Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho bổn Đạo Mới-Bài số : 033

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 033

   ĐỀ TÀI  CHA MONG CON HÃY MAU QUAY VỀ .

          Thứ sáu , ngày 29 / MARCH / 2019

 

I.  BÁC ÁI  KITÔ GIÁO:
 
ĐỀ TÀI:    *KHÔNG QUÁ ĐAM MÊ CỦA CẢI VÀ DANH GIÁ .  (PHẦN II)
 
*BÁC ÁI LÀ KHÔNG QUY HƯỚNG VỀ MÌNH .
 
1. Người vị kỷ thường đi tìm những gì? Thánh Basiliô cả nói rằng: Người vị kỉ là người yêu mình quá đáng, chỉ tìm lợi cho chính mình, khiến cho người đó không còn lo gì cho vinh danh Chúa và những quyền lợi chính đáng của tha nhân.
2. Một ví dụ cụ thể, như thế nào? Những cây nan hay cây căm trong bánh xe đều tập trung về trục của nó, thì con người yêu mình cũng thế: Họ ưa nói đến việc mình làm, việc nào hay đều do sáng kiến của mình, công việc nào mang lại kết quả thì họ đều cho rằng do họ giúp làm mới được như vậy. Lỡ khi thất bại thì họ liền trở giọng là tại mình không chịu nghe lời bàn / mới vỡ lở ra như vậy.
3. Thánh Augustinô dạy thế nào? Vì quá yêu mình nên dẫn đến điều khinh Chúa. Chúa cao sang mà họ còn dám khinh, thử hỏi anh em đồng loại thì họ còn thèm đếm xỉa gì?
4. Thánh Giêgoriô thì dạy điều gì khác hơn? Tính vị kỉ làm cho con mắt nó bị quáng, cũng như cách nó manh mẽ đóng cửa lòng mình lại, một khi con mắt không còn thấy gì nữa, thì các nết xấu khác tha hồ mà xô lấn, ùa vào cõi lòng mê muội của nó như nước vỡ bờ. Một khi đã quá thiên vị về mình, thì lẽ đương nhiên sẽ đụng chạm, tác hại đến quyền lợi chính đáng của người khác.
5. Thánh Phaolô đã nhắc nhớ Timôthê như thế nào? Sẽ có những con người yêu riêng mình, đam mê, cao kỳ, kiêu ngạo, lộng ngôn, phạm thượng không vâng lời , hèn nhác và phạm tội ác. Sống không chút kềm hãm ,man rợ, thiếu nhân hậu, xấc xược, tự cao, ham lạc thú hơn Thiên Chúa. Bề ngoài trông họ có vẻ đạo đức, nhưng thật ra họ sống mâu thuẫn và dễ dàng chối bỏ đạo.
 
6. Tác giả sách Gương phúc đã nói thế nào về con người có tính tự ái? Tác giả dù có dịu giọng, vẫn lên án gắt gao: Kẻ yêu riêng mình, nó sẽ làm hại con hơn tất cả mọi thứ khác trên trần thế.
7. Muốn sống bác ái đúng mực thì con nên sống thế nào? Con phải ăn ở tử tế với mọi người, cần đề phòng tính tự ái, phải khinh miệt bản thân, phải nghĩ đến kẻ khác trước, nghĩ đến mình sau.
8. Trong công việc, chúng ta nên ứng xử thế nào? Chúng ta phải tỏ ra là người có công tâm, lo công ích trước tư lợi. Phần mình có bị thiệt về của cải, thời giờ, sức khỏe, thì cũng hãy vui chịu.
9. Thánh Bênêdictô dạy ta sống thế nào? Các phần tử trong một cộng đoàn phải liệu tiêu diệt tính ích kỷ, phải quên cá nhân mình đi, cốt sống làm sao cho cộng đoàn được tiến lên .
10. Thánh Toma muốn ta ghi lòng tạc dạ điều gì? Tự ái là nguồn gốc tội lỗi, là sản phẩm của sự dữ, rồi sẽ phạm đến tội khinh Chúa, như vậy thì loài người mà nó còn kể chi.
11. Lời căn dặn của một ông bố trong ngày lễ mở tay linh mục của cậu con trai: Hôm nay con là Linh Mục của Chúa, Cha xin tặng con 3 điều ước:
 
a) Lúc con chết, con đừng nợ ai xu nào. 
b) Lúc con chết, trong tay con cũng chẳng dư xu nào. 
c) Con cũng đừng vướng một đồng nợ nào, là tội lụy với Chúa.
 
