Kitô có nghĩa là gì? Chúa Giêsu là Đấng Kitô, có nghĩa là Đấng cứu độ, còn có nghĩa là Đấng được xức dầu / xức dầu là trao phó một sứ mạng như Moisen đối với Aharon, như Samuel xức dầu cho Đavit, như Elia xức dầu cho Elisê. Vì thế Chúa Giêsu là người được tuyển chọn, tước hiệu này đã được Chúa Cha tuyên phán trên núi trước mặt 3 môn đệ khi người hiển dung (Lc 9, 35) / Như lời tuyên sấm của Isaia về Đức Giêsu …. nhưng lại bị người đời khinh dễ (Is 42, 1).
4. Lính tráng Roma đã nhục mạ Chúa thế nào? Bọn họ chế diễu Chúa sau khi đã đánh đập hành hạ Chúa suốt đêm / bọn lính này đã vào hùa với các đầu mục Do Thái để nhục mạ Chúa, thay vì cho nước thì chúng cho uống dấm chua.
5. Chúa Giêsu được làm vua khi nào?  Chúa làm vua khi bị đánh đòn, bị nhục mạ và bị treo lên / Quan Philatô truyền viết một tấm bản thay cho bản án / treo trên đầu Chúa : “Giêsu Nazaret, vua dân Do Thái “(Ga 19, 19).
6. Cơn cám dỗ của Chúa như thế nào? Đức Giêsu là con Thiên Chúa, là Đấng quyền năng, người trộm dữ đã nói một câu thật chua chát / hắn cho rằng Chúa Giêsu là một Kitô giả. Đây là cơn cám dỗ cuối cùng, hắn nghĩ rằng Chúa không thể làm được điều kỳ diệu, cứu người khác mà không cứu được mình. Hôm nay tên trộm dữ thách đố Chúa giống như lúc trước khi mới bước vào sứ vụ, ma quỷ cũng đã thách đố Chúa / nếu Chúa không khiêm nhượng thật lòng thì khó có thể vượt qua được cái tôi của mình.
 
7. Thái độ khác biệt của hai tên gian phi ở chỗ nào? Tên trộm dữ, dĩ vãng đầy tội ác, hắn đã nhận hình phạt cao nhất ,xứng với tội lỗi của hắn / nhưng lòng hắn vẫn tồn tại thái độ ngông cuồng / hắn đã không hối lỗi, mà còn muốn giở thói côn đồ. Trong khi đó anh trộm lành nhận ra lỗi lầm của mình và biết rằng hình phạt của mình là xứng đáng / anh đã biết hối hận, lại còn biết phân biệt phải trái / biết nhận ra ai là tội đồ, ai là người công chính. Điều đáng khen hơn nữa là anh đã nhận ra Chúa Giêsu : một tội nhân trần truồng, rách nát, đau thương, là một Thiên Chúa để anh xưng tụng và cầu xin. Anh ta hơn hẳn những con người năm xưa cũng như hôm nay. Họ tội lỗi nhưng lại dám lớn tiếng phán xét ,khinh chê người khác.
8. Lý do Chúa Giêsu được an ủi? Chúa Giêsu đang trong hoàn cảnh thật đau thương ,thì lời anh trộm lành vừa bênh vực ,vừa kêu xin Chúa / cho dù là một lời thật yếu ớt, nhưng cũng đủ để làm ấm lòng Chúa / Chúa đã lập tức tha tội và hứa ban hạnh phúc thiên đàng cho anh ngay lập tức, mà không phải qua bất cứ lò lửa nào / quả thật Chúa đã ưu đãi và đã yêu thương kẻ có tội nhiều biết là chừng nào.
9. Ý nghĩa của cây thập tự giá là gì? Đối với những ai tin Chúa thì thiên đàng là nơi ở của những người công chính / anh trộm lành là con người đầy tội lỗi, anh ta được công chính là do máu Chúa đã đổ ra mà anh là người thế gian đầu tiên được hưởng. Anh hưởng ơn này còn sớm hơn các thánh tổ phụ. Bởi Chúa chưa chết thì các thánh tổ phụ chưa ai được lên thiên đàng / nhưng hôm nay Chúa đã hứa, tất nhiên là anh trộm lành đã được. Thánh giá là một cái giá để hành hình người tử tội / cái giá ấy mang hình chữ thập nên gọi là thập giá. Đối với những người không có niềm tin thì đây là một cái chết ô nhục, ngu xuẩn./ nhưng đối với các tín hữu lại là biểu tượng của sự hy sinh hãm mình, là thập giá hằng ngày (Lc 9, 23). Thánh giá là biểu tượng của niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh.
10. Ý nghĩa của chữ INRI là gì? Là “Jesus Nazaret, Vua dân Israel ”. ( Iēsus Nazarēnus, Rēx Iūdaeōrum ), Đây có thể là một câu cười nhạo, nhưng nó lại là một câu tuyên xưng của quan Philatô mang tính lịch sử .
 