Kết luận: Phúc thay giáo dân của một giáo xứ nào có được một linh mục không ham mê danh vọng, chẳng thiết gì đến tiền bạc như vị linh mục trên đây. **R
 
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:    CN  IV  /  MC  / C  
PHÚC ÂM:   Lc 15, 1-3.11-32  /         NGƯỜI CHA NHÂN TỪ .
"Em con đây đã chết mà nay lại sống."
 
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Lu-ca.
 
1 Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng. 2 Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: "Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng." 3 Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này:
11 "Một người kia có hai con trai. 12 Người con thứ nói với cha rằng: "Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng. Và người cha đã chia của cải cho hai con. 13 Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình.
14 "Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, 15 nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. 16 Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. 17 Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: "Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! 18 Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, 19 chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy. 20 Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha. “Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra, ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để”.
21 Bấy giờ người con nói rằng: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa.22 Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: "Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, 23 rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! 24 Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng.
25 "Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, 26 liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. 27 Người ấy trả lời: "Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì gặp lại cậu ấy mạnh khoẻ. 28 Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. 29 Cậu trả lời cha: "Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. 30 Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!
31 "Nhưng người cha nói với anh ta: "Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. 32 Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy."
      Đó là lời Chúa.
 
ĐỀ TÀI:      TÂM TÌNH CỦA  BA  CHA CON.
 
1. Ý nghĩa của câu chuyện dụ ngôn là gì? Người con phung phá hay là tấm lòng người cha. Dụ ngôn này là câu trả lời trực tiếp cho những lời bàn tán của bọn biệt phái khi thấy Chúa Giêsu thường đi lại, ăn uống với những kẻ tội lỗi.
2. Dụ ngôn trên đây bao gồm mấy phần? Có 2 phần: Phần I : nói lên lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa được diễn tả qua hình ảnh người cha trông chờ đứa con quay về. Khi cậu trở về thì ông rất vui mừng đón nhận nó. Phần thứ II: diễn tả sự phản đối của người con cả khi thấy cha cư xử độ lượng với em mình.
3. Tội của đứa con thứ trầm trọng như thế nào? Tội của người con thứ quả thật rất lớn, nó sử dụng đồng tiền mồ hôi nước mắt của cha mình trong các cuộc truy hoan trác táng mà không chút tiếc xót. Để rồi khi bị nghèo đói túng quẫn thì nó mới biết so sánh mình với thân phận một con heo.
4. Hình ảnh con heo nói lên điều gì? Con heo là hình ảnh xấu xa, nhờm tởm, bẩn thỉu, chăn heo quả là một nghề thật tồi tệ và đáng xấu hổ. Nói chung hình ảnh một người chăn heo là tột cùng của sự thảm hại. Như là cách mà một người bị loại ra khỏi cộng đồng dân Chúa, lẫn cộng đồng xã hội. Vì khi quá đói khát, anh con út đã thầm ước được ăn thứ cháo của heo, mà cũng chẳng được.
5. Thái độ người cha nói lên điều gì? Điều làm cho mọi người xúc động chính là tâm tình và thái độ của người cha, Phúc Âm kể rằng: Ngày ngày ông vẫn dõi mắt trông ngóng đứa con. Khi vừa thấy bong đứa con từ đàng xa, ông đã vội chạy ra, chứ không đợi nó vào nhà, ông đã ôm chầm lấy nó, hôn nồng nhiệt, phục hồi mọi giá trị nhân phẩm cho nó và mở tiệc mừng ngay .
6. Người con cả ứng xử thế nào? Anh con cả là hình ảnh một người con chí thú làm ăn, nhưng anh chẳng thương cha mình bao nhiêu. Tuy hằng ngày anh vẫn ở cạnh cha mình, nhưng lòng anh không gần gũi với cha. Do đó anh không thể nào đồng cảm với cha trong cách đối xử với đứa em khốn khổ của mình. Vì vậy khi thấy cha và em mình sum họp, thì anh không chút nào vui mừng mà chỉ muốn dừng lại ở cửa, không muốn vào.
7. Dụng ý của bài tin mừng là gì? Là Tin mừng cho những người muốn ăn năn trở lại, nhưng cũng là lời cảnh báo dành cho những người luôn tự hào rằng mình đang ở trong nhà cha. Thể xác thì đang ở bên cha nhưng lòng họ thì hoàn toàn xa cách.
 
8. Anh con út là người như thế nào? Anh chỉ là tay chơi cầu ba cẳng, kiểu tay chơi khập khiễng, cũng là một tay chơi không có căn, anh chính là tay chơi hèn nhác. Vì phải chi anh thương cha, nhớ gia đình mà quay về thì điểm của anh còn kha khá một chút . Đàng này anh quay về chỉ vì đói khát, chỉ vì cuộc sống không bằng một con heo. Cho nên anh đã mong được ăn cám heo mà cũng chẳng được. Vì hết đường binh nên anh phải đành quay về / rõ là thứ bất tài, mà còn …vô tướng.
9. Người cha tuyệt vời như thế nào? Ông quả là người cha tuyệt vời, đứa con quả thật xấu xa tồi tệ nhưng ông không có ý trách móc. Ông còn mỏi mòn chờ đợi nó mau quay về. Ông vẫn ngóng trông, vẫn nuôi bê béo, và khi vừa trông thấy nó tự đàng xa, một đứa con rách nát, tiều tụy, hôi hám thì ông đã vội chạy ra, ôm choàng lấy nó mà hôn vì thương, vì mừng. Ông đã tha thứ cho nó từ lâu nên cũng không cần nghe những câu lải nhãi của nó. Ông liền phục hồi địa vị cho nó và truyền mở tiệc ăn mừng như là nó vừa được sống lại.
10. Tính khí của người con cả như thế nào? Bản chất của anh là siêng năng cần cù, luôn hết mình với cha, nhưng tính anh lại tự ti, ích kỷ. Anh là con trưởng nhưng lại thích sống theo kiểu một anh tôi tớ, một tên nô lệ / mà không chịu ý thức rằng: Mình là đứa con thừa kế, và mình cũng sẽ là chủ gia tài của cha, anh tự ví mình như một kẻ làm công và sống khép kín như người xa lạ. Vì không nhận mình là con, nên anh cũng chẳng có chút tâm tình thương nhớ đứa em khốn khổ của mình. Anh đã không chia sẻ niềm vui với cha thì chớ , lại còn đối xử hằn học với đứa em khốn khổ của mình.
11. Đám biệt phái đã hiểu như thế nào? Họ hiểu rằng: Chúa đang nhắm tới họ, vì người cha ở đây chính là Thiên Chúa. Đứa em út là những người thu thuế, những gái giang hồ, những kẻ tội lỗi, mà họ thấy Chúa vẫn thường giao lưu, ăn uống. Cậu con cả chính là đám biệt phái, luật sĩ, là chính họ, thường lấy làm chướng tai gai mắt khi thấy Chúa giao lưu với bọn người này. Chúa muốn cảnh báo họ rằng: Tuy họ có vẻ ngoài đạo đức, đọc kinh nhiều, ăn chay lắm, nhưng lại thiếu tấm lòng nhân ái, thiếu tình yêu thương, là thiếu những thứ mà Thiên Chúa vẫn nói: Ta muốn lòng nhân nghĩa chứ không chuộng của lễ chiên bò.
12. Chúng ta thì hiểu như thế nào? Đã bao lần chúng ta đọc, chúng ta nghe về dụ ngôn này, chúng ta vẫn tự hào là con chiên ngoan đạo. Vậy chúng ta có dám so sánh gương mặt của mình với hình ảnh cậu cả không ? Nhiều người trong chúng ta vẫn thích lên án, đòi ném đá những người ngoại tình, những kẻ tội lỗi / không thiếu những người tự cho mình là ngươi đạo đức, rồi đi đối xử khắt khe với những kẻ tội lỗi, cũng có khi chúng ta nhân danh sự thánh thiện của Chúa , để đòi xử phạt kẻ có tội.
13. Giáo huấn của Chúa muốn dạy ta điều gì? Chúng ta vẫn có thói quen sống ngược lại với tinh thần của Chúa. Chúa đến để tỏ lòng nhân từ, khoan dung. Hôm nay Chúa muốn nói đến những kẻ thiếu tình huynh đệ như chúng ta. Vì lòng chúng ta ra chai đá không hề biết cảm thông với nỗi khổ của người khác, mà cũng khẳng biết chia sẻ niềm vui với Chúa khi thấy những đứa con hư hỏng, tội lỗi biết tìm đường trở về.
14. Thái độ phải có của chúng ta là gì? Trong chúng ta ai cũng là những kẻ tội lỗi đáng thương. Hãy mau chỗi dậy trở về cùng Chúa, đồng thời chúng ta cũng hãy học cách tỏ thái độ khoan dung đối với những kẻ lầm đường, lạc lối. như tâm tình của Chúa trong câu chuyện dụ ngôn hôm nay.
 