11. Chúa Giêsu đã cho chúng ta món quà gì? Món quà quý giá nhất mà Chúa Giêsu, cho mỗi người chúng ta là chính mạng sống của Người : không có tình yêu nào quý hơn người thí mạng sống của mình vì bạn hữu (Ga 15, 13).
 
12. Vì sao Chúa Giêsu lại là vua? Sư tử là vua của loài vật, con người là vua của muôn loài trên thế gian. Trong lãnh vực xã hội, người ta dùng tiếng vua để dành cho một ông trùm trong một lãnh vực. Ví dụ vua dầu lửa/ vua kim cương/ ông vua thép / ông vua xe hơi / ông vua nhạc Rock…./ nhưng chức vua của Chúa Giêsu lại hoàn toàn khác. Vì Chúa Giêsu là một con người hoàn hảo, Ngài cao thượng nhất, thông minh nhất, thánh thiện nhất, quyền năng nhất. Nhờ đó mà Chúa Giêsu có một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu / nhờ cái chết mà Chúa Giêsu được siêu tôn. Ngài là vua trên các vua, Chúa trên các Chúa / mọi đầu gối đều phải quỳ lạy, mọi môi miệng đều phải tuyên xưng Đức Kitô là Chúa / để cùng tôn vinh Thiên Chúa Cha.
 
13. Chúa Giêsu là vua, Ngài có 3 danh hiệu, 3 danh hiệu đó là gì? 
 
a) Christus Vincit: Chúa Kitô toàn thắng; 
b) Christus Regnat: Chúa Kitô hiển trị; 
c) Christus Imperat: Chúa Kitô thống lĩnh. 
Chúa Giêsu chính là Alpha, và là Omega, là khởi đầu và là cùng đích, của toàn thể nhân loại và vũ trụ / của thiên đàng / của nước Thiên Chúa .
 
14. Chúa Giêsu muốn điều gì nơi chúng ta? Chúa không muốn chúng ta tin Chúa chỉ vì đã mục kích phép lạ / Chúa muốn chúng ta tin nhờ đã lắng nghe Tin mừng và gặp gỡ những chứng nhân sống động / là nhìn thấy những việc tốt đẹp mà các môn đệ Chúa hằng ngày vẫn làm. Từ đó chúng ta sẽ lựa chọn và dứt khoát đi theo Chúa. Bậc làm cha mẹ hãy chuyên cần học hỏi để có kiến thức về đạo ,đủ để huấn luyện cho con cái biết rằng: Chúa Giêsu đã yêu thương nên đã chết vì nhân loại chúng ta. Bổn phận tất cả chúng ta là phải nhận biết, tôn kính và yêu mến Ngài cùng với việc chúng ta luôn đối xử tốt với anh em chung quanh hầu làm sáng danh Thiên Chúa.**R
 
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA / KINH THÁNH EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 816
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  7
 Hôm nay:  1933
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11352237
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top