15. Tại sao người cha không đi tìm con mình? Người cha không đi tìm đứa con như người chăn chiên đi tìm con chiên lạc. Bởi lẽ đứa con đã dùng sự tự do để quyết định ra đi, hơn nữa nó muốn lấy phần vốn để đi làm ăn xa, và người cha đã tôn trọng quyết định đó, ông chỉ mong con mình khôn lớn thành người, hay ít ra nó cũng có chút kinh nghiệm sống, để sau này nó biết quý trọng đồng tiền mồ hôi nước mắt do nó làm ra / ông rất thương con, nhưng không thể thương theo kiểu nhốt chim trong lồng.
16. Đích nhắm của người cha là gì? Người cha thương cả con út, lẫn con cả, nhưng người con cả vẫn là đích nhắm của người cha. Nhìn người con út là đứa con đi hoang, nhưng nó lại biết sớm nhận ra sự sai trái của mình mà quay về. Bởi thế Chúa Giêsu mới nói: Bọn thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông. Người con cả thì hiếu thảo, vâng phục cha từng li từng tí, anh không đi hoang, không ăn chơi, chỉ chăm làm nhưng tâm tình anh ta chỉ là ích kỷ. Bởi anh chỉ thấy cha mình nhu nhược chứ không phải là nhân từ / nhân từ, bao dung đến độ đã gây ra bất công cho anh.
17. Tâm tình của anh con cả ra sao? Dành bê béo để đãi tiệc một đứa con hoang đàng. Trong khi anh chu toàn từng li, từng tí thì một con dê nhỏ cũng không có. Vì thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm cho nên anh không thể vui với cha, càng không thể mừng với đứa em, cho nên anh muốn đứng ngoài cuộc vui nầy .
18. Lý do người cha mừng là gì? Là đứa con còn sống quay về, bởi trên đời này không có gì quý hơn đứa con, cũng không tiền bạc nào có thể mua được mạng sống / cho nên người cha vui mừng là phải rồi .
19. Hai anh em có gì giống nhau? Cả hai đều không muốn ở trong nhà cha, Cha có mọi thứ, nhưng người con út lại muốn ra đi, lại muốn ăn cám heo thay vì ăn cơm. Người con cả thay vì làm đứa con thừa tự, thì anh lại muốn sắm vai một người tôi tớ, gia đình yên vui hạnh phúc, các anh lại không thích, chỉ thích làm theo ý mình, rốt cuộc không ở đâu có hạnh phúc thật , ngoại trừ ở trong nhà cha của mình.
20. Hai người con cần phải làm gì? Trở về nhà , trở vô nhà cha mình, sám hối chính là trở về với cha, sám hối là trở về với tình yêu với niềm vui sống, nhưng muốn trở về, đâu phải chuyện dễ. Bởi muốn trở về thì phải biết là mình đã đi nhầm đường, phải dẹp bỏ mọi tự ái mới có thể quay về, phải dẹp bỏ tính ích kỷ, mới có thể bước vào nhà, phải khiêm tốn mới có thể gặp lại cha và các tôi tớ trong nhà. Vì nó sẽ xấu hổ lắm đó .
21. Hạnh phúc nhất của chúng ta là gì? Là nhận ra mình bất trung, tội lỗi, nhưng vẫn được cha mình yêu thương, trông ngóng, tha thứ / ta hãy vui mừng và hãy giơ tay ra để đón nhận những đứa em khốn khổ đang quay trở về . **R
      
KBX / GIUSE LUCA / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS 
 

Trở lại      In      Số lần xem: 1118
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  12
 Hôm nay:  1004
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11351308
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top